Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

BƯỚC đầu KHẢO sát một số CHỈ TIÊU SINH sản của các NHÓM GIỐNG THỎ được NUÔI ở THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.2 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THU THẨM

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG THỎ
ĐƯỢC NUÔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 5/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG THỎ
ĐƯỢC NUÔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông

Nguyễn Thị Thu Thẩm
MSSV: 3060636
Lớp: CNTY 32

Cần Thơ, 5/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
------o0o------

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM GIỐNG THỎ
ĐƯỢC NUÔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
DUYỆT BỘ MÔN

NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2010
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các
Thầy Cô trong Bộ Môn Chăn Nuôi.
Tôi tên Nguyễn Thị Thu Thẩm (MSSV: 3060636) là sinh viên lớp Chăn
Nuôi-Thú Y Khóa 32 (2006-2010). Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu
được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ tạp
chí khoa học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Khoa và Bộ Môn.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THU THẨM

i


LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần 4 năm học tập tại Trường đại học Cần Thơ tôi đã gặp không
ít những khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên, nhờ có sự động viên và giúp đỡ
của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã vượt qua được những khó khăn
trong học tập cũng như những trong cuộc sống.
Trước hết, con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con nên
người. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các anh chị trong gia đình, các anh
chị đã không ngại lao động vất vả để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ nuôi em ăn
học đến nơi đến chốn.
Tiếp theo, em xin cảm ơn các Thầy Cô trong Bộ môn Chăn Nuôi cùng
những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy em từ lúc vừa bước chân vào trường

Đại học cho đến ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn Thầy
Nguyễn Văn Hớn cố vấn học tập lớp CN K32, thầy luôn động viên giúp
em. Đặc biệt em xin c h â n t h à n h b i ế t ơn P G S . TS Nguyễn Thị Kim
Đ ông và PGS.TS Nguyễn Văn Thu vì Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy và
hướng dẫn em làm đề tài tốt nghiệp. Đ ồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến
kỹ sư Nguyễn Trường Giang và Nguyễn Thanh Vân đã giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện đề tài này.

ii


MỤC LỤC

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................2
2.1 Các giống thỏ........................................................................................ 2
2.1.1 Giống thỏ ngoại ...........................................................................................2
2.1.2 Giống thỏ nội ...............................................................................................2
2.2 Phương pháp nhân giống ...................................................................... 3
2.2.1 Nhân giống thuần.........................................................................................3
2.2.2 Lai giống .....................................................................................................3
2.2.3 Thực hành phối giống ..................................................................................3
2.3 Đặc điểm sinh học ................................................................................ 3
2.3.1 Sự đáp ứng của cơ thể với khí hậu ...............................................................3
2.3.2 Thân nhiệt - Nhịp tim - Nhịp Thở ................................................................4
2.3.3 Đặc điểm về khứu giác ................................................................................4
2.3.4 Đặc điểm về thính và thị giác.......................................................................4
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng ............................................................................. 4
2.4.1 Nhu cầu năng lượng.....................................................................................4
2.4.2 Nhu cầu về đạm ..........................................................................................6

2.4.3 Nhu cầu chất xơ ..........................................................................................6
2.4.4 Nhu cầu về tinh bột .....................................................................................6
2.4.5 Nhu cầu vitamin ..........................................................................................6
2.4.6 Nhu cầu nước uống......................................................................................7
2.4.7 Nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ ........................................................................7
2.5 Sinh lý sinh sản..................................................................................... 8
2.5.1 Chọn thỏ giống ............................................................................................8
2.5.2 Tuổi cho thỏ sinh sản ...................................................................................9
2.5.3 Cấu tạo cơ quan sinh dục..............................................................................9
2.5.4 Cách phân biệt đực cái khi thỏ còn nhỏ ........................................................9
2.5.5 Hoạt động của sinh lý sinh dục của thỏ....................................................... 10
2.5.6 Biểu hiện thỏ lên giống .............................................................................. 10
2.5.7 Chu kỳ lên giống của thỏ............................................................................ 11
2.5.8 Kỹ thuật phối giống.................................................................................... 11
iii


2.6 Sinh lý tiêt sữa .............................................................................................. 11
2.7 Một số loại thức ăn cóthể nuôi thỏ ..................................................... 11
2.7.1 Cỏ Lông tây ............................................................................................... 11
2.7.2 Lá rau muống............................................................................................. 12
2.7.3 Bã đậu nành ............................................................................................... 13
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM14
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................. 14
3.1.1 Địa điểm .................................................................................................... 14
3.1.2 Thời gian ................................................................................................... 14
3.1.3 Chuồng trại ................................................................................................ 14
3.1.4 Thức ăn ..................................................................................................... 14
3.1.5 Con giống .................................................................................................. 14
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ................................................................ 15

3.2.1 Cách tiến hành thí nghiệm.......................................................................... 15
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 16
3.2.3 Xử lí số liệu ............................................................................................... 16
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 17
4.1 Thành phần hoá học thức ăn trong thí nghiệm (%dm) ................................... 17
4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản lứa 1 của các nhóm thỏ
khác nhau .......................................................................................................... 18
4.2.1 Lượng thức ăn và các dưỡng chất ăn vào của thỏ ở lứa 1 ........................... 18
4.2.2 Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 1 ................................. 20
4.3 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản lứa 2 của các nhóm thỏ
lai khác nhau ..................................................................................................... 23
4.3.1 Lượng thức ăn và các dưỡng chất ăn vào của thỏ ở lứa 2 ........................... 23
4.3.2 Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 2 ................................. 25
4.4 So sánh năng suất sinh sản của các nhóm thỏ giữa lứa 1 và lứa 2 ................. 27
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 30
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 30
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 31

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ash: khoáng
BĐN: bã đậu nành
CLT: cỏ lông tây
CP: đạm thô
DM: vật chất khô
EE: béo thô
LRM: lá rau muống

