Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hoàn Thiện Marketing Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
--------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ

HOÀN THIỆN MARKETING DỊCH VỤ THẺ
THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO VĂN TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
--------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ

HOÀN THIỆN MARKETING DỊCH VỤ THẺ
THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BẮC NINH

Chuyên ngành



: Kinh doanh thƣơng mại

Mã số

: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO VĂN TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ đề tài nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Bích Lệ



ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học đƣợc hoàn thành tại Đại học Thƣơng mại. Để hoàn
thành bài luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến trƣờng Đại
học Thƣơng mại, Khoa Sau đại học và đặc biệt là TS. Đào Văn Tiến, đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn “Hoàn thiện
Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh”.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo các khoa trong trƣờng
Đại học Thƣơng mại đã truyền đạt kiến thức trong thời gian em học tập tại trƣờng. Đây
không chỉ là những kiến thức chuyên ngành mà còn là hành trang để em có thể vững
vàng trong cuộc sống.
Xin gửi tới Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh – Vietinbank Bắc Ninh, các cô chú, các anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi để
em có thể thu thập các tài liệu và dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của mình.
Xin cám ơn và ghi nhận tình cảm của các anh chị, các bạn học viên trong lớp
CH20B.KDTM đã cùng đồng hành học hỏi kiến thức, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và
niềm vui trong những ngày tháng vừa qua.
Một lần nữa, em xin cám ơn tất cả các đơn vị, các cá nhân đã tạo điều kiện để
em có thể hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BIỂU HÌNH, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................... 8
1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ............................ 8
1.1.1. Khái niệm dịch vụ .......................................................................................... 8
1.1.2. Dịch vụ Ngân hàng thƣơng mại và đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng thƣơng
mại ............................................................................................................................ 8
1.1.3. Dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thƣơng mại ..................................... 12
1.2.1. Khái niệm Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại ... 16
1.2.2. Đặc điểm, chức năng và vai trò của Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của
ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................ 17
1.2.3. Nội dung cơ bản của Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại ............................................................................................................. 18
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến triển khai Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của
ngân hàng thƣơng mại .................................................................................................... 22
1.3.1. Các nhân tố bên trong .................................................................................. 22
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài .................................................................................. 23
1.4. Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng thƣơng mại trong triển khai
Marketing dịch vụ thẻ thanh toán................................................................................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................... 28


iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BẮC NINH ..................................................................................................... 29
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh .. 29
2.1.1. Sơ lƣợc về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam và mối
quan hệ với các chi nhánh ...................................................................................... 29
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ............................................................... 29
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ................ 30
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015 .......................... 32
2.2. Giới thiệu về dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ....................................................................... 36
2.2.1. Đánh giá chung về thị trƣờng thẻ thanh toán và tiêu chí lựa chọn ngân hàng
cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....... 36
2.2.2. Dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ........................................................................... 38
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến triển khai Marketing dịch vụ thẻ thanh
toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc
Ninh ................................................................................................................................ 38
2.3.1. Sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong ..................................................... 38
2.3.2. Sự ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài ..................................................... 40
2.4. Thực trạng Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh .................................................... 44
2.4.1. Phƣơng pháp đánh giá .................................................................................. 44
2.4.2. Thực trạng Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ....................................... 63
2.5. Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng Marketing dịch vụ thẻ
thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Bắc Ninh ......................................................................................................................... 68

2.5.1. Những thành công đạt đƣợc ......................................................................... 68
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 69


v

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MARKETING DỊCH VỤ
THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH.................................................... 71
3.1. Xu hƣớng hƣớng phát triển của thị trƣờng thẻ thanh toán, cơ hội và thách thức
đối với các ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn 2017 – 2022 ................................... 71
3.1.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng thanh toán thẻ Việt Nam ..................... 71
3.1.2. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng thẻ thanh toán Bắc Ninh ...................... 73
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 74
3.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt nam – Chi nhánh Bắc Ninh ........................... 75
3.2.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam ....................................................... 75
3.2.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh .................. 77
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân
hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ................ 79
3.3.1. Giải pháp liên quan đến công tác phân tích môi trƣờng .............................. 79
3.3.2. Giải pháp liên quan đến công tác lựa chọn thị trƣờng mục tiêu .................. 79
3.3.3. Giải pháp liên quan đến công tác định vị dịch vụ ........................................ 80
3.3.4. Giải pháp liên quan đến triển khai chính sách Marketing hỗn hợp ............. 81
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị ........................................................................................ 84
3.4.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và Hiệp hội thẻ .......................... 84
3.4.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh .................................................................................. 86

