Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO sát sự BIẾN dị DI TRUYỀN của 40 GIỐNG đậu NÀNH (glycine max(l ) merrill) NHẬP nội và địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.16 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
--- ---

NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 40
GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max (L.) Merrill)
NHẬP NỘI VÀ ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
--- ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 40
GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max (L.) Merrill)
NHẬP NỘI VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học
Ths.TRẦN THỊ THANH THỦY
Ts. TRƯƠNG TRỌNG NGÔN


Sinh Viên thực hiện
NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN
MSSV: 3083509

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 40
GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max (L.) Merrill)
NHẬP NỘI VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Do sinh viên Nguyễn Thụy Thảo Nguyên thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ....... tháng ....... năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ths. TRẦN THỊ THANH THỦY

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

---  ---

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 40 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine
max (L.) MERRILL) NHẬP NỘI VÀ ĐỊA PHƯƠNG”
Do sinh viên NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN thực hiện và bảo vệ trước
Hội đồng vào ngày …… tháng …… năm 2012.
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:.............................................
Ý kiến của Hội đồng:..................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2012.
Thành viên Hội Đồng

…………………..

……………………

……………………

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
…… ……

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thụy Thảo Nguyên

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08/07/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Cần Thơ
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1996 đến năm 2001.
Tại trường Tiểu Học Trần Quốc Toản, thành phố Cần Thơ.
2. Trung học cơ sở

Thời gian đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005.
Tại trường Trung Học Cơ Sở Tân An, thành phố Cần Thơ.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2008.
Tại trường Trung Học Phổ Thông Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ.
4. Đại học
Thời gian đào tạo từ năm 2008 đến năm 2012.
Tại trường Đại Học Cần Thơ.
Ngày.......tháng......năm 2012.
Người khai

NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN

v


LỜI CẢM TẠ
…… ……

Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Trương Trọng Ngôn và cô Trần Thị Thanh Thủy, đã tận tình hướng dẫn
chỉ bảo và cho em những lời khuyên bổ ích giúp em hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn
Thầy Phạm Văn Phượng và thầy Nguyễn Phước Đằng, cố vấn học tập lớp Công
Nghệ Giống Cây Trồng K34 đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn
Toàn thể quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại

Học Cần Thơ đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian theo học
ở Trường.
Thân thương gửi về
Các bạn Châu Hoàng Tuấn, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Cẩm Giang, các
anh Trịnh Văn Tuấn Em, Võ Thành An, Nguyễn Quang Sáng, Trịnh Xuân Trung lớp
Nông Học K33 và các em sinh viên lớp Nông Học K35 đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
luận văn này. Xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các bạn.

NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN

vi


NGUYỄN THỤY THẢO NGUYÊN, 2012. “KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN
CỦA 40 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max (L.) MERRILL) NHẬP NỘI VÀ ĐỊA
PHƯƠNG”. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây
Trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn Ths. Trần Thị Thanh Thủy và Ts. Trương Trọng Ngôn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 40 GIỐNG ĐẬU NÀNH
(Glycine max (L.) MERRILL) NHẬP NỘI VÀ ĐỊA PHƯƠNG” được thực hiện tại
Cần Thơ vụ Đông Xuân năm 2010 nhằm mục đích xác định được sự biến dị di truyền
từ đó tìm được các giống có đặc tính tốt phục vụ cho công tác cải thiện giống. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại quan sát trên 3
cây mẫu ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức gieo trên 2 hàng, mỗi hàng dài 5 m, khoảng
cách gieo là 40 x 10 cm, 2 cây/hốc.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Thời gian sinh trưởng trung bình của các giống tương đối ngắn (84 ngày). Tính
trạng vỏ hạt màu vàng chiếm tỷ lệ cao (89% lượng giống). Năng suất của các giống

tương quan thuận với số trái trên cây, số hạt trên cây, thời gian sinh trưởng ở mức ý
nghĩa 1%. Giống có hàm lượng protein cao nhất là PI 340900 B (41,3%), Ba Vì
(41,55%) và Cọc chùm x NTC 178 (42,7%). Giống có hàm lượng lipid cao nhất là
SFA02-15642 (23,90%). Giống Vàng Mường Khương có tỷ lệ giữa acid béo không
bão hòa và acid bão hòa cao nhất (6,1). Hàm lượng protein và hàm lượng lipid có mối
tương quan nghịch ở mức độ 1%. Hai giống IT 103906 và IT 161797 đều có hàm
lượng protein và hàm lượng lipid khá cao. Sự dao động về phương sai kiểu gen tương
đối rộng. Chiều cao cây lúc chín, số trái trên cây, số hạt trên cây và năng suất (g/cây)
có mức độ đa dạng di truyền cao nhất.
Các giống nổi trội là: Ba Vì, Cần Thơ 2, Cọc chùm x NTC 178, Vàng Mường
Khương, PI 340900 B, SFA02-15642.