NDF: xơ trung tính
OM: vật chất hữu cơ
TAHH: thức ăn hỗn hợp

v


DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Nhu cầu cơ bản của thỏ .................................................................... 4
Bảng 2.2: Nhu cầu duy trì của thỏ .................................................................... 5
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của sữa thỏ và các loài ăn cỏ khác ................. 5
Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin của thỏ .................................................................. 7
Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dưỡng theo thể trọng ................................................. 7
Bảng 2.6: Nhu cầu của thỏ giống ở các thời kì khác nhau................................ 8
Bảng 2.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây........... 12
Bảng 2.8: Thành phần hóa học của lá rau muống........................................... 12
Bảng 2.9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành ......... 13
Bảng 4.1: Thành phần hoá học (%DM) của các thức ăn trong thí nghiệm .... .17
Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ cái sinh sản ở lứa 1 . 18
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 1 .................... 20
Bảng 4.4: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào trong giai đoạn mang thai và
nuôi con của thỏ ở lứa 2 ................................................................ 23
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 2 .................... 25
Bảng 4.6: So sánh một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ giữa lứa 1
và 2................................................................................................ 27
Biểu đồ 4.1: Lượng DM và CP ăn vào trung bình của thỏ cái sinh ................ 19
Biểu đồ 4.2: Lượng sữa thỏ mẹ, tăng trọng và trọng lượng cai sữa thỏ con
của các nhóm thỏ ở lứa 1........................................................... 21
Biểu đồ 4.3: Lượng DM và CP ăn vào của thỏ cái sinh sản ở lứa 2 ............... 24
Biểu đồ 4.4: Lượng sữa thỏ mẹ, tăng trọng và trọng lượng cai sữa thỏ con

của các nhóm thỏ ở lứa 2........................................................... 26
Biểu đồ 4.5: So sánh một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ giữa lứa
1 và 2 ......................................................................................... 27

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cỏ lông tây ..................................................................................... 11
Hình 2.2: Lá rau muống.................................................................................. 12
Hình 2.3: Bã đậu nành .................................................................................... 13
Hình 4.1: Cân thỏ sau khi cho bú ................................................................... 28
Hình 4.2: Thỏ Californian thuần 1 ngày tuổi.................................................. 28
Hình 4.3: Thỏ (cha Cali x mẹ New ) 2 ngày tuổi........................................... 28
Hình 4.4: Thỏ địa phương 1 tuần tuổi............................................................. 28
Hình 4.5: Thỏ (New Zealand x địa phương) 1tuần tuổi.................................. 28
Hình 4.6: Thỏ New Zealand 21 ngày tuổi ...................................................... 29
Hình 4.7: Thỏ Californian 21 ngày tuổi.......................................................... 29
Hình 4.8: Thỏ New Zealand 30 ngày tuổi ...................................................... 29
Hình 4.9: Thỏ Californian 30 ngày tuổi.......................................................... 29
Hình 4.10: Thỏ New Zealand 30 ngày tuổi .................................................... 29
Hình 4.11: Thỏ Californian 30 ngày tuổi........................................................ 29

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi thỏ đã được đầu tư phát triển với qui mô công nghiệp lớn ở nhiều
nước trên thế giới như: Italia, Uraina, Pháp, Trung Quốc, Indonesia, Nga,...Riêng ở
nước ta thì đây là một ngành mới chủ yếu được nuôi theo qui mô hộ gia đình nhằm

tận dụng nguồn thức ăn xanh tự nhiên phong phú, nguồn phụ phẩm từ trồng trọt và
chế biến cũng như thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đặc biệt,
thỏ là một loại gia súc không tranh lương thực với người và gia súc khác, vốn đầu tư
ban đầu thấp, thỏ mắn đẻ, vòng đời sản xuất ngắn. Thịt thỏ cân đối và giàu chất dinh
dưỡng, ít cholesteron nên rất tốt cho sức khỏe con người.
Hiện nay, người chăn nuôi thỏ có xu hướng nâng cao năng suất thịt và năng suất sinh
sản để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao và đạt hiệu quả kinh tế. Do đó,
ngoài thức ăn thì việc chọn con giống để nuôi rất quan trọng. Nước ta có các giống
thỏ nội mắn đẻ, khả năng chống bệnh tốt nhưng trọng lượng trưởng thành thấp 3 3,5 kg và cả những giống thỏ ngoại thuần như: New Zealand, Californian,…được
nhập từ Hungari vào năm 1978 và năm 2000. Các giống thỏ ngoại cũng mắn đẻ,
năng suất thịt cao và thường được dùng để lai cải tiến nâng cao năng suất đàn thỏ nội
(Đinh Văn Bình & Ngô Tiến Dũng, 2005).
Xuất phát phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu
khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống thỏ được nuôi ở thành phố
Cần Thơ”.
Nhằm mục tiêu là xác định năng suất sinh sản của các giống thỏ thuần và thỏ lai ở
địa phương với cùng một khẩu phần. So sánh tốc độ tăng trưởng thỏ con của các
nhóm giống thỏ trong giai đoạn thỏ con bú sữa (từ 1 - 30 ngày tuổi). Từ đó có thể
khuyến cáo người nuôi thỏ chọn được giống thỏ nuôi phù hợp và khai thác được ưu
thế lai từ các nhóm giống thỏ tốt để đạt được năng suất cao.