3.4.3. Đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam ............. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 88
DANH MỤC TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACB
AGRIBANK
ANZ
ATM
BIDV
EMV
ĐVCNT
GDP
GRDP
HSBC
JCB
NHNN
NHTM
POS
TCHC
TCPHT
TCTTT
TMCP
TTQT

VIP
XNK

Diễn giải
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Australia và New Zealand
Automated teller machine – Máy rút tiền tự động
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Thẻ thanh toán ngân hàng có gắn chip kỹ thuật số
Đơn vị chấp nhận thẻ
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa
Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn
Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải
Thƣơng hiệu thẻ tín dụng quốc tế từ Nhật Bản
Ngân hàng nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Point of Sales – Điểm chấp nhận thanh toán thẻ
Tổ chức hành chính
Tổ chức phát hành thẻ
Tổ chức thanh toán thẻ
Thƣơng mại cổ phần
Thanh toán quốc tế
Very Important Person – Ngƣời rất quan trọng
Xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng số

Tên bảng

Trang

Kết quả huy động vốn của Vietinbank Bắc Ninh từ
2010 – 2015
Tăng trƣởng huy động vốn củaVietinbank Bắc Ninh
từ 2010 – 2015
Dƣ nợ cho vay của Vietinbank Bắc Ninh từ 2010 –
2015
Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của Vietinbank Bắc Ninh
từ 2010 – 2015
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bắc
Ninh từ 2010-2015

Trang 32

Bảng 2.6

Danh mục sản phẩm thẻ của Vietinbank Bắc Ninh

Trang 52

Bảng 2.7

Tăng trƣởng số lƣợng thẻ phát hành qua mỗi nămcủa
Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ phát hành qua mỗi

năm và thị phần thẻcủa Vietinbank Bắc Ninh giai
đoạn 2010 – 2015
Tỷ lệ số thẻ hoạt động so với số thẻ đã phát hành
hàng năm của Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn 2010 –
2015
Thực trạng số lƣợng máy ATM, máy POS và số
lƣợng ĐVCNT hàng năm của Vietinbank Bắc Ninh
giai đoạn 2010 – 2015
Thực trạng số dƣ tiền gửi trên tài khoản thẻ khách
hàng hàng năm của Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn
2010 – 2015
Thực trạng số lƣợng thanh toán thẻ hàng năm của
Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Thực trạng doanh số thanh toán thẻ hàng năm của
Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015
Thực trạng lợi nhuận từ cung ứng các dịch vụ thanh
toán thẻ hàng năm của Vietinbank Bắc Ninh giai
đoạn 2010 – 2015

Trang 53

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 2.8

Bảng 2.9


Bảng 2.10

Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Trang 33
Trang 34
Trang 34
Trang 35

Trang 54

Trang 56

Trang 57

Trang 58
Trang 59
Trang 60
Trang 61


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ số
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Sơ đồ 2.1

Tên biểu đồ
Mức độ ƣu tiên các tiêu chí lựa chọn ngân hàng cung
cấp dịch vụ thẻ thanh toán của ngƣời dân thành phố
Bắc Ninh
Nhu cầu của ngƣời dân thành phố Bắc Ninh về các
dịch vụ thẻ thanh toán trong thời gian 3 năm tới
Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ phát hành mỗi năm
và thị phần thẻ của Vietinbank Bắc Ninh giai đoạn
2010 – 2015
Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Bắc Ninh

