Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢ NĂNG TIÊU hóa xơ TRUNG TÍNH của cừu PHAN RANG GIAI đoạn từ 3 5 THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ HOÀNG LAM

KHẢ NĂNG TIÊU HÓA XƠ TRUNG TÍNH
CỦA CỪU PHAN RANG
GIAI ĐOẠN TỪ 3 - 5 THÁNG TUỔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢ NĂNG TIÊU HÓA XƠ TRUNG TÍNH
CỦA CỪU PHAN RANG
GIAI ĐOẠN TỪ 3 - 5 THÁNG TUỔI

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Văn Thu

Sinh viên thực hiện


Võ Hoàng Lam
MSSV: 3060606
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

KHẢ NĂNG TIÊU HÓA XƠ TRUNG TÍNH
CỦA CỪU PHAN RANG
GIAI ĐOẠN TỪ 3 – 5 THÁNG TUỔI

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2010

DUYỆT BỘ MÔN


Nguyễn Văn Thu

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
Các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Võ Hoàng Lam
Mssv: 3060606
Lớp: Chăn Nuôi - Thú Y

Khoá: 32 (2006-2010)

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, đồng thời tất cả các số
liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ tạp chí
khoa học nào khác. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn
Cần thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Sinh viên

Võ Hoàng Lam

i



LỜI CẢM TẠ
Trải qua chương trình đào tạo 4 năm tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã gặp không ít
những khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên nhờ có sự tận tình giúp đỡ, động viên của gia đình,
thầy cô và bạn bè tôi đã vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như những trở ngại
trong cuộc sống. Nhân đây tôi muốn gửi những lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
 Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, yêu thương và luôn luôn động viên tôi cả về
mặt tinh thần lẫn vật chất.
 Thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng Nhân cùng quý thầy cô thuộc bộ
môn Chăn Nuôi và Thú Y, đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt những năm học qua.
 Thầy Nguyễn Văn Thu và cô Nguyễn Thị Kim Đông đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
 Tất cả các anh: anh Thành, anh Cường, anh Giang, chị Vân và bạn bè tôi đã đồng
hành, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi.
Tuy rời trường xa thầy cô và bạn bè, nhưng sẽ còn mãi trong tôi những tình cảm và kỷ
niệm tốt đẹp nhất mà quý thầy cô, bạn bè đã dành cho tôi.
Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức khỏe và đạt được
nhiều thành công trong công tác cũng như trong đời sống.
Sinh viên
Võ Hoàng Lam

ii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i

LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ vi
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................. vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ...................................................................................... viii
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................................... 2

2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỪU PHAN RANG ..........................................................................2
2.2. SỰ TIÊU HÓA Ở GIA SÚC NHAI LẠI ...................................................................4
2.2.1. Sinh lý tiêu hóa........................................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm lên men vi sinh vật ở dạ cỏ .....................................................................5
2.2.2.1. Nguyên sinh động vật (Protozoa)........................................................................5
2.2.2.2. Vi khuẩn (Bacteria) .............................................................................................6
2.2.2.3. Nấm (Phycomyces)..............................................................................................7
2.2.2.4. Vai trò của NH3 trong dịch dạ cỏ .......................................................................7
2.2.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật dạ cỏ ........................................................................... 8
2.2.4. Sự tiêu hóa thức ăn ............................................................................................................ 8

2.2.4.1. Tiêu hóa xơ..........................................................................................................8
2.2.4.2. Tiêu hoá tinh bột và đường............................................................................................. 9
2.2.4.3. Tiêu hoá protein.............................................................................................................. 9
2.2.4.4. Tiêu hoá chất béo.......................................................................................................... 10

2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG VỀ TĂNG TRỌNG CỦA CỪU ...............................10
iii



2.3.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm..........................................................................11
2.4. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA THỨC ĂN XƠ THÔ ..............................13
2.5. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG THỨC ĂN THÔ TRÊN CỪU......15
2.6. MỘT SỐ LOẠI THƯC ĂN CỦA CỪU ..................................................................15
2.6.1. Cỏ lông tây (Brachiaria mutica) ...........................................................................15
2.6.2. Bánh dầu đậu nành........................................................................................................... 16
2.6.3. Bã bia ............................................................................................................................... 17
2.6.4. Urê ................................................................................................................................... 17
2.6.5. Mật đường ...................................................................................................................... 18
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................................... 19

