Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH sản của HEO nái NUÔI tại xí NGHIỆP CHĂN NUÔI PHƯỚC THỌ VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.66 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
…………..*…………..

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN
Trung tâmNUÔI
Học liệuPHƯỚC
ĐH Cần Thơ
@ Tài liệu họcLONG
tập và nghiên cứu
THỌ-VĨNH

Giáo viên hướng dẫn
VÕ VĂN SƠN

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ BÍCH PHƯƠNG
MSSV: 3022139

Cần Thơ, 01 - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


…………..*…………..

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN
NUÔI PHƯỚC THỌ-VĨNH LONG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, Ngày …Tháng….Năm 2007

Cần Thơ, Ngày ….Tháng….Năm 2007

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Võ Văn Sơn

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP


i

CẢM TẠ
Sau những tháng năm học tập ở trường Đại Học Cần Thơ, và những
ngày tháng thực tập tại trại chăn nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long em đã hoàn thành
chương trình học của mình bằng luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của quí thầy cô Bộ

Môn Chăn Nuôi-Thú Y Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Trường
Đại Học Cần Thơ, cảm ơn thầy Võ Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn em, để em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em rất biết ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ và công nhân của Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Thọ-Vĩnh Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt thời gian thực tập và đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc
mắc giúp em hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Em kính chúc Quí Thầy Cô, Quí Cô Chú, Anh Chị và toàn thể công
nhân của Trại Chăn Nuôi Phước Thọ được dồi dào sức khỏe công tác tốt và
luôn thành công.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


ii

MỤC LỤC
Trang

CẢM TẠ .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................... vi
TÓM LƯỢC ..................................................................................................... vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................ 3
2.1 Khái niệm về giống....................................................................................... 3
2.2 Đặc điểm giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc ...................................... 3
2.2.1 Đặc điểm giống heo Yorkshire ......................................................... 3

2.2.2 Đặc điểm giống heo Landrace .......................................................... 3
2.2.3 Đặc điểm giống heo Duroc............................................................... 4
2.3 Các
tínhliệu
trạngĐH
sinhCần
sản..................................................................................
Trung tâm
Học
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu4
2.3.1 Sức sinh sản của gia súc ................................................................... 4
2.3.2 Các tính trạng về sinh sản của heo nái .............................................. 5
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của heo nái.................................. 6
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái ........................ 7
2.4.1 Con giống ........................................................................................ 7
2.4.2 Thức ăn............................................................................................ 7
2.4.3 Ngoại cảnh ....................................................................................... 8
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 9
3.1 Địa điểm nghiên cứu..................................................................................... 9
3.1.1 Chuồng trại ...................................................................................... 9
3.1.2 Thức ăn............................................................................................ 9
3.1.3 Con giống ...................................................................................... 11
3.1.4 Chăm sóc nuôi dưỡng..................................................................... 11
3.1.5 Vệ sinh-Phòng bệnh ....................................................................... 16
3.2 Phương tiện nghiên cứu .............................................................................. 17


iii
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 18
3.3.1 Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 18

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................... 18
3.4 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu ......................................................... 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 20
4.1 Cơ cấu đàn nái Phước Thọ 2001-2006 ........................................................ 20
4.2 Kết quả khảo sát về một số đặc điểm sinh lý sinh dục................................. 21
4.2.1 Tỉ lệ phối đậu thai .......................................................................... 21
4.2.2 Thời gian mang thai và khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...................... 22
4.3 Kết quả khảo sát về năng suất sinh sản........................................................ 24
4.3.1 Năng suất sinh sản theo mùa .......................................................... 24
4.3.2 Năng suất sinh sản qua các năm ..................................................... 26
4.3.3 Năng suất sinh sản qua các tháng ................................................... 30
4.3.4 Năng suất sinh sản qua các lứa ....................................................... 33
4.3.5 Năng suất sinh sản theo giống ........................................................ 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 43

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5.1 Kết luận ...................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị....................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 44
PHỤ CHƯƠNG................................................................................................ 46


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn C18A .................................................. 9
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn C18B................................................. 10
Bảng 3.3 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn DELICE A ........................................ 10

Bảng 3.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn DELICE B ........................................ 10
Bảng 3.5 Lượng thức ăn cho từng hạng heo...................................................... 10
Bảng 3.6 Định mức thức ăn cho heo hậu bị....................................................... 12
Bảng 3.7 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng nái khô chửa..................................... 13
Bảng 3.8 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ-nuôi con và heo con theo
mẹ .................................................................................................................... 14
Bảng 3.9 Lịch tiêm phòng năm 2001-2003 ....................................................... 17
Bảng 3.10 Lịch tiêm phòng năm 2004-2006 ..................................................... 17
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn nái trại Phước Thọ qua các năm ...................................... 20
Bảng 4.2 Thời gian mang thai của heo nái trại Phước Thọ từ 2001-2006 (ngày)23
BảngHọc
4.3 Thời
mẹ từ
2001-2006
23
Trung tâm
liệugian
ĐHtheo
Cần
Thơ
@ Tài(ngày).............................................
liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua hai mùa ............................... 24
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua các năm............................... 26
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua các tháng............................. 30
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua các lứa ................................ 33
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát năng suất sinh sản theo giống.................................. 37


