Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ẢNH HƯỞNG của các mức độ đạm TRONG KHẨU PHẦN NUÔI úm gà SAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM TRONG
KHẨU PHẦN NUÔI ÚM GÀ SAO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM TRONG
KHẨU PHẦN NUÔI ÚM GÀ SAO

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Cần Thơ, 2011

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Thu Sương
MSSV: LT09057
Lớp: CNTY K35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
--------o0o--------

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM TRONG
KHẨU PHẦN NUÔI ÚM GÀ SAO
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Sương, MSSV: LT09057
Thời gian: từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011.
Địa điểm: trại chăn nuôi Bà Bộ 474C/18 khu vực Bình An, phường Long
Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày16 tháng 05 năm 2011
Duyệt của Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Duyệt của Bộ môn

Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp &SHƯD

-i-



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Sương

- ii -


LỜI CẢM TẠ
Kính thưa quý Thầy cô, Cha mẹ, cùng tất cả các bạn!
Trải qua chương trình đào tạo gần 1,5 năm tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã
tích lũy được nhiều kiến thức cho mình. Ngoài sự nổ lực của bản thân còn nhờ
vào sự tận tình dìu dắt, giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Nhân đây tôi
muốn gửi những lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
 Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, yêu thương và luôn luôn động viên
tôi cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.
 Quý thầy cô thuộc Bộ môn Chăn nuôi, cùng tất cả quý thầy cô khác đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt những
năm học qua.
 Cô Nguyễn Thị Kim Đông đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
 Cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

 Các anh, chị và bạn bè tôi làm việc ở trại chăn nuôi Bà Bộ đã đồng hành
và chia sẻ những khó khăn với tôi.
Tuy rời trường xa thầy cô và bạn bè, nhưng sẽ còn mãi trong tôi những tình
cảm và kỷ niệm tốt đẹp nhất mà quý thầy cô, bạn bè đã dành cho tôi.
Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức khỏe và
đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong đời sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Sương

- iii -


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các mức độ đạm trong khẩu phần nuôi úm gà Sao”
được thực hiện tại trại chăn nuôi Bà Bộ 474C/18 khu vực Bình An, phường Long
Hòa, thành phố Cần Thơ vào đầu năm 2011. Thí nghiệm được thực hiện trên 270
gà Sao giai đoạn từ 1 đến 28 ngày tuổi. Gà thí nghiệm được bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 khẩu phần thí nghiệm là
ba loại thức ăn hỗn hợp có 3 mức độ đạm khác nhau (20% CP, 21%CP, 22%CP)
với các mức năng lượng (2850 kcal/kg, 2900 kcal/kg và 2700 kcal/kg) và 3 lần lặp
lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm có 30 gà Sao con ở một ngày tuổi. Gà thí nghiệm
được nuôi theo phương thức an toàn sinh học để kiểm soát dịch bệnh. Gà thí
nghiệm được cho ăn tự do.
Kết quả thí nghiệm đạt được về tăng trọng hàng ngày trong các nghiệm thức thí
nghiệm: 8,10; 8,96; 9,18 g/con/ngày (P<0,05); tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức
thí nghiệm: 16,4; 14,6; 13,27 g/con/ngày (P>0,05) và hệ số chuyển hóa thức ăn ở
các nghiệm thức: 1,8; 1,45; 1,29 (P<0,05) tương ứng cho các nghiệm thức 20, 21,
22% protein. Khẩu phần 22% protein có tiêu tốn thức ăn thấp, hệ số chuyển hóa
thức ăn thấp và tăng trọng hàng ngày cao hơn các khẩu phần protein còn lại.


- iv -


MỤC LỤC
Trang
TRANG DUYỆT .....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ iii
TÓM LƯỢC...........................................................................................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ........................................................................x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................2
2.1. NHỮNG KHÍA CẠNH KINH TẾ, THỊ TRƯỜNG CỦA CHĂN NUÔI GIA
CẦM Ở VIỆT NAM................................................................................................2
2.2. SƠ LƯỢC MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GÀ SAO........................3
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI ÚM ...................................................................4
2.4. KỸ THUẬT NUÔI ÚM GÀ SAO ....................................................................5
2.4.1. Chuồng trại ..............................................................................................5
2.4.1.1 Lợi ích của chuồng trại ...............................................................6
2.4.1.2 Thiết kế chuồng nuôi ..................................................................6
2.4.1.3 Các kiểu chuồng nuôi dưỡng.......................................................6
2.4.1.4 Vị trí xây dựng chuồng trại .........................................................7
2.4.1.5 Yêu cầu của việc xây dựng chuồng trại .......................................7
2.4.1.6 Hướng chuồng ............................................................................8
2.4.2. Dụng cụ chăn nuôi ..................................................................................8
2.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu ...................................................11

2.4.3.1 Nhiệt độ ....................................................................................11
2.4.3.2 Ẩm độ.......................................................................................12
2.4.3.3 Mật độ ......................................................................................13
2.4.3.4 Thông thoáng khí và lượng khí độc trong chuồng nuôi .............13
-v-


