Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN VI SINH và PHƯƠNG PHÁP bón PHÂN đến NĂNG SUẤT của GIỐNG lúa MTL 495 vụ ĐÔNG XUÂN năm 2010 2011 tại THỊ xã NGÃ bảy TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.12 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
______________

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VI SINH VÀ PHƯƠNG
PHÁP BÓN PHÂN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG LÚA MTL 495 VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2010- 2011 TẠI THỊ XÃ NGÃ BẢY
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGHÀNH TRỒNG TRỌT
(CHUYÊN NGHÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG)
VĂNG TRỌNG HỮU

Cần Thơ – 2012


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
…….…….

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VI SINH VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN ĐẾN
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA MTL 495 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010- 2011


TẠI THỊ XÃ NGÃ BẢY TỈNH HẬU GIANG”

Do sinh viên Văng Trọng Hữu, lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng 34 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Cán bộ hướng dẫn

Phạm Văn Phượng


ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
…….…….

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO LVTN

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VI SINH VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN ĐẾN
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA MTL 495 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010- 2011

TẠI THỊ XÃ NGÃ BẢY TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên Văng Trọng Hữu, lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng 34 thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ……………………………...
Ý kiến đánh giá của Hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….

….………………

…………………

………………….


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn


Văng Trong Hữu


iv

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cha, Mẹ đã tận
tình nuôi con khôn lớn và lo lắng cho con được trưởng thành cho đến ngày hôm nay.
Con xin cảm ơn Cha, Mẹ đã không ngại vất vả và khó khăn để lo lắng và tiếp sức cho
con được đến trường trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành cám ơn Thầy Phạm Văn Phượng là cố vấn học tập của lớp Công
Nghệ Giống Cây Trồng Khóa 34 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong bốn năm học vừa qua và đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh thần và tạo mọi
điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời biết ơn và trân trọng nhất đến quý Thầy, Cô trong Bộ môn Di Truyền
- Giống Nông Nghiệp và quý Thầy, Cô Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian tôi học tập tại Trường.
Tôi thân gửi đến tất cả các bạn lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng Khóa 34,
những người bạn đã động viên, cổ vũ, chia sẽ và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
học tập lời cảm ơn chân tình nhất. Chúc các bạn được nhiều sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.


v
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Phần I – LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: VĂNG TRỌNG HỮU
Sinh ngày: 25/01/1990

Nguyên quán: Thạnh Quới – Vĩnh Thạnh – TP. Cần Thơ
Họ và tên cha: VĂNG MINH
Họ và tên mẹ: DƯƠNG THỊ LANH
Phần II – QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1996-2001: học tại trường Tiểu Học Thạnh Quới
Năm 2001-2005: học tại trường Trung Học Cơ Sở Thạnh Quới
Năm 2005-2008: học tại trường Trung Học Phổ Thông Thạnh An
Năm 2008-2012: học tại trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng – Khóa 34 (2008-2012), Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng vào
tháng 12/2011.
Phần III – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số nhà 81, ấp Qui lân 5, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 07106271762
Di động: 01683354601
Email:


vi
TÓM LƯỢC
Việt Nam đã và đang đi trên con đường hội nhập toàn cầu. Nền nông nghiệp
Việt Nam cũng phải hòa mình vào xu thế phát triển chung củ nền nông nghiệp thế giới
– nông nghiệp theo hướng vi sinh bền vững. Hiện trạng lạm dụng phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong canh tác lúa nói
riêng gây ô nhiễm trầm trọng tài nguyên đất, tài nguyên môi trường. Tình trạng đất bị
suy thoái dinh dưỡng và bị nén dẻ đang diễn ra trên diện rộng đất sản xuất nông
nghiệp trong đó có đất trồng lúa. Để giải quyết và cải thiện các vấn đề trên giải pháp
đặt ra là sử dụng các loại phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp trong đó việc sử sử
dụng vi sinh trong sản xuất lúa là một trong các giải pháp đáng quan tâm. Với mong
muốn xác định tác động của phân vi sinh lên quá trình sinh trưởng, phá triển, tính