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................................19
3.2. CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM..............................................................................19
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20........................................................................20
3.3.1. Đối tượng và các vật liệu thí nghiệm ...................................................................20
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................21
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................................23
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................25
4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỨC ĂN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM (%DM)....................... 25
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT ĂN VÀO CỦA CỪU TRONG THÍ NGHIỆM.......................26
4.3. TỈ LỆ TIÊU HÓA CÁC DƯỠNG CHẤT (%), CÂN BẰNG NITƠ VÀ TĂNG TRỌNG
CỦA CỪU TRONG THÍ NGHIỆM...........................................................................................28
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 32
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................................... 32
5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 33

iv



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DM

Vật chất khô

OM

Vật chất hữu cơ

CP

Đạm thô

Ash

Khoáng tổng số

NDF

Xơ trung tính

ADF

Xơ axít

ME

Năng lượng trao đổi


W0,75

Trọng lượng trao đổi

VSV

Vi sinh vật

NPN

Đạm phi protein

n

Cỡ mẫu

X

Trung bình

SE

Sai số chuẩn

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

g


Gram

kg

Kilogram

R2

Hệ số hồi qui

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang ..........................................................3
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu..........................................................................4
Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho tăng trưởng của cừu ở điều kiện nhiệt đới.. 12
Bảng 2.4 : Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây..............................16
Bảng 2.5: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bánh dầu đậu nành trên cừu ................17
Bảng 2.6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã bia...................................................17

Bảng 3.1: Công thức và thành phần dưỡng chất (%/DM) các khẩu phần dự kiến trong
thí nghiệm.................................................................................................................................... 22
Bảng 4.1: Thành phần hoá học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM) ............................25
Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của cừu trong thí nghiệm ...................................26
Bảng 4.3: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu thí nghiệm..................... 28

vi



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Chuồng sàn dùng trong các thí nghiệm ..................................................................... 19

Hình 3.2 Cỏ lông tây thân ...............................................................................................20
Hình 3.3: Cỏ lông tây ngọn .............................................................................................20
Hình 3.4: Cỏ lông tây thân cắt ngắn................................................................................20
Hình 3.5: Cỏ lông tây ngọn cắt ngắn ..............................................................................20
Hình 3.6: Cừu trong thí nghiệm ......................................................................................21

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Lượng DM và NDF tiêu thụ của cừu trong thí nghiệm.............................................27
Biểu đồ 4.2: Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa NDF và hàm lượng NDF trong khẩu phần...................29
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của hàm lượng NDF trong khẩu phần lên tăng trọng của cừu trong
thí nghiệm ......................................................................................................................................................... 30

viii


TÓM LƯỢC
Nhằm mục đích tìm ra hàm lượng xơ trung tính thích hợp trong khẩu phần nuôi cừu để
đạt khả năng tận dụng thức ăn thô tốt nhất, một thí nghiệm được bố trí theo thể thức
hình vuông Latin (5 x 5) với 5 nghiệm thức, 5 giai đoạn và 5 cừu đực Phan Rang có độ
tuổi là 3 tháng tuổi với thể trọng đầu thí nghiệm trung bình là 18,4 ± 3,32 kg. Mỗi giai
đoạn thí nghiệm gồm 13 ngày với 7 ngày nuôi thích nghi và 6 ngày lấy mẫu. Năm

nghiệm thức trong thí nghiệm là:
o NDF55 là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 55%,
o NDF57 là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 57%,
o NDF59 là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 59%,
o NDF61 là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 61%,
o NDF63 là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 63%,
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng hàm lượng NDF trong khẩu phần thí nghiệm trong
khoảng từ 55 đến 63% đã làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hoá vật chất khô,
chất hữu cơ và tăng trọng của cừu Phan Rang nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và ở mức
61%NDF cừu đạt tăng trọng cao nhất.
Vì vậy chúng tôi đề nghị sử dụng mức 61%NDF trong các khẩu phần để nuôi cừu Phan Rang
giai đoạn từ 3-5 tháng tuổi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới nghề nuôi cừu rất phát triển, tính đến năm 2005 tổng đàn cừu trên thế giới
có trên 1079 triệu con, trong đó Trung Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu với 170,9
triệu con, kế đến là Úc, các nước Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Iran, Sudan, NewZealand,
Anh và Nam Phi (Theo FAO 2/8/2006).
Ở Việt Nam hiện nay tỉnh nuôi cừu nhiều nhất là Ninh Thuận. Ninh thuận là vùng đất
khô hạn, khí hậu nóng khô và ít mưa nhất ở Việt Nam. Đàn cừu đầu tiên người Pháp
đưa vào năm 1906 chúng đã thích nghi và phát triển khá tốt tại đất Ninh Thuận và tạo
thành thương hiệu cừu Phan Rang. (Lê Đăng Đảnh & Lê Minh Châu, 2005).
Vì những đặc tính của cừu: dễ nuôi, thích nghi với khí hậu, nguồn thức ăn của vùng và
thịt cừu lại giàu đạm, ít cholesterol, mùi vị thơm ngon đặc trưng…nên trong thời gian
gần đây chăn nuôi cừu đang được nghiên cứu phát triển ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, trình độ chăn nuôi cừu của người dân trong vùng này
vẫn chưa cao nên chưa thật sự mang hiệu quả kinh tế. Nguồn thức ăn chính của cừu là

