Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ẢNH HƯỞNG của mật độ sạ đến NĂNG SUẤT lúa MTL513 TRONG vụ ĐÔNG XUÂN năm 2010 2011 tại xã TRƯỜNG LONG tây, HUYỆN CHÂU THÀNH a, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.85 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
______________

TRẦN NGỌC MINH TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL513 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 20102011 TẠI XÃ TRƯỜNG LONG TÂY,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP
______________

TRẦN NGỌC MINH TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL513 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2010-2011 TẠI XÃ TRƯỜNG LONG TÂY,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Phước Đằng
TS. Phạm Văn Phượng

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: Công nghệ giống cây trồng

ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL513 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2010-2011 TẠI XÃ TRƯỜNG LONG TÂY,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Minh Tuyền
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày……….tháng………năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Phước Đằng


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP
______________

Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL513 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2010-2011 TẠI XÃ TRƯỜNG LONG TÂY,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên Trần Ngọc Minh Tuyền thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng khoa học: …………………………………………………
………….………………………………………………………………………..
…………...……………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:…………………………...
Cần Thơ, ngày………tháng………năm 2012
Thành viên Hội đồng

………………………..

…………………………

……………………….

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông nhiệp và Sinh học Ứng dụng


iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng:
Ba mẹ đã dành cả cuộc đời tận tụy hy sinh cho con.
Chân thành biết ơn:
TS. Phạm Văn Phượng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy(cô) trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng hướng dẫn, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Gia đình chú Nguyễn Văn Tám tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm ngoài đồng.
Chân thành cảm ơn:
Các bạn sinh viên lớp Công nghệ giống cây trồng K34 đã tận tình giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

v


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Ngọc Minh Tuyền

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 25/03/1990


Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang
Địa chỉ: 02 Lâm Thanh Hồng - thị trấn Núi Sập - huyện Thoại Sơn - tỉnh An
Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: từ năm 1996 đến năm 2001.
Trường: Tiểu học “A” Thị trấn Núi Sập.
Địa chỉ: thị trấn Núi Sập - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: từ năm 2001 đến năm 2005.
Trường: Trung học cơ sở Thị trấn Núi Sập.
Địa chỉ: thị trấn Núi Sập - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: từ năm 2005 đến năm 2008
Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Văn Thoại.
Địa chỉ: thị trấn Núi Sập - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang.
4. Đại học
Thời gian đạo tạo: từ năm 2008 đến năm 2012.
Trường: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Công nghệ giống cây trồng khóa 34, khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng.

Người khai ký tên

Trần Ngọc Minh Tuyền

vi



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là TS. Phạm Văn Phượng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Minh Tuyền

vii


TRẦN NGỌC MINH TUYỀN, 2012 “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa
MTL513 trong vụ Đông Xuân năm 2010-2011 tại xã Trường Long Tây, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Văn Phượng.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa MTL513 trong vụ Đông
Xuân năm 2010-2011 tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang” được thực hiện nhằm mục đích xác định mật độ sạ phù hợp cho cây lúa.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, có 4
nghiệm thức gồm: sạ hàng 50 kg/ha, sạ hàng 100 kg/ha, sạ lan 100 kg/ha và sạ lan
200 kg/ha làm đối chứng, với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sạ hàng ở mật độ 50 kg/ha, 100 kg/ha và sạ lan
ở mật độ 100 kg/ha (7,33; 7,67; 7,2 tấn/ha) đều cho năng suất cao hơn so với

phương pháp sạ lan ở mật độ 200 kg/ha (6,20 tấn/ha). Trong đó, sạ hàng ở mật độ
100kg/ha cho năng suất cao nhất (7,67 tấn/ha) và sạ lan 200 kg/ha cho năng suất
thấp nhất (6,20 tấn/ha). Mặt khác, sạ hàng ở mật độ 50 kg/ha và 100 kg/ha còn có
tác dụng hạn chế sự gây hại của bệnh đạo ôn, rầy nâu, chuột và đổ ngã cho cây lúa.

