Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG của các mức PROTEIN KHẨU PHẦN TRÊN sự SINH TRƯỞNG của vịt CON LAI HƯỚNG TRỨNG GIAI đoạn từ 7 đến 42 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐẶNG THANH BÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN
KHẨU PHẦN TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA VỊT CON LAI HƯỚNG TRỨNG
GIAI ĐOẠN TỪ 7 ĐẾN 42 NGÀY TUỔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN
KHẨU PHẦN TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA VỊT CON LAI HƯỚNG TRỨNG
GIAI ĐOẠN TỪ 7 ĐẾN 42 NGÀY TUỔI


Giáo viên hướng dẫn:
PGSTS Bùi Xuân Mến

Sinh viên thực hiện:
Đặng Thanh Bình
MSSV: LT08217
Lớp: CNTY K34

Cần Thơ, 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN
KHẨU PHẦN TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA VỊT CON LAI HƯỚNG TRỨNG
GIAI ĐOẠN TỪ 7 ĐẾN 42 NGÀY TUỔI

Cần thơ, ngày

tháng


năm 2010

Cần thơ, ngày tháng năm 2010

Duyệt của bộ môn

Cán bộ hướng dẫn

Bùi Xuân Mến

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu công bố trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
khách quan và không trùng lặp với bất cứ công bố nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đặng Thanh Bình

4


LỜI CẢM TẠ
Kính thưa Cha Mẹ, quý Thầy Cô,
cùng tất cả các Bạn!
Con rất hạnh phúc được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của Cha Mẹ.
Cha Mẹ đã dạy cho con những lời nói, cho con những trang vở đầu đời và niềm tin
yêu để con bước vào cuộc sống. Đến hôm nay con đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp

đại học và từng bước vào đời gặt hái những trái ngọt. Những người gieo hạt mầm
xanh tươi ấy là các thầy cô đã tận tình hướng dẫn và không ngại gian khổ để chúng
con có được kiến thức, những kinh nghiệm quý báu, làm hành trang tin cậy giúp
chúng con vững chắc bước vào đời.
Con xin thành kính biết ơn Cha Mẹ và gia đình đã vất vả nuôi dạy con suốt những
năm tháng học tập để có được kết quả như ngày hôm nay.
Xin trân trọng biết ơn thầy Bùi Xuân Mến đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong
suốt quá trình học tập cũng như thực hiện thành công luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh
học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn gia đình chú Lê Văn Năm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều tốt trong quá trình thực hiện thí nghiệm cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thị Thúy Hằng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện thí nghiệm cho luận văn.
Xin cảm ơn các bạn lớp CN0812A1 cùng bạn bè gần xa đã dành nhiều quan tâm ủng
hộ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có được luận văn tốt nghiệp này.

5


TÓM LƯỢC
Nghiên cứu “so sánh ảnh hưởng của các mức protein khẩu phần trên sự sinh trưởng của vịt
con lai hướng trứng giai đoạn từ 7 đến 42 ngày tuổi” được thực hiện tại nông hộ vùng nông
nghiệp của thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trên 90 vịt mái lai hướng trứng
giai đoạn từ 7 đến 42 ngày tuổi. Vịt thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên, gồm có 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi đơn vị thí nghiệm (lô) gồm có 10 vịt con.
Các nghiệm thức của thí nghiệm gồm: (1) vịt được cho ăn khẩu phần có mức protein 16%
(CP16), (2) vịt được cho ăn khẩu phần có mức protein 18% (CP18) và (3) vịt được cho ăn
khẩu phần có mức protein 20% (CP20). Khẩu phần thí nghiệm đều có mức năng lượng trao

đổi ngang bằng nhau 2900 kcal/kg. Vịt thí nghiệm được nuôi trên sàn, trên măt ao cá và có
lối xuống nước ao bơi lội, Trong ao nuôi vịt-cá kết hợp có nuôi cá trê vàng lai để tận dụng
nguồn phân vịt thải ra. Vịt thí nghiệm được cho ăn tự do thức ăn thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm đạt được về tăng trọng hàng ngày trong các nghiệm thức thí nghiệm là:
24,8, 24,8 và 22,8 g/con/ngày (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm là
105,5, 99,9 và 97,2 g/con/ngày (P<0,05) và hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức là
4,25, 4,04 và 4,27 (P>0,05). Mức tiêu tốn protein cho mỗi kg tăng trọng là 682, 727 và 849 g
tương ứng cho các nghiệm thức CP16, CP18 và CP20. Dựa trên khả năng tăng trọng và tiêu
tốn thức ăn, khẩu phần chứa 18% protein được cho là phù hợp để nuôi vịt con lai hướng
trứng từ 7- 42 ngày tuổi và giảmchi phí thức ăn đến 10% so với khẩu phần chứa 20% protein
được khuyến cáo để nuôi vịt con chuyên trứng.

Vịt nuôi kết hợp trên mặt nước ao nuôi cá không những giúp cho vịt tăng trọng và
phát triển tốt vào mùa nắng nóng trong điều kiện chăn nuôi tự nhiên mà còn giúp
giảm chi phí thức ăn nuôi cá và làm tăng năng suất cá. Hệ thống nuôi vịt – cá kết hợp
có thể thực hiện sản xuất thực phẩm quanh năm mà không lệ thuộc vào mùa vụ để đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng tăng của thị trường.

6


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................................2
2.1 Sơ lược về một số giống vịt chuyên trứng hiện có ở Việt Nam...........................................2
2.1.1 Vịt siêu trứng Trung Quốc................................................................................................2
2.1.2 Vịt Khaki-Campbell..........................................................................................................2
2.1.3 Vịt CV 2000 Layer............................................................................................................3
2.1.4 Vịt Star13 ..........................................................................................................................4

2.1.5 Vịt Tàu (vịt Đàn, vịt Cỏ)...................................................................................................4
2.2 Đặc điểm tiêu hoá ................................................................................................................5
2.2.1 Khoang miệng ..................................................................................................................5
2.2.2 Diều...................................................................................................................................5
2.2.3 Dạ dày tuyến ....................................................................................................................5
2.2.4 Dạ dày cơ ..........................................................................................................................5
2.2.5 Ruột...................................................................................................................................6
2.3 Sự lựa chọn thức ăn và tiêu thụ thức ăn ở vịt ......................................................................7
2.3.1 Khái niệm về sự tiêu thụ thức ăn .....................................................................................7
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và sự tiêu thụ thức ăn.................................7
2.3.3 Tốc độ đi của thức ăn trong đường tiêu hoá ....................................................................8
2.4 Nhu cầu năng lượng ...........................................................................................................9
2.5 Nhu cầu Protein .................................................................................................................10
2.5.1 Các trạng thái thiếu, thừa protein và biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng protein ở gia
cầm ..........................................................................................................................................11
2.5.2 Quá trình tiêu hoá protein ở gia cầm...............................................................................12
2.6 Nhu cầu acid amin .............................................................................................................13
2.7 Nhu cầu khoáng và vitamin ...............................................................................................13
2.7.1 Nhu cầu về khoáng..........................................................................................................14
2.7.2 Nhu cầu vitamin..............................................................................................................14
2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của vịt lai hướng trứng .....................................................................15
2.9 Các loại thực liệu thường dùng trong phối hợp khẩu phần................................................16
2.9.1 Thức ăn năng lượng ........................................................................................................16
2.9.2 Thức ăn protein ...............................................................................................................18
2.9.3 Thức ăn bổ sung khoáng – vitamin.................................................................................20
2.10 Các phương thức chăn nuôi vịt chuyên trứng hiện có .....................................................21
1.10.1 Phương thức nuôi chăn thả (chạy đồng) .......................................................................21
2.10.2 Phương thức nuôi nhốt vịt............................................................................................23
2.10.3 Phương thức chăn nuôi vịt cá kết hợp...........................................................................23
2.11 Lịch tiêm phòng cho vịt ...................................................................................................24

