Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ lông tây(brachiaria mutica)qua các lứa cắt tái sinh với các mức độ phân bón khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.68 KB, 35 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả này là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Tất cả
các số liệu và kết quả thu được trong thí nghiệm của chúng tôi là hoàn toàn chân thật
và chưa từng công bố trên bất cứ tập chí khoa học nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn và khoa.

Tác giả luận văn

Đường Hoàng Khải

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, trong
quá trình học tập và rèn luyện tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức quý
báu và cần thiết cho bản thân cũng như công việc sau này.
Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã vất vả nuôi nấng con nên người, tạo mọi
điều kiện để con được học tập được vươn lên với nhưng ước mơ của riêng mình mặc
dù điều kiện kinh tế gia đình của chúng ta rất giới hạn, nhưng ba mẹ đã làm tất cả để
chúng con được học hành đến nơi đến chốn. Kết quả này con thành kính dâng lên ba
mẹ, mong ba mẹ vui sống với chúng con.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nhân và thầy cố vấn đã tận tình chỉ
bảo em trong suốt thời gian làm luận văn cũng như cả quá trình học tập tại trường,
thầy cô đã giúp em vượt qua tất cả khó khăn trong quá trình học tập để em có thêm
những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tôi xin gởi lòng biết ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên trường Đại Học Cần Thơ đã
tận tình giảng dạy, bổ sung những kiến thức bổ ích cho tôi trong 4 năm học tập tại
trường. Đặc biệt là tập thể quý Thầy Cô của Bộ Môn Chăn Nuôi và Thú y – Khoa
Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp những
kiến thức làm hành trang vô cùng quý báo cho tôi bước vào đời.


Tôi chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không
tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Kính mong thầy hướng dẫn, quý thầy cô trong Bộ
môn cùng các bạn sinh viên góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ......................................................................................... viii
TÓM LƯỢC ............................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................2
2.1. HỌ HOÀ THẢO ..................................................................................................2
2.1.1. Sơ lược về họ Hoà Thảo ....................................................................................2
2.1.2. Đặc tính thực vật ...............................................................................................2
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần và giá trị dinh dưỡng ............................2
2.1.3.1. Nước...............................................................................................................2
2.1.3.2. Đất đai............................................................................................................3
2.1.3.3. Yếu tố khí hậu ................................................................................................4
2.1.3.4. Chuẩn bị đất trồng ..........................................................................................4
2.1.3.5. Phân bón.........................................................................................................4
2.1.3.6. Công thức phân bón........................................................................................6
2.1.4. Sự thu hoạch cỏ sẽ ảnh hưởng ...........................................................................6

2.2. CỎ LÔNG TÂY ...................................................................................................7
2.2.1. Nguồn gốc .........................................................................................................7
2.2.2. Đặc điểm sinh vật học .......................................................................................7
2.2.3. Đặc điểm sinh thái học ......................................................................................7
2.2.4. Tính năng sản xuất.............................................................................................8

iii


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........................9
3.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM..................................................................................9
3.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................9
3.1.2. Đất đai...............................................................................................................9
3.1.3. Nguồn giống......................................................................................................9
3.1.4. Phân bón............................................................................................................9
3.2. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..........................................................................9
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ....................................................9
3.3.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................................9
3.3.2. Thời gian thu hoạch .........................................................................................10
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU.........................10
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................10
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................11
4.1. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN ĐẾN CHIỀU CAO CỎ LÔNG TÂY .....................11
4.1.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây............................11
4.1.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây..............................12
4.1.3. Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây .....13
4.2. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN ĐẾN SỐ CHỒI CỎ LÔNG TÂY...........................14
4.2.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên số chồi của cỏ Lông tây .........................14
4.2.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây .................................15
4.2.3. Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên số chồi của cỏ Lông tây...16

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CỎ THÍ NGHIỆM
..................................................................................................................................17
4.3.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên năng suất của cỏ Lông tây .....................17
4.3.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên năng suất của cỏ Lông tây .......................19
4.3.3. Ảnh hưởng tương tác các mức phân hữu cơ và vô cơ lên năng suất của cỏ Lông
tây .............................................................................................................................21
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CỎ
LÔNG TÂY ..............................................................................................................22
4.4.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên thành phần hóa học của cỏ Lông tây......22
iv


4.4.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên thành phần hóa học của cỏ Lông tây........23
4.4.3. Ảnh hưởng tương tác các mức phân hữu cơ và vô cơ lên năng suất của cỏ Lông
tây .............................................................................................................................24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................25
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................25
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................26

v


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
DM: vật chất khô
CP: protein thô
CF: xơ thô
Ash: khoáng tổng số
VCK: vật chất khô
NSCX: năng suất chất xanh

NSCK: năng suất chất khô
NSCP: năng suất protein thô
HH1: vô cơ 1
HH2: vô cơ 2
HC1: hữu cơ 1
HC2: hữu cơ 2
HC3: hữu cơ 3
TPHH: thành phần hóa học
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
CFV: hệ số chuyển hoá thức ăn

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây ...............11
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây .................12
Bảng 4.3: Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây
..................................................................................................................................13
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên số chồi của cỏ Lông tây ............14
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây.....................15
Bảng 4.6: Ảnh hưởng tương tác của các mức phân hữu cơ và vô cơ lên số chồi của cỏ
Lông tây ....................................................................................................................16
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên năng suất của cỏ Lông tây.........17
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên năng suất của cỏ Lông tây...........19
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên thành phần hóa học của cỏ Lông
tây .............................................................................................................................22
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên thành phần hóa học của cỏ Lông
tây .............................................................................................................................23
Bảng 4.11: Ảnh hưởng tương tác của các mức phân hữu cơ và vô cơ lên năng suất của

cỏ Lông tây ...............................................................................................................24