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ đậu thai của đàn nái Phước Thọ qua các năm......................... 21
Biểu đồ 4.2 So sánh số con sơ sinh (SCSS) của đàn nái Phước Thọ qua hai
mùa sinh sản..................................................................................................... 25
Biểu đồ 4.3 So sánh số con cai sữa (SCCS) của đàn nái Phước Thọ qua hai
mùa sinh sản..................................................................................................... 25
Biểu đồ 4.4 So sánh số con tại thời điểm sơ sinh (SCSS) và cai sữa (SCCS)
của đàn nái Phước Thọ qua các năm ................................................................. 27
Biểu đồ 4.5 So sánh trọng lượng tại thời điểm sơ sinh (TLSS) và cai sữa
(TLCS) của đàn nái Phước Thọ qua các năm .................................................... 28
Biểu đồ 4.6 So sánh số heo con sơ sinh (SCSS) ở một số trại ........................... 28
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng 21 (TL21) ngày tuổi đàn nái Phước Thọ theo tháng... 31
Biểu đồ 4.8 Trọng lượng cai sữa (TLCS) đàn nái Phước Thọ theo tháng .......... 32
Biểu đồ 4.9 Số con sơ sinh (SCSS) đàn nái Phước Thọ qua các lứa .................. 34
BiểuHọc
đồ 4.10
Trọng
sinh (TLSS)
nái học
Phướctập
Thọvà
quanghiên
các lứa .......
34
Trung tâm
liệu
ĐHlượng
CầnsơThơ

@ Tàiđàn
liệu
cứu
Biểu đồ 4.11 Số con 21 (SC21) ngày tuổi đàn nái Phước Thọ qua các lứa ........ 35
Biểu đồ 4.12 Trọng lượng 21 (TL21) ngày tuổi đàn nái Phước thọ qua các lứa. 36
Biểu đồ 4.13 Số con cai sữa (SCCS) đàn nái Phước Thọ qua các lứa................ 36
Biểu đồ 4.14 Trọng lượng cai sữa (TLCS) đàn nái Phước Thọ qua các lứa ....... 37
Biểu đồ 4.15 Số con sơ sinh (SCSS) đàn nái Phước Thọ theo giống ................. 38
Biểu đồ 4.16 Trọng lượng sơ sinh (TLSS) đàn nái Phước Thọ theo giống ........ 39
Biểu đồ 4.17 Số con cai sữa (SCCS) đàn nái Phước Thọ theo giống ................. 41
Biểu đồ 4.18 Trọng lượng cai sữa (TLCS) đàn nái Phước Thọ theo giống ........ 42


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Y

: Giống heo Yorkshire (heo thuần)

L

: Giống heo Landrace (heo thuần)

LY hoặc YL

: Landrace x Yorkshire hoặc ngược lại (heo 2máu)

LD hoặc DL


: Landrace x Duroc hoặc ngược lại (heo 2 máu)

DY

: Duroc x Yorkshire (heo 2 máu)

YLD

: Yorkshire x Landrace x Duroc (heo 3 máu)

DLY

: Duroc x Landrace x Yorkshire (heo 3 máu)

LDY

: Landrace x Duroc x Yorkshire (heo 3 máu)

YDL

: Yorkshire x Duroc x Landrace (heo 3 máu)

x

: Trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn


SCSS

: Số con sơ sinh

TLSS

: Trọng lượng sơ sinh

Trung tâm
tậptuổi
và nghiên cứu
SC21Học liệu ĐH Cần: Thơ
Số con@
tạiTài
thời liệu
điểm học
21 ngày
TL21

: Trọng lượng tại thời điểm 21 ngày tuổi

SCCS

: Số con cai sữa

TLCS

: Trọng lượng cai sữa

n


: Số mẫu quan sát (ổ)

Tăhh

: Thức ăn hỗn hợp


vii

TÓM LƯỢC
Qua khảo sát 2046 ổ trong thời gian 2001-2005 và 8 tháng đầu năm 2006, kết
quả về năng suất sinh sản của đàn nái Phước Thọ-Vĩnh Long được ghi nhận
như sau:
Đặc điểm sinh lý sinh dục:
-

Đàn nái Phước Thọ có tỉ lệ phối đậu thai qua các năm lần
lượt là : 90% (2001), 83.9% (2002), 83.2% (2003), 77.7%
(2004), 81.7% (2005) và 83.4% (2006).

-

Thời gian nuôi con được rút ngắn dần từ 29.19 (2001) ngày
xuống còn 24.44 ngày (2006)

-

Khoảng cách hai lứa đẻ là 155.5 ngày


-

Thời gian mang thai là 114.50 ngày

-

Thời gian lên giống lại sau cai sữa là 5.76 ngày

-

Số lứa đẻ/nái/năm là 2.37 lứa

Năng suất sinh sản
sảnThơ
theo mùa
Trung tâm HọcNăng
liệusuất
ĐHsinh
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Những nái sinh con vào mùa khô có số con sơ sinh/ổ cao hơn mùa
mưa.
Tại thời điểm 21 ngày tuổi hai chỉ tiêu về số con và trọng lượng
không có sự khác biệt.
Số con cai sữa được ghi nhận trong hai mùa (khô và mưa) lần lượt là
7.96 con/ổ và 7.68 con/ổ (P=0.003).
Năng suất sinh sản qua các năm
Số con tại các thời điểm sơ sinh, 21 ngày tuổi và cai sữa năm 20032004 là thấp nhất so với các năm còn lại. Nhưng trọng lượng 21 ngày
tuổi 2003-2004 là cao nhất.
Trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa năm 2001-2002 thấp hơn