các loại thức ăn thô sẳn có tại chổ. Mức ăn của cừu chỉ bằng 1/10 so với bò (Kohn et
al., 2005). Chăn nuôi cừu ở đây thường dựa vào các nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ
lông tây hoặc là các phụ phẩm hoa màu.
Cừu là loài gia súc tận dụng tốt thức ăn thô do hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng chuyển
hoá xơ thành nguồn năng lượng hữu dụng cho vật chủ. Tuy nhiên hàm lượng xơ trong
khẩu phần chưa hợp lý có thể ảnh hưởng kém đến khả năng tận dụng thức ăn, tỉ lệ tiêu
hoá và năng suất của cừu (Coleman et al., 2003; Mandal et al., 2004).
Xơ trung tính (NDF, neutral detergent fiber) là thành phần chính trong thức ăn của các
loài gia súc nhai lại và có khả năng ảnh hưởng lên mức ăn và tỉ lệ tiêu hoá của cừu (Lu
et al., 2005; Sauve et al., 2009). Hàm lượng NDF của các loại thức ăn thô ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long thường rất biến động (Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008). Hơn nữa
các nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ NDF trong khẩu phần của cừu còn hạn chế ở
nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khả năng tiêu hóa xơ trung tính
của cừu Phan Rang giai đoạn từ 3-5 tháng tuổi ” nhằm các mục tiêu sau:
Tìm ra hàm lượng xơ trung tính thích hợp trong khẩu phần nuôi cừu 3-5 tháng tuổi để
đạt khả năng tận dụng thức ăn thô và cho tăng trọng tốt nhất.

1


Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo về mức độ xơ trung tính phù hợp với sự tăng
trưởng của cừu ở từng giai đoạn phát triển, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất chăn
nuôi.
Khuyến cáo các kết quả nghiên cứu đạt được vào trong thực tế sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi cừu của người dân.

2



Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỪU PHAN RANG
Về ngoại hình: Cừu Phan Rang có màu trắng (chiếm tỷ lệ khoảng 80%), một số ít có
màu lông nâu (khoảng 11%), số ít còn lại là lông nâu điểm trắng hoặc trắng điểm nâu
hoặc lông nâu đen, một số con có mặt đen hoặc trắng nhưng phần lớn là mặt trắng, có
điểm một vệt trắng ở sống mũi và 2 dãi đen ở 2 bên má. Toàn thân cừu phủ một lớp
lông, lông phần hông là nơi dài nhất, từ 11 - 12 cm, lông phần lưng nơi ngắn nhất
khoảng 8 cm. Lông nhỏ mịn và không xoăn. Lông cừu đực khô hơn cừu cái nhưng
không rõ rệt như ở dê.
Đầu cổ cừu ngắn, mũi dô, không sừng, không có râu cằm, thân hình trụ, ngực sâu và
nở, bụng to gọn, mông nở, 4 chân nhỏ và khô, móng hở, vú nhỏ và treo, núm vú ngắn
(2 cm). Cấu tạo con vật thể hiện giống hướng thịt.
Về tập tính: Tính cừu hiền lành, chăm chỉ. Trên đồng bãi, cừu di chuyển chậm, ăn miệt
mài, gặm sát đất. Cừu ăn nhiều loại thức ăn, nhưng ăn cỏ và cây thấp là chủ yếu (khác
với dê thích ăn lá trên cành).
Phản xạ tính biểu hiện rõ, tuy không thể hiện mạnh như dê. Tính bầy đàn cao, chăn thả
chung nhưng ít khi bị lạc đàn.
Về sinh truởng: Cừu sinh trưởng rất nhanh từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi (168,67g/ngày)
sau đó tốc độ sinh trưởng chậm dần (86,66 - 137,33g/ngày). Tháng thứ hai thường là
tháng khủng hoảng vì lượng sữa giảm thấp mà cừu con thì chưa quen ăn nhiều cỏ. Sau
đó sức lớn trở lại bình thường. Khả năng sinh trưởng của cừu trong điều kiện quảng
canh được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1 : Khả năng sinh trưởng của cừu Phan Rang

Tuổi

Trọng lượng (kg)

Sơ sinh


2, 20

3 tháng tuổi

14,0

Trưởng thành:
Con đực:

42,6 ± 1,70

Con cái:

39,0 ± l,34

(Nguồn: Lê Đăng Đảnh và Lê Minh Châu, 2005)

3


Về sinh sản: Cừu là loại gia súc sớm thành thục về sinh dục. Cừu đực 5 tháng tuổi đã có
biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10 tháng tuổi. Cừu cái 6 tháng
đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9 - 10 tháng. Thời gian mang
thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16 - 17 ngày, mùa động dục không rõ rệt
nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ thường động dục nhiều, tỷ lệ thụ thai cao. Theo
dõi 120 lứa đẻ ở xã Tân An thì thấy số cừu đẻ 1 con là 91 con chiếm 75,8% đẻ sinh đôi
21 con chiếm 17,5% và đẻ sinh ba có 8 con chiếm 6,7%. Như vậy cừu đẻ sinh đôi và
sinh ba chiếm gần 25%, trong lúc đẻ đơn là 75,8%, tỷ lệ mắn đẻ như vậy là đạt ở mức
trung bình so với các giống cừu thịt khác (Lê Đăng Đảnh và Lê Minh châu, 2005).
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu


Chỉ tiêu

Thời gian

Con đực:
Tuổi có phản xạ nhảy:

5 tháng tuổi

Tuổi sử dụng phối giống

10 tháng tuổi

Con cái:
Tuổi động dục lần đầu:

6 tháng tuổi

Tuổi phối giống:

9 – 10 tháng tuổi

Chu kỳ động dục:

16 – 17 ngày

Thời gian mang thai:

150 ngày


Số con sinh ra/ổ:

1,25 ± 0,43 (đẻ đơn 75,8%, đẻ kép 24,1%)

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ:

8,01 ± 0,82 tháng

Hệ số đẻ:

1,4 lứa

Số cừu con/lứa/năm:

1,7 lứa

(Nguồn: Lê Đăng Đảnh và Lê Minh châu (2005))

2.2. SỰ TIÊU HÓA Ở GIA SÚC NHAI LẠI
2.2.1. Sinh lý tiêu hóa
Giống như ở trâu bò, dạ dày của cừu cũng có 4 túi (túi dạ cỏ, túi dạ tổ ong, túi dạ lá
sách, túi dạ múi khế). Trong đó 3 túi là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách không tiết ra dịch
tiêu hóa. Sự tiêu hóa thức ăn chủ yếu xảy ra ở dạ cỏ và dạ tổ ong, do hệ sinh vật đảm
trách. Ở cừu trưởng thành, dạ cỏ chiếm thể tích khoảng 80% thể tích dạ dày, đây là nơi
4


lên men chính. Dịch dạ cỏ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật dạ cỏ phát triển (pH
= 8), có được điều này vì nước bọt của cừu là dung dịch đệm có tính kiềm, chứa nhiều

ion Na+, NH4+, … trung hòa acid sinh ra do quá trình lên men của vi sinh vật. Nhiệt độ
trong dạ cỏ là 38 – 410C, độ ẩm 80 – 90%. Dạ cỏ có môi trường yếm khí, nồng độ ôxi
nhỏ hơn 1%. (Nguyễn Thiện và Đinh văn Bình, 2007).
Vi sinh vật trước tiên sử dụng lượng đường hoà tan và tinh bột có trong thức ăn làm
nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển, sau đó chúng bắt đầu công phá chất xơ
có trong thức ăn (Hoàng Văn Tiến et al., 1995)
Thức ăn sau khi được vi sinh vật lên men tiêu hóa, một phần chúng sẽ sử dụng cho
chính bản thân chúng, phần khác sẽ được chuyển xuống dạ tổ ong, rồi dạ lá sách sau
cùng là dạ múi khế để cung cấp cho vật chủ. Mặt khác xác vi sinh vật khi trôi xuống dạ
múi khế, ruột non cũng sẽ được tiêu hoá để cung cấp nguồn năng lượng và chất đạm
cho cơ thể vật chủ.
Những thành phần thức ăn hòa tan nhanh trong dung môi trung tính (neutral detergen
solubles: NDS) hầu như được lên men hoàn toàn trong dạ cỏ, những thành phần đó chủ
yếu là: protein, cấu trúc không phải là carbohydrate, …
Sự tiêu hóa thức ăn xanh được kết hợp với nitrogen của khẩu phần ăn vào và loại thực liệu
của thức ăn xanh. Nếu thức ăn xanh có hàm lượng protein từ 6 – 8 % thì tiêu hóa cao, vì
nó sẵn sàng cung cấp nhu cầu nitrogen cho vi sinh vật dạ cỏ (McDonald et al., 2002).
2.2.2. Đặc điểm lên men vi sinh vật ở dạ cỏ
Vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng lên men carbohydrate, phân hủy thức ăn tạo ra các axit
béo bay hơi, metan, khí carbonic và năng lượng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát
triển của vi sinh vật. Hệ vi sinh vật sống trong dạ cỏ gồm: nguyên sinh động vật, vi
khuẩn và vi nấm.
2.2.2.1. Nguyên sinh động vật (Protozoa)
Protozoa có trong dạ cỏ của cừu bắt đầu từ khi cừu ăn thức ăn là thực vật khô. Những
ngày đầu sau khi sinh, dạ cỏ cừu không chứa protozoa. Hầu hết các protozoa có mặt
trong dạ cỏ cừu là kỵ khí, chúng có khả năng phân giải chất xơ có trong thức ăn, tuy
nhiên, cơ chất chính của chúng là đường và tinh bột.
Số lượng protozoa thay đổi tuỳ theo cách thức nuôi dưỡng, khẩu phần ăn. Khi ta cho
con vật ăn khẩu phần chứa nhiều thức ăn xơ, ít chất đường hòa tan thì mật độ protozoa
thấp (dưới 100.000 con/ml dịch dạ cỏ). Trái lại, khẩu phần ăn có nhiều tinh bột và

