Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT của 8 GIỐNG nếp MTL TRIỂN VỌNG tại đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

------

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA 8 GIỐNG NẾP MTL TRIỂN VỌNG
TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

CẦN THƠ – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

------

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA 8 GIỐNG NẾP MTL TRIỂN VỌNG
TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG


Cán bộ hướng dẫn:
ThS. ÔNG HUỲNH NGUYỆT ÁNH

CẦN THƠ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ giống cây trồng với đề tài

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA 8 GIỐNG NẾP MTL TRIỂN VỌNG
TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Do sinh viên NGUYỄN THỊ CẨM GIANG thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … … tháng … … năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

Ths. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---  --Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA 8 GIỐNG NẾP MTL
TRIỂN VỌNG TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ”
Do sinh viên NGUYỄN THỊ CẨM GIANG thực hiện và bảo vệ trước Hội
đồng vào ngày … … tháng … … năm 2011
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:.............................................
Ý kiến của Hội đồng:..................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... ... tháng ... ... năm 2011
Thành viên Hội Đồng

…………………..

……………………
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

……………………


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào
trước đây.


Cần Thơ, ngày ... ... tháng ... ... năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Giang

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Nguyễn Thị Cẩm Giang

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Huyện Thốt Nốt – Tỉnh Cần Thơ
Cha: Nguyễn Văn Tuyến
Mẹ: Lê Thị Xuân
Email:
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Từ năm 1996 – 2001: học tại trường Tiểu học Cờ Đỏ 1
2. Từ năm 2001 – 2005: học tại trường Trung học cơ sở Cờ Đỏ
3. Từ năm 2005 – 2008: học tại trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
4. Từ năm 2008 – 2012: học lớp Công nghệ giống cây trồng khóa 34, Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.


Cần Thơ, ngày ... ... tháng ... ... năm 2011
Người khai

Nguyễn Thị Cẩm Giang

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi nấng tôi nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Ths. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh là người đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu
và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Cố vấn học tập Phạm Văn
Phượng cùng quý thầy, cô Khoa Nông nghiệp & SHƯD đã dìu dắt và truyền đạt kiến
thức cho tôi trong thời gian tôi học tại trường. Cám ơn các bạn sinh viên lớp Công
nghệ giống cây trồng K34, đặc biệt là các bạn Nguyễn Thụy Thảo Nguyên, Bùi Thị
Hương Giang, Nguyễn Quốc Chí, Châu Hoàng Tuấn, Nguyễn Hà Thiên Thư, Dương
Liên Kiệt, Trần Vịnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.
Thân gởi về,
Các bạn lớp Công nghệ giống cây trồng khóa 34 lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tương lai.
Trân trọng!

Nguyễn Thị Cẩm Giang


v


NGUYỄN THỊ CẨM GIANG, 2011 “Đánh giá năng suất và phẩm chất của 8 giống
nếp MTL triển vọng tại Đại học Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ
giống cây trồng. Khoa Nông nghiệp & SHƯD. Trường Đại học Cần Thơ. 68 trang.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ths. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh

TÓM LƯỢC

Nhằm tăng tính đa dạng cho giống nếp, đề tài “Đánh giá năng suất và phẩm
chất của 8 giống nếp MTL triển vọng tại Đại học Cần Thơ” được thực hiện từ
tháng 12/2010 đến tháng 08/2011 tại Nông trại khu II - Trường Đại học Cần Thơ
nhằm chọn những dòng nếp triển vọng có năng suất cao và phẩm chất tốt, phục vụ
cho sản xuất ở ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu.
Đề tài được thực hiện gồm hai nội dung: (1) Đánh giá năng suất ngoài đồng với
thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 9 nghiệm thức gồm 8
giống nếp MTL có nguồn gốc từ các tổ hợp lai L448 (nếp Dứa/nếp Bè), L449 (nếp
Thái/nếp Bè) và OM85 làm giống đối chứng; (2) Phân tích phẩm chất nếp trong
phòng với các chỉ tiêu về tỷ lệ xay chà, kích thước gạo, hàm lượng amylose, hàm
lượng protein, mùi thơm và chỉ số max BU.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các đặc tính nông học như thời gian sinh trưởng,
chiều cao cây của các giống nếp triển vọng thích hợp cho các vùng canh tác ở
ĐBSCL. Các giống nếp cho năng suất cao và phẩm chất tốt là MTL666, MTL668.
Hai giống này đều có tiềm năng năng suất cao qua nhiều mùa vụ, tỷ lệ xay chà tốt,
hàm lượng amylose thấp, hàm lượng protein cao, chỉ số Max BU thích hợp cho xuất
khẩu. Đề nghị hai giống nếp triển vọng này được thử nghiệm tính thích nghi ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau, được ứng dụng vào sản xuất để tăng tính đa dạng giống cho
sản xuất nông nghiệp bền vững.