những năm còn lại.
Năng suất sinh sản qua các tháng


viii
Năng suất sinh sản qua các tháng là tương đương nhau, tuy nhiên so
với các tháng còn lại trong năm thì tháng 4 có số con 21 ngày tuổi và
trọng lượng cai sữa thấp hơn.
Năng suất sinh sản qua các lứa
Heo nái tơ có năng suất sinh sản thấp hơn heo nái rạ. Năng suất sinh
sản ổn định ở lứa 2 đến lứa 7.
Số con sơ sinh/ổ đàn nái Phước Thọ đạt đỉnh điểm ở lứa 3 (9.74
con/ổ), lứa 4 (10.12 con/ổ) và lứa 5 (9.87 con/ổ). Trọng lượng sơ sinh
cũng được nâng lên rõ rệt từ lứa 2 đến lứa 6.
Số con 21 ngày tuổi cao qua các lứa 4 (8.67 con/ổ), lứa 5 (8.39
con/ổ), lứa 6 (8.26 con/ổ) và lứa 7 (8.35 con/ổ), thấp nhất ở lứa 1 (7.36
con/ổ) và lứa 10-16 (7.31 con/ổ).
Số con tại thời điểm cai sữa từ lứa 2 đến lứa thứ 7 đạt đỉnh cao.
Năng suất sinh sản theo giống
Heo Landrace thuần có số con sơ sinh trên ổ là 9.35 con/ổ và heo
Yorkshire thuần là 9.09 con/ổ. Heo Yorkshire thuần có số con sơ sinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trên ổ thấp hơn heo Landrace thuần.

Heo Lanrace thuần có trọng lượng trên con tại các thời điểm là cao
nhất thể hiện được tính tốt sữa, sai con và nuôi con giỏi.
Heo Yorkshire thuần chưa thể hiện tính ưu việt trong điều kiện chăn
nuôi ở Việt Nam do khả năng thích nghi còn hạn chế.
Heo lai 2 máu có số con/ổ tại các thời điểm cao nhất cho thấy sự

thích nghi của giống heo này là tốt nhất.
Heo lai 3 máu cho năng suất sinh sản kém hơn các giống thuần và lai
khác.


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo là một ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
ở nước ta. Chăn nuôi heo không những cung cấp một lượng lớn thực phẩm
giàu chất dinh dưỡng cho con người mà nó còn là nguồn thu nhập đáng kể cho
nhân dân.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao thì nhu cầu về chất dinh dưỡng cho bữa ăn ngày càng lớn. Đó là điều
kiện thuận lợi tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi nói chung và nghề chăn nuôi
heo nói riêng ổn định và phát triển.
Trong nhiều năm qua trong tổng sản lượng thịt tiêu thụ trên thị trường
khối lượng thịt heo chiếm tỉ trọng rất lớn.Tuy nhiên, thị trường trong nước và
thế giới đòi hỏi heo ngày càng có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, giá
thành hạ, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng điều này đòi hỏi: heo thịt phải
tăng trọng nhanh ít tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm, chất lượng quầy
thịt ngon
sinh
sản phải
trong
đều khỏe
Trung tâm
Họchơn,

liệuheo
ĐH
Cần
Thơcó@nhiều
Tàicon
liệu
họcnăm,
tậpcon
vàđồng
nghiên
cứu
mạnh...Bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đòi hỏi ngành
chăn nuôi nước ta phải không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm
đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì bên cạnh việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, chăm sóc phòng trị bệnh chúng ta cần có
chiến lược cải tạo đàn thú giống nhằm tạo ra con giống có năng suất và phẩm
chất thịt cao đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Có như vậy thì người
chăn nuôi mới thu được hiệu quả thiết thực từ nghề này.
Được sự phân công của Bộ Môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp –
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ và sự
chấp thuận của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ - Vĩnh Long. Chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh Giá Năng Suất Sinh Sản Của Heo Nái Nuôi Tại Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ Tỉnh Vĩnh Long”.
Mục tiêu của đề tài: Theo dõi năng suất sinh sản của đàn giống trong 5
năm (2001-2005) và 8 tháng đầu năm 2006, nhằm đánh giá khả năng hiện tại

Trần Thị Bích Phương

-1-



Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

của đàn giống, định hướng phát triển đàn giống trong tương lai. Qua đó từng
bước cải thiện phẩm chất đàn giống để tăng năng suất sinh sản góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế cho Xí Nghiệp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trần Thị Bích Phương

-2-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG
Giống là quần thể gia súc cùng loài, cùng nguồn gốc, có các đặc tính về
sức sản xuất, ngoại hình, thể chất giống nhau, gồm một số lượng lớn cá thể
được phân bố trên địa bàn rộng.
Giống là sản phẩm lao động của con người. Nó có giá trị kinh tế, giá trị
gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính lại cho đời sau.
2.2 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG HEO YORKSHIRE, LANDRACE VÀ DUROC
2.2.1 Đặc điểm giống heo Yorkshire
Yorkshire có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của Anh, là giống kiêm
dụng hướng nạc mỡ. Ngày nay heo Yorkshire trở thành giống heo quốc tế vì

sự hiện diện của chúng khắp nơi trên thế giới. Heo Yorkshire có 3 loại hình:
Small White (Tiểu Bạch), Middle White (Trung Bạch), Large White (Đại
Bạch).
Từ những
năm Cần
30, heo
Yorkshire
Middle
đã nhập
niền nam
Trung tâm Học
liệu ĐH
Thơ
@ Tài
liệu White
học tập
và vào
nghiên
cứu
Việt Nam có lông da trắng, lưng thẳng, bụng gọn, tai vừa, đứng, mõm ngắn và
gãy, mặt nhăn, chân hơi ngắn. Do đó, nhiều heo hiện tại ở đồng bằng sông
Cửu Long còn có những kiểu hình này. Tuy nhiên, giống Yorkshire phổ biến
hiện nay là Yorkshire Large White. Ngoại hình: lông da trắng có thể có đốm
hơi đen, mặt rộng, mõm thẳng, tai vừa đứng hoặc hơi nghiêng về phía trước,
cổ trung bình, bụng gọn lưng thẳng, mông nở, đùi to, vai lớn.
Hiệu suất thịt 74%, trọng lượng trưởng thành: 300-400kg, có thể đạt
112kg lúc 7.5-8 tháng tuổi. Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 1011 heo con còn sống. Trọng lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đồng đều
lắm.Yorkshire được dùng làm heo nái nền trong hầu hết công thức lai sản xuất
con thương phẩm (Võ Ái Quấc,1996).
2.2.2 Đặc điểm giống heo Landrace

Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, một nước ở Bắc Âu. Heo có năng
suất sinh sản cao, nhất là tính tốt sữa, nhập vào miền nam Việt Nam 1956,
được người nuôi gọi là heo “bồ xụ” do tai to, xụ.

