Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đề Xuất Tăng Cường Năng Lực Thống Kê Cho Bộ Y Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.85 KB, 66 trang )

ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
THỐNG KÊ CHO BỘ Y TẾ

Nguyễn Thị Tĩnh, Chuyên gia trong nước
Nguyễn Thị Hương, Chuyên gia của đầu mối dự án thuộc Bộ Y tế
Josie B. Perez, Chuyên gia quốc tế

24/11/2007

Báo cáo của Dự án 00040722
"Hỗ trợ Giám sát phát triển kinh tế-xã hội "
Tổng cục Thống kê- Hà Nội


MỤC LỤC
Trang
I. Lời giới thiệu ………………………………………………………………………………
1
II. Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức thống kê ……..
2
2.1 Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động …………………………………………
2
2.2 Đề xuất các thay đổi …………………………………………………………………
9
III. Đánh giá về các hoạt động thống kê của Bộ …………………………….
9
3.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế …………………………………………
9
3.2 Tiểu hệ thống thông tin về điều trị …………………………………………..
10
3.3 Tiểu hệ thống thông tin về sức khỏe sinh sản ………………………………


11
3.4 Tiểu hệ thống thông tin về chương trình phòng chống lao ……………
11
3.5 Tiểu hệ thống thông tin về chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia …… 12
3.6 Tiểu hệ thống thông tin về thu thập thông tin về phòng chống sốt rét ………….
12
3.7 Giám sát các bệnh truyền nhiễm ……………………………………………….
13
3.8 Hệ thống thông tin từ các Bộ, ngành khác ……………….
13
3.9 Đề xuất giải pháp ……………………………………………………………….
14
IV. Đánh giá về các cuộc điều tra chính do bộ thực hiện ……………………….
14
4.1 Điều tra y tế quốc gia …………………………………………………………
15
4.2 Điều tra dinh dưỡng ………………………………………………………………
15
4.3 Điều tra bướu cổ ………………………………………………………………
16
4.4 Đề xuất hành động …………………………………………….
16
V. Đánh giá các chỉ tiêu y tế trong mối quan hệ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia/Chương trình điều tra quốc gia ………………………………………………….
17
5.1 Niên giám Thống kê y tế ……………………………………………………………
17
5.1.1 Đề xuất các bước thực hiện ………………………………………………………..
18
5.2 Các chỉ tiêu thống kê y tế …………………………………………………….

18
5.2.1 Đề xuất cải tiến các chỉ tiêu y tế ……………………………….
19

VI. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thống kê y tế và trình độ của cán bộ trong hoạt động
thống kê y tế ………………………………………………………………..
21
6.1 Thực trạng Cán bộ thống kê ngành y tế ………………………………..
6.1.1 Quan điểm và nhận định ……………………………………………………
6.2 Những vấn đề khác có liên quan …………………………………………………………
6.2.1 Các đề xuất bổ sung ………………………………………………………….
VII. Tóm tắt về phần nhận định, kết luận và kiến nghị ……………………..

21
22
25
25
26


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1 – Số lượng cán bộ thống kê bộ phận Thống kê-tin học phân theo giới tính và trình độ
cao nhất đạt được ………….
21
Biểu 2 – Số lượng cán bộ thống kê bộ phận Thống kê-tin học phân theo giới tính và các khóa
đào tạo ………………………..
23
Biểu 3 – Đề xuất tăng cường năng lực cho ngành y tế ………………
27


SƠ ĐỒ
Hình 1 – Sơ đồ tổ chức Bộ y tế ………………………………………………….
Hình 2 – Bốn tuyến thông tin của ngành y tế ……………………………………………
Hình 3 – Bộ phận/đơn vị thống kê ở từng kênh thông tin ………………..
Hình 4 – Đường đi thông tin của các tuyến khác nhau …………………………………

2
3
7
8

PHỤ LỤC
Phụ lục A – Các chỉ tiêu thống kê y tế ………………………………………………
Phụ lục B- So sánh các chi tiêu thuộc NSIS và SEDP…………………………….
Phụ lục C- Tóm tắt một số phần mềm phân tích điều tra……………………………..

38
49
51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DHD
DOT
DPF
DRH
DSO
GSO
HSIS
ICD

MNRE
Bộ Y Tế
MOI
MOLISA
NSIS
NSP
PSD
PSO
SEDP
SID
VSS

Phòng Y tế quận huyện
Vụ Điều trị
Vụ kế hoạch Tài chính
Vụ Sức khỏe sinh sản
Phòng Thống kê quận huyện
Tổng cục Thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế
Bảng phân loại quốc tế về các loại bệnh
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Y tế
Bộ Công nghiệp
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Chương trình điều tra thống kê quốc gia
Phòng Kế hoạch-Thống kê
Cục Thống kê tỉnh
Chương trình phát triển kinh tế-xã hội
Bộ phận thống kê-tin học

Hệ thống thống kê Việt Nam


I. Lời giới thiệu
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu ngày càng tăng đối với ngành
y tế. Chính phủ Việt Nam đã thành lập Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quan trọng nhất
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công
trong khuôn khổ kiểm soát của bộ và quản lý nguồn vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) theo quy định của pháp luật. Bộ Y tế có 14 vụ, cục, văn
phòng và ban thanh tra. Bộ cũng có các đơn vị chuyên môn như bệnh viện trung ương,
viện nghiên cứu và phòng chống, công ty dược phẩm, các chương trình y tế, trường đại
học và cao đẳng, v..v. Xin hãy xem thêm trong phần sơ đồ tổ chức của Bộ Y tế ở trang
sau.
Mỗi vụ/cục có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với sứ mệnh của Bộ Y tế.
Ngoài những nhiệm vụ này, một số vụ, cục và đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ còn thu
thập và tổng hợp thông tin về y tế. Phòng thống kê tin học trực thuộc Vụ Kế hoạch và Tài
chính là cánh tay phải đắc lực thực hiện các hoạt động thống kê của Bộ và chịu trách
nhiệm chính về quản lý cơ sở dữ liệu thống kê y tế, đặc biệt là Hệ thống Thông tin Thống
kê y tế (HTTTTKYT). Những vụ, viện và đơn vị chuyên môn khác trong Bộ có trách
nhiệm bổ sung thông tin y tế cho HTTTTKYT thuộc lĩnh vực mình phụ trách và các
chương trình y tế quốc gia do Chính phủ Việt Nam đầu tư thông qua hợp tác đa phương
hay song phương với các tổ chức quốc tế. Mỗi chương trình có một tiểu hệ thống thông
tin riêng và đã cung cấp một khối lượng lớn các thông tin. Hiện nay có khoảng 10
chương trình y tế quốc gia do các Vụ, cục, bệnh viện và bệnh viện chuyên khoa trực
thuộc Bộ Y tế quản lý và điều hành, bao gồm: a) chương trình Lao do bệnh viện Lao và
bệnh Phổi quản lý và điều hành; b) chương trình Sốt Rét do viện Sốt Rét KST& CT; c)
chương trình Bướu cổ do bệnh viện Nội Tiết; d) chương trình phòng chống Phong do
viện Da Liễu; e) Chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình phòng chống sốt
xuất huyết do Viện Vệ Sinh Dịch Tế trung ương; f) Chương trình sức khỏe sinh sản do

vụ SKSS; g) Chương trình phòng chống suy Dinh Dưỡng do viện Dinh dưỡng; h)
Chương trình sức khỏe Tâm thần do Bệnh viện Tâm Thần Trung ương; i) chương trình
an toàn thực phẩm do cục an toàn thực phẩm, và j) chương trình phòng chống HIV/AIDS
do cục phòng chống HIV/AIDS quản lý và điều hành.


Hình 1 – Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Thứ trưởng

Vụ KH và TC

Vụ QHQTế

Cục Quản lý
thuốc Việt Nam

Cục quản lý
Thực phẩm
Việt Nam

Thứ trưởng

Vụ Điều trị

Vụ BHYT

Thứ trưởng


Viện Chiến lược
và Chính sách

Vụ TBYT

Thứ trưởng

Vụ KH và ĐT

Vụ Pháp
Chế

Thứ trưởng

Cuc Thuốc
phòng bệnh

Cục Phòng
Chống HIV/AIDS

Vụ TCCB
Văn phòng
Bộ

Vụ SKSS

II. Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức thống kê
Hoạt động của ngành y tế được chia thành 4 tuyến (Xem sơ đồ 2 ở trang 3) bao
gồm tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Những tuyến này là các

mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế và thông tin thống kê về y tế có quan hệ hết sức chặt
chẽ với nhau. Xét về khía cạnh thông tin thống kê, bốn kênh này chịu trách nhiệm thu
thập số liệu phục vụ công tác quản lý, phân tích và đánh giá các hoạt động của ngành y
tế cũng như các chương trình thuộc từng lĩnh vực và tình trạng sức khỏe nhân dân.
2.1 Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động
Hai chức năng của mỗi tuyến sẽ được trình bày trong phần này.