viii


MỤC LỤC
Trang
Tóm lược .............................................................................................. viii
Mục lục .................................................................................................. ix
Danh sách chữ viết tắt............................................................................ xii
Danh sách bảng..................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................ 2
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA ........................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa ............................................................................. 2
1.1.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật học....................................... 2
1.2 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA .......................................... 3
1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng ........................................................................ 4
1.2.2 Giai đoạn sinh sản.............................................................................. 4
1.2.3 Giai đoạn chín ................................................................................... 5
1.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ....................................................... 6
1.3.1 Sô bông/m 2 ........................................................................................ 6
1.3.2 Số hạt/bông........................................................................................ 7
1.3.3 Tỷ lệ hạt chắc..................................................................................... 8
1.3.4 Trọng lượng 1000 hạt......................................................................... 9
1.4 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ ..................................................................... 9
1.4.1 Sạ lan ................................................................................................. 9

1.4.1.1 Sạ ướt...................................................................................... 9
1.4.1.2 Sạ khô ..................................................................................... 9
1.4.1.3 Sạ ngầm ................................................................................ 10
1.4.1.4 Sạ chay.................................................................................. 10
1.4.1.5 Sạ gởi.................................................................................... 10
1.4.2 Sạ hàng ..... ..........................................................................................11
1.4.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng suất lúa cao sản..12
1.4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng của lúa............... 12
1.4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến các năng suất lúa .................. 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................14

ix


2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................. 14
2.1.1 Thời gian ......................................................................................... 14
2.1.2 Địa điểm.......................................................................................... 14
2.2 PHƯƠNG TIỆN .................................................................................... 14
2.2.1 Giống lúa thí nghiệm....................................................................... 14
2.2.2.Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...................................................... 14
2.2.3 Dụng cụ .......................................................................................... 14
2.3 PHƯƠNG PHÁP ................................................................................... 15
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 15
2.3.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học .......................................... 15
2.3.2.1 Chiều cao cây............................................................................. 15
2.3.2.2 Số chồi tối đa ............................................................................. 16
2.3.2.3 Chiều dài bông ........................................................................... 16
2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu thành phần năng suất ............................................ 16
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất.......................................................... 16
2.3.5 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính............. 17

2.3.5.1 Bệnh đạo ôn cổ bông.................................................................. 17
2.3.5.2 Rầy nâu ...................................................................................... 18
2.3.5.3 Sâu cuốn lá................................................................................. 18
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .............................................. 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 19
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT.................................................................... 19
3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC................................................................ 20
3.2.1 Chiều cao cây................................................................................... 20
3.2.2 Số chồi tối đa ................................................................................... 22
3.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu .......................................................................... 23
3.2.4 Chiều dài bông................................................................................. 23
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT .............................................................. 24
3.3.1 Số bông/m2 ...................................................................................... 24
3.3.2 Số hạt chắc/bông.............................................................................. 25
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc................................................................................... 26
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt....................................................................... 26
3.4 NĂNG SUẤT ........................................................................................ 27

x


3.4.1 Năng suất lý thuyết .......................................................................... 27
3.4.2 Năng suất thực tế ............................................................................. 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 30
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 30
4.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31
PHỤ CHƯƠNG

xi



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

MTL

Miền Tây Lúa

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế

SH 50

Sạ hàng 50 kg/ha

SH 100

Sạ hàng 100 kg/ha

SL 100

Sạ lan 100 kg/ha

SL 200


Sạ lan 200 kg/ha

xii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày)

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

15

3.1

Ghi nhận tình hình chung của giống lúa MTL513 thí nghiệm

19

3


phương pháp sạ tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân năm 2010-2011
3.2

Một số đặc tính nông học của giống lúa MTL513 thí nghiệm

21

phương pháp sạ tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân năm 2010-2011
3.3

Thành phần năng suất của giống lúa MTL513 thí nghiệm

25

phương pháp sạ tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân năm 2010-2011
3.4