vi


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................2
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÚA NẾP .......................................... 2
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa nếp ở Việt Nam và ĐBSCL............................................... 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về nếp trong những năm gần đây........................................ 5
2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NẾP .......................................... 7
2.2.1 Vai trò của giống trong sản xuất........................................................................... 7
2.2.2 Một số quan điểm khoa học trong chọn tạo giống lúa ........................................... 7
2.2.3 Quy trình chọn giống lúa (nếp) của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - Đại học
Cần Thơ........................................................................................................................ 9
2.3 CÁC ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CÂY LÚA NẾP ........................................ 10
2.3.1 Đặc tính nông học .............................................................................................. 10
2.3.2 Năng suất và thành phần năng suất..................................................................... 11
2.3.3 Phẩm chất hạt lúa nếp ........................................................................................ 13
2.3.4 Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây lúa nếp ....................................................... 17
2.4 ĐẶC TÍNH CÁC GIỐNG NẾP CHỦ LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .. 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................22
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 22

3.2.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................... 22
3.2.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 22
3.2.3 Thiết bị, máy móc nghiên cứu ............................................................................ 23
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 23
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 23
3.3.2 Quản lý thí nghiệm............................................................................................. 23
3.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích chỉ tiêu…………………………………….. 24
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................................. 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................31
4.1 TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT ...................................................................................... 31
4.1.1 Tổng quát về thí nghiệm..................................................................................... 31
4.1.2 Tổng quát về nguồn gốc bộ giống nếp ................................................................ 31
4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CÁC GIỐNG NẾP
....................................................................................................................................... 31
4.2.1 Đặc tính nông học .............................................................................................. 31
4.2.2. Tính chống chịu sâu bệnh của bộ nếp ................................................................ 34
4.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT CÁC GIỐNG NẾP TRIỂN
VỌNG ............................................................................................................................ 35
4.3.1 Các thành phần năng suất ................................................................................... 35
4.3.2 Năng suất thực tế ............................................................................................... 38
4.4 PHẨM CHẤT HẠT CỦA CÁC GIỐNG NẾP THÍ NGHIỆM .................................. 39
4.4.1 Phẩm chất xay chà............................................................................................. 39
4.4.2 Kích thước hạt gạo nếp...................................................................................... 41
4.4.3 Hóa tính hạt gạo ................................................................................................ 43

vii


4.4.4 Chỉ số Max BU ................................................................................................. 46

4.5 THẢO LUẬN CHUNG ............................................................................................ 46

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................48
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 48
5.1.1 Đặc tính nông học và năng suất bộ giống nếp thí nghiệm ................................... 48
5.1.2 Phẩm chất hạt của bộ giống nếp thí nghiệm........................................................ 48
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................49
PHỤ CHƯƠNG 1 ....................................................................................................53
PHỤ CHƯƠNG 2 ....................................................................................................54

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Đặc tính một số giống nếp chủ lực ở ĐBSCL

21

3.1


Các giống nếp thí nghiệm

22

3.2

Lịch canh tác thí nghiệm

23

3.3

Đánh giá tính đổ ngã trên lúa theo IRRI (1988)

24

3.4

Phân loại chiều dài hạt gạo theo tiêu chuẩn FAO (1980)

27

3.5

Phân loại kích thước hạt gạo theo tiêu chuẩn FAO (1980)

27

3.6


Đánh giá hàm lượng amylose theo Juliano và Villareal (1993)

27

3.7

Thang điểm đánh giá hàm lượng protein

28

3.8

Phân cấp mùi thơm theo thang đánh giá của IRRI (1986)

28

3.9

Đánh giá tính chống chịu rầy nâu ngoài đồng theo IRRI (1996)

29

3.10 Phân cấp và mô tả vết bệnh cháy lá của IRRI (1980)

29

3.11 Đánh giá tính chống chịu bệnh cháy bìa lá ngoài đồng (IRRI 1980)

30


4.1

TGST và tính chống đổ ngã các giống nếp thí nghiệm

32

4.2

Đặc tính nông học của các giống nếp thí nghiệm

33

4.3

Tính chống chịu sâu bệnh của các giống nếp thí nghiệm

35

4.4

Thành phần năng suất các giống nếp thí nghiệm

36

4.5

Năng suất thực tế các giống nếp qua các mùa vụ

38


4.6

Đặc tính các giống nếp thí nghiệm có tiềm năng năng suất cao

39

4.7

Tỷ lệ xay chà các giống nếp thí nghiệm

41

4.8

Kích thước hạt gạo của các giống nếp thí nghiệm

42

4.9

Hóa tính hạt gạo của các giống nếp thí nghiệm

44

4.10 Các giống nếp thí nghiệm có các đặc tính phẩm chất tương đối

45

4.11 Chỉ số Max BU của các giống nếp thí nghiệm


46

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Quy trình chọn giống lúa (nếp)