kháng sâu bệnh và năng suất của cây lúa. Đề tài thực hiện với tên “Ảnh hưởng của
phân vi sinh và phương pháp bón phân đến năng suất của giống lúa MTL495 vụ Đông
Xuân năm 2010 – 2011 tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang”. Thí nghiệm được bố trí
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại, gồm bốn nghiệm thức: nghiệm
thức một bón phân vi sinh theo khuyến cáo, nghiệm thức hai bón phân giống như
nghiệm thức một nhưng có kết hợp với SML (so màu lá), nghiệm thức ba bón phân
NPK nhưng có kết hợp với SML, nghiệm thức bốn bón phân NPK theo phương pháp
của nông dân.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng phân vi sinh kết hợp với SML trong sản
xuất lúa khác biệt có ý nghĩa và cho năng suất cao hơn so với bón phân NPK theo
phương pháp của nông dân.


vii
MỤC LỤC
Chương

Nội Dung

Trang

Danh sách chữ viết tắt .......................... iError! Bookmark not defined.
Danh sách các hình................................................................................ ix
Danh sách các bản ................................................................................. xi
Mở đầu…………………………………………………………………………………1
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................................... 3
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA .................................................... 3
1.1.1 Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ............................................................... 3
1.1.2 Giai đoạn sinh trưởng thực ......................................................................... 3
1.1.3 Giai đoạn chín ............................................................................................. 4

1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ................................................................. 5
1.2.1 Số bông trên mét vuông .............................................................................. 5
1.2.2 Tỷ lệ hạt chắc ............................................................................................. 5
1.2.3 Số hạt trên bông ......................................................................................... 6
1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt .................................................................................. 6
1.3 PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN .......................................................................... 6
1.3.1 Phân vi sinh và phương pháp bón ............................................................... 6
1.3.2 Phân urea, Phân Lân, Phân kali và phương pháp bón ............................... 13
1.3.3 Các loại phân bón khác ............................................................................. 18
1.3.4 Bón phân theo phương pháp so màu lá ...................................................... 19
1.3. 5 Bón phân theo phương pháp của nông dân ............................................... 20
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................... 21
2.1 PHƯƠNG TIỆN .............................................................................................. 21
2.1.1 Thời gian................................................................................................... 21
2.1.2 Địa điểm ................................................................................................... 21
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................. 21
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 21
2.2.2 Phương pháp canh tác ............................................................................... 22
2.2.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học .................................................. 23
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu thành phần năng suất và năng suất ................................. 24


viii
2.2.5 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính ...................... 26
2.2.6 Phương pháp phân tích số liệu................................................................... 27
3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................................... 28
3.1 NHỮNG GHI NHẬN TỔNG QUÁT ............................................................... 28
3.1.1 Tình hình sinh trưởng ................................................................................ 28
3.1.2 Tình hình sâu bệnh .................................................................................... 28

3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC .......................................................................... 29
3.2.1 Thời gian sinh trưởng ................................................................................ 29
3.2.2 Chiều cao cây ............................................................................................ 29
3.2.3 Số chồi tối đa trên mét vuông và tỉ lệ chồi hữu hiệu .................................. 30
3.2.4 Chiều dài bông .......................................................................................... 31
3.3 Thành phần năng suất và năng suất .................................................................. 32
3.3.1 Số bông trên mét vuông ............................................................................ 32
3.3.2 Hạt chắc trên bông .................................................................................... 33
3.3.3 Phần trăm hạt chắc .................................................................................... 33
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) .......................................................................... 34
3.3.5 Năng suất lý thuyết ................................................................................... 35
3.3.6 Năng suất thực tế ...................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 41


ix

Danh sách chữ viết tắt
SML:
PSM:

So màu lá
Phosphate solubilizing microorganisms

NSKS:

Ngày sau khi sạ



x

Danh sách các hình
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................... 22

3.1

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) của các nghiệm thức thí nghiệm
tại xã Hiệp lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011……….. 36

3.1

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) của các nghiệm thức thí nghiệm
tại xã Hiệp lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011……….. 37


xi

Danh sách các bản
Bảng


Tựa bảng

Trang

1.1

Sự khác nhau giữa phân vi sinh và phân hóa học ............................................. 11