vii


MỤC LỤC
Chương
Nội dung
Trang
Đề nạp ..........................................................................................................ii
Chấp nhận luận văn của hội đồng ................................................................iii
Lời cam đoan...............................................................................................iv
Quá trình học tập ..........................................................................................v
Lời cảm tạ....................................................................................................vi
Tóm lược ....................................................................................................vii
Mục lục .....................................................................................................viii
Danh sách hình ............................................................................................. x
Danh sách bảng............................................................................................xi
Danh sách từ viết tắt ...................................................................................xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................2
1.1. GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG ...............................................................................2
1.2. GIỐNG NHẬP NỘI .....................................................................................2
1.3. PROTEIN VÀ LIPID TRONG HẠT ĐẬU NÀNH.....................................3
1.3.1 Protein ở hạt đậu nành ..............................................................................3
1.3.2 Lipid ở hạt đậu nành .................................................................................4
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID
..........................................................................................................................5
1.4.1 Thời tiết khí hậu .......................................................................................5
1.4.2 Phân bón...................................................................................................5
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH...............5
1.5.1 Nhiệt độ....................................................................................................6
1.5.2 Nước.........................................................................................................6
1.5.3 Ánh sáng ..................................................................................................7
1.5.4 Đất............................................................................................................8
1.5.5 Yếu tố sâu, bệnh hại .................................................................................8
1.6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG
SUẤT.......................................................................................................................10
1.7. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH....................11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP .............................................14
2.1. PHƯƠNG TIỆN .........................................................................................14
2.1.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................14
2.1.2 Giống......................................................................................................14
2.1.3 Phân bón.................................................................................................15
2.1.4 Thuốc trừ sâu, bệnh hại và cỏ dại............................................................ 15
2.1.5 Các thiết bị ............................................................................................. 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................15
2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm ............................................................................15
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ....................................................................................15
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................16


viii


2.2.4 Phân tích hàm lượng protein và hàm lượng lipid..................................... 18
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN ............................................................ 19
3.1. NHẬN XÉT TỔNG QUAN........................................................................19
3.1.1 Tình hình thời tiết khí hậu.......................................................................19
3.1.2 Cỏ dại.....................................................................................................20
3.1.3 Sâu hại....................................................................................................20
3.1.4 Bệnh hại .................................................................................................22
3.1.5 Đổ ngã....................................................................................................22
3.2. CÁC ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI..................................................................24
3.2.1 Màu hoa và màu trục hạ diệp ..................................................................24
3.2.2 Màu vỏ trái ............................................................................................. 25
3.2.3 Màu vỏ hạt và màu tể..............................................................................26
3.3. CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG ...........................................................28
3.3.1 Ngày trổ hoa...........................................................................................28
3.3.2 Thời gian tạo trái ....................................................................................28
3.3.3 Thời gian sinh trưởng .............................................................................30
3.4. CÁC ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC..................................................................31
3.4.1 Chiều cao cây .........................................................................................31
3.4.2 Số lóng trên thân chính ...........................................................................33
3.5. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT.....................................34
3.5.1 Thành phần năng suất .............................................................................34
3.5.2 Năng suất................................................................................................ 39
3.6. HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID.......................................................39
3.6.1 Hàm lượng protein..................................................................................39
3.6.2 Hàm lượng lipid......................................................................................41

3.7. BIẾN DỊ KIỂU HÌNH VÀ BIẾN DỊ KIẾU GEN CỦA CÁC TÍNH
TRẠNG SỐ LƯỢNG ............................................................................................. 46
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ.................................................................49
4.1. KẾT LUẬN.................................................................................................49
4.2. ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................50
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................56

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Sự phân bố màu hoa của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

24

3.2

Sự phân bố màu vỏ trái của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

25


3.3

Sự phân bố màu vỏ hạt của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

26

3.4

Sự phân bố màu tể của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

27

3.5

Sự phân bố tỷ lệ trái của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

37

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


1.1

Sự tương quan của một số tính trạng với năng suất hạt của cây
đậu nành.

11

2.1

Danh sách 40 giống đậu nành thí nghiệm.

14

3.1

Ghi nhận thời tiết từ tháng 1/2010 đến 4/2010 tại Cần Thơ.

19

3.2

Đánh giá sâu của 40 giống đậu nành thí nghiệm vụ Đông Xuân
2010.

21

3.3

Đánh giá bệnh và đổ ngã của 40 giống đậu nành vụ Đông Xuân
2010.


23

3.4

Thời gian trổ, thời gian tạo trái và thời gian sinh trưởng của 40
giống đậu nành vụ Đông Xuân 2010.

29

3.5

Chiều cao trổ, chiều cao chín, số lóng của 40 giống đậu nành
Đông Xuân 2010.

32

3.6

Số trái trên cây và số hạt trên cây của 40 giống đậu nành vụ
Đông Xuân 2010.

35

3.7

Năng suất và trọng lượng 100 hạt của 40 giống đậu nành vụ
Đông Xuân 2010.

38


3.8

Hàm lượng protein và lipid của 40 giống đậu nành vụ Đông
Xuân 2010.

40

3.9

Hàm lượng acid béo bão hòa, acid béo không bão hòa và tỷ lệ
giữa chúng của 40 giống đậu nành thí nghiệm.

42

3.10

Hàm lượng các acid béo của các giống đậu nành thí nghiệm.

45

3.11

Hệ số phương sai kiểu hình và kiểu gen của 40 giống đậu nành
thí nghiệm.

46

3.12


Giá trị trung bình, khoảng biến động, CV, PCV, GCV của 40
giống đậu nành thí nghiệm.

47

3.13

Tóm tắt một số chỉ tiêu theo dõi của 6 giống đậu nành nổi trội ở
vụ Đông Xuân 2010.