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................25
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .....................................................................................25
3.2 Đối tượng thí nghiệm.........................................................................................................25
3.3 Phương tiện thí nghiệm......................................................................................................26
3.3.1 Chuồng trại và dụng cụ thí nghiệm.................................................................................26
3.3.2 Máng ăn ..........................................................................................................................27

7


3.3.3 Máng uống ......................................................................................................................27
3.3.4 Khẩu phần nuôi vịt thí nghiệm........................................................................................28
3.3.5 Nước uống.......................................................................................................................29
3.3.6 Chăm sóc nuôi dưỡng .....................................................................................................29
3.4 Phương pháp thí nghiệm ....................................................................................................29
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................................30
3.5.1 Nhiệt độ và độ ẩm ..........................................................................................................30
3.5.2 Chỉ tiêu tăng trọng ..........................................................................................................30
3.5.3 Tiêu tốn thức ăn ..............................................................................................................31
3.5.4 Hệ số chuyển hoá thức ăn ...............................................................................................31
3.5.5 Tình trạng mọc lông........................................................................................................31
3.5.6 Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................................31
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................32
4.1 Nhiệt độ và độ ẩm trong trại nuôi vịt thí nghiệm...............................................................32
4.2 Khả năng tăng trọng của vịt thí nghiệm.............................................................................33
4.3 Tiêu tốn và hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt thí nghiệm..................................................34
4.4 Tình trạng mọc lông của vịt ...............................................................................................36
4.5 Hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức..............................................................................37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................39

5.1 Kết luận..............................................................................................................................39
5.2 Đề nghị...............................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................40

8


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Năng suất của vịt Khaki-Campbell ..........................................................................3
Bảng 2.2: Năng suất của vịt CV 2000........................................................................................4
Bảng 2.3: Năng suất của vịt Tàu (vịt Cỏ) ..................................................................................4
Bảng 2.4: Một số enzyme phát hiện thấy trong ống tiêu hóa gia cầm.......................................6
Bảng 2.5: Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng của vịt chuyên trứng .................................................15
Bảng 2.6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số hạt ngũ cốc ........................17
Bảng 2.7: Lịch tiêm phòng cho vịt ..........................................................................................24
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ........................28
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần nuôi vịt thí nghiệm....................29
Bảng 4.1: Kết quả tăng trọng của vịt ở các nghiệm thức thí nghiệm.......................................33
Bảng 4.2: Lượng thức ăn tiêu tốn và hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt thí nghiệm ................34
Bảng 4.3: Lượng dưỡng chất ăn vào ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................................35
Bảng 4.4: Kết quả tình trạng mọc lông của vịt ở các nghiệm thức.........................................37
Bảng 4.5 : Chi phí thức ăn của vịt con ở các nghiệm thức thí nghiệm ....................................37

9


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nhiệt độ trung bình ở các thời điểm trong ngày lúc thí nghiệm ............................32
Biểu đồ 2: Tiêu tốn thức ăn của vịt giữa các nghiệm thức ......................................................34
Biểu đồ 3: Hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt con lai hướng trứng ..........................................35

Biểu đồ 4: Tiêu tốn g protein cho 1 kg tăng trọng của vịt giữa các nghiệm thức....................36
Biểu đồ 5: Chi phí thức ăn cho mỗi vịt giữa các nghiệm thức ................................................38

10


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Vịt con một ngày tuổi .................................................................................................25
Hình 2: Vịt 3 tuần tuổi được nuôi ở các lô thí nghiệm ............................................................26
Hình 3: Hệ thống chuồng sàn nuôi vịt trong thí nghiệm.........................................................26
Hình 4: Máng ăn vịt từ 1-2 tuần tuổi .......................................................................................27
Hình 5: Máng ăn vịt từ 3-6 tuần tuổi .......................................................................................27
Hình 6: Máng uống vịt 1-2 tuần tuổi .................................................................................... 27
Hình 7: Máng uống vịt 3- 6 tuần tuổi ......................................................................................27
Hình 8: Thức ăn trộn theo khẩu phần ......................................................................................28

11


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm và nổi tiếng sản xuất lượng
lương thực và thực phẩm lớn nhất của cả nước. Hệ thống kê rạch chằng chịt và nguồn
nước dồi dào là điều kiện thuận lợi để nơi đây phát triển chăn nuôi các loài thủy cầm
đặc biệt là chăn nuôi vịt.
Nghề chăn nuôi vịt ở ĐBSCL được hình thành từ rất lâu đời, con vịt được nuôi ở hầu
khắp các địa phương từ qui mô nhỏ lẻ hộ gia đình cho đến qui mô nuôi vịt tập trung
với nhiều phương thức khác nhau như nuôi nhốt, nuôi chăn thả, nuôi vịt-cá kết hợp.
Vịt là loài vật dễ nuôi, chu kỳ sản xuất thịt ngắn (Bùi Xuân Mến, 2007). Vịt có khả
năng chuyển hoá tốt các loại protein rẻ tiền từ phụ phẩm nông nghiệp để tạo nên một
loại protein giá trị kinh tế cao từ thịt và trứng vịt. Đặc biệt, trứng vịt là loại thực phẩm

có giá trị dinh dưỡng rất cao, là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, an toàn và cách chế
biến đơn giản, phù hợp với đa phần nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong cả
nước. Vì vậy, thị trường trứng vịt có phạm vi tiêu thụ rộng lớn và góp phần làm phong
phú và đa dạng thêm nguồn thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày trong nhân
dân. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của khu vực mậu dịch tự do AFTA và tổ
chức thương mại Thế giới WTO, đây được xem là điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành chăn nuôi nói chung và nghề chăn nuôi vịt nói riêng để đi vào thị trường thế
giới. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt và trứng vịt tiêu thụ khắp nơi, đặc biệt là ở các nước
châu Á và ít bị ảnh hưởng bởi những cấm kỵ của các tôn giáo, nên nhu cầu tiêu thụ
thịt và trứng vịt ngày một tăng.
Hiện nay, nhiều nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên cho vịt, nhưng
chi phí thức ăn hiện nay tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất, không
đảm bảo được lợi nhuận cho người chăn nuôi và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chăn
nuôi vịt. Vì thế, để chủ động được nguồn thức ăn trong chăn nuôi vịt phù hợp với nhu
cầu sản xuất của vật nuôi và giảm được chi phí thức ăn bằng việc sử dụng các loại
thực liệu có sẵn tại địa phương để phát triển chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài
“Ảnh hưởng của các mức protein khẩu phần trên sự sinh trưởng của vịt con lai
hướng trứng giai đoạn từ 7 đến 42 ngày tuổi” nhằm mục đích xác định mức protein
thích hợp nhất cho vịt con lai hướng trứng để người chăn nuôi có thể chủ động sản
xuất và tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi, giảm bớt sự lệ thuộc vào thức ăn công
nghiệp để góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi vịt hướng trứng truyền thống
ở Đồng bằng sông Cửu Long.