9

2.2

Rầy nâu tấn công cây lúa

18

2.3

Chồi lúa nhiễm vàng lùn

19


2.4

Vết bệnh cháy lá

20

4.3

Tỷ lệ các giống nếp theo cấp đánh giá mùi thơm

45

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BU:

Brabender Unit

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

KHCN:

Khoa học công nghệ

NS:


Năng suất

NSLT:

Năng suất lí thuyết

NSTT:

Năng suất thực tế

IRRI:

International Rice Research Institute

PTNT:

Phát triển nông thôn

STT:

Số thứ tự

TGST:

Thời gian sinh trưởng

TL:

Trọng lượng


TTXVN:

Thông tấn xã Việt Nam

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực chính của hai phần ba dân số
thế giới nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Ở nước ta lúa nếp chiếm khoảng
10% diện tích sản xuất và 10% lượng gạo tiêu thụ (Nguyễn Thị Ngọc Hân, 2009).
Ở nước ta, ĐBSCL là nơi cung ứng lúa gạo chiếm khoảng 50% sản lượng lúa
cả nước và 80% sản lượng gạo xuất khẩu (Viện lúa ĐBSCL, 2008). Những năm gần
đây lúa nếp cũng được quan tâm phát triển ở ĐBSCL, hình thành những vùng chuyên
canh cho năng suất cao như Phú Tân-An Giang, Chợ Gạo-Tiền Giang, Châu ThànhLong An. Tuy nhiên nói đến lúa nếp thì vẫn còn mới và diện tích cũng như sản lượng
đáp ứng chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Dưới áp lực tăng dân số và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhu cầu
lương thực và giống lương thực có năng suất và phẩm chất cao, chống chịụ tốt với sâu
bệnh đang là vấn đề quan trọng. Với vai trò là vựa lúa lớn nhất của nước có sản lượng
gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, các nhà chọn giống đã chọn tạo ra những giống
mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng
vai trò của lúa nếp đã và đang được quan tâm. Với đặc tính gạo thơm, dẻo, ngon cơm,
lúa nếp thực sự là giải pháp về lương thực chất lượng cao đối với toàn xã hội.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hiện nay những giống lúa nếp phổ biến ở nước ta như nếp Cái Hoa Vàng, nếp
Nương, nếp Tú Lệ nổi tiếng lâu năm ở miền Bắc; ở miền Nam có thể kể đến nếp Bè,
nếp Lá Xanh, OM85, CK92. Tuy nhiên, chủng loại giống nếp vẫn còn khiêm tốn, cần

phải chọn tạo giống nếp mới đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và thương
mại của nền nông nghiệp. Với lý do đó, đề tài Đánh giá năng suất và phẩm chất
của các giống nếp MTL triển vọng tại Đại học Cần Thơ được thực hiện nhằm mục
đích chọn ra những giống nếp mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu
sản xuất của vùng ĐBSCL.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÚA NẾP
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa nếp ở Việt Nam và ĐBSCL
Như đã nói, nghề trồng lúa (nếp) là nghề truyền thống của nhân dân ta, các
giống nếp là loại thực phẩm có hương vị đặc trưng đã được công nhận từ lâu. Theo
Nguyễn Thị Ngọc Hân (2009) thì Lê Quý Đôn ở thế kỷ 18 đã mô tả 70 giống lúa cổ
truyền trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục trong đó có 29 giống nếp. Một số giống nếp đó
là nếp Cái, nếp Hoa Vàng, nếp Kỳ Lân, nếp Tầm Xuân, nếp Suất, nếp Hạt Cau, nếp
Hương Bầu, nếp Ông Lão, nếp Trân,… mà một số giống nổi tiếng vẫn còn lưu truyền
đến ngày nay.
Hiện nay có nhiều vùng chuyên canh lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế cao đã
khẳng định tiềm năng to lớn của cây lúa nếp.
Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương từ lâu nổi tiếng với giống lúa nếp Cái Hoa
Vàng và nếp Quýt hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Vụ mùa năm 2009,
toàn huyện đã thực hiện gieo trồng hơn 6000 ha. Trong đó, riêng diện tích lúa nếp
chiếm trên 1000 ha, tập trung chủ yếu hai giống lúa nếp chính là nếp Quýt và nếp Cái
Hoa Vàng, còn lại là nếp Xoắn. Nhiều xã, lúa nếp chiếm trên dưới 50% tổng diện tích
lúa như xã Phúc Thành, Kim Xuyên, Tuấn Hưng, Ngũ Phúc… Đặc biệt có xã Cổ
Dũng có 70% diện tích là lúa nếp và chủ yếu là nếp đặc sản, đặc biệt nếp Quýt và nếp
Cái Hoa Vàng với truyền thống lâu đời đã được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp Việt Nam giúp phục tráng. Vụ mùa năm 2009 xã Cổ Dũng đã gieo cấy 200 ha
lúa nếp, trong đó có 140 ha lúa nếp Quýt và 60 ha lúa nếp Xoắn. (Phạm Ninh Hải,
2010).
Trong suốt 26 năm qua, người dân ở xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn (Bắc
Giang) đã sản xuất và lưu giữ được giống lúa nếp Cái Hoa Vàng thơm ngon đặc biệt.
Cũng bởi gạo nếp Phì Điền có đặc điểm hạt to đều, trắng, ăn dẻo và thơm ngon hơn
tất cả các loại gạo nếp hiện đang có trên thị trường nên sản phẩm này ngày càng được
2


