KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG
TUẦN 26
Thứ,
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1 - ĐÓN
TRẺ
- Trò chuyện
về công việc
trồng lúa của
bố mẹ.
- Trò chuyện
về công cụ lao
động của bố
mẹ.
- Trò chuyện
về công việc
đồng án của bố
mẹ
- Trò chuyện
về sản phẩm
do mọi
người trong
gia đình làm
ra.
- Trẻ kể về
những người
thân trong
gia đình của
bé.
2 -THỂ
DỤC
VẬN
ĐỘNG
- Đi theo
đường dích
dắc.
- Ôn đội hình,
đội ngũ.
- Tập trẻ xếp
hàng ngang,
hàng dọc và
kết hợp các
kiểu đi.
- Đi trong
đường hẹp.
- Tập theo
bài “Ồ sao
bé không
lăc”.
3 -HOẠT
ĐỘNG
CHUNG
- THỂ DỤC
:
Đi bước dồn
trước trên
ghế băng.
- GDÂN :
Lớn lên cháu
lái máy cày.
- MTXQ :
Trò chuyện về
công việc
- LQCC :
Tô chữ I – T –
C.
- VĂN HỌC
:
Qủa thị.
- TẠO HÌNH
Vẽ công việc
mà cháu
thích.
trồng lúa của
bố mẹ.
4 -HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Trẻ chơi tự
do.
- Vỗ tay theo
nhịp giống cô.
- Quan sát cây
cối xung
quanh lớp.
- Trò chơi thi
nói nhanh
công việc mà
trẻ hay làm.
- Trò chơi
dân gian.
5 -HOẠT
ĐỘNG
GÓC
- Xây trường nhà của bé có tường rào, cổng ngõ, có vườn rau sạch.
- Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố,
mẹ,
- Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn rau xanh, trồng hoa, chăm sóc
hoa.
- Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu trường, các thành viên trong gia đình.
6 -HOẠT
ĐỘNG
TỰ
CHỌN
- Dạy trẻ làm
quen với âm
nhạc “Lớn
lên cháu lái
máy cày ”
- Vệ sinh cá
nhân, lớp học.
- Giáo dục lễ
phép.
- Lau đồ dùng
đồ chơi trong
lớp.
- Làm quen
với chữ cái.
- Dặn dò,
nhắc nhở.
- Làm quen
một số bài
thơ, bài hát
ở địa
phương.
- Nhận xét
tuyên
dương, phát
phiếu bé
ngoan.
Thứ 5
1) Đón trẻ : TRÒ CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
DO MỌI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH LÀM RA
I/Mục đích :
- Trẻ biết được hằng ngày bố mẹ đi làm và đã làm ra được những sản
phẩm gì.
- Biết yêu quí bố, mẹ.
II/Chuẩn bị :
- Hạt thóc, gạo, ngô, củ sắn….
- Câu hỏi đàm thoại.
III/Tiến hành :
1)Ổn định giới thiệu :
- Cho lớp đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
- Hỏi trẻ vừa đọc bài thơ nói về cái gì ?.
- Ai đã làm ra cái bát ?
- Cái bát dùng để làm gì ?
- Cơm ở đâu mà có ?
- Thế các con có biết bố mẹ bạn làm gì để có cơm không ?
- À đúng rồi, hằng ngày bố, mẹ đã đi cày, cấy để làm ra hạt gạo nuôi sống
chúng ta.
- Muốn có lúa, gạo, bố mẹ phải đi cày, làm đất cho nhỏ , cho sạch, nhặt cỏ….
- Gieo lúa, bón phân, tưới nước ? Hằng ngày phải chăm sóc, nhổ cỏ. Lúa tốt
rồi sẽ trổ bông, sẽ thành hạt. Khi lúa chín, bố mẹ gặt lúa, phơi cho khô. Lúa
khô mang đi xay, ra gạo, lấy gạo nấu thành cơm các con ăn hàng ngày.