12


CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về một số giống vịt chuyên trứng hiện có ở Việt Nam
2.1.1 Vịt siêu trứng Trung Quốc
Một tư nhân tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây mang về 150 con vịt

từ Trung Quốc về nuôi thử thấy giống vịt này có tỷ lệ nuôi sống cao và cho năng xuất
trứng cao. Năm 1998 tư nhân đó lại nhập thêm 400 con nữa về nuôi, vì sức sản xuất
trứng cao nên nhân dân gọi là vịt siêu trứng Trung Quốc và được trường Đại Học
Nông Nghiệp I nghiên cứu và theo dõi bước đầu cho kết quả tốt đặc tên là giống vịt
QH1 (Phạm Quang Hùng, 2003). Đặc điểm của vịt có thân hình chắc chắn vịt mái có
bộ lông màu xám, da chân mỏ màu vàng, cổ dài, ngực lép, mình thon và bụng sâu.
Con đực có mỏ màu xám có chấm đen, lông cổ màu xanh đen và có khoang trắng,
lồng ngực có màu nâu hoặc màu nâu đốm trắng và lông đuôi có màu xanh đen uốn
cong hình móc câu. Vịt có tuổi đẻ khoảng 112 ngày. Thể trọng lúc bắt đầu đẻ trung
bình khoảng trên 1,2 kg. Sản lượng trứng đạt đến 300 quả/ năm và trứng nặng 65g, tỷ
lệ ấp nở trứng có phôi là 89,12% và tỷ lệ nở trên số trứng đưa vào ấp là 83,49%. Vịt
có thể nuôi chạy đồng cũng cho kết quả sản xuất tốt (Bùi Xuân Mến, 2003).
2.1.2 Vịt Khaki-Campbell
Vịt được tạo ra ở nước Anh do Campell tiến hành từ năm 1901. Đây là giống vịt nổi
tiếng trên thế giới, nó được lai tạo lâu đời từ giống vịt chạy đua Ấn Độ (Indian
Runner) với vịt Rouen của Pháp và vịt trời (wild mallard). Miền Nam nước ta lần đầu
nhập vịt Khaki năm 1958 (700 con nhập từ Hà Lan được nuôi ở Trung tâm Tân Sơn
Nhất). Năm 1970 vịt được nhập vào Viện Chăn nuôi ở Miền Bắc. Đến năm 1989 vịt
tiếp tục được nhập vào Việt Nam từ Thái Lan (trại Pangpakon) trong chương trình
viện trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và sau đó đàn vịt được nhân rộng ra
khắp cả nước (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004; Dương Xuân Tuyển, 2000; Bùi Xuân
Mến, 2003).
Đặc điểm ngoại hình của vịt có đầu to vừa phải, mắt đen tinh nhanh, mỏ vịt trống có
màu xanh lá cây sẫm, ở con mái có màu xám đen. Cổ vịt dài trung bình, thân hơi dài,
ngực rộng và sâu, bụng mập tròn nhưng không sệ, chân vịt khỏe có màu da cam sẫm.
Vịt có bộ lông màu nâu nhạt trên toàn thân; ở con đực vùng lông trên đầu, cổ, cánh và
đuôi có những vằn xám chì. Thân mình vịt hơi ngang so với mặt đất (Bùi Xuân Mến,
2003). Năng suất của vịt Khaki-Campbell được nêu trong bảng 1.

13



Bảng 2.1: Năng suất của vịt Khaki-Campbell
Tuổi
Khối lượng vịt vào Năng suất trứng
đẻ (ngày)
đẻ (kg)
(quả/mái/năm)
140-147
1,6-1,8
140-150
250-280
165
240-300
145
1,7-1,8
280-300
150
260-300
140
1,6 (ăn hạn chế)
280
1*

2*

3*

Trọng lượng trứng
(g/quả)

65-701*
65-752*
70-803*
704*
65-705*
686*

Nguyễn Đức Trọng (2005),
Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004),
Dương Thanh Liêm (2003),
5*
6*
Mến (2003), Viện Chăn nuôi (2002), Dương Xuân Tuyển (2000).

4*

Bùi Xuân

Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi (2002), khối lượng mới nở của vịt Khaki Campbell
đạt 45g/con, 60 ngày tuổi nặng 1,5kg/con, lúc trưởng thành 1,8-2 kg/con. Tiêu tốn
thức ăn 2,6 – 2,8kg/kg trứng (Dương Xuân Tuyển, 2000; Bùi Xuân Mến, 2003) hoặc
1,9-2,2 kg/10quả trứng, trứng đạt tỉ lệ phôi cao trên 90% (Hội Chăn nuôi Việt Nam,
2004). Theo Dương Thanh Liêm (2003) tiêu tốn thức ăn cho một kg trứng là 3,67 kg.
Vịt Khaki được nuôi rộng rãi ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam
Á. Vịt thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau và đều cho năng suất trứng cao. Vịt có
thể nuôi theo nhiều phương thức khác nhau (Nguyễn Đức Trọng, 2005). Theo Dương
Thanh Liêm (2003), trong giai đoạn chưa đẻ trứng, giống vịt này có thế nuôi theo
phương thức chạy đồng cũng tốt như giống vịt chạy đồng của Việt Nam. Nhược điểm
của giống vịt này là khối lượng trứng bé, lông vịt có màu nên trứng vịt lộn không
được ưa chuộng (Dương Xuân Tuyển, 2000).

2.1.3 Vịt CV 2000 Layer
Đây là giống vịt chuyên trứng có nguồn gốc từ Anh, vịt được nhập vào Việt Nam năm
1997, năm 2001 tiếp tục được nhập vào (trứng xanh). Đặc điểm của vịt là có màu lông
trắng tuyền, da chân và mỏ có màu vàng da cam (Bùi Xuân Mến, 2003). Lúc mới nở
mỏ vịt con có màu nhạt hơn khi so với vịt con siêu thịt. Mình nhỏ, đầu cổ nhỏ thon
(Dương Xuân Tuyển, 2000).
Vỏ trứng có 2 loại: trắng và xanh nhưng không khác biệt về chất lượng trứng. Vịt
thích nghi với nhiều vùng sinh thái và các phương thức nuôi khác nhau (Nguyễn Đức
Trọng, 2005). Hệ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng là 3,56 kg (Dương Thanh Liêm,
2003), còn theo Dương Xuân Tuyển (2000) thì hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,6 kg/kg
trứng. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004), tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng tính từ
khi nuôi vịt con đến hết một năm đẻ là 2,0 – 2,2 kg. Năng suất của vịt CV 2000 Layer
được nêu trong bảng 2.