nhiều người ưa chuộng. Trong 5 năm trở lại đây, được sự quan tâm hỗ trợ về khoa
học kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện, người dân trong
xã đã mở rộng diện tích gieo cấy nếp Cái Hoa Vàng lên hàng chục ha/vụ, nhằm đáp
ứng với nhu cầu của thị trường. Giá gạo nếp thương phẩm bán tại Phì Điền những
năm gần đây luôn được giá bình quân 25 nghìn/kg. Đến nay, sản phẩm nếp Cái Hoa
Vàng của HTX Phì Điền đã được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, trở
thành mặt hàng đặc sản của Lục Ngạn (Đức Thọ, 2010).
Từ thị xã Văn Chấn, trung tâm của cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32 lên
Mù Cang Chải, trước lúc vượt sừng trời (đèo Khau Phạ), xã Tú Lệ nằm trọn trong
lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha ruộng nước. Các nhà khoa học Nông nghiệp cho
biết gạo nếp Tú Lệ dẻo, thơm, ngon là bởi được gieo trồng trên một nền đất hiếm (với
các nguyên tố như Mo, Bo, Zn). Thung lũng Tú Lệ nằm gọn giữa ba ngọn núi cao là
Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song nên biên độ dao động của nhiệt độ trong ngày
lớn, thời gian đêm dài hơn ngày. Đây là những yếu tố khiến mạch tinh bột aminopectin lớn (lượng mạch tinh bột amino-pectin quyết định sự dẻo thơm của hạt gạo).
Thêm một yếu tố nữa là do cấu tượng của đất Tú Lệ tơi xốp, dễ ngấm nước và khí hậu
ở Tú Lệ trong lành nên sản xuất lúa ở Tú Lệ ít phải thâm canh, vì vậy gạo ở Tú Lệ là
gạo sạch (Lộc Phương Lan, 2010).
Nếp Thầu Dầu là giống lúa đặc sản, từ những năm 1980 được trồng khá nhiều
ở địa phương của huyện Phú Bình (Thái Nguyên), chuyên được dùng để làm bánh
chưng, bánh dày, xôi,... cúng tiến trong lễ hội, rất dẻo và có mùi thơm, vị đậm.

Nhưng, do thời gian dài không được thanh lọc nên đã bị thoái hóa. Năm 2007, huyện
Phú Bình đã triển khai chương trình phục tráng giống lúa nếp Thầu Dầu tại xã Úc Kỳ.
Do lúa nếp Thầu Dầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp cấy vào thời điểm cuối
tháng 7, đầu tháng 8 nên vụ mùa muộn năm 2008, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia gieo cấy và được đông đảo nhân dân hưởng ứng (Trần Nga,
2008).
Theo chương trình mô hình cánh đồng sản xuất "100 ha lúa nếp chất lượng
cao" của ngành nông nghiệp, nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã thực hiện

3


trong vụ Đông Xuân 2009-2010 với sự hướng kỹ thuật theo dõi trực tiếp của Phòng
Nông nghiệp và PTNT, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Châu Thành. Nông dân trong
mô hình đã gieo sạ đồng loạt né rầy và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật sạ thưa, sạ
hàng và thực hiện chương trình "3 giảm - 3 tăng" trong sản xuất. Nhờ vậy, nếp sinh
trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh trong quá trình thực hiện giảm được nhiều khoản
chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, công lao động và các chi phí khác. Theo
kết quả thu hoạch nếp của 52 nông dân ở ấp 4, xã Hòa Phú (thực hiện 42 ha), năng
suất thu được bình quân 8 tấn/ha. Bán giá 5.500-6.000 đồng/kg nếp tươi. Sau khi trừ
các khoản chi phí, ước tính năng suất thực tế cho một hecta thu lời khoảng 30 triệu
đồng. Trong vụ Hè-Thu, huyện sẽ tiếp tục phát triển diện tích trồng lúa nếp chất
lượng cao đồng thời cung cấp giống cho dân địa phương cùng thực hiện tiến bộ khoa
học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm trên thị trường (Kim Hoa,
2010).
Theo báo Sài Gòn giải phóng (2003), từ lâu lúa nếp đã được trồng ở ĐBSCL
để phục vụ cho nhu cầu nội địa là chính, nhất là khu vực miền Tây Nam Bộ và Đông
Nam Bộ. Nếp được chế biến thành xôi, bánh phồng, nấu rượu… ước tính lên đến
hàng trăm nghìn tấn/năm. Năng suất 1ha lúa nếp không kém so với trồng lúa tẻ,
khoảng 5-6 tấn/ha vụ Đông Xuân và 4-5 tấn/ha vụ Hè Thu, nhưng giá bán thường cao