2.1

Phương pháp bón phân Vi sinh + Ure + DAP +KCl +NPK 20-20-15………... 23

2.2

Thang điểm của IRRI (1998) để đánh giá bệnh đạo ôn cổ bông ....................... 26

2.3

Thang điểm của IRRI (1998) để đánh giá rầy nâu. ........................................... 26

2.4

Thang điểm của IRRI(1988) để đánh giá khả năng phản ứng
với sâu cuốn lá………………………………………………………………... 27

3.1

Chiều cao cây lúa (cm) ở giai đoạn khi thu hoạch của các nghiệm thức thí
nghiệm tại xã Hiệp lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011….. 29


3.2

Chồi tối đa trên mét vuông và tỉ lệ chồi hữu hiệu (%) của các nghiệm thức
thí nghiệm tại xã Hiệp lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX
2010-2011…………………………………………………………………….. 30

3.3

Chiều dài bông lúa (cm) của các nghiệm thức thí nghiệm tại xã Hiệp lợi,
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011......................................... 31

3.4

Số bông trên mét vuông của các nghiệm thức thí nghiệm tại xã Hiệp lợi,
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011......................................... 32

3.5

Số hạt chắc trên bông của các nghiệm thức thí nghiệm tại xã Hiệp lợi,
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011.......................................... 33

3.6

Phần trăm hạt chắc trên bông (%) của các nghiệm thức thí nghiệm tại xã
Hiệp lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011.......................... 34

3.7

Trọng lượng 1000 hạt (g) của các nghiệm thức thí nghiệm tại xã Hiệp lợi,
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vụ ĐX 2010-2011......................................... 35



1

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp cũng đã
có những thay đổi rất đáng kể. Nhiều máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt, giống
mới… ra đời, đã đáp ứng kịp với những nhu cầu ngày càng cao. Việt Nam là nước
nông nghiệp, nền phân bón và giống có thể xem là 2 yếu tố có tính quyết định đến
năng suất và chất lượng. Nhiều nơi do sử dụng quá mức cần thiết các loại phân bón
và thuốc trừ sâu hoá học làm cho đất canh tác bị bạc màu đi rất nhanh chóng.
Ngoài ra, những ảnh hưởng của phát triển Nông Nghiệp theo hướng Công
Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa cũng góp phần làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày
một giảm đi, trong khi đó dân số tiếp tục tăng lên, nhu cầu về nhà ở ngày càng
nhiều, nếu chúng ta không có quy hoạch và quản lý tốt thì diện tích đất màu mỡ sẽ
mất đi nhanh chóng.
Mặt khác, mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói mòn, rửa trôi khá
nhanh, đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử
dụng quá mức cũng như chế độ cach tác không hợp lý cũng dẫn đến tình trạng thoái
hóa đất làm giảm năng suất trong sản xuất lúa ở nước ta.
Do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm
mục đích kinh tế này cũng là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường.
Ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học.
Vì thế dư lượng các chất hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường
đất, môi trường nước và ảnh hưởng nhiều đến sinh vật và đặc biệt là sâu hại tấn
công nhiều làm giảm năng suất đáng kể.
Sử dụng sản phẩm phân vi sinh vật đa chủng chế biến từ các nguồn khác
nhau, đây chính là giải pháp hay nhất hiện nay có thể giải quyết được các vấn đề
trên. Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ

trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khối, sinh
khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Bên cạnh đó
với mức sống trung bình của một người nông dân hiện nay không thể dùng các loại


2

phân bón cho cây trồng với giá cả cao như vậy, sự ra đời của phân vi sinh đã đáp
ứng được mong muốn của người nông dân, vừa tăng năng suất lại hợp túi tiền.
Dùng phân vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy
từng loại cây trồng bón phân vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân
hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc BVTV)… Do bón phân
vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm,
khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích
hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn và quan
trọng góp phần làm tăng năng suất cho cây trồng đáng kể.
Đó chính là lý do để thực hiện đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VI SINH
VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA MTL
495 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010- 2011 TẠI THỊ XÃ NGÃ BẢY TỈNH HẬU
GIANG”


