Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG của CHẾ PHẨM MEN VI SINH SOTIZYME TRÊN NĂNG SUẤT và HIỆU QUẢ KINH tế của HEO CON SAU CAI sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ YẾN NHƯ

ðÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
MEN VI SINH SOTIZYME TRÊN NĂNG SUẤT VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2010

1


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên ñề tài:

ðÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
MEN VI SINH SOTIZYME TRÊN NĂNG SUẤT VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lê Thị Mến



Sinh viên thực hiện:
Ngô Yến Như
MSSV: 3060624
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 2010

2


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ YẾN NHƯ

ðÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
MEN VI SINH SOTIZYME TRÊN NĂNG SUẤT VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON SAU CAI SỮA

Cần Thơ, Ngày

Tháng

Năm 2010

Cần Thơ, Ngày

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Tháng

Năm 2010

DUYỆT BỘ MÔN

TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, Ngày
Tháng
Năm 2010
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2010

3


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Ngô Yến Như

4



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ðHCT, ñược sự quan tâm của quý
thầy cô ñã yêu thương và dạy dỗ, truyền ñạt những kiến thức vô cùng quý báu. Và
sau gần 3 tháng thực tập tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường ðHCT, ñược sự quan
tâm và tạo ñiều kiện thuận lợi của ban chỉ ñạo, các chú kỹ thuật em ñã học hỏi ñược
một số kinh nghiệm quý giá cho bản thân và hoàn thành ñề tài này.
ðể ñền ñáp những tấm lòng chân tình ñó em xin chân thành tri ơn:
- Cha, mẹ người ñã sinh ra em. Chị hai và những người thân trong gia ñình ñã ủng
hộ em những lúc khó khăn trong suốt quãng ñường ñại học.
- Cô Lê Thị Mến và thầy Trương Chí Sơn ñã hướng dẫn, giúp ñỡ em hoàn thành ñề
tài này và em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến toàn thể cán bộ ñang giảng dạy tại
trường.
- Thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng Nhân ñã làm cố vấn cho em và
giúp em vượt qua những lúc khó khăn trong học tập.
- Cô Huỳnh Thị Thu Loan ñã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại
PTN E104 thuộc Bộ môn Chăn Nuôi, khoa NN & SHƯD.
- Xin chân thành biết ơn thầy ðỗ Võ Anh Khoa, trưởng trại chăn nuôi thực nghiệm
và xin gởi lời cám ơn ñến các chú, các anh trong trại chăn nuôi thực nghiệm ñã tạo
ñiều kiện và tận tình giúp ñỡ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
ñề tài.
- Xin gởi lời cám ơn ñến anh Lê Thanh Tú, anh Lê Hoàng Thế và chị Nguyễn Thị
Mỹ Tuyên ñã hết lòng giúp ñỡ em thực hiện và hoàn thành ñề tài này.
- Xin gởi tình cảm thân thương ñến bạn Nguyễn Thị Hồng Tươi, Nguyễn Thị Cẩm
Nhung ñã ủng hộ tôi và cùng tôi vượt qua những khó khăn trong suốt 4 năm ñại
học. Các bạn lớp CNTY khóa 32, khóa 33 ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành tốt ñề tài này.

5


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN.................................................................................................. 4
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ 5
MỤC LỤC ............................................................................................................ 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT ............................................................................. 8
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 9
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ðỒ ..................................................................... 10
TÓM LƯỢC ........................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ ................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
2.1. GIỐNG HEO .................................................................................................... 2
2.1.1.Yorkshire ........................................................................................................ 2
2.1.2. Landrace ........................................................................................................ 2
2.1.3. Các nhóm giống heo lai ................................................................................. 3
2.2. ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA HEO CON ........................................................ 3
2.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của heo con ................................................................. 3
2.2.2. ðặc ñiểm tiêu hóa của heo con....................................................................... 4
2.2.2.1 Tiêu hóa ở miệng ......................................................................................... 4
2.2.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày......................................................................................... 5
2.2.2.3 Tiêu hóa ở ruột............................................................................................. 5
2.2.3. ðặc ñiểm về khả năng ñiều tiết thân nhiệt của heo con .................................. 5
2.2.4. Sự phát triển của hệ vi sinh vật ñường ruột .................................................... 6
2.2.5. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch ............................................................. 6
2.2.6. Hệ thống enzyme tiêu hóa .............................................................................. 7
2.2.6.1 Enzyme tiêu hóa glucid ................................................................................ 7
2.2.6.2 Enzyme phân giải protein............................................................................. 7
2.2.6.3 Enzyme tiêu hóa lipid .................................................................................. 7
2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO ............................................................ 7
2.3.1. Nhu cầu năng lượng ....................................................................................... 8
2.3.2. Nhu cầu protein và acid amin (aa) .................................................................. 8
2.3.3. Nhu cầu khoáng ............................................................................................. 9

2.3.4. Nhu cầu vitamin (vit) ................................................................................... 10
2.3.5. Nhu cầu về chất béo ..................................................................................... 11
2.3.6. Nhu cầu nước............................................................................................... 11
2.3.7. Nhu cầu xơ .................................................................................................. 11
2.4. CHẾ PHẨM SINH HỌC ................................................................................ 11
2.4.1. Probiotic ...................................................................................................... 11
2.4.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 11
2.4.1.2 Tác dụng của probiotic trong ñường ruột ................................................... 12
2.4.1.3 Các loại probiotic ....................................................................................... 12
2.4.2. Prebiotic ...................................................................................................... 13
2.4.3. Chế phẩm sinh học sotizyme và một số sản phẩm của probiotic ................... 14
2.4.3.1 Chế phẩm sinh học Sotizyme ..................................................................... 14
2.4.3.2 Sản phẩm Vime-6-Way ............................................................................. 14
2.4.3.3 Sản phẩm Biozyme Fort............................................................................. 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................... 16

6


3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..................................................................... 16
3.1.1. Thời gian và ñịa ñiểm .................................................................................. 16
3.1.2. Chuồng trại thí nghiệm ................................................................................ 17
3.1.3. ðối tượng thí nghiệm ................................................................................... 17
3.1.4. Dụng cụ thí nghiệm ..................................................................................... 18
3.1.4.1 Dụng cụ tại trại .......................................................................................... 18
3.1.4.2 Phương tiện – dụng cụ và hóa chất tại PTN................................................ 18
3.1.5. Thức ăn dùng trong thí nghiệm .................................................................... 18
3.1.6. Nước uống trong thí nghiệm ........................................................................ 19
3.1.7. Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm .............................................................. 20
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................................................... 20

