Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO sát NĂNG SUẤT và HIỆU QUẢ KINH tế của năm LOẠI RAU NON, RAU TRƯỞNG THÀNH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

TRẦN THỊ DIỄM PHƯƠNG

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NĂM LOẠI RAU NON, RAU TRƯỞNG
THÀNH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NĂM LOẠI RAU NON, RAU TRƯỞNG
THÀNH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS TRẦN THỊ BA

Cần Thơ, 2012



Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Diễm Phương
MSSV: 3083519
Lớp: CNGCT K34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NĂM LOẠI RAU NON, RAU TRƯỞNG
THÀNH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

Do sinh viên Trần Thị Diễm Phương thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Ba

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Thị Diễm Phương

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Công nghệ giống cây trồng với đề tài:

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NĂM LOẠI RAU NON, RAU TRƯỞNG
THÀNH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ

Do sinh viên Trần Thị Diễm Phương thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:………………………………. …….
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..........
………………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ………………………………………….
Cần Thơ, ngày… tháng…. năm 2012

Thành viên Hội đồng

……………………..

…………………….

……………………….

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng

…………………………

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Thị Diễm Phương

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 15/04/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
Con ông: Trần Văn Ân

Sinh năm: 1965


Con bà: Nguyễn Thị Kim Hồng

Sinh năm: 1964

Quê quán: Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1996 đến năm 2001
Trường: Tiểu học C Thị trấn Phước Long
Địa chỉ: Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2001 đến năm 2005
Trường: Trung học cơ sở Thị trấn Phước Long
Địa chỉ: Huyện Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2005 đến năm 2008
Trường: Trung học phổ thông Phước Long
Địa chỉ: Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
4. Đại học
Thời gian đào tạo: 2008 đến năm 2012
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Ninh Kiều - Cần Thơ
Ngày… tháng… năm 2012
Người khai

Trần Thị Diễm Phương

v



LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu và hết lòng
giúp đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Bùi Văn Tùng và Cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em thực hiện, hoàn thành đề tài.
Thành kính biết ơn!
Quý thầy cô, cán bộ thuộc Bộ môn Di truyền - Giống Nông nghiệp và Bộ
môn Khoa học Cây Trồng đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Phượng và Nguyễn Phước Đằng đã dìu
dắt chúng em qua giảng đường Đại học.
Chân thành cảm ơn!
Chị Kiều, Thơi, Thanh đã giúp đỡ, động viên và truyền đạt những kinh
nghiệm để em làm tốt luận văn.
Bạn Phương Trinh, Mỹ An, Thật, Như, Đằng, Quyên, Tuyết Phương, Kim
Lòng, Nhi, Lộc, Hạc, Vương, Hoàng, Duy, Thức, Nghi, các bạn và các em sinh viên
lớp Nông Học, Trồng Trọt khóa 34 và 35 Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các thành viên lớp Công nghệ giống cây trồng khóa 34 những tình cảm, lời
cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

vi



TRẦN THỊ DIỄM PHƯƠNG, 2012. “Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của
năm loại rau non, rau trưởng thành trồng trên giá thể hữu cơ”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại rau non, rau
trưởng thành trồng trên giá thể hữu cơ" được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông
Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ từ tháng 11-12/2011 nhằm tìm ra
loại rau non, rau trưởng thành có năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cả 2 thí
nghiệm đều được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại
gồm 5 nghiệm thức.
Thí nghiệm 1: Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại rau non,
gồm 5 loại rau: (1) Cải bẹ xanh, (2) Cải ngọt, (3) Cải củ, (4) Rau muống, (5) Cải
ngọt đuôi phụng. Kết quả cho thấy cải củ thu hoạch non cho sinh trưởng tốt, năng
suất thương phẩm cao nhất (2,03 kg/m2) trong năm loại rau thí nghiệm và năng suất
thấp nhất là rau muống (0,95 kg/m2). Năm giống rau non thí nghiệm có tỷ lệ năng suất
thương phẩm cao (100%). Hàm lượng vitamin C cao nhất trong năm loại rau thu non
là cải bẹ xanh và cải ngọt (59,40 mg/100g). Lợi nhuận rau non thu được qua thí
nghiệm thì cải bẹ xanh đạt cao nhất (5.920 đồng/m2) và thấp nhất là rau muống (9.620 đồng/m2). Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của
năm loại rau trưởng thành, gồm 5 giống rau: (A) Cải bẹ xanh, (B) Cải ngọt, (C) Xà
lách, (D) Rau muống, (E) Cải ngọt đuôi phụng. Kết quả cho thấy giống cải ngọt đuôi
phụng sinh trưởng tốt, năng suất thương phẩm cao nhất (1,91 kg/m2) trong năm loại
rau thí nghiệm và thấp nhất là xà lách (1,08 kg/m 2). Các giống rau đều cho hàm
lượng Vitamin C tương đối, cao nhất là giống cải ngọt (90,74 mg/100g) và thấp nhất
là xà lách (14,06 mg/100g). Qua một vụ trồng, cải ngọt đuôi phụng đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất (8.070 đồng/m 2) và thấp nhất là cải bẹ xanh (-15.880 đồng/m2).

