Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG và PHÁT dục của bốn NHÓM GIỐNG HEO THUỘC TRUNG tâm GIỐNG vật NUÔI TỈNH sóc TRĂNG được NUÔI tại các NÔNG hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.88 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH DŨNG

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA
BỐN NHÓM GIỐNG HEO THUỘC TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG
ĐƯỢC NUÔI TẠI CÁC NÔNG HỘ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA
BỐN NHÓM GIỐNG HEO THUỘC TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG
ĐƯỢC NUÔI TẠI CÁC NÔNG HỘ


Giáo viên hướng dẫn
TS. Lê Thị Mến
ThS. Trần Văn Tâm

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Dũng
MSSV: 3052405
LỚP: CN K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA
BỐN NHÓM GIỐNG HEO THUỘC TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Lê Thị Mến


Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình luận văn nào trước đây.

Cán bộ hướng dẫn

Tác giả luận văn

-i-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CẢM TẠ
“Ơn ai một chút khó quên, phiền ai một chút để bên cạnh lòng”. Con người, không
phân biệt già trẻ, địa vị xã hội đều phải thọ ơn nơi người khác. Chúng ta càng thành
đạt bao nhiêu thì càng nhờ sự giúp đỡ của người khác bấy nhiêu. Tôi cũng vậy, sắp
trở thành kỹ sư, tôi cũng không quên gởi lời tri ân với những người đã hết lòng vì
tôi.
Trước hết, phải kể đến công lao của cha mẹ. Người đã chẳng quản đớn đau khi chín

tháng cưu mang, chẳng than khó nhọc khi ngày ngày dưỡng dục. Cha mẹ đã hi sinh
tất cả cho con chỉ mong sao con được nên người. Công lao đó thật ví như trời cao
biển rộng.
Công lao của cha mẹ là thế, còn ơn nghĩa giáo dục cũng không kém. Đó là công lao
của các thầy giáo, cô giáo. Người cho tôi những kinh nghiệm, những kiến thức mà
ông cha đã tũy lâu dài. Hơn cả việc dạy chữ là thầy cô đã cho chúng em bước ra con
đường mới, tràn ngập tương lai, sự nghiệp.
Trong những thầy cô giáo, phải kể đến tấm lòng “tất cả vì học sinh thân yêu” của
cô Lê Thị Mến. Cô đã tận tụy hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Yêu
nghề, cô chẳng ngại mệt nhọc đên từng đêm thao thức sửa từng trang, từng chữ. Cô
luôn định cho tôi hướng đi đúng nhất và mở cánh cửa sự nghiệp cho tôi.
Thầy Trương Chí Sơn, thầy cố vấn luôn cho tôi những lời động viên khi vấp ngã,
giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Suốt bốn năm đại học, thầy đã thay cha mẹ
dìu dắt tôi ở nơi đất lạ quê người.
Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, Ban lãnh đạo đã hết lòng cho tôi hoàn
thành bài luận văn này. Trong quá trình thực tập, tôi luôn có nơi ở tốt, sự giúp đỡ
tận tình,… đó là nhờ các chú, các anh chị trong trung tâm là người gỡ dùm tôi bao
khúc mắc trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn chăn nuôi K31 đã cùng tôi chia sẽ trong bốn năm xa xứ.
Những khi buồn vui, thiếu thốn, chúng ta cùng có nhau, cùng nhau vượt qua khó
khăn trong cuộc sống và học tập. Đặc biệt, bài luận văn này các bạn cũng đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành một cách mỹ mãn.
Một lần nữa tôi xin khắc sâu ân nghĩa này. Ra trường tôi cố gắng làm việc và học
tập thật tốt để không phụ những chân tình mà tôi có được. Có như thế tôi mới cảm
thấy cuộc sống này thêm đẹp, thêm ý nghĩa.

- ii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành ở 9 nông hộ chăn nuôi heo thuộc các huyện Ngã Năm,
Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, TP Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng và PTN bộ môn Chăn nuôi,
khoa Nông nghiệp và SHƯD trường Đại Học Cần Thơ. Thời gian thí nghiệm từ
tháng 12 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009. Thí nghiệm được tiến hành trên 158 heo
hậu bị với trọng lượng bình quân đầu kỳ là 58 kg và trọng lượng bình quân cuối kỳ
là 109 kg. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố: nhân tố giống
heo gồm 4 giống (L, LY, Y, YL) đều được nuôi ở mỗi hộ, nhân tố thức ăn gồm 3 loại
(Cargill 1042, Higro 566, Greenfeed 9044) với mỗi loại được sử dụng ở 3 hộ tương
đương với 3 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm theo nhân tố giống heo: Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ,
g/con/ngày) của heo thí nghiệm giống LY và YL cao nhất với 786 và 744, trong khi
STTĐ ở nhóm Y, L là 738 và 729. Sinh trưởng tương đối (STTĐ, %) của các giống L
(102,5), LY (94,7), Y (93,1), YL (106,9). Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của
giống LY (2,85) và YL (2,89) thấp hơn HSCHTĂ của giống Y (2,95) và L (2,97).
Tuổi động dục đầu tiên (TĐDĐT, ngày) và trọng lượng động dục đầu tiên (PĐDĐT,
kg) của heo LY là 205 và 111,9 kg, heo YL là 208 ngày và 112,9 kg, heo L là 209
ngày và 103,9 kg, heo Y là 210 ngày và 106,9 kg. Kết quả về tuổi phối giống đầu
tiên (TPGĐT, ngày) của các giống LY (247), YL (248), Y (250), L (250) .
Kết quả ghi nhận theo nhân tố thức ăn: STTĐ (g/con/ngày) của heo sử dụng thức
ăn Higro (760) cao hơn Cargill (749) và Greenfeed (739). STTgĐ (%) của heo dùng
thức ăn Higro cao nhất với 108,4, còn thức ăn Cargill (95,3) và Greenfeed (94,2).
HSCHTĂ của heo sử dụng thức ăn Higro là thấp với 2,58, kế đến là Cargill với 2,92
và cao nhất là Greenfeed với 2,97. TĐDĐT (ngày) của heo dùng thức ăn Higro thấp
nhất với 196 kết hợp với trọng lượng động dục đầu tiên (PĐDĐT, kg) là 111,1 kg
trong khi TĐDĐT và PĐDĐT của heo sử dụng thức ăn Cargill là 213 ngày, 109,7
kg và thức ăn Greenfeed là trễ nhất với 215 ngày, 106,0 kg. Và tuổi phối giống đầu
tiên (TPGĐT, ngày) của heo dùng thức ăn Higro là 234, thức ăn Cargill là 254 và
Greenfeed là 257.