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây ...........11
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây .............12
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây ...........14
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây.................15
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng phân hữu cơ lên năng suất chất xanh của cỏ Lông tây .........17
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng phân hữu cơ lên năng suất chất khô của cỏ Lông tây...........18
Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng phân hữu cơ lên năng suất protein thô của cỏ Lông tây .......19
Biểu đồ 4.8: Ảnh hưởng phân vô cơ lên năng suất chất xanh của cỏ Lông tây ...........20
Biểu đồ 4.9: Ảnh hưởng phân vô cơ lên năng suất chất khô của cỏ Lông tây.............20
Biểu đồ 4.10: Ảnh hưởng phân vô cơ lên năng suất protein thô của cỏ Lông tây .......21

viii


TÓM LƯỢC
Với mục đích phát triển đồng cỏ theo hướng thâm canh nhằm cung cấp đầy đủ thức
ăn xanh cho gia súc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đặc tính sinh trưởng cũng như
tính năng sản xuất của cỏ Lông tây (Brachiaria Multica) qua các lứa tái sinh với các
mức phân bón khác nhau.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thừa số 2 nhân tố. Thí nghiệm được bố trí
trên 18 lô theo trình tự 3 mức phân chuồng * 2 mức phân vô cơ * 3 lần lặp lại, với
diện tích mỗi lô từ 20 m2, khoảng cách trồng là 50 x 50 cm.
Phân hữu cơ bón ở 3 mức: 10 tấn/ha (nghiệm thức HC1), 20 tấn/ha (nghiệm thức
HC2), 30 tấn/ha (nghiệm thức HC3).

Phân Vô cơ bón ở 2 mức: Ure 250 kg/ha – Lân 500 kg/ha – Kali 200 kg/ha/năm
(nghiệm thức HH1) và Ure 350 kg/ha – Lân 750 kg/ha – Kali 300 kg/ha/năm (nghiệm
thức HH2).
Phân hữu cơ chỉ bón 1 lần trước khi trồng còn phân vô cơ thì được bón theo từng lứa
vào lúc 15 ngày sau khi cắt.
Các chỉ tiêu được lấy vào các thời điểm 15, 30 và 45 ngày sau khi thu hoach lứa
trước. Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các mức độ phân hữu cơ trong thí
nghiệm gần như không làm thay đổi nhiều đến chiều cao, số chồi, độ cao thảm và
năng suất, hai mức độ phân vô cơ thì ảnh hưởng khá rõ đến chiều cao của cỏ nhưng
về số chồi và năng suất chất xanh, chất khô và protein thô không bị thay đổi nhiều bởi
hai mức phân vô cơ. Năng suất chất xanh trung bình đạt 10,75; 11,92; 11,87
tấn/ha/lứa đối với 3 mức phân hữu cơ (HC1, HC2, HC3), với hai mức phân vô (HH1
và HH2), năng suất chất xanh của cỏ Lông tây đạt 11,36 và 11,67 tấn/ha/lứa, dưới sự
tương tác giữa hai loại phân vô cơ và hữu cơ năng suất của cỏ đạt từ 9,14 – 12,77
tấn/ha/lứa. Còn về thành phần hoá học thì gần như không bị ảnh hưởng bởi các mức
phân bón.

ix


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (2009) số lượng gia súc nhai lại ở
ĐBSCL vào năm 2008 có tăng hơn so với năm 2007 nhưng không nhiều cụ thể theo
số liệu sơ bộ số gia súc nhai lại ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như sau trâu: 43100 con
tăng tăng 13,12% so với năm 2007, bò: 713500 con tăng tăng 3,47% so với năm 2007.
số đầu gia súc tăng chậm là do ở ĐBSCL chủ yếu nuôi theo phương thức nhỏ lẻ,
không chú trọng đến nguồn thức ăn xanh cho gia súc, dẫn đến năng suất không cao và
chất lượng sản phẩm không ổn định nên không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Do đó vấn đề đặt ra là phải giải quyết được nguồn thức ăn xanh cho gia súc nhai lại,
tránh chăn nuôi theo tập quán cũ (thu cắt cỏ hoang về cho gia súc ăn).

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về khả năng thích nghi cũng như năng
suất của các giống cỏ nhập nội, nhưng chủ yếu là ở giai đoạn đầu sau khi trồng rất ít
nghiên cứu thực hiện ở các giai đoạn sau.
Xuất phát từ những thực tế trên, với sự giúp đỡ của bộ môn chăn nuôi và sự tận tình
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn nên tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát đặc tính

sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) qua
các lứa cắt tái sinh với các mức độ phân bón khác nhau” với mục tiêu là khảo
sát khả năng sinh trưởng, thích nghi của cỏ Lông tây cũng như tính năng sản xuất của
cỏ ở các lứa tái sinh. Đồng thời xác định mức phân bón thích hợp cho sự phát triển
của cỏ Lông tây nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà chăn nuôi.

1


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. HỌ HOÀ THẢO
2.1.1. Sơ lược về họ Hoà Thảo
Họ Hoà Thảo hay Hoà bản (Graminae, Poaceae) có khoảng 700 chi, 10000 loài, trong
đó theo A. Camus (1923) có khoảng 124 chi và 400 loài ở nước ta. Đây là họ thực vật
bao gồm những cây lương thực chính cho con người như, lúa mì, bắp, lúa miến và
những cỏ làm cây thức ăn gia súc chủ yếu (Nguyễn Thị Hồng Nhân và Nguyễn Văn
Hớn, 2009).
Đa số cỏ Hoà Thảo đều sinh trưởng tốt vào mùa hè, ra hoa kết quả vào mùa thu và gần
như ít sinh trưởng (hoặc dừng lại, không sinh trưởng) vào mùa đông. Sang xuân, cỏ
Hoà Thảo phát triển nhanh và cho nhiều lá.
2.1.2. Đặc tính thực vật
Cây cỏ có thân rỗng, tròn hay dẹp. Lá được sắp xếp theo hai hàng đối diện dọc theo
thân và xen kẽ nhau. Lá gồm ba phần chính: phiến lá, bẹ lá và mép lá. Bẹ lá là phần
dưới của lá, thường mọc ôm lấy thân như một ống và thường xẻ dọc dài suốt bẹ lá.

