Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO sát sự BIẾN đổi CHẤT LƯỢNG môn nước ủ CHUA với dã QUỲ,ĐẬU RỒNG HOANG TRICHANTHERA GIGANTEA và xác TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.21 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN KIM THÙY

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG
MÔN NƯỚC (Colocasia esculenta) Ủ CHUA VỚI
DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia), ĐẬU RỒNG HOANG
(Psophocarpus scandens), TRICHANTHERA
GIGANTEA VÀ XÁC TRÀ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG
MÔN NƯỚC (Colocasia esculenta) Ủ CHUA VỚI
DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia), ĐẬU RỒNG HOANG
(Psophocarpus scandens), TRICHANTHERA
GIGANTEA VÀ XÁC TRÀ


Giáo viên hướng dẫn
Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

Cần Thơ, 2011

Sinh viên thực hiện
TRẦN KIM THÙY
MSSV: 3077114
Lớp: CN – TY K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG
MÔN NƯỚC (Colocasia esculenta) Ủ CHUA VỚI
DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia), ĐẬU RỒNG HOANG
(Psophocarpus scandens), TRICHANTHERA
GIGANTEA VÀ XÁC TRÀ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011

Cần Thơ, ngày…tháng … năm 2011

Cán bộ hướng dẫn


Duyệt bộ môn

Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

……………………………….

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Trưởng Khoa


LỜI CAM ĐOAN
---------Tôi xin cam đoan kết quả này là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Tất cả các số liệu và kết quả thu được trong thí nghiệm của chúng tôi là hoàn
toàn chân thật và chưa từng công bố trên tất cả các tạp chí khoa học nào khác.
Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Bộ Môn và Khoa.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên thực hiện

Trần Kim Thùy


LỜI CẢM ƠN
----------


Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Cha mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất và luôn quan tâm tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân - Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Trường Đại học Cần
Thơ đã tận tình hướng dẫn, quan tâm trong suốt thời gian học tại trường và thực
hiện đề tài.
Các Thầy cô bộ môn Chăn Nuôi - Khoa Nông Nghiệp & SHƯD học đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Chị Vũ Thị Kim Anh - Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Trường Đại học Cần Thơ đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi gởi lời cảm ơn đến các bạn bè sinh viên lớp Chăn nuôi khóa 33, 34
,35 cùng toàn thể những bạn bè của tôi, đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Ý nghĩa

100M

Nghiệm thức 100% Môn nước

25DQ


Nghiệm thức 75% Môn nước + 25% Dã quỳ

25ĐR

Nghiệm thức 75% Môn nước + 25% Đậu rồng hoang

25TR

Nghiệm thức 75% Môn nước + 25% Trichanthera gigantea

25XT

Nghiệm thức 75% Môn nước + 25% Xác trà

DM

Vật chất khô

CP

Protein thô hay đạm thô

CF

Xơ thô

ASH

Tro


EE

Béo thô

ADF

Xơ acid

NDF

Xơ trung tính

VCK

Vật chất khô

NFE

Chiết chất không đạm

TR

Trichanthera gigantea

XT

Xác trà

ii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của Dã quỳ (% trên DM)............................................... 4
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ (mg/100g) ................... 5
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của Đậu rồng hoang (g/100g) ...................................... 8
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của Đậu rồng hoang (% trên DM) ................................ 8
Bảng 2.5: Một số loài thuộc họ ráy (Araceae) phổ biến ở Việt Nam ........................... 10
Bảng 2.6: Thời gian trồng của các loài Môn nước nước............................................... 11
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của cây Môn nước (Colocasia esculenta (L.) Schott). 12
Bảng 2.8: Phần trăm Canxi Oxalate trong một số loại thực vật.................................... 14
Bảng 2.9: Thành phần hóa học của Trichanthera gigantea (% trên DM) ................... 17
Bảng 2.10: Thành phần hóa học của Trichanthera gigantea (g/kg DM)..................... 17
Bảng 2.11: Hàm lượng các acid amin trong lá Trichanthera gigantea ........................ 18
Bảng 2.12: Thành phần amino acid trong Xác trà (g/100 g protein) ............................ 21
Bảng 2.13: Thành phần hóa học của Xác trà (g/kg DM) .............................................. 21
Bảng 2.14: Sự lên men của vi khuẩn Lactic ................................................................. 27
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của mẫu tươi không ủ.................................................. 39
Bảng 4.2: Sự thay đổi hàm lượng acid Acetic của các nghiệm thức theo thời gian ủ
(%) ................................................................................................................................ 39
Bảng 4.3: Sự thay đổi hàm lượng acid Lactic của các nghiệm thức theo thời gian ủ
(%)................................................................................................................................. 41
Bảng 4.4: Sự thay đổi giá trị pH của các nghiệm thức theo thời gian ủ ...................... 42
Bảng 4.5: Sự thay đổi hàm lượng Canxi Oxalate của các nghiệm thức theo thời gian
ủ (g/100gVCK).............................................................................................................. 44
Bảng 4.6: Sự thay đổi hàm lượng vật chất khô (VCK) của các nghiệm thức theo thời
gian ủ (%) ...................................................................................................................... 45
Bảng 4.7: Sự thay đổi hàm lượng khoáng tổng số (ASH) của các nghiệm thức theo
thời gian ủ (%)............................................................................................................... 47
Bảng 4.8: Sự thay đổi hàm lượng Protein thô (CP) của các nghiệm thức theo thời
gian ủ (%) ..................................................................................................................... 48


iii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sự thay đổi hàm lượng acid Acetic trong các nghiệm thức ..................... 40
Biểu đồ 4.2 Sự thay đổi hàm lượng acid Lactic trong các nghiệm thức...................... 41
Biểu đồ 4.3 Sự thay đổi giá trị pH trong các nghiệm thức .......................................... 43
Biểu đồ 4.4 Sự thay đổi hàm lượng Canxi Oxalate trong các nghiệm thức ................ 45
Biểu đồ 4.5 Sự thay đổi hàm lượng Vật chất khô (VCK) trong các nghiệm thức....... 46
Biểu đồ 4.6 Sự thay đổi hàm lượng khoáng tổng số (ASH) trong các nghiệm thức ... 48
Biểu đồ 4.7 Sự thay đổi hàm lượng Protein thô (CP) trong các nghiệm thức ............. 49