đường, mật độ protozoa có thể lên đến 4.000.000 con/ml dịch dạ cỏ. Khi quần thể
5


protozoa cao có thể đạt tới 70% sinh khối vi sinh vật trong dịch dạ cỏ và vi khuẩn chỉ
có 30% (Preston và Leng, 1991).
Protozoa có mặt trong dạ cỏ được chia làm 2 loại chính: Entodineomorphs (chủ yếu
là Entodinia spp) và Holotrich (chủ yếu là Isotricha hoặc Dasytricha spp). Một vài
loại protozoa có khả năng phân giải cellulose, nhưng cơ chất chính là đường và tinh
bột, chúng sẽ được hấp thu nhanh chóng và dự trữ dưới dạng polydextran, đây là
dạng sẽ được huy động ra theo nhu cầu để cung cấp năng lượng cho duy trì và sinh
trưởng của protozoa.
Có sự tác động tương hỗ giữa protozoa và vi khuẩn, protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn,
loại ra xác trôi nổi trong dịch dạ cỏ (Coleman, 1975), chính vì thế mà làm giảm lượng
vi khuẩn bám vào mẫu thức ăn. Với những thức ăn dễ tiêu hóa thì điều này sẽ không có
ý nghĩa lớn, nhưng đối với thức ăn khó tiêu thì sẽ làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn.
Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao, một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và tiêu hóa.
Trường hợp nhóm Entodinia nhiều (khoảng 2 triệu con protozoa/ml dịch dạ cỏ) thì tất
cả vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ sẽ bị ăn mất đi, chiếm khoảng 30% tổng lượng sinh
khối (Coleman, 1975).
2.2.2.2. Vi khuẩn (Bacteria)
Thông thường, vi khuẩn chiếm phần lớn trong hệ sinh vật dạ cỏ, mật độ từ 1010 – 1011
con/ml dịch dạ cỏ (Nguyễn Văn Thu, 2006). Vi khuẩn có trong dạ cỏ bao gồm: Vi
khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (chiếm khoảng 30%), vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn
(chiếm khoảng 70%), vi khuẩn trú ngụ ở nếp gấp biểu mô, vi khuẩn bám vào protozoa
(chủ yếu là loại sinh khí metan).
Do thức ăn liên tục được chuyển khỏi dạ cỏ, vì thế phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn
sẽ bị tiêu hóa đi. Do vậy, số lượng vi khuẩn ở dạng tự do có trong dịch dạ cỏ là rất
quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn.
Vi khuẩn có những nhóm chính sau đây:

Nhóm vi khuẩn phân giải carbohydrate không phải là chất xơ (NFC): số lượng của
chúng sẽ tăng khi ta cho gia súc ăn khẩu phần giàu carbohydrate dễ lên men (như: tinh
bột, đường, glucose, …) có từ,thức ăn hạt, củ, cỏ xanh tươi, rỉ mật đường …
Nhóm vi khuẩn lên men lactic: chúng có tác dụng lên men đường, chúng phát triển rất
nhanh khi dạ cỏ chứa ít streptococcus. Vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu phần ăn
giàu cỏ khô, hoặc thức ăn tinh. Nhóm vi khuẩn phân giải chất xơ: chiếm tỷ lệ nhỏ
(dưới 10%) so với tổng số vi khuẩn. Tại dạ cỏ chất xơ được tiêu hóa nhờ men phân giải
6


chất xơ của vi khuẩn phân giải xơ (Cellulolytic bacteria) sống ở dạ cỏ tiết ra. Các loại
vi khuẩn này phân giải được cellulose, hemicellulose và cả pectin. Điều này có ý nghĩa
rất lớn đối với sự lên men chất xơ ở loài nhai lại.
Nhóm vi khuẩn phân giải chất chứa nitrogen: bao gồm Butyrivibro, Bacteroides,
Streptococcus, Selenomas, Clostridium, Lachnospira va Borrelia. Trong đó, có những loài
có hoạt động phân hủy cellulose, xylanose, pectinose, amylose và saccarose rất mạnh có
trong thức ăn. Các vi khuẩn này có khả năng phân hủy protein có trong thức ăn.
2.2.2.3. Nấm (Phycomyces)
Trong tất cả các loại nấm yếm khí có mặt trong dạ cỏ, chúng ta có thể chia ra làm 5
loài, bao gồm: Neocallim, Piromyces, Caecomyces, Orpinomyces, Anaeromyces
(Nguyễn Văn Thu, 2006).
Nấm có mật độ khoảng 103 – 104/ml dịch dạ cỏ. Vai trò của nấm trong sự phân hủy
chất xơ tại dạ cỏ được thể hiện ở chỗ: chúng thích định cư trên những chất xơ của thực
vật trong dạ cỏ cừu và gia súc nhai lại. Chúng phá vỡ cấu trúc carbohydrate có ở vách
xơ của tế bào thực vật, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào cấu trúc tế bào để tiến hành
lên men phân hủy.
2.2.2.4. Vai trò của NH3 trong dịch dạ cỏ
Nguồn NH3 trong dịch dạ cỏ bao gồm từ sự lên men protein, peptid, acid amin và các
nguyên liệu nitrogen hòa tan khác, Urê, acid uric và nitrate được chuyển hóa nhanh
chóng thành NH3 trong dạ cỏ, Các acid nucleic trong dịch dạ cỏ có lẽ cũng được phân