Trần Thị Bích Phương

-3-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Đây là giống heo có sắc lông da trắng, mõm dài, đầu nhỏ, tai to xụ bít
mắt cổ nhỏ, tai nhỏ, bụng gọn thẳng, mông to, đùi to rất dài đoàn, chân nhỏ.
Nhìn toàn thân có hình hoả tiển do phần trước nhỏ và phần sau lớn. Nếu chọn
nái Landrace không kĩ thì nhà chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái yếu chân,
đau chân khi sinh đẻ (Nguyễn Ngọc Tuân, 1999).
Heo nái, heo nọc sử dụng làm giống 6-7 tháng tuổi, nặng trung bình
khoảng 100-110 kg. Heo nái đẻ 10-11 con/lứa, nuôi con tốt. Landrace được
dùng làm dòng mẹ trong lai thương phẩm để lợi dụng tính đẻ sai và nuôi con
tốt (Võ Ái Quấc, 1996).
2.2.3 Đặc điểm giống heo Duroc
Heo Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, ban đầu giống heo này được gọi là
Duroc Jersey vì có màu lông rất giống bò Jersey là một bò thịt nổi tiếng của
Mỹ. Ở Việt Nam, heo Duroc được nhập vào miền Nam trước năm 1975 và
được gọi là “heo bò”.
Đây là giống heo có sắc lông da từ đỏ dợt đến đỏ nâu, móng nâu, đen,
đầu to, tai nhỏ và cụp, cổ ngắn, bụng gọn, lưng cong, đùi to và rất phát triển,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dài thân trung bình, đặc biệt là chân to chắc chắn.


Về tính năng sản xuất thì đây là loại hình nạc có trọng lượng trưởng
thành 300-450kg, năng suất sinh sản thấp, nhất là tính tốt sữa kém nên trọng
lượng heo cai sữa nhỏ. Heo được sử dụng trong công thức lai ba máu để tăng
tỉ lệ thịt, tầm vóc và năng suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace
(Trương Chí Sơn, Lê Thị Mến, 2000).
2.3. CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN
2.3.1 Sức sinh sản của gia súc
Sức sinh sản của gia súc cũng là một hình thái của sức sản xuất và là
một biểu hiện đặc trưng có tính di truyền về giống. Về mặt sinh sản có thể chia
ra 2 loại gia súc khác nhau: gia súc mỗi lần đẻ một con như trâu, bò, ngựa và
gia súc đẻ nhiều con như thỏ, cừu, heo, dê. Khả năng sinh sản phụ thuộc vào
số lượng trứng rụng trong mỗi kỳ động đực. Việc tính toán và đánh giá sức
sinh sản gia súc phải xét đến các mặt sau đây:
1. Chu kỳ động đực.

Trần Thị Bích Phương

-4-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

2. Tuổi sống, tuổi thành thục sinh lý, tuổi có khả năng sinh sản
và thời gian chửa.
3. Số con đẻ mỗi lứa.
Trong công tác giống, nếu muốn nhận xét khả năng sinh sản thì cần
tính số con đẻ ra và sống được trong một lứa, trọng lượng sơ sinh và sự đồng
đều về trọng lượng các con trong lứa, ngoài ra còn phải xét đến sức tiết sữa
nuôi con. Theo qui ước thì xác định sức tiết sữa của heo bằng cách tính trọng

lượng toàn ổ heo khi được một tháng tuổi (chưa tách mẹ). Muốn đánh giá sức
sinh sản của heo nái cơ bản thì lấy bình quân của 3 lứa khá nhất. Với nái tơ,
xét kết quả lứa đầu tiên (Trần Đình Miên, 1977).
2.3.2 Các tính trạng về sinh sản của heo nái
Tầm quan trọng về kinh tế của các tính trạng này được đánh giá rất cao.
Số lượng con đẻ ra, trọng lượng cả ổ 21 ngày tuổi, số lượng con cai sữa và số
lứa đẻ/nái/năm đều có ảnh hưởng to lớn đến lợi nhuận của người sản xuất heo
thương phẩm. Tuy nhiên những hướng chọn lọc là loại bỏ các gia đình và các
cá thể có thành tích sinh sản kém, tránh cận huyết, và thay thế những con nái

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kém bằng con của các con nái có thành tích kỷ lục. Chọn lọc thông qua con
đực về thành tích sinh sản không có hiệu quả nhiều. Kết quả là chậm tiến bộ di
truyền về thành tích sinh sản.
Do hệ số di truyền (h2) của các tính trạng sinh sản thấp, cần cố gắng
giảm bớt sự khác nhau về ngoại cảnh giữa các lứa đẻ, để xác định sự khác
nhau thật sự là do di truyền và có thể có được hiệu quả thật sự khi chọn lọc.
Qui trình cho các nhóm heo nái đẻ cùng thời gian (nhóm tương đồng) được
khuyến khích, nó sẽ tạo thuận lợi cho các lứa đẻ với số con đẻ ra giống nhau
và giúp cho mỗi lứa heo có điều kiện nuôi số con như tiêu chuẩn. Hơn nữa,
nhóm tương đồng cũng tạo điều kiện thuận lợi khi so sánh trọng lượng cả ổ 21
ngày bằng phương pháp công bằng hơn khi so sánh năng suất heo nái và so
sánh năng suất sữa. Nó cũng giảm các hiệu quả kém về ngoại cảnh, đối với
heo hậu bị được chọn từ các lứa đẻ sai con, được nuôi dưỡng kém và kết quả
là không đạt được khả năng di truyền về đặc tính sinh sản.