1


CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. 1

CÁC GIỐNG THỎ

2.1.1 Giống thỏ ngoại

Thỏ New Zealand White (Tân Tây Lan trắng)
Giống thỏ này có nguồn gốc từ New Zealand và được nuôi phổ biến ở Châu Âu,
Châu Mỹ. Chúng được nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và 2000, thuộc
giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, lông dầy
trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con. Tuổi động dục lần
đầu 4 - 4,5 tháng, tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng. Khối lượng phối giống lần
đầu 3 - 3,2 kg/con. Đẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 - 7 con/lứa. Khối lượng con sơ sinh 50 – 60
g/con. Khối lượng con cai sữa 650 - 700 g/con. Tỉ lệ xẻ thịt từ 52 -55% (Hoàng Thị
Xuân Mai, 2005).
Thỏ Panon
Đây là một dòng của giống New Zealand, được chọn lọc theo tăng trọng và khối
lượng trưởng thành. Vì vậy ngoại hình giống New Zealand nhưng tăng trọng và khối
lượng trưởng thành cao 5,5 -6,2 kg/con. Giống thỏ này được nhập vào Việt Nam
năm 2000 từ Hungari (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Californian
Giống thỏ này có nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ
Nga và New Zealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là
giống thỏ cho thịt, khối lượng trung bình 4,5 - 5 kg, tỉ lệ thịt xẻ 55 - 60%, thân ngắn
hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai mũi, bốn chân và đuôi có điểm màu đen,
vào mùa đông lớp lông đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản
tương tự thỏ New Zealand, giống này cũng được nuôi nhiều ở Việt Nam (Hoàng Thị
Xuân Mai, 2005).
2.1.2 Giống thỏ nội
Thỏ cỏ
Giống thỏ này được nuôi rất phổ biến, chúng có nhiều màu lông khác nhau như trắng
pha vàng, đen pha trắng hoặc xám loang trắng…Hầu hết có mắt đen, rất ít trường
hợp mắt đỏ. Trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 - 3kg/con, khả năng sử dụng thức
ăn, sinh sản và chống đỡ bệnh tốt (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Việt Nam đen
Màu lông và màu mắt đen tuyền, đầu, mõm và cổ đều nhỏ, thịt chắc ngon. Trọng

lượng trưởng thành 3,2 - 3,5 kg/con. Mắn đẻ, mỗi năm cho 7 lứa, mỗi lức 6 - 7 con,
sức chống đỡ bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cả nước và rất dễ nuôi
(Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
Thỏ Việt Nam xám
Màu lông trắng tro, hoặc xám ghi, phần dưới ngực, bụng và đuôi có màu trắng mờ,
mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, trọng lượng trưởng thành 3,5 - 3,8 kg/con.
2


Mỗi năm cho 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con.
Hai giống thỏ này phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình, sử dụng làm nái nền lai
với giống thỏ ngoại, nâng cao năng suất thịt, lông da và dễ nuôi (Hoàng Thị xuân
Mai, 2005).
2. 2

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

Nhân giống thuần
Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống trong cùng một giống nhằm tạo
ra thỏ con có đặc điểm tính trạng di truyền ổn định của giống đó. Phương pháp này
được áp dụng khi đàn thỏ bố mẹ có năng suất cao và ổn định. Do vậy những đặc tính
chắc chắn có lợi về mặt kỹ thuật và kinh tế sẽ được chọn lọc và phát huy, sự ổn định
về mặt di truyền giống sẽ cao (Nguyễn Văn Thu, 2004).
Lai giống
Là sự phối giống của các thỏ đực và thỏ cái khác nhau về giống nhằm tạo ra con lai
có các tính trạng cần thiết trung gian hay tốt hơn cả bố lẫn mẹ nó, do hiện tượng ưu
thế lai được tạo ra từ các dị hợp tử. Đây là phương pháp phổ biến nhằm mục đích tạo
ra thỏ làm giống sản xuất kinh tế hay tạo ra những giống mới. Thỏ đực và thỏ cái
dùng để tạo giống mới thường là giống thuần chủng khác nhau mới có thể cho kết
quả cao.

Chúng ta có thể lai 2 giống hay 3 giống, cũng có thể sau khi tạo ra giống mới ta cần
thiết phải ổn định những tính trạng chúng bằng các phương pháp nhân giống thuần
(Nguyễn Văn Thu, 2004).
Thực hành phối giống
Cần thiết cho thỏ phối giống hợp lý khi đã hành thục tính dục và đạt thể trọng của
giống. Để đảm bảo tỉ lệ thụ thai cao và duy trì nòi giống tốt nên ghép đôi giao phối
một thỏ đực với 5 thỏ cái. Chúng ta cũng có thể ghép 1 thỏ đực với 10 thỏ cái đối với
cơ sở nuôi thương phẩm.
Khi cho thỏ giao phối nên đưa con cái đến chuồng con đực, không nên làm ngược
lại. Có thể cho thỏ cái phối với nhiều con đực khác nhau để tăng tỉ lệ thụ thai. Sau 10
ngày phối giống nên khám thai thỏ để tiến hành phối lại nếu thỏ không mang thai
(Nguyễn Văn Thu, 2004).
2. 3

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Sự đáp ứng của cơ thể với khí hậu
Thỏ rất nhạy cảm với ngoại cảnh, thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, do thỏ ít tuyến mồ hôi, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi nhiệt
độ không khí tăng cao (350C) và kéo dài thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt do
đó dễ bị cảm nóng. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất đối với thỏ khoảng
20 - 28,50C (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).

3


Thân nhiệt - Nhịp tim - Nhịp Thở
Nhiệt độ cơ thể thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, dao động từ 38 - 410C trung
bình là 39,50C. Nhịp tim của thỏ rất nhanh từ 120 - 160 lần/phút, tần số hô hấp bình
thường là 60 - 90 lần/phút.