48

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center.
CCC: Chiều cao cây lúc chín.
CV: Coefficient of variation.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
ĐX: Đông Xuân.
GCV: Genotypic Coefficient of Variation.
Hạt/cây: số hạt trên cây.
KT: Kiến Thụy.
NIR: Near–Infrared–Red.
NS: Năng suất.
NSKG: Ngày sau khi gieo.
PCV: Phenotypic Coefficient of Variation.
SD: Standard Deviation.

TGST: Thời gian sinh trưởng.
TGTT: Thời gian tạo trái.
Trái/cây: số trái trên cây.
W 100 hạt: Trọng lượng 100 hạt.
2 p: Hệ số phương sai kiểu hình.
2 g: Hệ số phương sai kiểu gen.
2 e: Hệ số phương sai môi trường.

xii


MỞ ĐẦU
Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là cây trồng cạn ngắn ngày, có giá trị cao
về nhiều mặt.
Giá trị dinh dưỡng của cây đậu nành được quyết định bởi các thành phần chứa
trong hạt gồm 38 – 45% protein, 18 – 25% lipid, 15 – 16% carbohydrate. Đậu nành là
loại thực phẩm duy nhất được đánh giá cao đồng thời cả về hàm lượng protein và
lipid (Trần Văn Điền, 2007). Bên cạnh đó, hạt đậu nành là nguồn cung cấp chất xơ,
sắt, kẽm, canxi, vitamin B1, B2, C, D, E, K,… (Lindsay và Claywell, 1998) và các
loại acid amin thiết yếu như leucine, isoleucine, lysine, tryptophan, phenylalanine,
valine, threonine và methionine cần thiết cho con người (Dudek, 2001; Morrison và
Hark, 1999).
Nhu cầu sử dụng đậu nành hiện nay là rất lớn bởi hạt đậu nành không chỉ là
nguyên liệu trong một số loại thực phẩm mà còn là thành phần quan trọng trong nhiều
sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt là các loại thức ăn thay thế cho các protein động vật
và nhiên liệu sinh học (Wilson, 2008).
Rễ cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác
nhờ sự hình thành nốt sần ở bộ rễ cây đậu nành do sự xâm nhập của dòng vi khuẩn
cộng sinh Rhizobium japonicum, có khả năng cố định N2 từ khí quyển nên hàng năm
cây đậu nành trả lại cho đất từ 50 – 80 kg N/năm (Lê Độ Hoàng và ctv., 1977).

Trước những lợi ích to lớn do cây đậu nành mang lại, cũng như để đáp ứng
nhu cầu sử dụng đậu nành ngày càng tăng ở nước ta, công tác chọn tạo giống theo
hướng năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được một số loại sâu bệnh chính, có
khả năng thích ứng rộng đang là việc làm cấp thiết hiện nay.
Từ những vấn đề trên, đề tài: “Khảo sát sự biến dị di truyền của 40 giống
đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) nhập nội và địa phương” được thực hiện
nhằm xác định được tính biến dị di truyền của 40 giống đậu nành trong tập đoàn. Từ
đó tìm ra được các giống có đặc tính tốt phục vụ cho công tác lai và chọn tạo giống.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG
Giống địa phương được hình thành do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
lâu dài trong điều kiện địa phương. Vì thế, chúng có tính chống chịu cao với một số
loài sâu bệnh và điều kiện bất lợi của địa phương. Các đặc điểm cơ bản của các giống
địa phương (Trương Trọng Ngôn, 1980):
 Năng suất khá.
 Chu kỳ sinh trưởng dài hoặc ngắn tùy theo thời vụ trồng.
 Mẫn cảm với quang kỳ.
 Trổ sớm, thời gian trổ tập trung.
 Thân lá phát triển khỏe.
 Tán rậm, góc lá lớn.
 Kích thước hạt thường nhỏ.
 Dễ đổ ngã đối với giống cao cây.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG NHẬP NỘI
Giống nhập nội là những giống có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới. Chúng
phản ánh tính đa dạng của điều kiện sinh thái khác nhau. Vì thế, chúng có nhiều đặc

tính quý, phong phú và là bộ sưu tập gen có khả năng đáp ứng các mục tiêu cải thiện
giống. Theo Trương Trọng Ngôn (1980), các đặc điểm cơ bản của giống nhập nội là:
 Năng suất trung bình.
 Chu kỳ sinh trưởng dài hay ngắn tùy thời vụ trồng và nguồn gốc giống.
 Mẫn cảm với quang kỳ.
 Thời gian ra hoa kéo dài.
 Tán thưa, góc lá nhỏ.
 Kích thước hạt từ trung bình đến to.