Mép lá là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, mép lá có thể là một miếng mỏng bao lấy
thân hay một lóng ngắn. Hoa gồm có hai vẩy gọi là lodicule, ba tiểu nhụy và noãn sào
với hai vòi nhụy. Nét đặc sắc của họ Hoà Thảo là ở phát hoa. Đơn vị phát hoa ở đây là
một gié hoa thu ngắn lại gọi là épillets (gié hoa). Mỗi gié hoa có hai vẩy ngoài gọi là
đỉnh (glumes), kế đến là hai vẩy khác gọi là trấu (glumelles), trong trấu có nhiều hoa
mọc theo hai hàng. Ở nhiều loại Hoà Thảo, đỉnh hay trấu mang một lông to gọi là lông
gai (arete). Trái thường không có vỏ và dính vào đầu trấu thành một quả đặc biệt gọi
là đỉnh quả. Rễ thuộc loại rễ chùm (Nguyễn Thị Hồng Nhân và Nguyễn Văn Hớn,
2009).
Ở trên mỗi đốt thì có lá, càng gần mặt đất bao nhiêu thì dóng càng ngắn, đốt càng dày,
lá càng nhiều. Do đó khi sử dụng cỏ Hoà Thảo phải để lại độ cao nhất định (6 cm) để
tạo điều kiện cho cỏ tái sinh mạnh và thu được sản lượng lớn (Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo, 1979).
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần và giá trị dinh dưỡng
2.1.3.1. Nước
Đối với thực vật, nước cần cho tất cả các hoạt động sống của chúng. Trong cỏ tốt
nước chiếm 80% trọng lượng tươi, phần còn lại là một lượng nhỏ chất khoáng và toàn
bộ chất hữu cơ tổng hợp được, phần lớn nước ở dạng tự do hay liên kết, nó có vai trò
hoà tan các chất vô cơ và vận chuyển đến các cơ quan của thực vật. Vì thế nước không
thể nào thiếu được đối với cây trồng, đồng cỏ.

2


Theo Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi (1981), nếu giữ được nước trong đất thì
các chất khoáng mới phát huy tác dụng và trở thành có giá trị thực sự đối với cây cỏ,
các vi sinh vật đất mới phát huy tác dụng và đất mới thực sự trở thành màu mỡ, có giá
trị dinh dưỡng cung cấp cho cây xanh. Nhu cầu về nước của cỏ Hoà Thảo thay đổi tuỳ
loài, tuỳ giai đoạn sinh trưởng, tuỳ nhóm có chịu hạn, trung sinh, ưa ẩm hay thuỷ sinh.
Nếu thiếu nước cây sinh trưởng chậm đặc biệt là thiếu nước trong mùa khô làm hàm

lượng chất xơ (cellulose, lignin) tăng, protein giảm.
2.1.3.2. Đất đai
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu của cây trồng về chất dinh
dưỡng với số lượng, dạng và tỉ lệ thích hợp để cây có thể sinh trưởng, phát triển và tạo
ra sinh khối lớn nhất. Đất nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của cây trồng cao, cho
năng suất cao thì được coi là phì nhiêu và ngược lại. Độ phì nhiêu của đất được quyết
định do hàm lượng chất dinh dưỡng tổng số dạng và lượng các chất dinh dưỡng hữu
dụng cho cây, hàm lượng và thành phần của chất hữu cơ trong đất (Ngô Ngọc Hưng et
al., 2004).
Ngoài các tác động sinh lý học của đất còn phải nhắc đến vai trò quan trọng của các
nguyên tố đa lượng dưới dạng muối như N, P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng
Bo, Co, Cu, Cl, I, Fe, Mn… Các nguyên tố này có liên quan đến sự sinh trưởng, phát
triển và sinh sản của thực vật và gia súc ăn thực vật đó. Ví dụ: pH đất thay đổi theo
hướng kiềm (bón vôi) sẽ dẫn tới sự giảm Mg, Zn, Co trong cỏ hay trong điều kiện ẩm
độ đất cao Se, Mo, Mn và Nitrat dưới dạng tự do tập trung trong cỏ sẽ gây bệnh dinh
dưỡng cho gia súc (giảm tiết sữa, ngộ độc, sẩy thai,…) (Dương Hữu Thời và Nguyễn
Đăng Khôi, 1981).
Cũng theo Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi (1981), những đồng cỏ hoang đã
lâu đời cỏ không mọc tốt được vì thiếu vôi, đạm và nhiều nguyên tố vi lượng khác; ở
đất nhiễm phèn và nhiễm mặn có rất ít giống cỏ chịu được và các loại đất sét nặng
hoặc nhiều cát cỏ cũng mọc không tốt. Do đó, đất để trồng cỏ tốt nhất là đất thịt nhẹ.
Mặt khác cỏ Hoà Thảo trồng trên đất tốt thì mềm, gia súc ăn ngon miệng và có giá trị
dinh dưỡng cao hơn khi trồng trên đất chua, không màu mỡ mặc dù cung cấp đủ nước.
Đối với đất bị rửa trôi nhiều năm làm pH rất chua (pH 3,5–5,5) làm nhiều loại vi
khuẩn cố định N (Rhizobium) không phát triển được, vì pH cho chúng phát triển
khoảng 5,5–7 nên người ta cải tạo độ chua bằng cách bón vôi để tăng pH đất lên gần
trung hoà hay kiềm (Ngô Ngọc Hưng et al., 2004)
Ngoài ra địa hình cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc trồng cỏ. Nên chọn thế đất bằng
phẳng để trồng cỏ vì cỏ trồng sẽ sinh trưởng và phát triển đồng đều, phân bón và nước
tưới được chang hoà đều khắp. Các vùng đất hơi dốc, độ nghiêng vừa phải vẫn có thể

trồng cỏ được. Tuy nhiên thế đất quá dốc thì mùa mưa sẽ xói mòn cuốn theo những
3