Trần Thị Bích Phương

-5-



Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Số heo con đẻ ra còn sống/lứa (NBA) nói lên tính mắn đẻ, trọng lượng
21 ngày tuổi (LW21) nói lên khả năng nuôi con và khả năng sản xuất sữa. Hai
tính trạng này (NBA và LW21) tạo thành chỉ số sinh sản của heo nái (SPI)
được chọn lọc. Do sự khác nhau rất lớn về ngoại cảnh giữa các nhóm heo nái
sinh sản trong cùng một trại, năng suất heo nái được đánh giá tương đối so với
bình quân toàn đàn nái sinh sản, đó gọi là nhóm sai lệch tạm thời. Sự đánh giá
cho phép xếp loại các nái từ nhóm sinh sản khác nhau.
SPI = 100 + 6.5(NBA-NBA bình quân) + (LW21-LW21 bình quân)
Trước khi tính toán chỉ số NBA, LW21 qui định được điều chỉnh ngang
nhau về tuổi và trọng lượng, số lượng heo con nuôi…Với khả năng di truyền
tính trạng đơn là 20%, khả năng di truyền dựa trên hai tính trạng theo dõi SPI
là 32%, khả năng di truyền dựa trên ba tính trạng theo dõi SPI là 40%. Xây
dựng mọi chỉ tiêu theo dõi heo nái để đẩy nhanh tiến bộ di truyền và chọn lọc
được chính xác (Cẩm nang Chăn Nuôi Heo Công nghiệp, 1996).
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái
v Ở nước ta: Theo tiêu chuẩn nhà nước, TCVN 1280-81 năng suất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
heo nái giống được tính trên 4 chỉ tiêu:

Số con đẻ ra sống: là số con còn sống sau khi heo nái đẻ xong con cuối
cùng, không tính những lợn con có khối lượng từ 0.2kg trở xuống với lợn nội
và 0.5kg trở xuống với lợn ngoại và lai có máu ngoại.
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi: là tổng khối lượng các con nuôi
đến 21 (kể cả những con được ghép vào nuôi).
Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách giữa 2
lứa trở lên.

Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.
Giá trị từng phần của tiêu chuẩn được qui định hệ số như sau:
Số con sơ sinh sống: 24%
Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi: 46%
Tuổi đẻ lứa đầu hay khoàng cách giữa 2 lứa đẻ: 10%
Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi: 20%

Trần Thị Bích Phương

-6-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

v Trên thế giới: đánh giá năng suất lợn nái giống, dựa vào các chỉ
tiêu :
Số con sơ sinh sống.
Số con và khối lượng tiết sữa.
Tuổi đẻ đầu tiên hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Số lứa đẻ/nái/năm.
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA HEO NÁI
2.4.1 Con giống
Giống là yếu tố tiền đề để tạo được năng suất hoặc mục tiêu muốn đạt
được. Đối với những giống khác nhau thì có khả năng sinh sản khác nhau. Do
đó để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, chúng ta cần tiến hành kiểm
tra năng suất sinh sản của heo nái để tạo ra con nái cao sản: Đẻ sớm, đẻ mau,
đẻ nhiều, hao hụt ít, khối lượng toàn ổ cao...(Lê Xuân Cương, 1986). Từ đó
tuỳ theo vùng chăn nuôi có điều kiện thức ăn khác nhau cũng như môi trường
chăn nuôi khác nhau mà chúng ta có hướng lai tạo khác nhau.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.2 Thức ăn

Trong chăn nuôi giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở. Nếu giống tốt mà
thức ăn thì giống cũng không phát huy hết tiềm năng dẫn đến năng suất kém
và ngược lại. Thức ăn là yếu tố quyết định năng suất và chiếm tỉ lệ cao nhất
trong cơ cấu giá thành sản phẩm từ heo: 65-85% (Trương Chí Sơn, 1999).
Nhu cầu về năng lượng của heo nái được qui định khắc khe, nếu giai
đoạn nuôi hậu bị mập mỡ thì có thể dẫn đến bất thụ hoặc chậm lên giống.
Khẩu phần cần được cân đối các dưỡng chất và đảm bảo CP ở mức: 14-15%,
ME=3100kcal, với định mức ăn từ 1.8-2.2kg (hay chiếm 2.5% thể trọng), cung
cấp đầy đủ các vitamine A, D, E. Theo Trương Lăng (2003) để heo phát triển
tốt nên tiêm cho heo mẹ 5ml vitamine ADE trước khi đẻ 10 ngày.
Heo theo mẹ có khả năng dự trữ năng lượng lại cho cơ thể heo con,
điều đó ảnh hưởng đến năng suất sữa và sự hao mòn cơ thể nái trong giai đoạn
tiết sữa, nuôi con tiếp theo (Trương Chí Sơn, 1990).