14


Bảng 2.2: Năng suất của vịt CV 2000
Khối lượng vịt vào
Tuổi đẻ (ngày)
đẻ (kg)
140-154
1,8-2
154
2
140
1,8
147

1,7-1,85


1*

Năng suất trứng Trọng lượng trứng
(quả/mái/năm)
(g/quả)
260-300
701*
285
70-752*
285
753*
280-320
744*
275-280
73-755*

2*

Nguyễn Đức Trọng (2005),
Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004),
5*
Liêm (2003), Dương Xuân Tuyển (2000).

3*

Bùi Xuân Mến (2003),

4*


Dương Thanh

2.1.4 Vịt Star13
Vịt có nguồn gốc từ Cộng hòa Pháp và nhập vào Việt Nam năm 2005. Vịt có lông
màu trắng và da chân mỏ màu vàng. Vịt bắt đầu đẻ lúc 24 tuần tuổi có thể trọng 2,2 –
2,4 kg và cho sản lượng trứng từ 230 – 240 quả sau 42 tuần đẻ. Trứng nặng 75 – 80 g.
Trứng giống cho tỉ lệ có phôi cao, trên 90% (Bùi Xuân Mến, 2003).
2.1.5 Vịt Tàu (vịt Đàn, vịt Cỏ)
Đặc điểm ngoại hình của vịt Tàu là nhỏ con, đầu nhỏ thanh, mỏ dẹt và dài có màu
vàng nhưng ở con trống thường có màu xanh lá cây nhạt. Cổ vịt dài thanh, mình thon,
dài, ngực hơi lép, chân hơi dài so với một số giống vịt khác (Hội Chăn nuôi Việt Nam,
2004). Màu sắc lông của vịt có những khác biệt, dựa trên cơ sở màu lông người ta
thường chia ra các dòng vịt khác nhau, như Tàu Cò có màu lông trắng tuyền, vịt Tàu
Nổ (cũng có nơi gọi là vịt Huế, vịt Phan Thiết) có màu lông trắng pha đen, vịt Tàu
Rằn có bộ lông màu nâu sậm hoặc lợt và có vằn, vịt Tàu Khoang có màu lông xám và
cổ có khoang trắng, vịt Tàu Ô (vịt Mọi) có màu lông, da chân và mỏ đều đen và vịt
Tàu Phèn có bộ lông vàng như đất phèn (Bùi Xuân Mến, 2003).
Đặc điểm sinh học và sản xuất của vịt Tàu là có khả năng chịu đựng rất cao với điều
kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới, điều kiện nuôi dưỡng kham khổ và điều kiện
vệ sinh, chăm sóc kém ở một số nơi trong nước ta. Vịt nuôi chăn thả hoạt động nhanh
nhẹn kiếm mồi giỏi và tính hợp đàn cao (Bùi Xuân Mến, 2003). Vịt có khả năng sinh
sản cao (bảng 3), trứng có tỉ lệ phôi cao. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là
2,0-2,3kg (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004).
Bảng 2.3: Năng suất của vịt Tàu (vịt Cỏ)

Tuổi đẻ (ngày)
140-147
140
135-140
1*


Khối lượng vịt vào Năng suất trứng
đẻ (kg)
(quả/mái/năm)
1,4-1,6
1,4-1,5
160-225
1,8
160-250

Nguyễn Đức Trọng (2005),

2*

Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004),

15

3*

Trọng lượng trứng
(g/quả)
60-651*
64-652*
60-703*

Bùi Xuân Mến (2003),


2.2 Đặc điểm tiêu hoá

Vịt có đặc điểm tiêu hóa khác với các loài vật khác, gồm có những nét cơ bản sau đây:
2.2.1 Khoang miệng
Vịt không có răng trong miệng nên chúng dùng mỏ để lấy thức ăn, mỏ vịt dài bên
trong có các mấu thức ăn. Đường vành phía trên mỏ có những răng nhỏ dùng để lọc
nước đi qua và cắt đứt rau quả, trong chất sừng của mỏ có rất nhiều dây thần kinh bao
bọc làm tăng khả năng cảm nhận vị giác.
Lưỡi vịt ở đáy khoang miệng, toàn bộ mặt lưỡi được phủ một lớp biểu mô hình vảy,
xếp thành từng lớp hướng vào trong giúp thức ăn chuyển xuống thực quản dễ dàng.
Trong khoang miệng còn có các mấu vị giác, giúp vịt cảm nhận vị của thức ăn. Tuyến
nước bọt nằm toàn bộ trong khoang miệng và hầu (Chu Thị Thơm, 2005).
Vịt nuốt được là nhờ lưỡi chuyển động đẩy nhanh thức ăn xuống thực quản, vịt có đặc
điểm là khi ăn một lúc phải uống nước, ta cần chú ý khi cho vịt ăn cần có nước ngay
bên cạnh mới giúp vịt ăn được nhiều thức ăn (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
2.2.2 Diều
Là bộ phận phình to của cuối thực quản. Diều ở vì trí tiếp giáp giữa ngực và cổ nằm
phía ngoài khoang ngực. Diều có tính đàn hồi cao giúp vịt chứa được nhiều thức ăn
hơn sau đó được chuyển xuống dạ dày. Thức ăn đọng lại trong diều phụ thuộc vào độ
làm đầy dạ dày và tốc độ của các quá trình tiêu hoá ở dạ dày, còn phụ thuộc vào chất
lượng và độ khô của thức ăn. Thức ăn cứng và khô sẽ giữ lại lâu hơn thức ăn mềm và
ướt (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
2.2.3 Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến là nơi tiết ra dịch vị và men tiêu hóa sơ bộ (men pepsin), có pH từ 3,14,5 do acid HCl được tiết ra trong các tuyến ẩn bên trong lớp cơ của nó, làm thức ăn
đươc tiêu hóa một phần giúp dạ dày cơ làm việc tốt hơn. Thức ăn không được giữ lại
dạ dày tuyến mà chỉ được dịch dạ dày làm ướt và chuyển vào dạ dày cơ (Lê Hồng
Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
2.2.4 Dạ dày cơ
Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá cơ học của vịt. Nó có cấu tạo đặc biệt với một số lượng
lớn của cơ vân, được phủ trong một lớp màng nhầy rất dày, có tác dụng chống lại sự
ăn mòn của dịch tiêu hóa và khi dạ dày co bóp thì sỏi sạn không làm tổn thương. Lối
vào và lối ra của dạ dày cơ được nối liền và nằm ở phía trên của dạ dày, nhờ vậy thức

ăn được giữ lại lâu hơn tạo thời gian cho hoạt động nghiền của dạ dày giúp tiêu hoá
thức ăn tốt hơn.