3.2.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 20
3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 20
3.2.2.1 Sinh trưởng của heo thí nghiệm ................................................................. 20
3.2.2.2 Tiêu tốn thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày .................................... 21
3.2.2.3 Tỷ lệ tiêu chảy ........................................................................................... 21
3.2.2.4 Tỷ lệ chết ................................................................................................... 21
3.2.2.5 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 22
3.2.3. Phương pháp tiến hành ............................................................................... 22
3.2.4. Xử lý số liệu ................................................................................................ 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ 23
4.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT ............................................................................. 23
4.2. KẾT QUẢ VỀ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM ........................... 23
4.2.1. Kết quả về sinh trưởng của heo thí nghiệm theo thức ăn .............................. 23
4.2.2. Kết quả về sinh trưởng heo thí nghiệm theo phái tính .................................. 24
4.2.3. Kết quả về sinh trưởng của heo thí nghiệm theo thức ăn và phái tính ........... 25
4.3. LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ HÀNG NGÀY CỦA
HEO THÍ NGHIỆM .............................................................................................. 26
4.4. TIÊU TỐN THỨC ĂN (TTTĂ) VÀ HSCHTĂ CỦA HEO THÍ NGHIỆM ..... 27
4.5. TỶ LỆ TIÊU CHẢY CỦA HEO THÍ NGHIỆM ............................................. 28
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ .................................................................................... 28
4.6.1. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn ................................................................... 29
4.6.2. Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm ................................................................. 29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .............................................................. 30
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 30
5.2. ðỀ NGHỊ ....................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 33

7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Arg
Ash
CF
CP
CNTY
ðHCT
EE
HCl
His
HSCHTĂ
KNN&SHƯD
Ile
Leu
Lys
Met
NRC
NT
NXB
Phe
PTN
TĂHH
TPHCM
Thr
TTTĂ
Val
VCK

Arginine

Khoáng tổng số
Xơ thô
Protein thô
Chăn Nuôi Thú Y
ðại học Cần Thơ
Béo thô
Acid Chlohydric
Histidine
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Nation Research Council
Nghiệm thức
Nhà xuất bản
Phenylalanine
Phòng thí nghiệm
Thức ăn hổn hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh
Threonine
Tiêu tốn thức ăn
Valine
Vật chất khô

8


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ............................................... 4
Bảng 2.2: Lượng dịch vị biến ñổi tùy theo tuổi và ngày ñêm của heo ...................... 5
Bảng 2.3: Nhiệt ñộ thích hợp cho heo con ............................................................... 6
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con ............................................................. 8
Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo (90 %VCK) .............................. 9
Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con ............................................. 10
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK) ............. 10
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của TĂHH dành cho heo con
sau cai sữa (Hi - Gro 551) (trạng thái cho ăn). ....................................................... 18
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của TĂHH dành cho heo con
sau cai sữa (Higro 551) (trạng thái phân tích) ........................................................ 19
Bảng 4.1: Trọng lượng và sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức......... 23
Bảng 4.2: Trọng lượng và sinh trưởng của heo theo phái tính ................................ 24
Bảng 4.3: Trọng lượng và sinh trưởng của heo theo nghiệm thức và phái tính ....... 25
Bảng 4.4: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo theo nghiệm thức ..... 26
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm ......... 27
Bảng 4.6: Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo theo nghiệm thức .................................. 28
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm .......................................................... 28

9


DANH MỤC HÌNH, SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ
Hình 2.1: Heo Yorkshire.......................................................................................... 2
Hình 2.2: Heo Landrace........................................................................................... 3
Hình 3.1: Tổng thể các dãy nuôi heo ..................................................................... 17
Hình 3.2: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm............................................................ 17
Hình 3.4: Loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ....................................................... 19
Hình 3.5: Bồn nước ở khu vực trại......................................................................... 19
Sơ ñồ 3.1: Sơ ñồ Trại chăn nuôi thực nghiệm trường ðHCT ................................. 16

Sơ ñồ 3.2: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm ......................................................................... 20
Biểu ñồ 4.1: Sinh trưởng tuyệt ñối của heo thí nghiệm theo phái tính .................... 25
Biểu ñồ 4.2: Hệ số chuyển hóa thức ăn heo thí nghiệm .......................................... 27

10


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm ñược tiến hành từ 12/2009 – 3/2010 tại trại chăn nuôi thực nghiệm ñặt
tại 554, quốc lộ 61, ấp Hòa ðức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và
PTN Bộ môn Chăn Nuôi khoa NN & SHƯD. Thí nghiệm ñược thực hiện trên 60 heo
sau cai sữa ñược nuôi trên 24 ô chuồng sàn của dãy chuồng nuôi heo sau cai sữa.
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm
thức (hai nhóm thức ăn) và 12 lần lặp lại (khối), tương ứng.
NT1: NT ñối chứng (không có bổ sung chế phẩm): có trọng lượng ñầu kỳ 9,86 ±
1,09 kg/con.
NT2: NT bổ sung chế phẩm Sotizyme: có trọng lượng ñầu kỳ 10,01 ± 0,91 kg/con.
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là TĂHH dạng viên Higro 551 dùng cho heo sau
cai sữa của công ty cổ phần Chăn Nuôi C.P (Việt Nam). Heo ñược chăm sóc và
nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại.
Số liệu ñược theo dõi và ghi chép hằng ngày, thức ăn cho heo thí nghiệm ñược tiến
hành phân tích tại PTN Bộ môn Chăn Nuôi khoa NN & SHƯD sau ñó ñược xử lí
bằng chương trình Excel và Minitab Version 13.
Kết quả thí nghiệm ñược ghi nhận như sau:
Trọng lượng bình quân cuối kỳ (kg/con) của NT1 là 22,04 và NT2 là 22,63 (P >
0,05).
Sinh trưởng tích lũy (kg/con): NT1 là 12,18 và NT2 là 12,62 (P > 0,05).
Sinh trưởng tuyệt ñối (g/con/ngày) NT1 là 406 và NT2 là 420 (P > 0,05).
HSCHTĂ của NT1 là 1,37 và NT2 là 1,28 (P < 0,05).
Tỷ lệ tiêu chảy ở NT1 là 2,87 % và NT2 là 0,42 %.

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng: NT1 là 16 (ngàn ñồng) cao hơn NT2 là 15
(ngàn ñồng).
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn: NT1 là 1.958 (ngàn ñồng) thấp hơn NT2 là 2.043
(ngàn ñồng).
Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm: NT1 là 1.840 (ngàn ñồng) thấp hơn NT2 là 1.932
(ngàn ñồng).