Hình 2 – Bốn tuyến thông tin của ngành y tế

CHÍNH PHỦ

1. Tuyến Trung ương

BỘ Y TẾ
- 14 Vụ, Cục, Văn phòng và
Ban thanh tra

UBND tỉnh/thành phố
SỞ Y TẾ
- Văn phòng sở
- Đợn vị Thanh tra sở
- Các phòng, ban

UBND quận/ huyện
PHÒNG Y TẾ HUYỆN

Các đơn vị chuyên môn trực thuốc Bộ Y tế
- Điều trị: 30 bệnh viên có giường
- Dự phòng: 17 viện và trung tâm

- Quản lý chất lượng: 5Viện và trung tâm
- Đào tạo: 14 trường đại học và cao đẳng
- Trung tâm giáo dục truyền thông y tế: 17 đơn vị
2. Tuyến tỉnh/thành phố
Các đơn vị chuyên môn trực thuộc sở y tế
- Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa
- Trung tâm y tế dự phòng
- Kiểm tra và quản lý chất lượng
- Đào tạo:Trường trung học và cao đẳng Y tế
- Trung tâm giáo dục và tuyên truyền y tế
3. Tuyến quận huyện

- Bệnh viện ĐK quận/huyện

Trung tâm y tế dự phòng huyện

UBND xã/phường
4. Tuyến xã/phường
TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG
- Trưởng trạm
- Cán bộ y tế
Cán bộ y tế thôn bản
Ghi chú:
Quản lý nhà nước
Hướng dẫn chuyên môn


Tuyến trung ương

Page 4


Tuyến trung ương chính là Bộ Y tế. Bộ y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm điều trị, dự phòng, kiểm nghiệm
chất lượng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh
cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và
trang thiết bị y tế. Để thu thập được các thông tin phục vụ cho việc thực hiện và đánh giá
những chức năng này, Bộ Y tế đã giao cho bộ phận thống kê-tin học, vụ Kế hoạch tài
chính, Bộ Y tế là đầu mối chỉ đạo và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt
động thống kê y tế cũng như xây dựng chính sách và chiến lược nhằm tăng cường và
phát triển lĩnh vực thông tin thống kê y tế. Bộ phận thống kê-tin học quản lý HTTTTKYT
và thực hiện tất cả các bước của hoạt động thống kê của Bộ từ giai đoạn lập kế hoạch,
triển khai tổ chức và quản lý các cuộc điều tra, giám sát các trung tâm thu thập số liệu,
xử lý, tổng hợp, biên soạn số liệu, đến phân tích, xuất bản, phổ biến và lưu trữ thông tin y
tế. Ngoài ra, Bộ phận thống kê-tin học còn thực hiện các cơ chế cung cấp và sử dụng số
liệu, thực hiện chế độ báo cáo thống kê đối với TCTK, các bộ ngành, cơ quan chính phủ
và tổ chức quốc tế khác bởi đây là bộ phận duy nhất có nhiệm vụ cung cấp sô liệu thống
kê y tế để công bố trong và ngoài nước.
Cụ thể, Bộ phận thống kê-tin học còn chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp báo
cáo về họat động y tế của 64 tỉnh trong cả nước, báo cáo của các vụ, vục, viện, các
chương trình y tế quốc gia và các thông tin về dân số, kinh tế - xã hội, môi trường của
Tổng cục thống kê. Tính toán và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược của
ngành, xuất bản các ấn phẩn về thống kê y tế như Niên giám thống kê, tóm tắt số liệu
và các ấn phẩm thống kê khác; Thực hiện chế độ báo cáo cho các cơ quan chính phủ.
Các Vụ, cục khác của Bộ Y tế cũng có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho Bộ phận
thống kê-tin học- Vụ Kế hoạch Tài chính. Vụ Điều trị thu thập, tổng hợp và báo cáo số
liệu về hoạt động điều trị bệnh tật và tử vong theo ICD 10. Vụ SKSS chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp và báo cáo số liệu về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với 10 chương
trình y tế quốc gia, mỗi vụ/cục/đơn vị chuyên môn của Bộ phụ trách về một chương trình
cụ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin có liên quan, chẳng hạn như Bệnh viện Lao và
các Bệnh về phổi có trách nhiệm cung câp thông tin về số người mắc bệnh lao, số người

chết vì lao, v..v.
Tuyến Tỉnh/thành phố
Sở Y tế, tuyến thông tin y tế ở tỉnh, hỗ trợ UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước
về chăm sóc sức khỏe con người, bao gồm: y tế dự phòng, khám và điều trị, phục hồi
chức năng, y học cổ truyền và dược, ảnh hưởng mỹ phẩm đến sức khỏe con người, vệ
sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị và các cơ sở y tế, quản lý hành chính, dịch vụ y
tế công thuộc ngành y tế; và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở Y tế chịu sự chỉ đạo quản lý
về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng
dẫn, giám sát và kiểm tra về mặt chuyên môn của Bộ Y tế. Các đơn vị chuyên môn:
Điều trị có bệnh viện đa khoa và chuyên khoa: Dự phòng có các trung tâm y tế dự
phòng, sốt rét, trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, trung tâm sức khỏe sinh sản,
các trường trung học và cao đẳng y tế.


Công tác thống kê y tế toàn tỉnh được giao cho Phòng Kế hoạch và Thống kêSở Y tế. Phòng Kế hoạch và Thống kê xây dựng và phát triển hệ thống thông kê y tế
trong tỉnh và thành phố; thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp số liệu thống kê y tế
phục vụ yêu cầu của Bộ Y tế về chế độ báo cáo, và đáp ứng nhu cầu xây dựng kế
hoạch và điều hành họat động của địa phương như UBND và Cục Thống kê; tổ chức
kiểm tra giám sát công tác thống kê của tỉnh và các trung tâm y tế tuyến dưới.
Đối với những tỉnh chưa thành lập phòng y tế huyện hoặc phòng y tế huyện
chưa có đủ số lượng cán bộ thì cán bộ thống kê của sở có nhiệm vụ thu thập và tổng
hợp số báo cáo về hoạt động y tế trên toàn tỉnh bao gồm: báo cáo của các đơn vị y tế
tuyến tỉnh, trung tâm y tế dự phòng huyện, bệnh viện huyện, PKBĐK và phòng y tế.
Sau khi ổn định tổ chức y tế tuyến huyện và khi phòng y tế có đủ số lượng cán bộ
thống kê thì trung tâm y tế dự phòng huyện, bệnh viện huyện sẽ không phải báo cáo
cho sở y tế, mà phòng Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp thông tin của những đơn vị
này gửi cho sở. Các thông tin liên quan như kinh tế-xã hội và dân số của tỉnh sẽ được
thu thập và đối chiếu với Cục thống kê tỉnh. Báo cáo của sở y tế được gửi cho UBND
tỉnh và Bộ Y tế (Bộ phận thống kê - tin học, vụ KH-TC).

Tuyến huyện
Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng nhiệm vụ chăm sóc và tăng cường sức
khỏe cho nhân dân trong huyện, bao gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi
chức năng, y học cổ truyền và dược, ảnh hưởng mỹ phẩm đến sức khỏe con người,
vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị và các cơ sở y tế. Trung tâm y tế quản lý
toàn bộ các trạm y tế xã/phường trong huyện, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy quyền của sở y tế. Phòng y tế chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thời chịu
sự hướng dẫn, chỉ đạo giám sát và kiểm tra về hoạt động chuyên môn của Sở Y tế.Các
cơ quan chuyên môn của Trung tâm y tế bao gồm Bệnh viện Quận huyện, phòng khám
đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh khu vực.
Việc phân chia chức năng của Trung tâm y tế huyện cho 3 cơ quan: Phòng y tế
quận/huyện, Bệnh viện quận/huyện và Trung tâm Y tế Dự phòng huyện đã làm cho
mạng lưới thông tin y tế tại tuyến huyện có sự thay đổi rõ rệt. Phòng Y tế quận/huyện
thuộc quản lý trực tiếp của UBND quận/huyện và có trách nhiệm quản lý nhà nước về
lĩnh vực y tế trong địa bàn huyện và quản lý trực tiếp các trạm y tế xã. Bệnh viện và
trung tâm y tế dự phòng quận/huyện chịu trách nhiệm gián tiếp chỉ đạo chuyên môn cho
tuyến xã, báo cáo chuyên môn cho phòng y tế huyện và chịu sự quản lý trực tiếp của
Sở y tế.
Phòng y tế quận/ huyện có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị y tế trong huyện và
trạm y tế thu thập, ghi chép hệ thống biểu mẫu và làm báo cáo gửi Sở y tế và UBND
tỉnh.
Việc thay đổi cơ cấu tổ chức y tế tuyến huyện đã gây không ít khó khăn cho hệ
thống thống tin y tế. Điều này làm cho các cán bộ thống kê có chuyên môn tốt đã bỏ
sang làm công tác khác mà có nhiều cơ hội mới. Vì vậy dẫn đến tình trạng cán bộ làm
kiêm nhiệm công tác thống kê song cùng với các nhiệm vụ khác. Hầu hết cán bộ thống
kê của các phòng y tế huyện không được đào tạo về công tác thu thập và xửlý thông tin
nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai chế độ báo cáo.