Kết quả ghi nhận theo nhân tố giống heo và thức ăn: STTĐ (g/con/ngày) cao nhất
là LY x Hig với 799, thấp nhất là L x Gre chỉ 711 (P>0,05). HSCHTĂ thấp nhất là
nhóm LY x Hig với 2,74 còn cao nhất là nhóm L x Gre với 3,02 (P>0,05). Nhóm LY
x Hig có TĐDĐT (ngày) sớm nhất với 194 ngày còn nhóm trễ nhất vẫn là L x Gre
với 218 ngày. Cùng với TĐDĐT thì PĐDĐT (kg) của nhóm LY x Hig và L x Gre vẫn
là thấp nhất và cao nhất với trọng lượng tương ứng là 116,7 và 98,0. TPGĐT
(ngày) cũng chẳng gì thay đổi với nhóm LY x Hig là 233 còn nhóm L x Gre là 262.

- iii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ...................................................................... viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 2
2.1. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐBSCL ....................................... 2
2.1.1. Heo thuần.......................................................................................... 2
2.1.1.1. Một số giống heo ngoại nhập........................................................... 2
2.1.1.2. Giống heo nội được nuôi ở ĐBSCL................................................. 4
2.1.2. Các giống heo lai kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao ............................ 4
2.1.2.1. Heo lai kinh tế có hai giống tham gia............................................... 4
2.1.2.2. Heo lai kinh tế có ba giống tham gia................................................ 5
2.1.2.3. Heo lai kinh tế có bốn giống tham gia.............................................. 5
2.1.2.4. Heo lai luân phiên 2 máu ................................................................. 5

2.1.2.5. Heo lai tạo để phát triển giống tổng hợp .......................................... 6
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HEO ..... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của heo................................................................... 6
2.2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của heo................................................................... 6
2.2.1.2. Đặc tính về hô hấp và tuần hoàn của heo ......................................... 8
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo ........................................................... 8
2.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................... 8
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của heo................................ 9
2.2.3. Sinh lý sinh sản của heo .................................................................... 9
2.2.3.1. Sự thành thục, tuổi động dục lần đầu ............................................... 9
2.2.3.2. Sự rụng trứng ................................................................................ 10
2.2.3.3. Tuổi phối giống lần đầu................................................................. 10
2.2.3.4. Tuổi đẻ lứa đầu.............................................................................. 10
2.2.3.5. Số heo con sơ sinh/lứa................................................................... 10
2.2.3.6. Số heo con cai sữa/lứa ................................................................... 11
2.2.3.7. Số heo con cai sữa /nái/năm........................................................... 11
2.2.3.8. Trọng lượng toàn ổ sơ sinh ............................................................ 11
2.2.3.9. Trọng lượng toàn ổ cai sữa ............................................................ 11
2.2.3.10. Khả năng tiết sữa của heo ............................................................ 12
2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO.................................................. 12
2.3.1. Nhu cầu năng lượng ........................................................................ 12
2.3.1.1. Nhu cầu năng lượng duy trì ........................................................... 12
2.3.2. Nhu cầu protein và acid amin (AA) ................................................. 14
2.3.3. Nhu cầu khoáng............................................................................... 14
2.3.4. Nhu cầu vitamin .............................................................................. 15
2.3.5. Nhu cầu lipid................................................................................... 16
2.3.6. Nhu cầu xơ...................................................................................... 16
2.3.7. Nhu cầu nước .................................................................................. 17

- iv -


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.4. THỨC ĂN NUÔI HEO .......................................................................... 17
2.4.1. Thức ăn năng lượng......................................................................... 17
2.4.1.1. Tấm gạo ........................................................................................ 17
2.4.1.2. Cám gạo ........................................................................................ 18
2.4.1.3. Bắp................................................................................................ 18
2.4.1.4. Khoai mì........................................................................................ 18
2.4.1.5. Khoai lang..................................................................................... 18
2.4.2. Thức ăn bổ sung protein .................................................................. 19
2.4.2.1. Bột cá ............................................................................................ 19
2.4.2.2. Đậu nành và khô dầu đậu nành ...................................................... 19
2.4.3. Thức ăn bổ sung khoáng.................................................................. 19
2.4.4. Thức ăn chế biến công nghiệp ......................................................... 19
2.4.4.1. Định nghĩa..................................................................................... 19
2.4.4.2. Phân loại thức ăn chế biến công nghiệp ......................................... 20
2.5. CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO ................................................................. 21
2.5.1. Mục đích ......................................................................................... 21
2.5.2. Địa điểm.......................................................................................... 22
2.5.3. Hướng chuồng................................................................................. 22
2.5.4. Các yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi................................................ 22
2.5.4.1. Nhiệt độ và ẩm độ ......................................................................... 22
2.5.4.2. Ánh sáng ....................................................................................... 23
2.5.4.3. Độ thông thoáng ............................................................................ 23
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................... 24
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ............................................................. 24
3.1.1. Thời gian và địa điểm...................................................................... 24
3.1.1.1. Thời gian ....................................................................................... 24