11


CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi là một
trong những ngành sản xuất nông nghiệp chính. Trong ñó, chăn nuôi heo ñóng vai
trò ñặc biệt quan trọng vì thịt heo là một nguồn cung cấp năng lượng, protein, các
chất khoáng, vitamin và nó còn là loại thực phẩm thịt tươi ñược tiêu thụ rộng rãi
nhất trên thế giới theo Cục Chăn Nuôi dự báo về tổng sản lượng thịt heo của thế
giới năm 2010 vào khoảng 101,9 triệu tấn. ðồng thời nó còn là phương tiện ñể cải
thiện kinh tế nông hộ vì xưa nay người dân có tập quán là tận dụng những phụ
phẩm nông nghiệp ñể chăn nuôi làm tăng thêm nguồn thu nhập trong gia ñình.
ðể ñạt ñược sản lượng thịt xẻ các loại năm 2010 là 3.210 ngàn tấn (trong ñó thịt heo
là 2.191 ngàn tấn, chiếm 68 %), năm 2020 ñạt 5.521 ngàn tấn (trong ñó thịt heo là
3.493 ngàn tấn, chiếm 63 %). Bình quân sản lượng thịt trên ñầu người năm 2010:
36,3 kg, năm 2020: 55,5 kg, chúng ta phải phấn ñấu ñưa tổng ñàn heo của cả nước
từ 26,8 triệu con (2006) lên 35 triệu con (2020), với chất lượng ñàn heo ñạt tỷ lệ thịt
cao (trên 50 %), ñạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ñáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Muốn vậy việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
heo là hết sức quan trọng ñể giảm tối thiểu các tỷ lệ hao hụt.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chăn nuôi gia ñình cũng như ở các cơ sở tập
trung thì giai ñoạn nuôi heo con theo mẹ và sau cai sữa là vấn ñề ñáng quan tâm và
có ý nghĩa kinh tế ñối với người chăn nuôi vì họ ñã gặp không ít khó khăn về bệnh

của heo. ðặc biệt là bệnh tiêu chảy trong những giai ñoạn này mà ña số các ñàn heo
ñã gặp phải, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. Heo bị tiêu chảy
là do nhiều nguyên nhân: do ñặc ñiểm của hệ thống tiêu hóa heo con, hệ thống
enzyme, hệ vi sinh vật có lợi ở ñường ruột,… Ngoài ra, còn do các yếu tố: quản lý,
chăm sóc nuôi dưỡng, hay do heo bị stress,… hoặc do bị nhiễm khuẩn ñặc biệt là
khi bị nhiễm vi khuẩn E. coli làm tăng trưởng chậm, tỷ lệ hao hụt lớn và dẫn ñến
hiệu quả kinh tế kém.
ðể khắc phục tình hình trên, khuynh hướng hiện nay là hạn chế sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi vì dễ gây rối loạn hệ vi sinh vật có lợi ở ñường ruột. Thay vào ñó là
sử dụng các chế phẩm sinh học gọi chung là probiotic nhằm cân bằng hệ vi sinh vật
ñường ruột, kích thích tăng trưởng và làm tăng hoạt ñộng của hệ miễn dịch.
Xuất phát từ thực tiễn chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá Ảnh hưởng
của chế phẩm men vi sinh Sotizyme trên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo
con sau cai sữa”.
Mục tiêu ñề tài: khảo sát hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Sotizyme lên khả
năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả sử dụng thức ăn ñể từ ñó có những
khuyến cáo sử dụng chế phẩm này trong quy mô của trại và áp dụng rộng rãi trong
các mô hình chăn nuôi.

12


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIỐNG HEO
2.1.1.Yorkshire
Heo có xuất xứ từ nước Anh, là giống kiêm dụng hướng nạc – mỡ. Ngày nay, ñây là
giống heo quốc tế bởi sự hiện diện của chúng khắp nơi trên thế giới. Heo Yorshire
có 3 ngoại hình: kích thước lớn gọi là ðại Bạch, Trung Bạch và cỡ nhỏ. Ở miền
Nam phần lớn heo Yorshire nhập nội thuộc 2 loại ðại Bạch và Trung Bạch. Heo
ðại Bạch có tầm vóc lớn, thân mình dài nhưng không năng nề, dáng ñi chắc khỏe

và linh hoạt, sắc lông trắng có ánh vàng, ñầu to, trán rộng, mõm khá rộng, mắt lanh
lợi, tai to ñứng và có hình tam giác hơi ngả về trước, vành tai có nhiều lông mịn và
dài, lưng thẳng và rộng, bụng gọn, ngực rộng và sâu, ñùi to và dài bốn chân khỏe.
Heo cái ñược sử dụng làm giống vào lúc 6 – 8 tháng tuổi, lúc này heo ñạt trọng
lượng trên 100 kg. Heo nái ñẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có từ 10 – 11 heo
con còn sống. Trọng lượng sơ sinh heo con cai sữa không ñồng ñều lắm, khoảng
cách hai lứa ñẻ khoảng 231 – 240 ngày. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi ñạt 90 – 100 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 3 – 4 kg, tỉ lệ nạc 51 – 54 % (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Hình 2.1: Heo Yorkshire
( Nguồn: www.fwi.co.uk)

2.1.2. Landrace
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), heo Landrace có hướng sản xuất nạc.
Màu lông da trắng tuyền, tầm vóc to, dài mình, ngực nông, thể chất không vững
chắc. Heo Landrace có ñặc ñiểm là tai to rủ xuống mắt, heo nuôi 8 tháng tuổi ñạt 90
kg, 12 tháng tuổi ñạt 145 kg. Về sinh sản số con sơ sinh trên ổ là 8 – 11 con, khối
lượng sơ sinh trên con là từ 1,3 – 1,4 kg, khối lượng 60 ngày tuổi trên con 14 – 16
kg. Tuy các chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng heo nuôi nước ta có thấp hơn so với giống
gốc từ 10 – 15 % nhưng heo ñược dùng nhiều trong lai kinh tế với các giống lợn nội
nhằm nâng cao khối lượng và tỷ lệ nạc.

13


Hình 2.2: Heo Landrace

(Nguồn: www.cedarridgegenetics.com)


2.1.3. Các nhóm giống heo lai
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), qua nghiên cứu nhiều năm cho
thấy việc lai giống ñã ñạt hiệu quả cao thông qua ưu thế lai. Ưu thế lai là sự vượt
trội của con lai so với bố mẹ ñược thể hiện ở khả năng sống, sinh trưởng, số con ñẻ
ra và khả năng nuôi con.
Hiện nay nhóm lai giữa (♂ Yorkshire x ♀ Landrace), (♂ Landrace x ♀ Yorkshire)
cho ra nái hai máu ñược nhà chăn nuôi hiện nay xem là giống có khả năng sinh sản
tốt nhất, hoặc các con nái thuộc giống (Yorkshire), (Landrace) có thể sinh sản tốt
với các nọc cùng giống, các heo con ñược dùng nuôi thịt hoặc tạo nái hậu bị sinh
sản tiếp. Tránh dùng con ñực Pietrian hoặc Duroc con lai lại là heo sinh trưởng sẽ
sinh sản kém nếu muốn tạo heo cái hậu bị (Võ Văn Ninh, 2006).
Theo Trương Lăng (2000), một số nái ở nước ta ñã dùng là heo nái Yorkshire lai 2
nền cho lai với ñực giống Landrace, Duroc, con lai nuôi thịt chóng lớn, 6 – 7 tháng
tuổi heo ñạt khoảng 100 kg, tỷ lệ nạc là 52 – 57 %, tiêu tốn 3,8 – 4,2 kg cho một kg
tăng trọng.
2.2. ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA HEO CON
2.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của heo con
Giai ñoạn bú sữa mẹ, heo con có tốc ñộ tăng trưởng nhanh: sau khi ñẻ 8 ngày trọng
lượng tăng gấp 2 lần, sau 10 ngày tăng gấp 4 lần, sau 55 – 60 ngày tuổi tăng gấp 15
– 20 lần so với trọng lượng sơ sinh (Trương Lăng, 2003).
Theo Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), khối lượng heo con ñạt ñược ở các
thời ñiểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau khá chặc
chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng cao thì có hy vọng ñể khối lượng lúc
cai sữa cao. Vì vậy phải coi trọng ñặc ñiểm này ñể nuôi dưỡng tốt heo nái ñủ sữa
cho heo con bú ñể tăng khối lượng sơ sinh của heo con.
Heo con mới ñẻ về mặt sinh lý tương ñối thành thục khả năng phát triển của heo
nhanh hơn so với các gia súc khác. Quá trình sinh trưởng của heo con từ khi mới ñẻ
ñến khi cai sữa gặp phải hai thời kỳ khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng ở tuần thứ 3
do nhu cầu sữa của heo con tăng, trái lại lượng sữa của heo mẹ bắt ñầu giảm, một số
14