Trần Thị Bích Phương

-7-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Nhu cầu vitamine D thay đổi giữa heo mang thai và heo không mang
thai bởi vì nó tham gia vào quá trình trao đổi Ca và P (John và Palmer, 1939).
Nhu cầu Ca và P của heo nái phải được cân đối theo tỉ lệ 1.4-1.5/1 (Trương
Lăng, 1993).
2.4.3 Ngoại cảnh

Điều kiện thời tiết khí hậu và vệ sinh chuồng trại là yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất sinh sản của heo nái. Do đó vệ sinh chuồng trại cần phải làm tốt
trong quá trình nuôi dưỡng. Nếu chuồng trại vệ sinh kém, khí độc nhiều (CO2,
H2S, NH3,...), ẩm độ cao sẽ ảnh hưởng đến heo mang thai cho con bú, tỉ lệ tiêu
chảy tăng. Theo Trương Chí Sơn 1989, tăng sức đề kháng cho heo bằng cách
giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ấm áp, khô ráo, không có gió lùa, cung cấp đủ
sắt cho heo, tiêm phòng định kì.
Mật độ heo nái trong chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai,
nái không chịu đực hoặc mất tính động dục tăng gấp 4 lần khi nhiệt độ tăng
1oC, thời gian lên giống ngắn và khó phát hiện (Morrow, 1986).
Ẩm độ cao nhiệt độ cao sẽ cản trở sự toả nhiệt chủ yếu là bốc hơi qua

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
da, do đó nhiệt độ có thể tích nước lại trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ

của heo nái làm heo nái giảm ăn, giảm năng suất, ảnh hưởng đến heo con. Ẩm
độ cao ảnh hưởng đến heo con làm cho heo giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh
chủ yếu là bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp (Châu Bá Lộc, 1999).

Trần Thị Bích Phương

-8-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1 Chuồng trại
Trại heo có diện tích tự nhiên 19 ha, hiện có 13 dãy nhưng chỉ sử dụng
11 dãy, được chia ra như sau:
02 dãy chuồng nuôi heo nái khô chửa, áp dụng kỹ thuật khung cá thể.
02 dãy chuồng nuôi heo nái đẻ, áp dụng kỹ thuật chuồng sàn và lồng cá
thể.
01 dãy nuôi heo đực giống.
01 dãy nuôi heo hậu bị.
01 dãy nuôi heo giống và heo thịt.
02 dãy nuôi heo thịt.
02 dãy chuồng sàn gắn lồng sắt nuôi heo sau cai sữa.
3.1.2 Thức ăn
2001:
Nguồn
ăn trại
sử @
dụng
là thức
của công
Trung tâm Học
liệu
ĐHthức
Cần
Thơ
Tài
liệuănhọc
tập ty
vàCargill.
nghiên cứu
Cargill 1700: được trại dùng cho nái khô-chửa.

Cargill 1800: được trại dùng cho nái nuôi con.
Cargill 1600: được trại dùng cho heo thịt.
Cargill 1012: được trại dùng cho heo con theo mẹ.
Cargill 1022: được trại dùng cho heo con tách mẹ.
2002-2004: Trại chuyển sang sử dụng các loại thức ăn của công ty
Proconco.
Proconco C18A: được trại dùng cho nái chửa kỳ 1 và cái kiểm
định.Theo khuyến cáo của công ty thì loại thức ăn này chỉ dùng cho nái chửa.
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được ghi ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn C18A
Protein thô (min%): 13
Xơ thô (max%):

8

Độ ẩm (max%):

13

Can xi (min – max%): 0.7 – 1.5
Phốt pho (min%):

NaCl (min – max%): 0.3 – 0.8

Năng lượng trao đổi 2800 Kcal/kg

Trần Thị Bích Phương

0.5


-9-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Proconco C18B: Bảng 3.2 được trại dùng cho nái nuôi con, nái khôchửa. Tuy nhiên theo khuyến cáo của công ty thì loại thức ăn này chỉ dùng cho
nái nuôi con.
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn C18B
Protein thô (min%): 15
Xơ thô (max%):

7

Độ ẩm (max%):

13

Can xi (min – max%): 0.7 – 1.5
Phốt pho (min%):

0.5

NaCl (min – max%): 0.3 – 0.8

Năng lượng trao đổi 2900 Kcal/kg

Proconco DELICE A: Bảng 3.3 được trại dùng cho heo con theo mẹ,
theo đúng khuyến cáo của công ty.
Bảng 3.3 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn DELICE A
Đạm (min%):


20

Xơ thô (max%):

5

Độ ẩm (max%):

13

Can xi (min – max%): 0.7 – 1.4
Phốt pho (min%):

0.7

NaCl (min – max%): 0.3 – 0.8

Năng lượng trao đổi 3400 Kcal/kg

Proconco DELICE B: Bảng 3. được trại dùng cho heo con tách mẹ,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
theo đúng khuyến cáo của công ty.

Bảng 3.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn DELICE B
Đạm (min%):

19


Can xi (min – max%): 0.7 – 1.4

Xơ thô (max%):

5

Phốt pho (min%):

Độ ẩm (max%):

13

NaCl (min – max%): 0.3 – 0.8

0.6

Năng lượng trao đổi 3300 Kcal/kg

2005-2006: Nguồn thức ăn sử dụng do trại tự trộn từ thực liệu rời.
Bảng 3.5 Lượng thức ăn cho từng hạng heo
Loại heo

Loại thức
ăn

Số lần cho ăn/ ngày

Số kg
thức ăn
/ngày


Nái kiểm định chưa lên giống
Nái khô
Nái kiểm định trước khi phối 14 ngày
Nái kiểm định đã phối giống
Nái chửa( 1-30 ngày)
Nái chửa (30-85 ngày)
Nái chửa ( 86-114 ngày)
Nái nuôi con

Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 4
Tăhh 3

2
2
2
2
2
2
2
4

2
2.8

2.5
2.8
1.8
2.5
1.8-2.5
5

Trần Thị Bích Phương

-10-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Đối với heo con theo và heo con tách mẹ vẫn dùng thức ăn DELICE
của công ty Proconco.
3.1.3. Con giống
Với nhiệm vụ chính là cung cấp con giống cho tỉnh Vĩnh Long, đáp
ứng nhu cầu thị hiếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Trong những năm
qua, xí nghiêp chăn nuôi heo giống Phước Thọ - Vĩnh Long đã nhập về các
giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc có nguồn gốc từ các nước Anh, Úc.
Năm 2002 trại nhập về 110 (77 cái và 33 đực) heo giống thuần
Yorkshire và Landrace có nguồn gốc Pháp từ trại France Hydride, Vĩnh Cửu Đồng Nai. Năm 2003 trại tiếp tục nhập về 98 (79 cái và 19 đực) heo giống từ
trại heo giống Cấp I, Linh Xuân – Thủ Đức.
Với đàn giống phong phú từ nhiều nguồn nói trên, trại đã từng bước
khẳng định vị trí của mình trong khâu cung cấp con giống với năng suất khá
cao và chất lượng ngày càng được cải thiện.
3.1.4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Heo đực và heo cái hậu bị
Trung tâm Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tiêu chuẩn:
Heo hậu bị được chọn từng đàn heo có khả năng sinh sản tốt, điển hình
về giống. Bố mẹ thuần có lí lịch rõ ràng, giám định từ cấp 1 trở lên. Heo hậu
bị được chọn là con của những nái đẻ từ lứa 3-8.
- Heo cái hậu bị được chọn từ heo mẹ thuần tính, nhiều sữa, đẻ sai,
chân khỏe, dài đòn, ngoại hình và thể chất tốt.
- Những heo đực tăng trọng tốt, nhiều nạc, chân khỏe, khả năng thích
nghi tốt sẽ được chọn làm hậu bị.
Heo đực và heo cái hậu bị phải qua kiểm tra cá thể đạt yêu cầu và qua
giám định đạt từ cấp II trở lên mới giữ được nuôi. Heo hậu bị được sử dụng
phải đạt trọng lượng theo tháng tuổi qui định.
Nuôi dưỡng
Tiêu chuẩn của trại về nuôi dưỡng đối với heo cái hậu bị là lần động
dục thứ 2 đạt trọng lượng 90-110 kg ở 210-230 ngày tuổi, heo cái hậu bị 6-7
tháng tuổi có độ dày mỡ lưng 10-20 mm, trọng lượng bằng 70-75% so với

Trần Thị Bích Phương

-11-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

trọng lượng của heo thịt cùng độ tuổi. Thức ăn cần đảm bảo chất lượng và số
lượng để heo lớn đều nhưng không lớn quá nhanh. Khẩu phần chứa nhiều
khoáng và vitamin hơn heo thịt cùng lứa, heo cái hậu bị cần đạt trọng lượng 90
kg ở lần phối đầu tiên lúc khoảng 6 tháng tuổi. Mức cho ăn tùy thuộc vào
giống và yếu tố môi trường. Định mức thức ăn cho heo cái hậu bị được thể
hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Định mức thức ăn cho heo cái hậu bị
Tháng tuổi

Định mức ăn kg/con/ngày

Số lần cho ăn/ ngày

3

1.0-1.5

3

4

1.5-2.0

3

5-6

2.0-2.5

2

Chăm sóc
Chuồng trại luôn giữa vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thoáng mát; tắm chải
cho heo 2 lần/ ngày; tuyệt đối không đánh đập và xoa bóp dịch hoàn cho heo
đực hậu bị hàng ngày; sát trùng chuồng nuôi và tiêm phòng theo định kì; điều


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trị nội khoa và kí sinh trùng ít nhất 2 lần vào lúc tháng tuổi thứ 3 và 5.
Heo nái khô chữa
Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng được thể hiện ở bảng 3.7

Trần Thị Bích Phương

-12-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Bảng 3.7 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng nái khô chửa
Nái khô chửa

Ngày

Định mức ăn
kg/con/ngày

-28

2.2

-14

3.0

a. Trước phối
giống


b. Phối giống

0

0-28

1.8

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài

30-85

2.0

85-115

2.5

c. Sau phối giống

Nội dung chăm sóc

Heo hậu bị được kiểm định,
tuyển chọn và xếp cấp; tiêm
phòng đầy đủ, tẩy nội và ngoại
kí sinh.
Tăng lượng thức ăn ăn vào để
kích thích tăng sinh sản; nái sau
khi tách con được chuyển về khu

vực chờ phối (gần với chuồng
heo đực) và tiêm 5 cc ADE. Cho
ăn khẩu phần như heo nái nuôi
con để phục hồi cơ thể. Những
nái chậm lên giống (28-30 ngày
sau cai sữa) hoặc phối giống 3
lần không đậu hoặc năng suất
kém sẽ bị loại thải.
Theo qui trình phối giống
Giảm lượng thức ăn/ngày; luôn
giữ cho heo nái thoáng, mát, yên
tĩnh,… tránh di chuyển tạo stress
cho nái; kiểm tra khả năng đậu
thai từ ngày thứ 21-30 sau khi
liệu phối
học tập và nghiên cứu
Theo dõi sự phát triển của bào
thai và tăng trọng của nái để tăng
hay giảm lượng thức ăn (nái mập
1.8 kg/con/ngày, nái ốm 2.5
kg/con/ngày); tiêm phòng vaccin
theo qui trình để nái có thể
truyền kháng thể cho con sau
này.
Tăng lượng thức ăn ăn vào để
cải thiện trọng lượng sơ sinh và
tích lũy nguồn năng lượng cho
nái lúc nuôi con. Tẩy nội và
ngoại kí sinh trong khoảng ngày
thứ 100. Từ 7-10 ngày trước khi

sinh tắm rửa nái thật sạch và
chuyển nái đến chuồng đẻ. Hai
ngày trước khi nái đẻ giảm
lượng thức ăn xuống còn 1.5 kg;
1.0 kg; 0.5 kg cho các loại nái
(mập, trung bình, ốm).