16


Nhiệm vụ chính của dạ dày cơ là nhiền nhỏ thức ăn bằng tác động cơ học ngoài ra sự
co bóp của nó còn giúp trộn lẫn thức ăn với dịch dạ dày cũng như enzyme thức ăn và
các vi khuẩn (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
2.2.5 Ruột
+ Ruột non
Ruột là nơi tiêu hóa hóa học thức ăn với cấu tạo đặc biệt giúp tiêu hóa thức ăn nhanh
chóng nhờ vào tác động của các tuyến tiêu hóa: tuyến tụy tiết dịch tụy, gan tiết dịch
mật. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy các enzyme trong ống tiêu hoá gia cầm
được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 2.4: Một số enzyme phát hiện thấy trong ống tiêu hóa gia cầm
Cơ chất enzym Sản phẩm thủy
Vị trí
Dịch phân tiết Tên enzyme
tác động
phân cuối cùng
Miệng
Nước bọt
Ptyalin (ít)
Tinh bột
Maltose (ít)
Diều
Dịch diều
Lactase
Latose

Glucose, lactose
Dạ dày tuyến Dịch vị HCl
Pepsine
Protein
Pepton
Tuyến tụy
Dịch tụy
Amylase
Tinh bột
Glucose
Lipase
Lipid
Acid béo, glycerin
Trypsine
Pepton
Acid amin
Trypsin
Ruột
Dịch ruột
Enterokinase Trypsinogen
Monosacchrarid
Disacchrarid
Disacchrase
Ribosom,
Acid nucleic
Nucleaze
desoxyribose
Purin, purimid
Gan
Dịch mật

Acid mật
Lipid
Lipid nhũ hóa thành
hạt nhỏ
sắc tố mật
Nguồn: Dương Thanh Liêm (2008)

Toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được hấp thu tại ruột, đặc biệt là ở đoạn ruột non.
Do bộ máy tiêu hóa của vịt khác với các loài vật nên khả năng tiêu hóa của vịt rất tốt.
Thức ăn của chúng rất đa dạng, chúng có thể tìm thức ăn ở mọi nơi trên cạn và dưới
nước điều rất tốt, chuyển hóa những loại thức ăn khác nhau, các loại côn trùng và vi
sinh vật thành các chất dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của cơ thể chúng (Lê
Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003).
+ Ruột già
Ruột già của gia cầm được chia làm 3 phần, manh tràng, kết tràng và trực tràng.
- Manh tràng (caecum) có cấu tạo chia nhánh đối xứng rất phát triển, chổ tiếp giáp
giữa ruột non và ruột già có van gọi là van hồi manh tràng để không cho thức ăn đi
ngược từ ruột già lên ruột non. Ở manh tràng có quá trình lên men vi sinh vật, vì vậy
mà một phần chất xơ được tiêu hoá tại đây. Song khả năng tiêu hoá chất xơ ở gia cầm
rất có giới hạn. Chất protein chưa được tiêu hoá ở ruột non xuống đây nó cũng bị vi
sinh vật lên men thối rất mạnh sản sinh ra nhiều độc chất. Vì vậy sự cho ăn dư thừa
17


chất đạm cũng không tốt cho gia cầm. Ở manh tràng còn có quá trình tổng hợp
vitamin B12, vì lẽ đó phân gia cầm trong chất độn chuồng là nguồn cung cấp vitamin
B12 rất phong phú.
- Kết tràng (colon) và trực tràng (rectum). Hồi tràng rất kém phát triển nên không thấy
rõ ràng về mặt hình thái như trực tràng. Hồi tràng có tác dụng nhu động ngược đưa
chất chứa lên manh tràng và từ manh tràng xuống trực tràng để đi vào lỗ huyệt. Mật

độ lông nhung ở đây rất thưa thớt nên hấp thu các chất dinh dưỡng cũng ít. Ở đây có
quá trình hấp thu chất khoáng và nước tương đối mạnh, ngoài ra nó còn hấp thu một
số sản phẩm lên men như một số acid hữu cơ mạnh ngắn, nhưng số lượng không đáng
kể.
- Lỗ huyệt: (cloaca) lỗ huyệt có cấu tạo gần giống như một cái túi, ở đây gồm có các
cửa đỗ vào như: ruột già, hai ống dẫn niệu, đường sinh dục, phân và nước tiểu nằm lại
ở lỗ huyệt một thời gian, ở đây có quá trình hấp thu muối và nước rất mạnh, vì vậy
làm cho phân của gia cầm được khô đi. Nước tiểu cũng có động lại thành muối urat
màu trắng ở đầu cục phân. Nếu cho gia cầm ăn dư thừa chất đạm thì muối urat sinh ra
nhiều làm cho phân màu trắng nhiều, ngược lại cho ăn thiếu đạm thì phân có màu đen
nhiều hơn (Nguyễn Thanh Vũ, 2005).
2.3 Sự lựa chọn thức ăn và tiêu thụ thức ăn ở vịt
Sự lựa chọn thức ăn của gia cầm có liên quan đến tính ngon miệng của gia cầm. Tính
ngon miệng lại có liên quan đến sự tiêu thụ thức ăn, từ đó có ảnh hưởng lớn đến sức
sản xuất của gia cầm
2.3.1 Khái niệm về sự tiêu thụ thức ăn
Sự tiêu thụ thức ăn biểu thị lượng thức ăn mà gia cầm ăn được trong một ngày đêm.
Sự tiêu thụ thức ăn khác với sự tiêu hao thức ăn và tiêu tốn thức ăn ở chỗ: tiêu thụ
thức ăn là lượng thức ăn thực chất gia cầm ăn được, còn tiêu hao thức ăn hoặc tiêu tốn
thức ăn là cả lượng thức ăn gia cầm ăn được và lượng thức ăn rơi đổ xuống chuồng.
Thông thường người ta quy định: thức ăn tiêu thụ ở dạng khô không khí có độ ẩm tiêu
chuẩn 13%. Lượng thức ăn tiêu thụ có quan hệ rất mật thiết với sự tăng trưởng cũng
như sức sản xuất của gia cầm.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và sự tiêu thụ thức ăn
Theo Dương Thanh Liêm (2003), sự tiêu thụ thức ăn của gia cầm phụ thuộc rất nhiều
yếu tố, có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính sau đây: Yếu tố thức ăn, yếu tố cơ thể
và yếu tố môi trường.
+ Yếu tố thức ăn
Cấu trúc vật lý của thức ăn, màu sắc và ánh sáng có liên quan đến sự tiêu thụ thức ăn.