hơn lúa tẻ, lúa nếp có giá 2.300-2.500 đồng/kg, còn lúa tẻ chỉ có 1550-1700 đồng/kg.
Với những lợi thế đó, những năm qua nông dân ở một số địa phương vùng ĐBSCL đã
chuyển qua trồng lúa nếp khá nhiều như ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang có tới 7000 hộ
chuyên canh 5000 ha lúa nếp và còn có khả năng tăng thêm. Huyện Phú Tân, An
Giang cũng có xã chuyên trồng lúa nếp. So với lúa tẻ, lượng gạo nếp xuất khẩu vẫn
còn khiêm tốn. Năm 1999, các doanh nghiệp xuất khẩu được 4.307 tấn nếp, chiếm
0,09% tổng số gạo xuất khẩu. Đến năm 2000 xuất khẩu được 54.000 tấn, chiếm 1,6%
và 8 tháng năm 2003 đã xuất khẩu được 58.000 nghìn tấn ( chiếm 2% tổng lượng gạo
xuất khẩu). Thị trường xuất khẩu gạo nếp tập trung vào các nước Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore với giá 210-220 USD/tấn (loại thường) và trên 240
USD/tấn (loại ngon), trong khi giá gạo tẻ trắng, hạt dài, loại 5% tấm giá xuất khẩu là
180-185 USD/tấn. Tuy nhiên, việc phát triển lúa nếp còn manh mún, chưa có quy

4


hoạch chung. Cần có sự liên kết tốt giữa người sản xuất với doanh nghiệp để tạo ra
vùng nguyên liệu ổn định và phát triển phù hợp cho lúa nếp (Tạ Quốc Huy, 2005).
Để phục vụ sản xuất của nông dân ĐBSCL, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với
công ty Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tháp tổ chức nhân rộng giống lúa nếp OM2008
trên diện tích 500 ha để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà (TTXVN, 2004).
Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang đã giới thiệu với bà con nông dân các
giống lúa có nhiều triển vọng như CK2003, LV3, LX9, nếp Bè (Thế Khanh, 2005).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về nếp trong những năm gần đây
Giống nếp N97 do Bộ môn nghiên cứu chọn tạo giống lúa, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam lai tạo từ tổ hợp Nếp 87/Nếp 415 từ năm 1993. Từ năm
1994 đến năm 1997 tiến hành chọn lọc cá thể. Năm 1998 so sánh sơ bộ và chính thức.
Năm 1999-2000, khảo nghiệm quốc gia, năm 2001 công nhận. Năm 2002-2003 mở
rộng thử ở các tỉnh đồng bằng Bắc, Trung, Nam Bộ và miền núi phía Bắc, năm 2004
được công nhận là giống quốc gia. Đặc điểm của N97 là giống nếp có khả năng chống

chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính và các điều kiện bất thuận. Nếp N97 có
khả năng kháng bệnh khô vằn cao hơn các giống: CR203, TK106, PD2, BM9603 và
có khả năng chống đổ tốt hơn hầu hết các giống như: CR203, TK106, PD2, N99,
KD18 (Hoàng Hà, 2008).
Ở ĐBSCL, một giống lúa nếp mới cực sớm được ưa chuộng, nhất là đồng bào

Khmer, đang được nhân giống ở tỉnh Trà Vinh (dự án DANIDA do Đan Mạch tài trợ)
và nhiều nơi khác trên hàng trăm ha, đây là giống nếp cực sớm cao sản kháng sâu
bệnh. OM2008 được Viện Lúa ĐBSCL đề xuất và được công nhận. Sau đó Viện đã
phối hợp với Công ty dịch vụ Nông nghiệp Đồng Tháp tổ chức nhân rộng giống nếp
này nhằm cung ứng nhu cầu giống sản xuất. Qua trồng thử nghiệm ở Long An, An
Giang, OM2008 cho năng suất 6 tấn/ha, cây ít đổ ngã, sinh trưởng 95 ngày, có khả
năng kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá. Thổi xôi hay nấu cơm nếp bằng gạo
OM2008 cũng tốn ít nước như các nếp khác, nhưng rất dẻo mà không dính. Tuy nhiên
nhận thấy nhược điểm của giống lúa nếp này là hạt gạo trong trắng lẫn lộn, tuy không
có ảnh hưởng gì đến năng suất và chất lượng, nhưng không bắt mắt, nên OM2008