2


1.3 PROTEIN VÀ LIPID TRONG HẠT ĐẬU NÀNH
Hạt đậu nành giàu protein và lipid (George Washington Carver, 1904).
1.3.1 Protein ở hạt đậu nành
Ở đậu nành, protein là thành phần quan trọng nhất trong thành phần hóa học
của hạt. Protein của đậu nành có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật.
Protein trong hạt đậu nành chiếm khoảng 38 – 40% được chia làm hai loại: protein
đơn giản và protein phức tạp.
Protein đơn giản thực hiện chức năng dự trữ. Đặc tính của protein dự trữ là
chúng không biểu hiện hoạt tính enzyme (Shewry and Mifflin, 1985; được trích dẫn
bởi Trương Bá Thảo, 1999). Chúng được tích trữ trong mô đặc biệt. Ở ngũ cốc, chúng
tích chứa trong nội nhũ còn hạt đậu đỗ trong lá mầm. Ở đậu nành, các protein dự trữ
được tích trữ trong không bào. Theo Higgins (1984), protein dự trữ là bất cứ protein
nào tích trữ với hàm lượng đáng kể trong quá trình hạt đang phát triển và khi hạt nảy
mầm chúng thủy giải nhanh để cung cấp nguồn chất đạm dạng khử cho các giai đoạn
đầu phát triển của cây con. Theo Kavianil và Kharabian (2008), protein dự trữ ở hạt
đậu nành thay đổi khi được trồng ở những điều kiện dinh dưỡng khác nhau. Hàm
lượng protein của một số giống đậu nành ở miền Bắc nước ta dao động khoảng từ
30,5 – 40,3% trong khi một số giống đậu nành của trường Đại Học Cần Thơ có hàm

lượng protein biến động trong khoảng từ 33 – 38% (Trần Thị Phượng Liên, 1999).
Bên cạnh đó, dựa trên đặc tính hóa học của protein trong hạt như khả năng hòa
tan của chúng trong dung môi khác nhau, đặc tính trầm tủa và biến tính ở các nhân tố
khác nhau. Osborne (1924), đã phân loại protein trong hạt của cây trồng thành 4
nhóm chính:
 Nhóm 1: Albumin tan trong nước.
 Nhóm 2: Globulin tan trong dung dịch muối.
 Nhóm 3: Prolamin tan trong alcohol.
 Nhóm 4: Glutenin tan trong dung dịch acid hoặc kiềm loãng.
Đối với protein dự trữ đậu nành gồm các nhóm albumin (9,5%), globulin
(75,8%), glutenin (11,7%) tính theo trọng lượng chất khô (Debyshire, 1976). Theo
Osborne (1909), khi so sánh protein hạt giữa các loài khác nhau, ông cũng nhận thấy
ngũ cốc chủ yếu chứa dạng prolamine trong khi cây họ đậu là globulin. Điều này
3


cũng phù hợp với công bố của Nielsen (1985), trong các nhóm protein dự trữ kể trên,
globulin trong đậu nành là quan trọng hơn hết.
1.3.2 Lipid ở hạt đậu nành
Lipid đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống sống. Chúng là nhân tố chính hình
thành các màng sinh học mà nếu thiếu thì mọi hoạt động của protein sẽ không thể
phối hợp nhịp nhàng. Đơn vị cấu trúc của lipid là các acid béo. Mỗi acid béo được
cấu tạo từ một mạch hydrocarbon (gồm các nguyên tử C và N) gắn với một nhóm
carboxyl có tính acid. Các acid béo khác nhau bởi độ dài của chúng, bởi số lượng và
vị trí các nối đôi. Các acid béo không mang nối đôi được gọi là bão hòa, các acid béo
không bão hòa có mang ít nhất 1 nối đôi (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 1998). Hàm lượng
acid béo bão hòa và không bão hòa xác định các tính hóa học, vật lý và các giá trị
dinh dưỡng của lipid (Gunstone and Morris, 1983).
Theo Lindsay và Claywell (1998), lipid đậu nành là loại lipid thực vật cao cấp
có hàm lượng dinh dưỡng cao không chứa cholesterol và acid béo bão hòa thấp. Lipid

đậu nành chứa khoảng 15% acid béo bão hòa, 59% acid béo không bão hòa đa tính
(acid béo chứa 2 nối đôi trở lên) và 23% acid béo không bão hòa đơn tính.
Acid béo bão hòa là acid Palmitic (16:0), có 16 carbon, công thức hóa học
C16H32O2 chiếm từ 6 – 8%; acid Stearic (18:0), với 18 carbon, công thức hóa học
C18H36O2 chiếm 4 – 5%. Stearic acid là một trong những acid béo bão hòa quan trọng
nhất trong hầu hết các hạt lấy dầu. (Hymowwitz và ctv., 1972).
Acid béo không bão hòa là acid Oleic (18:01) chiếm từ 25 – 36%, có 1 nối đôi
ở vị trí carbon số 9, công thức hóa học C18H32O2; acid Linoleic (18:02), chiếm từ
52 – 65%, có 2 nối đôi ở carbon số 9 và số 12, công thức hóa học C18H30O2; acid
Linnolenic (18:03), chiếm 2 – 3%, có 3 nối đôi ở vị trí carbon số 9, carbon số 12 và
carbon số 15, công thức hóa học C18H32O2 (Yadav, 1996).