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia) .................................................................. 3
Hình 2.2 Đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens).................................................... . 7
Hình 2.3 Cây Môn nước (Colocasia esculenta)............................................................ 10
Hình 2.4 Cây Trichanthera gigantea .......................................................................... 15
Hình 3.1 Mẫu được cắt ngắn......................................................................................... 31
Hình 3.2 Mẫu được cắt ngắn và phơi héo. .................................................................... 32
Hình 3.3 Sơ đồ phân tích mẫu ủ.................................................................................... 33

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... iii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ DANH SÁCH HÌNH .................................................iv

MỤC LỤC...................................................................................................................v
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................3
2.1 CÂY DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia) .................................................................3
2.1.1 Phân loại khoa học .............................................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc phân bố ............................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm thực vật .............................................................................................4
2.1.4 Cách trồng ..........................................................................................................4
2.1.5 Thành phần hóa học của Dã quỳ ........................................................................4
2.1.6 Các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ ...........................................................5
2.1.7 Ứng dụng của Dã quỳ ........................................................................................5
2.2. CÂY ĐẬU RỒNG HOANG (Psophocarpus scandens) .....................................7
2.2.1 Phân loại khoa học. ............................................................................................7
2.2.2 Nguồn gốc phân bố ...........................................................................................7
2.2.3 Đặc điểm thực vật. .............................................................................................7
2.2.4 Thành phần hóa học ...........................................................................................8
2.2.5 Chu kì cắt và năng suất ......................................................................................9
2.2.6 Ứng dụng ...........................................................................................................9
2.3 CÂY MÔN NƯỚC (Colocasia esculenta) ...........................................................9
2.3.1 Phân loại khoa học .............................................................................................9
2.3.2 Nguồn gốc phân bố ..........................................................................................10
2.3.3 Đặc điểm thực vật ............................................................................................11
2.3.4 Sinh thái học.....................................................................................................12

v


2.3.5 Thành phần hóa học của cây Môn nước ..........................................................12
2.3.6 Tính năng sử dụng............................................................................................12

2.3.7 Các chất kháng dưỡng trong cây Môn nước.....................................................13

2.4 CÂY TRICHANTHERA GIGANTEA..................................................................14
2.4.1 Phân loại khoa học ...........................................................................................14
2.4.2 Nguồn gốc phân bố ..........................................................................................15
2.4.3 Đặc điểm thực vật ............................................................................................15
2.4.4 Cách trồng ........................................................................................................16
2.4.5 Thành phần hóa học của cây ............................................................................17
2.4.6 Năng suất chất xanh ..........................................................................................19

2.4.7 Ứng dụng..........................................................................................................19
2.5 XÁC TRÀ ...........................................................................................................20
2.5.1 Thành phần hóa học Xác trà ......................................................................... 20

2.5.2 Ứng dụng của xác trà .......................................................................................22
2.6 PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA ................................................................................22
2.6.1 Nguồn gốc ........................................................................................................22
2.6.2 Lợi ích và bất lợi của việc ủ chua ....................................................................23
2.6.3 Một số phương pháp ủ chua .............................................................................23
2.6.4 Các chất bổ sung trong ủ chua .........................................................................24
2.6.5 Quy trình ủ chua ..............................................................................................25
2.6.5.1 Giai đoạn hô hấp hiếu khí.............................................................................25
2.6.5.2 Giai đoạn hô hấp yếm khí .............................................................................25
2.6.5.3 Giai đoạn lên men vi sinh vật........................................................................26
2.6.6 Những biến đổi trong quá trình ủ chua ...........................................................26
2.6.6.1 Pha hiếu khí...................................................................................................26
2.6.6.2 Pha lên men...................................................................................................26
2.6.6.3 Pha ổn định ...................................................................................................27
2.6.6.4 Pha mở ra......................................................................................................27
2.7 KĨ THUẬT Ủ CHUA THỨC ĂN.......................................................................28


vi


2.7.1 Nguyên lý ủ chua ............................................................................................28
2.7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ chua thức ăn .......................................................28
2.7.3 Đặc điểm của khối ủ tốt ........................................................................................... 29

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................30
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .........................................................................30
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ........................................................................................30
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm.........................................................................................30
3.1.3. Nguyên liệu ....................................................................................................30
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................................30
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................30
3.2.2 Cách tiến hành thí nghiệm ...............................................................................30
3.2.2.1 Cách chuẩn bị mẫu........................................................................................30
3.2.2.2 Phân tích mẫu ủ ............................................................................................32
3.2.2.3 Cách phân tích mẫu ..................................................................................... 33
3.3 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ..................................................................................38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................39
4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MẪU KHÔNG Ủ ........................................39
4.2 SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG ACID ACETIC THEO THỜI GIAN Ủ ...................39
4.3 SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG ACID LACTIC THEO THỜI GIAN Ủ...................41
4.4 SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ pH THEO THỜI GIAN Ủ. ..............................................42
4.5 SỰ THAY DỎI HÀM LƯỢNG CANXI OXALATE THEO THỜI GIAN Ủ...44
4.6 SỰ THAY DỎI HÀM LƯỢNG VẠT CHÁT KHO (VCK) THEO THỜI
GIAN Ủ ....................................................................................................................45
4.7 SỰ THAY DỎI HÀM LƯỢNG KHOÁNG TỎNG SÓ (ASH) THEO THỜI
GIAN Ủ .....................................................................................................................47