18


Gia cầm quen ăn loại thức ăn truyền thống của nó, cơ quan thị giác rất phát triển. Nó
có khả năng phát hiện, phân biệt được thức ăn bởi màu sắc, hình dạng, độ lớn của thức
ăn. Bên cạnh đó thức ăn dập viên với kích cỡ phù hợp theo tuổi và độ lớn của gia cầm
thì gia cầm sẽ thích ăn và ăn được nhiều hơn.
+ Thành phần hoá học của thức ăn
Thức ăn hỗn hợp được pha trộn với nhiều loại theo tỷ lệ tính toán sao cho đảm bảo
được sự cân bằng các chất dinh dưỡng đáp ứng đủ cho nhu cầu của gia cầm, không
thừa cũng không thiếu. Đây là cách đảm bảo tốt nhất để duy trì tính ngon miệng bền
vững đối với gia cầm. Chỉ có như vậy gia cầm mới ăn được nhiều, lớn nhanh, sản xuất
tốt và thể chất khỏe mạnh. Mặt khác thức ăn cần được bảo quản tốt, giữ được mùi tự
nhiên của nguyên liệu. Không bị ẩm và mốc, không bị nhiễm độc chất cũng là yếu tố
quan trọng để tạo tính ngon miệng tốt cho gia cầm.
+ Yếu tố cơ thể
- Khả năng vị giác của gia cầm
Sự ngon miệng của thức ăn còn chịu ảnh hưởng bởi khả năng vị giác của gia cầm. Khả
năng này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cấu tạo của giống và loài. Lưỡi gia cầm
được bao bọc bởi một lớp keratin dầy ở mặt trên. Sự phân bố nụ thần kinh vị giác rất
thưa thớt, vì thế khả năng vị giác của gia cầm kém hơn nhiều so với động vật có vú.
Gia cầm phân biệt vị ngọt tinh vi hơn người. Đối với vị chua gia cầm cũng rất nhạy
cảm, không thích thức ăn bị lên men chua. Riêng vị đắng gia cầm khó phân biệt được.
- Tình trạng sức khỏe và sức sản xuất
Gia cầm khỏe mạnh (không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, không bị
nghẽn mề do ăn dây thun, ăn lông) thì có tính ngon miệng cao với thức ăn. Ở giống
gia cầm có sức sản xuất cao thì tính ngon miệng với thức ăn càng lớn và ngược lại.
+ Nhiệt độ môi trường
Môi trường nhiệt độ mát mẻ, ở vùng nhiệt độ trung hòa, không quá nóng cũng không
lạnh quá thì gia cầm có tính ngon miệng nhất đối với thức ăn. Khí hậu vào mùa hè và

mùa khô nhiệt độ chuồng nuôi thường cao vào khoảng 30 - 35o C, gia cầm có tính
ngon miệng đối với thức ăn rất thấp, thường uống nhiều nước, ăn ít thức ăn. Cần cho
gia cầm ăn vào lúc trời mát, cần có biện pháp để làm hạ nhiệt độ chuồng. Có như vậy
gia cầm mới ăn hết khẩu phần ăn để sản xuất bình thường.
2.3.3 Tốc độ đi của thức ăn trong đường tiêu hoá
Tốc độ đi của thức ăn trong đường tiêu hoá được biểu thị bằng

19


+ Yếu tố cơ thể
Tùy theo giai đoạn sinh lý sản xuất khác nhau mà nó có ảnh hưởng đến tốc độ đi của
thức ăn. Đối với gia cầm mắc bệnh đường ruột đi tiêu chảy thì tốc độ đi của thức ăn
nhanh hơn.
+ Yếu tố thức ăn
Các loại thức ăn hạt để nguyên như hạt thóc, hạt bắp…thì nó đi trong đường tiêu hoá
chậm hơn thức ăn hỗn hợp dập viên hay dạng cám.
Chất xơ trong thức ăn: khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất kém. Nếu trong thức
ăn có nhiều xơ thì nó kích thích niêm mạc ruột làm cho ruột tăng cường nhu động. Từ
đó tốc độ đi của thức ăn càng nhanh làm cho gia cầm ăn nhiều hơn, song khả năng
tiêu hoá giảm thấp làm cho chỉ số biến chuyển thức ăn tăng lên, giảm thấp hiệu quả
kinh tế của quá trình chăn nuôi.
Thức ăn có nhiều muối, có chất chua, kích thích niêm mạc ruột, làm cho ruột nhu
động nhanh, thức ăn cũng đi nhanh hơn.
Những chất nhuận tràng trong thực vật như rau lang, rau muống cũng làm cho thức ăn
đi nhanh. Trái lại những chất gây táo bón như tanin làm cho thức ăn đi chậm trong
ống tiêu hoá.
+ Cách thức cho ăn
Nếu cho ăn định mức thì thức ăn đi chậm có tác dụng tiêu hoá các chất dinh dưỡng tốt
hơn. Trường hợp cho ăn nhiều, cho ăn tự do thì thức ăn đi mau hơn, tỷ lệ tiêu hoá

cũng giảm.
2.4 Nhu cầu năng lượng
Vịt cũng như các loài gia cầm khác, cần nhiều năng lượng từ thức ăn để duy trì các
chức năng và thức hiện các hoạt động phản ứng tổng hợp của cơ thể. Khi một hợp
chất hữu cơ sinh năng lượng của thức ăn được trao đổi trong cơ thể, sản phẩm cuối
cùng của trao đổi là cacbonic, nước và năng lượng. Những sản phẩm này sinh ra giống
như bị đốt cháy. Tuy nhiên các bước trao đổi trong cơ thể động vật thì phức tạp hơn
nhiều so với sự đốt cháy (Bùi Xuân Mến, 2007).
Vịt khi được cho ăn tự do thì trước hết để thoả mãn nhu cầu năng lượng và sự ngon
miệng của chúng đối với thức ăn năng lượng. Khi cho ăn các khẩu phần thức ăn có
mức protein khác nhau thì vịt có khả năng tự điều chỉnh mức ăn vào để đáp ứng mức
tiêu thụ năng lượng trong cơ thể tương đối ổn định. Vì vậy, điều cần thiết là phải xác
định rõ nhu cầu các chất dinh dưỡng của vịt có liên quan với hàm lượng năng lượng
trong khẩu phần để đảm bảo vịt ăn vào sẽ lấy đủ tất cả các chất dinh dưỡng khác. Khi
cho vịt ăn mức khẩu phần năng lượng càng tăng lên thì thì lượng thức ăn ăn vào sẽ
20


giảm xuống và hiệu quả chuyển hoá thức ăn sẽ được cãi thiện (Đồng Phạm Phương
Thuỳ, 2009).
Theo Daghir (2008a), nhu cầu năng lượng giảm khi nhiệt độ gia tăng trên 21o C. Chủ
yếu là do giảm nhu cầu năng lượng cho duy trì, còn nhu cầu cho sản xuất thì không bị
ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Nhu cầu năng lượng cho duy trì giảm khi nhiệt độ
môi trường tăng đến dưới 27oC và sau đó tăng lên khi nhiệt độ tăng đến 34oC. Đã có
nhiều tài liệu chứng minh lợi ích của việc sử dụng chất béo trong nuôi dưỡng gia cầm
trong điều kiện khí hậu nóng. Bổ sung chất béo kích thích tiêu thụ ME và thức ăn và
cải thiện được năng suất trứng ở nhiệt độ cao. Bổ sung chất béo vào khẩu phần của gà
đẻ làm gia tăng lượng thức ăn ăn vào khoảng 17,2% ở 31o C và chỉ 4,5% ở nhiệt độ
10-18o C.
Theo trích dẫn của Nguyễn Thanh Vũ (2005) về vai trò của năng lượng đối với gia