3

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
1.1.1 Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân
hóa đòng. Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều

chồi mới. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi cây lúa
có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 – 6 (Võ Tòng Xuân, 1984). Trong điều kiện
quần thể ruộng lúa cấy với mực độ cao, dinh dưỡng hạn chế các nhánh được sinh ra
ở mắt thứ tư và sau cấy 20 – 25 ngày đã là nhánh vô hiệu (Vũ Văn Hiển và Nguyễn
Văn Hoan, 1999). Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được cùng lúc hoặc trước hay
sau thời kì bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa (Võ Tòng Xuân, 1984).
Theo Võ Tòng Xuân (1984), thời gian sinh trưởng của giống lúa dài hay
ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn. Thường các
giống lúa ngắn ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời kì có chồi tối đa xảy ra
gần thời kì phân hóa đòng hoặc sau đó một thời gian hoặc ngược lại các giống lúa
dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt số chồi tối đa trước thời kì phân hóa đòng.
1.1.2 Giai đoạn sinh trưởng thực
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày
hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm
nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình
thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát khỏi bẹ của lá cờ, nếu đầy
đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết
thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ được kích thước lớn
nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng sau này (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).


4

Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu
đạt được kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện sao cho cây lúa có đầy đủ dinh
dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công
và thời tiết thuận lợi.
1.1.3 Giai đoạn chín

Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoàng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu
đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian
này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Giai đoạn chín được đặc trưng bởi sự sinh trưởng của hạt: sự tăng kích thước
và trọng lượng, sự thay đổi màu hạt và sự hóa già của lá (Shouichi Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trong giai đoạn chín của cây lúa chia ra làm
các thời kì:
- Thời kì chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt do
quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh
trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan
trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trong lượng hạt gạo
tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”.
Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kì ngậm sữa.
- Thời kì chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
- Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần
xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đuôi đỏ”, lá già rụi dần.
- Thời kì chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu
hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống.


5

1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
1.2.1 Số bông trên mét vuông
Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban

đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến
khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào
mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất
đai, thời tiết, lượng phân bón, nhất là phân đạm và chế độ nước. Số bông trên đơn vị
diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nói chung đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều
nắng nên cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Ngược lại, trên đất giàu hữu
cơ, thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là đạm) và giữ nước thích hợp thì lúa
nở bụi khỏe có thể sạ cấy thưa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên
mét vuông trung bình phải đạt 500 – 600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350 – 450
bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997), ngoài mật độ sạ cấy, khả năng nở bụi
ra số bông trên đơn vị diện tích còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác và các điều
kiện ngoại cảnh như: lượng đạm bón, nhiệt độ, ánh sáng,...
Đối với lúa sạ thẳng, số bông trên mét vuông tùy thuộc vào lượng giống để
sạ và phần trăm hột nảy mầm (Shouichi Yoshida, 1981).
1.2.2 Tỷ lệ hạt chắc
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ
phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc và đặc biệt quan trọng nhất là thời kỳ phân bào
giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu. Tỉ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc
tính sinh lý cũa cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Những điều kiện thời tiết không thuận lợi trong giai đoạn phân bào giảm
nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ. Trong giai đoạn chín gặp điều kiện bất
lợi có thể ức chế sự sinh trưởng của vài gié hoa dẫn đến cho ra những hoa lép
(Shouichi Yoshida, 1981).


6

1.2.3 Số hạt trên bông

Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi
trổ, quan trọng nhất là giai đoạn phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực (Nguyễn
Ngọc Đệ, 1998).
Khởi đầu sự sinh trưởng sinh dục, số gié hoa tối đa được xác định bởi sự
phân hóa của các nhánh và những gié hoa. Sau sự phân hóa gié hoa vài gié hoa có
thể bị thoái hóa. Số gié hoa quan sát được lúc trổ gié hoặc khi trưởng thành là sự sai
biệt giữa khối sơ khởi phân hóa và thoái hóa (Shouichi Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được
phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ
thuật canh tác và điều kiện thời tiết.