chất màu mỡ sẵn có trong đất, khiến cỏ trồng mất hết dinh dưỡng để sống. Mặt khác,
thế đất cũng không nên quá cao cách xa mạch nước ngầm nhưng đồng thời cũng
không nên quá trũng gây ngập úng vào mùa mưa và triều cường (Dương Hữu Thời và
Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Đa số các giống cỏ đều không thích nghi ở nơi có bóng râm che phủ mà đòi hỏi nhận
được nhiều ánh sáng trong ngày để quang hợp tốt. Vì vậy trồng cỏ nơi nhiều ánh sáng
cũng tươi tốt và cho năng suất cao hơn. Chính vì thế mà tùy địa chất từng vùng mà
chọn giống cỏ phù hợp vì mỗi giống cỏ sẽ có đặc tính riêng và sức chịu đựng riêng
(Đinh Văn Cải, 2007).
2.1.3.3. Yếu tố khí hậu
Cỏ tươi tốt khi được trồng ở những vùng có mùa mưa kéo dài và mùa nắng ngắn.
Lượng mưa khoảng 2000 mm/năm là tốt nhất. Ngoài ra ở những nơi sức gió quá lớn
có thể gây ngã đổ nên trồng những cây thân thấp (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái,
2003)
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu
Á, có sắc thái đa dạng với một mùa lạnh ở phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) và khí hậu
kiểu Nam Á (Tây Nguyên, Nam Bộ) cũng như khí hậu có tính chuyển tiếp ở vùng ven
biển Trung Bộ. Nước ta có tiềm năng về thời gian chiếu sáng và lượng mưa dồi dào,
phân bố tương đối đều giữa các vùng trong nước. Với số giờ nắng cao, tổng lượng bức
xạ lớn, “tài nguyên nhiệt” trên phạm vi cả nước được xem là loại giàu và là nguồn
năng lượng tự nhiên bậc nhất đối với cây trồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn gia súc. Với
cỏ Hoà Thảo, hầu hết đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết trái vào mùa thu
và gần như ngưng sinh trưởng vào mùa đông, đến mùa xuân thì phát triển nhanh và
cho nhiều lá. Tuy sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng cỏ Hoà Thảo lại nhanh hoá
xơ, chính vì thế mà giá trị cũng giảm theo (Viện Chăn Nuôi, 2001).

2.1.3.4. Chuẩn bị đất trồng
Việc làm sạch cỏ dại và làm đất kỹ là quan trong bậc nhất. Trong hầu hết các nghiên
cứu cũng như trong sản xuất đại trà, các tác giả như Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu
(1995), Phùng Quốc Quảng (2002), Nguyễn Thiện (2003)…. đều cho rằng phải làm
đất kỹ trước khi xuống giống, đều này nhằm mục đích tạo sự tơi xốp nhất định, tạo
điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển. Đồng thời làm sạch cỏ dại sẽ hạn chế sự cạnh
tranh về ánh sáng, dưỡng chất và mật độ.
2.1.3.5. Phân bón
Cây trồng lấy dưỡng chất từ đất để sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Tuy nhiên
dưỡng chất trong đất lại có giới hạn, do đó việc bổ sung các thành phần dưỡng chất
4


theo nhu cầu cây trồng là việc không thể thiếu được. Phân bón được sử dụng có thể là
phân vô cơ hay phân hữu cơ. Theo Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi (1981) thì
có một điều gần như trở thành nguyên lý là phân bón phân gì cho cỏ Hoà Thảo thì
thành phần hoá học của cỏ giàu chất ấy.
Với phân vô cơ, tuỳ nhà sản xuất hay nhu cầu thị trường mà phân hoá học được sản
xuất là phân đơn (chỉ chứa một loại dưỡng chất) hoặc phân hỗn hợp (loại chứa nhiều
dưỡng chất). Các dưỡng chất chứa trong phân hoá học là những dưỡng chất dễ tiêu,
khi bón vào đất cây trồng có thể hấp thu ngay. Hàm lượng dưỡng chất trong phân vô
cơ khá cao nên khi sử dụng cần chú ý liều lượng, nếu thừa rất dễ gây hại cho cây, nhất
là phân đạm (Ngô Ngọc Hưng et al., 2004). Mặt khác phân hoá học tương đối nhẹ, dễ
chuyên chở, dễ tan nên dùng để bón thúc sẽ có hiệu quả cao.
Trong khi đó phân hữu cơ do tính phân giải chậm, không kịp cung cấp dưỡng chất cho
cây trồng nên thường dùng để bón lót. Phân chuồng là một trong những loại phân
được sử dụng khá rộng rãi. Bón phân chuồng sẽ làm tăng độ xốp của đất, cải tạo chế
độ nước và không khí của đất, tăng thêm dưỡng chất đa – vi lượng, về lâu dài sẽ tăng
tỉ lệ mùn, tích luỹ nhiều lân, kali tổng số….tạo tiền đề cho đất có độ phì nhiêu cao
hơn. Bón với lượng lớn phân chuồng không gây hại lớn, lượng dưỡng chất dư thừa

cây không sử dụng hết có thể dùng tiếp cho vụ sau. Tuy nhiên phân chuồng có tỉ lệ
dưỡng chất thấp nên cần có khối lượng lớn, gây cồng kềnh, dưỡng chất phân chuồng
lại không ổn định, tác dụng chậm hơn so với phân hoá học (Lê Văn Căn, 1982).
Ngoài ra còn có than bùn là loại phân hữu cơ cũng được sử dụng khá phổ biến. Than
bùn được tạo từ các loại thực vật khác. Xác thực vật được tích tụ lại, vùi lấp trong đất
và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm, với điều kiện phân huỷ
yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Than bùn có hàm lượng chất
vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là chất hữu cơ, loại phân bón này dùng để tăng chất
hữu cơ cho đất, có khả năng giữ nước, kích thích tăng trưởng cây và hàm lượng dinh
dưỡng thay đổi tuỳ thuộc thành phần loài thực vật, quá trình phân huỷ chất vô cơ (Ngô
Ngọc Hưng et al., 2004).
Theo Ngô Ngọc Hưng et al. (2004) và Hà Thị Thanh Bình et al. (2002), phân hoá học
là một lợi thế để điều khiển năng suất nhưng do tính cụ thể và chính xác nên mỗi sự
thay đổi về liều lượng và cách bón sẽ thể hiện ra bằng một sự thay đổi rõ rệt về năng
suất. Cùng một lượng phân hoá học chia ra bón làm nhiều cách khác nhau về thời gian
thì năng suất có thể thay đổi nhưng cùng một lượng phân chuồng chia ra bón thì thay
đổi không đáng kể. Trên thị trường thường thấy một số loại phân vô cơ như phân Ure
(chứa 46% N) phân kali clorua (chứa 60 % K2O), phân super lân (chứa 16 – 50
%P2O5) phân NPK 16 – 16 – 8 (chứa 16 % N, 16 % P2O5, 8 % K2O).

