Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN hóa học, hàm LƯỢNG CHOLESTEROL và CHẤT LƯỢNG TRỨNG của TRỨNG gà CÔNG NGHIỆP và gà THẢ vườn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI NGỌC KHANH

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HÀM LƯỢNG
CHOLESTEROL VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA TRỨNG
GÀ CÔNG NGHIỆP VÀ GÀ THẢ VƯỜN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HÀM LƯỢNG
CHOLESTEROL VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA TRỨNG
GÀ CÔNG NGHIỆP VÀ GÀ THẢ VƯỜN

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Ks. Tiết Thị Kiều Lan


Sinh viên thực hiện:
Bùi Ngọc Khanh
MSSV: 3077072
Lớp: CN – TY K33

Cần Thơ, Tháng 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HÀM LƯỢNG
CHOLESTEROL VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA TRỨNG
GÀ CÔNG NGHIỆP VÀ GÀ THẢ VƯỜN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần thơ, ngày … tháng … năm …
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Cần thơ, ngày… tháng… năm …
Duyệt bộ môn

……………………………….

Cần thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng


Trưởng khoa
…………………………………………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Khanh

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời chăm sóc và dạy dỗ anh em chúng con thành người
có ích cho xã hội.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã cố vấn và tận tình giải đáp những thắc mắc của tôi
trong suốt thời gian qua.
Cô Trần Thị Điệp đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm tại phòng
thí nghiệm dinh dưỡng gia súc, bộ môn Chăn Nuôi.
Chị Tiết Thị Kiều Lan và chị Hồ Thúy Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
hoàn thành đề tài này.
Quý thầy cô trường đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong

suốt 4 năm đại học.
Bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình sống, học tập và cũng như trong
quá trình hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc mọi người có nhiều sức khỏe và thành đạt!
Chân thành cảm ơn.

Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm 2010
Sinh viên thực hiện

Bùi Ngọc Khanh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ix
TÓM LƯỢC..............................................................................................................x
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................2
2.1 Giới thiệu về giống gà ISA Brown .....................................................................2
2.2 Giới thiệu về giống gà thả vườn .........................................................................4

2.2.1 Gà Nòi Lai .....................................................................................................4

2.2.2 Gà Tàu Vàng ...................................................................................................5
2.3 Sơ lược về dầu nành ...........................................................................................5
2.4 Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng .........................................................................6
2.4.1 Chọn lọc gà đẻ..................................................................................................6
2.4.2 Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản.................................................................. 7
2.4.3 Quy luật của sự đẻ trứng .................................................................................8
2.4.4 Quy trình phòng bệnh.......................................................................................9
2.5 Giá trị dinh dưỡng của trứng ...............................................................................9
2.6 Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng trứng ..................................................13
2.6.1. Sản lượng trứng............................................................................................ 13
2.6.2. Khối lượng trứng.......................................................................................... 13
2.6.3. Chất lượng trứng........................................................................................... 13
2.6.4. Độ dày vỏ......................................................................................................14
2.6.5. Độ bền vỏ trứng.............................................................................................14

iii


2.6.6. Màu sắc vỏ trứng...........................................................................................14
2.6.7. Chỉ số lòng đỏ trứng..................................................................................... 14
2.6.8. Chỉ số lòng trắng đặc.................................................................................... 14
2.6.9. Đơn vị Haugh............................................................................................... 15
2.7 Ảnh hưởng của tuổi gà đến sự sản xuất trứng ...................................................15
2.8 Sơ lược về choslesterol .....................................................................................16
2.8.1. Khái niệm Cholesterol ..................................................................................16
2.8.2. Tổng hợp .......................................................................................................16
2.8.3 Tính chất .......................................................................................................17
2.8.4 Điều hòa ........................................................................................................18
2.8.5 Chức năng .....................................................................................................19
2.8.6 Bài tiết ...........................................................................................................19

2.9 Lợi và hại của cholesterol với sức khoẻ con người ...........................................19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................21
3.1 Phương tiện thí nghiệm .....................................................................................21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................................21
3.1.2 Mẫu trứng thí nghiệm ....................................................................................21
3.1.3 Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................21
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm .......................................................................................22
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................22
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................22
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................23
3.2.3 Phân tích hóa học ..........................................................................................24
3.2.4 Phân tích thống kê .........................................................................................24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................25
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm ....................................25
4.2 Kết quả thí nghiệm ...........................................................................................25
4.2.1 Gà thả vườn ...................................................................................................25
4.2.1.1 Hàm lượng dưỡng chất trong trứng gà thả vườn ........................................25

