Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Giáo án MỘT GIA ĐÌNH CÓ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.56 KB, 161 trang )

Tìm Hiểu Tiếng Việt(베베베베 베베)
Chính Tả(철철철, 철철철철)

Phép nói và viết hỏi ngã(철철 철철철 철철 철철 철철철 철)
Tính cách âm học của hai thanh hỏi ngã(베 베베 베베베 베베베 베베베 베베)
Muốn nói được hỏi ngã(베베베 베베베 베베베 베베베.)
Làm sao biết được tiếng nào hỏi, tiếng nào ngã(베베 베베 베베베 베베 베베베 베
베베 베 베 베베베.
Văn(철)

Văn Học Cổ(철철철)
Văn vần & Văn Xuôi(철철철 철철)
Truyện ngắn(철철철철)
Tho*(철)

Cổ thơ(철철)
Thất ngôn bát cú(철철 철철철)
Tứ tuyệt(철철철철, 철철철)
Ngũ ngôn(철철철철, 철철철)
Lục bát(철철철)
Song thất lục bát(철철철철-철철 철철 철철 철철철)
Thơ mới(철철)

PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGÃ


Hồ Hữu Tường soạn(철철 철 철 철철)
Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã,
nói và viết rất đúng, còn một phân nửa, từ Nghệ, Tịnh trở vào, nói không
phân biệt hai thanh này và viết rất lầm.(베베베베 베베베베 베베베베베 베베베베베 베베베 베베 베 베
베베 베베 베베베베베 베베베 베베 베베베베베 베베베 베 베 베베베 베 베베베 베베베 베베베 베베베베 베베베 베베베 베베베베.


Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt
nghèo nàn thêm, và làm cho lắm câu thành tối nghĩạ Người có ý thức
không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậỵ(베 베 베베베 베베베 베베 베베베 베베
베베베 베베 베베베베 베베베 베베베, 베베베 베베 베베베 베베베 베베 베베베 베베베 베베 베베베베 베베 베베 베베베 베베베 베베
베베 베베베. Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong,
là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngã(베 베베베 베베베 베베베 베 베, 베 베베 베베베베 베 베베 베 베
베베베:베베베 베베베 베베
Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này vàđưa ra một
luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu
nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đình là để
cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôị Đối với kẻ thiếu học,
thì công dụng của nó rất ít.
Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu
cho đã thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.
Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người
đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng va viết đúng
hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã nghe chung quanh họ, hai
thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi
người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn
đề đến triệt để.
Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sau, thì trẻ
em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hãy còn mãị
Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao
mà trừ đám cháy được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện
riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì thế hệ sau nghe ta nói đúng,
sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề nàỵ
Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã
nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa
thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ



không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử
xem chơi mà thôị
Paris, đầu mùa hè 1950

TÍNH CÁCH ÂM HỌC CỦA HAI THANH HỎI NGÃ
1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàụ Những thanh này chia
làm hai loại: loại thanh thuần là loại thanh biến.
2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ mãi tính
cách ấy từ đầu đến cuối:


Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không
dấu



Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu
hoặc phải viết với dấus sắc



Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu
huyền



Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng

Ở khắp cõi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh

thuần này
3. Những thanh biến không giữ mãi một tính cách. Khi phát tiếng ra thì, ban
đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:


Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là
những tiếng phải đánh dấu hỏi



Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là
những tiếng phải đánh dấu ngã

Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậỵ Bởi vì, khi nói,
họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rõ ràng được. Những người
từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi vì, khi nói, họ cho luồng hơi
qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.


4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngã, song không phải ở địa phương
nào cũng nói y như nhaụ
Ví dụ như nói dấu hỏị Có nơi thì nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa
giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi thì trái lại, đưa giọng lên ít,
đưa giọng xuống nhiềụ Vì vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của mình.
Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
Còn như nói dấu ngã, thì cũng vậỵ Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên
ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiềụ Bởi thế mà mỗi vùng có đặc
biệt của mình. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngã ấy
là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển

của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều
nghịch nhau luôn.
5. Vậy, muốn nói được rõ ràng hỏi, ngã, tất phải theo cho đủ hai điều kiện
này


Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh



Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới
xuống; gặp ngã trước cho xuống, rồi mới cất lên

Nếu theo đúng như trên, thì nói, đọc hỏi ngã sẽ không còn khó khăn gì cả

MUỐN NÓI ĐƯỢC HỎI, NGÃ
10. Sự phân tích ở trước đã chỉ rằng hai thanh hỏi, ngã khác nhau như hai
điệu nhạc. Vì vậy mà muốn nói được hai thanh này, chúng ta phải tập như là
tập hát hai điệu nhạc khác nhaụ Và phép tập nói, được trình bày ở đây, cũng
phỏng theo phép tập hát.
11. Bắt đầu, phải tập nghẹ Trẻ con ở đàng ngoài, vừa mới nhớm có trí khôn,
là đã nghe thật lâu, rồi mới bập bẹ vài lờị Và bởi chúng nó biết nghe phân
biệt hỏi, ngã, mà chúng nó nói được rõ ràng.
Người học hát cũng thế. Lỗ tai của họ đã quen một điệu hát, biết phân biệt
điệu hát của mình học, trong muôn điệu, thì mới có thể hát đúng được.


Khi ta tập nghe, tất nhiên phải nghe những người nói đúng, nhất là những
trẻ con đàng ngoài, vì tiếng nói của chúng nó trong trẻo hơn. Khi chúng nó
nói mau, mà ta phân biệt kịp được tiếng nào thanh hỏi, tiếng nào thanh ngã,

ấy là phần thứ nhất đã xong rồị
12. Kế đến tập nóị Khi lỗ tai đã quen rồi, thì tất nhiên miệng nói theo ý
được. Ban đầu còn ngượng chút ít. Nhưng việc biến thanh không phải là khó,
đối với kẻ biết lên giọng xuống giọng. Nên cẩn thận nơi tuần tự trước sau,
như đã bày ở trước.
Cũng nên lấy tay mà vẽ trên không lằn cong mô tả sự lên giọng, xuống
giọng, giống như người chỉ huy cuộc hoà nhạc ra dấu vậỵ Cách thực tiễn
này, nếu được các nhà giáo áp dụng ở nhà trường, sẽ đem lại mau lẹ những
thành tích tốt đẹp.
13. Sau là phải luôn luôn thực hành. Nói chuyện với người đàng ngoài phân
biệt hỏi, ngã đã đành, mà nói với ai cũng giữ cho nghiêm nhặt, chẳng cho
saị Lại cũng nên dùng mọi phương pháp để cho chung quanh mình, ai nấy
đều nói phân biệt hỏi, ngã. Ở nhà trường, các nhà giáo phải nghiêm khắc. Ở
sân khấu, các diễn giả phải thận trọng cách phát ngôn. Ở diễn đàn, mọi
người phải tập nói trúng.... Thì lần lần, phong trào lan rộng, sẽ lôi cuốn được
số đông theọ
14. Chừng ấy, mỗi người đều nghe chung quanh mình phân biệt rõ ràng, sẽ
xem việc nói cẩu thả của mình như là một việc nới đớt. Rồi sẽ xấu hổ, tự
chữạ Lại gặp hoàn cảnh thuận tiện để chữa được vì có khác nào trẻ con ở
đàng ngoài, đã nghe mọi người nói phân biệt, ắt sẽ nói phân biệt dễ dàng.
Rồi một thế hệ sau, khi mỗi người đã phân biệt hẳn hoi rồi, thì tình trạng
ngày nay chỉ có ở đàng ngoài, sẽ được phổ cập toàn cõi Việt Nam. Vấn đề
hỏi ngã sẽ giải quyết xong rồi vậỵ
15. Nhưng trước khi đến được tình trạng đẹp đẽ ấy, phải trải qua một hồi
quá độ Ấy là lúc mọi người biết cách nói và nói được, viết được hỏi, ngã,
nhưng hãy còn chưa thuần thục và tự nhiên được như người đàng ngoàị Gặp
một tiếng, thuộc về loại các thanh biến, không biết nó là thanh nào, hỏi hay
là ngã. Vậy làm sao mà nói đúng, viết đúng được? Nói cách khác, thì đâu là
phương pháp để phân biệt tiếng ấy có thanh hỏi hay ngã. Chúng ta sẽ có trả
lời ở phần sau nàỵ



LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC
TIẾNG NÀO HỎI TIẾNG NÀO NGÃ
Phương Pháp Tự Nhiên
16. Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào
ngã, thì nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết, là học
Phương pháp này đã đem lại những công hiệu rõ ràng. Nhiều người ngoại
quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đã chịu khó học cẩn thận rồi, thì
nói, viết rất đúng hỏi ngã. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói
được viết đúng như người đàng ngoàị
Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cõi Bắc Việt, ai cũng nói đúng
nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh mình.
17. Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường
xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực
nhọc hay để tí công cố gắng nàọ Chung quanh mình, cha, mẹ, anh, chị, bè,
bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy mình, và lại những ngưòi thầy
dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đã
học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề
Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấỵ Ngay nhà
trường chính quy cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề nàỵ Thầy giáo
nào có công, cũng chỉ dfạy cho học trò đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi
chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đã dạy học trò nói thanh ngã,
thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, vì chính họ còn chưa nói được
thay!
18. Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải
cố tìm tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dõi theo một phương pháp
tự nhiên.
Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngã.
Phương pháp ấy, là nên học thuộc lòng, không khác nào trẻ con mới học nói

phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học
thuộc tiếng lạ


Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói
thanh nào, thì làm sao cho lời được suôn, lại còn nói chi đến việc trổ tài hùng
biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào,
thì làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của mình?
19. Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngã, không có gì qua từ điển, tự điển, tự
vị Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn
Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu,
mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ
Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế
tiếng Việt, thật là khó tìm. Một vài quyển hãy còn lưu hành, nhưng lại rất cẩu
thả về vấn đề chính tả.
20. Học trong tự điển là một việc rất mau chán. Vì vậy mà cần có một lối học
mau lẹ, lại có nhiều kết quả.
Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:


Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy ta
học trước hết những tiếng thanh ngã, ắt ít tốn công hơn. Còn tất cả
những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏị Dựa theo sự nhận xét
này, chúng tôi trích đăng ở phần phụ lục một bảng kể những tiếng
thanh ngã để cho tiện việc học thuộc lòng.



Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan,
tai nghe, mắt nhìn, tay viết. Phần lỗ tai đã được chú trọng rồị Còn nên

cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng,
những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen
mắt, quan tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rõ ràng vẽ hình kéo
xuống, sau khi đã vòng tròn, dấu ngã rõ ràng kéo lên, sau khi đã vòng
tròn. Tay, mắt, tai hiệp nahu làm cho phần máy móc của trí nhớ được
vận dụng đầy đủ, thì sự nhớ càng chắc.



Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập
luyện và để củng cố những điều đã học được với một cách máy móc.
Vậy cần phải suy nghĩ, để tìm cái lý của sự việc (nghĩa là cái lẽ vì sao
phải đánh dấu ngã) và những liên quan của các việc. Đây là một công
cuộc đòi lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương saụ


Tiểu sử tác giả:


Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ,
sinh năm Ất Dậu dưới triều Lê Cảnh Hưng (1765); người xã Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.



Là dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng
làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần
người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham
Tụng, Thái Bảo trong triềụ




Sinh ra trong một gia Đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ
văn của Nguyễn Du sớm có Điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông Đã nổi
tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương Đậu Tam Trường.
Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữạ



Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, Đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì
tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.



Năm 1802, Nguyễn Ánh lật Đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời Nguyễn Du
ra làm quan; ông từ mãi mà không Được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm
1805, ông Được thăng Đông Các Điện học sĩ, tước Du Đức Hầụ Năm 1813,
thăng Cần Chánh Điện học sĩ, Được cử làm Chánh Sứ Đi Trung Quốc. Sau khi
về nước, năm 1815, ông Được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Trị



Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngạị Ông
thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất
Đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: ``Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ,
song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt
như không biết nói năng gì...''




Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông Đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp
Đi thì ông Đột ngột qua Đờị



Đại Nam Liệt Truyện viết: ``Đến khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo
người nhà sờ tay chân. Họ thưa Đã lạnh cả rồị Ông nói "Được" rồi mất; không
trối lại Điều gì.''