2.4.3.5 Độ bụi trong chuồng nuôi .........................................................15
2.4.4. Ánh sáng và chương trình chiếu sáng....................................................15
2.4.5. Thức ăn và dinh dưỡng .........................................................................18
2.4.5.1 Vai trò và nhu cầu Protein đối với gà ........................................18
2.4.5.2 Vai trò và nhu cầu năng lượng đối với gà.................................. 19
2.4.5.3 Mối tương quan giữa năng lượng và protein .............................20
2.4.5.4 Vai trò và nhu cầu khoáng đối với gà........................................20
2.4.5.5 Vai trò và nhu cầu chất béo đối với gà ......................................21
2.4.5.6 Vai trò và nhu cầu vitamin đối với gà .......................................22
2.4.5.7 Vai trò, nhu cầu và kỹ thuật xử lý nước uống đối với gà ...........23
2.4.6. Cách chọn gà con..................................................................................25
2.4.7. Phương pháp úm gà ..............................................................................26
2.4.8. Cắt mỏ gà..............................................................................................27
2.4.9. Cắt cánh gà ...........................................................................................27
2.4.10. Quy trình phòng bệnh .........................................................................27
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................31
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .....................................................................31
3.1.1. Thời gian thí nghiệm.............................................................................31
3.1.2. Địa điểm thí nghiệm..............................................................................31
3.1.3. Đối tượng thí nghiệm ............................................................................31
3.1.4. Chuồng trại ...........................................................................................31
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm...............................................................................32
3.1.5.1 Máng ăn....................................................................................32

3.1.5.2 Máng uống................................................................................32
3.1.5.3 Hệ thống đèn úm.......................................................................32
3.1.5.4 Các dụng cụ khác......................................................................32
3.1.5.5 Thức ăn.....................................................................................32
3.1.5.6 Nước uống ................................................................................33
3.1.5.7 Thuốc thú y...............................................................................33
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................................................33
- vi -


3.2.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................33
3.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Sao từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi .. 34
3.2.3. Quy trình phòng bệnh ...........................................................................36
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................36
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................37
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................38
4.1. TIÊU TỐN THỨC ĂN ..................................................................................38
4.2. LƯỢNG DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ ............................................................40
4.3. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ...............................................................41
4.4. TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN.....................................................................42
4.5. TĂNG TRỌNG ..............................................................................................44
4.6. TỶ LỆ HAO HỤT ..........................................................................................46
Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ........................................................................47
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................47
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................48

- vii -



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADF

Xơ acid

Ca

Calci

CP

Protein thô

CP20

Khẩu phần có 20% protein

CP21

Khẩu phần có 21% protein

CP22

Khẩu phần có 22% protein

DM

Vật chất khô

EE


Béo thô

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KHKT

Khoa học kinh tế

KP

Khẩu phần

ME

Năng lượng trao đổi

MN

Mới nở

NDF

Xơ trung tính


NLTĐ

Năng lượng trao đổi

NT

Nghiệm thức

OM

Vật chất hữu cơ

P

Phosphore

P

Xác suất

P

Trọng lượng

SE

Sai số chuẩn

TB


Trung bình

T

Tiêu tốn



Thức ăn

TLBQ

Trọng lượng bình quân

TT

Tăng trọng

TTKNQG

Trung tâm khuyến nông quốc gia

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn
- viii -


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Một số đặc điểm sản xuất của gà Sao.......................................................4
Bảng 2.2: Nhu cầu kỹ thuật chuồng nuôi úm gà Sao ..............................................10
Bảng 2.3: Nhiệt độ thích hợp cho gà Sao ...............................................................11
Bảng 2.4: Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi .................................................17
Bảng 2.5: Tỷ lệ giữa nước uống được và thức ăn tiếp nhận được ở gà ...................24
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu chất lượng nước uống....................................................25
Bảng 2.7: Quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho gà .............................................30
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và dưỡng chất của 3 KP thức ăn thí nghiệm ..........34
Bảng 4.1: TTTĂ (g/con/ngày) của gà Sao nuôi úm từ 1 đến 4 tuần tuổi.................38
Bảng 4.2: Lượng dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà thí nghiệm từ 1 đến 4
tuần tuổi ................................................................................................................40
Bảng 4.3: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao nuôi úm từ 1 đến 4 tuần tuổi .......41
Bảng 4.4: Trọng lượng (g/con) của gà Sao qua các tuần tuổi .................................42
Bảng 4.5: Tăng trọng (g/con/ngày) của gà Sao nuôi úm từ 1 đến 4 tuần tuổi .........44
Bảng 4.6: Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm giai đoạn từ 0 – 4 tuần tuổi ..................46

- ix -


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Gà Sao 1 ngày tuổi...................................................................................3
Hình 2.2: Gà Sao trưởng thành ................................................................................3
Hình 2.3: Giàn lạnh đặt đầu trại.............................................................................10
Hình 2.4: Quạt hút đặt cuối trại .............................................................................10
Hình 3.1: Gà con 1 ngày tuổi đang tập ăn trong thí nghiệm ...................................32
Hình 3.2: Cân thức ăn trước khi cho gà con ăn ......................................................35
Hình 4.1: Gà Sao con sinh trưởng lúc 7 ngày tuổi và 14 ngày tuổi.........................44
Hình 4.2: Gà Sao con sinh trưởng lúc 21 ngày tuổi và 28 ngày tuổi.......................45

Biểu đồ 4.1: Tiêu tốn thức ăn hàng tuần của gà thí nghiệm....................................38
Biểu đồ 4.2: Hệ số chuyển hóa thức ăn hàng tuần của gà thí nghiệm .....................41
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng của gà Sao qua các tuần tuổi .........................................43
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng hàng tuần của gà thí nghiệm ............................................44
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm giai đoạn từ 1 – 4 tuần tuổi ..............46