iv


4.2.1.2 Chất lượng trứng của trứng gà thả vườn ....................................................27
4.2.1.3 Hàm lượng Cholesterol của trứng gà thả vườn ......................................... 28
4.2.2 Gà công nghiệp .............................................................................................29
4.2.2.1 Hàm lượng dưỡng chất trong trứng gà công nghiệp ..................................28
4.2.2.2 Chất lượng trứng của trứng gà công nghiệp ..............................................30
4.2.2.3 Hàm lượng Cholesterol của trứng gà công nghiệp .....................................31
4.2.3 So sánh trứng gà thả vườn và trứng gà công nghiệp .....................................32
4.2.3.1 So sánh hàm lượng dưỡng chất của trứng gà thả vườn và trứng gà công
nghiệp .....................................................................................................................32

4.2.3.2 So sánh chất lượng trứng của trứng gà thả vườn và trứng gà
công nghiệp ............................................................................................................33
4.2.3.3 So sánh hàm lượng cholesterol của trứng gà thả vườn và trứng gà công
nghiệp .....................................................................................................................34

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................36
5.1 Kết luận ............................................................................................................36
5.2 Đề nghị .............................................................................................................36

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ca

Canxi

CP, %

Prôtêin thô

CSLTĐ

Chỉ số lòng trắng đặc

CSLĐ

Chỉ số lòng đỏ

DM


Vật chất khô

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

EE

Béo thô

KPCS

Khẩu phần cơ sở

ME

Năng lượng trao đổi

NT

Nghiệm thức

P

Phosphor

TN

Thí nghiệm


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1: Tiêu chuẩn sản xuất của gà đẻ thương phẩm ISA Brown từ tuần
32 – 36 ......................................................................................................................3
Bảng 2: Nhu cầu dinh dưỡng và giá trị năng lượng cho gà ISA Brown ....................3
Bảng 3: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của gà ISA Brown giai đoạn 28 tuần
tuổi đến kết thúc theo lượng thức ăn ăn vào .............................................................4
Bảng 4: Thành phần acid béo của dầu nành, g/100 g dầu .........................................6
Bảng 5 : Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu ...........................6
Bảng 6: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém .............................7
Bảng 7: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo khối lượng cơ thể và tỷ lệ đẻ trong
điều kiện nhiệt đới ....................................................................................................8
Bảng 8: Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ .............................................................9
Bảng 9: Thành phần cấu tạo của trứng ...................................................................10
Bảng 10: Tỷ lệ các dưỡng chất trong thành phần của trứng gà ...............................10
Bảng 11: Thành phần của lòng đỏ trứng gà ............................................................11
Bảng 12: Thành phần của lòng trắng trứng .............................................................12
Bảng 13: Công thức phối trộn khẩu phần cơ sở ......................................................21
Bảng 14: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở (KPCS) ....
.................................................................................................................................22
Bảng 15: Hàm lượng dưỡng chất trong trứng gà thả vườn .....................................26

Bảng 16: Chất lượng trứng của trứng gà thả vườn ..................................................28
Bảng 17: Hàm lượng cholesterol của trứng gà thả vườn .........................................28
Bảng 18: Hàm lượng dưỡng chất trong trứng gà công nghiệp ................................29
Bảng 19: Chất lượng trứng của trứng gà công nghiệp ............................................31
Bảng 20: Hàm lượng cholesterol của trứng gà công nghiệp ...................................31
Bảng 21: So sánh hàm lượng dưỡng chất của trứng gà thả vườn và trứng gà công
nghiệp .....................................................................................................................32
Bảng 22: So sánh chất lượng trứng của trứng gà thả vườn và gà công nghiệp .......33
Bảng 23: Hàm lượng cholesterol của trứng gà thả vườn và gà công nghiệp ...........34

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Mức độ sản xuất trứng và khối lượng trứng theo tuần tuổi ....................15
Biểu đồ 2: Năng suất trứng theo tuổi đẻ .................................................................16
Biểu đồ 3: Hàm lượng protein thô và béo thô của trứng gà thả vườn .....................27
Biểu đồ 4: Hàm lượng protein thô và béo thô của trứng gà công nghiệp ................30
Biểu đồ 5: So sánh hàm lượng protein thô, béo thô của trứng gà thả vườn và trứng
gà công nghiệp ........................................................................................................33
Biểu đồ 6: So sánh hàm lượng cholesterol trong trứng gà thả vườn và trứng gà công
nghiệp .....................................................................................................................34

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Gà mái ISA Brown ......................................................................................2