giải mạnh thành NH3 (Preston và Leng, 1991).
Do vậy “kho” NH3 là trọng tâm cho các nghiên cứu về trao đổi nitrogen trong dạ cỏ.
Nồng độ NH3 trong dịch dạ cỏ đòi hỏi đảm bảo tối đa cho vi sinh vật tăng trưởng.
Trong phòng thí nghiệm, nồng độ NH3 có giá trị tối thiểu là 20 – 50 mg NH3/lít dịch dạ
cỏ (Nguyễn Văn Hớn, 1998). Để thức ăn được phân giải tối đa bởi vi sinh vật dạ cỏ,
nhu cầu tối thiểu về nồng độ NH3 trong dạ cỏ cao hơn khi khẩu phần ăn có chất lượng
thấp, nồng độ NH3 nên khoảng 60 – 100 mg/lít (Oosting và Waanders, 1993).
Theo Leng và Nolan (1984), các khẩu phần thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến mức
NH3 thích hợp, nồng độ NH3 cao nhất có thể đạt mức 150 – 200 mg NH3/ lít dịch dạ cỏ.
Thiếu NH3 dẫn đến giảm hiệu quả của hệ vi sinh vật sống trong dạ cỏ mặc dù con
đường tổng hợp acid amin ở vi sinh vật dạ cỏ chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, người
ta thấy rằng: NH3 đóng vai trò quan trọng cho việc tổng hợp có hiệu quả acid amin và
7


protein ở vi sinh vật. Tốc độ tổng hợp của vi sinh vật cao nhất ở nồng độ NH3 từ 5 – 8
mgN/100ml dịch dạ cỏ (Satter và Styler, 1974).
2.2.2.5. Vai trò của pH trong dạ cỏ
Cộng đồng vi sinh vật ở dạ cỏ chịu ảnh hưởng bởi lượng nước bọt. Môi trường trung
tính ở dạ cỏ luôn luôn được duy trì để đảm bảo cho sự tồn tại của vi sinh vật. Môi
trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật là môi trường trung tính
(pH=6,5 – 7,4), tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hòa acid sinh ra do quá trình lên
men của nước bọt. Các muối phosphat và bicarbonate trong nước bọt có tác dụng là
chất đệm (Nguyễn Thiện et al, 2007).
Nếu độ pH dạ cỏ thấp, số lượng vi khuẩn cellulose, amylose và một số lớn protozoa bị
chết đi và được chuyển đến túi sau. Khi độ pH dạ cỏ thấp, CO2 sẽ tách ra khỏi dung
dịch và tích tụ ở túi vùng lưng, sau đó CO2 và CH4 sẽ được thải ra ngoài qua ợ hơi.
Khi độ pH cao, phần lớn CO2 sản sinh trong quá trình lên men sẽ được hấp thu, sau đó
thải ra bên ngoài theo đường phổi.
2.2.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật dạ cỏ

Vi sinh vật dạ cỏ, cả trong thức ăn và trong biểu mô dạ cỏ kết hợp với nhau trong quá
trình tiêu hóa thức ăn, chúng cùng nhau tiêu hóa các loại thức ăn mà không hoạt động
riêng lẻ, một mình, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.
Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh, đặc biệt
là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa.
Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axít lactic, hạn chế giảm pH đột
ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn với nhau.
Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân
giải cellulose giảm làm cho tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp. Mặt khác, khi protozoa ăn và tiêu hóa vi
khuẩn sẽ làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. Loại bỏ protozoa sẽ
làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ (T. R. Preston and R. A. Leng, 1987).
2.2.4. Sự tiêu hóa thức ăn
2.2.4.1. Tiêu hóa xơ
Cellulose và hemicellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, chúng liên kết với
lignin tạo thành polyme bền vững về lý học và hoá học. Một đơn vị cellulose gồm hai
phân tử glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các cenlobiose lặp đi lặp lại bởi
các liên kết -1,4. Như vậy cellulose nguyên chất gồm các đường đơn glucose.
8