5


2.1.3.6. Công thức phân bón
Theo Nguyễn Văn Tuyền (1971), Phân hoá học được sử dụng bón cho cỏ Hoà Thảo
như sau: 100 kg N, 60 kg P2O5, 30 kg K2O trên 1 ha. Trong đó 50 kg N và 60 kg P2O5,
30 kg K2O/1ha được trộn đều và bón ngay sau khi trồng, còn lại 50 kg N bón sau khi
thu hoạch lứa 1.
Đạm: là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát triển của cây. Đạm có trong
thành phần của diệp lục, sắc tố quang hợp và các men xúc tác cho các phản ứng sinh

lý, sinh hóa trong cây, trong thành phần cơ bản acid nucleic, ADN và ARN của nhân
tế bào. Đạm còn là yếu tố cơ bản trong đồng hóa carbon, kích thích sự phát triển của
bộ rễ và hút các dưỡng chất khác. Cây bón đủ đạm lá có màu xanh thẫm, diện tích lá
lớn, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Ure là loại phân đạm ở thể vô cơ cung
cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho nhiều loại cây và không làm bỏng cây. Phân này
có hàm lượng đạm nguyên chất là 46 %, phân không chua nên có thể bón tốt cho mọi
vùng đất, các vùng đất có độ chua khác nhau (Hà Thị Thanh Bình et al., 2002).
Theo Hà Thị Thanh Bình et al., (2002), cây trồng thiếu N lá phát triển kém và lá có
màu vàng do diệp lục tố giảm, lá nhỏ hẹp, trái nhỏ, tỷ lệ thân lá/rễ thấp, lá già vàng
khô và rụng sớm. Ngược lại thừa N thì thân lá phát triển sum xuê, xanh đậm, lá to,
chống chịu kém, dễ đổ ngã, lượng nitrate và protein cao.
Lân: ít di chuyển trong đất và ít bị rữa trôi. Lân giúp rễ phát triển đặc biệt là rễ bên và
lông hút, xúc tiến phân chia tế bào tạo thành chất béo và protein, giúp đẻ nhánh nhiều,
góp phần tăng năng suất. Phospho (P) đóng vai trò trong việc tạo năng lượng biến
dưỡng trong cây, thành phần của màng tế bào. Bón phân lân giúp cây trồng sử dụng
phân đạm tốt hơn hạn chế việc bón thừa đạm. Nếu thiếu P, hệ thống rễ phát triển kém,
lá màu xanh đậm, trên lá xuất hiện màu tím hồng, thiếu lân ở thời kỳ cây con sẽ ảnh
hưởng rất xấu đến sự sinh trưởng của cây. Phân lân bón cho mọi loại đất từ đất chua
đến đất ít chua và đất trung bình (Hà Thị Thanh Bình et al., 2002).
Kali: phân kali clorua có tỉ lệ K2O là 60%, không có vai trò trong biến dưỡng tuy
nhiên kali chính là tác nhân trong sự thẩm thấu, trung hoà điện tích trong cây. Ngoài
ra sự hiện diện của K giúp các enzyme trong tiến trình sinh lý hoạt động mạnh mẽ
hơn, K còn giúp cây tăng cường độ quang hợp, tăng dòng vận chuyển sản phẩm quang
hợp từ lá đến các cơ quan dự trữ, nó còn làm tăng khả năng chống rét, xúc tiến việc
hình thành bó mạch làm cho cây cứng cáp, chống đổ ngã, chống sâu bệnh và tăng
năng suất. Đối với cây Hoà Thảo do có khả năng hút K từ đất nên bón nhiều K không
quan trọng (Ngô Ngọc Hưng et al., 2004).
2.1.4. Sự thu hoạch cỏ sẽ ảnh hưởng
+ Chất bổ dưỡng có trong cỏ để cung cấp cho gia súc


6


+ Năng suất
+ Sự tồn tại lâu dài của đồng cỏ hay chóng bị tàn lụi
Cây cỏ từ khi trồng, Năng suất và thành phần giá trị bổ dưỡng sẽ tăng theo tuổi của
cây cỏ, chiều cao và đến lúc có bông, khi kết hột sẽ giảm dần: glucid, đạm, chất béo,
khoáng và sinh tố, số lượng nước (Nguyễn Văn Tuyền, 1971).
2.2. CỎ LÔNG TÂY
Cỏ Lông tây còn có tên gọi khác là cỏ Lông para, tên khoa học: Brachiaria mutica. Ở
Ấn Độ người ta gọi cỏ Lông para là cỏ nước hay cỏ trâu vì nó ưa nước và sinh trưởng
nhanh trong vùng đầm lầy. Loại này có mặt ở nước ta từ lâu, có khả năng chịu ngập
úng, thích ứng với các vùng mưa nhiều, bồi tụ, ngập lụt, các bãi giữa và bãi ven sông.
Cỏ lông Para hiện mọc hoang dã ở nhiều nơi, nhất là dọc các triền sông ngắn ở Trung
bộ và Bắc bộ.Thân và lá cỏ Lông tây mềm nên trâu bò rất thích ăn. Tuy nhiên, khi cỏ
già và vấy bùn, phân thì tính ngon miệng giảm rõ rệt. Hơn nữa cỏ Lông tây không
chịu được dẫm đạp, do vậy chỉ nên trồng để thu cắt và cho ăn tại chuồng (Phùng Quốc
Quảng, 2002).
2.2.1. Nguồn gốc
Cỏ Lông tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Brazil), Châu Phi và có nhiều ở các nước
nhiệt đới được đưa vào nước ta ở Nam Bộ năm 1875 và Trung Bộ năm 1930 rồi sau
đó ra Bắc Bộ.
2.2.2. Đặc điểm sinh vật học
Cỏ Lông tây thuộc họ Hoà Thảo, là loại cỏ sống lâu năm, thân có chiều hướng bò, có
thể cao 1,5 m. Rễ nhiên bộ rễ không phát triển quá độ sâu 75 cm. Thân nhiều, tuy và
lá đều có lông ngắn. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 – 15 cm, mắt hai đầu đốt có
màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và nẩy rễ dài (Nguyễn Thiện,
2003). Thân và lá đều có lông ngắn. Lá dài 10 – 20 cm, rộng 1 – 1,5 cm, đầu nhọn như
hình tim ở gốc, phẳng và có ít lông ở mặt dưới, mép lá sắc. Bẹ lá dẹt, khía rãnh, có
lông trắng mềm, lưỡi bẹ ngắn, có nhiều lông. Cụm hoa hình chùy, dài 8 – 20 cm,