4.8 SỰ THAY DỎI HÀM LƯỢNG PROTEIN THO (CP) THEO THỜI GIAN Ủ.48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................51
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................51
5.2 ĐÈ NGHỊ ...........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52
vii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát sự biến đổi chất lượng Môn nước (Colocasia esculenta) ủ chua
với Dã quỳ (Tithonia diversifolia), Đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens),
Trichanthera gigantea và Xác trà” được thực hiện tại phòng Thức ăn gia súc Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Cần Thơ từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011. Mục tiêu đặt ra của
đề tài là tìm biện pháp sử dụng hợp lý và góp phần làm phong phú thêm nguồn
thức ăn cho đàn gia súc Việt Nam.
Thí nghiệm được tiến hành với mẫu Môn nước, Dã quỳ, Đậu rồng hoang,
Trichanthera gigantea được thu hoạch dựa trên nguồn sẵn có của địa phương và
Xác trà được thu thập từ các quán nước. Thí nghiệm được bố trí ủ theo thể thức
khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 5 nghiệm thức.
Nghiệm thức 1 (100M): ủ chua yếm khí 100% Môn nước
Nghiệm thức 2 (25DQ): ủ chua yếm khí 75% Môn nước + 25% Dã quỳ
Nghiệm thức 3 (25ĐR): ủ chua yếm khí 75% Môn nước + 25% Đậu rồng hoang
Nghiệm thức4 (25TR): ủ chua yếm khí 75% Môn nước + 25% Trichanthera
giagantea
Nghiệm thức 5 (25XT): ủ chua yếm khí 75% Môn nước + 25% Xác trà
Với 3 lần lặp lại và quan sát tại 5 thời điểm 0, 7, 14, 21, 28 ngày sau khi ủ.
Các chỉ tiêu phân tích gồm có: acid Acetic, acid Lactic, pH, Canxi Oxalate,
VCK, ASH, CP.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:
Việc ủ chua Môn nước với Dã quỳ, Đâu rồng hoang, Trichanthera gigantea và

Xác trà có thể giúp cải thiện dưỡng chất trong Môn nước đồng thời làm giảm
được vị đắng từ Dã quỳ.
Hai nghiệm thức 25ĐR và 25XT sẽ cho kết quả tối ưu về mặt dưỡng chất, mặt
khác có thể làm giảm hàm lượng Canxi Oxalate trong Môn nước.
Đối với các nghiệm thức ủ chua thì khoảng thời gian sử dụng thích hợp trong
khoảng từ 14 - 28 ngày sau khi ủ.

viii


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam luôn xem hoạt động sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa sống còn với quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó chăn nuôi và trồng trọt phối hợp và tận
dụng phụ phẩm của nhau tạo nên một cơ cấu nông nghiệp bền vững. Theo định
hướng của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, trong thời gian tới ngành chăn
nuôi nước ta sẽ phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp quy mô vừa và lớn.
Tổng đàn gia súc, gia cầm nước ta có xu hướng tăng cao đến năm 2020, cụ thể là
đàn gia cầm khoảng 306 triệu con, gia súc nhai lại khoảng 500 ngàn con và đàn heo
theo ước tính sẽ đạt 35 triệu con... Sự phát triển một cách mạnh mẽ của đàn gia súc
cùng sự xuất hiện của những giống cao sản mới, trong khi một số nguyên liệu như:
tinh bột dạng hạt, thức ăn đạm, khô dầu... cấu thành thức ăn công nghiệp ta vẫn phải
nhập khẩu. Diện tích cỏ tự nhiên có thể thu cắt được ngày càng hạn hẹp, cạnh tranh
với việc thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây lương thực thực phẩm. Vì
vậy, chúng ta cần phải có biện pháp bảo quản cũng như dự trữ nhằm chủ động, tận
dụng tốt nguồn thức ăn để chăn nuôi một cách có hiệu quả và mang lại hiệu quả
kinh tế mà không cạnh tranh lương thực với con người.
Môn nước (Colocasia esculenta) là một loại cây khá phổ biến ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Trong Môn nước nước chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất thích
hợp dùng làm thức ăn cho gia súc. Lá Môn nước có chứa một lượng lớn protein
(29%) và là nguồn cung cấp tốt Caroten, Kali, Calci, Sắt, các loại vitamin nhóm A,

B và C (Malavanh Chittavong, 2006). Tuy nhiên, nó rất hạn chế khi sử dụng là do
hàm lượng Oxalate trong cây khá cao gây bất lợi cho người và gia súc, song nó có
thể loại bỏ được khi nấu, ủ chua hay phơi (Phạm Sỹ Tiệp, 2005).
Bên cạnh đó Dã quỳ cũng là một cây đa mục đích với giá trị dinh dưỡng trong cây
khá cao nhưng Dã quỳ có vị đắng nên hạn chế khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc
(Nasvarro & Rodriguez, 1990). Đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens) là cây
giàu dinh dưỡng (Vũ Duy Giảng, 1997).
Hàm lượng protein thô trong Trichanthera gigantea từ 15-20% chủ yếu là protein
thực (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998). Cây không chứa hợp chất kháng dưỡng
Ancaloit hoặc tannin, lượng saponin và steroid thấp (Rosales và Galindo, 1987) nên
rất tốt khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
Theo FAO (2005), hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 3,2 triệu tấn trà. Vì thế,
lượng xác trà thải ra hàng năm là rất lớn. Xác trà là một phế phẩm giàu protein, acid
amin, vitamin, catechin (Yamamoto et al., 1997; Cai et al., 2001; Xu et al., 2003,
2004; Kondo et al., 2004) nên rất có giá trị trong việc sử dụng làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm.
Để góp phần giải quyết và tận dụng tốt nguồn thức ăn này, hạn chế một số chất
kháng dưỡng có trong các loại cây trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát sự biến đổi chất lượng Môn nước (Colocasia esculenta) ủ chua với Dã
quỳ (Tithonia diversifolia), Đậu Rồng Hoang (Psophocarpus scandens),
Trichanthera gigantea và Xác trà”.

1


Mục tiêu đề tài: xác định thành phần hoá học, acid hữu cơ của Môn nước (colocasia
esculenta) ủ chua với Dã quỳ (Tithonia diversifolia), Đậu rồng hoang
(Psophocarpus scandens), Trichanthera gigantea và Xác trà. Từ đó, chọn ra
nghiệm thức ủ cho hiệu quả tối ưu nhất với thời gian ủ thích hợp để làm phong phú
thêm nguồn thức ăn cho đàn gia súc.


CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 CÂY DÃ QUỲ
Tên khoa học: Tithonia diversifolia, tên Tiếng Việt là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,
hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe.

2


Hình 2.1 Cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia)

2.1.1 Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Tithonia
Loài: T. diversifolia
2.1.2 Nguồn gốc phân bố
Cây Dã quỳ có nguồn gốc từ Mexico, và được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Dã quỳ đã được phát hiện ở Kenya
(Niang et al., 1996), Malawi (Ganunga et al., 1998), Nigeria (Ayeni et al., 1997),
Rwanda (Drechsel and Reck, 1998) và Zimbabwe (Jiri and Waddington, 1998).
Ngoài ra, Dã quỳ cũng được phát hiện ở Cameroon, Uganda và Zambia và được
giới thiệu vào Tây Châu Phi (Akobundu and Agyakwa, 1987), Ấn Độ (Dutta, 1981)
với mục đích được sử dụng để làm cây cảnh. Ở T. Nigeria, Dã quỳ được xem như là
cây hoang dại thường mọc ở vùng đất ngập nước, đất ruộng và ven đường. Do khả
năng tăng trưởng và phát tán nhanh so với các loài cỏ dại khác nên chúng nhanh
chóng trở thành cây có tiềm năng hữu ích cho việc quản lí đất hoang (Liasu and

Atayese, 1999). Tại châu Á và châu Phi, nó được sử dụng làm thức ăn cho gia súc,
làm phân bón cây xanh, cây cảnh và là nguồn cung cấp mật cho ong (Rios, 1999).
Hiện nay, Dã quỳ phân bố rộng khắp ở Việt Nam và thường mọc nhiều ở các tỉnh
Lâm Đồng, Gia Lai với mục đích chủ yếu là dùng làm cây cảnh.
2.1.3 Đặc điểm thực vật
Dã quỳ là một loại cây bụi mọc lâu năm cao 1,5-3 m. Lá có hình oval đến hình tam
giác, dài từ 15-30 cm. Hoa Dã quỳ giống với hoa thược dược đơn, dài từ 5-8 cm
toàn với màu vàng tươi. Nó có khả năng chịu được hạn hán, thường được trồng với
khoảng cách 0,5-1 m. Nó cũng có thể phát triển từ hạt giống vì sự nảy mầm của nó
3


khoảng 16% khi các hạt giống mới được lấy về và gieo hạt liền, nhưng sau khi dự
trữ 4 tháng, sự nảy mầm có thể đạt 90%. Trong điều kiện thực tế, hơn 75% hạt
giống nảy mầm khi các hạt giống được trồng trong mùa mưa. Tuy nhiên, trồng Dã
quỳ bằng hom là phương pháp thông thường được làm nhiều hơn bởi nông dân.
Trồng hom trong các túi nylon chứa đầy đất, vỏ trấu và phân gia súc trong vườn
ươm cho kết quả là tỷ lệ nảy chồi hơn 85% (Khamparn Patoummalangsy, 2007).
2.1.4 Cách trồng

 Trồng bằng hạt
Dã quỳ có thể được nhân rộng trực tiếp từ hạt. Các hạt giống được phủ một lớp đất
mỏng hoặc phủ một lớp cỏ thì có tỷ lệ nảy mầm cao hơn (King'ara, 1998). Phương
pháp tốt nhất là lên luống, tạo những rãnh cách nhau từ 0,5-1 m. Hạt giống được
gieo dọc theo những rãnh đã được chuẩn bị, sau đó ta phủ một lớp mỏng đất pha với
cát rồi áp rơm khô lên bề mặt mỗi luống để tránh hạt bị rửa trôi và giữ ẩm cho đất.

 Trồng bằng hom
Dã quỳ có thể được trồng trực tiếp từ việc cắt những hom trên phần thân cây gỗ và
chỗ đã trưởng thành với chiều dài từ 20-30 cm. Những hom sau khi cắt được ghim

vào đất trồng đã được chuẩn bị trước với góc nghiêng từ 450-600. Khoảng cách
trồng giữa các hom 0,75x0,5 m, 1,0x0,5 m, 1x0,75 m, 1x1 m (Katto and Salazar,
1995).
2.1.5 Thành phần hóa học của Dã quỳ
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của Dã quỳ

Thành phần

% DM

Hàm lượng

88

(%) theo DM
ASH

NDF

ADF

CP

12,38

26,63

23,97

22,15


(Nguồn: Wambui CC et al., 2006)

Những nghiên cứu trong hệ thống nông nghiệp tại Colombia cho thấy rằng Dã quỳ
có năng suất chất xanh cao nhất khi được thu hoạch vào ngày thứ 150 sau khi trồng,
năng suất khoảng 92 tấn/ha (Katto and Salazar, 1995). Kết quả nghiên cứu từ
Parada với khoảng cách trồng 1,0x0,5 m thì Dã quỳ sẽ cho năng suất 51 tấn/ha sau
khi trồng 75 ngày. Hàm lượng protein trong Dã quỳ được đánh giá tương đối cao
(Preston & Leng, 1987).
2.1.6 Các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ
Theo Wambui et al., (2006) trong Dã quỳ có chứa Tagitinin nhưng hàm lượng này
tương đối thấp. Ngoài vị đắng do Tagitinin thì trong cây Dã quỳ có chứa một số
chất kháng dưỡng mà chủ yếu là trong phần thân và rễ (A. O. Fasuyi et al., 2010),
các chất kháng dưỡng này được trình bày trong bảng 2.2. Tuy nhiên, những chất
kháng dưỡng này không gây những tác động lớn trên gia súc, những cách làm giảm
độc tố này là phơi héo hoặc sử dụng chính yếu phần lá thì hầu như chưa có những
biến chứng xảy ra trong cơ thể.
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ (mg/100 g)

4


Chất kháng dưỡng

Hàm lượng

Phytina

79,10


Tannin

0,39

Oxalate

1,76

Saponin

2,36

Alkaloid

1,23

Flavonoic

0,87

(Nguồn: A. O. Fasuyi, 2010)