5


được tiếp tục tuyển chọn và ra được dòng thuần trắng đục đặc trưng của gạo nếp và
đặt tên là giống nếp OMCS22 (Tạ Quốc Huy, 2005).
Ở An Giang, trước đây nông dân Phú Tân chưa chú trọng đến chất lượng hạt
giống nên hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng. Do đó
để tăng hiệu quả sản xuất, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cùng Trạm
Khuyến nông huyện Phú Tân kết hợp với Trung tâm sản xuất giống của tỉnh tổ chức
các điểm trình diễn kỹ thuật phục tráng giống nếp truyền thống tạo ra các giống mới:
LV3, LX9, CK92 cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trung tâm Giống của tỉnh còn
khuyến cáo cung cấp bổ sung nhiều giống nếp mới như: CK2003, OM2008, nếp Bè.
Tất cả các loại giống mới, giống đã được phục tráng đều cho năng suất rất cao, bình

quân từ 6-8 tấn/ha (Tạ Quốc Huy, 2005).
Ở Tiền Giang, nếp Bè được Trung tâm Khuyến nông tỉnh gởi trường Đại học
Cần Thơ nhằm tuyển chọn dòng lúa nếp thuần từ giống đang trồng phổ biến trong
theo hướng sản xuất lúa nếp hàng hóa, trên 100 hạt được điện di để đánh giá độ thuần,
protein tổng số, hàm lượng amylose. Sau đó các hạt này được đem nhân lên trong nhà
lưới và đến thu hoạch, hạt các dòng này được kiểm tra lại độ thuần, hàm lượng
protein, hàm lượng amylose. Đến vụ Thu Đông năm sau các dòng lúa nếp này được
đem trồng so sánh sơ khởi. Dựa theo kết quả đánh giá ngoài đồng, Trung tâm đã chọn
ra được 1 dòng nếp Bè 1-2. Qua các thí nghiệm tiếp theo, đến tháng 4 năm 2004,
dòng nếp Bè 1-2 đã được tỉnh tổ chức nghiệm thu. Dòng nếp Bè 1-2 có nhiều ưu điểm
hơn so với giống gốc nếp Bè địa phương như chất lượng cơm nấu ngon và dẻo, năng
suất cao hơn hoặc bằng giống nguyên chủng được thanh lọc hằng năm. Với năng suất
và chất lượng như vậy, dòng nếp Bè 1-2 được tỉnh Tiền Giang cho phép nhân rộng tại
huyện Chợ Gạo, nơi chuyên trồng nếp Bè 5000 ha/năm (Nguyễn Thị Ngọc Hân,
2009).
Để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu cung ứng cho thị trường xuất khẩu,
Trường đại học Cần Thơ cũng đã hỗ trợ An Giang nghiên cứu thực hiện đề tài Phục
tráng giống nếp Phú Tân có chất lượng cao từ 2008-2010. Cụ thể là tập huấn, hỗ trợ
giống, kỹ thuật cho nông dân trồng, phục tráng, tạo ra năm dòng nếp mới và từ các

6


giống hiện có, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở Phú Tân nhằm đảm bảo hàm
lượng protein cao hơn 10%, hàm lượng amylose thấp dưới 3% và đạt độ thuần 100%,
đạt yêu cầu tiêu dùng và nhất là xuất khẩu (Hữu Huân, 2010).
2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NẾP
2.2.1 Vai trò của giống trong sản xuất
Giống là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hạt
giống là yếu tố giới hạn năng suất và quy định phẩm chất cây trồng. Theo Benito

S.Vergara (1987), lý do để chọn giống lúa tốt là
-Lượng thức ăn đầy đủ trong hạt làm cho mạ phát triển mạnh hơn
-Hạt giống tốt sẽ cho mạ tốt-khỏe-cứng và nhiều rễ
-Mạ khỏe sẽ phát triển nhanh hơn mạ xấu khi cấy vào ruộng
-Hạt giống tốt sẽ giúp lúa phát triển đều
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng có nhu cầu cao về mọi mặt kể
cả trong sản xuất. Giống cây trồng ngày càng được công nhận có vai trò hàng đầu. Do
đó việc cải tiến và chọn tạo giống nông nghiệp nói chung, giống lúa (nếp) nói riêng
đã trở nên cấp thiết. Dưới áp lực tăng dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu, con người
đã và sẽ tìm tòi nghiên cứu các giống mới hơn, kháng được nhiều sâu bệnh hơn,
chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là ngày càng nâng cao năng suất
và phẩm chất cây trồng để phục vụ nhu cầu toàn xã hội.
2.2.2 Một số quan điểm khoa học trong chọn tạo giống lúa
Những quan điểm khoa học về kiểu hình trong chọn tạo luôn được xem xét
chung cho cả cây lúa và cây nếp.
 Theo Bùi Huy Đáp (1978), cây lúa năng suất cao trong điều kiện nhiệt đới
là:
- Chín sớm, chu kỳ sinh trưởng từ 110-120 ngày và không mẫn cảm với quang
kỳ ánh sáng
- Sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, đẻ nhánh vừa phải, lá màu xanh đậm và có
dạng lá đòng đứng