Thỏ thở nhẹ nhàng khi không có tiếng động. Nếu thỏ mất bình tĩnh hoặc trời nóng,
không khí ngột ngạt thì các chỉ tiêu sinh lý trên đều tăng so với bình thường (Nguyễn
Văn Thu, 2004).
Đặc điểm về khứu giác
Mũi thỏ rất phát triển, nó ngửi mùi và phân biệt được con của nó hay con của con
khác. Trong thực tế chăn nuôi nếu là thỏ con cùng lứa tuổi đưa từ ổ khác để sau một
giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như ổn, thỏ mẹ không cắn
con. Xoang mũi thỏ có nhiều vách ngăn chi chít có thể lọc được các tạp chất lần
trong không khí, bụi từ không khí hoặc từ thức ăn hít vào. Thức ăn đọng lại đây kích
thích gây viêm mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh đường hô hấp. Do
đó thức ăn của nó cần được sạch sẽ, nếu là thức ăn hỗn hợp thì cần phải trộn ẩm
hoặc đóng thành viên, không khí phải trong sạch.
Đặc điểm về thính và thị giác
Tai và mắt thỏ rất tốt, trong đêm tối thỏ nghe được tiếng động nhỏ và mắt thỏ vẫn
nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống bình thường vào ban đêm (Nguyễn
Văn Thu, 2004).
2. 4

NHU CẦU DINH DƯỠNG

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ hiện nay còn nhiều hạn chế do các nghiên cứu về dinh
dưỡng thỏ ít, tài liệu thiếu thốn cũng như biến động về nhu cầu dưỡng chất của các
giống thỏ cũng khác nhau.
Nhu cầu năng lượng
Một cách chung nhất, nhu cầu về năng lượng đối với gia súc thường thay đổi theo tỉ
lệ nghịch với tầm vóc của cơ thể. Nếu thú càng nhỏ con thì nhu cầu năng lượng trên
một đơn vị thể trọng càng cao. Ví dụ như thỏ là một trong những loại động vật có vú
có nhu cầu năng lượng tương đối cao, so với trâu bò nó có nhu cầu năng lượng gấp 3
lần. Nhu cầu năng lượng bao gồm có 3 phần:
Nhu cầu cơ bản

Nhu cầu này có thể xác định thỏ không sản xuất và hoạt động trong suốt 24 giờ theo
nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2004), ở các loại thỏ có trọng lượng khác nhau thì
nhu cầu cơ bản cũng khác nhau.
Bảng 2.1: Nhu cầu cơ bản của thỏ

Nhu cầu cơ bản (Kcal) Thể trọng (kg)
140
1,5
180
200

2,0
2,5

Nhu cầu cơ bản (Kcal) Thể trọng (kg)
80
3,0
100
120

3,5
4,5

Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2004)
4


Nhu cầu duy trì
Được xác định là nhu cầu cơ bản cộng thêm với một số năng lượng cần thiết như ăn
uống, tiêu hóa và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản xuất. Nhu cầu này

có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.2: Nhu cầu duy trì của thỏ

Thể trọng (kg)
1,5
2,0
2,5

Nhu cầu duy trì (Kcal) Thể trọng (kg) Nhu cầu duy trì (Kcal)
160
3,0
280
200
3,5
360
240
4,5
400

Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2004)

Nhu cầu sản xuất
Nhu cầu sản xuất của thỏ thường bao gồm: nhu cầu sinh sản, nhu cầu sản xuất sữa và
nhu cầu tăng trăng trưởng nhu cầu sinh sản: Nhu cầu này cho cả thỏ đực có thể phối
con cái và nhu cầu thỏ cái có mang. Một số nghiên cứu đề nghị là nhu cầu của thỏ
đực giống và thỏ cái có mang chiếm khoảng từ 5 đến 10% nhu cầu duy trì. Thỏ cái
có thai trong khoảng 30 ngày thì đẻ. Số ngày mang thai có thể tăng hay giảm chút ít
tùy theo giống và só lượng thai mang trong cơ thể. Trong 20 ngày đầu trọng lượng
bào thai phát triển chậm, sau đó trọng lượng thai tăng rất nhanh trong 10 ngày cuối.
Điều này sẽ cho thấy là trọng lượng sơ sinh của thỏ tùy thuộc rất nhiều vào dưỡng

chất cung cấp cho thỏ mẹ trong giai đoạn này. Lúc này nhu cầu mang thai có thể
tăng lên khoảng 30 - 40% nhu cầu duy trì (Nguyễn Văn Thu, 2004).
Nhu cầu sản xuất sữa
Nhu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn. Lượng sữa trong 5 ngày đầu
có thể thay đổi khoảng 25g/ngày/con cái. Mục đích trong giai đoạn này là đảm bảo
cho thỏ con tăng trọng tốt và thỏ mẹ không bị gầy ốm do nuôi con. Sản lượng sữa
sản xuất cao khoảng 35g/ngày/con cái thường từ ngày 12 - 25. Lượng sữa sẽ giảm
nhanh sau khi sinh 30 ngày và chu kỳ cho sữa trung bình của thỏ cái là 45 ngày.
Chất lượng khẩu phần của thỏ sẽ ảnh hưởng lớn không những ở sản lượng sữa mà
còn ở chất lượng sữa. Thành phần hóa học của sữa thỏ như sau:
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của sữa thỏ và các loài ăn cỏ khác

Thỏ


Cừu
Trâu

Nước (%)
69,5
87,3
86,9
82,2
88,3

Đạm (%)
15,5
3,40
3,80
5,20

4,40

Mỡ (%)
10,40
3,70
4,10
7 -10,0
11,9

Đường (%)
1,95
4,90
4,60
5,20
4,40

Khoáng (%)
2,50
0,70
0,80
0,71
1,00

Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2004)

Chúng ta thấy rằng do nước ít hơn nên vật chất khô của sữa thỏ cao hơn các loại sữa
khác, tỉ lệ đạm và béo cao hơn một cách rõ rệt so với sữa của các loài ăn cỏ khác.
Trong lúc đó tỉ lệ đường sữa (chủ yếu là lactose) thì thấp hơn các loại sữa khác. Một
cách tổng quát là dưỡng chất của sữa thỏ là rất cao so với các loại sữa khác, do vậy
5