Trang
Trang 47
Trang 49
Trang 55
Trang 30


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Là một trong những trung tâm tài chính - kinh tế chiến lƣợc của miền bắc, nền
kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng mạnh trong nhiều năm. Theo đó, thị trƣờng
dịch vụ thẻ thanh toán trên địa bàn tỉnh là thị trƣờng mới nhƣng có nhiều tiềm năng

phát triển.
Cùng với các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank, Đông Á Bank,
Vietinbank Bắc Ninh đã tham gia thị trƣờng dịch vụ thẻ thanh toán từ giai đoạn sơ khai
của thị trƣờng. Từ những năm 2006, khi thị trƣờng thẻ ATM bắt đầu hình thành,
Vietinbank Bắc Ninh đã là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ năng động
nhất trên thị trƣờng dịch vụ thẻ thanh toán toàn tỉnh. Sau khoảng mƣời năm phát triển,
các ngân hàng đều đã định vị rõ ràng phân khúc thị trƣờng và tập khách hàng của mình
trong mảng cung ứng dịch vụ thẻ thanh toán. Cụ thể: BIDV tập trung phát triển thị
trƣờng khách hàng cá nhân là các cán bộ, quản lý cấp cao của các tổ chức, cơ quan Nhà
nƣớc và các đơn vị hành chính; Vietcombank phát triển mạnh mảng thanh toán quốc tế
và định hƣớng dẫn đầu về đa dạng thƣơng hiệu thẻ quốc tế qua việc liên kết với rất
nhiều tổ chức thẻ hàng đầu nhƣ: Visa, MasterCard, American Express, Dinners
Club…; Agribank phát triển mạnh về hệ thống thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) với tiêu
chí số lƣợng và định vị đứng đầu về sự thuận tiện cho khách hàng với số lƣợng máy
ATM nhiều nhất, phân bố rộng nhất.
Do có nhiều ngân hàng thƣơng mại khác cùng với các ngân hàng quốc tế đang
tiến hành xâm nhập thị trƣờng dịch vụ thẻ thanh toán tỉnh Bắc Ninh, dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong việc cung ứng dịch vụ vụ thẻ
thanh toán. Thực tế này yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện các hoạt động Marketing
một cách toàn diện và mạnh mẽ. Đối với Vietinbank Bắc Ninh, tuy đã thực hiện một số
hoạt động xúc tiến và quảng bá nhƣng hiệu quả còn chƣa đạt yêu cầu, chƣa nâng cao


2

khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan lý thuyết đã
chỉ ra, tính đến thời điểm hiện tại chƣa có nghiên cứu nào về hoàn thiện công tác
Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Vietinbank Bắc Ninh) đƣợc thực hiện. Xuất phát từ
những lý do này, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán

của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc
Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở phạm vi
quốc tế và trong nƣớc
* Ở phạm vi quốc tế:
Tại các quốc gia phát triển, việc ngƣời dân sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán
đã trở thành điều thông dụng từ nhiều năm trƣớc đây.Việc sử dụng thẻ thanh toán còn
đƣợc gắn liền với thanh toán điện tử. Chính từ sự phổ biến này, các đề tài luận văn đều
tập trung nghiên cứu phạm vi rộng hơn là thanh toán điện tử và các vấn đề bảo mật
thông tin thanh toán. Công trình tiêu biểu có thể kể đến là nghiên cứu chuyên sâu
“EKO: Mobile Banking and Payments in India,” của các tác giả Sunil Gupta và
Rachna Tahilyani, đƣợc đƣa xuất bản trên Harvard Business School Case và đăng tải
trên tạp chí The European Financial Review năm 2013. Công trình đã chỉ ra những
điểm đặc thù trong quá trình phát triển của thanh toán thẻ trên thế giới, phân theo các
khu vực địa lý và những đặc điểm riêng biệt tại Ấn Độ. Qua những kết quả khảo sát
thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra những những triển vọng to lớn và những hƣớng đi rõ ràng
cho thị trƣờng thanh toán thẻ và thanh toán di động.
Một ví dụ khác là luận văn thạc sĩ “Credit Card Security and E-payment”của
tác giả Jithendra Dara và Laxman Gundemoni, trƣờng Lulea University of Technology,
Thụy Điển năm 2006. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề bảo mật trong thanh toán


3

thẻ tín dụng và những gian lận trong thanh toán điện tử qua nghiên cứu thực tế tại ngân
hàng Andhra Bank Ấn Độ.
Đối với một số quốc gia đang phát triển, các đề tài đƣợc nghiên cứu thƣờng tập
trung vào lĩnh vực marketing phát triển thị trƣờng và định hƣớng khách hàng. Một số
đề tài điển hình đó là:

Luận văn thạc sĩ “The practice of relationship marketing and customer
retention in the banking industry in Ghana” của tác giả Christiana Baffoe Ababio và
Amy Eshun, trƣờng Lulea University of Technology và University of Education,
Winneba năm 2011. Luận văn đã đề cập đến cách thức tiếp cận khách hàng và
Marketing quan hệ khách hàng qua nghiên cứu 12 ngân hàng tại Ghana, trong đó có đề
cập đến Marketing thẻ thanh toán.
Luận văn Thạc sĩ “Credit card system in Ghana: an investigation of why credit
cardsare not widely used in Ghana and how widespread use may be implemented” của
tác giả Emmanuel Andoh, đại học Western Michigan University, Hoa Kỳ. Luận văn đã
nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thông dụng trong thanh toán thẻ tại Ghana
và đề xuất một số cách thức khả dụng để phát triển thanh toán thẻ tại quốc gia này.
Ở phạm vi trong nƣớc: Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực đề
tài luận văn bao gồm:
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Phƣơng Dung (2012) nghiên cứu về “Giải pháp
Marketing dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
chi nhánh Đà Nẵng”. Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu thực trạng của hoạt động
dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh BIDV Đà Nẵng từ lúc hệ thống BIDV triển khai
dịch vụ thẻ cho đến thời điểm năm 2011. Luận văn đã tổng quát đƣợc các vấn đề lý
luận của marketing dịch vụ thanh toán thẻ.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hƣơng Lan (2014) nghiên cứu “Phát triển dịch
vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. Tác giả


4

tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
phần Kỹ thƣơng Việt Nam. Luận văn đã đƣa ra đƣợc những số liệu cụ thể để đo lƣờng
sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam – Techcombank.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Tƣờng Vi (2005) nghiên cứu “Hoàn thiện phối

thức xúc tiến thương mại dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank”. Qua luận văn, tác giả đã thành công trong việc đƣa ra các tiêu chí đánh
giá hiệu quả các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và áp dụng các tiêu chí này để phân
tích thực trạng xúc tiến thƣơng mại dịch vụ thẻ thanh toán tại Vietcombank. Luận văn
đã đƣa ra đƣợc các số liệu thực tế, phân tích số liệu một cách khách quan để đánh giá
chính xác về thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng.
Tổng hợp lại: Các công trình nghiên cứu ở phạm vi quốc tế và trong nước đã
khái quát được những lý luận cơ bản về Marketing dịch vụ nói chung và Marketing
dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng. Tuy nhiên, Marketing dịch vụ thẻ thanh toán cho một
chi nhánh ngân hàng tại các nước đang phát triển còn là một hướng nghiên cứu
chuyên sâu và mang lại nhiều giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát hiện những thành công và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động Marketing
dịch vụ thẻ thanh toán của Vietinbank Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân
hàng thƣơng mại.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng triển khai Marketing dịch vụ thẻ thanh toán
của Vietinbank Bắc Ninh.


5

- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác Marketing dịch vụ thẻ thanh toán
của Vietinbank Bắc Ninh
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ
thanh toán của Vietinbank Bắc Ninh.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác Marketing dịch vụ thẻ thanh toán
của Vietinbank Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015
- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
- Nội dung nghiên cứu: Công tác Marketing dịch vụ thẻ thanh toán.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Luận văn tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bắc Ninh qua các năm 2010 – 2015.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Luận văn thu thập và tổng hợp thông qua khảo sát ý
kiến của cán bộ, nhân viên ngân hàng và ý kiến của khách hàng.
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
-Đối với dữ liệu thứ cấp, luận văn tiến hành tổng hợp, so sánh và phân tích để
đƣa ra các kết luận có liên quan. Cụ thể, luận văn thực hiện đánh giá tổng quan đối với
các số liệu thống kê, mô tả; hiển thị các dữ liệu thu thập bằng các bảng, biểu đồ, hình
vẽ minh họa; so sánh giữa các số liệu để đƣa ra những đánh giá và rút ra kết luận.