chất dự trữ trong cơ thể heo con ñã giảm dần. Thời kỳ khủng hoảng lúc cai sữa do
heo con tách hẳn mẹ từ dinh dưỡng phụ thuộc vào sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng
của thức ăn có nhiều chất thô. Nếu sự chuyển biến này ñột ngột sẽ có ảnh hưởng
xấu ñến sinh trưởng của heo con (Trần Cừ,1972).
2.2.2. ðặc ñiểm tiêu hóa của heo con
Ở heo con các cơ quan ñều chưa thành thục về chức năng, ñặc biệt là hệ thần kinh,
do ñó heo con phản ứng rất chậm chạp các yếu tố tác ñộng lên chúng. Một ñặc ñiểm
cần lưu ý, ở heo con có một giai ñoạn không có HCl trong dạ dày. Giai ñoạn này
ñược coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên của heo con, do vậy mới tạo ñược
khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa ñầu của heo mẹ. Trong giai ñoạn
này, dịch vị không có hoạt tính phân giải protien mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa
ñầu và sữa. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin ñược chuyển xuống ruột và
thẩm thấu vào máu. Ở heo con ñến 14 – 16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày
không còn là trạng thái sinh lý bình thường nữa việc tập cho heo con ăn sớm ñặc
biệt là khi cai sữa sớm ñã rút ngắn ñược giai ñoạn thiếu HCl, hoạt hóa hoạt ñộng tiết
dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các ñáp ứng miễn dịch của chúng (ðào
Trọng ðạt et al., 1996).
Theo Nguyễn Thiện (2008), thời kỳ này ñặc ñiểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo
con ñó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh
thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn chưa hoàn
thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong ñường tiêu hóa
heo con bị hạn chế. Tuy nhiên, heo và các loài gia súc khác ñều thực hiện quá trình
tiêu hóa theo trình tự sau: quá trình tiêu hóa ở miệng rồi ñưa xuống dạ dày tiếp tục
nghiền và nhờ các loại acid HCl và các loại men tiêu hóa khác như men pepsin ñể
chuyển hóa protein.
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con

Cơ quan

Dạ dày
Ruột non
Ruột già

Thời gian
Sơ sinh

70 ngày

2,5 ml
100 ml
40 ml

1815 ml
6000ml
2100ml

Số lần tăng
> 70 lần
60 lần
> 50 lần

(Nguồn: Nguyễn Thiện, 2008)

2.2.2.1 Tiêu hóa ở miệng
Theo Cù Xuân Dần (1996), heo dùng mũi ủi ñất ñể tìm thức ăn và nhờ môi dưới
nhọn ñưa thức ăn vào miệng. Khi lấy thức ăn ở máng thì nó nhờ răng, lưỡi và nhờ
vận ñộng lắc của ñầu xốc mõm vào máng ñể lấy thức ăn. Tiêu hóa ở miệng gồm 3
giai ñoạn: ñầu tiên là lấy thức ăn và nước uống, tiếp theo là nhai và tẩm ướt thức ăn
với nước bọt sau cùng là nuốt.

Sự tiết nước bọt ở heo biến ñổi theo tuổi, lượng nước bọt, vật chất khô, và nitơ
trong nước bọt tăng theo tuổi (Trần Cừ, 1972). Trong nước bọt chứa men amylase,
maltase (chủ yếu là amylase). Ở heo sơ sinh, những ngày ñầu hoạt tính amylase
nước bọt cao và lượng amylase ñạt cao nhất lúc 2 – 3 tuần tuổi, sau ñó giảm 50 %

15


(Trương Lăng, 1993). Ở miệng hầu như không có sự hấp thụ vì thức ăn dừng lại ở
ñây không lâu, chỉ có khả năng hấp thu ñường glucose, nhưng lượng này không
ñáng kể.
2.2.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở dạ dày là giai ñoạn tiêu hóa quan trọng, tại ñây thức ăn chịu tác ñộng cơ
học do sự co bóp, vận ñộng của dạ dày, và tác ñộng hóa học do dịch vị tiết ra (Cù
Xuân Dần, 1996).
Theo Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) và Trương Lăng (2000), thì tiêu hoá ở
dạ dày ñược nghiên cứu khá ñầy ñủ. Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau ñó tăng
nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào 3 – 4
tuần tuổi và sau ñó giảm dần. Trong một ngày ñêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau
và biến ñổi theo tuổi. Trước khi cai sữa, ban ñêm heo con tiết nhiều dịch vị nhiều
hơn do heo mẹ ban ñêm tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của heo con. Khi cai
sữa lượng dịch vị tiết ra ngày ñêm gần bằng nhau.
Bảng 2.2: Lượng dịch vị biến ñổi tùy theo tuổi và ngày ñêm của heo

Loại heo

Thời gian
Ngày
ðêm


Heo lớn

Heo con

62 %
38 %

31 %
69 %

(Nguồn: Trương Lăng, 2003)

2.2.2.3 Tiêu hóa ở ruột
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 ñạt 6 lít,
12 tháng ñạt 20 lít. Ruột già heo sơ sinh dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày là 100 ml,
tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 – 12 lít. Heo tiêu
hoá ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành
acid amin. ðộ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi và cường ñộ tiết. Hoạt tính enzyme
amylase ñạt 1000 – 8000 ñơn vị và giảm theo tuổi. Các enzyme tiêu hoá trong dịch
ruột heo con gồm: amino peptidase, dipeptidase, lipase và amylase. Trong một ngày
ñêm, heo con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7 lít; 3 – 5 tháng có từ 6 – 9 lít dịch.
Lượng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Heo con
một tháng rưỡi ñến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày ñêm tăng ñáng kể nếu tăng thức
ăn thô xanh vào khẩu phần (Trương Lăng, 2003).
2.2.3. ðặc ñiểm về khả năng ñiều tiết thân nhiệt của heo con
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu kỷ (2004), khi mới sinh cơ thể heo chứa tới 82 %
nước. Sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở heo giảm 1 – 2 %, nhiệt ñộ cơ thể giảm tới
5oC. Do bị mất nước, mất nhiệt nhanh, cơ thể bị lạnh làm hoạt ñộng chức năng của
các bộ máy trong cơ thể bị rối loạn. Heo sơ sinh trao ñổi năng lượng và trao ñổi vật
chất rất cao trong khi ñó nhiệt ñộ cơ thể lại giảm nhanh vì thế nhu cầu ẩm với heo

con rất quan trọng, 7 ngày ñầu heo cần nhiệt ñộ 32 – 34oC, 7 – 10 ngày sau cần 29 –
30oC, sau 10 ngày tuổi heo con mới tự cân bằng nhiệt ñược.