Ngòai ra, thiếu cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thông tin ở
nhiều phòng y tế huyện làm cho việc xử lý số liệu, phân tích và làm báo cáo tại phòng y
tế hết sức khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống thông tin.
Tuyến xã
Trạm y tế xã phường là tuyến thứ 4, là một bộ phận của hệ thống y tế nhà nước.
Trạm y tế có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm
các bệnh dịch và ổ dịch, điều trị những bệnh thông thường và cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra trạm y tế xã còn thực hiện một số dịch vụ khác như huy
động sự tham gia của cộng đồng về thực hiện KHHGĐ, vệ sinh môi trường, phòng
bệnh và tăng cường sức khỏe.
Việc thành lập, sát nhập hoặc giải tán trạm y tế sẽ do UBND tỉnh/ thành phố
quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND xã, huyện và giám đốc sở y tế.
Trạm y tế thu thập thông tin về tình hình sức khoẻ của cộng đồng thông qua
mạng lưới y tế thôn/ bản và tổng hơp số liệu về cung cấp dịch vụ y tế, tình trạng sức
khoẻ trong xã để báo cáo phòng y tế quận/ huyện, UBND xã/ phường và Trung tâm Y
tế Dự phòng huyện.
Thôn/bản
Cán bộ y tế thôn/ bản có nhiệm vụ thu thập những thông tin cơ bản của cộng
đồng như sinh, chết, các bệnh dịch lây, tai nạn thương tích và môi trường báo cáo trạm
y tế xã.
Sơ đồ 3 ở trang sau trình bày các phòng/đơn vị thuộc mỗi tuyến và sự phối kết
hợp giữa các tuyến.


Hình 3 – Sơ đồ tổ chức của Hệ thống thông tin thống kê y tế tổng hợp

BỘ Y TẾ
(Bộ phận TK-TH, vụ
Kế hoạch & Tài chính)


Viện nghiên cứu
& CTYTQG

Bệnh viện Trung
ương

Cơ sở y tế TW
khác

SỞ Y TẾ
( Phòng kế hoạch)

Bệnh viện tỉnh

Trung tâm y tế
Dự phòng tỉnh

Trung tâm sức
KSS tỉnh

Cơ sở y tế tuyến
tỉnh khác

Phòng Y tế quận/
huyện

Bệnh viện
quận/huyện

Phòng khám ĐK

& NHS

Trạm Y tế
xã/phường

Y tế thôn bản

Trung tâm Y tế
Dự phòng huyện


Page 8

Sơ đồ 4 ở trang 8 mô tả luồng thông tin từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh và
trung ương. Sơ đồ cũng cho thấy mối liên hệ giữa Bộ Y tế và TCTK, và mối quan hệ
giữa bộ phận Thống kê-tin học với các vụ, cục và đơn vị chuyên môn khác của Bộ.
Hình 4 – Luồng thông tin từ các tuyến thông tin khác nhau

TỔNG CỤC
THỐNG KÊ

BỘ Y TẾ
Đơn vị Thống
kê-tin học, vụ
KH-TC

Vụ, Cục khác

Các viện &
Chương trình y

tế quốc gia

Cục Thống
kê tỉnh

BV trung ương,
tỉnh, các ngành và
tư nhân trên địa
bàn tỉnh

Sở y tế

Trung tâm y tế
Dự phòng &
Sức khỏe Sinh
Sản
Cơ sở y tế khác
tuyến tỉnh

UBND huyện
Phòng y tế

Bệnh viện và
phòng khám
đa khoa huyện

Trung tâm y tế dự
phòng và MCH/FP
huyện


Trạm y tế xã
Trao đổi thông tin
Y tế thôn bản
Báo cáo cho…


Page 9

2.2 Đề xuất các thay đổi
Bộ phận thống kê-tin hoc ít nhất cần phải tổ chức gặp mặt thường xuyên với
tuyến thông tin tỉnh hàng năm. Buổi gặp mặt này sẽ là nơi thảo luận các vấn đề có liên
quan đến công tác thống kê và những nhu cầu về mặt kỹ thuật của các cán bộ có liên
quan đến quá trình xử lý, phân tích và làm báo cáo thống kê. Cần ghi lại biên bản của
các buổi gặp mặt này nhằm có thể theo dõi được các quyết định và giải pháp đã được
đưa ra trong buổi họp mặt. Tương tự như vậy các Sở y tế ở các tỉnh cũng nên tổ chức
gặp mặt hàng quý với các tuyến thông tin quận huyện để truyền đạt lại những quyết
định và giải pháp đưa ra trong cuộc họp thường kỳ với Bộ phận thống kê-tin học. Sở Y
tế nên thảo luận các vấn đề có liên quan đến công tác thống kê ở quận huyện và ghi
chép lại các kết quả của từng cuộc họp. Tuyến quận huyện cũng nên tổ chức buổi làm
việc tương tự với tuyến xã. Nếu buổi gặp mặt hàng năm này đòi hỏi phải có thêm ngân
sách cho tuyến thông tin ở trung ương cũng như các tuyến thông tin khác thì có thể
lồng ghép cuộc họp này vào các chuyến đi làm việc/giám sát (kết hợp với các công việc
khác) đến các tỉnh/huyện/xã.
Ở một số nước, tổ chức/cơ quan thống kê của các bộ ngành thường đóng vai trò
chính trong việc thực hiện các hoạt động thống kê. Tổ chức thống kê hầu hết thường
được đặt ở cấp vụ/cục để có cùng một cấp với các đối tác trong cơ quan thống kê quốc
gia. Trong Vụ/cục này có một bộ phận CNTT và các đơn vị khác để hỗ trợ cho hoạt
động thống kê chẳng hạn như bộ phận xuất bản, hành chính… Các cán bộ thống kê
tham gia vào tất cả các lĩnh vực của công tác thống kê từ lập kế hoạch và chuẩn vị các
công cụ thu thập số liệu (biểu mẫu hay là bảng hỏi), các qui trình thu thập số liệu và

hiệu đính, lập biểu, tổng hợp, tính toán và ước tính; phối hợp giữa công tác xử lý số liệu
với xây dựng các chỉ tiêu ởcác bộ phận CNTT; phân tích các chỉ tiêu tổng hợp; phổ
biến và xuất bản thông tin đến các nhà dùng tin chính và các đối tượng dùng tin khác.
Bộ phận Thống kê tin học nên được nâng tầm lên thành cấp vụ/cục để có cùng cấo với
đối tác của họ tại TCTK. Nếu điều này không thể thực hiện được thì Bộ phận Thống kêtin học nên được củng cố về số lượng cán bộ để bộ phận này có thể tham dự và hỗ trợ
công tác thống kê của các vụ khác trong bộ.
Chức năng phối hợp của Bộ phận Thống kê tin học cần được làm rõ, chú trọng
đến “sự hợp tác” của các đơn vị khác trong bộ trong tất cả các giai đoạn của công tác
thống kê nhất là trong chia sẻ thông tin. Bộ phận Thống kê- Tin học cũng nên đi đầu
trong việc thực hiện nhiệm vụ về lưu trữ, tìm kiếm tra cứu tất cả thông tin y tế (trong
quá khứ, hiện tại và tương lai) cũng như lưu trữ các thông tin này vào hệ thống cơ sở
dữ liệu chính. Hệ thống cơ sở dữ liệu này nên được đưa vào một máy chủ có thể tích
hợp được tất cả các thông tin thu thập được trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Máy
chủ này cần được đặt ở Bộ phận Thống kê-tin học và cần được kết nối với tất cả các
cơ sở dữ liệu của các đơn vị xử lý số liệu thống kê khác trong bộ.
Mặt khác, nếu Bộ phận Thống kê tin học bắt đầu xây dựng hoặc đã xây dựng
được một cơ sở dữ liệu chính thì cơ sở dữ liệu này nên bao gồm tất cả các file số liệu y
tế được bộ thu thập từ quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như các số liệu do các bộ
ngành khác sản xuất. Hệ thống cơ sở dữ liệu chính này và những hệ thống ở các đơn
vị khác của Bộ Y tế cần được bảo dưỡng và nâng cấp khi nhu cầu số liệu của bộ tăng


lên để bảo đảm tính hiệu quả và thuận tiện của việc tiếp cận và khai thác số liệu thống
kê y tế. Đồng thời các qui định về an ninh cũng nên được thực hiện.
Một nhiệm vụ cũng cần nên được bổ sung vào chính là nhiệm vụ lập kế hoạch
và tổ chức các chương trình đào tạo thống kê hàng năm. Việc triển khai các chương
trình đào tạo này không nhất thiết có nghĩa là giảng viên phải bắt buộc là cán bộ của Bộ
phận Thống kê tin học. Đối với các khóa đào tạo trong nước do bộ triển khau, Bộ có thể
mời giảng viên từ các bộ ngành khác hoặc từ các trường đại học trong nước chẳng hạn
như từ TCTK. Bộ cũng có thể cử cán bộ tham gia vào các khóa đào tạo do TCTK hoặc