3.1.1.2. Địa điểm........................................................................................ 24
3.1.2. Chuồng trại thí nghiệm.................................................................... 24
3.1.3. Đối tượng thí nghiệm ...................................................................... 25
3.1.4. Dụng cụ, phương tiện thí nghiệm .................................................... 25
3.1.4.1. Ở nông hộ...................................................................................... 25
3.1.4.2. Ở phòng thí nghiệm ....................................................................... 25
3.1.5. Thức ăn dùng trong thí nghiệm........................................................ 25
3.1.6. Nước uống trong thí nghiệm............................................................ 27
3.1.7. Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm.................................................. 27
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................................................ 27
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 27
3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................ 28
3.2.2.1. Sinh trưởng.................................................................................... 28
3.2.2.2. Sự phát triển cơ thể........................................................................ 29
3.2.2.3. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) ............................................................... 29
3.2.2.4. Mức ăn .......................................................................................... 29
3.2.2.5. Hệ số chuyển hóa thức ăn .............................................................. 29
3.2.2.6. Động dục đầu tiên.......................................................................... 30
3.2.2.7. Tuổi phối giống đầu tiên................................................................ 30
3.2.3. Phương pháp tiến hành .................................................................... 30

-v-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3.2.4. Xử lý số liệu.................................................................................... 30
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................ 31
4.1. NHẬN XÉT CHUNG............................................................................. 31
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC (TPHH) CỦA

THỨC ĂN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ...................................................... 31
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIỐNG LÊN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
31
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ THỨC ĂN LÊN KẾT QUẢ THÍ
NGHIỆM .......................................................................................................... 36
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIỐNG VÀ THỨC ĂN LÊN CÁC CHỈ
TIÊU THEO DÕI.............................................................................................. 39
Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.................................................................... 43
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................ 43
5.1.1. Ảnh hưởng của nhân tố giống heo lên kết quả thí nghiệm................ 43
5.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn lên kết quả thí nghiệm.................... 43
5.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố giống heo và thức ăn lên kết quả thí nghiệm43
5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 44

- vi -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho heo hậu bị ...................................... 13
Bảng 2.2. Nhu cầu Protein và acid amin cho heo hậu bị......................................... 14
Bảng 2.3. Nhu cầu khoáng hàng ngày cho heo hậu bị ............................................ 15
Bảng 2.4. Nhu cầu vitamin cho heo hậu bị............................................................. 16
Bảng 2.5. Yêu cầu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn hỗn hợp cho heo hậu bị.. 21
Bảng 3.1. TPHH và giá trị dinh dưỡng TĂHH cho heo hậu bị Cargill 1042 ........... 26
Bảng 3.2. TPHH và giá trị dinh dưỡng TĂHH cho heo nái hậu bị Greenfeed 9044 26
Bảng 3.3. TPHH và giá trị dinh dưỡng của TĂHH cho heo nái hậu bị Higro 566... 26
Bảng 4.1. Kết quả phân tích TPHH của TĂHH dùng trong thí nghiệm .................. 31

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giống lên mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ ...................... 31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của giống lên khả năng tăng trọng của heo .......................... 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giống lên HSCHTĂ....................................................... 33
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhân tố giống lên sự phát dục của heo thí nghiệm ......... 34
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhân tố giống lên TPGĐT ............................................. 35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thức ăn lên mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ .................... 36
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thức ăn lên khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm ...... 36
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn lên HSCHTĂ của heo thí nghiệm ......... 37
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn lên sự phát dục của heo thí nghiệm..... 38
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn lên TPGĐT của heo thí nghiệm .......... 38
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của giống và thức ăn lên STTĐ của heo thí nghiệm ........... 40
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của giống và thức ăn lên HSCHTĂ.................................... 41
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của giống và thức ăn lên khả năng phát dục....................... 42

- vii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Heo Yorkshire .......................................................................................... 2
Hình 2.2. Heo Landrace........................................................................................... 3
Hình 2.3. Heo Duroc................................................................................................ 3
Hình 2.4. Heo Ba Xuyên .......................................................................................... 4
Hình 2.5. Heo Ωmega .............................................................................................. 6
Hình 2.6. Đường tiêu hóa của heo ........................................................................... 8
Hình 2.7. Sơ đồ chuyển hóa năng lượng của heo.................................................... 13
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Sóc Trăng............................................................................ 24
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 27
Biểu đồ 4.1. STTĐ của heo theo nhân tố giống ...................................................... 32

Biểu đồ 4.2. HSCHTĂ theo nhân tố giống ............................................................. 33
Biểu đồ 4.3. HSCHTĂ theo nhân tố thức ăn .......................................................... 37
Biểu đồ 4.4. TĐDĐT theo nhân tố thức ăn............................................................. 38
Biểu đồ 4.5. TPGĐT theo nhân tố thức ăn ............................................................. 39

- viii -

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AA
Arg
Ash
Car
CF
CP
ĐBSCL
ĐHCT
ĐVTĂ
EE
Gre
HCN
Hig
His
HSCHTĂ
Ile
Leu
Lys
Met

NRC
NT
NXB
PĐDĐT
Phe
PTN
STTĐ
STTgĐ
STTL
TĂHH
TĐDĐT
Thr
TNHH
TPHH
TPGĐT
TTTĂ
Val
VCK
Vitamin

Acid amin
Arginine
Khoáng tổng số
Cargill
Xơ thô
Protein thô
Đồng bằng Sông Cửu Long
Đại học Cần Thơ
Đơn vị thức ăn
Béo thô