-x-


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta không ngừng
phát triển, với nhiều mô hình chăn nuôi trên những giống gà khác nhau, đặc biệt ở
Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi gà Sao.
Gà Sao có sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, có thể
nuôi nhốt hoặc thả vườn, thịt thơm ngon (Phùng Đức Tiến, 2006). Mặt khác giá cả
trên thị trường của gà Sao hàng năm thay đổi không nhiều và chênh lệch khá cao
so với các loại gia cầm thông thường khác.
Tuy nhiên, hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long chăn nuôi gà Sao chỉ mới bắt
đầu chăn nuôi gia đình với quy mô nhỏ và một số ít trại ở Tiền Giang. Bên cạnh
đó, mặc dù gà Sao là loài gia cầm có nhiều ưu điểm như đã nêu trên nhưng trong
chăn nuôi tập trung thì gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã (Phùng
Đức Tiến, 2006), một trong số đó là tập tính nuôi con không giỏi của gà Sao mái.
Gà Sao con không được chăm sóc chu đáo nên tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi của
gà Sao con vẫn còn khá cao, đây là một trong những vấn đề góp phần làm cho
hiệu quả chăn nuôi gà Sao bị hạn chế, đồng thời không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm ngày một cao của thị trường.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà Sao bằng cách nuôi úm tách
mẹ ngay từ khi mới nở và áp dụng cách úm gà theo phương pháp chăn nuôi tập
trung, được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi – Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh

hưởng của các mức độ đạm trong khẩu phần nuôi úm gà Sao” tại phường Long
Hòa, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra mức protein khẩu phần thích hợp cho giai đoạn
nuôi úm gà Sao để từ đó khuyến cáo và từng bước áp dụng biện pháp chuyển đổi
sang chăn nuôi gà Sao tập trung với số lượng lớn và được kiểm soát, đảm bảo sản
xuất thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

1


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG KHÍA CẠNH KINH TẾ, THỊ TRƯỜNG CỦA CHĂN NUÔI
GIA CẦM Ở VIỆT NAM
Sự cân đối giữa số lượng và chất lượng các sản phẩm gia cầm. Thông thường
những giống gà có năng suất cao thì chất lượng thịt kém hơn các giống có năng
suất kém. Song điều đó không phải luôn đúng, vì nó còn phụ thuộc theo thiên
hướng chọn lọc của con người, phụ thuộc vào kiểu chế biến và tiêu thụ sản phẩm
gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2003).
Sự phát triển đa dạng các giống gia cầm: giữa các giống gia cầm thì giống công
nghiệp năng suất rất cao, sức đề kháng bệnh rất kém và ngược lại thì giống gia
cầm nội địa năng suất tuy thấp nhưng sức đề kháng bệnh tật lại rất cao thích nghi
tốt với điều kiện tự nhiên của nước ta, dễ nuôi trong các mô hình chăn nuôi ở nông
hộ (Dương Thanh Liêm, 2003).
Sự cân đối giữa quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ với quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng
cơ khí hóa tự động hóa cao độ. Chăn nuôi quy mô nhỏ, đàn gà bị phân tán ít bị ô
nhiễm, ngược lại quy mô chăn nuôi lớn rất dễ bị ô nhiễm môi trường do chất thải
của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2003).
Nên có sự cân đối giữa sản phẩm protein thịt trứng gia cầm với các loại protein
khác. Xu hướng của thế giới trong tiêu thụ protein, người ta chuyển dần sang loại
thực phẩm an toàn có tác dụng phòng chống bệnh tật. Trứng gia cầm với phương

thức chăn nuôi công nghiệp như trước đây dễ đưa đến hàm lượng cholesteron cao,
các hóa chất kháng sinh, các kích thích tố tích tụ trong sản phẩm nhiều có hại cho
sức khỏe con người, do đó họ giảm bớt tiêu thụ chuyển sang tiêu thụ protein của
cá tốt hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Chăn nuôi gia cầm là một bộ phận trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam. Nó làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất, nếu chúng ta biết kết
hợp tố giữa chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản một cách khéo léo (Dương
Thanh Liêm, 2003).
Có bốn định hướng phát triển cho chăn nuôi gà ở Việt Nam (Dương Thanh Liêm,
2003).
Nuôi thâm canh công nghiệp trong chuồng giành để nuôi các giống gà công
nghiệp như: Giống gà chuyên trứng: gà Logo, gà Hisex Brown, gà ISA Brown, gà
Goldline – 54,…Gà thịt: gà Cornish, gà AA, gà Hybro, gà Ross (Bùi Xuân Mến,
2007).

2


Nuôi bán công nghiệp có vườn chăn thả với các giống: gà Tam Hoàng, gà Lương
Phượng, gà Ai Cập… (Bùi Xuân Mến, 2007).
Nuôi thả vườn quảng canh, chủ yếu là các giống gà nội địa năng suất thấp: gà ta,
gà Tàu Vàng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Nuôi theo yêu cầu khách hàng như: gà Ác, gà Tre, gà Chọi, gà Sao… (Bùi Xuân
Mến, 2007).
2.2. SƠ LƯỢC MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GÀ SAO
Gà Sao (Guinea Fowl) có tên khoa học là Numida melagis là động vật hoang dã có
tiềm năng phát triển trong điều kiện thức ăn có nhiều xơ, có phẩm chất thịt, trứng
đặc biệt thơm ngon, thịt săn chắc, ích tích lũy mỡ và có hương vị giống như thịt
các loài chim (Phùng Đức Tiến et al, 2006). Gà Sao có nhiều tên gọi như: gà Nhật,
gà Phi, gà Lôi, chim Trĩ Châu Phi. Gà Sao có đặc điểm ngoại hình có bộ lông xám

đen, trên phiến lông điểm nhiều những chấm trắng tròn.