2.1.7 Ứng dụng của Dã quỳ

 Sử dụng làm phân bón hữu cơ
Sử dụng Dã quỳ làm phân xanh
Theo Lijzenga (1998), ở Tây Kenya Dã quỳ đã được biết đến như một thành phần
của hệ thống nông - lâm nghiệp, vì trong cây rất giàu N, P và K trung bình khoảng
3,5% N, 0,37% P và 4,1% K tính trên vật chất khô, đó là những thành phần rất cần
thiết cho độ màu mỡ của đất. Thành phần hóa học của Dã quỳ được chứng minh là

có giá trị trong việc cải thiện màu mỡ của đất cho sản xuất vụ mùa ở các khu vực
thiếu N, P và K. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bổ sung các tán lá
của Dã quỳ vào đất dẫn đến tăng gấp đôi sản lượng của cây trồng và nó hiệu quả
hơn urê khi áp dụng với cùng tỷ lệ Nitơ (Khamparn Patoummalangsy, 2007). Rễ
của Dã quỳ có khả năng phân hủy đá photphate thành photpho cung cấp cho đất làm
tăng độ màu mỡ của đất (Sanchez, 2000). Theo Gachengo et al. (1998), phân xanh
của cây Dã quỳ ngoài những chất dinh dưỡng cao N, P và K còn chứa một số chất
dưỡng khác như 1,8% Ca và 0,4% Mg.
Sử dụng Dã quỳ làm phân trà
Phân lỏng Dã quỳ hay còn được gọi là “phân trà” là một phân bón rất có hiệu quả,
có thể cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Phân
trà kích khích tăng trưởng và chất lượng của cây trồng bằng cách cung cấp Nitơ cho
cây trồng. Nó thường được sử dụng trên rau, nhưng cũng có thể được sử dụng cho
Ngô và các cây trồng khác. Dã quỳ là nguồn phân hữu cơ an toàn dễ xử lý và không
gây hại đến con người hoặc các động vật (Lijzenga M, 1998).

 Sử dụng làm thức ăn gia súc
Theo Wambui et al (2006), Dê ăn urê - ngô khô như một khẩu phần cơ sở bổ sung
với lá Dã quỳ với mức độ 82,6 g/ngày tăng trọng nhanh hơn so với Calliandra và So
đũa.
Theo Olayeni et al (2006), khi sử dụng Dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho Lợn với tỉ
lệ thay thế trong khẩu phần tương ứng 0%, 5%, 10%, 20%, làm cho tỉ lệ thức ăn ăn
vào và tăng trọng trên Lợn khác biệt không ý nghĩa (P > 0,05) nhưng cơ quan nội
tạng đặc trưng như trọng lượng Thận và những tế bào Hồng cầu lại tăng lên có ý
5


nghĩa thống kê. Sử dụng Dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho Thỏ làm giảm chi phí
trong quá trình nuôi dưỡng (R. O. Olabanji et al., 2007).


 Trong ngành Môi trường
Dã quỳ được trồng ở ven các con sông và ven đường để chống ô nhiễm, kiểm soát
côn trùng (Carino and Rejestes, 1982; Dutta et al., 1981). Theo Elizabeth Olivares
et al (2004), các muối oxalate trong Dã quỳ trao đổi ion với môi trường tạo phức
chất với kim loại nhôm do đó ngăn ngừa tác dụng độc hại của kim loại này. Nồng
độ oxalate nhôm trong rễ Dã quỳ cao hơn so với lá do quá trình hấp thu diễn ra chủ
yếu ở rễ thông qua phản ứng trao đổi ion, bên cạnh đó Ca, Fe, P cũng được hấp thụ.
Mặc khác, lá của Dã quỳ còn có khả năng hấp thu Pb (30 - 300 µg.g) cao hơn so với
các thảm thực vật khác (150 µg.g) (Mengel and Kikby, 2001). Chất chiết xuất từ
một số bộ phận của cây Dã quỳ có chứa hóa chất nhằm làm ức chế sự tăng trưởng
thực vật (Baruah et al., 1994; Tongma et al., 1997).
 Trong y học

Dã quỳ được sử dụng để trị bệnh sốt rét (Calzada and Ciccio, 1978). Nước sắc từ lá
và thân cây được sử dụng để chữa bệnh viêm gan và rối loạn tiêu hóa (Johns et al.,
1995). Ngoài ra Dã quỳ còn sử dụng để điều trị bệnh Sởi ở Cameroon (Kamdem et
al., 1986), lá khô của Dã quỳ được sử dụng để trị vết thương bên ngoài ở Costa Rica
(Kuo and Chen, 1997). Chất chiết xuất từ các bộ phận khác của Dã quỳ đã được
công bố là có khả năng kháng viêm (Rungeler et al., 1998), giảm đau (Owoyele et
al., 2004), kháng khuẩn (Bork et al., 1996).
2.2 CÂY ĐẬU RỒNG HOANG (Psophocarpus scandens)
2.2.1 Phân loại khoa học
Psophocarpus scandens thuộc họ Papilionaceae (Schippers, 2004).

Hình 2.2 Cây Đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens)

2.2.2 Nguồn gốc phân bố
Đậu rồng hoang là loại cây hoang dại phổ biến ở miền trung và phía đông Châu Phi,
kéo dài từ phía Đông sang Tây Châu Phi (Nigeria) một phần phía Bắc và phía Nam