6

- Đối với dữ liệu sơ cấp, sau khi tổng hợp các thông tin từ bảng câu hỏi điều tra,
luận văn tiến hành xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Sau khi phân tích,
các phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh tiếp tục đƣợc áp dụng để rút
ra những kết luận cần thiết.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về Marketing
dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại. Đây chính là cơ sở cho việc định
hƣớng hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại nói
chung.
- Xuất phát từ những lý luận cơ bản và thực trạng công tác Marketing dịch vụ
thẻ thanh toán của Vietinbank Bắc Ninh, đề tài đã đề xuất đƣợc một số giải pháp giúp
hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Vietinbank Bắc Ninh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp Vietinbank Bắc Ninh hoàn thiện công tác
Marketing dịch vụ thẻ thanh toán, từ đó giúp phát triển hơn nữa thƣơng hiệu sản phẩm
thẻ của Vietinbank, đồng thời đƣa sản phẩm thẻ của Vietinbank Bắc Ninh đến với
nhiều tầng lớp dân cƣ trên địa bàn và có thể cạnh tranh đƣợc với sản phẩm của các
ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng
góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ của Vietinbank Bắc Ninh và góp phần phục vụ
ngƣời dân tốt hơn.
- Các giải pháp đề xuất giúp hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của
Vietinbank Bắc Ninh, ở phạm vi khái quát hơn, có thể áp dụng cho các chi nhánh khác
của Vietinbank đang hoạt động trên phạm vi cả nƣớc.


7

7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của
Ngân hàng thƣơng mại.
Chương 2: Thực trạng Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thƣơng mại
Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing dịch vụ thẻ thanh toán của

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam -Chi nhánh Bắc Ninh.


8

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING DỊCH
VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Lý thuyết về dịch vụ đã đƣa ra nhiều định nghĩa về dịch vụ, trong đó có 2 khái
niệm nổi bật đƣợc sử dụng phổ biến nhất, đó là định nghĩa về dịch vụ của Philip Kotler
(1997) và của Luật giá (2013) của Việt Nam. Theo đó:
Philip Kotler (1997) đã định nghĩa “dịch vụ là 1 hoạt động hiệu quả mà một tổ
chức cung cấp cho tổ chức khác, chủ yếu có tính chất vô hình và không làm thay đổi
quyền sở hữu. Quá trình thực hiện có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm
vật chất”.
Luật giá năm (2013) định nghĩa “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình
sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Đối với các bên tham gia vào hoạt động dịch vụ, Luật Thƣơng mại (2005) đã chỉ
rõ: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thƣơng mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch
vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng
dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch
vụ theo thỏa thuận.
1.1.2. Dịch vụ Ngân hàng thương mại và đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng thương
mại
1.1.2.1. Dịch vụ Ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010)(2), khái niệm Ngân hàng
thương mại đƣợc giải thích: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực



9

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Từ định nghĩa này, xuyên suốt luận văn, tất cả
các hoạt động – dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu theo khái niệm hoạt động
– dịch vụ ngân hàng đƣợc quy định trong Luật.
Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010)(3) có quy định dịch vụ
ngân hàng nhƣng không nêu ra định nghĩa mà đƣa ra cụm từ “Hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” đƣợc bao gồm các nội dung: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán, tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 “Là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Theo Chƣơng 3 của
Luật tổ chức tín dụng này đã nêu các điều khoản về hoạt động ngân hàng đƣợc chia
theo 4 mảng lớn: Huy động vốn, tín dụng, thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động
khác
Theo Commercial Bank Management (Peter S.Rose – 2001), một số dịch vụ
truyền thống điển hình của ngân hàng thƣơng mại gồm có:
Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên
đƣợc thực hiện. Trong thị trƣờng tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thƣờng chỉ do
các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch nhƣ vậy có mức độ rủi ro cao,
đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Các ngân hàng đã chiết khấu
thƣơng phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phƣơng những ngƣời
bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó
là bƣợc chuyển tiếp từ chiết thƣơng phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách
hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản
xuất.