vii



MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Mục lục

viii

Mở đầu

1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Sơ lược về các loại rau ăn lá dùng trong thí nghiệm

2

1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng

2

1.1.2 Đặc tính thực vật

3


1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh

4

1.2 Khái quát về rau non và rau trưởng thành

6

1.2.1 Định nghĩa rau non và rau trưởng thành

6

1.2.2 Ưu điểm và hạn chế khi trồng trên giá thể

7

1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rau non và rau trưởng thành

8

1.3 Giá thể hữu cơ

9

1.3.1 Xơ dừa

9

1.3.2 Đất sạch Nông Thị


9

1.4 Vấn đề phát triển nông nghiệp sạch ở đô thị

9

1.4.1 Vấn đề phát triển nông nghiệp sạch trong nước ở đô thị

9

1.4.2 Vấn đề phát triển nông nghiệp sạch trên thế giới ở đô thị

11

2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

13

2.1 Phương tiện

13

2.1.1 Địa điểm và thời gian

13

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

13


2.2 Phương pháp

14

2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại
rau non trồng trên giá thể hữu cơ

viii

14


2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại
rau trưởng thành trồng trên giá thể hữu cơ

14

2.2.3 Kỹ thuật canh tác

14

2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi

15

2.2.5 Phân tích số liệu

17


3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

3.1 Ghi nhận tổng quát

18

3.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại rau
non trồng trên giá thể hữu cơ

18

3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

18

3.2.2 Chỉ tiêu năng suất

21

3.2.3 Chỉ tiêu phẩm chất

22

3.2.4 Hiệu quả kinh tế

26

3.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát năng suất và hiệu quả kinh tế của năm loại rau

trưởng thành trồng trên giá thể hữu cơ

28

3.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

28

3.3.2 Chỉ tiêu năng suất

30

3.3.3 Chỉ tiêu phẩm chất

31

3.3.4 Hiệu quả kinh tế

33

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Chiều cao cây (cm) của 5 loại rau non trồng trên giá thể hữu cơ nhà
lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

18

3.2

Hiệu quả kinh tế (đồng/m2) của 5 loại rau non trồng trên giá thể
hữu cơ nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

27

3.3

Các chỉ tiêu phẩm chất của năm loại rau trưởng thành lúc thu hoạch,
nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (19/11-21/12/2011)

31

3.4


Hiệu quả kinh tế (đồng/m 2) của 5 loại rau trưởng thành trồng trên
giá thể hữu cơ nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (19/1121/12/2011)

33

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Số lá (lá/cây) của 5 loại rau non lúc thu hoạch trồng trên giá thể hữu
cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

20

3.2

Kích thước lá (cm) của 5 loại rau non lúc thu hoạch trồng trên giá
thể hữu cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

21

3.3


Năng suất của 5 loại rau non trồng trên giá thể hữu cơ, nhà lưới,
KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

22

3.4

Độ Brix (%) của 5 loại rau non trồng trên giá thể hữu cơ, nhà lưới,
KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

23

3.5

Hàm lượng chất khô (%) của 5 loại rau non trồng trên giá thể hữu cơ,
nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

24

3.6

Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) của 5 loại rau non trồng trên giá
thể hữu cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

25

3.7

Hàm lượng Nitrate (mg/kg) của 5 loại rau non trồng trên giá thể hữu

cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (05-21/12/2011)

26

3.8

Chiều cao cây (cm) của 5 loại rau trưởng thành trồng trên giá thể hữu
cơ qua các ngày sau khi gieo tại nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT
(19/11-21/12/2011)

27

3.9

Số lá (lá/cây) của 5 loại rau trưởng thành lúc thu hoạch trồng trên giá
thể hữu cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (19/11-21/12/2011)

28

3.10

Kích thước lá (cm) của 5 loại rau trưởng thành lúc thu hoạch trồng
trên giá thể hữu cơ, nhà lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (19/1121/12/2011)