các bộ ngành/công ty tư nhân tổ chức hoặc tham gia vào các khóa đào tạo do các cơ
quan quốc tế ở các nước khác tổ chức.
Khi xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của mình, Bộ phận Thống kêtin học cần đưa vào kế hoạch/chương trình đào tạo.
III. Đánh giá về công tác thống kê của Bộ
Cũng giống như tất cả các số liệu thống kê khác, số liệu thống kê y tế được lấy
từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng các phương tiện khác nhau. Việc thu thập, xử lý,
tập hợp và phân tích những số liệu này đòi hỏi không những rất nhiều thời gian mà còn
cả nguồn nhân lực, cố gắng và lòng kiên nhẫn. Phần này tập trung đánh giá công tác
thống kê của Bộ Y tế, đặc biệt là HTTTTKYT và các tiểu hệ thống khác cấu thành nên
số liệu thống kê y tế.
3.1 Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Y tế
Năm 2006, được sự hỗ trợ của UNDP và TCTK, Bộ phận Thống kê-tin học, Vụ
KHTC Bộ y tế đã phối hợp với các vụ, cục, viện, các chương trình y tế quốc gia xây
dựng Danh mục chỉ tiêu thống kê y tế. Những chỉ tiêu này được đưa vào một hệ thống
được gọi là Hệ thống Chỉ tiêu (thông tin) thống kê y tế viết tắt là HTTTTKYT. Hệ thống
này là một hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng nhằm cung cấp thông tin về y tế và
dich vụ y tế, bao gồm điều trị, dự phòng, chăm sóc SKSS, phòng chống các bệnh xã
hội, sản xuất và buôn bán các sản phẩm dược, đào tạo và phục hồi chức năng…
Hiện nay Bộ phận thống kê-tin học đang chuẩn hóa về khái niệm, định nghĩa,
phương pháp thu thập, công thức tính toán, nguồn số liệu. Theo đánh giá của các vụ,
cục, viện, các chương trình y tế quốc gia, hệ thống chỉ tiêu này tương đối đầy đủ và
đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách
của ngành cũng như phục vụ quản lý giám sát và điều hành các hoạt động của các lĩnh
vực, các chương trình y tế quốc gia. Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt bảng danh mục
chỉ tiêu này đồng thời xác định rõ vị trí và mối quan hệ giữa Hệ thống thống kê tổng
hợp và các tiểu hệ thống nhằm hạn chế được sự chồng chéo trong thu thập và xử lý
số liệu.
Tuy nhiên, việc thu thập các chỉ tiêu trên sẽ gặp nhiều khó khăn: (1) Hệ thống
biểu mẫu sổ sách, báo cáo hiện nay không thể cung cấp những thông tin phục vụ tính
toán một số chỉ tiêu, vì vậy cần phải có sự sửa đổi từ các sổ sách ghi chép ban đầu

đến các báo cáo của các cơ sở y tế, các tuyến. (2) Việc ứng dụng công nghệ tin học


trong lĩnh vực y tế còn quá chậm nên không thể cũng cấp những thông chi tiết phục vụ
phân tổ của các chỉ tiêu, chẳng hạn như theo đặc điểm dân số: tuổi, giới, nhóm thu
nhập…; theo Đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã, nông thôn thành thị; như bệnh tật theo
tuổi, giới tính; nhân lực phân theo tuổi/giới/ dân tộc...(3) Kinh phí đầu tư cho công tác
thống kê quá thấp và không đủ nên rất khó khăn cho việc sửa đổi, triển khai hệ thống
biểu mẫu mới và đầu tư ứng dụng công nghệ tin học cho lĩnh vực thống kê ngành y tế.
3.2

Tiểu hệ thống thông tin thống kê điều trị

Tiểu hệ thống thông tin điều trị do vụ Điều trị, Bộ y tế thực hiện. Nhiêm vụ của Bộ
phận thống kê vụ Điều trị là thu thập và tổng hợp những thông tin phản ảnh hoạt động
của các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương, xây dựng và ban hành hệ thống
biểu mẫu ghi chép ban đầu và báo cáo cho các bệnh viện, hướng dẫn ghi chép biểu
mẫu, bệnh tật và tử vong theo ICD 10.
Hiện tại vụ điều trị có 2 bác sỹ làm kiêm nhiệm thống kê. Trung bình mỗi bệnh
viện TW và bệnh viện tỉnh có 1 cán bộ thống kê, thường nằm trong bộ phận kế hoạch.
Những bệnh viện nhỏ như bệnh viện Huyện, thị xã có cán bộ làm công tác thống kê
kiêm nhiệm. Y tá trưởng của các khoa phòng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu về hoạt
động của khoa mình gửi phòng kế hoạch tổng hợp. Cán bộ thống kê bệnh viện tổng
hợp số liệu của toàn bệnh viện.
Theo quy định của vụ Điều trị , tất cả các bệnh viện từ huyện, tỉnh và trung ương
báo cáo số liệu trực tiếp cho vụ Điều trị, Bộ Y tế, đồng thời báo cáo cho Sở Y tế để
quản lý và tổng hợp báo cáo gửi vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế (Hệ thống thông tin
thống kê tổng hợp).
3.3 Tiểu hệ thống thông tin thống kê SKSS
Tiểu Hệ thống thông tin Sức khoẻ Sinh sản do vụ SKSS làm đầu mối và thực hiện.

Hiện nay vụ có 1 bác sỹ làm kiêm nhiệm thống kê. Ở tuyến tỉnh, Trung tâmy tế tỉnh và
phòng SKSS của trung tâm y tế Dự phòng có cán bộ làm thống kê kiêm nhiệm. Ở trạm
y tế xã và NHS, y sỹ sản nhi hay trưởng trạm có trách nhiệm tổng hợp số liệu về hoạt
động chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tại khoa sản các bệnh viện, y tá trưởng có nhiệm
vụ tổng hợp báo cáo. Công cụ thu thập thông tin về CSSKSS cũng đã được xây dựng
và ban hành tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS.
Việc thu thập và tổng hợp thông tin về SKSS được thực hiện từ cấp thấp nhất là
trạm y tế. Theo đó thì tại trạm y tế, NHS tổng hợp báo cáo gửi bộ phận sức khoẻ sinh
sản của trung tâm y tế dự phòng huyện. Trung tâm y tế dự phòng huyện tổng hợp báo
cáo của các trạm y tế và khoa sản bệnh viện gửi trung tâm sức khoẻ tỉnh (TTSKSS).
Trung tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh tổng hợp báo cáo của các trung tâm y tế dự phòng
huyện và khoa sản bệnh viện tỉnh, TW đóng trên địa bản tỉnh gửi Vụ Sức Khoẻ Sinh
Sản, Bộ Y tế và Sở y tế để tổng hợp gửi Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế.
3.4 Tiểu hệ thống thông tin thống kê của Chương trình phòng chống Lao


Trưởng phòng thuộc Bệnh viện Lao và các bệnh về phổi trung ương phụ trách
tiểu hệ thống thông tin cùng 2 cán bộ quản lý thông tin thu thập được. Số liệu về bệnh
nhân và kết quả điều trị bệnh lao được tổng hợp từ tuyến quận huyện lên đến các cấp
cao hơn.
Số liệu về lao được thu thập từ các tuyến khác nhau. Một bệnh viện ở miền Nam
phụ trách việc thu thập và xử lý số liệu về phòng chống lao tại các tỉnh miền Nam và
gửi các số liệu này cho chương trình phòng chống lao trung ương. Trung tâm y tế
phòng chống các bệnh xã hội có nhiệm vụ thu thập và tổng hợp số liệu về hoạt động
phòng chống Lao của toàn tỉnh và gửi báo cáo cho chương trình phòng chống lao và
Sở Y tế.
Trung tâm Y tế Dự phòng huyện có nhiệm vụ thu thập các thông tin về hoạt động
chống Lao trong huyện gửi trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội. Trạm y tế xã có
nhiệm vụ quản lý và phát thuốc cho bệnh nhân Lao trong xã theo phác đồ điều trị của
tuyến trên.

Những thông tin mà tiểu hệ thống phòng chống Lao thu thập bao gồm:

Tổng số bệnh nhân Lao tòan quốc và mỗi tỉnh, trong đó Lao phổi :
AFB(+) mới, AFB (+) tái phát, AFB(-) và Lao ngoài phổi.