10

Nhận tiền gửi: Cho vay đƣợc coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng
đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn
quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinhlợi đƣợc gửi
tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi đƣợc
hƣởng mức lãi suất tƣơng đối cao.
Bảo quản vật có giá trị: Các ngân hàng thực hiện việc lƣu giữ vàng và các vật
có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Các giấy chứng nhận do ngân hàng ký
phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang đƣợc lƣu giữ) có thể đƣợc lƣu hành
nhƣ tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng.
Cung cấp các tài khoản giao dịch: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và
Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời của dịch vụ cung cấp các tài khoản tiền gửi giao dịch
(demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép ngƣời gửi tiền viết séc thanh toán
cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đƣa ra loại tài khoản tiền gửi mới này đƣợc
xem là một trong những bƣớc đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi nó
cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh
trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn hơn.
Cung cấp dịch vụ ủy thác: Các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và
quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thƣơng mại. Theo đó ngân
hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý
tài sản này đƣợc gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung
cấp cả hai loại dịch vụ ủy thác: dịch vụ ủy thác thông thƣờng cho cá nhân, hộ gia đình;
và ủy thác thƣơng mại cho các doanh nghiệp.
Cũng theo Commercial Bank Management (Peter S.Rose – 2001), những dịch
vụ ngân hàng mới phát triển gần đây bao gồm:
 Cho vay tiêu dùng
 Tƣ vấn tài chính



11

 Quản lý tiền mặt
 Dịch vụ thuê mua thiết bị
 Cho vay tài trợ dự án
 Bán các dịch vụ bảo hiểm
 Cung cấp các kế hoạch hƣu trí
 Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán
 Cung cấp dịch vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp
 Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng bán buôn
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng thương mại
- Dịch vụ ngân hàng thƣơng mại là các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, tài chính và vì mục tiêu lợi nhuận:
Các dịch vụ ngân hàng thƣơng mại đều thực hiện dựa trên tiền mặt, các loại tài
sản (cả vật chất và vô hình) có giá trị, với các hoạt động chủ yếu là huy động lƣợng
tiền nhàn rỗi từ các chủ thể tạm thời chƣa có nhu cầu sử dụng và sử dụng nguồn vốn
này để cho vay hoặc đầu tƣ vào các lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc cho phép nhằm thu lợi
nhuận.
- Dịch vụ ngân hàng thƣơng mại có nguồn hoạt động chính là từ bên ngoài
Ngoại trừ ngân hàng nhà nƣớc đƣợc phép tạo tiền mặt, các ngân hàng thƣơng
mại hoạt động dựa trên nguồn vốn của ngân hàng và phần lớn là nguồn vốn huy động
từ các thành phần kinh tế. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, khách hàng là nguồn
sống quyết định sự lớn mạnh và bền vững của ngân hàng.
- Dịch vụ ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh để cùng
tồn tại và phát triển
Các ngân hàng thƣơng mại cùng hoạt động dƣới sự kiểm soát của Ngân hàng
Nhà nƣớc, tạo thành một mạng lƣới, một mặt vừa cạnh tranh, thu hút khách hàng, mặt



12

khác phải hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Do đó, các dịch vụ ngân hàng có
tính lan truyền cao. Khi một dịch vụ đổ vỡ sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ trong cùng
ngân hàng mà đối với cả mạng lƣới ngân hàng thƣơng mại.
- Dịch vụ ngân hàng thƣơng mại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật
Do hệ thống ngân hàng thƣơng mại là huyết mạch của nền kinh tế, chi phối mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đồng thời tính rủi ro cực kỳ
cao nên các dịch vụ ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.
1.1.3. Dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm thẻ thanh toán
a. Khái niệm
Thẻ thanh toán là tên gọi chung của các loại thẻ ngân hàng. Theo Quyết định số
20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán,
sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, tại mục 1, điều 2, chƣơng
1, thẻ ngân hàng đƣợc định nghĩa: “Là phƣơng tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành
để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản đƣợc các bên thoả thuận.
Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Theo
nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng,
thẻ trả trƣớc. Thẻ trong Quy chế này không bao gồm các loại thẻ do các nhà cung ứng
hàng hóa, dịch vụ phát hành để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho
chính các tổ chức phát hành đó.”
Trong luận văn, thẻ thanh toán đƣợc hiểu theo quan điểm là một phƣơng thức
thanh toán không dùng tiền mặt đƣợc phát hành bởi các ngân hàng, và bao gồm cả các
định chế tài chính, các công ty. Ngƣời chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thanh
toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ hay rút tiền mặt
từ các máy rút tiền tự động, ngân hàng, cơ sở chấp nhận thẻ.