29

3.11

Năng suất (kg/m2) của 5 loại rau trưởng thành lúc thu hoạch, nhà
lưới, KNN & SHƯD, ĐHCT (19/11-21/12/2011)


30

xi


MỞ ĐẦU
Rau non là loại rau cao cấp, rau được thu hoạch lúc còn non trước khi phát
triển thành cây trưởng thành, là thức ăn bổ dưỡng vì chứa hàm lượng dinh dưỡng
cao hơn rau thường, rau được trồng trong môi trường sạch và an toàn (Trần Thị Ba,
2010). Rau trưởng thành là loại rau phổ biến được trồng trong đất, dễ bị ô nhiễm do
khó quản lý môi trường canh tác, sử dụng hóa chất nông nghiệp không khoa học.
Hiện nay đời sống người dân ngày càng cao, yêu cầu về thực phẩm an toàn, chất
lượng hơn cũng tăng, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp
được thực hiện. Trong đó, sản xuất rau trên giá thể hữu cơ được ứng dụng phổ biến
trên thế giới và Việt Nam vì trồng cây trên giá thể cho phép áp dụng được nhiều
biện pháp kiểm soát cây trồng, đảm bảo kết quả cây trồng hơn.
Do đó việc sản xuất rau sạch (rau an toàn) theo quy mô gia đình là cần thiết,
người dân có thể tự trồng rau trong gia đình để đảm bảo an toàn mà không cần quá
nhiều không gian và thời gian chăm sóc. Chính vì vậy đề tài “Khảo sát năng suất và
hiệu quả kinh tế của năm loại rau non, rau trưởng thành trồng trên giá thể hữu cơ”
được thực hiện nhằm mục đích xác định loại rau có năng suất và hiệu quả kinh tế
cao đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM

1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Cải bẹ xanh có tên khoa học là Barassica juncea L., thuộc họ thập tự
(Cruciferae). Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), cải bẹ xanh được
gieo trồng nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước Châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay, nguồn gốc của cải bẹ xanh vẫn chưa xác định,
tuy nhiên, nhiều tác giả nhất trí rằng trung tâm đa dạng của cải bẹ xanh là Trung Á.
Ở nước ta cải bẹ xanh được trồng khắp cả nước, có thể trồng quanh năm trừ những
tháng nóng và mưa nhiều. Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g cải bẹ xanh chứa
91,8% nước; 1,0 g chất xơ; 2,4% protein; 2,7 mg Fe; 160 mg Ca; vitamin A 1825
mg carotene; 73 mg vitamin C (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc họ thập tự
(Cruciferae). Cải ngọt có nguồn gốc lâu đời ở Đông Nam Á và phát triển qua lục
địa Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Á. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g cải ngọt (g%)
là 1,7 protein; 2,1 gluxit; 1,8 xenlulo; cung cấp 16 calo/100 g; muối khoáng (mg%):
89,0 Ca; 13,5 P; 1,9 Fe; 0,30 carotene; 0,07 B1; 0,10 B10; 0,8 PP (Nguyễn Văn
Thắng và Trần Khắc Thi, 1999).
Xà lách tên khoa học là Lactuca sativa Var. capitata L., thuộc họ Cúc
(Asteraceac). Một vài giả thuyết cho rằng xà lách xuất xứ từ Trung Đông, nơi có sự
đa dạng của các giống xà lách hoang dại (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng,
2005). Xà lách chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các khoáng chất Ca và Fe (Mai
Thị Phương Anh và ctv., 1996). Thành phần dinh dưỡng trong 100 g xà lách gồm
0,3 g chất béo; 0,5 g chất xơ; 0,8 g tro; 1,5 g protein; 15 calo; 77 mg Ca; 3 mg P;
vitamin A 1650 I.U; 15 mg vitamin C; 0,14 mg vitamin B1; 0,12 mg vitamin B2;
0,7 mg vitamin PP; 2 mg carotene.