16


Khả năng ñiều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do ñó nó rất nhạy cảm với sự
thay ñổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt ñộ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh. Ở gia
súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn ñịnh (Trần Thị Dân, 2004).
Theo Lê Hồng Mận (2006), heo mới sinh lớp mỡ dưới da chưa phát triển và
glycogen trong cơ còn thấp, da mỏng, lông thưa nên khả năng giữ nhiệt cho cơ thể
còn hạn chế, heo dễ bị nhiễm bệnh.
Bảng 2.3: Nhiệt ñộ thích hợp cho heo con

Trọng lượng heo
Heo sơ sinh
Heo 2 – 5 kg
Heo 5 – 20 kg

Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ tối ưu ( C)
Nhiệt ñộ giới hạn (oC)
35
32 – 38
30
27 – 32
27
24 – 30
o


(Nguồn: Nguyễn Thiện và ðào ðức Thà, 2007)

2.2.4. Sự phát triển của hệ vi sinh vật ñường ruột
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật ñường ruột chưa phát triển, chưa ñủ số lượng, vi
khuẩn có lợi chưa ñủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
nhất là các bệnh ñường tiêu hóa. Trong quá trình phát triển bình thường ở ñường
ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn sinh acid lactic, vi khuẩn
bifidium và một số cầu khuẩn ñường ruột ñối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương
hàn, và các vi khuẩn sinh thối rữa. Cơ chế ñối kháng này là nhờ hoạt tính của acid
lactic ñã có tác dụng ngăn chặn sự hoạt ñộng của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và
gây thối rữa. Vi khuẩn lactic có ngay từ ngày ñầu con vật mới sinh ra, chúng phát
triển và tăng dần số lượng ñến mức có thể khống chế sự phát triển của vi khuẩn E.
Coli (ðào Trọng ðạt et al., 1996).
Theo Trần Thị Dân (2005), bộ máy tiêu hóa của thú sơ sinh thường không có vi
sinh vật nhưng sau ñó hệ vi sinh vật riêng biệt của mỗi loài thú phát triển nhanh. Sự
phát triển của hệ vi sinh vật ổn ñịnh giúp thú kháng lại sự nhiễm trùng ñặc biệt
trong ñường ruột. Trong ruột của thú dạ dày ñơn khỏe mạnh, có rất nhiều typ vi
khuẩn hiếm khí. Trong ñó nhóm vi khuẩn hiếm khí bắt buộc như Bifidobacteria,
Lactobacilli và Bacteroidaceae chiếm ñến 90 % của tổng vi sinh vật.
2.2.5. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch
Ở heo sơ sinh quá trình hấp thu imminoglobulin và những tiểu phần protein khác
của sữa mẹ bằng con ñường chủ ñộng chọn lọc hoặc bằng ẩm bào. Nhờ ñó
imminoglobulin ngay những giờ ñầu sau khi ñẻ ñã tăng trong máu heo con (từ 3,5 –
7 %). Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không gây nguy hiểm với
heo con vì trong thời gian này heo con không hình thành kháng thể bản thân và
protein ñối với chúng không phải là kháng nguyên. Sự thành thục về miễn dịch học
của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi (Trương Lăng, 2003).

17



2.2.6. Hệ thống enzyme tiêu hóa
Theo Trần Cừ (1972), quá trình tiêu hóa hóa học ở heo cũng như các ñộng vật khác
nhờ vào hệ thống enzym có thể chia ra 3 nhóm chính enzym tiêu hóa protid gồm có
pepsin, trypsin, chimotrypsin,… Enzym tiêu hóa lipid gồm có lipase. Enzym tiêu
hóa glucid có amylase, maltase và lactase.
Lưu ý khi thay thế sữa mẹ bằng một chế ñộ thức ăn heo con sẽ có nhiều rối loạn về
tiêu hóa do thiếu một số enzyme cần thiết phải bổ sung protein ñộng vật cần thiết.
Vì với protein thực vật thì các enzyme tiêu hóa tác ñộng ít hơn so với protein ñộng
vật. Cai sữa 5 tuần tuổi thì heo con sử dụng ñược protein thực vật tương ñối dễ dàng
(Trương Lăng, 2003).
2.2.6.1 Enzyme tiêu hóa glucid
Glucid ñược tiêu hóa nhờ các men: amylase, maltase, lactase, saccharase. Các
enzyme tiêu hóa biến ñổi rất rõ theo tuổi: amylase do tuyến nước bọt tiết ra ở heo
con có hoạt lực thấp, tăng cao nhất lúc 2 – 3 tuần tuổi sau ñó lại giảm, còn amylsae
tụy lại có ngay trong thời kỳ sơ sinh song hoạt lực thấp và tăng cao dần ở 4 – 6 tuần
tuổi. ðây là loại men có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa tinh bột do lượng men
lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài. Maltase và saccharase cũng tương tự như
amylase cho nên khả năng tiêu hóa tinh bột của heo con trong 4 tuần tuổi ñầu còn
kém chỉ ñạt 50 % lượng tinh bột ăn vào (Nguyễn Thiện, 2008).
2.2.6.2 Enzyme phân giải protein
Các enzyme tiêu hóa protein bao gồm: pepsin, trypsin, chymotrypsin. Men pepsin
có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5 – 6 tuần tuổi, song không có chức năng tiêu
hóa protein bởi vì ở dạng pepsinogen. Pepsinogen cần có HCl ở dạng tự do ñể hoạt
hóa nó biến thành dạng hoạt ñộng (Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005).
2.2.6.3 Enzyme tiêu hóa lipid
Theo Nguyễn Thiện (2008), thì sữa heo rất nhiều chất béo và khả năng tiêu hóa sẽ
ñược thực hiện tốt nhờ enzyme tiêu hóa lipid là lipase, men này hoạt ñộng mạnh
ngay từ khi mới sinh và tương ñối ổn ñịnh trong suốt thời kỳ bú sữa. Ở heo sơ sinh
bằng tác ñộng của lipase và ñược nhũ tương hóa bởi muối mật, chất béo trong sữa

heo có thể ñược tiêu hóa trên 95 %. Hàm lượng lipase trong dịch tụy phụ thuộc vào
mức ñộ hoạt ñộng của tuyến tụy, tuyến tụy hoạt ñộng càng nhiều thì hàm lượng tiêu
hóa lipase càng cao nhưng cần chú ý khả năng thích ứng của tuyến tụy với chế ñộ
ăn. Hoạt ñộng lipase tăng khi chế ñộ có nhiều lipid.
2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO
ðể sinh trưởng phát triển heo cần ñược cung cấp ñầy ñủ năng lượng, protein, mà
chính xác hơn là các acid amin, các chất khoáng, các vitamin và acid béo. Do ñó khi
xem xét nhu cầu dinh dưỡng của heo người ta thường chú ý ñến năng lượng,
protein, acid amin, vitamin, và các chất khoáng ña, vi lượng (Nguyễn Thiện et al.,
2008).