thẳng đứng, gồm 8-20 bông đơn hay kép ở gốc dài 5 – 10 cm.
2.2.3. Đặc điểm sinh thái học
Cỏ Lông tây ưa nhiệt độ nóng ẩm. Cỏ sinh trưởng tốt trong mùa hè, nhiệt độ sinh
trưởng trung bình thích hợp là 21oC. Cỏ có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới
1000m so với mực nước biển. Thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có
thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp 500 mm/năm. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ,
đất phèn, đất mặn…nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng (Nguyễn Thiện, 2003). Cỏ phát
triển mạnh ở chỗ bùn lầy, chịu được ngập nước tới 60cm, nên xuất hiện nhanh ở các

7


bờ sông, suối, cống rãnh. Tại những nơi này cỏ mọc rất khỏe và nhanh chóng lẫn át cỏ
dại.
2.2.4. Tính năng sản xuất
Năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Havard Duclos,
1969). Ở Brazil, cỏ trồng ở những điều kiện thuận lợi người ta có thể thu được 200
tấn/ha/năm cỏ tươi với 5 lần cắt/năm.
Độ ẩm của đất có ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cỏ. Ở vùng đất có độ ẩm từ
20 – 28 % sản lượng từ 103 – 127 tấn/ha, còn ở đất có độ ẩm 15 – 20 % thì chỉ đạt 40
– 50 tấn/ha (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981).
Ở nước ta, đặc biệt trong vụ Đông Xuân cỏ Lông tây phát triển tốt hơn so với những
cây cỏ khác, nó cho chất xanh lên tới 40 %, đây cũng là cây cỏ Hoà Thảo trồng cung
cấp thức ăn xanh cho gia súc trong vụ đông. Do cỏ Lông tây chịu được ngập lụt, sình
lầy, thung lũng, đất chua nên nó còn là cây cỏ duy nhất trồng được ở những nơi đất
như vậy.

8



CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07/2009 đến tháng 10/2009 tại phường Long Hoà,
Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ.
3.1.2. Đất đai
Đất dùng làm thí nghiệm là đất vườn bị ngập nước, được làm sạch cỏ dại, cuốc xới
lên, phân lô, đánh rãnh, các rãnh cách nhau 40 cm và bón lót bằng phân chuồng hoai
mục.
3.1.3. Nguồn giống
Cỏ Lông tây dùng làm giống được lấy từ khu II trường Đại Học Cần Thơ, chọn những
cây trưởng thành, to, mạnh, tươi xanh và có nhiều lông. Bỏ phần quá non cũng như
quá già, phần còn lại chặt thành hom dài khoảng 20 – 30 cm, đảm bảo mỗi hom có từ
2 – 3 mắt. Tưới nước giữ ẩm qua đêm rồi mới đem đi trồng.
3.1.4. Phân bón
Sử dụng phân chuồng hoai mục mua tại địa phương, bón một lần trước khi trồng.
Phân đạm, lân, kali mua từ các cửa hàng phân bón, bón mỗi tháng một lần.
3.2. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
Dụng cụ thí nghiệm ngoài đồng: sổ ghi chép, dao, liềm, cuốc, xẻng, thước dây, dây
nilon, thùng tưới nước, cân đồng hồ…
Dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm: dao, thớt, kéo, máy nghiền mẫu, cân phân
tích, tủ sấy, bộ công phá và chưng cất đạm, giấy lọc CF, các loại hóa chất…
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thừa số 2 nhân tố. Thí nghiệm được bố trí
trên 18 lô theo trình tự 3 mức phân chuồng * 2 mức phân vô cơ * 3 lần lặp lại, với
diện tích mỗi lô từ 20 m2 . Khoảng cách trồng là 50 x 50 cm.
Phân hữu cơ bón ở 3 mức: 10 tấn/ha (nghiệm thức HC1), 20 tấn/ha (nghiệm thức
HC2), 30 tấn/ha (nghiệm thức HC3).
Phân vô cơ bón ở 2 mức: Ure 250 kg/ha – Lân 500 kg/ha – Kali 200 kg/ha/năm

(nghiệm thức HH1) và Ure 350 kg/ha – Lân 750 kg/ha – Kali 300 kg/ha/năm (nghiệm
thức HH2).

9


3.3.2. Thời gian thu hoạch
Do cỏ thí nghiệm được theo dõi ở các lứa tái sinh nên cỏ được thu hoạch ở 45 ngày.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU
Các chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng: chiều cao cây, tốc độ nẩy chồi (số chồi/bụi) và
lấy 30% tổng số bụi/lô, không chọn những bụi ở hàng đầu, hàng bìa. Thời gian mỗi
lần lấy chỉ tiêu cách nhau 15 ngày.
Chỉ tiêu về năng suất: năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein thô
và thành phần giá trị dinh dưỡng: DM, Ash, CP, CF.
Chỉ tiêu

Cách lấy dữ liệu

Sự nảy chồi

Đếm số chồi trên bụi ở 15; 30; 45 ngày sau khi cắt

Chiều cao cây (cm)

Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo vào các
ngày 15; 30; 45 ngày sau khi cắt

Năng suất chất xanh Cắt tất cả cỏ trong mỗi lô để tính năng suất chất xanh, quy
(tấn/ha/lứa)
đổi ra tấn/ha/lứa. Thu hoạch lúc 8 – 9 giờ sáng khi nắng ráo

Năng suất chất khô Lấy 1,5 kg cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân để tính
(tấn/ha/lứa)
năng suất, xử lý phân tích hàm lượng vật chất khô. Năng suất
khô = % vật chất khô * năng suất chất xanh.
Giá trị dinh dưỡng

Lấy mẫu sấy đem nghiền sau đó đem phân tích xác định hàm
lượng nước, khoáng, xơ tổng số, protein thô.