4


1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID
1.4.1 Thời tiết khí hậu
Tùy theo đặc tính của giống và điều kiện thời tiết mà hàm lượng protein trong
hạt đậu nành có sự biến đổi, giới hạn của sự biến đổi này khoảng 20% (Pleskov và
ctv., 1965). Trong giai đoạn chín, nếu khí hậu nóng, khô và ít mưa thì trong hạt sẽ
tích lũy được nhiều globulin hơn so với cây vào giai đoạn chín gặp phải điều kiện khí
hậu ẩm và nhiệt độ thấp (Phạm Công Vóc, 1981). Theo Wolf và ctv. (1982), thành
phần của acid béo chịu tác động mạnh mẽ bởi nhiệt độ. Hàm lượng acid Linoleic và
Linnolenic giảm rõ rệt trong khi acid Oleic gia tăng khi nhiệt độ tăng cao. Hàm lượng
protein khá ổn định giữa 18 và 300C nhưng tăng một cách ngoạn mục ở 330C. Theo
Filho và ctv. (2001), Chapman và ctv. (1976; được trích dẫn bởi Wolf và ctv., 1982),
có sự tương quan nghịch cao giữa hàm lượng protein và hàm lượng lipid.
1.4.2 Phân bón
Konno (1968) cho rằng nếu cây đậu sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ thấp,
tình trạng thiếu đạm và lân sẽ làm giảm hàm lượng protein trong hạt. Ngoài ra, Pellers

và ctv. (1942; được trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Tú, 2009) đã kết luận bón kết hợp
giữa kali và đạm thì kết quả cho thấy có sự gia tăng về hàm lượng lipid và protein ở
hạt. Theo Lê Độ Hoàng và ctv. (1977), phân lân có thể làm tăng lượng lipid của đậu
nành. Ở đất chua, bón vôi có thể làm tăng lượng protein trong hạt, bón phân chuồng
cũng có tác dụng tương tự.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH
Năng suất toàn phần cao chỉ đạt được khi các điều kiện môi trường tương đối
thuận lợi ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố bất lợi của môi
trường nếu xảy ra ở giai đoạn sau sẽ làm giảm số trái trên cây cũng như kích thước
hạt nên làm giảm năng suất (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1983). Carangal và ctv.
(1987), Lawn (1981) cho rằng các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, lượng
mưa, điều kiện đất là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các thời kỳ sinh trưởng
phát triển, khả năng cố định đạm và năng suất đậu nành.

5


1.5.1 Nhiệt độ
Trong quá trình sinh trưởng của cây đậu nành nếu nhiệt độ biến động trên hoặc
dưới mức thích hợp quá nhiều đều gây hại đến cây trồng. Theo Riede (1938; trích bởi
Lệ Độ Hoàng và ctv., 1977), nhiệt độ không khí thích hợp nhất để cây sinh trưởng là
24 – 34 0C, nhiệt độ đất 22 – 270C. Đậu nành là cây ưa nhiệt, tổng tích ôn cần cho cây
là 2.4000C. Các tỉnh phía Nam có tổng tích ôn là 3.0000C, thỏa mãn yêu cầu nhiệt độ
đậu nành (Nguyễn Phước Đằng và ctv., 2009). Sự sinh trưởng của cây đậu nành gồm
nhiều quá trình khác nhau và yêu cầu nhiệt độ thích hợp khác nhau. Trong điều kiện
nhiệt độ cao, các giống đậu nành khác nhau có phản ứng khác nhau về chiều cao cây,
chỉ số diện tích lá, tổng sinh khối, khả năng quang hợp và mức độ tổn thương (Koti
và ctv., 2007). Theo Trương Trọng Ngôn (1999), nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều
làm giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, nhiệt độ tối hảo cho sự nảy mầm ở
đậu nành trong khoảng 25 – 350C. Sự nảy mầm có sự tương tác giữa nhiệt độ, giống

và độ sâu lấp hạt, cây mọc nhanh nhất ở nhiệt độ 25 – 30 0C, nhiệt độ thấp, hạt nảy
mầm chậm và cây con mọc chậm (Lawn và William, 1987). Trong thời gian cây sinh
trưởng và phát triển, yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không lệch nhau quá nhiều. Theo
Nguyễn Phước Đằng và ctv. (2009), nhiệt độ tối hảo trong thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng là 20 – 280C và thời kỳ ra hoa là 22 – 280C. Nhiệt độ tối ưu cho đậu chín là
250C ban ngày và 150C ban đêm (Trần Văn Điền, 2007). Theo Lobell và Asner
(2003) nghiên cứu, nhiệt độ trong vụ gieo trồng đậu nành cao ảnh hưởng xấu đến
năng suất hạt và năng suất hạt có thể giảm 17% khi nhiệt độ tăng lên 10C từ mức
380C. Ở nhiệt độ 18/140C và 30/260C, trái hình thành ít mặc dù hoa rất nhiều, chứng
tỏ nhiệt độ cao và thấp đã dẫn đến rụng hoa nhiều (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
1.5.2 Nước
Đậu nành là cây trồng cạn rất mẫn cảm với nước. Nhu cầu nước của cây đậu
nành từ khoảng 350 – 800 mm, phụ thuộc vào độ dài lượng sinh trưởng, tốc độ phát
triển của cây, lượng nước có ở trong đất (Mayer và ctv., 1991; được trích dẫn bởi Ma
Thị Phương, 2008). Bộ rễ của cây tập trung ở tầng đế cày nên khả năng sử dụng nước
ở tầng đất sâu khó hơn, muốn cho quá trình sinh trưởng của cây không bị kìm hãm thì
ẩm độ đất trong khoảng 75 – 90% ẩm độ giới hạn ngoài đồng ở tầng đất 1 – 20 cm.
Ẩm độ dưới 75% ẩm độ giới hạn ngoài đồng có ảnh hưởng kìm hãm sinh trưởng của