* Giáo dục : muốn có cơm cho các con ăn hằng ngày, bố mẹ phải làm lụng
rất vất vả mới có. Vì vậy khi ăn các con nhớ ăn hết phần, không làm rơi vãi,
đổ cơm nhớ chưa nào.Các con phải biết yêu thương bố mẹ thật nhiều nhé,
chăm ngoan, học giỏi để bố mẹ vui lòng .
2)Trò chơi :
Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt, nẩy mầm.
3)Kết thúc : Chuyển hoạt động.
000
2)Thể dục vận động : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
I/Mục đích :
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Trẻ biết đi trong đường hẹp phải cẩn thận kẻo dẵm vạch.
II/Chuẩn bị :
- Cô vẽ vạch sẵn.
- Sân sạch sẽ.
III/Cách tiến hành :
1) Ổn định :
a)Khởi động :
Cho trẻ xếp thành vòng tròn và kết hợp các kiểu đi.
b)Trọng động :
Bài tập phát triển chung :
+ Tay vai : (2 x 8 nhịp)
Hai tay dang ngang bàn tay ngữa, gập khuỷu tay ngón tay chạm vai.
+ Chân : (4 x 8 nhịp)
+ Bụng : ( 2 x 8 nhịp) Đưa tay lên cao cúi gập người về trước, ngon tay
chạm mu bàn chân.
+Bật : (2 x 8 nhịp) Bật luân phiên chân trước, chân sau.
b)Vận động cơ bản :
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang.
- Gìơ học hôm nay cô cùng các con tập bài : đi trong đường hẹp.
- Cô nói : cô đã vẽ vạch xong bây giờ các con chú ý xem cô đi nhé. Cô vừa
đi vừa giải thích : khi đi mắt nhìn xuống đất, đi từ từ kẻo dẵm vạch, bạn thứ
nhất đi xong rồi về cuối hàng đứng. Và bạn thứ hai tiếp tục thực hiện như bạn
thứ nhất. Cư thế tiếp tục đến bạn cuối cùng.
- Tiến hành cho trẻ thực hiện.
3)Hồi tĩnh : cho trẻ đi hít thử nhẹ nhàng.
000
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI : QUẢ THỊ
I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức
- Trẻ chú ý lắng nghe và hiểu được nội dung truyện.
- Trẻ biết trả lời đúng các câu hỏi của cô.
2/Kỹ năng
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân hậu của câu chuyện cổ tích, biết yêu
cái thiện, ghét cái ác.
- Trẻ biết thể hiện thái độ.
3/Giáo dục
- Trẻ biết đoàn kết, yêu thương những người thân trong gia đình, giúp đỡ
bạn bè.
4)Phát triển :
- Phát triển ngôn ngữ .
- Phát triển trí nhớ.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Que rối các nhân vật .
- Cô thuộc truyện.
- Các gói quà hoặc bbông hoa có đính câu hỏi.
III. Phương pháp
- Trực quan, đàm thoại ,thực hành .
- Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh, toán.
IV/ Cách tiến hành :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1)Ổn định, dẫn dắt giới thiệu:
- Cho lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện
: ở một gia đình nọ có hai chị em Tấm và Cám cùng cha
nhưng khác mẹ. Cha mất sớm, Tấm sống với gì ghẻ và
người em là Cám . Tấm rất hiền và đáng thương, còn mẹ
con Cám thì độc ác. Để xem cuộc đời Tấm và Mẹ con
Cám như thế nào các con hãy lắng nghe cô kể chuyện
- Lớp hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
nhé.
2)Hoạt động nhận thức :
- Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp lật tranh. Bây giờ
các con có thích đi gặp các nhân vật không nào ?
- Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “ cô dạy” đến sân
khấu rối.
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp dùng rối, trích dẫn
nội dung và giáo dục.
+ Giáo dục : Các con à ! Người hiền lành, chăm chỉ
lao động như cô Tấm được hưởng hạnh phúc, sung
sướng. Còn người lười biến, độc ác như mẹ con cô Cám
bị trừng phạt là đúng phải không các con.