cầm thì sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài acid amin ra nó còn giới hạn
bởi sự cung cấp năng lượng. Nếu khẩu phần không đủ năng lượng sẽ giảm năng suất
tổng hợp protein, từ đó dẫn đến giảm giá trị sinh học của protein. Vậy muốn tổng hợp
được protein với năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ acid amin mà cả
năng lượng, dư thừa một trong hai yếu tố trên đều không tốt. Dư acid amin thì giảm
tính thèm ăn, mà dư năng lượng thì gia cầm tích nhiều mỡ, giảm chất lượng quầy thịt.
Theo trích dẫn của Nguyễn Tiến Sĩ (2008) thì chất béo là nguồn cung cấp năng lượng
cao cho gia cầm, năng lượng đốt cháy trong cơ thể của chất béo cao gấp 2-2,5 lần so
với chất bột đường và chất protein.
Vì năng lượng cao nên khi bổ sung thêm vào thức ăn gia cầm sẽ nâng cao khả năng
sinh trưởng của gia cầm đáng kể đối với con giống có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nếu
khẩu phần có nhiều chất đạm thường khó nâng cao giá trị năng lượng. Nếu ta thêm
chất béo vào sẽ cân đối tốt hơn, khi thêm chất béo vào có thể xuất hiện một số acid
amin giới hạn, ta chỉ cần thêm acid amin có giới hạn thì đạt đến sự tối ưu mà không
cần nâng chất đạm lên nữa. Năng lượng toả nhiệt khi chuyển hoá chất béo ít hơn
chuyển hóa chất đạm và chất bột đường nên trong mùa hè giải quyết năng lượng bằng
chất béo cho gia cầm tốt hơn chất bột đường và protein.
Chất béo cũng là chất dung môi để hoà tan các vitamin và sắc tố tan trong chất béo
giúp cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu chất béo thì sự hấp thu caroten, vitamin A,
D, E, K cũng sẽ giảm.
2.5 Nhu cầu Protein
Người ta đã nhận biết vai trò quan trọng số một của protein trong sự sống. Trong chăn
nuôi protein là nguyên liệu chính cấu tạo các tế bào sống để hình thành các sản phẩm
chăn nuôi như thịt, trứng, lông và những sản phẩm chức năng khác trong cơ thể.

21


Protein nó chiếm khoảng 1/5 trọng lượng cơ thể gia cầm và 1/7-1/8 khối lượng của
trứng. Vì vậy việc đáp ứng đủ nhu cầu protein và acid amin là một trong những vấn đề

lớn cần quan tâm khi phối hợp khẩu phần nuôi vịt lai hướng trứng. Protein là chất hữu
cơ quang trong nhất, không chất dinh dưỡng nào thay thế vai trò của nó trong tế bào
sống. Do đó nó khác với mỡ và chất bột đường,là cấu tạo của hai chất này chỉ là
cacbon, hydro và oxy, còn cấu tạo của protein gồm cacbon, hydro, oxy, nitơ, lưu
huỳnh và phospho…Ngoài ra protein cũng còn tham gia vào quá trình xúc tác và điều
hoà cân bằng các phản ứng của cơ thể. Nếu cung cấp khẩu phần cho vịt không đủ thì
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng sinh sản (Bùi
Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu, chất kháng thể trong máu
chủ yếu là γ-globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein, nuôi gia cầm sẽ làm cho cơ
thể chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu. Cấu tạo nên
chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein (Nguyễn Thành Công, 2009).
2.5.1 Các trạng thái thiếu, thừa protein và biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng
protein ở gia cầm
Theo Dương Thanh Liêm (2003) trạng thái thiếu, thừa peotein và các biện pháp năng
cao hiệu quả sử dụng protein như sau:
+ Các trạng thái thiếu protein
Trên gia cầm non sinh trưởng chậm, còi cọc, mọc lông kém, sức sống chịu lạnh yếu,
thành thục chậm.
Trên gia cầm trưởng thành giảm sức đẻ trứng, lòng trắng trứng loãng, tỉ lệ ấp nở thấp,
sức đề kháng bệnh của gia cầm kém, hiệu quả kháng thể sau khi chủng ngừa không
cao. Gia cầm cắn mổ nhau, nhất là giai đoạn đang ra lông cánh và lông đuôi.
+ Các trạng thái thừa protein
Sự dư thừa protein dẫn đến nồng độ đạm cặn, acid amin trong máu tăng cao làm giảm
tính thèm ăn của gia cầm, từ đó không cải thiện được tăng trọng thậm chí còn giảm sự
tăng trọng so với khẩu phần bình thường.
Cơ thể tiêu hoá không hết protein gây sự lên men thối ở ruột già, manh tràng có thể
dẫn đến tình tạng viêm ruột tiêu chảy.
Dư thừa protein dẫn đến phản ứng khử amin quá mạnh, thải ra nhiều acid uric có hại
cho gan, thận. Nếu khẩu phần khiếm khuyết vitamin thì gây ra bệnh lí cho gan thận

nặng nề hơn. Acid uric thải ra thận nhiều có thể gây tình trạng kết tủa urat trong thận,
nặng hơn có thể tích mật trong dịch bao tim, xoang ngoài mô làm cho gia súc đau đớn
chết nhanh nếu nó vừa thiếu cả vitamin.

22


+ Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng protein của gia cầm
Có 3 biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng protein trong dinh dưỡng gia
cầm, đó là:
- Chọn nguyên liệu phối hợp khẩu phần cân đối protein, acid amin và năng lượng
không để thiếu các yếu tố khác.
- Bổ sung các acid amin thiết yếu có giới hạn vào thức ăn để đạt đến mức cân đối tối
thiểu.
- Xử lý nhiệt hợp lí để diệt các chất kháng tiêu hoá, như trường hợp antitrypsin đậu
nành.
2.5.2 Quá trình tiêu hoá protein ở gia cầm
Enterokinase

Trypsinogen

Trypsin
hoạt hoá
Trypsin

Protein thức ăn

Peptid mạch ngắn, acid amin
thủy phân
Trypsin


Kimotrypsinogen

Kimotrypsin
hoạt hoá
Kimotrypsin

Protein thức ăn

Peptid mạch ngắn, mạch polypeptid và acid amin
thủy phân
Elastase, Genatinase

Protein gân

Peptid mạch ngắn, acid amin
thủy phân
Protaminase

Protamin

Peptid và acid amin
Thuỷ phân
Carboxy peptidase

Peptid mạch ngắn

Peptid đơn giản gồm 2 acid amin cắt mạch
Dipeptidase


Peptid đơn giản

2 acid amin cắt mạch peptid
Carboxy peptidase

Peptid mạch ngắn

Peptid đơn giản gồm acid amin cắt mạch

Như vậy sản phẩm cuối cùng của các loại protein được các men tiêu hoá thủy phân và
cắt mạch peptid ngắn thành các acid amin, chúng được hấp thu vào ơ thể qua các tế
bào nhung mao ruột qua cơ chế vận tải.