Tác phẩm tiêu biểu: ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn Để lại Văn
Tế Thập Loại Chúng Sinh, Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu, Thác Lời Trai
Phường Nón bằng chữ Nôm, và ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Nam
Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp Lục.

Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều:


Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân: ``... Xem chỗ giấc mộng Đoạn
trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi; khúc Đàn bạc mệnh gảy xong
mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu Đời xa người khuất, không Được mục
kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở Đầu ngọn bút, nước mắt
thắm ở trên tờ giấy, khiến ai Đọc Đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, Đau Đớn
như Đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn Trường Tân Thanh cũng phảị''
``Ta nhân lúc Đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm Đã
khổ, tự sự Đã khéo, tả cảnh Đã hệt, Đàm tình Đã thiết, nếu không phải có con
mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn Đời, thì tài nào có cái
bút lực ấỵ.''




Phong Tuyết chủ nhân: ``Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa
lâm ly, vừa ủy mị, vừa Đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong
mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy
mị, Đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậỵ..''



Phạm Quỳnh: ``Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...''



Dương Quảng Hàm: ``trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới Đến các kẻ thường
dân phụ nhụ, ai cũng thích Đọc, thích ngâm và thuộc Được ít nhiềụ..''



Ca dao:
Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiềụ..



Huỳnh Thúc Kháng: `` (Truyện Kiều) về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong
Đựng những vật có chất Độc...''




Nguyễn Bách Khoa: ``Truyện Kiều là một thứ văn chương Đã ở vào một vị trí
phản tiến hóa lúc Đương thời của Nguyễn Dụ Nó chứa chan một chất tàn héo,


tiêu mạ Nó là kết tinh phẩm của một chặng Đường suy Đồi nhất trên tràng kỳ
tiến hóa của cá tính Việt Nam...''


Hoài Thanh: `` (Truyện Kiều) là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc
mợ.. một cái nhìn bế tắc...''



Xuân Diệu: `` (Truyện Kiều) là một tiếng khóc vĩ Đạị.. Nguyễn Du Đã nhìn thấy,
Đã cảm xúc, Đã tổng kết hàng vạn vạn Đau khổ của người Đời dưới chế Độ
phong kiến suy Đồị..''



Tố Hữu: ``Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiềụ..''



Chế Lan Viên: ``Nguyễn Du viết Kiều, Đất nước hóa thành văn...''



Khuyết danh: ``Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiềú'

câu 1 đến 16

"1. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhaụ
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
5. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
10. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho giạ
15. Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

câu 17 đến 32


Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mườị
Vân xem trang trọng khác vời,
20. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu dạ
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
25. Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa haị
Thông minh vốn sẵn tư trời,
30. Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
câu 33 đến 48
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
35. Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kệ
Êm Đềm trướng rủ màn che,
Tường Đông ong bướm đi về mặc aị
câu 33 đến 48
Ngày xuân con én Đưa thoi,
40. Thiều quang chín chục Đã ngoài sáu mươị
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng Điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
45. Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.


Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
câu 49 Đến 64
Ngổn ngang gò Đống kéo lên,
50. Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
55. Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm Đất bên Đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rằng: "Sao trong tiết thanh minh,
60. "Mà Đây hương khói vắng tanh thế mà?"
Vương Quan mới dẫn gần xa:
"Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhị
"Nổi danh tài sắc một thì,
"Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.
câu 65 Đến 80
65. "Kiếp hồng nhan có mong manh,
"Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
"Có người khách ở viễn phương,
"Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơị
"Thuyền tình vừa ghé tới nơi,
70. "Thì Đà trâm gẫy bình rơi bao giờ.
"Buồng không lạnh ngắt như tờ,
"Dấu xe ngựa Đã rêu lờ mờ xanh.
"Khóc than khôn xiết sự tình,
"Khéo vô duyên ấy là mình với tạ
75. "Đã không duyên trước chăng mà,
"Thì chi chút ước gọi là duyên saụ
"Sắm xanh nếp tử xe châu,


"Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoạ

"Trải bao thỏ lặn ác tà,
80. "Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"
câu 81 Đến 96
Lòng Đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều Đã Đầm Đầm châu sa
"Đau Đớn thay phận Đàn bà!
"Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
85. "Phũ phàng chi bấy hoá công,
"Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha
"Sống làm vợ khắp người ta,
"Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
"Nào người phượng chạ loan chung,
90. "Nào người tích lục tham hồng là ai ?
"Đã không kẻ Đoái người hoài,
"Sẵn Đây ta kiếm một vài nén hương.
"Gọi là gặp gỡ giữa Đường,
"Họa là người dưới suối vàng biết chọ"
95. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi vài gật trước mồ bước rạ
câu 97 Đến 112
Một vùng cỏ áy bóng tà,
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau
Rút trâm sẵn giắt mái Đầu,
100. Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng Đứng lặng tần ngần chẳng rạ
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn Đứt nối, châu sa vắn dàị
105. Vân rằng: "Chị cũng nực cười,
"Khéo dư nước mắt khóc người Đời xưạ"

Rằng: "Hồng nhan tự thuở xưa,
"Cái Điều bạc mệnh có chừa ai Đâu ?


Nỗi niềm tưởng Đến mà Đau,
110. Thấy người nằm Đó biết sau thết nào ?"
Quan rằng: "Chị nói hay sao,
"Một lời là một vận vào khó nghẹ
câu 113 Đến 128
"Ở Đây âm khí nặng nề,
"Bóng chiều Đã ngả dậm về còn xạ"
115. Kiều rằng: "Những Đấng tài hoa,
"Thác là thể phách, còn là tinh anh,
"Dễ hay tình lại gặp tình,
"Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ."
Một lời nói chửa kịp thưa,
120. Phút Đâu trận gió cuốn cờ Đến ngaỵ
Ào ào Đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiềụ
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.
125. Mắt nhìn ai nấy Đều kinh,
Nàng rằng: "Này thực tinh thành chẳng xạ
Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u hiển mới là chị em.".

Câu 1 đến 24
1. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
5. Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mâỵ
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ.
10. Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ


Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noạ
15. Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
20. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trờị
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng maọ
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thụ
Câu 25 đến 49
25. Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt,
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân.
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch,
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân.
Thanh bình tam bách niên thiên hạ,
30. Tùng thử nhung y thuộc vũ thần.

Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát,
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt.
Cung tiễn hề tại yêu,
Thê noa hề biệt quyết.
35. Liệp liệp tinh kỳ xuất tái sầu,
Huyên huyên tiêu cổ từ gia oán.
Hữu oán hề phân huề,
Hữu sầu hề khế khoát.
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào,
40. đầu bút nghiễn hề sự cung đaọ
Trực bã liên thành hiến minh thánh,
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêụ
Trượng phu thiên lý chí mã cách,
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng maọ
45. Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến,


Tây phong minh tiên xuất Vị Kiềụ
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
đường bên cầu cỏ mọc còn non.
đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Câu 50 đến 74
50. Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuâỵ
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,
Bước đi một bước dây dây lại dừng.
55. Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,

Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beọ
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
60. Tới Man Khê, bàn sự Phục Bạ
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia taỵ
65. Hà Lương chia rẽ đường này,
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùị
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
70. Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng ?
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trong bóng phất phợ
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
75. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.
đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,


Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
60. Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâụ
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
65. Chàng từ đi vào nơi gió cát,
đêm trăng này nghỉ mát phương nao ?
Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầụ
Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn,
70. Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon.
Ôm yên gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.
Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại,
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm quạ
[

Đôi dòng tiểu sử


"Bà Chúa thơ Nôm" là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), quê ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, và một người thiếp quê ở Hải Dương.



Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn
vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ,
người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ,
1768-1839).



Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786), đậu Hoàng Giáp, làm quan
đến Hành Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ

chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khảị



Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương Thi Tập (dù có
đôi bài đáng nghi vấn). Ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu
Hương Ký.




Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình
cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.



Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ... trong thơ Nôm của bà có một không hai,
vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót
vời của nguồn thơ nôm na bình dân".
Thiếu Nữ Ngủ Ngày

Muà hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong.


Đèo Ba Dội
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leọ
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêụ
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương reọ
Hiền nhân quân tử ai là chẳng ?


Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèọ

Động Hương Tích
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Lý Thường Kiệt
Đôi dòng tiểu sử


Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này
ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý Thường Kiệt.




Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc
Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là người làng An Xá, huyện
Quảng đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng
Long.



Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13
tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105).



Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23
tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức
Thái úy. Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn...



Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân
Trung Quốc ở các châu Ung Khâm Liêm nhân dịp chủ động đem
quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông


cho đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ
Nam Quốc Sơn Hà.

Lý Thường Kiệt


Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Dịch thơ:
Sông Núi Nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

Lý Thường Kiệt

Chú thích:


Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Bài
thơ xuất hiện năm 1077 giữa cuộc chiến đấu oanh liệt trên
phòng tuyến sông Như Nguyệt (khúc sông Cầu thuộc huyện Yên
Phong, tỉnh Hà Bắc ngày nay) giữa quân dân Đại Việt và mấy
chục vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huỵ Tương truyền giữa
lúc khó khăn, quân sĩ hai bên một đêm bỗng nghe tiếng ngâm
vang vọng của bài thơ trên từ đền thờ Trương Hống Trương Hát
(hai tướng tài của Việt Vương Triệu Quang Phục). Bài thơ góp
phần khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và khiến quân


Tống hoang mang, rúng động, dẫn đến thất bại thảm hại của
chúng chẳng bấy lâu sau đó.



Lĩnh Nam Chích Quái co' che'p mo^.t di. ba?n:


Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm lược ?
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư !

Đặng Dung
Đôi dòng tiểu sử


Đặng Dung là con Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần. Năm sinh và năm
mất của ông không rõ, chỉ biết ông là người làng Tả Thiên Lộc, huyện Phỉ Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh.



Giận cha mình bị vua Giản Định giết oan (1408) vì lời gièm pha của gian thần
sau trận Bô Cô, ông Đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý
Khoáng lên ngôi vua, và Được giữ chức Đồng bình chương sự.



Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị nhiều lần trực tiếp chiến Đấu với quân Minh. Đêm
tháng 9 năm Quý Tỵ (1413), Đặng Dung Đánh úp doanh trại giặc và xuýt nữa
bắt sống tướng Minh Trương Phụ (vì không biết rõ mặt nên Phụ lợi dụng Đêm
tối dùng thuyền nhẹ trốn thoát Được).




Tháng 11 năm 1413, vua tôi nhà Hậu Trần thế cô cuối cùng bị quân Minh bắt
giải về Yên Kinh. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không có chép gì về cái chết của
ông. Theo Ngô Thì Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án thì ông và Nguyễn Cảnh Dị bị
Trương Phụ moi gan ăn.



Ông còn để lại duy nhất một bài thơ, Cảm Hoài, chép trong Toàn Việt Thi Lục.
Lý Tử Tấn có lời bình phi hào kiệt chi sĩ bất năng (nếu không phải là kẻ sĩ hào
kiệt, ắt không thể làm được bài thơ này).

Đặng Dung


Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma
-- Bản Dịch Tản Đà
Việc đời man mác, tuổi già thôi !
đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai !
Phò vua bụng những mong xoay đất,

Gột giáp sông kia khó vạch trờị
đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi
Đặng Dung
-- Bản Dịch Phan Kế Bính
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc saỵ
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng caỵ
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mâỵ
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày
Chú thích:


đồ điếu: điển tích đời Hán, Phàn Khoái làm nghề bán thịt chó, Hàn Tín làm
nghề câu cá, cả hai sau này đều là khai quốc công thần, giúp Hán Cao Tổ
Lưu Bang phá Tần diệt Sở.




tẩy binh: điển tích từ hai câu thơ của đỗ Phủ trong bài Tẩy Binh Mã:



An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà
Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng
(Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà

Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa).



Long Tuyền: tên một loại gươm báu thời xưa

Nguyễn Công Trứ
Đôi dòng tiểu sử


Nguyễn Công Trứ (1778-1858) hiệu là Ngộ Trai, tự là Hy Văn, quê quán tại làng
Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.



Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ
Hương Cống đời nhà Lệ



Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, ông luôn cố công trau dồi kinh sử để
mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, ông cuối
cùng đậu Tú Tài năm 1813 và đậu Giải Nguyên năm 1819.