1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa
chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng
lượng hạt phụ thuộc vào cở hạt, và độ mẩy no của hạt lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Tuy nhiên trọng lượng hạt là đặc tính ổn định của giống vì kích thức hạt bị
kiểm soát chặt chẽ bởi kích thước của vỏ trấu. Hạt lúa không thể phát triển lớn hơn
kích thước của vỏ trấu dù trong bất kì điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nào và đầy đủ
dinh dưỡng nào (Shouichi Yoshida, 1981).
1.3 PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN
1.3.1 Phân vi sinh và phương pháp bón
*Định nghĩa phân vi sinh
Phân bón vi sinh vật là các sản phẩm mang vi sinh vật, khi sử dụng các vi
sinh vật này nhiễm vào đất và cây trồng. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 1996 về phân
hữu cơ vi sinh vật, phân vi sinh vật được định nghĩa: “ Phân vi sinh vật (phân vi
sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mức độ phù hợp
với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất
dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe…) hay các hoạt chất



7

sinh học, góp phần nâng cao năng suất và (hoặc) chất lượng nông sản. Phân vi sinh
phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến nguời, động, thực vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản” (Nguyễn Minh Hưng và ctv, 2007).
*Phân loại phân vi sinh theo tính năng tác dụng của các nhóm vi sinh
vật chứa trong phân bón
Trên cơ sở tính năng tác dụng của các vi sinh vật chứa trong phân bón, phân
vi sinh vật còn được phân loại sau:
- Phân vi sinh vật cố định nitơ (phân đạm vi sinh)
+ Phân đạm vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống cộng sinh với cây
họ đậu (đậu tương, lạc, đậu xanh, đậu đen, v.v…), hội sinh trong vùng rễ cây trồng
cạn hay tự do trong đất, nước có khả năng sử dụng N2 từ không khí tổng hợp thành
đạm cung cấp cho đất và cây trồng. Các vi sinh vật này bao gồm tảo lam, vi khuẩn
Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, Actinomycetes, Klebsiella (Ngô Ngọc
Hưng và ctv, 2004).
+ Các vi sinh vật này hấp thụ N2 trong không khí chuyển N2 thành NH3 để
nuôi chính bản thân mình, NH3 dư thừa sẽ tiết ra ngoài hoặc khi vi sinh vật chết để
lại phần xác giàu đạm và chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phân bón tốt cho cây trồng
(Nguyễn Thanh Hiền, 2003).
- Phân vi sinh phân giải hợp chất photpho khó tan (phân lân vi sinh)
+ Phân lân vi sinh sản xuất từ các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các
hợp chất photpho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng bằng cách tiết ra các
acid hữu cơ.
+ Trong đất có một nhóm sinh vật có khả năng hòa tan lân có tên là PSM
(Phosphate solubilizing microorganisms). Nhóm vi sinh vật PSM có khả năng hòa
tan phosphate sắt, apatite, chuyển lân không tan thành dễ tan. Nhóm này có
Asp.niger, Pseudomonas, Bacilus, Micrococcus,… Dễ dàng nuôi cấy, tạo sinh khối
hay trộn bào tử vào đá phosphorit apatit cho cây, sử dụng chế phẩm PSM mang lai
hiệu quả cao cho vùng thiếu lân trầm trọng (Nguyễn Thị Quí Mùi, 1999. Trích dẫn

bởi Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).