Năng suất của giống lúa MTL513 thí nghiệm phương pháp sạ
tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang vụ Đông Xuân năm 2010-2011

xiii

28



MỞ ĐẦU
Cây lúa (Oryza sativa) là cây lương thực quan trọng trên thế giới, với hơn
một nửa dân số lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính, đặc biệt là các quốc gia ở
Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Bênh cạnh đó, nước ta là một nước có nền kinh
tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng
trong những năm chiến tranh, đến nay nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản
xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng chương trình an ninh lương thực cho
cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, đưa Việt Nam trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (Faostat, 2011).
Theo một tính toán, đến năm 2030 sản lượng lúa phải đạt 800 triệu tấn mới
đáp ứng đủ nhu cầu so với con số 595 triệu tấn năm 2003. Do đó, việc gia tăng tiềm
năng năng suất là phương pháp chính để sản lượng được tăng thêm 215 triệu tấn
(Nguyễn Văn Tuất và Phạm Đức Hùng, 2010).
Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị
trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó mật độ sạ có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình hình thành số bông, yếu tố quan trọng nhất của năng suất. Thời gian
qua để đảm bảo mật độ sạ các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng phương pháp sạ
hàng. Phương pháp này giúp nông dân tiết kiệm được lượng giống sử dụng từ 100150 kg/ha và làm tăng năng suất từ 0,5-1,5 tấn/ha so với sạ lan (Nguyễn Văn Luật,
2001). Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng hiệu quả kinh tế so với sạ lan đến
20% (Lê Trường Giang, 2005).
Khi gieo sạ dày đòi hỏi phải cung cấp nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đạm để
cây phát triển, đồng thời ẩm độ trong ruộng càng thích hợp để bệnh, rầy tấn công
ảnh hưởng đến năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cho nên bằng biện pháp gieo sạ với mật độ vừa phải và bằng phương pháp sạ
thích hợp rất có ý nghĩa trong việc làm giảm sự phát triển của sâu bệnh, chuột hại
và hiện tượng đổ ngã nhưng vẫn đảm bảo được năng suất của cây lúa.
Với đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa MTL513 trong vụ
Đông Xuân năm 2010-2011 tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang” nhằm xác định mật độ sạ thích hợp để làm cơ sở khuyến cáo cho nông
dân đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất lúa.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Từ xa xưa cây lúa đã hiện diện trong cuộc sống của con người. Gắn liền với
lịch sử phát triển của nhân loại cây lúa cũng trải qua một lịch sử tiến hóa phức tạp
và lâu đời với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh
thái. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và
hiểu được điều kiện môi trường cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa
trồng cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển đặc biệt của nó (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Về nguồn gốc thì có nhiều tác giả đề cặp nhưng cho tới nay vẫn chưa có dữ
liệu nào chắc chắn và thống nhất, có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ
vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa và sự
hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý
rằng nguồn gốc cây lúa là vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần ra các nơi
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Chowdhury và Ghosh được Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trích dẫn thì
những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur
(Bang Uttar Pradesh – Ấn Độ) vào khoảng năm 1000-750 trước công nguyên, tức
cách nay hơn 2500 năm.
Sampath và Kao được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì cho rằng sự
hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ,
Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng.
1.1.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật học
Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n=24. Cây lúa thuộc họ hòa
thảo (Gramineae), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài nhưng trong đó chỉ có hai

loài là lúa trồng.
Tên khoa học của hai loại lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. tiêu biểu của
nhóm lúa trồng ở Châu Á có tổ tiên trực tiếp là Oryza nivarva, một loại lúa hoang

2


hằng niên và Oryza glaberrima Steud. cũng tiến hóa từ một lúa hoang hằng niên
khác, hạt nhỏ năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở một số quốc gia Tây Phi,
và hiện nay đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008;
Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng hai cây lúa trồng này có những đặc
điểm khác nhau về hình thái. Lúa trồng châu Á có mặt lá và vỏ trấu ráp, có lông tơ.
Lá còn có những lông tơ cứng, ở hai rìa hai bên. Lúa trồng châu Phi có mặt lá và vỏ
trấu không có lông tơ, không ráp, lá láng trơn.
Hiện nay, có nhiều cách phân nhóm lúa trồng: phân nhóm theo vùng địa lý,
theo đáp ứng với quang kỳ, phân nhóm theo thời gian sinh trưởng…(Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
Bảng 1.1: Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày)

Các tỉnh phía nam

Nhóm giống
Tên gọi

Thời gian sinh trưởng

Cực ngắn ngày

A0


< 90

Ngắn ngày

A1

90 – 105

Trung ngày

A2

106 – 120

Dài ngày

B

> 120

(Nguồn: Quy phạm khảo nghiệm giống lúa, 2004)
1.2 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, thời gian sinh trưởng của một giống
là một chỉ tiêu quan trọng nhằm giúp cho việc chọc lọc giống cây trồng phù hợp với
từng vùng sinh thái khác nhau và bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Thời gian sinh
trưởng của cây lúa ngắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thâm canh tăng vụ. Trong quá
trình canh tác, nếu hiểu rõ cấu tạo và đặc tính sinh trưởng của các bộ phận cây lúa
chúng ta mới có thể có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, điều khiển sự sinh
trưởng của cây lúa trong từng giai đoạn để đạt năng suất cao nhất.