Greenfeed
Acid Cyanic
Higro
Histidine
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Nation Research Council
Nghiệm thức
Nhà xuất bản
Trọng lượng động dục đầu tiên
Phenylalanine
Phòng thí nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tích lũy
Thức ăn hổn hợp
Tuổi động dục đầu tiên
Threonine
Trách nhiệm hữu hạng
Thành phần hóa học
Tuổi phối giống đầu tiên
Tiêu tốn thức ăn
Valine
Vật chất khô
Vitaminamin

- ix -


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO vào ngày 11-01-2007 đã đẩy mạnh sản xuất trong nước tiến lên một bước
ngoặc mới. Cùng với các ngành khác, nông nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả kinh
tế hết sức đáng kể, trong đó phải nói đến nghề chăn nuôi heo đã trở thành một ngành
kinh tế nông nghiệp quan trọng (Tủ sách phổ biến kiến thức (2002)).
Như chúng ta đã biết, heo là loài vật có sản lượng cao (FAO (2006)) khoảng 2,3
triệu tấn thịt heo hơi, thịt trâu bò hơi đạt 160 ngàn tấn, thịt gia cầm hơi đạt ngàn tấn.
Thịt heo thường xuất hiện trong các bữa ăn của người dân ta vì thế sản lượng thịt
heo bình quân đầu người rất cao 23,02 kg/người/năm, chiếm 77,17% và nhu cầu tiêu
thụ đang ngày càng gia tăng (Phạm Sĩ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang (2006)). Đặc biệt
trong thời kỳ hội nhập mở ra những điều kiện thuận lợi làm tăng khả năng thương
mại sản phẩm thịt heo Việt Nam trên thị trường thế giới, nhất là các quốc gia có nền
kinh tế phát triển sẽ tăng nhu cầu sử dụng thịt trên mỗi người dân (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (2008)).
Trước nhu cầu to lớn của xã hội là sản phẩm thịt heo không chỉ ngon, mà còn phải
đảm bảo chất lượng lại được sự hậu thuẩn của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành
chăn nuôi heo nước ta đã dần dần chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống
sang chăn nuôi phương thức công nghiệp với việc sử dụng các giống heo ngoại cho
năng suất cao, qui trình chăn nuôi thích hợp để giảm thời gian nuôi, heo tăng trọng
nhanh mà tiêu tốn thức ăn cho một 1kg tăng trọng là thấp nhất cộng với việc hạn chế
dịch bệnh… là hết sức quan trọng.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) đề ra chiến lược phát triển chăn nuôi
đến năm 2020, trong đó Cục chăn nuôi đã nhấn mạnh việc phát triển quy mô đàn
heo ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm
soát dịch bệnh và môi trường... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vệ

sinh an toàn thực phẩm.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra nhhững giống và phương thức
chăn nuôi hiệu quả nhất. Được sự phân công của Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông
nghiệp và SHƯD, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và phát dục của
bốn nhóm giống heo thuộc trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng được nuôi
tại nông hộ”
Mục tiêu: Khảo sát khả năng sinh trưởng như sinh trưởng tuyệt đối; sinh trưởng
tương đối, hệ số chuyển hóa thức ăn và khả năng phát dục như tuổi và trọng lượng
động dục đầu tiên, tuổi phối giống đầu tiên của 4 giống heo (L, LY, Y, YL) từ 3 loại
TĂHH (Car, Hig, Gre) nhằm tìm giống heo và loại thức ăn mang lại hiệu quả cao
trong chăn nuôi.
-1-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐBSCL
2.1.1. Heo thuần
2.1.1.1. Một số giống heo ngoại nhập
Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh. Heo có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc
tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc 1 nhóm đen nhỏ, lông đuôi dài,
lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn
dầy. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành 2 vòng cong. Heo Yorkshire có
tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật. Bốn chân
khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc. Heo Yorkshire thuộc nhóm bacon
(nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường đạt thể trọng từ 90 đến 100 kg, khi trưởng
thành heo nọc, heo nái có thể đạt trọng lượng từ 250 đến 300 kg. Heo nái Yorkshire
có thể đẻ từ 1,8 lứa đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con, trọng lượng sơ sinh

của heo con đạt từ 1,0 kg dến 1,8 kg. Sản lượng sữa thường cao nuôi con giỏi, sức
đề kháng bệnh cao nhất so với giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi,
thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi ĐBSCL và
miền Đông Nam Bộ (Võ Văn Ninh (1999)).

(www.ascardvn.com (2008))

Hình 2.1: Heo Yorkshire

Heo Landrace
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), giống heo Landrace có nguồn
gốc từ Đan Mạch. Heo Landrace được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và
được xem như là một giống heo hướng nạc. Đây là giống heo có sắc lông trắng (có
thể có vài đốm lông đen hiện diện), tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ
và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt (các dòng Landrace cải tiến hiện nay thì tai
tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che phủ một phần con mắt mà thôi); dài đòn, lưng thẳng,
bụng gọn, phần sau nở nang, đùi nở nang. Bốn chân nhỏ, nhưng nay đã có dòng
Landrace cải tiến với 4 chân to và khỏe như Landrace Mỹ, Canada,… Heo nái, heo
nọc sử dụng làm giống lúc 7 - 8 tháng tuổi, nặng trung bình từ 100 - 110kg. Heo nái
đẻ 10 - 12 con còn sống/lứa, nuôi con tốt. Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh,
-2-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


5 - 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ thịt nạc chiếm 56 - 57%, HSCHTĂ cho 1 kg tăng
trọng là 2,9 - 3,5kg.