2



Cải củ có tên khoa học là Raphanus sativus L. thuộc họ thập tự (Cruciferae)
(Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). Người Nhật gọi củ cải trắng là
Daikon, mặc dù được biết đến phổ biến bằng tiếng Nhật nhưng nó không xuất xứ từ
Nhật mà từ lục địa Châu Á. Dinh dưỡng chính trong 100 g cải củ gồm: 17 kcal;
95,04 g nước; 0,67 g protein; 0,24 g chất béo; 3,43 g carbohydrate; 1,6 g chất xơ; 17
mg Ca; 0,15 g Fe; 9 mg Mg; 24 mg P; 285 mg K; 249 mg Na; 0,7 mg Se; Vitamin C
15,1 mg; Vitamin B3 0,15 mg; Folate 17 mg; Choline 6,8 mg. (Nguồn: cơ sở dữ
liệu dinh dưỡng của United States Department of Agriculture).
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), rau muống có tên khoa học
là Ipomoea aquatica Forssk, thuộc họ Bìm Bìm (Convolvulaceae), rau muống còn
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, sau đó lan sang các vùng khác, bao gồm
Châu Phi và Trung Mỹ. Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g rau muống được 23
kcal; 3,2 g protein; 380 mg vitamin A; 2,3 g vitamin C (Đường Hồng Dật, 2003).
1.1.2 Đặc tính thực vật
Cải xanh có cây cao vừa phải cuống lá ngắn và dạng bẹ nhỏ, lá màu xanh
mềm, phiến lá nhỏ hẹp, bảng lá mỏng so với nhóm cải bẹ và cải thìa, vị đắng hơi
nhẹ, chịu được nóng và mưa. Cải xanh thân thảo hàng năm, cao 40-60 cm hay hơn,
rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc hình trái xoan, tù, có cuống, lá có cánh với 2-3
cặp tại lá, phiến dài tới 1 m, rộng 60 cm, lá có hơi cay, có răng cưa không đều, hoa
vàng nhạt, hạt hình cầu ( />Cải ngọt cây nhỏ thân thảo, cuống lá tương đối dài tròn hoặc dẹt màu trắng,
lá màu xanh mềm không có vị đắng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường,
2007). Lá mọc trần trên cọng, rìa lá hơi gợn sóng, cọng mọc xòe ở phía dưới, cải
không thành lập bắp và chống chịu khỏe (Trần Thị Ba, 1999). Cải ngọt cao tới 50100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc
từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5-6 đôi, cuống dài,
tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3-5 cm, hoa vàng tươi, quả cải dài
4-11 cm, có mỏ, hạt tròn ( />Xà lách có rễ cọc, lá ngoài có màu xanh đến xanh đậm, lá trong có màu xanh
nhạt đến trắng, thân thẳng hình trụ và có thể phân cành. Lá mọc quanh thân, các lá

3



phía gốc mọc chụm lại với nhau có cuống tròn, các lá phía trên không cuốn có hai
tai lá. Phiến là hình hơi tròn nhăn nheo, xoăn mép lá...Chùm hoa ở đầu thân, dạng
chùy kéo dài mang nhiều hoa nhỏ màu vàng hình môi trên một đế hoa, với 5 đài
hoa, 5 nhị và hai lá noãn, độ tự thụ phấn rất cao. (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996). Cây thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ và thẳng, cao tới 60cm,
phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị, tạo thành búp dày đặc hình cầu,
các lá ở thân mọc so le, lá có màu lục sáng, gần tròn hay thuôn, hình xoan ngược,
lượn sóng, dài 6-20 cm, rộng 3-7 cm, mép có răng không đều. Cụm hoa chùy dạng
ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi đầu có 20 hoa, hình môi màu vàng. Quả bế
nhỏ, dẹp, có khía màu xám với mào lông trắng
( />Cải củ thân thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài đến 40
cm (có thể đến 1 m), dạng trụ tròn dài, chùy tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có
khía sâu gần đến gân chính. Chùm đứng; hoa trắng hay đỏ; 6 nhị; 4 dài, 2 ngắn. Quả
cải hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn dẹt, có một lưng khum, mặt
bụng tạo nên một cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4 mm, rộng 2-3 mm, màu nâu đỏ hoặc
màu đen ( />Rau muống là cây thân thảo, thân rỗng, thân chia nhiều đốt, có rễ mắt, không
lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng
tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính
7-9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm
( />Cải ngọt đuôi phụng lá chẻ thùy sâu, màu xanh mướt, có mùi của cải ngọt và
vị nồng của cả bẹ xanh. Cây cao trung bình từ 30-35 cm. Dinh dưỡng cao hơn rau
thường 2-3 lần, vị hơi hăng, ngọt và bổ dưỡng
( />1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
 Nhiệt độ
Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Ở vùng ôn đới
nhiệt độ quyết định thời gian sinh trưởng của cây, còn ở vùng nhiệt đới nhiệt độ