8

- Phân vi sinh vật kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật
+ Chứa các vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học có
tác dụng điều hòa hoặc kích thích quá trình trao đổi chất của cây.
+ Phân vi sinh vật chức năng là một dạng phân bón vi sinh vật ngoài khả
năng tạo nên các chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng, còn có thể ức chế, kìm hãm sự
phát sinh, phát triển của một số bệnh vùng rễ cây trồng do vi khuẩn và nấm gây nên.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của phân vi sinh
Theo Nguyễn Minh Hưng và ctv (2007), hiệu lực của phân vi sinh vật phụ
thuộc rất lớn vào hoạt tính sinh học của vi sinh vật tuyển chọn và khả năng thích
ứng của chúng với điều kiện môi trường sử dụng phân vi sinh vật. Các tác nhân
chính gây ảnh hưởng đến hiệu lực của phân vi sinh được xác định như sau:
- Thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu
Các loại hóa chất xử lý hạt giống chứa các kim loại nặng như thủy ngân,
kẽm, đồng hay chì đều độc với vi sinh vật.
Các hóa chất diệt nấm hữu cơ tuy ít độc hơn song cũng không tốt cho vi
khuẩn. Các chất này có thể không tiêu diệt vi sinh vật nhưng sẽ làm yếu hoặc làm
mất hoạt tính sinh học của chúng.
- Các dinh dưỡng khoáng
+ Đạm:
Đạm khoáng trong đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cố định nitơ và hình
thành nốt sần của cây bộ đậu nói chung. Khi trong đất có đạm, cây trồng sử dụng
trực tiếp nguồn đạm này ngay cả khi có nhiều nốt sần hữu hiệu. Các nốt sần này có
kích thước nhỏ và không hoạt động trong suốt thời kì sinh trưởng, phát triển của cây
nếu có lượng đạm lớn tồn tại trong đất.
Nếu đất thiếu đạm ngay giai đoạn đầu, cây trồng sẽ kém phát triển, ảnh

hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành nốt sần và hiệu quả cố định nitơ cộng sinh.
Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi cây bộ đậu được bón mồi một lượng
đạm tương đương với 20 – 30 N/ha sẽ phát triển tốt hơn và cho năng suất cao nhất.
Nếu sử dụng lượng đạm khoáng cao hơn, hiệu quả cố định nitơ sẽ bị giảm.


9

+ Phân lân:
Photpho là thành phần của enzyme nitrogenaza – men cố định nitơ. Thiếu lân
trong giai đoạn dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của vi khuẩn cũng
như nốt sần và quá trình cố định nitơ.
Vi sinh vật phân giải lân có khả năng khoáng hóa lân hữu cơ hoặc chuyển
hóa lân vô cơ khó tan thành lân dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng, nghĩa là chỉ
có tác dụng khi có sẵn nguồn lân vô cơ hoặc hữu cơ trong đất. Sử dụng phối hợp vi
sinh vật cố định nitơ, vi sinh vật chuyển hóa lân trên cơ sở có sẵn nguồn lân trong
đất sẽ nâng cao hiệu lực của cả hai loại phân bón vi sinh vật này.
+ Phân kali:
Một số loài vi khuẩn có nhu cầu về kali. Vai trò chính của kali là tạo áp suất
thẩm thấu trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn cũng như trong dung dịch
huyết tương của cây trồng.
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính nêu trên, các nguyên tố trung
lượng như Ca, Mg, S và vi lượng như Fe, Mo, Co, Ni,.. cũng có nhiều ảnh hưởng
tích cực đến hoạt động của các vi sinh vật, trong đó đặc biệt các nguyên tố như S,
Mo, Fe là thành phần của enzym cố định nitơ – nitrogenaza. Thiếu các yếu tố dinh
dưỡng này, quá trình cố định nitơ cộng sinh không hoạt động. Vì vậy để đảm bảo
hiệu quả cố định nitơ và năng suất cây trồng cần thiết phải cung cấp đầy đủ các
dưỡng chất cần thiết nêu trên.
- Độ chua của đất (pH đất)
Vi sinh vật đất nói chung và vi sinh vật sử dụng làm phân bón vi sinh nói

riêng đều bị ảnh hưởng bởi độ pH đất, hoạt tính sinh học của chúng sẽ bị giảm trong
điều kiện pH đất thấp vì tác động trựa tiếp của pH thấp đến sự sinh trưởng của vi
khuẩn hoặc gián tiếp thông qua việc hạn chế trao đổi chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên vẫn có nhiều chủng vi sinh vật có độ mẫn cảm cao với pH thấp và
ở điều kiện này, chúng vẫn có khả năng sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh
học. Đặc biệt người ta đã nghiên cứu, tuyển chọn và tạo ra được các vi sinh vật có
khả năng thích ứng trong dãy pH rộng và do vậy nhiều sản phẩm phân vi sinh vật có
khả năng sử dụng cho mọi loại đất trồng với các độ pH khác nhau.