Hình 2.1: Gà Sao 1 ngày tuổi

Hình 2.2: Gà Sao trưởng thành
(Nguồn: )

Gà Sao có nhiều ưu điểm như: sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều
vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Đặc biệt gà Sao không mắc các
bệnh như: Marek, Gumboro, Leucois, do vậy mà gà Sao không phải tiêm Marek
hay Gumboro và hiếm khi phải dùng kháng sinh. Những bệnh mà trong giai đoạn
sinh sản những giống gà khác hay mắc như: Mycoplasma, Salmonella thì ở gà Sao
chưa thấy.
Gà Sao có tỉ lệ nuôi sống cao 96,6 – 100%. Năng suất trứng/mái/23 tuần đẻ: 85,73
– 113,9 trứng. Khả năng cho thịt đến 12 tuần tuổi 1415 – 1891g. Gà Sao có phẩm
chất thịt trứng đặc biệt thơm ngon, giá bán thường cao hơn các loại gia cầm khác
(Phùng Đức Tiến et al, 2006).

3


Bảng 2.1: Một số đặc điểm sản xuất của gà Sao

Số lượng trứng/ năm

100

Trọng lượng trứng (g)

40 – 45


Khả năng sinh sản (trứng)

75 – 80

Trọng lượng trứng/trọng lượng cơ thể (%)

2,8

Trọng lượng cơ thể (kg)

1,6 – 1,7

Tuổi trưởng thành sinh sản (ngày)

186

Thời gian ấp (ngày)

26 – 28

Trọng lượng một ngày tuổi (g)

24,62

(Nguồn: Fani et al. (2004))

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI ÚM
Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng: yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nuôi gà
có những lứa tuổi khác nhau dễ sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp

và tiêu hóa. Nuôi theo phương pháp này gà con hoàn toàn không được thả ra
ngoài. Phương pháp này có những ưu điểm như: có khả năng cơ giới hóa các quá
trình làm việc làm giảm nhiều sức lao động, quan sát đàn gà dễ dàng hơn, nó cho
phép tìm ra những con bệnh một cách nhanh chóng và áp dụng các phương pháp
phòng ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả, gà con ít chết, lớn đồng đều, ít gặp sự
rủi ro (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Những nguyên liệu được dùng làm chất độn chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu
sau: rẻ và nhẹ khi vận chuyển khô và không bị nấm mốc, có khả năng hút ẩm, có
khả năng cách nhiệt tốt, không tỏa thành bụi. Chất độn chuồng có nhiều loại có thể
sử dụng được như: dâm bào, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu. Mỗi loại chất độn này có
khả năng hút ẩm khác nhau, tùy điều kiện nguyên liệu sẵn có ở từng nơi mà chúng
ta chọn chất độn chuồng. Người ta có thể nuôi gà con trên lớp độn chuồng thay
đổi hoặc lớp độn chuồng không thay đổi (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Lớp độn chuồng thay đổi dày 5 cm. Trong thời gian nuôi có thể thay đổi vài lần
hay thay đổi hàng tuần. Sự thay đổi như tuy có sạch sẽ, tránh được bệnh tật nhưng
cũng có nhược điểm: sự cách nhiệt của nền chuồng không được đảm bảo, tốn
nguyên liệu độn chuồng, tốn nhiều sức lao động (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Lớp độn chuồng không thay đổi: gà con được nuôi trên lớp độn chuồng không
thay đổi lần nào trong suốt quá trình nuôi như vậy tiết kiệm được sức lao động.
Lớp độn dày 20 – 30 cm, bảo đảm cách nhiệt tốt. Trong thời gian nuôi thường
xuyên xới lật chất độn để phân trộn lẫn với chất độn chuồng mà không vón thành

4


cục lớn, nhờ vậy mà lớp độn chuồng vẫn khô và ký sinh trùng không nảy nở được
(Lã Thị Thu Minh, 2000).
Nuôi trong lồng: nuôi gà con trên lồng thì sau đó khi kết thúc quá trình nuôi úm gà
vẫn nên tiếp tục nuôi lồng vì nếu chuyển sang phương thức nuôi khác sẽ dễ gây ra
cho gà những thay đổi đột ngột như vậy tỉ lệ hao hụt sẽ cao hơn. Nếu so sánh với