4



quan trọng cho sự hô hấp hơn quang hợp. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hút nước và
dinh dưỡng của cây. Nhìn chung nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng sản xuất rau
không được thấp dưới 150C (Tạ Thu Cúc, 2005).
Rau cải (cải bẹ xanh, cải ngọt, cải ngọt đuôi phụng) thích hợp khí hậu ôn hòa
mát mẻ (Nguyễn Thị Hường, 2004). Nhiệt độ thích hợp là 12-250C, bộ rễ ăn nông,
lá lớn nên chịu hạn kém (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Cải
xanh ưa thích khí hậu ôn hòa, mát lạnh, khả năng chịu rét tùy theo giống. Hầu hết
các giống cải xanh đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18-220C. Hạt có thể nảy mầm ở
15-20 0C, ở nhiệt độ 20-250C hạt nảy mầm thuận lợi (Tạ Thu Cúc, 2009).
Xà lách thích hợp ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ thích hợp là 18-20 0C và sinh
trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 13-16 0C, nhiệt độ ngày và đêm rất quan trọng cho sinh
trưởng và phát triển của xà lách, chịu được nhiệt độ 80C (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996).
Rau muống là cây ưa nhiệt, sinh trưởng tốt và cho năng suất ở nhiệt độ cao,
nhiệt độ thích hợp 25-300C, nhiệt độ thấp cây sinh trưởng kém, cứng và mau già.
 Ẩm độ
Rau muống cần giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp là 90%, trong điều
kiện ẩm độ này rau muống sẽ cho năng suất và chất lượng tốt. Độ ẩm thích hợp đối
với xà lách là 70-80% và nên giữ ẩm thường xuyên cho đất (Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng, 2005). Cải xanh, cải ngọt là cây ưa ẩm, ưa tưới nhưng không chịu hạn
cũng không chịu ngập úng, bộ rễ ăn nông nên hút nước ở tầng dưới kém. Khi đất và
không khí thiếu ẩm thì cây còi cọc, sinh trưởng chậm, lá nhỏ, thân ngắn, năng suất
và chất lượng đều giảm, độ ẩm đất thích hợp 80% độ ẩm không khí khoảng 85-90%
giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2009).
 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố rất cần thiết trong sản xuất rau, 90-95% năng suất cây
trồng là do quang hợp. Rau rất mẫn cảm với sự thay đổi thành phần ánh sáng,
cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Rau
cải ăn lá cần ánh sáng yếu nên ở Đồng Bằng sông Cửu Long vụ Xuân Hè cần che

mát. Xà lách cần ánh sáng ngày 10-12 giờ rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của

5


cây để đạt năng suất cao (Đường Hồng Dật, 2003). Đối với rau muống là cây ưa
sáng, nhiệt độ cao và đầy đủ ánh sáng, cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao (Trần
Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).
Cải xanh ngọt ưa thích thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung
bình. Cường độ ánh sáng quá mạnh không thuận lợi cho quá trình tổng hợp vitamin
C (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007).
Ánh sáng ngày 10-12 giờ rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của xà lách để
đạt năng suất cao (Đường Hồng Dật, 2003).
 Đất và dinh dưỡng
Cũng như các loại cây trồng khác, rau đòi hỏi phải có đầy đủ dinh dưỡng
trong đó chủ yếu là N, P, K nhưng tùy loại rau mà yêu cầu cụ thể khác nhau, rau ăn
lá cần có nhiều đạm hơn các loại rau ăn củ và ăn quả (Đào Duy Cầu, 2004).
Xà lách không kén đất, chỉ yêu cầu đất thoát nước, yêu cầu dinh dưỡng cao,
cần trồng trên đất già, đất hơi kiềm, không chịu được hạn và chua. Rau cải có bộ rễ
ăn nông, chỉ tập trung chủ yếu trong tầng đất mặt, có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau. Rau muống thích hợp nhiều loại đất (đất sét, đất cát, cát pha, đất thịt) do
có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu nhưng cần giữ ẩm tốt. Do rau muống thân lá sinh
trưởng mạnh nên yêu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm và lân (Nguyễn Mạnh
Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).

1.2 KHÁI QUÁT VỀ RAU NON VÀ RAU TRƯỞNG THÀNH

1.2.1 Định nghĩa rau non và rau trưởng thành
* Rau non (baby leafy vegetable) là cây được thu hoạch trước khi phát triển
thành cây trưởng thành. Thời gian thu hoạch từ 10 đến 14 ngày sau khi gieo, khi cây

phát triển cặp lá thật đầu tiên. Rau non không thể thu hoạch tiếp một vụ nữa vì
những cây trồng này không phát triển đủ thời gian và đã cắt sát gốc, cây trồng
không còn khả năng để tạo ra sự tăng trưởng mới
().