(www.Greenfeed.com.vn ( 2005))


Hình 2.2: Heo Landrace
Heo Duroc

Heo Duroc có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc nước Mỹ với tên gọi là Duroc – Jersy,
là sự lai tạo của hai giống heo màu đỏ Guinea và heo màu đỏ Tây Ban Nha – Bồ
Đào Nha (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)).
Heo Duroc có màu lông đỏ hung rất ngắn, mõm màu đen, chân có 4 móng màu đen,
lưng còng, ngắn đòn. Ưu điểm của giống heo Duroc tốc độ tăng trưởng tốt, heo nuôi
thịt mau lớn và chất lượng thịt ngon (do mô nạc xen lẫn với mô mỡ), có sức chống
chịu với những thay đổi bất lợi tốt, nhất là khả năng chịu nắng nóng rất tốt. Heo
Duroc là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng từ 80kg – 85kg,
heo lứa mỗi năm đẻ 1,8 – 2,2 lứa và mỗi lứa khoảng 8 con (Võ Văn Ninh (2001)).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), đây là loại heo hướng nạc, phẩm
chất thịt tốt. Cho nên, trong việc lai tạo heo con nuôi thịt người ta thích sử dụng heo
đực Duroc phối với heo nái lai hai máu Yorshire và Landrace, hoặc lai với dòng
heo khác tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm
chất thịt tốt. Heo đạt 100 kg ở khoảng 6 tháng tuổi, độ dày mỡ lưng biến thiên từ 17
– 30 mm. Nhược điểm lớn nhất của heo Duroc là đẻ khó và ít sữa, do đó cần cho nái
vận động nhiều trong lúc mang thai, cho ăn hạn chế trong giai đoạn 2 lúc mang thai
và không sử dụng nái lớn tuổi đẻ sinh sản.

(www.aetcorpvn.com (2008))

Hình 2.3: Heo Duroc

-3-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



2.1.1.2. Giống heo nội được nuôi ở ĐBSCL
Ba Xuyên
Heo Ba Xuyên là kết quả sự lai tạo của nhiều con giống qua nhiều đời như: heo Hải
Nam, heo Craonnais, heo Tamworth và heo Berkshire. Heo này sắc lông đen có
bông trắng, tầm vóc nhỏ, lưng oằn bụng xệ, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi có thể
đạt trọng lượng từ 80kg – 90kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi
lứa trung bình 10 – 12 con, nái nuôi con giỏi, tốt sữa (Võ Văn Ninh (2001)).

(www.ascardvn.com (2008))

Hình 2.4: Heo Ba Xuyên

Heo Thuộc Nhiêu
Giống heo Thuộc Nhiêu được hình thành từ lâu đời thuộc xã Thuộc Nhiêu huyện
Dưỡng Điền tỉnh Tiền Giang, vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Ngoại hình của
giống heo Thuộc Nhiêu: đầu to vừa phải, mõm hơi cong, mũi thẳng thon, tai nhỏ,
dài và mỏng hơi nghiêng về phía trước. Thân hình vuông, thấp, lưng thẳng, mông
vai nở. Chân nhỏ, thấp nhưng khá khỏe mạnh, đi ngón, móng xòe, đuôi ngắn. lưng
thẳng và dài mình, màu lông và da trắng tuyền và có thể có một số điểm đen quanh
mắt và có thể trên toàn thân. Heo có sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi, da hồng lông
trắng nên nông dân thích nuôi (Nguyễn Thiện (2008)).
2.1.2. Các giống heo lai kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2003), thì việc lai tạo giống được
sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi heo thương phẩm. Các giống heo ngoại lớn nhanh,
ít mỡ và sử dụng thức ăn rất hiệu quả để chuyển đổi thành nạc. Con lai giữa các
giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ
được năng suất sinh sản và khả năng thích nghi tốt. Việc lựa chọn công thức lai tùy
thuộc vào cấu trúc và thành phần các giống thuần sẵn có trong trang trại, hộ gia đình
và khả năng mua con giống từ bên ngoài.
2.1.2.1. Heo lai kinh tế có hai giống tham gia

Công thức thông dụng nhất là đực Landrace x cái Yorkshire, đực Duroc x cái
Yorkshire. Hai công thức lai này áp dụng ở các tỉnh phía Nam. Heo lai nuôi 6 tháng

-4-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


tuổi đạt trọng lượng 80-90kg, tiêu tốn 2,5-2,8kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng
trọng, tỉ lệ nạc trên thân thịt xẻ đạt 52-53%. Ở các tỉnh phía Bắc, lai kinh tế heo
ngoại với heo ngoại mới kết luận trong phạm vi nghiên cứu, còn trong sản xuất nếu
có điều kiện kinh tế người ta nuôi heo ngoại giết thịt (Hội chăn nuôi Việt Nam
(2002)).
2.1.2.2. Heo lai kinh tế có ba giống tham gia
Dùng 3 giống khác nhau cho lai tạo ra con thương phẩm có năng suất cao. Ta
thường sử dụng nái lai F1 cho giao phối với đực giống thứ 3. Phương pháp này tận
dụng ưu thế lai cả về sinh sản của nái F1 và khả năng sản xuất thịt của giống đực
thứ ba. ở các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp thường dùng nái lai F1 giữa giống
Yorkshire và Landrace để lai với đực cuối cùng giống Duroc. Con lai lớn nhanh cho
nhiều nạc, ít mỡ và thịt có chất lượng thơm ngon. Với chăn nuôi nông hộ, có thể
dùng nái địa phương lai với đực Yorkshire tạo con F1, sau đó cho nái F1 lai với
Landrace hoặc Duroc (Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)).
2.1.2.3. Heo lai kinh tế có bốn giống tham gia
Công thức thông dụng là đực F1 (Duroc x Pietrain) x cái F1 (Landrace x
Yorkshire), đực F1 (Duroc x Pietrain) x (Landrace x Yorkshire). Heo lai 4 máu theo
công thức này thường được áp dụng ở các tỉnh phía Nam. Heo con cai sữa 27 ngày
tuổi đạt trọng lượng 6,3-6,5kg, nuôi đến 60 ngày tuổi đạt trọng lượng 20kg, bán
giống cho người chăn nuôi heo thịt. Heo nuôi mau lớn, 165-167 ngày tuổi (5,5 tháng
tuổi) đạt 95kg, tăng trọng bình quân 645-650g/ngày, tiêu tốn 2,8-3,0kg thức ăn hỗn
hợp/kg tăng trọng, tỉ lệ nạc trên thân thịt xẻ đạt trên 58% (Hội Chăn nuôi Việt Nam