6


Châu Phi (Malawi, Zambia, Angola, Mozambique). Nó được trồng ở Jamaica và
Brazil, là những nơi tự nhiên hóa. Gần đây nó được dùng như là một loại rau khá
phổ biến trong vườn mỗi nhà và được bán tại các chợ trong vùng Kinshasa. Nó
được biết như là cây trồng rậm lá ở một vài nước ở Châu Phi và thường trồng xen
với khoai lang và là cây che phủ trong các hệ thống nông nghiệp với chuối, ngô sắn,
dầu cọ và cao su.
2.2.3 Đặc điểm thực vật
Đậu rồng hoang là cây thân leo hoặc cây thân thảo có lá chét, thân dài đến 6 m,
nhẵn hoặc không có lông tơ. Lá xen kẽ nhau và có 3 lá kép, lá kèm có hình thuôn hình ngọn giáo, dài 1-1,5 cm, cuống lá dài 5-18 cm, sống lá dài 1-5 cm, lá chét có
hình trứng hoặc hình thoi, hình chêm cắt ở đáy, nhọn ở đỉnh. Cụm hoa có vài hoa
già, cuống dài 3-40 cm, sống hoa dài 5-12 cm, có lông mịn. Hoa lưỡng tính, có
tràng cánh bướm, cuống nhỏ dài 2-6 mm, trưởng thành đài hoa dài 5-7 mm, thùy
không cân xứng, dài lên đến 3,5 mm; tràng hoa hình trứng - thuôn dài lên đến 2 cm
x 1,5 cm, màu xanh hoặc hoa cà, lá có khía, màu xanh tía nhạt hoặc ngả màu trắng;
có 10 nhị, 9 chỉ nhị và 1 cái tự do ở giữa; nhụy hoa cao, thuôn dài, có 1 tế bào,
giống loại cỏ mần trầu, với một hàng lông dưới đầu nhụy. Quả đậu thuôn dài, mặt
cắt ngang hình vuông, 3,5-8 cm x 6-7 mm, có 4 khía nổi bật, không có lông, 4-8 hạt.
Hạt giống thuôn dài đến hình trụ, 6-7,5 mm x 5-6 mm, tím đen, hạt nhỏ, dễ dàng
tháo lớp lông tơ ở rìa hạt. Sự nảy mầm của hạt xảy ra trên mặt đất (G.J.H. Grubben
and D.A.Denton, 2004).
Lúc mới nảy mầm cây phát triển rất chậm, một khi cây lên tốt thì sự phát triển rất
mạnh mẽ. Khi đã mọc rậm rạp, chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau và quấn lại, hình thành dây
và xếp hình nón và mọc rất tốt ở trên và che phủ tạo thành bụi đậu. Các chồi cây
của những nhánh mới hình thành những nhóm đậu giống nhau và hòa trộn với
những bụi già hơn ở trên cao, nhưng vẫn gần đất trồng. Các nhánh mọc ra rễ và bám
vào đất nơi mà chúng mọc đến, có các mấu nhỏ phong phú tạo thành rễ ngẫu nhiên
(Faidah Hanum and L.J.G Vander Maesen, 1968).

2.2.4 Thành phần hóa học
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của Đậu rồng hoang (g/100g)

Trong trái *
Thành phần

Trong lá **
Hàm lượng

Nước

87

82

CP

3,6

7,1

EE

0,35

2,2

Carbohydrate

7,3


5,8

Ca

297mg

565mg

P

61mg

65mg

Mg

200mg

270mg

(*Theo G.J.H. Grubben and D.A.Denton, 2004; **Harder, D., Lolema, O.P.M. & Tshisand, M., 1990)

7


Bảng 2.4: Thành phần hóa học của Đậu rồng hoang

Thành phần
Hàm lượng


% DM
14

CP
23,1

(%) theo DM
NDF
ASH
41,8
9,6

(Nguyen Van Thu, 2008 )

2.2.5 Chu kì cắt và năng suất
Đậu rồng trồng để ăn trái non hay lấy hạt thì không cắt mà để ra hoa, ra trái.
Nếu ăn trái thì phải bón nhiều phân.
Trồng để lấy chất xanh thì sau 45 ngày cắt lứa đầu cho nhánh ra nhiều. Lứa 2 cách
lứa đầu từ 20 ngày đến 1 tháng sau khi cắt đợt 2, nếu năng suất thấp thì bón 60 kg
urê/ha, kết hợp tưới nước.
Năng suất hạt 2,2 tấn/ha (Nigirena, Châu Phi), ở Malaixia 2,4 tấn/ha, với giống
trồng và canh tác tốt năng suất hạt đến 4 tấn/ha. Trồng có dàn thì năng suất cao gấp
đôi so với không có dàn leo.
2.2.6 Ứng dụng
Lá và các chồi non của Đậu rồng hoang được dùng như một loại rau. Những quả
non và hạt trưởng thành được dùng để ăn. Lá Đậu rồng hoang là chất lợi sữa cho
người phụ nữ nuôi con, lá của nó có thể làm thuốc đắp nóng chữa bệnh đau lưng,
các vết thương và bệnh trĩ, chất trong lá làm giảm đau bụng. Lá khô sau khi đun sôi,
sử dụng như một loại trà để trị viêm dạ dày. Tại Châu Phi và Châu Á,

Psophocarpus scandens được trồng làm cây che phủ.
Tại Việt Nam, người dân các tỉnh phía Nam trồng Đậu rồng để ăn trái non. Hiện
nay, nó được trồng khảo sát và thí nghiệm để sử dụng hạt làm sữa đậu, làm bột dinh
dưỡng cho trẻ em. Lá của nó trộn với cây họ đậu hoặc với cỏ sử dụng làm thức ăn
cho gia súc.
2.3 CÂY MÔN NƯỚC (Colocasia esculenta)
2.3.1 Phân loại khoa học
Cây Môn nước hay còn gọi là tai voi
Nhóm phân loại: Xanthosoma saggitifolium Schott
Phân nhóm chính: Fanerogamas
Phân nhóm phụ: Angiospermae
Ngành (Division): Mangnoliophyta
Lớp (Class): Liliopsida (Monocotyledonous)

8


Bộ (Order): Arum
Họ (Family): Araceae
Chi (Genus): Alocasia, Colocasia and Xanthosoma
Loài (Species):
saggitifolium

Xanthosoma

Hình 2.3 Cây Môn nước (Colocasia esculenta)

Bảng 2.5: Một số loài thuộc họ ráy (Araceae) phổ biến ở Việt Nam

Tên Latin

Colocasia esculenta
Caladium bicolor
Dieffenbachia amoena
Alocasia odora
Alocasia macrorrhiza
Amorphophallus konjac
Anthurium andreanum