7


- Thân ngắn, cứng, chống đổ ngã
- Lá và vỏ trấu không có lông
- Hạt dễ đập nhưng không rụng ngoài đồng
 Matsushima (1976), đề nghị kiểu hình cây lúa lý tưởng có các đặc điểm nổi
bật:

- Có đủ số hạt cần thiết trên một đơn vị diện tích đảm bảo năng suất
- Thân thấp, có nhiều bông nhưng bông, ngắn giúp lúa chống đổ ngã
- Lá lúa phải thẳng đứng, hai hoặc ba lá trên cùng phải dầy để nhận đủ ánh
sáng
- Lá lúa phải xanh, càng nhiều lá xanh càng tốt
 Yoshida (1981) và De Datta (1981) (được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ,
2008) cho rằng các đặc điểm hình thái cần được chú ý đặc biệt là:
- Thân thấp, cứng chắc
- Lá thẳng đứng: cách sắp xếp lá lý tưởng là trong tán lá các lá trên thẳng đứng
và rũ dần khi xuống đến các lá dưới
- Nở bụi nhanh
- Thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 120 ngày là thời gian tối hảo cho
năng suất tối đa ở các mức đạm bón cao trong vùng nhiệt đới
 Theo Võ Tòng Xuân (1986), cây lúa ngoài những đặc tính ngắn ngày, không
quang cảm, có bộ lá thẳng để ánh sáng rọi vào hai mặt lá, lá có màu xanh đậm. Cây
lúa nếp năng suất cao phải:
- Có ít nhất ba lá còn xanh khi trỗ và giữ màu xanh đến khi hạt chín đều
- Chiều cao trung bình 80-110cm, lóng ngắn, cứng rạ, bẹ ôm sát thân, chống
đổ ngã
- Chống sâu bệnh, nhất là rầy nâu
- Hạt có trọng lượng cao, hạt dạng dài, gạo trắng, phẩm chất ngon
 Theo Benito S. Vergara (1987) đã đề nghị kiểu hình cây lúa có năng suất
cao như sau:
8


- Thấp cây, không đổ ngã
- Tiếp nhận ánh sáng tốt
- Lá thẳng, ngắn. lá cờ cao hơn bông
- Nhảy chồi tốt, chồi mọc đứng, chồi lý tưởng

Giống lúa tốt ngoài các đặc điểm thân thấp, cứng cây, không đổ ngã, lá đứng
thẳng, không quang cảm, phản ứng với phân đạm cao và ổn định còn phải chống chịu
với sâu bệnh tốt (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Từ quan điểm của các nhà khoa học trên ta có thể thấy cây lúa (nếp) điển hình
năng suất cao nhìn chung phải có thân thấp, cứng cây, lá thẳng, nhảy chồi tốt, bông
to. Tuy nhiên khả năng thích nghi rộng với khí hậu, đất đai và khả năng chống chịu
sâu bệnh cũng rất quan trọng. Do đó để có được kiểu hình cây lúa (nếp) lý tưởng
không những ta phải chọn giống tốt mà còn phải chú ý kỹ thuật canh tác, quản lý cỏ
dại và phòng trừ sâu bệnh để lúa có được năng suất và phẩm chất tốt nhất.
2.2.3 Quy trình chọn giống lúa (nếp) của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL Đại học Cần Thơ
Để được công nhận là giống lúa (nếp) mới, giống phải trải qua quá trình lai tạo
và chọn lọc qua các mùa vụ. Hình 2.1 thể hiện quy trình chọn giống lúa (nếp) của
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL.
Lai tạo

F2-F6

QSSK

TNHK

SSNS

SXT

GIỐNG
MỚI

Hình 2.1 Quy trình chọn giống lúa (nếp)
Sau khi lai tạo, thực hiện tiến trình chọn dòng lai từ F2-F6; khi các dòng đạt độ

đồng đều về hình thái tiến hành quan sát sơ khởi (QSSK); các dòng QSSK được trắc
nghiệm hậu kỳ (TNHK) về năng suất; sau đó các dòng ưu tú sẽ được so sánh năng
suất (SSNS) ở các điểm khác nhau ở ĐBSCL. Các dòng tốt nhất sẽ được giữ lại tiến
hành sản xuất thử và tiếp tục theo dõi sự ổn định về năng suất, phẩm chất và khả năng
chống chịu để có thể công nhận giống mới nhằm đưa vào sản xuất đại trà.