Đời sống cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể
chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai
đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3


1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng
Theo Đinh Thế Lộc (2006), giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy
mầm đến khi cây luá phân hóa đòng. Giai đoạn này biểu hiện bởi sự đâm chồi tích
cực, sự tăng dần chiều cao cây và sự ra lá đều đặn. Tất cả góp phần tăng diện tích lá
nhận ánh sáng mặt trời. Trong các bộ phận của lá thì phiến lá đóng vai trò quan
trọng nhất, bởi đây là nơi diễn ra quá trình quang hợp tạo ra vật chất đồng hóa
(đường, tinh bột) tích lũy cho cây.
Sự đâm chồi có thể bắt đầu khi thân chính phát triển lá thứ 5 hoặc lá thứ 6.
Sự đâm chồi tích cực là giai đoạn vận tốc đâm chồi, sự tăng dần số chồi trên đơn vị
thời gian cao. Giai đoạn đâm chồi tối đa theo sau giai đoạn đâm chồi tích cực. Đây
là giai đoạn số chồi trên cây hoặc trên mét vuông tối đa, trước hay sau khi khối sơ
khởi của bông, tùy theo thời gian sinh trưởng của giống (Yoshida, 1981).
Theo Yoshida (1981) còn cho rằng các giống có thời gian sinh trưởng quá
ngắn có thể không cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dinh dưỡng hạn chế và
những giống có thời gian sinh trưởng quá dài có thể không có năng suất cao vì sự
sinh trưởng dinh dưỡng dư có thể gây đỗ ngã.
Ngoài ra, thời kì tăng trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số
bông. Về thời gian sinh trưởng chủ yếu là thời kì sinh trưởng dinh dưỡng, phụ thuộc
vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Thật vậy, những giống chín sớm có thời kì sinh
trưởng dinh dưỡng ngắn, chúng có thể làm đòng khi đạt số nhánh tối đa, thời gian
làm đốt và làm đòng trùng nhau, thậm chí phân hóa đòng rồi mới làm đốt. Ngược
lại, ở giống dài ngày thường đạt số nhánh tối đa trước làm đòng và làm đốt (Nguyễn
Đình Giao và ctv, 1997).

Theo tài liệu của Jennings et al. (1979), yếu tố ảnh hưởng phổ biến đến thời
gian sinh trưởng là phương pháp canh tác và lượng phân đạm bón vào. Lúa sạ thẳng
luôn chín sớm hơn và bón nhiều phân đạm làm chín chậm ít ngày.
1.2.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản là thời kì phân hóa, hình thành cơ quan sinh sản bắt đầu
từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch. Thời gian của giai đoạn này kéo dài khoảng
27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không

4


khác nhau nhiều. Giai đoạn này bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông và hình
thành hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Yoshida (1981) thời kỳ trổ bông được xác định vào lúc 50% số bông
thoát ra ngoài lá đòng. Sau khi hoàn thành việc trổ bông, các hoa lúa sẽ bắt đầu nở
hoa trong khoảng thời gian từ 8 giời sáng đến 13 giời chiều và sự thụ tinh cũng kết
thúc trong vòng 5-6 giời sau khi nở hoa. Trên cùng một bông các hoa lúa phải mất
7-10 ngày mới nở hết và hầu hết các hoa nở trong vòng 5 ngày.
Quá trình làm đốt (phát triển thân, tăng chiều cao cây) tuy là sinh trưởng
dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hóa đòng nên nó cũng
nằm trong giai đoạn sinh sản. Thời kì sinh sản quyết định việc hình thành số hạt
trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997).
1.2.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ khi vào chắc đến lúc thu hoạch, đặc điểm cơ bản
của thời kỳ này là hoa lúa nở, thụ phấn thụ tinh để hình thành hạt và quan trọng nhất
là quá trình vận chuyển và tích lũy chất đồng hóa (vật chất khô) từ thân lá vào hạt
(Đinh Thế Lộc, 2006).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng, giai đoạn này của lúa trải
qua các thời kì sau:
Thời kì chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp

được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở
giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối
với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng lượng hạt tăng dần làm
đầy vỏ trấu. Hạt gạo chứa một dung dịch lỏng màu trắng đục như sữa (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Thời kì chín sáp: hạt mất nước, cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu dần chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa.