Heo nái đẻ-nuôi con và heo con theo mẹ
Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ-nuôi con và heo con theo mẹ
được thể hiện ở bảng 3.8

Trần Thị Bích Phương

-13-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Bảng 3.8 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ-nuôi con
và heo con theo mẹ
Nái đẻ- nuôi con

Giai đoạn nái đẻ

Trung tâm Học liệu ĐH
Giai đoạn nuôi
con

Trần Thị Bích Phương


Ngày

Định mức ăn
kg/con/ngày

Nội dung chăm sóc

Lập danh sách dự kiến nái đẻ;
phân công người trực; chuẩn bị
dụng cụ đỡ đẻ, úm heo con,
thuốc…Heo con đẻ ra được cắt
0
Không cho ăn răng, cột rốn, cho bú sữa đầu, cho
heo con bú sữa đầu cố định đầu
vú ưu tiên cho heo nhỏ, cân trọng
lượng sơ sinh, bấm số tai…Úm
heo con suốt 2 tuần đầu tiên.
Tiêm kháng sinh cho heo nái sau
khi đẻ để ngừa viêm vú, viêm tử
cung-âm đạo. Chăm sóc cẩn thận
heo mẹ sau khi sinh và có biện
pháp xử lí, điều trị kịp thời đối
với những triệu trứng thông
Tăng dần
1-3
khẩu phần, ăn thường như bỏ ăn, không cho con
bú…
tự do
Ở ngày thứ 2 sau khi sinh, mức ăn
của heo nái là 0.5 kg. Những ngày

tiếp theo sẽ tăng từ từ lượng thức
Cần Thơ @ Tài liệu
tậpđể và
cứu
ăn học
ăn vào
đạt nghiên
5-6 kg thức
ăn/nái/ngày ở ngày thứ 10.
Tiêm sắt cho heo con vào ngày
tuổi
thứ
3,
1cc/con(loại
3-7
Ăn tự do
200mgFe2+/ml); chuồng luôn
được giữ sạch sẽ, khô ráo, hạn chế
dùng nước để rửa chuồng.
Tập cho heo con ăn từ ngày tuổi
thứ 7 trở đi. Giai đoạn này, nái
được cho ăn tự do (3 lần trong
ngày và 1 lần ban đêm) tại các
thời điểm 7:00; 10:00; 14:00;
21:00 giờ. Luôn đảm bảo đủ nước
7- cai
uống cho heo nái.
Ăn tự do
sữa
Thiến heo đực con; tăng dần

lượng thức ăn tập ăn; trước khi cai
sữa heo con sẽ được tiêm phòng
theo qui trình. Cai sữa heo con
30-35 ngày tuổi; cân trọng lượng
21 ngày và trọng lượng cai sữa

-14-


Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Thọ-Vĩnh Long

Heo đực giống
Mục tiêu đặt ra đối với heo đực giống là khả năng khai thác cao nhất,
thời gian khai thác dài, khả năng thích nghi và sức chịu đựng điều kiện khắc
nghiệt của môi trường cao.
Nuôi dưỡng
Luôn giữ cho heo đực không quá mập, cũng không quá ốm. Tiêu chuẩn
thức ăn cho heo đực giống được tính như tiêu chuẩn thức ăn của heo nái nuôi
con, nhưng cần chú ý về sự cân đối Protein, Ca, P, Lysin, Methionin, Vitamin
ADE. Tùy theo tháng tuổi, thời tiết, đang khai thác hay đang nghỉ mà lượng
thức ăn có thay đổi đôi chút. Một nọc trưởng thành tiêu thụ 2.5-3 kg thức ăn/
ngày. Số lần cho ăn cố định tại hai thời điểm 7 giờ 30 và 14 giờ. Những heo
nọc sau mỗi lần khai thác được bồi dưỡng thêm 2 quả trứng gà.
Chăm sóc
Luôn giữ chuồng đực luôn thoáng mát (có quạt gió), sạch sẽ, mát trong
mùa nắng và ấm áp trong mùa lạnh. Diện tích ô chuồng cho mỗi heo nọc 7-8
m2, nền chuồng bằng xi măng. Tùy theo mục đích sử dụng hay phương pháp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khai thác mà bố chí chuồng heo nọc theo khu riêng biệt hay xen kẻ một vài ô

chuồng heo nọc với dãy chuồng heo nái, heo nọc được tắm chải, xoa bóp dịch
hoàn từ 10-15 phút mỗi ngày. Định kì vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi
trường xung quanh.
Chế độ sử dụng đực giống
Heo đực hậu bị được huấn luyện nhảy giá lúc 7-8 tháng tuổi, khi đó thể
trọng đạt khoảng 80-90 kg. Trước khi huấn luyện 10-15 ngày phải tập cho heo
đực làm quen với người huấn luyện, tắm chải, xoa bóp dịch hoàn cho heo đực
nhiều lần trong ngày, đồng thời cho nọc tiếp xúc với giá nhảy. Sau khi kiểm
tra chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn, nọc được đưa vào khai thác theo lịch:
chu kì khai thác tinh dịch của heo nọc từ 7-8 tháng tuổi là 9-10 ngày, trong khi
nọc từ 10 tháng tuổi trở lên là 7-8 ngày. Nếu phẩm chất tinh dịch ổn định thì
giữ mức khai thác 7 ngày/ lần. Chất lượng tinh dịch được đánh giá thông qua
việc kiểm tra thể tích tinh dịch, nồng độ, màu sắc, sức kháng, kì hình….của

Trần Thị Bích Phương

-15-


×