Hình 2: Cấu trúc hoá học của cholesterol ...............................................................17
Hình 3: Ống nghiệm dùng phân tích Cholesterol ....................................................37
Hình 4: Máy đo bước sóng .....................................................................................37
Hình 5: Máy sấy mẫu ..............................................................................................37

ix


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Đánh giá thành phần hóa học, hàm lượng cholesterol và chất lượng
trứng của trứng gà công nghiệp và gà thả vườn” được tiến hành thực hiện trên
trứng gà công nghiệp và gà thả vườn, xác định các chỉ tiêu về thành phần hóa học
như vật chất khô, protein thô, béo thô, tro, calcium, phosphor; các chỉ tiêu về chất
lượng trứng như trọng lượng trứng, độ dày vỏ, chỉ số Haugh, màu lòng đỏ, chỉ số
hình dáng, chỉ số lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ các phần của trứng và hàm
lượng cholesterol trong trứng.
Kết quả được trình bày như sau:
Các chỉ tiêu về thành phần hóa học, hàm lượng cholesterol và chất lượng trứng của
gà công nghiệp và gà thả vườn đều khác nhau có ý nghĩa.
Về thành phần hóa học: trứng gà thả vườn có hàm lượng nước, protein thô, béo
thô, tro (không vỏ), canxi và phospho lần lượt là 65,96; 10,62; 9,61; 0,97; 0,18 và
0,18% cao hơn trứng gà công nghiệp với hàm lượng nước, protein thô, béo thô, tro,
canxi và phospho lần lượt là 68,03; 7,95; 7,29; 0,77; 0,27 và 0,16%.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng: trứng gà công nghiệp có khối lượng trứng lớn
(61,20g), màu lòng đỏ (8,17), độ dày vỏ (0,42mm), chỉ số hình dáng (77,68), chỉ số
Haugh (92,38), CSLTĐ (0,07) và CSLĐ (0,23) cao hơn trứng gà thả vườn. Tuy
nhiên, trứng gà thả vườn có tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng đặc (34,35/53,33) cao hơn
trứng gà công nghiệp(24,36/63,04), cho thấy trứng gà thả vườn có chất lượng tốt
hơn.
Hàm lượng choslesterol trong trứng gà công nghiệp (94,60mg) thấp hơn trứng gà

vườn (141,97mg). Sự khác biệt này là do mẫu được phân tích khi gà được 25 và 27
tuần tuổi.
Tóm lại, gà công nghiệp có chất lượng trứng tốt nhưng về hàm lượng dưỡng chất,
gà thả vườn có giá trị dinh dưỡng cao hơn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt
cho sức khỏe của con người.

x


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh con heo, trâu, bò thì gia cầm được phát triển ở nhiều nước nhờ vào tính ưu
việt của nó như thịt và trứng gia cầm là sản phẩm giàu protein, acid amin và vitamin
cần thiết cho cơ thể. Lòng đỏ trứng rất giàu chất béo (khoảng 33% thành phần của
lòng đỏ) là thành phần dinh dưỡng chính của nó, cung cấp nguồn năng lượng quan
trọng trong chế độ ăn uống cho con người. Tuy nhiên, trứng sẽ là thực phẩm hoàn
hảo hơn nếu như các thành phần như cholesterol và các chất béo xấu (low density
lipoproteins) được cải thiện.
Theo sự hiểu biết gần đây về ảnh hưởng của hàm lượng cholesterol của huyết tương
tổng số đến bệnh tim, điều này đã chứng minh được rằng tăng số lượng cholesterol
của khẩu phần có thể tăng nguy cơ bệnh tim (Weggemans et al., 2001). Vì vậy, việc
giảm hàm lượng cholesterol trong trứng có thể là một điều rất tốt làm cho thực
phẩm càng có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần hóa học
và giá trị dinh dưỡng của trứng. Ngày nay, thị trường trứng gà công nghiệp đang
được phát triển vượt trội trong khi số lượng trứng gà thả vườn ngày càng giảm sút.
Tuy nhiên, trứng gà thả vườn vẫn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và mô
hình nuôi nông hộ được phát triển khá phổ biến. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều số
liệu về thành phần hóa học và hàm lượng cholesterol trong trứng (đặc biệt là trứng
gà thả vườn) được công bố.
Vì vậy, để lựa chọn nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất cung cấp nguồn dinh dưỡng

tốt cho sức khỏe con người đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và là việc
làm hết sức cần thiết. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thành phần hóa
học, hàm lượng cholesterol và chất lượng trứng của trứng gà công nghiệp và gà
thả vườn”.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thành phần hóa học, hàm lượng cholesterol và chất
lượng trứng của gà công nghiệp và gà thả vườn để tìm ra được nguồn thực phẩm
giàu giá trị dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu của con người.