cách nuôi thâm canh trên nền chúng ta thấy nó có một vài ưu điểm như sau: cho
phép lợi dụng diện tích chuồng một cách cao nhất nên nuôi lồng tầng, lấy phân ra
thường xuyên làm giảm bệnh truyền nhiễm, có thể nuôi gà có những lứa tuổi khác
nhau, có khả năng theo dõi tốt hơn, nếu gà có bệnh loại thải kịp thời, ít gặp rủi ro
trong chăn nuôi hơn. Tuy vậy, nó cũng có những nhược điểm sau: phải đầu tư
nhiều tiền, phải sưởi ấm và thông khí đầy đủ, gặp nhiều khó khăn trong điều khiển
kỹ thuật (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Nuôi kết hợp: nuôi kết hợp giữa nuôi trong lồng với nuôi trên nền chuồng nhằm
mục đích lợi dụng các ưu điểm của hai phương pháp nuôi trên. Thường gà con
trong lồng cho đến 3 tuần tuổi. Tuần tuổi thứ 4 chuyển sang phương pháp nuôi
trên nền chuồng vì lúc này dễ thích nghi hơn (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Tuy nhiên, khi chọn bất kỳ phương pháp nào nuôi ta cũng phải quan tâm đến
những vấn đề sau:
Tình hình trang thiết bị của cơ sở.
Vốn đầu tư của cơ sở.
Điều kiện khí hậu của địa phương (Đào Đức Long, Trần Long, 1995).
2.4. KỸ THUẬT NUÔI ÚM GÀ SAO
2.4.1. Chuồng trại
Khí hậu thời tiết nước ta, nắng nóng vào mùa hè, gió rét vào mùa đông. Ngoài ra
do đặc tính sinh lý của gà không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, mặc
dù một số giống địa phương rất thích nghi với điều kiện chăn thả tự nhiên, nhưng
thiếu chuồng trại hợp quy cách thì chăn nuôi gà không đạt năng suất cao. Vì vậy,
xây dựng chuồng trại cho gia cầm là điều rất cần thiết và không thể thiếu trong
chăn nuôi gia cầm (Lê Minh Hoàng, 2002).
Chuồng trại không những chỉ nhốt gà, cho gà ăn uống, mà còn phân đàn gà theo
lứa tuổi, nuôi giống và nuôi giết thịt riêng, theo dõi nâng cao chất lượng giống.
Chuồng là nhà của đàn gà nên cần đảm bảo các yếu tố sinh thái về thông thoáng
khí, nhiệt độ, ẩm độ…cho gà sinh sống khỏe mạnh, mau lớn, đẻ nhiều (Lê Minh
Hoàng, 2002).


5


Chuồng trại đóng một vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất
nuôi, chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ giúp gà mau lớn, ít bệnh tật, tỷ
lệ tiêu tốn thức ăn giảm, quản lý được đầu con, do đó chuồng trại rất ích lợi cho
việc chăn nuôi (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
2.4.1.1 Lợi ích của chuồng trại
Khi úm gà con, tạo điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi ấm áp, không khí
thông thoáng, giúp cho gà sinh trưởng tốt và có sức chống đỡ bệnh tật từ môi
trường.
Đối với gà thịt đang sinh trưởng, chuồng giúp hạn chế sự vận động và tiêu hóa
năng lượng của gà, giúp chúng tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn.
Hạn chế sự tiếp xúc của gà với nơi dơ bẩn, tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại và
các loại kí sinh trùng.
Chuồng trại thiết kế đúng tiêu chuẩn giúp gà đẻ có sản lượng trứng cao, tỷ lệ sống
cao và tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn cao (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.4.1.2 Thiết kế chuồng nuôi
Khi nói về kiểu chuồng nuôi gà thì có rất nhiều kiểu chuồng làm bằng nhiều loại
nguyên liệu khác nhau sẵn có ở mỗi địa phương (Lê Thanh Hải và ctv, 1995).
Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,5 m. Lồng úm để đứng
trên chân cao 0,4 m hoặc cách nền 0,1 m, đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước
cỡ 1 cm2, xung quanh lồng úm đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1
ngày tuổi đến 1 tuần tuổi là 100 con/m2, từ 1 – 2 tuần tuổi là 50 con/m2, từ 3 – 5
tuần tuổi là 25 con/m2 (Theo KHKT Nông nghiệp – Ngày 24/5/ 2006).
Phòng úm: nên chọn phòng kín úm, không có gió lùa, được vệ sinh sát trùng sạch
sẽ.
Quây úm: thường làm bằng cót ép, quây có hình tròn, chiều cao quây 40 – 50 cm,
mỗi quây có đường kính 3 m úm được 500 con. Chú ý: về mùa đông quây úm
được che kín bằng bạt, có chỗ thoát khí. Nền chuồng: rải trấu sạch, khô. Mùa hè

độ dày của trấu là 5 – 7 cm, mùa đông là 10 – 15cm
(TTKNQG, ).
2.4.1.3 Các kiểu chuồng nuôi dưỡng
Kiểu chuồng kín: xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, hoàn toàn dùng ánh sáng
điện, thông gió bằng quạt máy.

6


Kiểu chuồng nửa kín nửa hở: vừa có hệ thống quạt thông gió, vừa có cửa thông
gió tự nhiên, dùng ánh sáng điện là chủ yếu.
Kiểu chuồng hở hoàn toàn: thông gió tự nhiên và dùng ánh sáng tự nhiên hoàn
toàn.
Kiểu chuồng nhỏ, thô sơ nuôi ở các gia đình: nếu chuồng thông thường làm cách
mặt đất khoảng 0,5 m cho phân lọt xuống dưới, có thể cầu đậu, máng ăn treo bên
ngoài cho gà thò đầu ra ngoài ăn (Lã Thị Thu Minh, 2000).
2.4.1.4 Vị trí xây dựng chuồng trại
Chuồng trại nên tránh xa trục lộ giao thông, khu vực đông dân cư để tránh lây lan
dịch bệnh cho gà, tránh khu vực có nhiều tiếng ồn để giữ yên tĩnh cho đàn gà. Mặt
khác, tránh được sự ô nhiễm cho khu vực dân cư do chất thải của gia cầm gây nên.
Nền chuồng nên chọn vị trí cao và luôn khô ráo để tránh ẩm ướt bầu không khí
trong chuồng nuôi trong trường hợp nuôi thả dưới nền. Trong trường hợp nuôi
chuồng trên mặt ao kết hợp giữa nuôi gà và thả cá thì nên làm sạp nuôi gà cách
mặt ao tối thiểu từ 1,5 m trở lên để tránh hơi ẩm tích tụ trong chuồng. Trong
trường hợp làm chuồng sàn trên mặt đất thì mặt sàn cách mặt đất tối thiểu là 1 m
trở lên (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.4.1.5 Yêu cầu của việc xây dựng chuồng trại
Do đặc tính sinh học của gà, chuồng trại và khu vực nuôi phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
Trước lúc xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đất đai, nguồn