18


2.3.1. Nhu cầu năng lượng
Năng lượng do thức ăn cung cấp trước hết ñược trao ñổi và tiêu hao trong mọi hoạt
ñộng của cơ thể heo: ăn uống, ñi lại, hô hấp, tuần hoàn,…kể cả lúc ngủ. ða phần
các nguyên liệu thức ăn nuôi heo có giá trị năng lượng trao ñổi bằng 94 – 97 % giá
trị năng lượng tiêu hóa. Heo cần năng lượng ñể duy trì cơ thể bình thường, ñể lớn
lên và ñể sinh sản. Các thức ăn cung cấp năng lượng là các thành phần chủ yếu của
khẩu phần heo (Trương Lăng, 2000).
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con

Chỉ tiêu

3–5
3400
3265
855
820

250
26

DE trong khẩu phần (kcal/kg)
ME trong khẩu phần (kcal/kg)
DE ăn vào ước tính (kcal/ngày)
ME ăn vào ước tính (kcal/ngày)
Lượng ăn vào ước tính (g/ngày)
Protein thô (%)

Trọng lượng heo (kg)
5 – 10
3400
3265
1690
1625
500
23,7

10 -20
3400
3265
3400
3265
1000
20,9

(Nguồn: NRC, 2000)

2.3.2. Nhu cầu protein và acid amin (aa)

Theo Vũ ðình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005), cung cấp ñủ protein cho heo con ở
giai ñoạn này rất quan trọng. Vì ñây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và
lượng protein ñược tích lũy rất lớn. Thông thường trong khẩu phần thức ăn cho heo
con phải ñảm bảo từ 120 – 130 g protein tiêu hoá trên ñơn vị thức ăn. Hoặc lượng
protein thô trong khẩu phần 17 – 19 %. Ngoài việc phải cung cấp ñầy ñủ lượng
protein trong khẩu phần thức ăn cho heo con thì cũng cần chú ý tới hai loại acid
amin quan trọng là Lys và Met. Lys có vai trò quan trọng trong hình thành xương,
ảnh hưởng ñến sự tổng hợp các nucleotid, hemoglobin, duy trì trạng thái bình
thường của cơ thể. Thiếu Lys con vật lười ăn, da khô, giảm khối lượng. Met có ảnh
hưởng ñến sự sinh trưởng, sự hoạt ñộng của gan, sự ñiều hoà của tuyến giáp, khử
ñộc các chất xâm nhập vào cơ thể. Thiếu Met sẽ giảm khả năng sinh trưởng, giảm
mức sử dụng nitơ và quá trình trao ñổi chất bị rối loạn.

19


Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo (90 %VCK)

AA (%)
Arg
His
Ile
Leu
Lys
Met
Met + Cys
Phe
Phe+Tyr
Thr
Trp

Val

Trọng lượng (kg)
5 – 10 kg
2,4
1,9
3,2
6,0
5,9
1,6
3,4
3,5
5,5
3,7
1,1
4,0

3 – 5 kg
1,4
1,1
1,8
3,4
3,4
0,9
1,9
2,0
3,2
2,1
0,6
2,3


10 – 20 kg
4,2
3,2
5,5
10,3
10,1
2,7
5,8
6,1
9,5
6,3
1,9
6,9

(Nguồn: NRC, 2000)

2.3.3. Nhu cầu khoáng
Chất khoáng cần thiết cho các cấu trúc và chức năng chuyển hóa trong cơ thể heo,
mười chất khoáng ña, vi lượng cần thiết ñược bổ sung vào khẩu phần heo: Ca, P,
Na, Cl, Fe, Zn, I, Se, Cu, Mn (Trương Lăng, 2000).
Ca và P: giữ vai trò chính trong cấu tạo bộ xương và thực hiện nhiều chức năng sinh
lý khác. Vai trò của Ca còn thể hiện trong sự ñông máu và co cơ, vai trò của P với
sự trao ñổi năng lượng. Theo NRC (2000), trong sản xuất thức ăn ñể có lượng Ca và
P phù hợp cần thiết phải dựa vào 3 yếu tố: (1) Việc cung cấp ñủ các khoáng chất ở
dạng tiêu hoá ñược trong khẩu phần. (2) Phải có một tỷ lệ thích hợp Ca và P tiêu
hoá trong khẩu phần. (3) ðặc biệt phải chú ý ñến một lượng Vit D phù hợp, nó rất
cần thiết cho việc ñồng hoá Ca và P trong cơ thể. Nhu cầu Ca và P tổng số ñược
tính toán dựa trên cơ sở khẩu phần tăng cường bắp, khô dầu ñậu tương và có tính
ñến một số nguồn P trong nguyên liệu nguồn gốc thực vật không hấp thu ñược. Nếu

lượng thức ăn ăn vào ít thì hàm lượng khoáng trong xương cao nhất phải ñạt ít nhất
0,1 % ñơn vị so với nhu cầu ñể ñạt tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả tối ña. Tuy nhiên,
ñể có bộ xương vững chắc tối ña bằng cách cho heo choai ăn nhiều Ca và P không
cải thiện tốt về cấu trúc cũng không tăng cường ñược sức khỏe và tuổi thọ.

20


Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con

Khoáng chất
Ca (%)
P (%)
NaCl (%)
Fe (ppm)
Zn (ppm)
Cu (ppm)
Mn (ppm)
I (ppm)
Se (ppm)

Trọng lượng heo (kg)
12 – 18

4 – 11
0,85
0,72
0,25 – 0,05
100
100

10
10
0,2
0,3

0,75
0,65
0,25 – 0,05
100
100
10
10
0,2
0,3

19 – 46
0,65
0,55
0,25 – 0,05
100
100
10
10
0,2
0,3

(Nguồn: Trương Lăng, 2000)

2.3.4. Nhu cầu vitamin (vit)
Nhu cầu vitamin của heo rất ít nhưng nó rất cần thiết cho quá trình trao ñổi chất

bình thường của cơ thể (Nguyễn Thiện et al., 2008). Theo Lê Hồng Mận (2006), cơ
thể ñộng vật cần khoảng 15 loại vit với lượng rất ít nhưng có vai trò lớn trong quá
trình trao ñổi chất, các hoạt ñộng của các enzyme và hormon. Thiếu hay thừa một
loại vit nào ñều có ảnh hưởng xấu ñến tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng của ñộng vật. vit
chia làm 2 loại: nhóm hòa tan trong dầu và nhóm vit hòa tan trong nước ñược ñưa
từ thức ăn vào cơ thể.
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK)