thức ăn sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ về số lượng và
chất lượng dinh dưỡng cho thỏ con. Trong trường hợp thức ăn nghèo nàn thì dẫn đến
thỏ mẹ dễ bị giảm trọng lượng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lứa tiếp theo.
Theo Nguyễn Văn Thu (2004), nhu cầu về năng lượng đối với thỏ cái cho sữa nếu
tính theo % so với nhu cầu duy trì theo thời gian thì kết quả như sau:
Tuần 1 - 2: 200%, tuần 3 - 4: 330%, tuần 5 - 6: 370%, tuần 7 - 8: 400%.
Nhu cầu về đạm
Nhu cầu về đạm có rất ít tài liệu nói đến, tuy nhiên một số các tài liệu cho biết: Thỏ
cái có thai 3 kg có nhu cầu hàng ngày là 20 g đạm tiêu hóa (DP)
Thỏ nuôi con và đang tăng trưởng cần 30 -35 g DP mỗi ngày.
Thỏ đực đang sinh sản hoặc thỏ cái khô có nhu cầu 10 -12 g DP/ngày.
Nhu cầu chất xơ
Chất xơ thô là thành phần không thể thiếu được đối với sinh lý tiêu hóa của thỏ. Xơ
kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường, tác động
tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn mang tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho
thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn nhiều xơ (dưới 8%) thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối
thiểu về nhu cầu xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ thô phù
hợp nhất là 13 - 15%. Nhưng nếu tỉ lệ xơ thô nên quá 16% sẽ giảm mức tăng trọng
và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng
được khẩu phần ăn có chất thô xơ cao hơn (16 - 18%). Cung cấp xơ thô cho thỏ có
thể ở dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng nghiền nhỏ 2 -5 mm trộn vào thức ăn hỗn hợp
để đóng viên hoặc dạng bột.
Nhu cầu về tinh bột
Tinh bột có nhiều trong thức ăn ngũ cốc, khoai, sắn,… những chất này trong quá
trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối
với thỏ sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng timh bột. Đối với thỏ
hậu bị (4 - 6 tháng tuổi) và cái giống không sinh sản thì phải khống chế lượng tinh
bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong 20 ngày đầu thì

phải tăng lượng tinh bột gấp 2 - 3 lần so với khi có chữa, bởi vì con mẹ vừa phải
phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau 20
ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít đi.
Nhu cầu vitamin
Trong chăn nuôi thỏ rất cần thiết phải cung cấp vitamin đặc biệt là thỏ nuôi nhốt và
có năng suất cao. Đối với thỏ sinh sản cần thiết phải cung cấp vitamin A và E, nếu
đầy đủ thì tỉ lệ đẻ có thể đạt từ 70 - 80%, nếu thiếu tỉ lệ này có thể là 40 -50% và tỉ lệ
nuôi sống là từ 30 - 40%. Thỏ có thể tự tổng hợp được vitamin nhóm B trong hệ tiêu
hóa. Người ta cũng cung cấp vitamin dạng bột cho thỏ trong thức ăn hỗn hợp.

6


Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin của thỏ

Tên vitamin
A
D
B1
B2
B3
B6
B12

Đơn vị
IU
IU
mg
mg
mg

mg
mg

Thỏ mẹ
1500
150
0,5
1,0
4,5
0,5
0,003

Thỏ hậu bị
2500
250
1,0
2,0
8,0
1,0
0,005

Có chữa nuôi con
1000
100
0,5
1,0
8,0
0,5
0,003


Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2004)

Nhu cầu nước uống
Có thể thỏ sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống. Nhu cầu
nước uống phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và lượng vật chất khô trong thức ăn
hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần nước gấp 3 lần so với nhu cầu
bình thường. Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kì sản xuất khác nhau:
Thỏ vỗ béo hậu, bị giống: 0,2 - 0,5 lít/ngày, thỏ mang thai: 0,6 - 0,8 lít/ngày, khi tiết
sữa tối đa: 0,8 - 1,5 lít/ngày.Nếu cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả nhiều và có bổ
sung thức ăn tinh thì lượng nước thực vật có thể đáp ứng được 60 - 80% nhu cầu về
nước của thỏ (Nguyễn Văn Thu, 2004).
Nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ
Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dưỡng theo thể trọng

Thể trọng

Protein thô

Đương lượng

Năng lượng

(g)

(g/ngày)

tinhbột (g/ngày)

(kcal)


≤500

2 -4

8 -14

40 -70

500

3 -5

15 -22

80 -110

1000

6 -12

25 -35

138 -180

2000

14 -18

50 -80


260 -400

3000

16 -21

80 -110

400 -560

4000

15 -20

80 -120

560 -610

5000

19 -21

90 -140

460 -720

Nguồn: Nguyễn Văn Thu, (2004)

7



Bảng 2.6: Nhu cầu của thỏ giống ở các thời kì khác nhau

Thời kì sản xuất

Tinh bột
(g/ngày)
70
180
205
200
165
100 - 200

Không chữa, không đẻ
Thỏ chữa
Tiết sữa ngày thứ 10
Tiết sữa ngày thứ 20
Tiết sữa ngày thứ 30
Tiết sữa ngày thứ 40

Năng lượng
(kcal/ngày)
370
460
1050
1020
840
510 - 600


Protein
(g/ngày)
25
35
70
65
55
25 - 35

Protein tiêu
hóa (g/ngày)
20
28
56
52
44
18 - 26

Nguồn: Nguyễn Văn Thu, (2004)

Loại
Hậu bị giống

Thức ăn tinh
25

Phụ phẩm
20

Đực giống + cái chữa

Mẹ nuôi con

35

60

10 ngày đầu

70

130

70

2

80

150

80

2

75
60

140
120


75
600

2
200

11 -20 ngày
21 -30 ngày
31 -40 ngày

Thô xanh
270

Củ quả
90
1

Nguồn: NguyễnVăn Thu, (2004)

2. 5

SINH LÝ SINH SẢN

Chọn thỏ giống
Thỏ đực
Chọn thỏ đực tương đối quan trọng, vì nó truyền đặc tính rộng rãi của mình hơn thỏ
cái. Tiêu chuẩn chọn thỏ đực: to con, đầu to vừa, ngực, mong, vai và chân sau to,
mạnh dạn và hăng hái, đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ.
Thỏ cái
To con nhưng không quá mập, mình dài và rộng ngang, nhất là mông, đầu tương đối

nhẹ, lông mướt mịn.
Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì
thế phải chọn những con thỏ cái mà mẹ của nó là những con thỏ tốt. Ví dụ: như sai
con (>6 con), nuôi con tốt.
Chọn thỏ con làm giống
Chọn những con thỏ con mà cha mẹ tốt, trong bầy thỏ này chọn những con nhanh lẹ
làm giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoảng 6 tuần tuổi
thay vì 4 tuần tuổi (Nguyễn Văn Thu, 2004).