Hoạn lộ của ông lắm bước thăng trầm: ông làm quan ở nhiều tỉnh, nhiều vùng,
có khi lên đến Binh Bộ Thượng Thư, nhưng cũng có lắm lần bị dèm pha giáng
chức. Ông giúp triều đình nhà Nguyễn đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (Lê
Duy Lương, Nông Văn Vân, Phan Bá Vành...); làm Doanh điền Sứ, giúp dân

khai khẩn đất hoang (1828)...



Ông mất ngày 7 tháng 12 năm 1858 tại chính quán, thọ 81 tuổi, được phong
tước Dinh Bình Hầụ



Nguyễn Công Trứ để lại nhiều tác phẩm chữ Hán (câu đối, sớ) cũng như chữ
Nôm (thơ, hát nói, phú, câu đối, ca trù...). Thơ văn Nguyễn Công Trứ phản ảnh
khá trung thực sự biến chuyển tâm lý của một nhà nho cổ điển qua từng giai
đoạn đời sống. Phần lớn các tác phẩm hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một
bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ, và thái độ cầu tiến, vươn lên. Lúc về
già, sáng tác của ông lại tìm về tư tưởng an nhàn, hưởng lạc.


Than Nghèo
Chửa chán ru mà quấy mãi đây,
Nợ nần dan díu mấy năm naỵ
Mang danh tài sắc cho nên nợ,
Quen thói phong lưu hóa phải vaỵ
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt,
Anh hùng khi gắp cũng khoanh taỵ
Còn trời, còn đất, còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này ?
Có lẽ ta đâu mãi thế này,
Non sông lẩn thẩn mấy thu chầỵ
đã từng tắm gội ơn mưa móc,
Cũng phải xênh xang hội gió mâỵ

Hãy quyết phen này xem thử đã
Song còn tuổi trẻ chịu chi ngay ?
Xưa nay xuất xử thường hai lối,
Mãi thế rồi ta sẽ tính đâỵ
Mãi thế rồi ta sẽ tính đây,
điền viên thú nọ vẫn xưa naỵ
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh saỵ
Tòa đá Khương Công (1) đôi khóm trúc,
Áo xuân Nghiêm Tử (2) một vai cày
Thái bình vũ trụ càng thong thả,
Chẳng lợi danh gì lại hóa haỵ
Than Nghèo (tiếp theo)
Chẳng lợi danh gì lại hóa hay,
Chẳng gì phiền lụy chẳng ai rầỵ
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
Trong thú yên hà mặc tỉnh saỵ
Liếc mắt coi chơi người lớn bé


Vểnh râu bàn những chuyện xưa naỵ
Của trời trăng gió kho vô tận,
Cầm hạc (3) tiêu dao đất nước nàỵ
Vịnh Cảnh Nghèo
Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần
Bởi vì nhà khó hóa bần thần.
Mấy đời thầy kiện mà thua mẹo,
Nghĩ phận thằng nghèo phải biết than.
Số khá bĩ rồi thời lại thái
Cơ thường đông hết hẳn sang xuân.

Trời đâu riêng khó cho ta mãi,
Vinh nhục dù ai cũng một lần.
(1) Khương Công: tức Khương Thượng (còn được gọi là Khương Tử Nha, Lã Thượng,
Lã Vọng) thường ngồi câu ở bến sông Vị trước khi ra giúp vua Chu Văn Vương.
(2) Nghiêm Tử: tức Nghiêm Tử Lăng, người đời đông Hán, trước khi đắc dụng thường
đi cày ruộng ở núi Phú Xuân.
(3) Cầm hạc: điển tích Triệu Thanh Hiến đời Tống đi làm quan ở đất Thục chỉ đem theo
một cây đàn và một con chim hạc.

TRẦN TẾ XƯƠNG
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò...
Đôi dòng tiểu sử


Trần Tế Xương (1870-1907), hiệu Vị Thành, là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch nhưng cũng có
vai vế ở Vị Xuyên.



Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới
năm 24 tuổi (1894) mới đổ Tú Tàị Sau đó ông lại trượt Cử Nhân 5 khoa liền.


×