nước ở địa điểm xây dựng không bị nhiễm khuẩn, hóa chất. Vị trí chuồng nuôi nên
chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt
nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro, do lây nhiễm bệnh tật chồng chéo. Trại cũng
cần phải cách xa các đường vận chuyển gia cầm khác với khoảng cách nhất định.
Trại cần phải được bao quanh bằng tường, rào để tránh sự xâm nhập của người lạ
và các loại động vật hoang dã.
Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu bán chăn thả. Nửa ngoài không cần mái
che nhưng phải được quây kín bằng lưới tránh gà bay mất. Ngoài ra còn phải có
hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao nơi hẻo lánh, đồng
thời giúp cho gà Sao có thêm không gian sống, mặt khác còn là chỗ để cho gà Sao
tránh kẻ thù. Chuồng nuôi còn phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, chắc chắn vì gà Sao rất nghịch ngợm, rất
hay làm hỏng nền chuồng (Phùng Đức Tiến, 2006).

7


Chuồng trại phải đảm bảo nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh, phải thông
thoáng không ẩm ướt và quá dơ bẩn.
Nhiệt độ trong chuồng nuôi không được biến động lớn như tăng lên hoặc giảm
xuống đột ngột.
Chuồng trại phải thiết kế đúng kỹ thuật, đảm bảo độ thông thoáng để thoát nhanh
khí độc (Bùi Đức Lũng, 2003).
Tiện lợi cho việc chăm sóc, quản lý đàn gà, bố trí hợp lý mọi thiết bị để đạt hiệu
quả cao nhất (Lâm Minh Thuận, 2005).
2.4.1.6 Hướng chuồng
Việc chọn hướng chuồng trong chăn nuôi là công việc rất quan trọng, nếu chúng
ta chọn không đúng hướng không những làm xấu cảnh quan chuồng trại, việc vận
chuyển thức ăn mà còn ảnh hưởng tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi như: thiếu
ánh nắng vào chuồng, ánh nắng quá mạnh vào chuồng hoặc bị mưa tạt, gió lùa khi

gặp thời tiết bất lợi.
Hướng trục chuồng thích hợp nhất là Đông Bắc – Tây Nam, có mặt chuồng quay
hướng Đông Nam (Võ Văn Ninh, 2001).
2.4.2. Dụng cụ chăn nuôi
Máng ăn: thường là máng có hình chữ nhật, đối với gà con ở giữa có một trục trái
khế để gà không leo vào thức ăn, không đi phân dơ bẩn vào và cũng không làm
thức ăn rơi rớt ra ngoài. Nếu máng tròn tự động thì phải dễ dàng điều chỉnh cao
thấp, gờ máng phải trơn nhẵn khi gà ăn tránh được xây xát (Bùi Quang Toàn, Đào
Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980).
Theo Phùng Đức Tiến (2006) thì trong 2 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn
hoặc nhựa, với kích thước 2 x 60 x 80 cm cho 100 gà con.
Đối với gà lớn dùng máng ăn theo nhiều vị thế trong chuồng nuôi, nhưng phải
điều chỉnh độ cao thích hợp để gà dễ dàng đứng ăn (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
Đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và được ăn đều.
Cần cho ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu
để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn
cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ. Sau 3
tuần nên thay khay ăn bằng máng dài và phải gắn chắc chắn vì gà Sao rất nghịch
ngợm. Máng treo không phù hợp với gà Sao thì khi bay nhảy sẽ làm nghiêng
máng nên hay bị đổ thức ăn.

8


Giai đoạn gà giò lưu ý khoảng cách giữa 2 lần cho ăn. Kinh nghiệm cho thấy nên
đổ thức ăn khoảng 2/3 máng vào đầu buổi sáng và cuối ngày, giữ máng ăn rỗng
thức ăn vào giữa ngày. Việc cung cấp thức ăn vào cuối ngày là cần thiết, vừa để
cho gà không bị đói bụng vào ban đêm, lại còn kích thích sự thèm ăn và tính ngon
miệng vào ban ngày (Phùng Đức Tiến et al, 2006).
Máng uống: máng uống cho gà con thường sử dụng máng úp ngược, tránh được