Kết quả điều trị bệnh nhân AFB (+) mới theo phương pháp
2SHRS/6HE bao gồm số khỏi, số chết.
Các chỉ số đánh giá chương trình:
• Tỷ lệ bệnh nhân lao mới phát hiện
• Chỉ số mắc lao phổi AFB(+)/100.000dân
• Tỷ lệ bệnh nhân lao AFB(+) điều trị khỏi
• Tỷ lệ tử vong trong điều trị
3.5 Tiểu hệ thống thông tin thống kê của chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng quốc gia
Tiểu hệ thống này do viện Dinh dưỡng chỉ đạo và triển khai thực hiện. Nhiêm vụ
của tiểu hệ thống là thu thập tổng hợp thông tin về tình hình dinh dưỡng của bà mẹ và
trẻ em dưới 5 tuổi. Việc thu thập và xử lý số liệu về suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ
dưới 5 tuổi được dựa trên 3 kênh: Hệ thống báo cáo định kỳ; Hệ thống giám sát SDD
hàng năm; và các cuộc điều tra đặc biệt.
Hệ thống báo cáo định kỳ thu thập số liệu hàng tháng về cân nặng của trẻ dưới 5
tuổi tại xã. Cộng tác viên dinh dưỡng của các xã có nhiệm vụ cân trẻ dưới 5 tuổi hàng
tháng và ghi vào sổ. Sau đó số liệu được tổng hợp và báo cáo về Chương trình phòng
chống Suy Dinh Dưỡng quốc gia.
Hệ thống giám sát SDD hàng năm (bắt đầu thực hiện từ năm 1998) giám sát
hàng năm về tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi. Cỡ mẫu là
1500 trẻ cho từng tỉnh. Thông tin thu thập từ hệ thống này bao gồm: Tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng /tuổi); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/ tuổi);
Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng /chiều cao); Số liệu thiếu năng lượng trường



diễn ở nhóm đối tượng bà mẹ; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn và tỷ lệ trẻ em được
uống vitamin A.
Các cuộc điều tra đặc biệt bao gồm: Tổng điều tra Dinh Dưỡng 10 năm/1 lần;
Tổng điều tra vitaminA; Tổng điều tra thiếu máu 5 năm/1lần; Các cuộc điều tra đề tài
nghiên cứu khác.
3.6

Tiểu hệ thống thu thập thông tin về phòng chống Sốt rét

Tiểu hệ thống này do chương trình phòng chống Sốt rét Quốc gia thuộc Viện sốt
rét KST-CT Trung ương làm đầu mối, triển khai và thực hiện. Chương trình này xây
dựng và củng cố hệ thống thông tin thông qua việc thu thập và tổng hợp số liệu về hoạt
động phòng chống sôt rét trên phạm vi toàn quốc. Mạng lưới thông tin được xây dựng
tại các vùng có viện sốt rét KST-CT. Viện sốt rét Trung ương và các viện sốt rét khu
vực đều có cán bộ làm công tác thông tin thống kê.
Một số tỉnh có trung tâm phòng chống sốt rét KST-CT hoặc có bộ phận phòng
chống sốt rét nằm trong Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh. Tuyến huyện có trung tâm y tế
dự phòng. Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh và huyện có cán bộ làm thống kê nhưng
kiêm nhiệm. Trạm trưởng Trạm y tế có trách nhiệm phân công cán bộ thu thập và tổng
hợp báo cáo.
Báo cáo của xã chỉ tổng hợp số liệu số mắc/chết sốt rét do trạm y tế phát hiện.
Trung tâm y tế Dự phòng tổng hợp số liệu mắc/chết sốt rét trong báo cáo xã cộng với
số phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện gửi Trung tâm y tế Dự phòng
Tỉnh. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổng hợp số liệu của các huyện bổ sung số liệu sốt
rét được phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh gửi viện sốt rét & KST-CT các
khu vực và Sở y tế. Viện sốt rét KST& CT các khu vực tổng hợp số liệu của các tỉnh và
số liệu được phát hiện và điều trị tại các cơ sở trung ương gửi chương trình sốt rét
quốc gia. Viện sốt rét KST-CT trung ương tổng hợp báo cáo bộ Y tế (Vụ KHTC, Cục Y
tế Dự phòng).
3.7 Hệ thống giám sát các bệnh dịch lây

Tương tự như tiểu hệ thống thông tin sốt rét, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương và
các viện VSDT khu vực có nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống giám sát và ngăn chặn 26 bệnh
dich lây nguy hiểm. Các thông tin phục vụ cho việc giám sát và báo cáo các bệnh này
được thu thập từ xã, kết hợp với sự theo dõi giám sát dịch của Trung tâm y tế Dự
phòng Huyện, trung tâm y tế Dự phòng Tỉnh và viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, các
viện VSDT khu vực. Ở mỗi cấp thu thập số liệu (ngoại trừ tuyến xã) đều có một cán bộ
làm công tác thống kê có trách nhiệm hướng dẫn ghi chép hệ thống biểu mẫu đồng thời
thu thập, tổng hợp số liệu về mắc/chết các bệnh dịch lây.
Tại xã, có 2 loại báo cáo, đó là báo cáo tuần và báo cáo tháng. Biểu mẫu báo
cáo tuần ghi rõ số người mắc trong vụ dịch của cả tuần, kể cả số liệu đã báo cáo khẩn
cấp và số mắc tản phát của các bệnh dịch trong tuần gửi lên tuyến trên.


Báo cáo tháng ghi rõ số bệnh nhân và số người chết của từng bệnh dịch (26
bệnh). Báo cáo này được gửi lên trung tâm y tế dự phòng huyện.
Cần lưu ý rằng việc thu thập số liệu và công tác thống kê khác của một số tiểu
hệ thống thông tin khác của các vụ, cục thuộc Bộ chẳng hạn như Dược … cũng tương
tự như tiểu hệ thống về SKSS. Một số tiểu hệ thống thông tin thuộc các chương trình
quốc gia (HIV, EPI, Phong, Tâm thần ...) cũng có mô hình thu thập số liệu tương tự mô
hình của tiểu hệ thống thông tin phòng chống sốt rét.
3.8

Hệ thống thông tin của các bộ, ngành khác

Đối với Hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Tổng cục Thống kê (tuyến trung
ương) thu thập và tổng hợp số liệu từ các tỉnh. Ở tỉnh Cục thống kê tỉnh thu thập và
tổng hợp số liệu từ quận huyện. Ở huyện phòng thống kê nằm trong UBND huyện thu
thập và tổng hợp số liệu từ các xã. Ở xã cán bộ làm công tác thống kê của UBND thực
hiện chức năng thu thập số liệu.
Một số thông tin phục vụ nghiên cứu đánh giá tình hình họat động của lĩnh vực y

tế cũng như tình trạng sức khỏe nhân dân được thu thập từ hệ thống thống kê nhà
nước như Tổng thu nhập quốc nội, dân số, tử vong, tuổi thọ và một số thông tin khác
liên quan đến lĩnh vực y tế.
Trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa TCTK với Bộ phận thống kê-tin
học, Vụ KHTC Bộ Y tế và sự phối hợp giữa các phòng/đơn vị của Bộ đã có sự cải thiện
đáng kể, nhất là việc xây dựng Danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia và hệ
thống chỉ tiêu ngành. Tuy nhiên việc hợp tác trong các cuộc điều tra nghiên cứu và
chia sẻ thông tin giữa các hệ thống vẫn còn hạn chế.
3.9 Đề xuất các giải pháp
Do Bộ Y tế phải thực hiện nhiều hoạt động thống kê ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như có thể thấy từ HTTTTKYT, ta có thể cho rằng hàng năm Bộ Y tế, thông qua bộ
phận Thống kê-tin học thuộc vụ Kế hoạch –Tài chính, xây dựng chương trình hoạt động
hàng năm, bao gồm những hoạt động cần thực hiện, thời gian dự kiến cho từng hoạt
động và trách nhiệm của từng vụ/cục/đơn vị trong bộ. Nếu trên thực tế, bộ phận này
chưa thực hiện công việc vừa nêu trên, thì Bộ phận Thống kê tin học cần bắt đầu việc
xây dựng chương trình hoạt động kể cả công tác thống kê cho ba tuyến dưới. Chương
trình công tác thống kê hàng năm sẽ được dùng như công cụ nhắc nhở toàn bộ các
tuyến thông tin và sẽ đưa các hoạt động thống kê vào đúng trật tự của chúng.
Cũng cần đánh giá từng hoạt động của tất cả các tuyến để đo lường hiệu quả
của việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Y tế. Đánh giá cần thể hiện rõ hoạt động nào
được tiến hành mà không gặp phải vấn đề gì lớn, hoạt động nào cần được cải tiến hơn
và hoạt động nào cần nên tiếp tục hoặc dừng. Quá trình đánh giá này sẽ giúp Bộ phận
Thống kê-tin học, Vụ KHTC sắp xếp các hoạt động thống kê cần được ưu tiên trong Bộ.
Những hạn chế trong việc phối hợp có liên quan đến điều tra và chia sẻ thông tin
giữa các hệ thống của các vụ/cục/đơn vị khác nhau trong Bộ, với TCTK và các bộ


ngành khác sẽ được cải thiện nếu chức năng phối hợp của Bộ phận Thống kê-tin học,
Vụ KHTC được tăng cường như đã đề cập đến trong phần 2 của báo cáo này.
IV. Đánh giá các cuộc điều tra chính do Bộ thực hiện