(2004)).
2.1.2.4. Heo lai luân phiên 2 máu
Lai luân phiên là một bước phát triển của lai kinh tế. Trong suốt quá trình lai sử
dụng nái lai cho phối với các đực giống khác nhau theo thế hệ. Phương pháp này ít
tốn kém về chi phí chuồng trại nuôi các giống cái thuần khác nhau mà chỉ nuôi vừa
phải đực của các giống. Nhất là trong điều kiện hiện nay, thụ tinh nhân tạo phát triển
rộng rãi nên rất thuận lợi cho phương pháp lai này. Ví dụ về lai luân phiên với hai
giống Ba Xuyên và Yorkshire. Trước tiên cho lai giữa nái Ba Xuyên và đực
Yorkshire, kế tiếp lai con F1 với đực Yorkshire, con lai này sau đó lai với đực Móng
Cái. Một bước phát triển khác là lai luân phiên 3 máu sẽ đạt được ưu thế lai cao hơn
với lai luân phiên 2 máu. Bất lợi của lai luân phiên 4 máu là tìm ra giống thứ tư có
năng suất cao, chất lượng tốt cũng như việc quản lý con giống và thực hiện quy
trình phối giống nghiêm ngặt (Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)).

-5-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.1.2.5. Heo lai tạo để phát triển giống tổng hợp
Cơ bản gồm hai bước: Sử dụng con giống của các giống có giá trị di truyền cao lai
tạo với nhau, và chọn lọc qua nhiều thế hệ để ổn định di truyền thành giống tổng
hợp. Hiện nay, nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới đang tập trung phát triển
giống tổng hợp giữa nái giống Meishan của Trung Quốc có năng suất sinh sản siêu
với các giống heo trắng Châu Âu (Yorkshire, Landrace) có năng suất và phẩm chất
thịt cao. Việc lựa chọn công thức lai thích hợp nhất phụ thuộc vào mục đích, cấu
trúc và cơ cấu đàn giống cũng như quy mô và trình độ quản lý của từng trang trại
hoặc nông hộ. Lai luân phiên 3 máu với các giống Yorkshire, Landrace và Duroc dễ
áp dụng vào thực tiễn, bởi chỉ cần mua được giống từ bên ngoài. Vì thế, người sản
xuất có thể tăng quy mô đàn để lựa chọn được nhiều heo cái hậu bị thay thế và cũng

giảm nguy cơ xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trang trại (Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2003)).
Ngoài ra, ở Na-Uy trung tâm giống FINNOR-ASIA đã cho ra đời đực giống Ωmega
được lai tạo từ hai giống Duroc và Landrace. Người ta sử dụng tinh heo đực Ωmega
phối cho nái Landrace, Yorkshire, (Landrace x Yorkshire) để cho ra đàn heo thịt
đồng đều, khỏe mạnh, tăng trọng tốt, chất lượng thịt cao…
(www.GreenFeed.com.vn (2005)).

(www.GreenFeed.com.vn ( 2005))

Hình 2.5: Heo Ωmega

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HEO
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của heo
2.2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của heo
Heo là động vật dạ dày đơn, ruột non dài 18 - 25m, gấp 10 - 14 lần so với chiều dài
thân mình. Nhờ vậy heo có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, hệ số chuyển hóa
những chất dinh dưỡng trong thức ăn cao. Ruột già dài nhất là đoạn kết tràng dài
khoảng 5 - 6m, tại đây hệ vi sinh vật - nguyên sinh vật tiến hành phân giải một phần
chất xơ không tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo
cung cấp năng lượng và vitamin cho heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân
(2000)).
-6-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Sự tiêu hóa ở miệng
Heo dùng mũi ngửi thức ăn để phân biệt mùi, lưỡi phân biệt vị thức ăn. Heo dùng
răng và miệng đẩy thúc ăn có ích vào miệng, nuốt qua thực quản vào dạ dày, đồng

thời đẩy thức ăn không thích hợp ra ngoài. Bao gồm cả tiêu hóa cơ học và hóa học,
tiêu hóa cơ học là chủ yếu: Tiêu hóa cơ học là quá trình nhai nhỏ nhuyễn thức ăn
đồng thời tẩm nước bọt để dễ nuốt và tiêu hóa; Tiêu hóa hóa học: nước bọt có hai
men amilose và mantose để thủy phân tinh bột thành đường glucose (Lê Hồng Mận
(2004)).
Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày heo gồm 5 vùng: Vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị,
vùng thân vị, vùng hạ vị. Trong 5 vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết
dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm:
99,5% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP
và đặc biệt là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương
nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi
Đức Lũng (2002)).
Tiêu hóa ở ruột
Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu
hóa hóa học là chủ yếu. Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp
nhận hàng loạt men tiêu hóa protein, tinh bột, mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật
của túi mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là acid amin (AA), các
AA này được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể. Ở mô bào
các AA được tổng hợp thành protein của các bộ phận cơ thể. Mỡ thức ăn được tiêu
hóa thành các acid béo và glyceryl nhờ enzyme Lipase và dịch mật. Còn các loại
tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme Amylose,
Maltose, Lactose, Suctose của tuyến tụy phân giải thành đường đơn glucose và được
hấp thu qua màng ruột, vào máu, đi đến gan và tế bào của các bộ phận và cung cấp
năng lượng cho cơ thể hoạt động (Lê Hồng Mận (2004)).
Tiêu hóa ở ruột già
Ở ruột già quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không
đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại
thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó ở ruột già
người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng

vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo vì vậy
cần phải bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện và Võ Trọng
Hốt (2007)).