23


Dạng hấp thu chủ yếu của protein là acid amin L, amino acid chiếm ưu thế trong hấp
thu gia cầm. Những acid amin như methionine, valine, leucin, isoleucin, tryptophan và
phenylalanin được hấp thu nhanh hơn arginine, glycine, glutamic. Các acid amin
aspartic, histidine, lysine, alanine, serine, threonine, tyrosine, cystine và proline được
hấp thu bằng trung bình của 2 nhóm trên. Trong nhóm L-amino acid có sự cạnh tranh
về mặt hấp thu. Sự hấp thu L histidine bị hạn chế khi có mặt lượng L-methionine
nhiều trong ruột (Nguyễn Thanh Vũ, 2005).
2.6 Nhu cầu acid amin
Vịt cũng giống như các loại gia cầm khác, thực chất chúng cần các acid amin trong
thức ăn dưới dạng protein chứ không phải protein (Dean, 1978). Protein trong khẩu
phần được phân cắt trong suốt quá trình tiêu hoá đến các acid amin, mà các acid amin
này được vịt hấp thu và sử dụng để tạo nên protein cơ thể của chúng, những acid amin
này phải được cung cấp trong khẩu phần bởi vì vịt không thể tổng hợp được từ các
nguồn khác, các acid amin này được gọi là các acid amin thiết yếu. Các mức độ

protein để đáp ứng nhu cầu acid amin cho vịt có thể thay đổi ít, điều này phụ thuộc
trên hàm lượng acid amin của khẩu phần được sử dụng trong mỗi công thức (Nguyễn
Thanh Vũ, 2005).
Acid amin là những nguyên liệu cơ bản, xây dựng nên phân tử protein phức tạp,
vịt cũng không khác các loại gia cầm khác, thực chất gia cầm cần acid amin trong
thức ăn dưới dạng protein, chứ không phải cần protein (Dương Thanh Liêm, 2003).
Vịt không thể tổng hợp được từ các acid amin cần từ các nguồn khác nên gọi là các
acid amin thiết yếu. Các mức độ protein để đáp ứng nhu cầu acid amin cho vịt có thể
thay đổi ít, điều này phụ thuộc trên hàm lượng acid amin của khẩu phần được sử dụng
trong mỗi công thức.
Theo Dương Thanh Liêm (2003), ở gia cầm cần 11 loại acid amin thiết yếu là
methionine, lysine, threonine, tryptophan, phenylalanine, leucine, isoleucin, valine,
histidine, arginine, glycine. Trong 11 loại acid amin này thì có 4 loại thường có giới
hạn trong thức ăn theo thứ tự có giới hạn nhiều đến ít, gồm có methionine, lysine và
threonine và tryptophan.
Giữa nhu cầu acid amin và nhu cầu protein thô trong thức ăn có quan hệ mật thiết.
Nếu các acid amin được cân đối tốt giữa chúng với nhau và giữa chúng với mức năng
lượng thức ăn thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ thấp. Sự lợi dụng protein của
gia cầm sẽ có hiệu quả.
2.7 Nhu cầu khoáng và vitamin
Vịt sinh sản hướng trứng thì có nhu cầu khắt khe về chất lượng thức ăn. Do đó cần
phải bổ sung đầy đủ vitamin và các loại khoáng cần thiết cho vịt.

24


Ở mỗi giai đoạn sản xuất khác nhau trong đời sống của vịt chúng có nhu cầu các
vitamin ở các mức độ khác nhau. Trong chăn nuôi vịt cần chú ý bổ sung đầy đủ các
loại khoáng và vitamin theo nhu cầu khác nhau về giai đoạn cũng như về giống vịt.
2.7.1 Nhu cầu về khoáng

Cùng với chất hữu cơ tìm thấy trong cơ thể động vật, nhiều yếu tố khác cũng là các
chất dinh dưỡng cần thiết phải có. Những yếu tố này gọi là chất khoáng. Chất khoáng
cần thiết cho gia cầm là Ca, P, Na, K, Mg, Cl, I, Fe, Mn, Cu, Mo, Zn và Se. Coban cần
có chỉ như một thành phần của vitamin B12, vì gia cầm không thể tổng hợp vitamin
B12 từ nguồn coban. Ca, P, Na, K, Mg, Cl là khoáng bổ sung chủ yếu vì chúng có mặt
trong khẩu phần tương đối lớn (khoáng đa lượng). Những khoáng còn lại cần được bổ
sung một lượng rất nhỏ, thường được tính bằng miligram hoăc ppm (phần triệu) trong
kg thức ăn. Tuy được yêu cầu ở mức vi lượng, nhưng nếu thiếu một khoáng bất kỳ
nào trong khẩu phần đều có thể gây bất lợi đối với vật nuôi cũng như thiếu một trong
các khoáng đa lượng (Bùi Xuân Mến, 2007). Chất khoáng rất cần thiết cho sự phát
triển của con, nếu cho vịt con ăn với khẩu phần thiếu khoáng thì chúng sẽ bị phát bệnh
thiếu dinh dưỡng khoáng. Ví dụ khẩu phần thiếu Mg thì vịt con dễ bị trụi lông và sưng
khớp ống chân. Còn thiếu Fe, Cu, Co thì vịt sẽ bị thiếu máu (Trần Quốc Anh, 2001).
2.7.2 Nhu cầu vitamin
Vitanin là hợp chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số
lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, bởi vì nó có vai trò rất quan trọng là tham
gia vào cấu trúc của nhiều enzyme trong hệ thống xúc tác các phản ứng sinh học để
duy trì hoạt động sống bình thường của cơ thể như: sinh trưởng, sinh sản và bảo vệ cơ
thể (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Bùi Xuân Mến (2007), vitamin không giống như chất dinh dưỡng khác, vitamin
như một nhóm có ít những đặc tính chung cho tất cả các vitamin. Vitamin là hợp chất
hữu cơ, thường không được tổng hợp bởi mô của cơ thể và có nhu cầu với trọng lượng
rất nhỏ trong khẩu phần. Vitamin không phải là thành phần cấu trúc của cơ thể và có
chức năng chung nhất như những coenzyme hoặc những chất điều tiết của sự trao đổi
chất. Có 13 vitamin được yêu cầu trong dinh dưỡng gia cầm và thường phân loại
thành hai nhóm gồm vitamin hòa tan trong chất béo và vitamin hòa tan trong nước.
Các vitmin hòa tan trong chất béo gồm A, D, E và K, còn vitamin hòa tan trong nước
gồm thiamin, riboflavin, niacin, folacin, biotin, acid pantothenic, pyridoxine, vitamin
B12 và choline. Gia cầm không yêu cầu bổ sung vitamin C trong thức ăn vì cơ thể
chúng có thể tổng hợp được vitamin C. Tuy nhiên, khi gia cầm bị stress thường được

bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng. Tất cả các vitamin rất cần thiết cho đời sống
động vật và phải được bổ sung lượng thích hợp cho gia cầm sinh trưởng và sinh sản.

25


×