6


* Rau trưởng thành có thời gian sinh trưởng từ 28-35 ngày, khoảng hơn 1
tháng là có thể thu hoạch được rau, nếu kéo dài khoảng thời gian sinh trưởng thì cây
rau sẽ bị già và mất giá trị thương phẩm.
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế khi trồng trên giá thể
* Ưu điểm của giá thể
Việc không dùng đất tự nhiên đã tránh được hóa chất có hại, nitrat, kim loại
nặng, vi sinh vật gây bệnh trong đất, tránh được thói quen hay sử dụng phân đạm
của nông dân, thứ có thể gây bệnh cao nhất. Từ xét nghiệm của Bộ Khoa học và
Công nghệ cho thấy rau trồng theo cách này đạt 100% tiệu chuẩn. Hàm lượng kim
loại như chì, asen, đồng, thủy ngân hầu hết đều nhỏ hơn 10% mức cho phép (Hồ
Hữu An, 2003).
Thuận lợi chính của trồng rau trên giá thể hữu cơ là tạo điều kiện cho người
sản xuất điều khiển được môi trường trồng tỉa, cây trồng và bể chứa có thể được
bảo vệ khỏi sự tác động của môi trường dễ dàng, đặc biệt là sự che chắn khỏi những
cơn bão lớn và những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Cho phép không sử
dụng thuốc trừ sâu, sản xuất trái vụ, tăng thêm lợi nhuận của việc sản xuất sản phẩm
nông nghiệp không sử dụng thuốc sát trùng (Nguyễn Minh Thế, 1999). Sử dụng hệ
thống trồng cây trên giá thể thì không phụ thuộc vào đất, có thể trồng cây, di chuyển
cây, chất dinh dưỡng, duy trì sự sống cây và thu hoạch ở nơi có điều kiện thích hợp
và điều kiện lao động.
* Hạn chế
Việc trồng cây trên giá thể còn hạn chế do chỉ trồng được các loại cây rau,

quả ngắn ngày, giá thành sản xuất còn cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao để sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó những thay đổi đột ngột của các yếu tố
môi trường cũng như việc cung cấp dinh dưỡng và tưới nước không đúng có thể gây
ra những rối loạn sinh lý ở cây.

7


1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rau non và rau trưởng thành trồng trên giá
thể
* Rau non
Theo Nguyễn Văn Đém (2007) nghiên cứu: nên sử dụng hạt giống cải củ
Trang Nông (TN 45 ngày) vì giống này hoàn toàn không xử lý thuốc bảo quản hạt.
Ngâm hạt cải củ trong 2 giờ (ủ 1 ngày 1 đêm) là tối hảo để tỷ lệ nảy mầm của hạt
cao nhất (98%). Độ dày giá thể 1 cm là tốt nhất. Mật độ hạt cải củ 30 g/hộp
(20x20x10 cm) là thích hợp.
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Liên (2008) cho thấy hai loại dinh dưỡng
A và C của Bộ môn Khoa học Cây trồng – Đại học Cần Thơ cho năng suất xà lách
cao hơn các loại dinh dưỡng còn lại.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Khuyên (2011) cho thấy dinh dưỡng
thủy canh làm tăng năng suất rau mầm, hàm lượng Vitamin C.
Theo Hồ Lê Vân Nhi (2011) thì rau trồng trên giá thể đất sạch Nông Thị cho
năng suất cao hơn rau trồng trên giá thể xơ dừa + tro, trong đó cải củ cho năng suất
cao nhất.
* Rau trưởng thành
Kết quả nghiên cứu hiệu quả của 6 loại dinh dưỡng thủy canh trên cải ngọt
đuôi phụng và xà lách của Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007) nhận thấy dinh
dưỡng MU và dinh dưỡng ME đem lại năng suất vượt trội nhất.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhi (2010), kết luận rằng phun
phân cá trên xà lách, cải xanh, rau muống, cải củ trồng thủy canh đạt năng suất cao

nhất.
Theo Nguyễn Thị Tuyết Phương (2011), năng suất của rau muống đạt cao
nhất (2,83 kg/m2) và thấp nhất là xà lách (1,22 kg/m2).