1


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu về giống gà ISA Brown
Gà ISA Brown là giống gà chuyên trứng có nguồn gốc từ Pháp, là tổ hợp gà đẻ
trứng nâu của viện chọn giống súc vật ISA. Hiện nay giống gà này được nuôi rất
phổ biến ở các tỉnh phía Nam với qui mô công nghiệp. Đây là giống được nhận xét
là phù hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau ở nước ta, dễ thích nghi với điều
kiện khí hậu Việt Nam, cho năng suất trứng cao, tỷ lệ hao hụt thấp (Võ Bá Thọ,
1996).
Về ngoại hình gà bố mẹ là gà bố lông màu nâu đỏ, gà mẹ có màu lông trắng, gà mái
thương phẩm có màu lông nâu đỏ giống bố (Võ Bá Thọ, 1996).

Hình 1: Gà mái ISA Brown
(Chương trình khuyến nông, 2005)

Theo tài liệu kỹ thuật của ISA (1993) gà đẻ thương phẩm ISA Brown 20 – 78 tuần
tuổi có đặc tính sản xuất như sau:
Tỷ lệ nuôi sống: 93,3%.
Số trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ: 320,6 quả
Khối lượng trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ: 20,112kg.

Khối lượng quả trứng bình quân từ tuần tuổi thứ 32 đạt trên 60g.
Gà ISA Brown đẻ quả trứng đầu tiên vào tuần tuổi thứ 19, đạt 50% vào tuần thứ 21,
tỷ lệ đạt đỉnh cao là 93% vào tuần thứ 26 – 33 và tuần 76 còn lại 73%.
Theo tài liệu kỹ thuật của ISA (1994) thì một số tiêu chuẩn về gà ISA Brown từ
tuần tuổi 20 – 70 như sau:
Tỷ lệ nuôi sống: 89,6%.
Tuổi rớt hột: 20 tuần.
Tuổi đẻ được 50%: 22 tuần.

2


Tuổi đẻ đạt đỉnh cao (92 %): tuần 28 – 32.
Tỷ lệ đẻ ở tuần 70: 65%.
Số lượng trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ vào đẻ: 265,5 quả.
Số gà con mái bình quân trên gà mái đầu kỳ vào đẻ: 90,7 con.
Tuổi đẻ trứng có tỷ lệ ấp nở cao (95%): tuần 32 – 39.
Tiêu chuẩn sản xuất của gà đẻ thương phẩm ISA Brown từ tuần 32 – 36 được thể
hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Tiêu chuẩn sản xuất của gà đẻ thương phẩm ISA Brown từ tuần 32 – 36
Tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ, %

Khối lượng trứng, g

32

93


61,4

33

93

61,7

34

92,6

62

35

92,1

62,2

36

91,7

62,4

(Võ Bá Thọ,1996)

Từ bảng 1 ta tính được tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng trung bình giai đoạn gà ISA
Brown từ 32 – 36 tuần tuổi là 92,5% và 62,0g. Nhu cầu dinh dưỡng và giá trị năng

lượng cho gà ISA Brown được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Nhu cầu dinh dưỡng và giá trị năng lượng cho gà ISA Brown
Thành phần

Gà đẻ 20 – 42 tuần tuổi

Gà đẻ sau 42 tuần tuổi

2700 – 2800

2700 – 2800

17

15,5

Lysine, %

0,74

0,68

Methionine, %

0,34

0,31

Methionine + Cysteine, %


0,62

0,58

Canxi, %

3,4

3,7

Phospho hấp thu, %

0,45

0,35

Phospho tổng số, %

0,65

0,55

Năng lượng trao đổi, kcal/kg
Protein thô, %

(Lê Hồng Mận, 2001)

3



Theo Dương Thanh Liêm (1999) thì khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của gà ISA
Brown giai đoạn 28 tuần tuổi đến kết thúc theo lượng thức ăn ăn vào với mức năng
lượng trao đổi là 2750 – 2800 kcal/kg được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của gà ISA Brown giai đoạn 28 tuần tuổi
đến kết thúc theo lượng thức ăn ăn vào
Lượng thức ăn ăn vào (g/con/ngày)
Thành phần, %

100

105

110

115

120

125

19,5

18,6

17,7

17,0

16,3


15,5

4,2 – 4,4

4,1– 4,3

3,9 – 4,1

3,8 – 4,0

3,6 – 3,8

3,5 – 3,7

Phospho

0,41

0,39

0,37

0,35

0,34

0,31

Acid linoleic


1,25

1,20

1,15

1,10

1,05

1,00

Protein thô
Canxi

(Dương Thanh Liêm, 1999)