5


Thời kì chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20%
hoặc thấp hơn tùy thuộc vào môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm
thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống lúa.
Theo tài liệu của Yoshida (1981) cho rằng thuật ngữ cơ bản này đơn giản
dựa vào cấu tạo và màu của hạt đang sinh trưởng. Sự chín được biểu hiện bởi sự già
của lá và sự sinh trưởng của hạt (sự tăng kích thước), trọng lượng và sự đổi màu của
hạt. Trong lúc hạt sinh trưởng mạnh, cả trọng lượng khô và tươi tăng lên. Tuy
nhiên, gần trưởng thành, trọng lượng khô tăng chậm nhưng trọng lượng tươi giảm
do sự mất nước.
Trong giai đoạn này gặp điều kiện thuận lợi (ngoại cảnh, dinh dưỡng,…) thì
sẽ giảm tỷ lệ hạt lép, tăng tỷ lệ hạt chắc (tăng số hạt trên bông) và nhất là tăng khối
lượng hạt (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng muốn nâng cao năng suất
lúa cần hiểu được quá trình hình thành các yếu tố năng suất, trước hết là thời gian,
các điều kiện ảnh hưởng đến các yếu tố đó. Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các

biện pháp kĩ thuật đúng lúc và đúng cách.
1.3.1 Số bông/m2
Trong 4 yếu tố tạo thành năng suất thì số bông là yếu tố có tính chất quyết
định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và
trọng lượng 1000 hạt đóng góp 26% (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định
vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ
yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông
trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ
và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy thuộc vào giống lúa, điều kiện đất đai, thời
tiết, lượng phân bón nhất là đạm và chế độ nước. Trong phạm vi nhất định, cấy dày
lúa đẻ nhánh ít, cấy thưa lúa đẻ nhánh nhiều cuối cùng cũng đạt được số bông trên
đơn vị diện tích như nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Ân Thanh Chương (Trung Quốc) được Lê
Minh Tuệ (1988) trích dẫn thì cho thấy rằng mật độ cây thưa ánh sáng đủ, dinh
6


dưỡng nhiều thì lúa đẻ nhánh mạnh cuối cùng thì đạt số bông nhất định/ đơn vị diện
tích. Mật độ cấy dày lúa ít đẻ nhánh, cuối cùng đạt số bông nhất định/ đơn vị diện
tích.
Bùi Chí Bửu và ctv. (1998) cho rằng các giống lúa hiện nay có thể đẻ
nhánh lên tới 20-25 nhánh trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, nhưng chỉ khoảng
14-15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ. Cây
lúa chỉ cần có bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn gia tăng số
bông trên đơn vị diện tích.
Trong giai đoạn này gặp điều kiện thuân lợi (ngoại cảnh, dinh dưỡng)... sẽ
giảm tỷ lệ hạt lép, tăng tỷ lệ hạt chắc (tăng số hạt trên bông) và nhất là tăng khối
lượng hạt.
Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật để tăng số bông trên đơn vị diện

tích:
(1) Chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ tại chỗ.
(2) Cấy mạ đúng tuổi, đúng khoảng cách thích hợp cho từng giống để
lúa nở bụi khỏe. Đối với lúa sạ thì ngâm ủ đúng kỹ thuật và sạ với mật độ thích hợp.
(3) Bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa nở bụi sớm mau đạt số
chồi tối đa và chồi khỏe cho bông và bông to sau này.
(4) Làm cỏ, sục bùn kịp thời, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa
nhiệt độ và khống chế cỏ dại.
(5) Phòng trị sâu bệnh kịp thời (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ,
nhưng quan trọng nhất là thời kì phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn
này, số hạt trên bông có ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Như vậy, số hạt trên
bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa; hai yếu tố này bị
ảnh hưởng bởi giống lúa, kĩ thuật canh tác và điều kiện thời tiết (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Vì vậy, đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy
đủ, thời tiết thuận lợi có tác dụng hạn chế quá trình thoái hóa hoa, từ đó tăng được