8


Tuổi cho thỏ sinh sản
Tuổi cho thỏ sinh sản
Thỏ cái từ 90 - 100 ngày tuổi đã có thể phối giống. Tuy nhiên vào tuổi này thỏ cái
thành thục chưa đầy đủ, cho nên cho thỏ sinh sản vào tuổi này: sữa ít, số con không
sai, thỏ con dễ bệnh. Vì thế phải để thỏ 6 tháng tuổi mới cho thỏ đực phối giống với
thỏ cái. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản là 8 tháng, thỏ đực là 10 tháng.Một thỏ
đực có thể phụ trách 5 - 6 thỏ cái. Căn cứ vào số lượng này ta tính được lượng thỏ
đực cần thiết phải nuôi. Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào: số con thỏ cái đẻ
và tình trạng sức khoẻ của thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong
vòng 3 năm nó tùy theo tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh con, sau đó thì vỗ béo
bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sự dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức
khoẻ và khả năng sai con của nó (Đinh Văn Bình &Ngô Tiến Dũng, 2005).
Phát dục và thành thục tính dục
Thỏ cái 5 - 6 tháng tuổi tính dục đã phát triển thành thục, sức vóc đã phát triển, lúc
này thỏ cái có thể vừa mang thai vừa lớn lên. Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới thỏ
cái nội vào tháng tuổi thứ 5 đã bắt đầu cho phối giống, thỏ cái ngoại thì từ tháng tuổi
thứ 6 thì mới cho phối.
Thỏ cái hậu bị lúc 4 tháng đến 4,5 tháng tuổi đã động dục lần đầu, thời gian động

dục kéo dài từ 3 - 4 ngày, nếu không được phối giống thì đến tháng thứ 5 nó sẽ động
dục lại. Đến tháng thứ năm cơ thể phát triển hoàn chỉnh, lúc này mới cho thỏ phối
giống để thỏ cái có chữa và đẻ con tốt.
Cần nhớ rằng thỏ chỉ động dục khi trứng chín và sau khi phối giống 8 - 16 giờ thì
trứng mới rụng và mới thụ thai. Thỏ cái động dục mới cho phối.
Cấu tạo cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục cái
Ở con cái buồng trứng có dạng oval và không vượt quá 1 - 1,5 cm, Phía dưới buồng
trứng (noãn sào) là ống dẫn trứng nối liền với 2 sừng tử cung độc lập 2 bên khoảng 7
cm và thông với phần trên âm đạo bằng cổ tử cung. Toàn bộ bộ phận sinh dục được
đỡ bởi những sợi dây chằng lớn dích vào bốn điểm dưới cột sống.
Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục thỏ đực có các phần chính như là loài gia súc khác như dịch hoàn,
ống dẫn tinh các tuyến sinh dục và dương vật. Tuy nhiên thỏ có vài đặc điểm khác
sau: có thể co rút dịch hoàn khi sợ hãi hay xung đột với các con đực khác và dịch
hoàn hiện diện khi thỏ đực được hai tháng tuổi.
Cách phân biệt đực cái khi thỏ còn nhỏ
Có thể phân biệt thỏ đực, cái từ 20 - 30 ngày tuổi. Cách xác định như sau: một tay
cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa,
ngón cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục vuốt ngược lên phía bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn,
hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn là con đực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe gần
lỗ hậu môn là con cái (Chu Thi Thom et al., 2006).

9


Hoạt động của sinh lý sinh dục của thỏ
Thỏ đực: tuyến sinh dục phát triển nhanh chóng bắt đầu khi 5 tuần tuổi, tuy nhiên sự
sản xuất tinh trùng của thỏ bắt đầu khoảng 40 - 50 ngày tuổi. Sự trưởng thành tính
dục của thỏ New Zealand khoảng 32 tuần tuổi trong điều kiện ôn đới, dù vậy những

thỏ đực trẻ có thể sử dụng cho sự phối giống sinh sản khoảng 20 tuần tuổi. Trong
thực tế sự bộc lộ những tập tính phối giống của thỏ là khoảng 60 - 70 ngày tuổi khi
thỏ có biểu hiện đầu tiên nhảy cởi lên những con khác. Thời gian có thể cho thỏ đực
nhảy cái lần đầu tiên là khoảng 135 - 140 ngày tuổi. Lượng tinh dịch của thỏ là 0,3 0,6 ml trong một lần phóng tinh. Mật độ khoảng 500 x 108 tinh trùng/ml. Lượng tinh
trùng sản xuất ra tối đa khi sử dụng thỏ đực nhảy cái một lần trong ngày. Nếu sử
dụng thỏ đực 2 lần trong ngày thì mật độ tinh trùng giảm đi phân nửa. Nếu trường
hợp sử dụng thỏ đực nhiều lần/ngày thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sự thụ thai.
Thỏ cái: nang noãn xuất hiện lần đầu khoảng 65 -70 ngày tuổi. Thỏ cái có thể phối
giống 10 - 12 tuần tuổi tuy nhiên trong lúc này thỏ chưa có sự rụng trứng. Sự phát
triển cơ thể thỏ cái liên hệ thuận với sự thành thục sinh dục của thỏ. Những thỏ cái tơ
nếu cho ăn đầy đủ thì có thể thành thục sớm hơn thỏ nuôi trong điều kiện chỉ nhận
được 75% thức ăn với khẩu phần tương đương khoảng 3 tuần lễ, và như thế sự phát
triển của cơ thể cũng chậm đi 3 tuần, thỏ bắt đầu thành thục tính dục khi đạt thể
trọng khoảng 75% trọng lượng trưởng thành. Điều chú ý là thỏ cái tơ chấp nhận cho
thỏ đực nhảy trước khi có khả năng rụng trứng. Ở thỏ cái thì không có chu kỳ lên
giống đều đều, cũng như không có sự rụng trứng đồng thời trong thời gian lên giống
như các loài gia súc khác. Khác với các gia súc khác, ở thỏ nhờ có xung động hưng
phấn, khi giao phối mới xảy ra rụng trứng. Sau khi phối 10 - 12 giờ các túi trứng
mới bắt đầu phá vỡ, trứng qua loa kèn vào ống dẫn trứng và đến vị trí thụ tinh. Thời
gian cần thiết để trứng di chuyển gặp tinh trùng từ khi rụng là 4 giờ, trên cơ sở đó
người ta đã áp dụng phương pháp bổ sung phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 giờ,
nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con (Nguyễn Văn Thu, 2004).
Biểu hiện thỏ lên giống
Khó có thể xác định được thời kì lên giống của thỏ cái. Tuy nhiên có thể dựa vào
một số biểu hiện và những biểu hiện này chỉ có tính tương đối. Bình thường khi thỏ
nghỉ ngơi, thỏ nằm dồn lại thành một khối tròn, hai chân trước duỗi ra, chân sau
được xếp dưới bụng và lưng làm thành một vòng cung.
Nhưng khi lên giống thì thỏ nằm duỗi ra trong lồng, mông chõng lên hơi cao. Có
những con chạy tới chạy lui, cắn cỏ cắn máng. Điều này phải có nhiều kinh nghiệm
mới biết được thỏ lên giống.