bụi bặm rơi vào làm dơ nước uống (Nguyễn Huy Hoàng, 1999), ở tuần đầu có thể
sử dụng máng tròn loại 1 lít, 2 lít, hoặc 4 lít… loại 4 lít mỗi ngày dùng cho 50 con
gà. Trong chăn nuôi quy mô lớn, thường dùng loại máng uống tự động, máng
uống phải được bố trí đều trong chuồng sao cho gà không phải đi tìm xa quá 3 m.
Từ tuần thứ 2 trở đi có thể sử dụng máy uống dài tự động, cứ tính cho mỗi con gà
là 1,3 cm chiều dài (Bùi Quang Toàn, Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980).
Đối với gà giò, gà đẻ thường dùng máng uống ghép bằng nhôm dài thành hộp, có
2 loại máng uống, máng uống cố định và máng uống tự động chảy (Nguyễn Huy
Hoàng, 1999).
Chụp sưởi: chụp sưởi cho gà có nhiều loại khác nhau, có loại có bóng đèn sưởi
nhiệt bằng dây tóc vừa để sưởi ấm vừa để thắp sáng. Loại này có nhược điểm là
ánh sáng có cường khá mạnh mà sức nóng yếu, mỗi đèn 40W sưởi cho 50 gà con
là vừa. Còn nếu dùng bóng đèn hồng ngoại có công suất 200 – 300W là loại phát
sáng yếu, nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Mỗi đèn hồng ngoại úm được 100 con gà con
mới nở.
Ngoài ra ta có thể chụp sưởi bằng tia bức xạ (Phạm Tấn Nhã, 2010).
Ở những nơi không có điện có thể dùng lò ủ trấu (Phùng Đức Tiến, 2006), đèn
bão, đèn tỏa đăng hay bếp than củi, nhưng phải đề phòng cháy và tránh không cho
khói tỏa vào chuồng (Đào Đức Long, Trần Long, 1995).
Thiết bị chống nóng: biện pháp chống vô cùng quan trọng ở những vùng khí hậu
khắc nghiệt. Mái và tường của hệ thống chuồng phải có độ cách nhiệt lớn để cản
bức xạ nhiệt của ánh sáng mặt trời. Hệ thống quạt có tác dụng làm mát rất tốt khi
quạt ở độ cao trên gà khoảng 40 – 50 cm (Lâm Minh Thuận, 2005). Không nên đặt
quạt thổi từ trên trần xuống hoặc không để thổi trực tiếp vào gà vì tốc độ gió cao
làm gà dễ bị choáng do cơ thể mất nhiệt quá nhanh. Quạt đặt theo chiều gió và lắp
nối tiếp dọc theo chuồng. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hệ thống phun nước trên
mái cũng có tác dụng chống nóng tốt, vì nước trên mái bốc hơi sẽ làm mát chuồng
nuôi. Hệ thống phun sương trong chuồng là hệ thống chống nóng hiện đại sử dụng
nhiều ở vùng nhiệt đới, nước được phun thành những hạt rất nhỏ vào chuồng nuôi.
Phương pháp này làm tăng ẩm độ chuồng nuôi nên phải kết hợp với thông thoáng


9


tốt và nên sử dụng khi thời tiết quá nóng. Quạt đẩy và quạt hút không khí qua giàn
lạnh áp dụng cho hệ thống chuồng kín. Giàn lạnh là một giàn lưới có nước tràn
qua làm mát không khí trước khi thổi vào chuồng hoặc nước phun sương ở một
đầu chuồng và ở đầu chuồng đối diện thì lắp quạt hút. Không khí hút vào chuồng
được sương làm mát trước khi đưa vào chuồng với rèm che kín hai bên cạnh. Hai
hệ thống đạt hiệu quả chống nóng tốt, dễ lắp đặt nhưng giá cao nên chỉ áp dụng
nuôi gà đẻ năng suất cao hoặc gà giống hướng thịt.

Hình 2.3: Giàn lạnh đặt đầu trại

Hình 2.4: Quạt hút đặt cuối trại

Mành che: với kiểu chuồng thông thoáng khí tự nhiên cần có mành che để che
nắng, che mưa tạt hoặc gió lùa khi cần thiết. Mành che có thể làm bằng nguyên
liệu rẻ tiền. thiết kế linh hoạt dễ dàng kéo lên, thả xuống khi khí hậu bất thường
xảy ra, đặc biệt lưu ý khi gà dưới 1 tuần tuổi (Dương Thanh Liêm, 2003).
Những dụng cụ khác: khi úm gà cần có đủ dụng cụ nuôi để dùng riêng cho gà con,
không dùng chung với gà lớn. Những dụng cụ như: thau, xô, kim, chổi,…(Đào
Đức Long, Trần Long, 1995).
Bảng 2.2: Nhu cầu kỹ thuật chuồng nuôi úm gà Sao

Gà úm (con)

1000

Diện tích chuồng nuôi (m2)


80

Chụp sưởi nhân đạo (cái)

2

Máng ăn dài (m)

25

Khay thức ăn (cái)

10 – 15

Máng uống (m)

10

Máng uống tròn (cái)

10

(Nguồn: Phạm Tấn Nhã (2010))

10


2.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu
2.4.3.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường. Nó luôn gắn
liền với đời sống gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho đến
khi nở ra, trưởng thành và tái sản xuất. Gà không chịu được nóng và lạnh, nhất là
gà con rất dễ nhạy cảm với diễn biến của nhiệt độ của môi trường, mỗi sự thay đổi
nhiệt độ môi trường dễ ảnh hưởng đến sinh lý của gà.
Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ, thường không gây tác hại mà có tác dụng như
kích thích có lợi. Trường hợp biến đổi đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt xa
giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ,
1996).
Trường hợp nhiệt độ bất thường quá thấp hay quá cao thì gia cầm con yếu ớt, sức
tăng trưởng kém, khả năng tiêu tốn cao, tỷ lệ nuôi sống thấp. Nếu nhiệt độ thay
đổi ít so với bình thường (khoảng 2oC) thì nói chung không ảnh hưởng đến sự phát
dục của chúng (Bùi Quang Toàn, Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980).
Yêu cầu về nhiệt độ:
Sưởi ấm: dùng 1 bóng đèn 75W (hay đèn dầu lớn) cho 1 m2 chuồng úm trong suốt
tuần đầu và che xung quanh chuồng úm. Giai đoạn úm gà nhiệt độ là quan trọng
nhất (KHKT Nông nghiệp – Ngày 24/5/2006).
Gà con rất cần ấm vì nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy
việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất
cần thiết. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh
trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.
Bảng 2.3: Nhiệt độ thích hợp cho gà Sao

Ngày tuổi

Nhiệt độ trong quây (oC)

Nhiệt độ trong chuồng (oC)