Vì thế trong cuộc sống, chúng ta phải biết yêu
thương, giúp đỡ nhau, không được làm hại nhau, các
con nhớ câu “ở hiền gặp lành”
- Cô kể diễn cảm lần 3 kết hợp tranh (đến chi tiết
nào cô dùng thước chỉ vào từng chi tiết đó trong tranh)
* Đàm thoại :
1- Trong câu chuyện gồm có những ai ?
2- Tấm là người như thế nào ?
3- Cám là người như thế nào ?
4- Mẹ Cám là người như thế nào ?
5- Trong câu chuyện con thích nhân vật nào nhất ? Vì
sao ?
6- Vì sao Tấm chết ?
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Hiền lành, chăm chỉ.
- Lười, độc ác.
- Âm mưu, độc ác.
- Trẻ trả lời.
- Vì mẹ con Cám hại.
- Trẻ kể.
- Hạnh phúc, sung
sướng.
- Trẻ lắng nghe.
7- Cô Tấm đã biến hoá thành những gì ?
8- Ai thường giúp đỡ Tấm ?
9- Cuối cùng Tấm được sống cuộc sống như thế nào ?
Dẫn trẻ về chỗ vừa đi vừa hát “ bà ơi bà”.
* Đặt tính cách nhân vật :
Hôm nay lớp mình học rất ngoan để thưởng cho các
con cô tổ chức cho các con chơi một trò chơi :
- Cho trẻ gắn nhân vật lên bảng và gọi tên.
- Hỏi trẻ tính cách của Tấm, cô viết lên bảng và cho trẻ
đọc.
- Hỏi trẻ tính cách của mẹ con Cám.
- Cô ghi và cho trẻ đọc.
* Đặt tên chuyện :
- Cô cho trẻ đặt tên câu chuyện theo ý mình.
- Cô thấy các con đặt tên cho câu chuyện rất hay nhưng
nhưng câu chuyện này có tên là “ Tấm Cám” đấy các
con.
- Cô và trẻ thống nhất lấy tên truyện là “Tấm Cám”.
* Trò chơi :
- Cho trẻ vẽ những nhân vật mà trẻ thích.
Cho lớp hát một bài và đi ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe.
000
4)Hoạt động ngoài trời: THI NÓI NHANH NHỮNG CÔNG VIỆC
MÀ TRẺ HAY LÀM.
I/Mục đích:
- Trẻ biết kể được tên công việc hằng ngày bé có thể tự làm.
- Trẻ biết làm những công việc thành thạo.
II/Chuẩn bị :
- Sân sạch sẽ.
III/Cách tiến hành :
1/ Ổn định tổ chức:
- Các con à, để xem hằng ngày các con đã làm được việc gì để giúp bố, mẹ.
Bây giờ các con cùng cô hãy thi nói nhanh công việc mà các con tự làm để giúp bố
mẹ nào.
2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động.
a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
- Trẻ biết tên công việc.
- Trẻ tự kể theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ biết thương yêu, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
b/ Hoạt động tập thể:
- Cho trẻ hát bài “Mẹ yêu không nào” vừa hát vừa dẫn trẻ đi ra ngoài. Cô
hướng dẫn trẻ ngồi thành vòng tròn.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trẻ kể, cô theo dõi, nhắc nhở. Có thể tham gia cùng trẻ.
c/ Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chơi trò cô miêu tả động tác, trẻ kể tên công việc.
3/ Kết thúc:
-Tập trung trẻ, nhận xét, tuyên dương, giáo dục.
000
6)Hoạt động tự chọn: DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
I/Mục đích :
- Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển vốn từ.
II/Chuẩn bị :
- 05 chữ cái.
III/Cách tiến hành :
- Cô gắn từng chứ lên bảng, cô đọc, lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân trẻ
đọc.
- Ngoài ra còn mở rộng thêm, có thể cho trẻ đọc, viết lồng ghép vào các trò
chơi, dạy ở mọi lúc, mọi nơi…