Trường hợp thỏ cái không cho thỏ đực nhảy thì có thể kích thích thỏ cái. Chúng ta có
thể tiến hành như sau: bỏ thỏ cái trong lồng thỏ đực vài giờ sau đó bắt thỏ cái ra,
hoặc bỏ một nắm cỏ của chuồng thỏ đực cho vào lồng thỏ cái, cũng có thể nhốt thỏ
cái kế lồng thỏ đực từ 24 -48 giờ. Sau đó thỏ cái có thể chịu phối. Cũng có thể dùng
kích dục tố để kích thích thỏ cái lên giống và chịu cho thỏ đực phối (Nguyễn Văn
Thu, 2004).

10


Chu kỳ lên giống của thỏ
Chu kỳ động dục của thỏ cái thường là 14 - 16 ngày, tùy theo con mà chu kỳ động
dục có thể nhỏ hơn 14 và nhỏ hơn 16 ngày. Sau khi đẻ thỏ động dục ngay vào ngày
thứ 2 - 3 (Nguyễn Văn Thu, 2004).
Kỹ thuật phối giống
Thường cho thỏ phối vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Bắt thỏ cái nhẹ nhàng bỏ
vào lồng thỏ đực, không nên bắt thỏ đực bỏ vào lồng thỏ cái, đồng thời phải quan sát
thỏ nhảy. Khi nhảy được thỏ đực kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh. Không
nên bỏ thỏ cái trong lồng thỏ đực suốt đêm làm mất sức thỏ đực và thỏ cái. Trong
một vài trại cho thỏ đực nhảy liên tiếp 2 lần trước khi bắt thỏ cái ra chỉ áp dụng cách
này khi thỏ đực ít được nhảy. Cách dùng 2 thỏ đực khác nhau để nhảy một thỏ cái có
hạn chế là không xác định được di truyền con đực và thỏ cái yếu sức sẽ không chịu
đực. Thỏ đực tốt có thể nhảy 2 lần/ngày (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức,
1999).
2. 6

SINH LÝ TIẾT SỮA

Sự tổng hợp sữa ở thỏ phụ thuộc vào hormone Prolactin và Lactogenic. Trong giai
đoạn có thai Prolactin sẽ bị ức chế bởi Estrogen và Progesterone. Khi thỏ đẻ một sự

hạ thấp mức độ Progesterone nhanh, Oxytocin và Prolactin sẽ được tiết tự do và tạo
lên sự tổng hợp sữa và thải sữa ra ngoài. Sữa sẽ thải ra như sau: thỏ mẹ vào ổ cho
con bú, các kích thích từ sự cho bú sẽ làm cho sự tiết Oxytocin và như thế sữa sẽ
được thải ra cho con bú. Lượng Oxytocin tiết ra tỉ lệ thuận với số lần cho con bú, tuy
nhiên thỏ mẹ sẽ chủ động số lần cho bú trong ngày. Sự theo bú mẹ sẽ không tạo ra
sự tiết Oxytocin mà tùy theo thỏ mẹ có muốn cho con bú hay không. Sữa thỏ có giá
trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò, sau khi đẻ 3 tuần sữa thỏ trở nên giàu đạm và mỡ sữa
(20 - 22%). Lượng sữa trong 2 ngày đầu khoảng 30 - 50g sẽ tăng vào tuần thứ 2, thứ
3. Nó sẽ giảm nhanh sau đó, đặc biệt là trong trường hợp mang thai.
2. 7

MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÓTHỂ NUÔI THỎ

3. 1

Cỏ Lông tây

Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân
dài 0,6 - 2m, lá to bản, có lông. Giống cỏ
này có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc
giống cỏ đa niên, giàu đạm, dễ trồng, chịu
được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây
được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887
tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay đã trở
thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miềm
Nam Bắc. Sau 1,5 - 2 tháng trồng thì có
thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30
ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa
khô phải hơn hai tháng mới cắt được. Có
thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn cỏ

dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn
Thiện, 2003).

Hình 2.1: Cỏ lông tây
11


Bảng 2.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây

Loại thức ăn

Giá trị dinh dưỡng, %DM
Ash
CP
EE

DM

Cỏ lông tây

18,4

12,1

12,7

5,24

NDF


ADF

56,2

29,7

Nguồn: Danh Mô (2003), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ trung tính, ADF:
xơ axit, Ash: khoáng tổng số.