Tên thông thường
Môn nước, khoai nước
Môn đốm
Môn trường sinh
Môn bạc hà, dọc mùng
Ráy voi
Nưa, khoai nưa
Hồng Môn, vĩ hoa tròn

(Nguồn: Lê Hoàng Hải, 2006)

2.3.2 Nguồn gốc phân bố
Môn hoang dã có nguồn gốc từ Ấn Độ và phía nam châu Á, chúng được mang từ
châu Phi sang châu Mỹ để làm thức ăn cho nô lệ và được sử dụng thay thế cho
khoai tây (Glomski and Danbar, 2006). Vào năm 1910, Môn nước được đưa vào
Florida và các vùng phía nam của Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực nông nghiệp chúng được
trồng thay thế các vụ mùa khoai tây. Tuy nhiên Môn hoang dã đã thoát khỏi sự quản
lý và tạo thành các vùng rậm rạp lấn chiếm vị trí của các loài thực vật ven bờ các
sông, suối, kênh, đào và các vùng đầm lầy của Florida. Đôi khi các cụm Môn ở ven
bờ tách ra và trôi nổi trên các đảo gây trở ngại cho các phương tiện giao thông hàng
hải và làm tăng nguy cơ ngập lụt ở các kênh. Môn nước được phân bố rộng rãi ở các


9


vùng châu Á-Thái Bình Dương, Ai Cập và Địa Trung Hải, châu Phi, vùng biển
Caribbe và Châu Mỹ.
Theo Đặng Tuấn Hưng (2004), Môn nước có nguồn gốc ở Ấn Độ và hiện được
trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới. Theo Ngô Hữu Toàn and Preston (2007), Môn
nước phân bố rộng trong khu vực Indo-Malaya, châu Á, Thái Bình Dương, Ai Cập
và Mediterranea, châu Phi, Caribê và Mỹ. Ở Việt nam, Môn nước mọc hoang dã
khá nhiều ở vùng đồng bằng có nhiều ruộng nước.
2.3.3 Đặc điểm thực vật
Theo Quisumbing E (1978), Môn nước là cây thân củ, cuốn dài với những lá lớn,
chúng có thể cao từ 30-150 cm, gốc là củ và đường kính có thể lên tới 10 cm, các
nhánh thứ hai hoặc thứ ba là những lá với cuốn dài, lá có hình trứng dài từ 20-50 cm
với một màu xanh lục. Cuống thường có màu xanh hoặc tím, dài từ 0,2-1 m, hoa có
màu vàng. Thân Môn nước có chứa một thứ nhựa rất ngứa khi ăn hoặc đụng phải.
Cây Môn nước được chia làm 3 phần rõ rệt: lá, thân (bẹ) và củ.
Lá: phiến lá dài 60 cm, rộng 50 cm, có dạng hình đầu mũi tên, mặt trên của lá màu
xanh sẫm và không thấm nước. Cuống lá dày và chứa nhiều nước, gắn chặt vào
trung tâm lá , lá thường tím ở phần đầu và nối liền với thân thẳng đứng.
Thân: có dạng hình chóp mảnh khảnh, khẳng khiu với phần ngọn hơi nhám, phần rễ
xù xì. Thông thường, thân chỉ nặng 0,5-0,9 kg, nhưng đôi khi nặng đến 3,6 kg.
Hoa, quả: hoa mọc trên một cuống ngắn ở nách lá, hoa nhỏ và nhiều hoa trên một
cuống, có dạng mo vàng, buồng nở thơm mùi đu đủ. Quả chín có màu vàng.
Bảng 2.6: Thời gian trồng của các loài Môn nước nước

Tên tiếng việt

Tên Latin


Thời gian trồng

Môn nước

Colocasia esculenta (L) Schott

Quanh năm

Môn nước chìa voi

Colocasia esculenta (L) Schott

Quanh năm

Môn nước Cần Thơ
(Môn nước đỏ)

Colocasia esculenta (L) Schott

Tháng bảy

Môn nước Bắc Hà

Alocasia odora C. Koch

Tháng bảy

Môn nước mới

Alocasia odora C. Koch


Tháng một

Môn nước chum (Môn
nước tím)

Alocasia odora C. Koch

Tháng bảy

Môn nước sáp vàng

Xanthosoma nigra

Tháng một - Tháng hai

Môn nước rừng

Wild Taro

-

(Nguồn: Ngo Huu Toan and T. R. Preston, 2007)

2.3.4 Sinh thái học
10


Môn nước sinh trưởng tốt trong vùng nhiệt đới ở khu vực có lượng mưa hàng năm
vượt quá 2000 mm. Nó cũng thích nghi với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối. Hầu

hết các loài thích nghi tốt ở nhiệt độ 21 - 27°C. Môn nước phát triển tốt dưới bóng
râm nên thích hợp trồng xen với ca cao, dừa hoặc cà phê. Môn nước có khả năng
chống hạn hán và nhiệt độ thấp. Trước đây được trồng thành công ở phía Bắc Hàn
Quốc và Nhật Bản. Môn nước có thể chịu được điều kiện đất đai kém. Nó được tìm
thấy ở các vùng đầm lầy và trên bờ sông ở các vùng hoang mạc. Nó có thể được
trồng trong điều kiện khô hạn, ngập lụt và thích nghi với pH 5,5-6,5 (Prota, 2010).
2.3.5 Thành phần hóa học của cây Môn nước
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của cây Môn nước (Colocasia esculenta (L.) Schott)

Chỉ tiêu

Môn nước (lá)

Môn nước (cọng)

DM

14,79

6,04

CP

28,78

24,38

CF

12,38


17,28

Ash

10,90

15,58

EE

4,09

4,86

NFE

43,85

37,90

Ca

0,49

0,93

P

0,06


0,42

ME(MJ/Kg DM)

11,84

7,84

(Nguồn: Lưu Hữu Mãnh và ctv, 1999)