10

Theo Thái Công Tụng (1969), pH thích hợp cho hoạt động vi sinh vật đất
khoảng 6,5 – 7,5. Ở khoảng pH này tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ xảy ra mạnh.
- Nhiệt độ
Hoạt động của vi sinh vật chỉ đạt được mức độ cực đại trong khoảng nhiệt dộ
nhất định và bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ ẩm đất. Dãy nhiệt độ tốt nhất đối với các vi
sinh vật làm phân bón vi sinh vật khoảng 250C đến 350C.
- Độ ẩm đất
Độ ẩm đất có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và
sinh tổng hợp hoạt chất sinh học của vi sinh vật tồn tạo trong đất. Thiếu nước vi
khuẩn không di chuyển được, đồng thời cũng không sinh sản được và qua đó ảnh
hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hoạt chất sinh học. Thiếu nước đồng thời cũng
ngăn cản sự phát triển của cây trồng qua đó ảnh hưởng gián tiếp trở lại hoạt động
của vi sinh vật và vai trò của chúng. Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật sống cộng sinh
hoặc nội sinh trong cây vẫn có khả năng hấp thụ nước thông qua hệ thống rễ cây và
như vậy có thể sống và sing tổng hợp hoạt chất sinh học trong điều kiện đất khô hạn
nhưng cây trồng vẫn còn sống.
Nếu ẩm độ cao quá gây ra yếm khí, vi sinh vật khó hoạt động. Kết quả cho
thấy ở điều kiện ẩm độ 70% là thích hợp cho sự hoạt động của vi sinh vật, do đó sự

khoáng hóa xảy ra mạnh mẽ (Thái Công Tụng, 1969).
- Phèn, mặn
Trên vùng đất khô, phèn mặn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của vi
sinh vật. Nồng độ muối cao ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc màng tế bào của vi
sinh vật và đồng thời tác động bất lợi đến quá trình trao đổi chất của vi sinh vật. Kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, hiệu lực cố định nitơ của vi khuẩn
của nốt sần ở nồng độ muối ăn 0,4% chỉ bằng 25% so với hiệu lực cố định nitơ của
nốt sần trong điều kiện bình thường. Gần đây, người ta quan tâm đến nhiều việc
chọn các vi sinh vật chịu được nồng độ muối cao và kết quả tạo được một số loại
phân bón vi sinh vật có khả năng thích ứng với độ phèn mặn cao.
- Vi khuẩn cạnh tranh


11

Trong đất, nhất là ở các vùng chuyên canh (độc canh) tồn tại rất nhiều các vi
sinh vật tự nhiên. Các vi khuẩn này sẽ cạnh tranh với vi sinh vật hữu hiệu và làm
giảm hiệu quả hoạt động của chúng
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phân vi sinh và phân hóa học
(Nguyễn Thanh Hiền, 2003)
Phân vi sinh
- Phân vi sinh là các vi sinh vật sống.

Phân hóa học
- Phân hóa học là các chất hóa học.

- Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ từ từ và - Cung cấp chất dinh dưỡng hóa học với
kéo dài.

khối lượng lớn một lúc (mỗi lần bón)


- Tác dụng chậm.

- Tác dụng nhanh.

- Cải tạo đất.

- Làm cho đất ngày càng nén dẻ.

- Không gây ô nhiễm môi trường nước.

- Gây ô nhiễm môi trường nước do lượng
NO3- tồn dư.

- Không gây ảnh hưởng xấu đến chất - Gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
lượng sản phẩm.

nông sản do do lượng NO3- tồn dư.

- Đây là các vi sinh vật sống nên thời - Bảo quản được lâu, đóng gói kín.
gian bảo quản không quá 3 tháng, cất
trữ để không khí có thể lọt vào được,
không được đóng gói kín.
- Bón phân vi sinh không sợ cây bị lốp - Bón quá phân hóa học cây sẽ bị lốp và
và đất sẽ được cải tạo tốt hơn.

sẽ bị chết.