Hầu hết các chỉ tiêu thống kê y tế được thu thập từ các báo cáo định kỳ thông
qua hệ thống biểu mẫu sổ sách của các cơ sở y tế. Đối với hệ thống thống kê tổng hợp,
trạm y tế xã có 9 quyển sổ ghi chép ban đầu để cập nhật tất cả các thông tin về hoạt
động của trạm y tế và 7 biểu mẫu báo cáo để trạm y tế tổng hợp gửi Phòng y tế quận/
huyện. Phòng y tế có 15 biểu tổng hợp các hoạt động y tế tuyến huyện gửi Sở y tế, và
Sở y tế có 16 biểu tổng hợp hoạt động y tế của toàn tỉnh gửi Bộ phận Thống kê-tin học,
Vụ KHTC- Bộ Y tế.
Đối với tiểu hệ thống thông tin điều trị, sổ sách ghi chép ban đầu, hồ sơ bệnh án
và mẫu xét nghiệm cho các khoa phòng cũng đã được ban hành để sử dụng thống nhất
trong cả nước, còn đối với các tiểu hệ thống khác sổ ghi chép ban đầu ở cấp xã phù
hợp với hệ thống thống kê tổng hợp. Tuy nhiên do yêu cầu quản lý và chỉ đạo chuyên
môn của từng tiểu hệ thống nên vẫn còn một số sổ sách biểu mẫu riêng.
Các chỉ tiêu thống kê y tế cũng được tính toán từ kết quảcác cuộc điều tra và
các nghiên cứu.
4.1 Điều tra y tế quốc gia
Năm 2001 -2002, Vụ KHTC Bộ y tế với sự tài trợ của SIDA-Thụy Điển đã triển
khai điều tra y tế Quốc gia. Đây là cuộc điều tra đầu tiên của ngành y tế để thu thập các
thông tin đánh giá tình hình sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản như
KHHGĐ, chăm sóc thai sản, tiêm phòng và lượng giá tỷ lệ mắc một số bệnh không
truyền nhiễm/vấn đề sức khoẻ ưu tiên như tỉ lệ tàn tật, tỷ lệ mắc tâm thân, huyết áp, tai
nạn v.v.; các yếu tố nguy cơ hàng đầu như: hút thuốc, uống rượu, vệ sinh môi trường,
dinh dưỡng... Cỡ mẫu điều tra khoảng 36.000 hộ. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,
phân tầng dựa trên dàn mẫu của tổng điều tra dân số năm 1999. Cuộc điều tra đã
nhận được hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế từ khâu thiết kế, xây dựng bảng
hỏi, xây dựng phần mềm xử lý số liệu và tài liệu hướng dẫn (kể cả đào tạo tập huấn
cho điều tra viên) và hậu cần. Cuộc điều tra đã thuê điều tra viên là những cán bộ có
kinh nghiệm đã từng tham gia nhiều cuộc điều tra của TCTK và có trình độ dịch tễ học.
Do đó cuộc điếu tra đã được thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thu thập từ cuộc điều tra này chỉ ở cấp quốc gia, do cỡ mẫu
điều tra nhỏ. Cuộc điều tra chưa lượng giá được tỷ lệ mắc của một số bệnh không

truyền nhiễm và sức khoẻ ưu tiên cho cấp tỉnh, huyện. Số liệu điều tra về bệnh tật mới
phân theo thành thị và nông thôn, chưa phân theo được tuổi và giới tính. Nội dung điều
tra chưa bao gồm được các lĩnh hoạt động y tế, thiếu các thông tin cơ bản như nguyên
nhân tử vong, thông tin về tử vong mẹ và tử vong trẻ em. Việc công bố kết quả điều tra
chưa được rộng rãi, chủ yếu tại hội nghị trung ương và in sách nên không thuận tiện
cho việc khai thác và sử dụng số liệu.
4.2 Điều tra dinh dưỡng


Điều tra Dinh dưỡng được thực hiện 10 năm 1 lần. Điều tra gần đây nhất được
tiến hành vào năm 2000 do Viện Điều Dưỡng Quốc gia thực hiện. Mục đích của cuộc
điều tra là đánh giá chế độ chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng của người dân
Việt Nam tại các vùng sinh thái khác nhau. Kết quả của cuộc điều tra là cơ sở cho việc
dự báo và xây dựng chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng của các năm tiếp theo.
Phương pháp điều tra: điều tra chọn mẫu cắt ngang, theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đơn vị điều tra là hộ gia đình của 240 xã phường của 61
tỉnh thành đại diện cho 8 vùng sinh thái. Như vậy, 7686 hộ gia đình đã được chọn để
phỏng vấn về chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng của tất cả các thành viên trong hộ
gia đình (Trẻ em, bà mẹ, và những người khác trong hộ của các độ tuổi khác nhau),
các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng như thu nhập, chi phí cho ăn uống, nghề nghiệp,
trình độ văn hóa, nhà cửa và điều kiện sống...
Kết quả điều tra đã cung cấp được thông tin về tình trạng dinh dưỡng của người
Việt Nam theo tuổi/giới và chế độ ăn uống như Kcal, Protein, lipid, chất khoáng và
vitamin. Những thông tin thu thập được từ cuộc điều tra này đã được phân tổ theo đơn
vị hành chính thành thị, nông thôn, 8 vùng sinh thái và theo thu nhập: giàu, nghèo. Tuy
nhiên, do cỡ mẫu điều tra nhỏ nên không thể ước tính được tình trạng dinh dưỡng và
chế độ ăn uống của từng tỉnh/thành phố.
4.3 Điều tra bướu cổ
Điều tra bướu cổ do Bệnh viện Nội tiết tiến hành. Cuộc điều tra được tiến hành
5 năm một lần. Phương pháp điều tra là chọn 30 điểm đại diện cho các vùng sinh thái.

Điều tra nước tiểu của học sinh từ 8-10 tuổi đang học ở các trường tiểu học để
tính tóan tỷ lệ trẻ bướu cổ do thiết hụt I-ốt. Điều tra hộ gia đình để đánh giá tình hình sử
dụng muối i-ôt và kiến thức của các bà mẹ về sử dụng muối đủ tiêu chuẩn i-ôt.
Kết quả điều tra mới suy rộng được số liệu về tỷ lệ trẻ 8-10 tuổi bị bướu cổ, tỷ lệ
dân sử dụng muối đủ tiêu chuẩn I-ốt và kiến thức của các bà mẹ về sử dụng muối i-ôt
tại tuyến quốc gia và các vùng sinh thái. Chưa phân tích được số liệu của các tỉnh và
giới của những trẻ bị bướu cổ.
Một số cuộc điều tra cũng được thực hiện như điều tra về phòng chống bướu cổ:
điều tra chết mẹ, điều tra phòng chống các bệnh sốt rét, điều tra phòng chống tai nạn
thương tích v.v... Cỡ mẫu và bảng hỏi của những cuộc điều tra này được tính dựa trên
kinh phí được cấp. Kết quả còn hạn chế. Số liệu điều tra thường cung cấp rất chậm và
chỉ ở tuyến Quốc gia và vùng nên chưa đáp ứng đông đảo người dùng tin tại tuyến tỉnh
và huyện.
4.4 Đề xuất các hành động
Các bảng biểu hoặc báo cáo thống kê được tính toán từ các hoạt động thu thập
số liệu này cần được xem xét và cải tiến. Nội dung của các biểu mẫu và sổ ghi chép (kể
cả sổ sách ghi chép ban đầu về bệnh nhân) của các đơn vị y tế cần được kiểm tra về


tính thống nhất để bảo đảm tính chính xác của số liệu từ các báo cáo định kỳ và tìm
cách đơn giản hóa các phương tiện thu thập số liệu này.
Bộ phận thống kê-tin học của Bộ Y tế cần thiết lập một ủy ban kỹ thuật để thảo
luận và giải quyết những vấn đề có liên quan đến điều tra, báo cáo định kỳ và các hoạt
động thống kê khác chẳng hạn như đánh giá và cải tiến biểu mẫu dùng cho thu thập số
liệu ở xã/thôn, … Với tư cách là cơ quan đầu mối về thống kê y tế của bộ, Bộ phận
thống kê-tin học có thể khởi xướng ý tưởng hình thành một Ủy ban Kỹ thuật về thống
kê y tế, và được thông qua bởi Quyết định do Bộ trưởng Bộ Y tế ký. Ủy ban Kỹ thuật về
thống kê y tế sẽ bao gồm các Vụ trưởng của các Vụ mà có đưa ra các chỉ tiêu/số liệu
thống kê. Ủy ban này có thể mời các bộ ngành khác cũng tính toán và công bố các số
liệu thống kê y tế như TCTK, Bộ LĐTBXH, Bộ Tư pháp…nếu sự hiện diện của các cơ

quan này là cần thiết để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc. Một trong các thứ trưởng
của Bộ y tế, hoặc nếu người này vắng mặt thì Vụ trưởng Vụ KHTC có thể đóng vai trò
là chủ tịch của Ủy ban kỹ thuật về thống kê y tế. Đồng chủ tịch có thể được chọn từ các
vụ khác. Ủy ban này cần họp thường xuyên hàng tháng, hai tháng 1 lần hoặc hàng quý.
Chức năng chính của Ủy ban này là thảo luận và tìm cách giải quyết các vấn đề có tính
kỹ thuật nảy sinh trong quá trình sản xuất số liệu thống kê y tế như cải tiến chế độ báo
cáo, chia sẻ thông tin, tính chính xác của việc phân tích và các chỉ tiêu tính toán… Cần
có biên bản ghi chép lại phần thảo luận và giải pháp đưa ra trong từng cuộc họp.
Ủy ban Kỹ thuật về thống kê y tế cần có các nhóm công tác kỹ thuật. Dự kiến
các nhóm công tác kỹ thuật này bao gồm:


Các chuẩn thống kê- định nghĩa, phân loại, mã hóa, chia sẻ số liệu, làm báo
cáo, các quy trình áp dụng, công cụ/qui trình thu thập số liệu (bảng hỏi/biểu
mẫu và tài liệu hướng dẫn) và hướng dẫn chuẩn bị, v..v
• Chất lượng số liệu/chỉ tiêu/phân tích- tính chính xác và tính tin cậy của hệ
thống chỉ tiêu y tế, phương pháp luận sử dụng, phần mềm phân tích, tổng
hợp số liệu, làm báo cáo, phân tích và dự báo, v..v.
• Xử lý số liệu và Xây dựng/bảo dưỡng Hệ thống cơ sở dữ liệu- quy trình biên
tập, lưu trữ số liệu, phần mềm sử dụng cho xử lý và hệ thống cơ sở dữ liệu,
tính đầy đủ của số liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu, bảo dưỡng và nâng cấp
hệ thống cơ sở dữ liệu, cập nhật và lưu trữ số liệu, bảo dưỡng trang web về
thống kê y tế, v..v.
• Phổ biến số liệu- các loại xuất bản phẩm, gặp mặt/tham vấn người dùng tin,
cập nhật số liệu…
• Phát triển nguồn nhân lực- đào tạo (kỹ thuật và đào tạo từ công việc), các
khóa đào tạo thêm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm.
Một trong những nhiệm vụ của Ủy ban Kỹ thuật về thống kê y tế là bắt đầu nghĩ
về điều tra chọn mẫu, nghĩa là đánh giá tính hữu dụng của nó và cải tiến biểu
mẫu/bảng hỏi và rà soát lại thiết kế chọn mẫu đang được áp dụng.

Cần lưu ý rằng Nhóm công tác kỹ thuật về phổ biến số liệu cũng nằm trong Ủy
ban Kỹ thuật về thống kê y tế vì Bộ phận Thống kê- tin học không chỉ nên tham khảo ý
kiến của các đối tượng dùng tin hoặc sản xuất niên giám thống kê hoặc các tài liệu đã
được xuất bản khác mà còn nên tổ chức các cuộc hội thảo đánh giá về số liệu cho


người dùng tin. Trong các cuộc hội thảo này, các đối tượng dùng tin cần được cung
cấp thông tin về cách sử dụng và tầm quan trọng của số liệu thống kê y tế, những hạn
chế của số liệu thống kê y tế, mức độ sẵn có của những số liệu này và phương thức
truy cập các số liệu này ở trong Bộ.
Trang web cũng là một phương tiện rất quan trọng để phổ biến số liệu thống kê y
tế. Nhóm công tác kỹ thuật về phổ biến số liệu nên hỗ trợ Bộ phận Thống kê-tin học
xây dựng trang web này.
V. Đánh giá về các chỉ tiêu y tế trong mối liên hệ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia/Chương trình điều tra quốc gia
Hệ thống thông tin Thống kê Tổng hợp và các Tiểu Hệ thống đã có nhiều sản
phẩm thông tin phục vụ quản lý, giám sát và điều hành các họat động của ngành cũng
như các lĩnh vực, các chương trình y tế quốc gia.
5.1 Niên giám thống kê Y tế
Một trong những sản phẩm được đánh giá cao là Niên giám Thống kê y tế hàng
năm do Bộ phận thống kê -tin học, vụ KHTC, Bộ y tế biên soạn và xuất bản. Nội dung
Niên giám bao gồm: số liệu phục vụ đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược
của ngành và mục tiêu thiên niên kỷ; số liệu hay các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động y
tế và sức khỏe con người; số liệu phản ánh đầu tư cho lĩnh vực y tế; thông tin về hoạt
động y tế; thông tin phản ánh tác động của họat động y tế như; số liệu về những vấn
đề đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như mắc/chết do TNGT qua các năm phân theo
tỉnh; và thông tin của một số nước trong khu vực và thế gíơi, thuận tiện cho việc phân
tích đánh giá và so sánh.
Số liệu trong niên giám Thống kê đã được trình bày dưới dạng bảng biểu, biểu
đồ và đồ thị để phục vụ đánh giá nhanh và nhận biết xu hướng bệnh tật và khả năng

cung cấp dịch vụ y tế của các cơ sở y tế.
Tuy nhiên sản phẩm thống kê chưa phân tích sâu về những nguyên nhân đang
tác động đến họat động y tế cũng như thực trạng sức khỏe của người dân. Nhiều chỉ
tiêu thống kê y tế chưa được phân tổ một cách khoa học đáp ứng đươc nhu cầu của
người sử dụng dữ liệu. Một số thông tin quan trọng chưa được cung cấp thường xuyên
hoặc nếu được cung cấp thì cũng chưa đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Đó là những
thông tin về tử vong mẹ, trẻ em, ngân sách y tế bình quân đầu người v.v...
Việc công bố các sản phẩm thống kê chủ yếu thông qua các hội nghị (điều tra)
do thiếu ngân sách và thông qua các ấn phẩm như sách, báo cáo mà khó sử dụng
hoặc tiếp cận bởi những người dử dụng khác.
5.1.1 Đề xuất các bước thực hiện
Bộ phận thống kê -tin học nên là một thành viên tích cực của Ủy ban liên ngành
về Thống kê y tế trong hệ thống thống kê Việt Nam. Ủy ban liên ngành về thống kê y tế
sẽ là một trong những ủy ban liên ngành sẽ được đề xuất trong hệ thống thống kê Việt


Nam và phần đề xuất này sẽ được đề cập đến trong báo cáo tổng hợp của dự án về
xây dựng năng lực thống kê cho 5 bộ. Thông qua Ủy ban liên ngành về thống kê y tế,
Bộ phận Thống kê-tin học có thể yêu cầu tổ chức cuộc họp định kỳ (có thể là hàng quý
hoặc 6 tháng 1 lần hoặc khi có yêu cầu) với sự tham dự của đại diện TCTK, cũng như
mời các cơ quan thu thập số liệu về tỷ suất chết để thảo luận về khả năng thu thập số
liệu về tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ chết phân theo tuổi và giới tính, nguyên nhân chết… nhằm xem xét lại sự khác
biệt cũng như thiếu thống nhất trong số liệu công bố bởi các cơ quan và quyết định
xem cơ quan nào nên chịu trách nhiệm chính thức công bố số liệu ướ tính chính xác về
tỷ suất chết. Ủy ban liên ngành về thống kê y tế nên có một bộ phận thư ký với nhiệm
vụ chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết cho cuộc họp, chẳng hạn như các số liệu khác
nhau của các cơ quan có liên quan, định nghĩa các thuật ngữ cũng như các khái niệm
được dùng,…
Bộ phận Thống kê-tin học cũng có thể thông qua Ủy ban liên ngành về thống kê y

tế để yêu cầu TCTK cho phép Bộ Y tế tham gia vào quá trình lập kế hoạch cho cuộc
tổng điều tra dân số và bất cứ cuộc điều tra nào về y tế chẳng hạn như Điều tra MICS,
điều tra Kế hoạch hóa gia đình và tham gia vào quá trình thiết kế cũng như thông qua
kết các công cụ của tổng điều tra/điều tra (bảng hỏi và sổ tay hướng dẫn) và mẫu bảng
biểu cũng như tham gia vào quá trình phổ biến kết quả tổng điều tra/điều tra.
Đối với các xuất bản phẩm và các sản phẩm đầu ra khác từ các cuộc điều tra và
báo cáo định kỳ, nếu có thể thì nên hạn chế xuất bản những cuốn sách dày hoặc báo
cáo dày bởi vì những loại xuất bản phẩm dạng này thường khó mang và khó đọc và đôi
khi cũng hạn chế việc tiếp cận của người dùng tin, đặc biệt là đối với sinh viên và các
nhà nghiên cứu. Chỉ nên xuất bản niên giám thống kê. Còn các sản phẩm khác nên ở
dưới dạng bản tin thống kê (thông thường chỉ bao gồm các bảng biểu thống kê), bản tin
không chính thức (bao gồm cập nhật các số liệu đang được sản xuất hoặc thông báo
cho công chúng về kết quả các cuộc điều tra mới...), công bố báo chí (dùng để phát
hành những số liệu quan trọng cho phương tiện thông tin đại chúng và công chúng;
thông thường được dùng để phổ biến kết quả sơ bộ) và tờ gấp (dùng để phân tích các
đề tài cụ thể hoặc số liệu về y tế và các chủ đề khác…) vì thông thường xuất bản tài
liệu dưới dạng này sẽ dễ dàng hơn và có thể phân phối cho tất cả các bộ ngành và các
cơ quan của chính phủ, thư viện trường học/cao đẳng/đại học… Cũng rất tốt nếu có thể
trình bày một chủ đề nào đó trong một mục trên tờ báo lớn của chính phủ hoặc trên
trang web của Bộ Y tế.
5.2 Các chỉ tiêu thống kê y tế
Hiện nay hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế bao gồm 123 chỉ tiêu lấy từ hệ
thống thông tin thống kê tổng hợp và các tiểu hệ thống. Trong số 123 chỉ tiêu này, có
16 chỉ tiêu nằm trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS) và 7 chỉ tiêu được đưa
vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội (SEDP).
Hầu hết các chỉ tiêu y tế nằm trong NSIS và SEDP được lấy từ hệ thống báo cáo
từ tuyến xã lên đến trung ương. Có 4 lý do làm cho việc công bố định kỳ các chỉ tiêu
này gặp nhiều khó khăn, đó là tính thiếu chính xác, tính không sẵn có, tính không kịp