Khoảng 80% cellulose và hemicellulose được phá vỡ bởi protozoa. Protozoa phá vỡ
màng cellulose ngoài việc tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men cellulose còn tạo điều
kiện để lộ ra các thành phần dưỡng chất bên trong tế bào thực vật như tinh bột, đường,
protein.
Một phần cellulose được protozoa ăn để tạo năng lượng sống cho bản thân chúng.
Protozoa cũng có thể tiêu hoá được một phần cellulose. Chủ yếu cellulose và
hemicellulose được len men bởi vi khuẩn để tạo ra các axít béo bay hơi cung cấp cho
vật chủ.
2.2.4.2. Tiêu hoá tinh bột và đường

Vi khuẩn và protozoa phân giải tinh bột thành polysaccharide, glycogen, aploectin, các
sản phẩm này được lên men tạo thành axít béo bay hơi.
Đường (disaccharide, monosaccharide,…) một phần sẵn có ở thức ăn, một phần được
tạo thành từ sự lên men phân giải cellulose và hemicellulose…Các sản phẩm đường
cũng được lên men tạo thành axít béo bay hơi và một ít axít lactic.
Nếu lượng axít lactic nhiều sẽ làm giảm pH dạ cỏ, ức chế hoạt động của vi sinh vật,
gây nhiễm độc axít lactic.
Sản phẩm cuối cùng do vi sinh vật lên men cellulose, hemicellulose, tinh bột và đường
là axít béo bay hơi và một ít béo có mạch carbon dài như axít valeric, axít caproic,…
và các khí thể (CO2, H2, N2, O2,…). Cường độ hình thành axít béo bay hơi mạnh (có
thể đạt 4 lít/ngày).
Các axít béo bay hơi được hấp thu, một phần đến gan oxy hóa tạo thành năng lượng
cho cơ thể, một phần đến các mô bào (nhất là mô tuyến sữa).
2.2.4.3. Tiêu hoá protein
Protein được phân giải thành peptiol và axít amin bởi men proteaza và men peptidaza
của vi khuẩn. Phần lớn các axít amin tiếp tục bị vi khuẩn lên men để biến thành NH3,
axít béo bay hơi. Sau đó vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp protein và axít amin cho cơ thể
chúng từ NH3. Sự tiêu hoá protein ở dạ cỏ đã tạo ra một lượng lớn NH3 cho môi trường
lên men của vi sinh vật.
Ngoài ra các hợp chất phi protein trong thức ăn như các axít amin, amid, nitrat...cũng
cung cấp một nguồn đáng kể NH3. Hàm lượng NH3 trong dạ cỏ rất quan trọng, chúng
quyết định đến quá trình lên men phân huỷ xơ và các hợp chất carbonhydrate khác.
Một phần protein và axít amin tuy hoà tan trong dạ cỏ nhưng không bị phân huỷ ở dạ
9


cỏ mà được đi xuống dạ múi khế và ruột non. Phần protein này được gọi là protein
“thoát qua” (bypass protein).
Nhiều tài liệu đã xác định gia súc nhai lại có thể sử dụng 25-35% nitơ trong khẩu phần,
từ nguồn đạm phi prôtein mà gia súc vẫn phát triển tốt (Bùi Đức Lũng và ctv, 1995).

Hiện nay urê được sử dụng rộng rãi nhất cho gia súc nhai lại. Với những khẩu phần
nghèo protein nhưng có nhiều xơ mà được bổ sung một lượng rỉ đường hay thức ăn
tinh thích hợp, hiệu quả sử dụng protein khá rõ rệt. Có thể sử dụng so đũa, urê, bánh
dầu bông vải để làm thức ăn bổ sung đạm cho bò, nhất là trong chăn nuôi bò thịt.
(Nguyễn Thị Đan Thanh, 2007)
2.2.4.4. Tiêu hoá chất béo
Lipid của thực vật rất dễ bị thuỷ phân trong dạ cỏ bởi ennzym lipase của vi khuẩn tạo
thành axít béo và tiếp tục lên men tạo thành axít béo bay hơi. Phần lớn axít béo cao phân
tử là các axít béo không no và dễ tách ra như: axít oleic, axít linoleic...chúng được hấp
thu trong dạ cỏ và được vi sinh vật hydro hoá, khi đó một lượng lớn axít sẽ bị biến đổi
thành axít bão hoà (chủ yếu là axít stearic và axít palmitic) chỉ được hấp thu ở ruột non.
2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG VỀ TĂNG TRỌNG CỦA CỪU
2.3.1. Khối lượng thức ăn ăn vào và nhu cầu vật chất khô ăn vào
Khối lượng thức ăn ăn vào là lượng thức ăn mà gia súc ăn với điều kiện được ăn tự do.
Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hiệu quả chăn
nuôi. Lượng thức ăn ăn vào của cừu sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào giống, hướng sản xuất,
tình trạng sức khoẻ của con vật, cơ địa và môi trường chăn nuôi.
Cừu cái tơ khối lượng vật chất khô ăn vào trong ngày khoảng 3 đến 4,5% trọng lượng
cơ thể, cừu đực từ 36 đến 73kg thì khối lượng vật chất khô ăn vào hằng ngày khoảng 3
đến 4% trọng lượng cơ thể (Lê Đăng Đảnh et al., 2005).
Vấn đề cần lưu ý khi tính toán lượng thức ăn ăn vào ta cần chú ý đến quá trình phát
triển của cây cỏ thực vật là thức ăn của gia súc. Vì màng tế bào thực vật ở cây cỏ sẽ
dầy thêm theo tuổi. Do đó, lượng xơ tăng lên nhất là xơ khó tiêu hóa từ đó dẫn đến khả
năng tiêu hóa loại thức ăn này sẽ giảm.
Tỷ lệ protein/năng lượng thấp có thể ngăn cản sự ăn vào. Những hiệu quả của việc bổ
sung nitrogen có lợi cho khối lượng ăn vào, có thể tác động trực tiếp đến tình trạng
nitrogen của gia súc cũng như hoạt động của dạ cỏ.