Chỉ tiêu
Vit A (IU)
Vit D3 (IU)
Vit E (IU)
Vit K (mg/kg)
Biotin (mg/kg)
Choline (g/kg)
Niacin (mg/kg)
Riboflavin (mg/kg)
Thiamin (mg/kg)
Vit B6 (mg/kg)
Vit B12 (mg/kg)

5 – 10

Thể trọng heo (kg)
10 – 20

20 – 50

1.100
110

8
0,25
0,03
0,25
7,50
1,75
0,50
0,75
8,75

1.750
200
11
0,50
0,05
0,40
12,50
3,00
1,00
1,50
15,00

2.412
278
20
0,93
0,09
0,56
18,55
4,64

1,86
1,86
18,55

(Nguồn: NRC, 2000)

21


2.3.5. Nhu cầu về chất béo
Khả năng tiêu hóa chất béo của heo con tăng dần lên theo tuổi của chúng. Mặc dù
chất béo bổ sung không có tác dụng ñối với mức tăng trưởng của heo con trong 1, 2
tuần ñầu sau khi cai sữa nhưng không gây nên hiện tượng mất chất béo trong thời
gian ñó. Trong 2 tuần ñầu sau khi cai sữa lượng chất béo bổ sung nên hạn chế ở
mức 2 – 3 % khẩu phần. Sau 3 – 4 tuần kể từ khi cai sữa tỷ lệ chất béo trong khẩu
phần thức ăn có thể tăng 4 – 5 %. Ở ñộ tuổi này của heo con, chất béo làm tăng mức
tăng trưởng của heo và phát huy hiệu quả của thức ăn (Hội ðồng Hạt Ngũ Cốc Mỹ,
1994).
Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp phần lớn ñược dự trữ dưới da, quanh nội tạng,
lipid ñược hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn heo lớn vì lipid của
heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa (Trương Lăng, 2003).
2.3.6. Nhu cầu nước
Nước chiếm 50 – 60 % trọng lượng cơ thể. Trong máu, sữa nước chiếm ñến 80 – 95
%. Cơ thể mất 10 % nước sẽ gây rối loạn chức năng trao ñổi chất. Nếu mất 20 %
lượng nước cơ thể heo con sẽ chết (Trương Lăng, 2003).
Nhu cầu nước tối thiểu là lượng nước cần ñể cân bằng lượng nước mất, sản xuất
sữa, tạo ra tế bào mới trong quá trình sinh trưởng hoặc phát triển. Có rất nhiều yếu
tố chi phối nhu cầu nước của heo bao gồm cả môi trường. Lượng nước có trong cơ
thể heo ở từng ñộ tuổi khác nhau tương ñối ổn ñịnh. Tuy nhiên, heo cần có ñủ nước
hàng ngày ñể cân bằng lượng nước bị mất. Lượng nước tiêu thụ trong tuần lễ thứ

nhất, hai, ba, sau cai sữa lần lượt là 0,49 lit/con/ngày; 0,89 lit/con/ngày; 1,46
lit/con/ngày (NRC, 2000).
2.3.7. Nhu cầu xơ
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần của heo sẽ làm giảm năng lượng tiêu hóa DE của
khẩu phần. ðể duy trì năng lượng tiêu hóa ăn vào heo phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên,
khi lượng chất thô vượt quá 10 – 15 % khẩu phần, lượng thức ăn ăn vào có thể sẽ bị
giảm do ñộ choáng quá nhiều hoặc do tính ngon miệng của thức ăn thấp. Khẩu phần
năng lượng (chất xơ cao) sẽ cho tỷ lệ tăng trưởng tương ñương với tỷ lệ tăng trưởng
của heo ñực ăn khẩu phần năng lượng cao trong giai ñoạn nhiệt ñộ môi trường thấp
nhưng khẩu phần loại này thường làm giảm tỷ lệ tăng trưởng khi nhiệt ñộ môi
trường cao (NRC, 2000).
2.4. CHẾ PHẨM SINH HỌC
2.4.1. Probiotic
2.4.1.1 Khái niệm
Người ñầu tiên ñề nghị dùng Lactobacilli bổ sung vào khẩu phần ñể ngừa rối loạn
trong tiêu hóa với tên “probiotic” là Metchnikoff (1908). ðến 1974, Parker ñề nghị
dùng probiotic ñể chỉ vi sinh vật sống có tác ñộng trái ngược với kháng sinh. Gần
ñây, Fuller (1989) ñã ñịnh nghĩa rõ ràng hơn: “probiotic là dạng thức ăn có chứa vi
sinh vật sống cung cấp cho gia súc có nhiều ảnh hưởng tốt vì nó giúp cân bằng hệ vi
sinh vật trong ñường ruột”.

22


Probiotic còn ñược hiểu một cách ñơn giản là những vi sinh vật sống hữu dụng
ñược ñưa trực tiếp vào thức ăn. Khi các vi sinh vật này vào ñường tiêu hóa chúng
không bị giết chết bởi môi trường ñường ruột vật chủ, trái lại chúng có khả năng
sinh sôi nảy nở và ức chế vi sinh vật có hại trong ñường ruột ñể bảo vệ tốt cho ống
tiêu hóa vật chủ (Dương Thanh Liêm, 2008).
2.4.1.2 Tác dụng của probiotic trong ñường ruột

Theo Trần Thị Dân (2004) và Dương Thanh Liêm (2008), probiotic ñược dùng ñể
cạnh tranh và kháng lại sự ñịnh vị của vi khuẩn có hại ở ñường tiêu hóa. Những vi
sinh vật này tiêu thụ O2 làm cho không còn O2 thừa ñể vi khuẩn có hại phát triển,
sinh sản. Có tác dụng phòng trừ bệnh tiêu chảy. Những vi khuẩn có lợi này sản xuất
hợp chất có tính kháng khuẩn, tiết acid làm giảm pH ñường ruột, cạnh tranh chất
dinh dưỡng hoặc nơi bám ở ruột và kích thích hoạt ñộng miễn nhiễm. ðể vi sinh vật
có lợi ñược thiết lập ở ñường tiêu hóa, chất trợ sinh phải ñược cung cấp cho heo con
sơ sinh càng sớm càng tốt. Ở thú lớn, tác dụng của chất trợ sinh chỉ xảy ra trong
thời gian chúng ñược cung cấp liên tục. Thời gian ñể vi khuẩn trong chất trợ sinh có
thể ñịnh vị vào ñường tiêu hóa tùy thuộc vào khả năng mà chúng liên kết với thành
ruột và chất dinh dưỡng có sẵn.
Theo Trần Thị Dân (2005), yếu tố ảnh hưởng hiệu quả khi dùng trợ sinh có thể do:
tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng thú, sự hiện diện của yếu tố gây stress, khác biệt
về di truyền giữa các thú, tuổi và hạng thú, sức sống và tính ổn ñịnh của chất trợ
sinh, tính ñặc hiệu của trợ sinh theo loài thú, liều và số lần dùng trợ sinh.
2.4.1.3 Các loại probiotic
* Chất bổ sung vi khuẩn
Các loại vi khuẩn dùng cho ăn trực tiếp ñược gọi là chất trợ giúp sức sống
“probiotic”, bao gồm các vi khuẩn ở dạng sống trong tự nhiên như Lactobacillus
acidophilus, Bacillus, Enterococcus, Streptoccocus faecium và Saccharomyces
cereviae. Hoạt ñộng của chúng là tăng cường cân bằng vi sinh trong ruột của ñộng
vật, ở một số trường hợp khi bổ sung các vi khuẩn này heo tăng trọng tốt trong ñiều
kiện nuôi tại trại và thường là trong ñiều kiện bị stress mạnh. Trong ñó,
Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis ñược chú ý sử dụng nhiều nhất vì chúng
có khả năng tạo ra bào tử kháng lại ñược pH thấp ở dạ dày và ñề kháng ñược nhiệt
ñộ cao khi ép viên (NRC, 2000).
* Các ñường ñơn
Các loại ñường ñơn ñược khuyến cáo ñưa vào khẩu phần: mannoligosaccharide,
fructooligosaccharide ñể làm thay ñổi khả năng các mầm bệnh cư trú trong ñường
ruột (NRC,2000).