13


b. Đặc điểm
Các loại thẻ hiện nay thƣờng đƣợc làm bằng nhựa cứng, hình chữ nhật với kích
cỡ theo chuẩn hóa quốc tế là 96mm x 54mm x 0.76mm, có 4 góc tròn, gồm 3 lớp: lõi
thẻ là lớp nhựa cứng ở giữa và 2 lớp nhựa cán phủ hai mặt. Trên mỗi thẻ thể hiện 3
điểm cơ bản: thông tin của ngân hàng phát hành; thông tin của thẻ; và tính năng của thẻ
(Chuẩn ISO 7810:2003)(4).
1.1.3.2. Phân loại thẻ thanh toán
a. Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ, gồm:
Thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành.
b. Phân loại theo công nghệ sản xuất:
Thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ (loại thẻ lƣu thông tin bằng từ tính), thẻ thông
minh (loại thẻ hiện đại thƣờng có gắn chip xử lý).
c. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
d. Phân loại theo chủ thể sử dụng: Thẻ cá nhân, thẻ công ty
e. Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ: Thẻ nội địa, thẻ quốc tế
1.1.3.3. Chủ thể tham gia vào dịch vụ thẻ và vai trò của dịch vụ thẻ thanh toán
a. Chủ thể tham gia vào dịch vụ thẻ
 Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đầu não, quản lý mọi hoạt động phát hành và
thanh toán thẻ. Đây là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có mạng lƣới hoạt
động rộng khắp và đạt đƣợc sự nổi tiếng với thƣơng hiệu và các loại sản phẩm đa dạng.
Ví dụ tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Epress, công ty
thẻ JCB, công ty Diners Club, công ty Mondex… Tổ chức thẻ quốc tế đƣa ra nhƣng
quy định cơ bản về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian


14

giữa tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lƣợng tiền

thanh toán giữa các công ty thành viên.
 Tổ chức phát hành thẻ
Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng đƣợc phép phát
hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế Phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp
dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
 Chủ thẻ
Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN, chủ thẻ đƣợc định nghĩa: Là cá nhân
hoặc tổ chức đƣợc tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ
chính và chủ thẻ phụ.
Chủ thẻ chính: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ
với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
Chủ thẻ phụ: Là cá nhân đƣợc chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa
thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ
chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
 Tổ chức thanh toán thẻ
Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT): Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là
ngân hàng đƣợc phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo quy định tại Điều 14, Quy
chế Phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân
hàng.
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng
thanh toán thẻ. Với tƣ cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ còn
với tƣ cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch
vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.


15

 Đơn vị chấp nhận thẻ
Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, đơn vị chấp

nhận thẻ đƣợc định nghĩa: Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch
vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ.
 Các đơn vị hỗ trợ hoạt động thanh toán thẻ
Tổ chức chuyển mạch thẻ: Là tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ kết nối hệ
thống xử lý giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thoả thuận bằng
văn bản giữa các bên liên quan.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ: Là tổ chức trung gian
thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện tử hoặc bằng chứng từ và bù trừ các nghĩa vụ
tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thoả
thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.
Tổ chức chuyển mạch thẻ trong trƣờng hợp thực hiện các dịch vụ quy định theo Quyết
định số 20/2007/QĐ-NHNN cũng đƣợc coi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù
trừ giao dịch thẻ.
b. Vai trò của dịch vụ thẻ thanh toán
 Đối với nền kinh tế - xã hội
Đối với nền kinh tế việc tăng tỷ trọng thanh toán qua thẻ góp phần tiết kiệm chi
phí. Đồng thời giúp Ngân hàng TW có khả năng điều tiết cung ứng tiền tệ cho phù hợp
với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, đảm
bảo ổn định sức mua của đồng tiền.
 Đối với ngân hàng
Dịch vụ thẻ thanh toán góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở
rộng nghiệp vụ kinh doanh. Khi các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng sẽ mang
lại cho Ngân hàng nguồn vốn tƣơng đối lớn để cho vay, đầu tƣ phát triển kinh tế. Nó


×