8


1.3 GIÁ THỂ HỮU CƠ

1.3.1 Xơ dừa
Xơ dừa là vật liệu tương đối rẻ tiền, rất phổ biến ở Việt Nam, có khả năng
mau phân hủy do xơ dừa là một loại vật liệu hữu cơ được sử dụng làm giá thể bán
thủy canh. Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng
xơ dừa cho sản xuất rau ăn lá (cải ngọt đuôi phụng, xà lách), ăn trái (cà chua, dưa
leo) (Võ Thành Nhơn, 2009). Trên cải mầm, giá thể xơ dừa cũng rất phù hợp, chúng
cho năng suất rất cao và cao nhất so với các loại giá thể khác (Nguyễn Văn Đém,
2007). Theo Võ Hoài Chân (2008), xơ dừa có rất nhiều công dụng và rất phong phú
ở nước ta, hàng năm có khoảng 500-600 tấn thải ra làm ô nhiễm môi trường. Rất
nhiều công ty sử dụng xơ dừa để đóng thành viên, bánh, thành các slab cho chuyên
canh thủy canh và đã xuất khẩu đi rất nhiều nước (Trần Thị Ba, 2010).
1.3.2 Đất sạch Nông Thị
Giá thể đất sạch (hỗn hợp của phân hữu cơ vi sinh, bã bùn mía, dinh dưỡng
khoáng, bổ sung chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh) được TS. Dương Minh Viễn, Bộ
môn Khoa học Đất, Đại học Cần Thơ dày công nghiên cứu nhiều năm liền và được
công nhận là giá thể thích hợp cho việc trồng rau củ quả nói chung, và các sản phẩm
đất chuyên dùng trồng rau mầm, cây kiểng. Với giá thể đất sạch này, ta có thể yên
tâm trồng trọt mà không cần dùng thêm phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng hay
thuốc trừ sâu ( />
1.4 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ


1.4.1 Vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị trong nước
Nông nghiệp đô thị là nông nghiệp công nghệ cao, theo các chuyên gia
nghiên cứu, xây dựng nền nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng công nghệ cao
là một định hướng phù hợp và tất yếu của nền nông nghiệp đô thị. Bên cạnh nguồn
lực hiện có của địa phương, thành phố nên xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng
mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhằm đưa sản xuất nông nghiệp đô thị của

9


thành phố ngang tầm với tiềm năng và vị thế của nó. Ưu điểm của nông nghiệp đô
thị là diện tích sản xuất nhỏ, phù hợp với điều kiện ở thành phố; đồng thời các sản
phẩm sản xuất ra không chỉ có giá trị cao (như hoa lan, cây cảnh, cá cảnh…) mà
còn góp phần tạo mỹ quan, mảng xanh đô thị, cải thiện môi trường sinh thái và sựu
thân thiện giữa thiên nhiên với con người.
Hiện nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã có những mô hình nông nghiệp
đô thị phát triển rất hiệu quả như mô hình trồng hoa lan ở TP.HCM; mô hình kinh
doanh hoa đào Nhật Tân; mô hình nuôi thủy sản tập trung an toàn tại xã Đông Mỹ,
Thanh Trì, Hà Nội; các mô hình nhà nông làm vườn kết hợp du lịch tại xã An Bình,
huyện Long Hồ, mô hình sản xuất rau an toàn ở huyện Long Hồ, mô hình CLB
trồng hoa lan ở phường 9, mô hình trồng cam sành ở xã Tân Hòa thuộc Thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long…
Tuy nhiên, TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, đối
với phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở nhiều đô thị vẫn chưa có quy hoạch,
khiến mạnh ai lấy trồng, chưa xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm an toàn. Hơn
nữa, việc sản xuất an toàn cũng chưa được chú trọng, đặc biệt đối với các loại rau,
hoa
( />Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải có chính sách phát triển nông nghiệp
đô thị bền vững thì mới tận dụng được ưu điểm như: giảm đóng gói, lưu trữ, vận
chuyển; cung cấp dịch vụ tươi sống; tạo việc làm và tăng thu nhập; …

Theo đại diện của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, dù rất
nhiều tiềm năng và mang lại những lợi ích thiết thực nhưng nông nghiệp đô thị ở
Việt Nam vẫn chưa có định hướng, kể cả kế hoạch ngắn và dài hạn. Chẳng hạn,
trong lĩnh vực hoa và cây cảnh của TP. Hồ Chí Minh, có nhiều doanh nghiệp quan
tâm nhưng chỉ có mô hình trồng phong lan có quy mô tương đối lớn và sản lượng
hoa cắt cành đáng kể.
Theo nhiều ý kiến đánh giá, nông nghiệp đô thị vẫn là sản xuất nhỏ, phân
tán, sức cạnh tranh thấp... Để phát triển nông nghiệp đô thị cần hạn chế đô thị hóa