Năng suất Protein

Năng suất Protein = năng suất chất khô * % CP (trạng thái
khô hoàn toàn).

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.
Dùng chương trình Minitab version 13.2 bằng sự phân tích phương sai của General
Linear Model.

10


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN ĐẾN CHIỀU CAO CỎ LÔNG TÂY
4.1.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

Lứa

NGHIỆM THỨC


Ngày

10

11

SE

P

HC1

HC2

HC3

15

55,10

58,53

52,40

4,14

0,59

30


85,93

99,37

89,40

5,62

0,25

45

126,23

137,90

126,30

7,65

0,48

15

40,03

38,60

43,47


2,13

0,29

30

81,60

89,48

87,75

3,24

0,40

45

104,33

111,67

116,83

9,66

0,67

HC1


HC2

HC3

Cm
160
120
80
40
0
15

30

45

15

30

45 Ngày

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

Chiều cao là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất của đồng cỏ
thâm canh. Qua bảng 4.1 dưới sự ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ không ảnh
hưởng đến chiều cao của cỏ thí nghiệm với P > 0,05 cụ thể tại lứa 10 chiều cao của cỏ
Lông tây lúc 45 ngày đạt 126,23; 137,90 và 126,30 cm tương ứng với các nghiệm thức
HC1, HC2 và HC3 với P = 0,48. Tương tự, chiều cao lúc thu hoạch ở lứa 11 là


11


104,33; 116,7 và 116,83 cm với P = 0,67, kết quả này có thể là do cỏ Lông tây ở giai
đoạn tái sinh này không được bón bổ sung phân hữu cơ mà chỉ có bón 1 lần vào giai
đoạn trồng nên đến lứa 10 và 11 không còn bao nhiêu. Theo ghi nhận của Phạm Công
Thịnh (2009) chiều cao của cỏ lúc thu hoạch đạt 124,57 cm thì kết quả của chúng tôi ở
lứa 10 khá phù hợp nhưng lứa 11 thì thấp hơn.
4.1.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

Lứa

NGHIỆM THỨC

Ngày

10

11

SE

P

56,27

3,78


0,71

82,87

100,27

4,60

0,02

45

112,82

147,47

6,24

0,01

15

39,69

41,71

1,40

0,43


30

79,68

90,88

2,65

0,01

45

96,89

125,00

7,89

0,03

HH1

HH2

15

54,42

30


HH1

HH2

Cm
160
120
80
40
0
15

30

45

15

30

45 Ngày

Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

12


Từ kết quả của bảng 4.2 chúng ta thấy các mức phân vô cơ ảnh hưởng khá rõ rệt đến
chiều cao của cỏ Lông tây vào các thời điểm 30 và 45 ngày ở cả hai lứa 10 và 11 với P
< 0,05, cụ thể thì vào thời điểm thu hoạch lứa 10 và 11 chiều cao cỏ Lông tây ở

nghiệm thức HH2 luôn cao hơn nghiệm thức HH1 với chiều cao ở lứa 10 là 147,47;
112,82 cm và lứa 11 là 96,89 và 125,00 cm tương ứng với hai nghiệm thức HH1 và
HH2 (P = 0,01 và P = 0,03). Chúng ta cũng thấy chiều cao của cỏ ở các giai đoạn 15
ngày sau khi cắt ở 2 nghiệm thức của lứa 10 và 11 sai khác không có ý nghĩa thống kê
nhưng đến hai giai đoạn sau lại có sự khác biệt về chiều cao giữa hai nghiệm thức điều
này có thể lý giải là do thời gian bón thúc của chúng tôi vào thời điểm 15 ngày sau khi
cắt nên chiều cao cỏ ở giai đoạn 15 ngày không sai khác, nhưng qua hai giai đoạn sau
lại khác biệt khá rõ, điều này cũng cho thấy cỏ Lông tây bị ảnh hưởng bởi các mức
phân bón hóa học.
4.1.3. Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây
Bảng 4.3: Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

NGHIỆM THỨC
Lứa

10

11

Ngày

SE

P

51,73

5,85

0,82


81,87

96,93

7,95

0,95

157,67

108,27

144,33

10,8

0,87

38,73

38,47

40,93

46,00

3,01

0,67


89,00

81,83

91,13

83,00

92,50

4,58

0,80

128,00

101,33

122,00

108,67

125,00

13,66

0,49

HC1

*HH1

HC1
*HH2

HC2
*HH1

HC2
*HH2

HC3
*HH1

HC3
*HH2

15

54,60

55,60

55,60

61,47

53,07

30


75,80

96,07

90,93

107,80

45

112,07

140,40

118,13

15

39,40

40,67

30

74,20

45

80,67


Mặc dù các mức phân vô cơ ảnh hưởng khá rõ rệt đến chiều cao của Lông tây nhưng
dưới sự tương tác qua lại giữa các mức phân vô cơ và hữu cơ thì chiều cao của cỏ thí
nghiệm lại sai khác không có ý nghĩa thống kê, kết quả này được thể hiện cụ thể qua
bảng 4.3 qua đây chúng ta cũng nhận thấy chiều cao cỏ ở giai đoạn sau khi cắt đến 15
ngày phát triển khá nhanh đạt trung bình 3,69 và 2,71 cm/ngày ở lứa 10 và 11, nhưng
đến giai đoạn sau đó thì phát triển chậm lại chỉ đạt tốc độ phát triển 2,49 và 2,34
cm/ngày của lứa 10 và 11. Theo ghi nhận của Nguyễn Kim Hiền (2008) chiều cao của
cỏ Lông tây lúc thu hoạch đạt trung bình 121,57 cm thì kết quả của chúng tôi ở các
nghiệm thức HC1*HH2, HC2*HH2 và HC3*HH2 cao hơn nhưng các nghiệm thức
còn lại thì thấp hơn, có thể là do lượng phân hữu cơ trong thí nghiệm của chúng tôi ở