-7-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


(Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005))

Hình 2.6: Đường tiêu hóa của heo

2.2.1.2. Đặc tính về hô hấp và tuần hoàn của heo
Nếu đem so sánh heo với các loài gia súc khác thì tim heo và phổi heo tương đối
nhỏ so với thân thể heo. Một đặc điểm cần chú ý nữa là lỗ mũi và dưới mũi hẹp,
màng hầu rộng làm trở ngại cho sự hô hấp nhất là vào những ngày nắng gắt, oi bức
hay ẩm ướt và lúc béo mập. Do đó, chuồng nuôi heo phải khô sạch, thoáng khô ít bị
nhiễm khí độc là rất quan trọng đối với heo. Khi chọn giống ta phải chú ý chọn
những con có lồng ngực sâu rộng. Con heo nào có chiều sâu ngực chiếm 60 – 65%,
chiều rộng ngực 40 -50% so với chiều cao thân, là con heo đó có thể lực khỏe mạnh.
Do đặc điểm của tim và phổi heo như đã nêu ở trên nên heo thường tích luỹ mỡ
dưới da để chống lạnh, ngược lại khi bộ máy tiêu hoá tăng cường hoạt động để phát
tán nhiệt bảo đảm sự cân bằng của thân nhiệt (Trương Lăng (2003)).
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo
2.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Võ Văn Ninh (2001), giai đoạn 20 – 50kg là thời kì cơ thể phát triển khung
xương, hệ cơ, hệ thần kinh do đó heo cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin.
Trong trường hợp thiếu dưỡng chất khung xương kém phát triển và hệ cơ cũng kém
phát triển theo, heo ngắn đòn, ít thịt, bắp cơ nhỏ. Ngược lại, dư dưỡng chất dẫn đến

tăng chi phí, tích lũy mỡ sớm, dư khoáng sẽ gây ngộ độc.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002) trong giai đoạn nuôi này (20 –
70kg) cần cho heo ăn tự do với khẩu phần có mức protein và năng lượng cao để heo
tăng trưởng tối đa. Lượng thức ăn ăn vào của heo thay đổi bởi nhiều yếu tố: đặc biệt
là trọng lượng cơ thể và thành phần dưỡng chất của thức ăn, giống, phái tính, điều
kiện chuồng nuôi, nhiệt độ.

-8-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của heo
Các loại thức ăn
Thức ăn nhiều nước làm giảm khả năng tiết nước bọt. Pha loãng tỷ số 1:3, ở dạng
cháo thì tuyến nước bọt hầu như không tiết. Cám gạo kích thích tiết dịch vị nhiều,
độ acid của dịch vị cũng cao hơn khoai sắn. Thức ăn rang thơm, ủ men tăng tiết dịch
vị. Thức ăn sống gây dịch tụy, dịch ruột tiết nhiều dịch vị, hoạt lực enzyme cũng cao
hơn so với cho ăn thức ăn chín (Trương Lăng (2003)).
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng
Khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ làm cho cơ quan tiêu hoá hoạt động căng thẳng
giảm đồng hoá thức ăn. Khẩu phần thiếu protein sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan
tiêu hoá, thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hoá, liên quan đến sự tăng lượng nitơ trao đổi
theo phân, dẫn đến heo bị thiếu protein. So sánh, khi tăng protein trong khẩu phần từ
thấp (14% đối với heo 3 - 5 tháng tuổi, 12% đối với heo 5 - 6 tháng tuổi) lên cao
(20% với heo 3 - 4 tháng tuổi, 18% với heo 5 - 6 tháng) nhận thấy ở mức protein
20%, hoạt lực protease ở dịch vị, dịch tụy, nhũ chấp ruột, nồng độ các dạng nitơ
trong nhũ chấp ruột đều cao hơn, sử dụng nitơ nhiều hơn, heo tăng trọng tốt hơn
(Trương Lăng (2003)).
Cách cho ăn

Theo Trương Lăng (2003), khi heo ăn nhiều bữa trong ngày (5 bữa so với 3 bữa)
dịch vị tăng 79,43%, dịch tụy tăng 35,2%. Ăn khô so với ăn ướt dịch tiêu hóa tăng
12%. Heo sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao.
2.2.3. Sinh lý sinh sản của heo
Khả năng sinh sản của heo nái bao gồm các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục, khả năng đẻ
con, nuôi con, số lứa đẻ trong năm, số heo con sơ sinh, số heo con cai sữa, trọng
lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa… (Nguyễn Thiện et al. (2005)).
2.2.3.1. Sự thành thục, tuổi động dục lần đầu
Theo Nguyễn Thiện et al. (2005), tuổi động dục lần đầu là thời gian từ sơ sinh cho
đến khi heo cái hậu bị động dục lần đầu tiên. Tùy theo giống mà tuổi động dục lần
đầu khác nhau, heo Yorkshire có tuổi động dục từ 203-208 ngày, heo Landrace từ
208-209 ngày.
Ở heo nái ngoại lần động dục đầu tiên vào khoảng 6 – 7 tháng tuổi khi đó heo nái
đạt trọng lượng từ 80 – 100 kg; ở vào tuổi này có thể heo chưa phát triển đầy đủ về
mặt cơ thể học. Để sử dụng được heo nái tốt, lâu dài khai thác một cách có hiệu quả
thì phải phối giống cho heo nái từ chu kỳ thứ hai trở đi hoặc heo nái đạt trọng lượng
từ 100 – 120 kg (Lê Hồng Mận (2002)).