3. 2

Lá rau muống

Lá rau muống là nguồn phụ phẩm được sử dụng sau khi người dân lấy cọng làm thức
ăn cho con người. Lá rau muống có hàm lượng CP cao (Nguyen Thi Kim Dong et
al., 2006).
Bảng 2.8: Thành phần hóa học của lá rau muống

Loại thức ăn
Lá rau muống

DM
10,8

OM
90,6

Giá trị dinh dưỡng, %DM
CP
EE

NDF
36,3
7,60
40,2

ADF
24,2

Ash
9,40

Nguồn: Nguyen Thi Kim Đong et al., (2006), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ
trung tính, ADF: xơ axit, Ash: khoáng tổng số.

Hình 2.2: Lá rau muống

12


3. 3

Bã đậu nành

Bã đậu nành là phụ phẩm sau khi sản xuất sữa đậu nành và đậu phụ.
Bảng 2.9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành

Loại thức ăn
Bã đậu nành

DM

10,5

Giá trị dinh dưỡng, %DM
OM
CP
NDF
96,3
19,4
48,6

ADF
33,9

Ash
3,7

Nguồn: Trương Thị Anh Thư (2008), DM: vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF:
xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash: khoáng tổng số.

Hình 2.3: Bã đậu nành

13


Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP
TIẾN HÀNH THÍ
NGHIỆM
3.1


PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành ở trại thỏ tại 474/c khu vực Bình An, phường Long Hòa,
quận Ninh Kiều và phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11/2009 đến tháng 04/2010.
3.1.3 Chuồng trại
Chuồng nuôi thỏ cái sinh sản gồm có 35 ô được xếp thành 2 dãy. Ngoài ra còn có 9 ô
chuồng nuôi thỏ đực giống và 1 dãy chuồng để nuôi thỏ con.
Máng ăn, máng uống làm bằng ca nhựa treo trong mỗi ô chuồng. Cỏ được treo ở góc
của mỗi ô chuồng và lá rau muống được đặt trên nắp chuồng được làm bằng nẹp cây.
Máng hứng phân và thức ăn thừa làm bằng lưới cước, máng hứng nước tiểu làm
bằng bạc ni-lon.
Trên mỗi ô chuồng có gắn phiếu ghi chú các thông tin: ngày phối, ngày đẻ, số con sơ
sinh, số con sơ sinh còn sống,…và những chi tiết cần thiết.
3.1.4 Thức ăn
Cỏ lông tây được cắt trong khuôn viên trường Đại Học Cần Thơ và các đám cỏ tự
nhiên trên lộ 91B.
Lá rau muống mua của người dân ở Thành Phố Cần Thơ sau khi người dân sử dụng
phần cọng để làm dưa rau muống cho người ăn.
Bã đậu nành được mua tại các cơ sở sản xuất sữa đậu nành trong Thành phố Cần
Thơ.
Thức ăn hỗn hợp C225 của công ty liên doanh Việt Pháp Proconco được mua tại cửa
hàng thức ăn gia súc ở Thành phố Cần Thơ.
3.1.5 Con giống
Thỏ được sử dụng trong thí nghiệm gồm 3 giống thỏ: thỏ New Zealand thuần, thỏ
Californian thuần và thỏ địa phương đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ. Thỏ thí
nghiệm từ 5 - 6 tháng tuổi, trọng lượng từ 2,7 - 3,5 kg, trong suốt quá trình thí

nghiệm sử dụng 9 con thỏ đực gồm 4 thỏ đực Californian, 4 thỏ đực New Zealand và
1 thỏ đực địa phương.

14


3.2

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức tương
ứng với 7 nhóm giống thỏ gồm 2 nhóm thỏ giống thuần New Zealand và
Californian, 1 nhóm giống thỏ địa phương, với 5 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm
là 1 thỏ cái sinh sản. Thỏ được cho ăn cùng một khẩu phần.
Thí nghiệm gồm có 7 nghiệm thức được trình bày như sau:
Giới tính:





Nghiệm thức 1:

New Zealand thuần x

New Zealand thuần

Nghiệm thức 2:

Californian thuần


x

Californian thuần

Nghiệm thức 3:

Địa phương

x

Địa phương

Nghiệm thức 4:

Californian thuần

x

New Zealand thuần

Nghiệm thức 5:

New Zealand thuần x

Californian thuần

Nghiệm thức 6:

New Zealand thuần x


Địa phương

Nghiệm thức 7:

Californian thuần

Địa phương

x

Khẩu phần cơ bản gồm:
Lá rau muống

150g

Bã đậu nành

300g

Thức ăn hỗn hợp

50g

Cỏ lông tây

tự do

Giai đoạn mang thai bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp ở các mức độ là 5%, 10% và
15% của giai đoạn mang thai tuần thứ 2, 3 và 4.

Giai đoạn nuôi con bổ sung thêm 50g bã đậu nành, 100g lá rau muống và 10%, 20%,
30%, 40% thức ăn hỗn hợp tương ứng với tuần nuôi con 1, 2, 3, 4. Tất cả các loại
thức ăn này được bổ sung đồng đều cho tất cả các đơn vị thí nghiệm.
3.2.1 Cách tiến hành thí nghiệm
Mỗi con được nuôi riêng trong một ô chuồng. Thỏ đực và thỏ cái được nuôi tách
riêng.
Thỏ được cho ăn 4 lần/ngày:
Buổi sáng khoảng 7 giờ đến 8 giờ: cho thỏ ăn lá rau muống và cỏ lông tây.
Buổi trưa khoảng 10 giờ -11 giờ: cho thỏ ăn thức ăn hỗn hợp.
Buổi chiều khoảng 2 giờ - 3 giờ: cho thỏ ăn bã đậu nành. Khoảng 5 giờ đến 6 giờ
cho thỏ ăn cỏ lông tây.
Thức ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa được thu và cân lại vào sáng hôm
sau để tính lượng ăn vào thật sự.
Mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa được lấy 2 tuần một lần để phân tích thành phần
dưỡng chất, từ đó tính được lượng dưỡng chất ăn vào trong thời gian thí nghiệm.
15


×