13


trong đất không còn nhiều nên sự tương tác giữa các mức phân bón ảnh hưởng đến
chiều cao của cỏ không cao lắm.
Trong hai nhân tố phân hữu cơ và hóa học thì sự kết hợp giữa hai mức phân bón hữu
cơ và nghiệm thức HH2 luôn cho kết quả cao hơn so với phân hữu cơ với nghiệm thức
HH1 ở thời điểm thu hoạch của cả hai lứa, cụ thể HC x HH2 có chiều cao trung bình
từ 140,40 cm – 157,67 cm so với HC x HH1 chiều cao trung bình là 108,27 – 118,13
cm (lứa 10) và nghiệm thức HC x HH2 là 122 – 128 cm so với nghiệm thức HC x
HH1 là 80,67 – 108,67 cm (lứa 11).
4.2. ẢNH HƯỞNG PHÂN BÓN ĐẾN SỐ CHỒI CỎ LÔNG TÂY
4.2.1. Ảnh hưởng các mức phân hữu cơ lên số chồi của cỏ Lông tây
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên số chồi của cỏ Lông tây

Lứa

NGHIỆM THỨC


Ngày

10

11

P

HC1

HC2

HC3

15

42,00

47,67

41,83

5,56

0,71

30

44,00


46,17

46,17

3,44

0,88

45

37,67

42,83

36,33

4,79

0,61

15

31,33

36,33

31,67

3,30


0,56

30

40,00

38,67

44,00

2,73

0,39

45

48,50

51,50

45,677

9,63

0,91

HC1

60


SE

HC2

HC3

Cm

40
20
0
15

30

45

15

30

45 Ngày

Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ lên chiều cao cỏ Lông tây

14


Ngoài chiều cao thì số chồi là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng

sinh trưởng của cỏ Lông tây với số liệu trong bảng 4.4 chúng ta nhận thấy rằng số
chồi của cỏ Lông tây lúc 45 ngày ở lứa 10 và 11 dao động từ 36,33 - 51,50 chồi/bụi.
Số chồi của nghiệm thức HC2 ở hai lứa 10 và 11 luôn cao hơn hai nghiệm thức còn lại
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa với P > 0,05. Kết quả của chúng tôi cao hơn
ghi nhận của Phạm Công Thịnh (2009) với số chồi/bụi lúc thu hoạch đạt trung bình
12,7.

HH1

HH2

Cm
60
40
20
0
15

30

45

15

30

45

Ngày


Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây

4.2.2. Ảnh hưởng các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ lên số chồi cỏ Lông tây

Lứa

10

11

Ngày

NGHIỆM THỨC

SE

P

HH1

HH2

15

42,56

45,11

4,54


0,70

30

43,33

47,56

2,81

0,31

45

39,56

38,33

3,91

0,83

15

29,22

37,67

2,70


0,05

30

39,22

42,56

2,23

0,31

45

51,78

45,33

7,87

0,57

15


Quan sát bảng 4.5 cho thấy số chồi ở nghiệm thức HH1 tại thời điểm 45 luôn cao hơn
nghiệm thức HH2 cụ thể tại hai lứa 10 và 11 số chồi ở hai nghiệm thức HH1 và HH2
lần lượt đạt 39,56; 38,33 chồi và 51,78; 45,33 chồi, nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa, từ kết quả trên cho thấy hai mức phân vô cơ trong thí nghiệm chỉ ảnh hưởng

đến chiều cao chứ không ảnh hưởng nhiều đến số chồi của cỏ thí nghiệm. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Kim Hiền (2008) số chồi/bụi lúc thu hoạch đạt 24,6 thấp hơn của
chúng tôi, điều này có thể lý giải là do thí nghiệm của Nguyễn Kim Hiền (2008) thực
hiện tại các lứa mới trồng nên cỏ chưa thích nghi tốt được, còn thí nghiệm của chúng
tôi tiến hành tại các lứa 10 và 11 lúc này bụi cỏ đã phát triển hơn nên số chồi cũng
mọc được nhiều hơn.
Từ bảng 4.5 cũng cho thấy rằng số chồi/bụi tăng dần theo thời gian ở mỗi nghiệm thức
của lứa 11, cụ thể ở nghiệm thức phân bón HH1 tăng từ 29,22 – 51,78 chồi/bụi và
HH2 là 37,67 – 45,33 chồi/bụi. Ngược lại, ở lứa 10 từ ngày 15 đến ngày 30 số/chồi
tăng từ 42,56 – 43,33 ở nghiệm thức HH1 và 45,11 – 47,56 chồi/bụi ở nghiệm thức
HH2, sau đó số chồi/bụi từ ngày 30 đến ngày 45 giảm từ 43,33 – 39,56 chồi/bụi ở
nghiệm thức HH1 và 47,56 – 38,33 chồi/bụi ở nghiệm thức HH2. Số chồi/bụi ở thời
điểm này giảm là do cỏ bị ảnh hưởng của mưa nhiều và đất trồng cỏ thường xuyên bị
ngập nên đã ảnh hưởng đến số lượng chồi của cây.
4.2.3. Ảnh hưởng tương tác của phân hữu cơ và vô cơ lên số chồi của cỏ Lông tây
Bảng 4.6: Ảnh hưởng tương tác của các mức phân hữu cơ và vô cơ lên số chồi của cỏ
Lông tây
NGHIỆM THỨC
Lứa

10

11

Ngày

SE

P


41,33

7,87

0,86

46,33

46,00

4,86

0,72

45,00

39,67

33,00

6,78

0,73

30,00

42,67

25,67


39,67

4,67

0,23

36,33 43,67

39,00

38,33

42,33

45,67

3,86

0,60

57,33 39,67

54,33

48,67

43,67

47,67


13,62

0,73

HC1 HC1
*HH1 *HH2

HC2
*HH1

HC2
*HH2

HC3
*HH1

HC3
*HH2

15

38,33 45,67

47,00

48,33

42,33

30


41,00 47,00

42,67

49,67

45

38,33 37,00

40,67

15

32,00 30,67

30
45

16


×