2.2 Giới thiệu về giống gà thả vườn
2.2.1 Gà Nòi Lai
Gà Nòi Lai có lâu đời ở vùng Đông Nam Bộ, ở nước ta chủ yếu là ở Long An, thành
phố Hồ Chí Minh và một số ít tỉnh ở phía Bắc. Con trống có màu sắc lông sặc sỡ
như tía đen, nâu sáng, vàng chuối lông đuôi dài, mào nụ, chân cao săn chắc. Con
mái thường có màu đen, vàng, nâu đất nhưng kém sặc sỡ hơn. Điểm nổi bật của gà
là khối lượng cơ thể thấp như con trống nặng 1,2 – 1,3kg và con mái nặng 0,8 – 0,9
kg/con. Mỗi năm đẻ 5 – 7 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 – 10 quả (Vũ Duy Giảng, 1997).
Theo Nguyễn Văn Quyên & Võ Văn Sơn (2008) nghiên cứu trên gà nòi được nuôi ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo phương thức thả vườn ở các nông hộ, gà
nòi có thời gian đẻ muộn so với các giống gà thả vườn khác. Thời gian đẻ trứng so
đạt 5% trong tổng đàn là 219,10 ngày (CV% = 2,48), gà mái đẻ trung bình 3,65 lứa/
mái/năm, năng suất trứng thấp 48,35 quả/mái/năm, khối lượng trứng tương đối lớn

48,87g (CV% = 3,68). Chất lượng trứng nhìn chung rất cao, tỷ lệ lòng đỏ đạt
37,77% cao hơn các giống gà khác, các thông số khác về chất lượng trứng đạt tiêu
chuẩn chung của trứng gia cầm hiện nay. Tuy nhiên, khả năng ấp nở tự nhiên của gà
nòi còn thấp, chỉ đạt 81,04%. Nhìn chung, năng suất của gà nòi hiện nay nuôi theo
phương thức thả vườn ở các nông hộ còn thấp, đây là một vấn đề đặt ra đòi hỏi các
nhà chuyên môn cần nghiên cứu để tìm ra quy trình chăn nuôi thích hợp cho giống
gà nòi nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cho nhà chăn nuôi.

4


2.2.2 Gà Tàu vàng
Gà Tàu vàng nguồn gốc từ Trung Quốc, sống nhiều ở Tây và Đông Nam Bộ, lông
vàng, chân và da vàng, thịt trắng, ấp và nuôi con giỏi, sống nhiều nhất ở Long An.
Gà Tàu vàng có ngoại hình khá đẹp, lông màu vàng đến vàng rơm, cổ có cườm đem
từ nhiều đến ít, da vàng, chân vàng, mào đơn (mào cờ). Gà rất nhanh nhẹn và ưa
thích tìm kiếm mồi trong vườn. Gà có khối lượng vừa phải, con mái trưởng thành là
6 tháng nặng khoảng 1,5 – 1,7kg, con trống nặng khoảng 2 – 2,2kg (Hiệp Hội Chăn
Nuôi Việt Nam, 2004).
Khả năng sinh sản của gà kém, nuôi tập trung thì tỷ lệ đẻ bình quân toàn đàn chỉ từ
25 – 30% (nếu áp dụng kỹ thuật cai ấp). Nếu không có chế độ cai ấp thì tỷ lệ này
chỉ đạt dưới 20%. Gà đẻ sớm khoảng 144 ngày, đặc thù của giống gà này là ham ấp
và khéo nuôi con. Khối lượng trứng trung khoảng 42 – 45g. Trong môi trường chăn
thả và ấp tự nhiên thì tỷ lệ nở đạt cao khoảng 90 – 95%. Còn khi nuôi nhốt và ấp
máy theo lối công nghiệp thì tỷ lệ nở cũng chỉ đạt 73 – 77% (Hiệp Hội Chăn Nuôi
Việt Nam, 2004).
Theo Nguyễn Văn Bắc et al. (2008) nghiên cứu trên gà tàu vàng có những đặc điểm
như sản lượng trứng năm đầu đạt 123 quả/mái, năm thứ hai là 95 quả/mái, chi phí
thức ăn 3,14kg/10 quả trứng. Khối lượng lúc 19 tuần là 1,5kg (mái) và 1,9kg
(trống). Giai đoạn 1 – 8 tuần có tỷ lệ nuôi sống 92,1% với chi phí thức ăn 2,32