9


2.3 CÁC ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CÂY LÚA NẾP
2.3.1 Đặc tính nông học
 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng cây lúa (nếp) gồm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn tăng trưởng (số ngày khác nhau tùy giống lúa)
-Giai đoạn sinh sản (khoảng 35 ngày)
-Giai đoạn chín (khoảng 30 ngày)
Yoshida (1981) cho rằng, các giống lúa (nếp) có thời gian sinh trưởng quá
ngắn thì cây không đủ thời gian tích lũy chất khô trong quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực nên không cho năng suất cao được. Tuy nhiên các
giống có thời gian sinh trưởng quá dài có thể không có năng suất cao vì sự sinh
trưởng dinh dưỡng dư có thể dẫn đến đổ ngã.
Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và môi trường trồng
(Theo Benito S. Vergara, 1987). Thời gian sinh trưởng tương đối ngắn sẽ thuận lợi
cho việc gia tăng năng suất. Thời gian ngắn sẽ giảm sự phá hại của côn trùng, nấm
bệnh và thiên tai, hơn nữa lại phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ (Trịnh Hồng Tú
Uyên, 1991).
Bùi Chí Bửu (1998) cho rằng đối với các giống lúa ngắn ngày, do thời gian
sinh trưởng ngắn nên cần sử dụng nhiều dinh dưỡng, năng lượng ánh sáng mặt trời để
tạo năng suất. Do đó phải chú ý chọn giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng (Trích
dẫn bởi Huỳnh Công Thưởng, 2010).

 Chiều cao cây
Chiều cao cây lúa được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất. Cây lúa cao
từ 90-100 cm được coi là lý tưởng về năng suất (Lê Xuân Thái, 2003). Cây lúa quá
cao dễ đổ ngã làm cho năng suất và chất lượng lúa sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên
một thuận lợi của kiểu hình cây lúa cao là tăng khả năng cạnh tranh với cỏ dại (Lưu
Minh Trí, 2010).
 Chiều dài bông

10


Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống, được tính từ đốt cổ bông
đến đầu mút bông. Theo Satter và ctv (1994) (được trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ,
2008), bông lúa thay đổi tùy theo giống, góp phần gia tăng năng suất và đóng góp vai
trò như cơ quan quang hợp trong quần thể. Theo Satter et al., (1994) quang hợp có thể
gia tăng 25–40%, nếu độ cao của bông lúa trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của
tán lá. Năng suất có thể quyết định chủ yếu bởi hai yếu tố là số hạt chắc trên bông và
chiều dài bông.
2.3.2 Năng suất và thành phần năng suất
 Năng suất thực tế
Yoshida (1981) cho rằng, năng suất tối đa được quyết định bởi tiềm năng của
giống và môi trường. Sự tính toán về các thành phần năng suất sẽ có ý nghĩa để thiết
lập sơ đồ ruộng mẫu và khảo sát những thiếu sót của một giống nào đó nếu so sánh
với giống đạt năng suất cao ở điều kiện tương tự.
Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay
đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Do đó muốn
đạt năng suất cao cần nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng
thời kỳ và điều kiện nhất định, để có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát
huy đầy đủ và tốt nhất các thành phần năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
 Các thành phần năng suất

Theo Benito S. Vergara (1987), nghiên cứu về các thành phần năng suất lúa có
thể biết được tại sao năng suất cao hay thấp. Nếu năng suất không đạt mặc dù sử dụng
giống tốt và mật độ hợp lý, như thế là có sự sai phạm trong canh tác, nghiên cứu chi
tiết về thành phần năng suất có thể biết được những sai sót trong quá trình sinh trưởng
của cây.
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố, gọi
là bốn thành phần năng suất lúa. Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với
nhau, chúng càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, đến khi bốn thành phần này đạt
sự cân bằng tối hảo thì năng suất lúa thu được sẽ tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

11


 Số bông/m2
Mỗi thành phần năng suất được quyết định ở một giai đoạn đặc biệt trong đời
sống của cây (Matsushima, 1976). Ở lúa cấy, số bông/m2 tùy thuộc vào sự đâm chồi,
phần lớn ở giai đoạn 10 ngày sau khi đạt số chồi tối đa. Tuy nhiên đối với lúa sạ
thẳng, số bông/m2 phụ thuộc vào lượng giống sạ và phần trăm nảy mầm. Bởi vì ở lúa
sạ thẳng, thu được 600 bông/m 2 tương đối dễ, số này gấp hai lần số bông thu được
trên lúa cấy tốt. Tuy nhiên, số gié hoa trên bông ở lúa sạ thẳng thấp hơn nhiều so với
lúa cấy do đó năng suất thu được là tương đương (Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng
thuận với năng suất và được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây
lúa, tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Theo đó mật độ sạ cấy
và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết,
lượng phân bón, nhất là phân đạm và chế độ nước.
Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500-600
bông/m 2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất
cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
 Số hạt chắc/bông

Đặc tính số hạt chắc trên bông chịu tác động rất lớn của môi trường, số hạt trên
bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa không phân hóa
(Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng
cổ bông đến 5 ngày trước khi trỗ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và
giảm nhiễm tích cực. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với
lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở ĐBSCL. Nói chung,
đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc
đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít
nên số hạt cuối cùng trên bông cao.
 Tỷ lệ hạt chắc

12


×