6


cây đậu nành nhưng mức độ kìm hãm sự sinh trưởng của cây đậu nành cũng thay đổi
tùy theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây (Ctepanova,
1972; được trích dẫn bởi Lê Độ Hoàng và ctv., 1977). Theo Villalobos – Rodriguez
và ctv. (1985); Garside và ctv. (1992), đậu nành gặp hạn muộn sau giai đoạn ra hoa,
tạo trái năng suất sẽ giảm nghiêm trọng do hệ số thu hoạch giảm mạnh. Nghiên cứu
của Wien và ctv. (1979) cho biết năng suất hạt có thể bị giảm từ 9 – 37% ở các giống
đậu nành khi gặp hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa trong điều kiện gieo trồng ngoài đồng
ruộng. Trong điều kiện có tưới và không tưới thì năng suất, tỷ lệ protein và tỷ lệ lipid

trong hạt giữa các giống đậu nành khác biệt có ý nghĩa (Rose, 1988; được trích dẫn
bởi Lưu Thị Xuyến, 2011). Theo Shaw và Laing (1966), năng suất đậu nành giảm
nghiêm trọng khi đậu nành bị thiếu nước vào tuần cuối cùng của giai đoạn tạo trái và
trong thời gian phát triển hạt.
1.5.3 Ánh sáng
Đậu nành thuộc loại cây C3, khả năng sử dụng ánh sáng có cường độ cao kém
hơn các cây khác như mía, bắp,… (Vũ Ngọc Thắng, 2011). Đậu nành là cây trồng
ngày ngắn, các giống khác nhau có phản ứng rất khác nhau với quang kỳ. Trong điều
kiện miền Nam nước ta, các giống ít quang cảm và không quang cảm thích hợp hơn
vì chúng có khả năng thích nghi rộng và trồng được nhiều mùa vụ khác nhau (Trần
Thượng Tuấn và ctv., 1983). Theo Võ Tòng Xuân (1984), điều kiện ánh sáng ở miền
Nam nước ta thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của đậu nành quanh năm.
Garner và Allard (1930) cho rằng các giống trong điều kiện độ dài ngày là 10
giờ/ngày, đều trổ hoa trong vòng 20 – 25 ngày sau khi nảy mầm. Sự rút ngắn thời
gian từ gieo đến trổ liên quan mật thiết đến vĩ độ, tuy nhiên nếu duy trì nhiệt độ ở
mức trung bình 24 – 250C thì sự ra hoa không bị muộn hoặc muộn không đáng kể.
Theo Sakamoto và Shaw (1967a), cường độ chiếu sáng bão hòa đối với tán cây đậu
nành vào khoảng 60.000 lux vào đầu thời kỳ trổ hoa, sau đó giảm xuống còn 40.000
lux ở giai đoạn tạo hạt của cây. Khi tán cây đã khép kín, cường độ quang hợp của mỗi
lá hoặc của toàn tán cây đậu nành ngoài đồng ruộng không phản ứng với bức xạ ban
ngày tăng trên khoảng 50 – 60% bức xạ tối đa của những buổi trưa hè. Giới hạn này
có thể do bị thiếu nước và nó biểu hiện hiện tượng bão hòa ánh sáng (Sinclair, 1980).
Bức xạ mặt trời mạnh cũng có thể là điều bất lợi, nó làm tăng nhiệt độ lá do đó dẫn

7


đến tăng cường độ thoát hơi nước ở tốc độ lớn hơn tốc độ của dòng nước hút qua rễ
(Ngô Thế Dân và ctv., 1999). Bức xạ mạnh vào những tháng đầu mùa hè thường làm
giảm quang hợp và năng suất do nhiệt độ lá và thoát hơi nước.

1.5.4 Đất
Theo Caswell và ctv. (1987), ở châu Á dinh dưỡng đất là nguyên nhân chính
gây ra năng suất thấp ở cây đậu nành. Cây đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau như phù sa cổ, phù sa mới, đất đỏ, đất phèn nhẹ, đất hữu cơ,… Tuy nhiên,
cây đậu nành sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên đất tơi xốp, phì nhiêu, có độ pH
trong khoảng 5,8 – 6,5 (Pandey, 1987). Theo Ngô Thế Dân và ctv. (1999), pH có ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng của lông hút. Sinh trưởng của lông hút tăng
40% khi pH tăng từ 5,5 – 7,2 và kéo dài của rễ tăng 10%. Trắc nghiệm khả năng thích
ứng của các giống đậu nành trên đất có pH thấp, Board và Caldwel (1991) đã kết luận
rằng khi đi từ môi trường có pH = 6,4 sang môi trường có pH = 5,2 thì năng suất toàn
phần sẽ bị giảm đến 25%. Bên cạnh đó, hai tác giả còn rút ra kết luận rằng trong môi
trường đất acid, hàm lượng đạm trong cây giảm 20% và khả năng hấp thu đạm của
cây giảm 37%.
Ở ĐBSCL, đa số là đất ruộng, chứa nhiều sét, nhiễm phèn nhẹ và có độ pH
thấp. Qua nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy nhiều ruộng đậu nành có độ pH khoảng
4 – 5 vẫn đạt được năng suất cao nếu chăm sóc đúng mức (Trần Thượng Tuấn và ctv.,
1983).
1.5.5 Yếu tố sâu, bệnh hại
Đậu nành là một cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hại. Tại Việt Nam, qua điều
tra cho thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh gây hại cho đậu
nành. Trong đó có 12 – 13 loại sâu và 4 – 5 loại bệnh hại phố biển ở nhiều vùng
(Nguyễn Danh Đông, 1982).
* Sâu hại
Theo Võ Tòng Xuân và ctv. (1984), trên đậu nành có nhiều loại côn trùng tấn
công nhưng gây hại chủ yếu là:
Dòi đục thân (Melanagromyza sojae): chủ yếu gây hại ở giai đoạn đầu từ
7 – 15 ngày sau khi gieo. Dòi nở ra đục thẳng vào gân xuyên qua cuống lá và đục vào
thân của cây đậu, ăn thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc đến ngọn cây.