kg/kg tăng trọng. Giai đoạn hậu bị 9 – 19 tuần có tỷ lệ nuôi sống 94,8% với chi phí
thức ăn 6,85 kg/kg tăng trọng (mái) và 4,64kg (trống).
Gà Tàu vàng nuôi thả vườn rớt hột lúc 135 ngày. Khối lượng lúc rớt hột là 1,9kg
(mái) và 2,3kg (trống). Sản lượng trứng năm đầu đạt 123 quả/mái/năm. Chi phí thức
ăn cho 10 trứng là 3,14kg. Tỷ lệ phôi 84%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 88,1% (Nguyễn
Văn Bắc et al., 2008).
2.3 Sơ lược về dầu nành
Hàm lượng chất béo trong hạt đậu nành là 16 – 21%, trong bánh dầu đậu nành loại
ép cơ học chứa 5 – 6% và loại ly trích bằng dung môi chứa là 1 – 2% dầu. Dầu
nành có lượng acid béo chưa bão hòa cao, chiếm khoảng 80% so với tổng acid béo,
trong đó đáng kể là acid linoleic khoảng 50%. Do các acid béo chưa bão hòa đa
(PUFA) cao chiếm khoảng 75% nên dầu nành được coi là dầu có giá trị cao. Mặt
yếu của dầu nành là có chứa acid linoleic với hàm lượng dao động 4 – 12% và rất
dễ bị oxy hóa khi chuyển sang dạng acid isolinoleic, có mùi lạ và không hấp dẫn
(Nông Thế Cận, 2005).
Thành phần acid béo của dầu nành được thể hiện qua bảng 4.

5


Bảng 4: Thành phần acid béo của dầu nành, g/100 g dầu
Tên acid béo

Dầu nành, g

Acid béo bão hoà
Acid lauric

0,10


Acid mirystic

0,19

Acid palmitic

9,55

Acid stearic

3,82

Acid arachiric

0,29

Acid béo chưa bão hoà
Acid oleic

23,88

Acid linoleic

49,66

Acid linolenic

7,07

(Nông Thế Cận, 2005)


2.4 Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng
2.4.1 Chọn lọc gà đẻ
Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5 : Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu
Các bộ phận

Gà mái tốt

Gà mái xấu

Đầu

Rộng và sâu

Hẹp, dài

Mắt

To, lồi màu da cam

Nhỏ, màu nâu xanh

Mỏ

Ngắn chắc, không vẹo mỏ

Dài, mảnh

Mào và tích tai


Phát triển tốt, nhiều mao mạch

Nhỏ, nhợt nhạt

Thân

Dài, sâu, rộng

Hẹp, ngắn, nông

Bụng

To, mềm, khoảng cách giữa
cuối xương lườn và xương háng
rộng

Nhỏ, không mềm, khoảng cách
giữa cuối xương lườn và xương
háng hẹp

Chân

Màu vàng, bóng, ngón chân
ngắn

Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn

Lông


Mềm, sáng

Mềm, sáng

(Chương trình khuyến nông, 2005)

6


Trước khi gà đẻ khoảng 20 – 22 tuần tuổi phải chọn những con quá nhỏ so với khối
lượng bình quân để loại bỏ (khối lượng bình quân 1,65 – 1,70 kg/con). Ngoài ra
những con dị tật thần kinh, mào teo và trắng bệch thì cũng phải loại thải (Nguyễn
Xuân Bình, 2000).
Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém
Các bộ phận cơ thể

Gà mái đẻ tốt

Gà mái đẻ kém

Mào và tích tai

To, mềm, màu đỏ tươi

Nhỏ, nhợt nhạt, khô

Khoảng cách giữa xương háng

Rộng, đặt lọt 3 – 4 ngón

tay

Hẹp, chỉ đặt lọt 1 – 2
ngón tay

Khoảng cách giữa mỏm xương
lưỡi hái và xương háng

Rộng, mềm, đặt lọt 3
ngón tay

Hẹp, chỉ để lọt 1 – 2
ngón tay

Lỗ huyệt

Ướt, to, cử động, màu
nhạt

Khô, bé, ít cử động,
màu đậm

Bộ lông

Không thay lông cánh
hàng thứ nhất

Đã thay 5 hoặc nhiều
lông cánh hàng thứ nhất


Màu sắc mỏ, chân

Đã giảm màu vàng của
mỏ, chân

Màu sắc của mỏ, chân
vẫn vàng

(Chương trình khuyến nông, 2005)

2.4.2 Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) gà mái đẻ cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh
dưỡng đầy đủ, trong 1kg thức ăn gà cần năng lượng trao đổi là 2700 – 2800 kcal/kg,
protein thô là 15 – 18%, canxi từ 2,1 – 3,2% và phospho khoảng 0,75 – 0,80%.
Khẩu phần sản xuất là khẩu phần thức ăn được sử dụng để sản xuất ra trứng và thịt.
Muốn vậy khẩu phần sản xuất phải chứa đựng cả 3 loại là khẩu phần duy trì, khẩu
phần tăng trưởng và khẩu phần sản xuất ra trứng (Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm
Việt Nam, 2004).
Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo khối lượng cơ thể và tỷ lệ đẻ trong điều kiện
nhiệt đới được thể hiện qua bảng 7.