7


số hoa hữu hiệu trên bông. Nên số hạt cuối cùng trên bông cao (Nguyễn Đình Giao
và ctv, 1997).
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng, ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên
bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều
kiện Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường
có nhiều hạt những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn.
1.3.3 Tỷ lệ hạt chắc
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng hạt chắc là những hạt nặng, tỉ lệ hạt

chắc được quyết định từ đầu thời kì phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng
quan trọng nhất là các thời kì phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn,
thụ tinh và vào chắc.
Ngoài ra, tỉ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của
cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ hạt chắc cao hay
thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tính lũy và chuyển vị các chất mạnh,
cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong
điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại. Số
hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Vì vậy muốn đạt năng suất
cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), các biện pháp kỹ thuật để gia tăng tỷ lệ hạt
chắc:
(1) Chọn giống tốt, trổ gọn, khả năng thụ phấn cao và số hạt trên bông
vừa phải.
(2) Sạ đúng thời vụ để lúa trổ và chín trong lúc thời tiết tốt, với mật độ
sạ vừa phải.
(3) Bón phân nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) và nuôi hạt (khi lúa
trổ đều) đầy đủ và cân đối để lúa trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và tạo hạt đầy đủ.
(4) Chăm sóc chu đáo, tránh cho lúa bị khô hạn hoặc bị sâu bệnh trong
thời gian này.

8


1.3.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay thời kì phân hóa hoa đến khi lúa chín,
nhưng quan trọng nhất là các thời kì giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng
lượng hạt phụ thuộc vào cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa.
Trọng lượng hạt do hai yếu tố cấu thành là khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và
khối lượng hạt gạo chiếm 80%. Phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt

thường biến thiên, tập trung trong khoảng 20-30g. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc
tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần
vào thời kì giảm nhiễm trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc rộ trên độ mẩy của hạt
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Đinh Văn Lữ (1978), biện pháp tăng trọng lượng 1000 hạt là:
Tăng độ to nhỏ của vỏ trấu
Xúc tiến quá trình tích lũy phôi nhủ
Thời kỳ ảnh hưởng đến trọng lượng 1000 hạt rõ rệt nhất là trước và sau thời
kỳ giảm nhiễm và vào chắc.
1.4 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ
1.4.1 Sạ lan
1.4.1.1 Sạ ướt
Sạ ướt là phương pháp sạ phổ biến, vì phần lớn diện tích lúa đã trồng bằng
các giống lúa cao sản ngắn ngày, cần cho lúa mọc tốt ngay từ giai đoạn mạ, để có
cơ sở ban đầu cho sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao, và cây lúa không có thời
gian để hồi phục như đối với lúa mùa dài ngày (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong
rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn
nhuyễn. Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ
động nước. Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ hè thu, thu đông hay đông xuân.
1.4.1.2 Sạ khô
Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa
phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ khô nhằm tăng thêm
một vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước
trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ
9


thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau. Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt
giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ hè thu sớm (Nguyễn

Ngọc Đệ, 2008).
Theo Nguyễn Văn Luật (2001) gieo thẳng khô thường phải gieo với lượng
hạt giống rất cao để phòng hờ và cạnh tranh với cỏ dại, khoảng 250-300 kg/ha. Tốn
công, tốn thuốc trừ cỏ và công dậm vì lúa chết mất khoản.
1.4.1.3 Sạ ngầm
Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này thường được
áp dụng trong vụ thu đông hoặc đông xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập
sâu và không có điều kiện thoát nước hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm
hơn, giảm được công bơm tưới về sau. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nước phải
trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.1.4 Sạ chay
Là biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống không hoặc đã ngâm
24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm
nước vào ruộng rồi mới sạ. Nước được giữ lại trong ruộng một ngày để ngâm đất và
cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như
đối với trường hợp sạ ướt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.1.5 Sạ gởi
Sạ gởi thường được áp dụng ở những vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn,
nơi mà thời gian có thể trồng được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa; hoặc ở
những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng hai vụ lúa
thuận lợi. Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được một vụ lúa
mùa. Tăng thêm một vụ lúa ngắn ngày tại đây là một vấn đề không đơn giản. Hạt
giống của cây lúa ngắn ngày (thường dưới 100 ngày) được trộn lẫn với hạt lúa mùa
dài ngày theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tố đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một
lúc hai loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng nơi. Sau
khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày người ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát
triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô.
Như thế, bằng cách sạ gởi người ta có thể thu hoạch 2 vụ lúa trong một năm ở
10