8



Khi đã lớn, dòi đục một lỗ xuyên qua thân để làm đường ra sau này và hóa nhộng ở
gần đó. Sau khi vũ hóa, thành trùng chui qua lỗ để ra ngoài. Nếu tấn công với mật độ
cao cây con sẽ chết, tấn công rễ thì cây có thể chết, nếu tấn công trễ thì cây có thể
chết từng nhánh hoặc giảm sức tăng trưởng.
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): gây hại vào lúc cây phát triển cành lá mạnh.
Chúng tập trung cắn phá lá và các phần non của cây làm cây kém phát triển. Ở nước
ta, sâu ăn tạp phá hoại quanh năm trên các vụ đậu. Sâu hại rất nhiều loại cây màu
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998).
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): phát triển mạnh trong mùa nắng và mật
độ cao. Chúng ăn trụi lá, hoa, trái non và đọt non của cây đậu làm giảm năng suất. Ở
ĐBSCL, sâu có khả năng gây hại lớn không những trên cây đậu nành mà cả trên
nhiều loại cây trồng khác. Sự bộc phát của sâu xanh da láng là do quá trình tích lũy
mật độ theo thời gian có sự hiện diện của cây ký chủ trên ruộng (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 1998).
Sâu đục trái (Etiella zinckenella Treitsche): xuất hiện từ giai đoạn dứt trổ cho
đến tạo trái và đến khi vỏ trái cứng. Chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng
suất và phẩm chất hạt. Sâu đục trái gây hại nhiều nhất trong vụ Xuân Hè, nguyên
nhân chúng có vòng đời ngắn. Bướm cái đẻ trứng với mật độ cao, trung bình 246
trứng/con và điều kiện mùa nắng thích hợp cho bướm phát triển nên chúng tích lũy
mật số nhanh qua vụ Đông Xuân và gây hại cho vụ sau (Nguyễn Phước Đằng và ctv.,
2009).
* Bệnh hại
Theo Nguyễn Phước Đằng và ctv. (2009), các bệnh gây hại phổ biến trên cây
đậu nành ở ĐBSCL là:
Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani): nấm gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây
con từ 1 – 2 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm không khí cao.
Bệnh có thể tồn tại đến khi cây ra hoa đậu trái. Cây bệnh ở phần thân giáp mặt đất có
màu nâu đỏ, sau đó chỗ vết bệnh teo lại, cây đổ ngã và khô héo. Trên ruộng bị nhiễm

bệnh phát sinh đầu tiên từ một vài cây, về sau lan rộng ra làm cây chết từng chòm,
mặt đất chỗ cây bệnh có những sợi nấm rải rác màu trắng hoặc vàng.

9


Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum): bệnh gây hại rải rác suốt vụ và ngay cả
khi cây đã tạo hạt. Bệnh phát triển khi thời tiết nóng và ẩm. Triệu chứng bệnh là hệ
thống mô dẫn của rễ và thân bị thối đen hoặc nâu, lá cây bị vàng, héo và rụng sớm.
Trên cây con, triệu chứng thường gặp là chồi ngọn bị héo, lá bị rũ, các tử diệp vàng
và rụng sớm. Bệnh nhiễm vào giai đoạn cây trưởng thành thường không làm chết cây
nhưng làm trái méo mó, hạt lửng hoặc lép.
Bệnh rỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi): gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên thân,
cuống lá và trái. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ vàng hoặc đỏ nâu dần
dần tâm vết bệnh hơi khô nhô thành cái gai rỉ (ở cả hai mặt nhưng rõ nhất là ở mặt
dưới). Xung quanh vết bệnh thường có quầng vàng. Bệnh nặng làm lá rụng sớm, trái
ít, hạt lửng. Bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 28 0C và thời gian ẩm ướt kéo
dài. Giai đoạn đậu ra hoa tạo trái là thời kỳ dễ nhiễm bệnh. Nấm bệnh tồn tại trên tàn
dư cây bệnh và trong đất.
Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica): ở điều kiện ẩm độ cao, sáng sớm
có sương mù, ngày nắng nóng, bệnh dễ phát triển. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện
đầu tiên trên lá non ở mặt trên của lá, vết bệnh có màu xanh nhạt hay vàng nhạt. Về
sau vết bệnh vẫn giữ màu vàng hay chuyển sang nâu và có viền màu xanh vàng. Ở
mặt dưới của lá, vết bệnh có phủ một lớp khuẩn ti màu xám hay tím nhạt. Lá bị bệnh
sẽ vàng và rụng sớm làm ảnh hưởng đến năng suất.
Bệnh hạt tím (Cercospora kikuchii): thường xuất hiện trong mùa mưa. Bệnh
tuy không trực tiếp làm giảm năng suất đậu nành nhưng làm giảm chất lượng và sức
sống của hạt giống. Triệu chứng đặc trưng là vỏ hạt đậu nành biến sang màu nâu tím.
1.6 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG SUẤT VÀ
THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