10


vùng ngoại ô. Đặc biệt là, tập trung sản xuất những sản phẩm đặc thù của từng vùng
và yêu cầu của thị trường với chất lượng cao. Muốn vậy, cần đầu tư, đẩy mạnh việc
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm tăng
sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm sạch của Việt Nam hiện nay là châu
Âu. Theo ông Nguyễn Văn Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng
sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam đã có một số sản
phẩm nông nghiệp sạch như rau sạch, chè hữu cơ, thịt sạch. Hội Nông dân Việt
Nam (VNFU) và tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) sẽ
đẩy mạnh quy mô đào tạo của dự án, đầu tư hệ thống phân phối sản phẩm hữu cơ và
tổ chức tiếp thị xã hội nông sản hữu cơ, để giúp nông dân đi đến cái đích cuối cùng
của nông nghiệp hữu cơ.
Tư duy theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, chi phí thấp
để tăng sức cạnh tranh trên thị trường đã bước đầu thay thế tư duy năng suất cao,
sản lượng nhiều bằng mọi giá. Chẳng hạn, nếu như những năm trước đây, những
mô hình sản xuất tiên tiến như thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) còn hoàn
toàn xa lạ với người nông dân, thì nay đã trở nên tương đối phổ biến, đặc biệt là tại
Đồng bằng sông Cửu Long.

1.4.2 Vấn đề phát triển nông nghiệp sạch ở đô thị trên thế giới
Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình
phát triển đô thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng
cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát
triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Nếu như trước đây, chỉ những người lớn tuổi
có sở thích làm vườn mới thuê đất trồng rau, quả, thì nay tất cả mọi người, từ sinh
viên cho tới những người trẻ tuổi bận rộn, đều muốn có một mảnh đất nhỏ để trồng
các loại rau, quả mình yêu thích. Theo Tổ chức làm vườn quốc gia Hoa Kỳ, năm
2007, người dân Hoa Kỳ chi khoảng 1,4 tỷ USD cho việc trồng cây rau, quả tại nhà,
tăng 25% so với năm 2006. Giải thích cho xu hướng phát triển của nông nghiệp đô
thị, Tom Sharples, nhân viên Công ty Sutton Seeds cho rằng, giá cả lương thực tăng
tạo ra những sự thay đổi trong cách tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, phong

11


trào sử dụng các loại thức ăn hữu cơ là yếu tố chính thúc đẩy mô hình nông nghiệp
đô thị phát triển.
Thực phẩm hữu cơ sản xuất ở quy mô lớn bắt đầu năm 1993 ở châu Âu với
tiền trợ cấp của chính phủ cố gắng để chuyển đổi từ hóa chất dựa vào một nền nông
nghiệp tự nhiên. Áo và Thụy Sĩ có khoảng 10% diện tích bao phủ với các lĩnh vực
hữu cơ. Pháp có kế hoạch thay đổi 20% các quỹ trả tiền trực tiếp nông nghiệp trong
các chương trình phát triển sinh thái.
Trên thế giới, thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hóa sạch chiếm trị giá
khoảng 100 tỷ USD/năm, trong đó khu vực Bắc Mỹ chiếm 50%. Thái Lan và các
nước khác trong khối ASEAN có nhiều tiềm năng tăng cường xuất khẩu nông sản
sạch như gạo, thủy hải sản, đường và sắn sang Australia theo Hiệp định Thương
mại Tự do ASEAN-Australia. Hiện nay có tới 138 nước sản xuất nông sản sạch trên
diện tích 30,4 triệu ha, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi
( />

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới, khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Đại học Cần Thơ (KNN & SHƯD, ĐHCT).
- Thời gian: Từ ngày 19/11 – 21/12/2011.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Hạt giống: do công ty Giống cây trồng Trang Nông phân phối.
* 5 loại rau non:
(1) Cải bẹ xanh, (2) Cải ngọt, (3) Cải củ, (4) Rau muống, (5) Cải ngọt đuôi
phụng.
* 5 loại rau trưởng thành:
(A) Cải bẹ xanh, (B) Cải ngọt, (C) Xà lách, (D) Rau muống, (E) Cải ngọt
đuôi phụng.
* Lượng hạt giống gieo (g/khay):
Rau non: cải bẹ xanh (4 g), cải ngọt (4 g), cải củ (28 g), rau muống (28 g),
cải ngọt đuôi phụng (4 g).
Rau trưởng thành: cải bẹ xanh (3 g), cải ngọt (3 g), xà lách (2 g), rau muống
(20 g), cải ngọt đuôi phụng (3 g).
- Giá thể hữu cơ: xơ dừa và đất sạch Nông Thị.
- Hóa chất thanh trùng giá thể (Chlorin 2%) và phòng trồng (vôi).
- Máy đo: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ.
- Thùng xốp (42 cm x 35 cm).


13


×