1–3


31 – 32

27 – 30

4–7

30 – 31

27 – 30

8 – 14

29 – 30

26 – 28

15 – 21

26 – 28

24 – 26

22 – 28

24 – 26

22 – 24

> 28


23 – 24

20 – 22

(Nguồn: Phùng Đức Tiến et al. (2006))

11


Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì để kiểm tra nhiệt độ có thích hợp cho gà con
hay không, ngoài căn cứ vào nhiệt kế, người ta còn kiểm tra bằng biểu hiện sinh lý
trên hành vi của gà con.
Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:
Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng
nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.
Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá
nóng, cần điều chỉnh giảm nhiệt độ.
Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng
gió thổi.
Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường ngủ nghỉ tản
đều (Phùng Đức Tiến, 2006).
2.4.3.2 Ẩm độ
Sau yếu tố nhiệt độ thì ẩm độ chuồng nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
chăn nuôi bởi vì ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến sự bốc hơi nước trong chuồng nuôi,
mà bốc hơi nước lại có mối liên quan mật thiết với sự cân bằng nhiệt của gia cầm
và tình trạng vệ sinh trong chuồng nuôi. Khi nhiệt độ cao mà ẩm độ cũng cao thì
gà thải nhiệt ra ngoài rất khó khăn, vì sự bốc hơi nước khó thực hiện được. Ngược
lại, khi nhiệt độ trong chuồng nuôi thấp mà ẩm độ cao làm gia cầm chịu lạnh kém
hơn, chuồng trại luôn ẩm ướt. Gia cầm luôn tiêu phân xuống nền chuồng, nếu ẩm

độ cao thì chuồng trại sẽ không bao giờ khô ráo tạo môi trường thuận lợi cho vi
trùng, các loại vi khuẩn khác cũng như các loại nấm mốc và nhiều loại ký sinh
trùng gây bệnh cho gà (Dương Thanh Liêm, 2003). Đặc biệt gà Sao con mới nở
tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước (Phùng
Đức Tiến, 2006).
Nước ta thường có ẩm độ không khí rất cao, trên 75%, vì vậy dùng biện pháp
giảm ẩm độ bằng hệ thống thông gió và giữ khô lớp độn chuồng là cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác vệ sinh như khai thông cống rãnh, phát quang
bụi rậm và giảm mật độ nuôi cũng là cách hạn chế phát sinh ẩm độ trong trại (Bùi
Xuân Mến, 2007). Ẩm độ tương đối là 50 – 60% là phù hợp với gà con. Không
bao giờ cho phép ẩm độ trên 80%. Để đảm bảo giảm ẩm độ trong chuồng, cần sử
dụng hệ thống thông hơi là rất cần thiết, nhưng không được để tạo thành luồng gió
mạnh trong chuồng gà (Phạm Tấn Nhã, 2010).

12


2.4.3.3 Mật độ
Giai đoạn úm gà tùy theo phương thức nuôi, kiểu chuồng, tiểu khí hậu hoặc hệ
thống điều hoà trong chuồng nuôi và tuổi của gà mà bố trí thích hợp (Bùi Xuân
Mến, 2007).
Nuôi nền, sử dụng độn chuồng: 1 – 7 tuần tuổi mật độ 10 – 15 con/m2.
Nuôi trên sàn lưới: 1 – 3 tuần tuổi mật độ 40 – 50 con/m2, 4 – 12 tuần tuổi mật độ
10 – 12 con/m2 (Phùng Đức Tiến, 2006).
2.4.3.4 Thông thoáng khí và lượng khí độc trong chuồng nuôi
Độ thông thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệ
đến ẩm độ, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi (Dương Thanh Liêm, Võ
Bá Thọ, 1980).
Sinh vật không lúc nào tách khỏi không khí được, nhưng trong nhà nuôi gia cầm
con cần phải giữ ấm nên đó là mâu thuẫn cần được giải quyết. Mặc khác, gia cầm

có thân nhiệt cao, cơ năng trao đổi mạnh, hô hấp nhanh, trong khi đó không khí
trong chuồng dễ tạp bẩn (vì chứa nhiều khí cacbonic) làm cho sự sinh trưởng của
chúng bị trở ngại. Do đó sự trao đổi không khí trong nhà nuôi cần được hết sức
chú ý, không khí bình thường gồm các thành phần sau: Nitơ 78,06%, Oxi 21%,
Acgon 0,94%, CO2 0,03%. Trong chuồng gia cầm con, không khí thường bị thay
đổi thành phần là do có chứa nhiều khí độc và tạp chất. Những khí độc thường
tăng lên nhiều là CO2, NH3, H2S cùng với những tạp chất khác như bụi bặm, vi
trùng cũng tăng lên. Sự thay đổi thành phần không khí trong chuồng nuôi sẽ gây
tác hại trực tiếp đến cơ thể gia cầm (ngạt, ngộ độc) làm cho sức đề kháng giảm,
tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh và kéo dài. Sau đây là những yếu tố thường
gây ô nhiễm, làm thay đổi thành phần không khí trong chuồng nuôi gia cầm:
Chuồng trại xây dựng không đúng cách.
Điều kiện thông gió thấp.
Sự hô hấp của gia cầm.
Sự phân hủy của các chất do gia cầm bài tiết.
Sưởi ấm và thiết bị chiếu sáng.
Vệ sinh và điều kiện làm việc không tốt.
Theo một số tài liệu, thì thành phần không khí trong chuồng nuôi được quy định
như sau:
CO2 tối đa: 0,01 mg/lít.

13


×