những vùng đất khó khăn, với chỉ chuẩn bị đất và gieo sạ co một lần vào đầu mùa
mưa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cho đến nay, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do diện tích đất rộng,
phương pháp làm đất còn đơn giản, mặt ruộng còn nhiều nơi gò trũng, do đó đại đa
số (khoảng 80%) dùng phương pháp sa lan. Phương pháp sạ lan có nhiều ưu điểm là
đơn giản, dễ thao tác, không đòi hỏi mặt đồng phải bằng phẳng, cũng không phải
làm đất tơi mịn như trường hợp gieo cấy khác.
Do sạ lan thường sạ dày (khoảng 140-220 kg/ha) hạt lúa thường nằm trên
mặt ruộng nên rễ thường ăn cạn, sâu bệnh gây hại nếu quản lí không tốt để nước
ngập suốt vụ, rễ lúa không ăn sâu vào tầng đất canh tác, do đó bộ rễ phát triển kém,
thân lúa thường bị đổ ngã lúc gần thu hoạch và ảnh hưởng đến năng suất (Đinh Văn
Luật, 2010).
1.4.2 Sạ hàng
Trong kỹ thuật canh tác, ngoài biện pháp làm đất, bón phân, phòng trừ sâu
bệnh thì phương pháp sạ lúa theo hàng là một trong những kỹ thuật mới được Viện
Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu cải tiến từ dụng cụ gieo hàng của Viện
Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI). Hiện nay, kỹ thuật này đang được ứng dụng
rộng rãi ở các vùng trồng lúa nước Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn. Các loại máy
thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm  2-3 cm.
Gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng được Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
khẳng định sự vượt trội hơn so với gieo cấy lúa truyền thống:
(1) Giảm chi phí sản xuất: công lao động và tiết kiệm được lúa giống gieo
sạ 50-70 %.
(2) Dễ dàng chăm sóc và khử lẫn.
(3) Hạn chế sự đổ ngã.
(4) Giảm sâu bệnh và chuột.
(5) Giảm chi phí phân bón.
(6) Có thể kết hợp nuôi cá trong ruộng lúa.

(7) Năng suất cao hơn so với sạ lan mật độ dày từ 0,5-1 tấn/ha.

11


Bên cạnh đó, đất chuẩn bị cho sạ hàng rất quan trọng, mặt ruộng bằng phẳng
để thuận tiện trong việc điều tiết nước.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2009) cho
thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long lượng giống gieo sạ thích hợp cho kỹ thuật sạ
hàng là 70-100 kg/ha. Ngoài ra, với kỹ thuật canh tác tốt và điều kiện tự nhiên thuận
lợi cây lúa sẽ đạt được năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Bằng phương pháp áp dụng kỹ thuật sạ hàng đã thể hiện ưu điểm so với
phương pháp sạ lan tập quán.
1.4.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng suất lúa cao sản
1.4.3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng của lúa
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và
cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Sự
cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải
sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ
tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh ( Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ,
2005).
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng, đối với giống lúa ngắn ngày, thấp
cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng nên cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích.
Ngược lại, trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là N) và
giữ nước thích hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể sạ cấy thưa hơn.
Đinh Văn Lữ (1967. Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) trong điều
kiện mật độ càng thưa, đất càng tốt, phân càng nhiều, nước đầy đủ thì tỷ lệ số nhánh
trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kỳ đẻ rộ số chồi đạt cao nhất. Trong một
phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trong điều kiện
gieo trồng quá thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp.

Do đó, mật độ khoảng cách cấy hợp lý dựa trên cơ sở đặc điểm của giống lúa
về hình thái, khả năng đẻ nhánh và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa với mục
đích tạo điều kiện cho cây lúa tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng mặt trời để
quang hợp, sinh trưởng tốt đảm bảo mối quan hệ giữa cá thể và quần thể trong
ruộng lúa (Đinh Thế Lộc, 2006).

12


×