7


Bảng 7: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo khối lượng cơ thể và tỷ lệ đẻ
Khối lượng cơ thể, kg

1,50

1,75


2,00

Tỷ lệ đẻ, %

2,25

2,50

2,75

Lượng ăn, g/con/ngày

30

90

95

100

110

120

130

40

95


100

110

115

130

140

50

100

110

115

120

135

145

60

105

115


120

125

140

150

70

115

120

125

130

145

155

80

120

120

130


135

150

160

90

125

130

135

140

155

165

(Dương Thanh Liêm, 1999)

2.4.3 Quy luật của sự đẻ trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau 1
năm đẻ (500 – 550 ngày tuổi), từ khi đẻ quả trứng đầu tiên thì gia cầm mái trải qua
các biến đổi về sinh lý, sinh hoá có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng,
khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hoặc gà mái đẻ trứng
năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra theo ba pha là pha 1, pha 2 và pha 3.
Pha 1

Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba tháng đẻ trứng. Trong pha này
sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2 – 3 tháng đẻ. Đồng thời
với tăng sản lượng trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái tăng lên. Pha
đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi.
Pha 2
Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt đầu. Lúc này sản
lượng trứng giảm từ từ nhưng khối lượng trứng và khối lượng cơ thể gà không
giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ. Pha 2 kéo dài đến khoảng 62
tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong
ngày.
Pha 3
Pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông. Trong pha này sản
lượng trứng giảm đến khi ngừng đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định,
nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên.
2.4.4 Quy trình phòng bệnh

8


Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ được thể hiện qua bảng 8.
Bảng 8: Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ
Tuổi

Bệnh

1 ngày

Marek

1 ngày


Viêm phế quản truyền nhiễm

7 ngày

Newcastle

14 ngày

Gumboro

35 ngày

Newcastle

56 ngày

Viêm phế quản truyền nhiễm

11 tuần

Phù đầu

11 tuần

Viêm phế quản truyền nhiễm

16 tuần

Đậu


16 tuần

Viêm thanh khí quản truền nhiễm

16 tuần

Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, Gumboro

(Võ Bá Thọ, 1996)

2.5 Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ protein,
lipid, carbohydrate, vitamin, các chất khoáng. Về số lượng các chất này có tương
quan với nhau rất thích hợp, đảm bảo cho sự lớn và phát triển của cơ thể. Thành
phần quả trứng gồm có lòng đỏ, lòng trắng, các màng dưới vỏ và vỏ. Trong trứng
gia cầm lòng đỏ chiếm khoảng 32 – 36%, lòng trắng từ 52 – 56% và vỏ là 12%.
Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng trong đó tập trung phần chủ yếu
các chất dinh dưỡng. Trung bình lòng đỏ có 48,7% nước; 32,6% lipid; 16,6%
protein; 1% glucid và 1,1% các chất khoáng. Màu của lòng đỏ là do sự có mặt các
carotenoid xantophil, cryptoxantin và lutein. Cường độ của màu không song song
với hàm lượng vitamin A. Lòng trắng có cấu trúc phức tạp, trong đó nước chiếm
khoảng 87,9% nước, 10,6% protein, 0,03% lipid, 0,9% carbohydrate và 0,6% chất
khoáng. Thành phần của vỏ chủ yếu là các muối vô cơ chiếm 95,1% gồm các muối
canxi carbonat, canxi photphat và magie photphat. Thành phần hữu cơ có protein là
3,3%; lipid là 0,03% và một lượng nước không đáng kể (Dương Thanh Liêm et al.,
2002).
Theo Dương Thanh Liêm (1999) thành phần cấu tạo của trứng được thể hiện qua
bảng 9.


9


Bảng 9: Thành phần cấu tạo của trứng
Thành phần

Khối lượng, g

Tỷ lệ , %

Vỏ

6,1

10,5

Lòng trắng

33,9

58,5

Lòng đỏ

18,0

31,0

Tổng số


58,0

100

(Dương Thanh Liêm, 1999)