10



Việc cung cấp cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như: đạm, năng
lượng, khóang, vitamin, chất xơ sẽ tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích vi sinh vật
dạ cỏ sinh trưởng và phát triển tốt sẽ làm cho con vật tăng trưởng tốt.
2.3.2. Nhu cầu năng lượng và chất đạm
Năng lượng và chất đạm rất cần thiết cho cừu trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Cừu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi Do đó, trong giai đoạn
này người chăn nuôi cần cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng để chúng có
thể sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu năng lượng và chất đạm cho tăng trưởng của cừu
được trình bày qua bảng 2.3

11


Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho tăng trưởng của cừu ở điều kiện nhiệt đới

Thể trọng

Tăng trọng bình

Năng lượng

Đạm thô

Đạm thô

(kg)

quân trong ngày (g)


trao đổi (MJ)

(g)

tiêu hóa (g)

5

50
100

2,55
3,4

46
69

30
46

150

3,93

93

61

50


3,83

61

40

100

4,51

84

56

150

5,19

108

71

200

5,88

131

87


50

4,94

74

49

100

5,62

97

65

150

6,31

121

80

200

7,00

145


96

250

7,68

168

111

50

5,95

87

57

100

6,86

109

72

150

7,78


130

87

200

8,70

152

102

250

9,61

173

117

50

6,87

99

65

100


7,78

121

80

150

8,70

142

95

200

9,61

164

110

250

10,53

185

125


50

7,74

110

72

100

8,65

132

88

150

9,57

153

103

200

10,48

175


117

250

11,42

197

133

10

15

20

25

30

(Nguồn: Paul et al (2003))

12


2.4. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA THỨC ĂN XƠ THÔ
Cấu trúc cơ bản của thức ăn xơ thô như rơm rạ, cây ngũ cốc được mô tả qua sơ đồ 1.Có
thể chia vật chất khô của thức ăn xơ thô thành hai phần là phần nội bào và vách tế bào.
Phần nội bào chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chứa các chất dễ hoà tan và dễ lên men như
đường và tinh bột. Vách tế bào gồm phần xơ bị lignin hoá (NDF), một ít keo thực vật

(pectin) và một ít glycoprotein. Thành phần pectin dễ được lên men trong dạ cỏ.
Protein trong vách tế bào khó bị phân giải. Mức độ phân giải cellulose và
hemicellulose của vách tế bào phụ thuộc vào mức độ lignin hoá. Vi sinh vật dạ cỏ
không phân giải được lignin và hàm lượng của nó càng cao (khi thực vật già quá) thì tỷ
lệ tiêu hóa nói chung sẽ bị hạn chế.
Thức ăn xơ thô nhiệt đới nói chung có chất lượng thấp hơn thức ăn thô ôn đới. Những
thức ăn thô chất lượng thấp như rơm rạ có hai đặc trưng cơ bản: cấu trúc vách tế bào bị
lignin hoá phức tạp và thành phần dinh dưỡng không cân đối.

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc vi thể của thức ăn xơ thô (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)

Cấu trúc vách tế bào phức tạp bao gồm chủ yếu là cellulose, hemicellulose và lignin.
Cellulose là cấu trúc chủ yếu của tế bào thực vật, chiếm khoảng 32 - 47% vật chất khô
của thức ăn thô. Cellulose là chuỗi carbonydrate đơn giản, phân tử mạch thẳng, được
tạo bởi β-D-glucose bằng liên kết β-1,4-glucozit. Mỗi phân tử có thể lên tới hàng vạn
đơn vị. Trong tự nhiên cellulose tồn tại dưới dạng chuỗi tinh thể. Cellulose bao gồm
nhiều chuỗi thẳng liên kết với nhau thành bó dài nhờ mạch nối hydrogen tạo thành các
sợi cellulose bền vững (microfibril) được bao bọc bởi các thành phần khác của vách tế
bào. Các microfibril tập hợp lại tạo thành các macrofibril.
13


×