23


Chất trợ sinh có thể ñược cung cấp cùng với cơ chất thường là oligosaccharide ñó là
chất mà người ta cho rằng có thể giúp vi khuẩn phát triển trong ñường ruột. Cơ chất
cho vi khuẩn tăng trưởng bao gồm xylose, fructose, hoặc chất trích oligosaccharide
từ thực vật (Trần Thị Dân, 2004).
* Các men (enzyme)
Vào những năm 60 của thế kỷ 20 ý tưởng sử dụng enzyme vào trong thức ăn chăn
nuôi ñã ñược thực hiện. Các loại enzyme ñược ứng dụng là amylase giúp tiêu hóa
tinh bột, protase giúp tiêu hóa protein và lipase giúp tiêu hóa chất béo ở thú non có
thể trạng kém phát triển. Tuy nhiên, những ứng dụng này không phát triển rộng rãi
vì:
- ðây là những enzyme ñộng vật có thể tự tạo ra trong cơ thể nên nếu ta bổ sung
ezyyme tiêu hóa cho thú trong khi thú có khả năng sản sinh ra enzyme ñó cũng
không phải là ñiều tốt hoàn toàn vì làm như vậy sẽ có sự thoái hóa của các tuyến
sản xuất enzyme của ñộng vật, ñều này dẫn ñến chăn nuôi sẽ không mang lại hiệu
quả kinh tế do phải gánh thêm chi phí của enzyme bổ sung.
- Các enzyme là những protein thường không bền dưới tác ñộng của nhiệt ñộ cao
(trên 60oC).
Từ thập niên 90 ñến nay, nhờ những tiến bộ của công nghệ sinh học và thay ñổi
mục ñích sử dụng, cũng như những quan tâm sâu sắc ñến ô nhiễm môi trường nên
việc ứng dụng enzyme lại phát triển và ñang ngày càng phổ biến trong thức ăn chăn
nuôi (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
Theo NRC (2000), hỗn hợp các men: cellulase, hemicelulase, protease, ñược bổ
sung vào thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các phức hợp carbohydrate và protein.
Bổ sung men amylase và protase vào thức ăn cho heo con ñã tăng cường tiêu hóa
dinh dưỡng và ñã mang lại hiệu quả. Một loại men gần ñây ñược quan tâm nhiều là
phytase, men này phân giải nhóm ortho-phosphate từ acid phytic là dạng chủ yếu

của phospho trong hạt ngũ cốc và bánh dầu. Bổ sung phytase làm tăng ñáng kể việc
sử dụng phospho khó tiêu ở heo và giảm việc thải phospho ra môi trường.
2.4.2. Prebiotic
Prebiotic là chế phẩm sinh học chứa các chất chuyên biệt có tác dụng kích thích sự
phát triển của quần thể vi sinh vật mong muốn có sẵn trong hệ vi sinh vật ñường
ruột qua ñó cải thiện tăng trưởng và tăng cường sức ñề kháng của vật chủ (Nguyễn
Ngọc Hải, 2007).
Theo Dương Thanh Liêm (2008), prebiotic là những chất thúc ñẩy sự phát triển của
vi sinh vật có lợi trong ñường ruột. Prebiotic có thể ñược coi là những chất hữu cơ
mà trong ñó trước tiên là những chất xơ hòa tan, nó không ñược tiêu hóa ở ñoạn
trên của ruột non vì cơ thể không có enzym tiêu hóa nó. Khi hợp chất này xuống
ruột già thì kích thích nhóm vi khuẩn ở ruột già, ñặc biệt là loài Bifidobacterium lên
men sinh acid béo bay hơi chủ yếu là acid butyric. Acid này có tác dụng ức chế vi
khuẩn lên men thối, gây bệnh vì thế nó bảo vệ ñường ruột ñược tốt như một
probiotic. Chính vì lẽ ñó người ta gọi chất này là chất “tiền sinh học” hay prebiotic.
Trong tự nhiên nhóm chất prebiotic phổ biến nhất là fructooligosaccharide.

24


2.4.3. Chế phẩm sinh học Sotizyme và một số sản phẩm của probiotic
2.4.3.1 Chế phẩm sinh học Sotizyme
* Thành phần
Bacillus subtilis > 10.000.000 CFU/ g
Lactobacillus acidophilus > 10.000.000 CFU/ g
Chất mang và các enzyme sinh học thô có trong sản phẩm như Amylase, Protease,
Lipase, Phytase....
* Công dụng
Bổ sung các vi sinh vật hữu ích vào ñường ruột cho vật nuôi, ức chế các vi sinh vật
gây bệnh, cân bằng hệ vi sinh vật có lợi ngăn chặn tiêu chảy, phân sống...

Hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, tăng khả năng tiêu hoá ñạm, tinh bột và chất xơ trong thức
ăn vật nuôi.
Giảm mùi hôi trong phân do tiêu hoá tốt các dưỡng chất.
Kích thích sinh trưởng, giảm sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh...
* Liều dùng
Trộn thức ăn với liều 1 kg Sotizyme cho 500 kg thức ăn, cho vật nuôi ăn thường
xuyên.
Vật nuôi còn nhỏ: trộn 5 g/kg thức ăn.
Vật nuôi trưởng thành: trộn 3 g/kg thức ăn.
2.4.3.2 Sản phẩm Vime-6-Way
* Thành phần
Lactobacillus acidophillus
Bacillus subtilis
Amylase, Protease, Lipase, Phytase, Lactase, Pectinase, Cellulase....
* Công dụng
Phòng trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ và heo con cai sữa.
Tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp gia súc tăng truởng nhanh, mau lớn.
Giảm tress cho heo con lúc cai sữa, khi thay ñổi khẩu phần thức ăn, chuyển chuồng.
* Liều dùng
ðể phòng tiêu chảy hoặc kích thích tăng trọng dùng 100 g sản phẩm pha với 200 lit
nước uống hoặc 100 g trộn với 50 kg thức ăn khô.

25


×