2.3.6 Tính năng sử dụng
 Trong chăn nuôi

Lá Môn có chứa một lượng lớn protein và đó cũng là nguồn cung cấp tốt Caroten,
Kali, Canxi, sắt, các loại Vitamin nhóm B, C và A. Đây là nguồn thức ăn địa
phương sử dụng trong chăn nuôi heo quy mô nông hộ (Ngô Hữu Toàn and T R
Preston, 2007).
Theo Chittavong Malavanh et al (2006), trong lá và thân Môn nước chứa hàm
lượng protein cao nhưng bên cạnh cũng chứa một số độc chất như Oxalate. Ta có
thể loại bỏ độc chất bằng cách ủ chua Môn nước để cung cấp thức ăn cho heo trong
giai đoạn sinh sản và cho con bú. Bên cạnh đó, Peng Buntha et al (2007) và
ChhayTy et al (2007) cũng đã thành công trong quá trình ủ chua Môn nước để cung
cấp thức ăn cho heo thịt.
Một ngày một con heo tiêu thụ trung bình khoảng 3-3,5 kg Môn. Trong Môn nước
chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất thích hợp bổ sung vào khẩu phần của heo
đang trong giai đoạn tăng trưởng (Chhay Ty, 2007). Tương tự, theo các thí nghiệm
của Phạm Sỹ Tiệp (2005) và Dư Thanh Hằng (2005), thân lá cây Môn có hàm lượng
11



protein cao (16,5-18,2% DM), được sử dụng làm nguồn thức ăn giàu protein trong
chăn nuôi heo. Việc ủ chua thân, lá cây Môn làm tăng lượng ăn vào, tăng
trọng/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg, tăng trọng tốt hơn một cách có ý nghĩa so với
phương pháp nấu và cho ăn sống đối với heo nuôi trong điều kiện nông hộ.
 Trong môi trường

Theo Miyasaka (1997), cây Môn nước còn có tác dụng bảo vệ môi trường, do rễ
Môn có thể hấp thụ được một số kim loại nặng. Phần rễ Môn tiết ra Oxalate ở dạng
tự do có khả năng tạo phức với các kim loại nặng như nhôm, chì… trong nước.
Nước bị ô nhiễm sau khi qua một qui trình xử lý, được cho qua một ao chứa đầy
Môn trước khi cho ra môi trường.
 Ứng dụng trong y học

Ở Hawaii, Môn nước đã được người dân ở đây sử dụng để điều trị một số bệnh như
lao, táo bón, ngoài ra còn có tác dụng giảm sốt. Lá cây Môn nước rất giàu vitamin
A, B và C nên có tác dụng chữa trị bệnh hen suyễn, giải độc cho những người bị dị
ứng với sữa và ngũ cốc (Roth et al., 1967). Các nghiên cứu đã báo cáo Môn nước
có lợi ích trong điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, hội chứng kích thích ruột, viêm
đường ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), ung thư, suy nhược chức năng
miễn dịch và tiêu hóa do không đủ men lactase (Bishop Museum, 2006).
Ở Philippines, lá và thân Môn nước được đun sôi cho thai phụ ăn có tác dụng trong
trường hợp sinh khó, nước ép từ các cuốn lá còn có tác dụng cầm máu, củ có tác
dụng trong việc chữa bệnh thấp khớp. Mật ong trộn với tro củ cũng được sử dụng
chữa bệnh aptha trong miệng (Rummel D, 2005).
2.3.7 Các chất kháng dưỡng trong cây Môn nước
Theo Wang (1983), Môn nước là một nguồn thức ăn gia súc có tiềm năng rất lớn ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, ở dạng tươi cây này độc do có sự
hiện diện Oxalate khá cao nên không thể trực tiếp dùng làm thức ăn cho heo (Jiang
Gaosong et al., 1996). Ngoài ra trong Môn nước tươi còn có sự hiện diện của

phytates (giảm sự tận dụng protein và khoáng), tannin (chất kiềm chế enzym tiêu
hóa). Wang (1983), khẳng định có thể làm giảm các chất kháng dưỡng này bằng
cách nấu chín hoặc ủ chua Môn trước khi dùng làm thức ăn cho gia súc.

Ảnh hưởng do độc tính của Oxalate
Khi cơ thể hấp thu Oxalate dạng hòa tan sẽ kết hợp với canxi và magie của huyết
thanh làm cho mức độ Ca và Mg bị giảm đột ngột, giai đoạn ác tính xảy ra vào lúc
này gọi là hạ canxi trong máu, làm suy yếu chức năng bình thường của màng tế bào,
cơ bị yếu và run dẫn đến suy sụp và có thể chết. Oxalate cũng ảnh hưởng đến sự
trao đổi năng lượng của tế bào dẫn đến cái chết của vật nuôi. Trong trường hợp mãn
tính, Canxi oxalate không hòa tan ảnh hưởng tới khả năng lọc của thận làm cho thận

12


bị hủy hoại, nếu con vật không chết do bị ngộ độc ác tính thì cũng chết do thận hư.
(Theo A O Fasuyi, F A S Dairo and F J Ibitayo, 2010).
Bảng 2.8: Phần trăm Canxi Oxalate trong một số loại thực vật

Canxi Oxalate
Tên khoa học

Tên thông thường

Alkaloic (%)

(mg/100 g mẫu
tươi)

Solanum tuberosum L.


Khoai tây

29,50

32,50

Ipomea batatas L.

Khoai lang

19,40

20,30

Discorea alta

White yam

11,40

24,30

Discorea rotundata

Yellow yam

12,80

33,80


Colocasia esculenta L.

Môn

25,60

40,50

Triticum vulgare

Hạt lúa mì

14,80

27,00

Soja hispida

Đậu nành

25,20

85,10

Amarathus sp.

Lục bình

28,50


91,90

(Nguồn: S.A. Adeniyi, C.L. Orjiekwe and J.E. Ehiagbonare, 2009)

2.4 TRICHANTHERA GIGANTEA
2.4.1 Phân loại khoa học
Họ: Acanthaceae
Họ phụ: Acanthoideae
Bộ: Trichanthera
Giống: Hera
Loài: Trichanthera gigantea
(Perez-Arbelaez 1990)

13
Hình 2.4 Cây Trichanthera gigantea


×