thời và lý do thứ tư thiên về việc “ai sẽ là người chiịu trách nhiệm chính công bố chỉ
tiêu” trong trường hợp có hơn một cơ quan được giao cho tính toán cùng một chỉ tiêu.
Trong số 123 chỉ tiêu nằm trong HTTTTKYT, chỉ có 6 chỉ tiêu được phân tổ theo
giới tính và không có chỉ tiêu nào được phân tổ theo dân tộc. Tất nhiên không phải chỉ
tiêu nào cũng có thể phân tổ được theo giới tính hay dân tộc nhưng cần phải lưu ý rằng
những số liệu nào có liên quan đến cá nhân đều có thể phân tổ được theo giới tính và
dân tộc. Do đó, HTTTTKYT chưa quan tâm lắm đến vấn đề giới tính cũng như dân tộc
của đất nước.
Số liệu phân tổ theo giới tính là rất cần thiết để xác định được vai trò của nam
giới và phụ nữ ở các lĩnh vực khác nhau của ngành y tế, thí dụ như số người tham gia
vào phòng chống sốt rét phân theo giới tính và nghề nghiệp. Chỉ tiêu này có thể cung
cấp số liệu bác sĩ, y tá, hộ lý phân theo giới tính nam và nữ tham gia vào phòng chống
sốt rét. Đối với số liệu phân tổ theo giới tính, số lượng người mắc bệnh theo giới tính
nam và nữ cũng có thể được xác định. Ngoài ra số liệu phân tổ theo giới tính còn được
dùng để xác định số lượng nam giới hay phụ nữ có thể tiếp cận được với các phương
tiện y tế của chính phủ…
Số liệu phân tổ theo dân tộc cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính
sách ngành y tế, giúp họ xác định được dân tộc nào hay tộc người nào có thể tiếp cận
hoặc tiếp cận rất hạn chế với các dịch vụ và phương tiện y tế của chính phủ.
5.2.1 Đề xuất cải tiển các chỉ tiêu thống kê y tế
Tính chính xác của 7 chỉ tiêu nằm trong SEDP và 6 chỉ tiêu trong NSIS không
được bảo đảm do thiếu số liệu của các trung tâm chăm sóc y tế tư nhân. Nếu đây là
thực tế đang diễn ra tại Việt Nam thì cần cảnh báo về điều này khi công bố các chỉ tiêu
y tế này. Nên có giải thích hay chú thích làm rõ phương thức thu thập số liệu cũng như
nguồn thu thập số liệu kể cả phần hạn chế, phạm vi thu thập số liệu. Điều này sẽ giúp
cho người sử dụng số liệu rất nhiều, nhất là những người không biết cần sử dụng dữ
liệu nào hay sử dụng dữ liệu như thế nào. Lấy trường hợp số người chết do bệnh AIDS
làm thí dụ. Số liệu về số người chết do mắc bệnh AIDS chỉ có thể thu thập được từ các
hộ gia đình hoặc những người sẵn lòng chia sẻ thông tin thật về họ hoặc thành viên
trong gia đình họ đối với căn bệnh này. Nó hầu như không liên quan đến hiệu quả của

quá trình thu thập số liệu hay năng lực của cơ quan thu thập số liệu nếu như người ta
không muôn tiết lộ thông tin nhạy cảm này. Vì vậy để công bố chỉ tiêu như vậy cần cho
người dùng tin biết rằng số liệu về số người chết do bệnh AIDS được tính toán từ một
nhóm hộ trả lời cho câu hỏi có liên quan đến HIV/AIDS.
Một đề xuất khác là cần có thay đổi trong cách dùng từ ngữ nói về các chỉ tiêu,
nghĩa là cần làm rõ rằng bệnh viện/đơn vị chăm sóc sức khỏe mà ta nói tới là bệnh
viện/phòng khám của nhà nước hoặc đã loại trừ đơn vị chăm sóc y tế tư nhân. Thí dụ
như thay vì dùng cụm từ số lượng chết mẹ trong thời kỳ mang thai đến dưới 42 ngày
sau khi sinh, ta nên dùng cụm từ số lượng chết mẹ trong thời kỳ mang thai đến dưới 42
ngày sau khi sinh trong các bệnh viện/trung tâm chăm sóc y tế/phòng khám nhà nước.


Một thí dụ khác: trong cụm từ tỷ lệ bác sĩ/y sĩ và y tá trên 10.000 dân nên thêm cụm từ
“tại các bệnh viện/ trung tâm chăm sóc y tế/phòng khám nhà nước”.
Đây chỉ là những giải pháp tạm thời. Bộ phận thống kê -tin học, vụ KHTC, Bộ y
tế cần tìm cách thu thập số liệu từ khu vực tư nhân hoặc thậm chí từ những người
hành nghề độc lập. Bộ Y tế cần có luật yêu cầu khu vực tư nhân hoặc cá nhân hành
nghề cung cấp số liệu. Bộ phận thống kê -tin học, vụ KHTC cũng đã tiến hành thử
nghiệm thu thập số liệu từ các bệnh viện và phòng khám tư nhân ở 2 tỉnh. Vì vậy, trong
tương lai không xa, ngành y tế cần bảo đảm với người dùng tin rằng các chỉ tiêu thống
kê y tế trong SEDP và NSIS cũng như HTTTTKYT sẽ phản ánh tình hình thực tế của
đất nước.
Việc các Sở y tế chưa có hoặc gửi số liệu chậm lên Bộ Y tế có thể làm chậm
công bố chỉ tiêu cho NSIS. Bộ phận thống kê -tin học cần tổ chức các buổi họp giao
ban thường kỳ với các Sở Y tế có liên quan để thảo luận cũng như giải quyết các yếu tố
gây nên sự chậm trễ trong việc cung cấp chỉ tiêu. Chậm trễ trong cung cấp số liệu cũng
có thể xuất phát từ việc Bộ đưa ra các thời gian thực hiện và hoàn thành công việc
thiếu thực tế (việc này có thể điều chỉnh được) hoặc do loại trừ các yếu tố khó khăn
như thời gian lập bảng biểu/tổng hợp số liệu chưa được tính đến.
Trong trường hợp một số cơ quan cùng chịu trách nhiệm công bố một chỉ tiêu,

thí dụ như số người tàn tật được nhận trợ cấp hoặc tỷ lệ chất thải độc hại theo tiêu
chuẩn, Bộ Y tế nên là cơ quan chịu trách nhiệm thứ hai. Trên thực tế 2 chỉ tiêu này
không được đưa vào HTTTTKYT của Bộ Y tế.
Đối với chỉ tiêu thứ nhất, Bộ LĐTBXH (MOLISA) cần chịu trách nhiệm tính toán
và công bố bởi chỉ tiêu này có liên quan đến trợ cấp, một lĩnh vực thuộc lao động việc
làm mặc dù người được hưởng là người tàn tật lại có liên quan đến y tế. Bộ LĐTBXH
(MOLISA) cần là cơ quan chịu trách nhiệm chính về chỉ tiêu này. Bộ Y tế chỉ đóng vai
trò hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH (MOLISA) trong đánh giá tính chính xác của chỉ tiêu này.
Đối với chỉ tiêu thứ hai trong thí dụ trên, Bộ Công nghiệp hoặc là Bộ Tài nguyên
Môi trường sẽ chịu trách nhiệm tính toán và công bố chỉ tiêu này với sự hỗ trợ của Bộ Y
tế để đánh giá chỉ tiêu bởi vì chỉ tiêu này có liên quan đến môi trường hoặc đến công
nghiệp nhiều hơn là y tế.
Đối với các chỉ tiêu được phân tổ theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, cần xem xét các
biểu mẫu khác nhau dùng trong thu thập số liệu ở các tuyến khác nhau nếu những biểu
mẫu này bao gồm cả thông tin phân tổ này. Nếu biểu mẫu đề cập đến bao gồm cả phân
tổ nêu trên và được áp dụng cho từng cá nhân mắc bệnh hoặc có liên quan đến tình
trạng sức khỏe của người này thì phân tổ trong HTTTTKYT nên được sửa đổi đế bao
gồm cả phần giới tính, độ tuổi và dân tộc. Nếu những số liệu này không thể công bố
được ở cấp tỉnh do số người được phỏng vấn quá ít thì số liệu cũng cần được công bố
ở cấp quốc gia.
Nếu biểu mẫu dùng để thu thập số liệu không bao gồm phần giới tính, độ tuổi và
dân tộc thì cần sửa đổi biểu mẫu để đưa các thông tin này vào. Nếu không thể đưa


×