Thành phần hóa học của trứng gà gần như cố định. Ngoại trừ hàm lượng lipid, một
số chất khoáng vi lượng và vitamin thay đổi theo thức ăn được ăn. Tỷ lệ protein của
các thành phần của trứng như sau: trung bình trứng chứa 12,8% protein và phân bố
41,9% là protein của lòng đỏ; 53,6% protein trong lòng trắng; 2,1% protein màng
lụa vỏ trứng và 2,4% protein vỏ trứng. Lòng đỏ chứa gần như toàn bộ lipid của
trứng, có sự khác biệt lớn về hàm lượng nước trong lòng trắng và lòng đỏ là lòng
trắng chiếm 88% nước trong khi lòng đỏ chỉ có 49% (Dương Thanh Liêm, 1999).
Tỷ lệ các dưỡng chất trong thành phần của trứng gà được thể hiện qua bảng 10.
Bảng 10: Tỷ lệ các dưỡng chất trong thành phần của trứng gà
Thành phần

Vỏ

Lòng trắng

Lòng đỏ

Tổng số (không vỏ)

Nước

1,5

88,5


49,0

73,6

Protein

4,2

10,5

16,7

12,8

Chất béo





31,6

11,8

Chất hữu cơ



0,5


1,1

1,0

94,3

0,5

1,6

0,8

Ion vô cơ
(Dương Thanh Liêm, 1999)

Thành phần của lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ của trứng cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của phôi là một hợp chất
phức tạp của nước, lipid, protein, các khoáng vi lượng và vitamin (Dương Thanh
Liêm, 1999).Thành phần của lòng đỏ trứng gà được tính trên vật chất khô của
lòng đỏ thể hiện qua bảng 11.

10


Bảng 11: Thành phần của lòng đỏ trứng gà
Thành phần
Protein

Phosphoprotein


Lipoprotein

Lipid

Tỷ lệ, %

Livetins

4 – 10

Vitellin

4 – 15

Vitellinin

8–9

Phosvitin

5–6

Lipovitellin

16 – 18

Lipovitellinin

12 – 13


Tryglycerid

46

Phospholipid

20

Steroid (chủ yếu cholesterol)

3

Carbohydrate

2

Chất khoáng

2

Vitamin

Vết

(Dương Thanh Liêm, 1999)

Lipid có trong lipoprotein của trứng đều ở dạng lipovitellin và lipovitellinin, những
hợp chất giàu phosphate này thường kết hợp với canxi và sắt. Hầu hết protein tự do
trong lòng đỏ trứng được lấy từ protein của máu như serum albumin và serum

globulin. Vitamin và khoáng hiện diện trong lòng đỏ trứng có vai trò quan trọng đối
với phôi. Màu vàng của lòng đỏ do sắc tố catenoid có nguồn gốc từ thực phẩm
(Dương Thanh Liêm, 1999).
Thành phần của lòng trắng trứng gà
Thành phần của lòng trắng trứng được tính trên vật chất khô được thể hiện qua bảng
12.

11


Bảng 12: Thành phần của lòng trắng trứng
Thành phần

Tỷ lệ, %

Glycoprotein

87,4

Ovabumin

56, 8

Conalbumin

13,7

Ovomucoid

11,6


Ovomucin

3,15

Ovoglycoprotein

0,55

Ovomacroglobulin

0,55

Ovoinhibtors

0,1

Avidin

0,05

Flavoprotein

0,85

Protein

3,55




Lysozym
Protein chưa xác định

9,10

(Dương Thanh Liêm, 1999)

Lòng trắng là một chất nhờn chứa hầu hết là protein và nước với tỉ lệ 1:8. Albumin
của trứng cấu tạo bởi một số protein có chức năng khác biệt. Hầu hết glycoprotein
là protein có phân tử lớn bao gồm những chuỗi polypeptid có gắn những phân tử
đường. Glycoprotein làm cho sản phẩm của lòng trắng trứng giống keo (Dương
Thanh Liêm, 1999).
Protein chính của lòng trắng trứng là ovalbumin, giàu acid amin thiết yếu, đặc biệt
là methionine, là nguồn cung cấp protein cho sự phát triển của phôi. Nhiệm vụ của
flavoprotein là chuyển ripoflavin đến phôi, conalbumin dùng để chuyển sắt vào
phôi, protein không có carbohydrate. Lysozyme là một enzyme có thể làm tan một
số vi sinh vật và là một hóa chất bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật qua
vỏ trứng. Avidin có thể tổ hợp với biotin biến nó thành vitamin không sử dụng. Với
cách này nó có thể hoạt động như tác nhân chống vi sinh vật. Ovomucoid chứa hàm
lượng carbohydrate cao, là enzyme ngăn cản protase. Ngoài ovomucoid tác nhân
khác của lòng trắng trứng là magnesium, làm chậm sự hóa lỏng của gelatin của lòng
trắng có liên quan tới sự duy trì phẩm chất trứng trong quá trình dự trữ (Dương
Thanh Liêm, 1999).

12


×