Trong chọn giống đậu nành có năng suất cao thì mối tương quan giữa năng
suất và thành phần năng suất là điều cần được quan tâm. Theo Trần Đăng Hồng
(1977; được trích dẫn bởi Ngô Kim Hoa, 1984), năng suất đậu nành có tương quan
chặt chẽ với thời gian tạo hạt, thời gian tạo hạt kéo dài thêm 5 ngày có thể gia tăng
25% năng suất.

10


Aravind (2006; được trích dẫn bởi Phạm Trường An, 2011) đã tổng hợp từ các
nghiên cứu trước đó và đưa ra nhận định sự tương quan của một số tính trạng với
năng suất của cây đậu nành, thể hiện cụ thể ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Sự tương quan của một số tính trạng với năng suất hạt của cây đậu nành.
STT

Chỉ tiêu

Tương quan

1

Thời gian
sinh trưởng

Thuận

Ramana et al. (2000), Bangar et al. (2003),
Mukhekar et al. (2004).

Nghịch


Kalaimagal (1991), Parameshwar (2006).

Thuận

Ramana et al.(2000), Basavaraja (2002),
Mukhekar et al. (2004)

Nghịch

Rajasekaran et al. (1980), Kalaimagal (1991)

Thuận

Basavaraja (2002), Bangar et al. (2003),
Mukhekar et al. (2004), Parameshwar (2006)

Nghịch

Shinde et al. (1996), Sunilkumar et al. (1997)

Thuận

Bangar et al. (2003), Mukhekar et al. (2004),
Parameshwar (2006).

Nghịch

Kalaimagal (1991)


Thuận

Bangar et al. (2003), Mukhekar et al. (2004),
Parameshwar (2006)

Nghịch

Shinde et al. (1996), Thorat et al. (1999)

2

3

4

5

Chiều cao
cây
Số cành hữu
hiệu
Số trái
trên/cây
Trọng lượng
hạt

Tác giả

1.7 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH
Tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác mà có nhiều quan điểm

về việc chọn tạo giống đậu nành.
* Trung tâm Eakmat (1968), một giống đậu nành tốt phải có các đặc tính:
– Năng suất cao.
– Trung tính với độ dài ngày.
– Chịu được tính màu mỡ và pH thấp.
– Kháng được một số bệnh khi cây còn nhỏ.
– Hạt có ít nhất 40% protein, 23% lipid.
– Vỏ hạt vàng hoặc xanh.
– Trọng lượng 100 hạt cần làm tương, ép dầu, làm giá trên 18 g.

11


* AVRDC (1976), tiêu chuẩn để chọn giống đậu nành là:
Năng suất cao, chín sớm, không quang cảm, không nổ trái, phẩm chất hạt tốt.
Chống chịu một số sâu bệnh chính trong vùng. Dạng cây thích hợp, lóng ngắn, nhiều
trái và không đổ ngã.
* Nguyễn Danh Đông (1977), ở miền Bắc nước ta giống đậu nành tốt là giống có
các đặc tính:


Năng suất cao và ổn định.



Phẩm chất hạt tốt, hàm lượng protein cao.



Thời gian sinh trưởng phù hợp với chế độ luân canh của từng vùng.




Cây cao vừa phải, lóng ngắn, tán cây gọn để tận dụng được quang năng và

trồng dày được. Chiều cao đóng trái thấp nhất phải cách mặt đất 7 – 8 cm.


Trổ hoa tập trung, trái nhiều, hạt chín đều, khi chín phải không bị tách vỏ

và rụng trụi lá.


Chống chịu tương đối với bệnh rỉ sắt và sâu đục trái.

* Trần Thượng Tuấn và ctv. (1983), yêu cầu chính đối với giống đậu nành ở
miền Nam là:
– Có khả năng cho năng suất cao và ổn định.
– Có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 90 ngày trở lại tùy theo mùa vụ.
– Có khả năng thích nghi tương đối rộng, ít quang cảm để có thể trồng ở
nhiều vùng và mùa vụ khác nhau nhằm giải quyết khó khăn trong vấn đề hạt giống.
– Ở ĐBSCL đòi hỏi giống phải chịu đựng được đất phèn nhẹ và có thành
phần cơ giới nặng để trồng sau vụ lúa.
– Có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh chính trong vùng.
– Có khả năng tạo nốt sần với các dòng vi khuẩn Rhizobium japonicum trong
tự nhiên.
– Có phẩm chất hạt tốt, trước tiên là hạt có hàm lượng protein cao.
– Hạt giống chậm mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản.
* Mai Quang Vinh (2007), định hướng chọn tạo giống:
– Chọn tạo giống đậu nành lấy hạt thích ứng rộng, chịu nhiệt, năng suất cao

ổn định 2 – 4 tấn/ha, TGST ngắn và cực ngắn phù hợp với các cơ cấu cây trồng.
– Hạt to, vàng đẹp, chất lượng tốt, protein đạt trên 41 – 47%.
12


×