* Phân bón vi sinh Hương Quê
Là một sản phẩm hoàn toàn mới, sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng thành

tựu khoa học, phân bón vi sinh học vi sinh Hương Quê ra đời với mục đích là phát
triển và sản xuất Nông Nghiệp với hệ sinh thái bền vững nhằm góp phần giải quyết
việc lạm dụng sử dụng phân bón thuốc trừ sâu dạng hóa học làm đất đai bị chai


12

cứng và suy kiệt, các vi sinh vật không phát triển và hoạt động được, làm nông sản
thoái hóa, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ và ô nhiễm môi trường.
Phân bón sinh học vi sinh Hương Quê ra đời góp phần tái tạo hệ sinh thái, trả
lại độ phì nhiêu cho đất. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các dưỡng chất cần thiết cho
cây trồng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông sản, ổn định môi
trường.
* Tác dụng phân vi sinh học vi sinh Hương Quê:
- Giảm được 60 – 70% lượng phân bón vô cơ (N, P, K).
- Lúa cứng cây không bị đỗ ngã.
- Hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao chất lượng gạo.
- Khi phối hợp với thuốc trừ sâu sinh học có thể hạn chế được các loại thuốc
hóa học để phòng trừ sâu bệnh.
- Sử dụng đúng qui trình sẽ tránh được ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ.
- Hạt lúa sáng, chắc hạt, lúc trổ đều (giảm tối đa lượng hạt lép khi trổ).
- Ngâm ủ lúa giống cho nảy mầm cao và đều.
- Giảm 60 – 70% lượng hạt rơi rụng khi thu hoạch.
* Cách sử dụng:
Diện tích 1000m2 mỗi lần phun 500ml tức 250ml pha bình 16 lít (1000m2 hai
bình 16 lít).
- Dùng phân vi sinh 500ml trộn với lân để bón lót.
- Cây lúa đến 12 ngày thì bón phân.
- Khi cây lúa từ 20 – 25 ngày cấy dậm xong thì bón phân.

- Cây lúa từ 30 – 35 dùng phân vi sinh 250ml pha 200g đạm + 20cc thuốc trị
bệnh sinh học EXIN 4.5HP (để trị đạo ôn và cháy bìa lá) cho bình 16 lít để phun.
- Để lúa trổ đều khi cây lúa 50 – 55 ngày phun phân vi sinh 250ml pha 200g
đạm + 20cc EXIN 4.5HP cho bình 16 lít.
- Lúa cong trái me thì dùng 250ml phân vi sinh pha bình 16 lít phun rước hạt
chờ chín thu hoạch (không trộn lẫn thêm bất cứ loại nào).


13

* Lưu ý:
- Khi sử dụng phân vi sinh Hương Quê bình xịt phải được rửa sạch, không
được pha trộn các loại thuốc khác nếu không có hướng dẫn, sẽ kém hiệu quả.
- Sử dụng đúng qui định sẽ hạt chế được tối đa các bệnh trên cây lúa và sâu
gây hại.
- Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng.
* Thành phần gồm các tập đoàn vi sinh vật sau:
- Seudomonas 4,0 x 108
- Saccharomyces 0,6 x 108
- Lactobacillus 1,0 x 106
- Aspergillus 1,1 x 106
1.3.2 Phân urea, Phân Lân, Phân kali và phương pháp bón
* Urea: CO(NH2)2
- Thành phần: 46% N.
- Urê được tạo thành do quá trình ngưng tụ NH3 và CO2 trong điều kiện áp
suất và nhiệt độ cao. Khi không khống chế được nhiệt độ sẽ xảy ra quá trình trùng
hợp urea thành biuret độc cho cây.

NH2

O=C

NH2
+

NH2

C=O

H
O=C-N-C-O

NH2

NH2

+

NH3
NH2

Sau khi bón vào đất, dưới tác động của urea, urea sẽ thủy phân thành
(NH4)2CO3
CO(NH2)2 + 2H2O

(NH4)2CO3

Quá trình amôn hóa là quá trình sinh học nên chịu tác động của điều kiện
môi trường. Quá trình amôn hóa xảy ra nhanh chóng khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao,
đất có nhiều chất hữu cơ.



×