-9-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.3.2. Sự rụng trứng
Thường thì trứng rụng vào khoảng ngày thứ hai của chu kỳ động dục và thời gian
rụng trứng kéo dài khoảng 7 giờ, hiện tượng rụng trứng là do hàm lượng
progesterone có trong máu tăng lên ở những ngày đầu của chu kỳ sau đó giảm mạnh
trong khoảng 48 giờ và luôn ở mức thấp trong thời gian lên giống, ngược lại các
hormonee FSH và LH sẽ tăng lên dẫn đến hiện tượng phóng noãn vào vòi fallop.
Việc dùng một số chất kích thích sinh dục có thể gây nên hiện tượng rụng trứng

hàng loạt đó là hiện tượng siêu bài noãn. Ở heo nái khi tiêm PMS với liều 1200 UI
cho heo nái sau cai sữa hay heo nái tơ vào ngày thứ 16 – 17 của chu kỳ lên giống thì
sự rụng trứng sẽ gia tăng sau chu kỳ đầu tiên thêm từ 4 – 5 trứng, do vậy người ta
không phối giống vào chu kỳ đầu tiên mà phối vào các chu kỳ tiếp sau (Lê Hồng
Mận (2002)).
2.2.3.3. Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên, người ta chưa cho phối giống vì ở thời điểm
này thể vóc heo chưa phát triển hoàn chỉnh, số lượng trứng rụng còn ít. Người ta cho
phối giống ở lần động dục thứ 2, thứ 3. Với số ngày động dục lần đầu cộng thêm
thời gian của 1 hoặc 2 chu kỳ động dục nữa, ta có tuổi phối giống lần đầu (Nguyễn
Thiện et al.(2005)).
2.2.3.4. Tuổi đẻ lứa đầu
Sau khi phối, heo có chửa trung bình 114 ngày. Cộng thêm số ngày mang thai này
heo sẽ có số tuổi lứa đầu. Nếu ở lứa đầu này người ta chọn lọc con cai sữa để làm
giống thì tại thời điểm này được gọi là khoảng cách thế hệ (Nguyễn Thiện et al.
2005)).
2.2.3.5. Số heo con sơ sinh/lứa
Trong sản xuất người ta chỉ chú ý đến số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ. Mỗi lần
động dục, số lượng trứng rụng từ 18-20 trứng hoặc hơn. Số lượng trứng được thụ có
thể từ 16-18 trứng. Nhưng do nhiều yếu tố không thể phát triển thành heo con, một
số bị chết trong quá trình phát triển, đến khi đẻ ra thành một cục cứng và đen gọi là
thai gỗ. Một số thành bào thai nhưng đã chết, gọi là thai non. Một số đẻ ra thì đầu to
mông bé, phát triển chưa hoàn toàn, đẻ ra vài giờ sau thì chết (Nguyễn Thiện et al.
(2005)).
Trong nghiên cứu khoa học người ta chú ý đến cả tỷ lệ thai gỗ, thai non trên một lứa
đẻ. Còn trong sản xuất thì chủ yếu là số heo đẻ ra sống đến 24 giờ.

-10-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Số heo con còn sống đến 21 giờ
Tỷ lệ sống (%) =

x 100
Số heo con đẻ ra sống

(Nguyễn Thiện et al. (2005))

2.2.3.6. Số heo con cai sữa/lứa
Số heo con cai sữa/lứa được Nguyễn Thiện et al. (2005) trình bày như sau:
Chỉ tiêu số heo con cai sữa/lứa là chỉ tiêu quan trọng nhất có liên quan đến kỹ thuật
chăn nuôi heo con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của heo mẹ.
Thời gian cai sữa heo ở nước ta thường là 60 ngày (2 tháng). Ở các nước khác trên
thế giới thường là 8 tuần (56 ngày). Hiện nay nhiều trại nuôi heo ngoại đã cai sữa
heo con 21 ngày.
Ngày nay do kỹ thuật chế biến thức ăn cho heo con bú sữa cao nên thời gian heo con
bú mẹ được rút ngắn xuống 4 tuần hoặc 6 tuần lễ. Các cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam
cũng cho heo con cai sữa dưới 45 ngày tuổi.
Cũng cần nói thêm rằng kỹ thuật cai sữa sớm cho heo con phải đảm bảo cho heo con
vẫn tăng trọng bình thường trong 7 ngày đầu sau khi tách mẹ. Nếu heo con bị dừng
sinh trưởng trong 7 ngày này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng trong
thời kỳ nuôi thịt.
2.2.3.7. Số heo con cai sữa /nái/năm
Heo cai sữa ở 26-32 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,33 lứa/năm cho 22,6 heo con cai sữa.
Cai sữa trên 40 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,19 lứa/năm, cho 20,8 heo con cai sữa. Như
vậy, chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đối với heo nái là số con cai sữa/nái/năm
(Nguyễn Thiện et al. (2005)).
2.2.3.8. Trọng lượng toàn ổ sơ sinh

Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc
điểm của giống và khả năng nuôi thai của heo nái (Nguyễn Thiện et al. (2005)).
2.2.3.9. Trọng lượng toàn ổ cai sữa
Cùng với chỉ tiêu số con cai sữa/lứa, chỉ tiêu trọng lượng toàn ổ lúc cai sữa nói lên
thực chất cơ bản nhất của nghề nuôi heo.
Trọng lượng toàn ổ cai sữa ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng xuất chuồng lúc 90
kg. Tốc độ tăng trọng lượng từ cai sữa đến xuất chuồng có hệ số di truyền h2=0,29.
Trong cơ sở sản xuất heo giống người ta cân trọng lượng cai sữa từng con. Trọng
lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa được ghi vào lý lịch của cá thể giữ làm giống.

-11-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.3.10. Khả năng tiết sữa của heo
Khả năng tiết sữa của heo được Nguyễn Thiện et al. (2005) trình bày như sau:
Khả năng tiết sữa của heo mẹ là chỉ tiêu nói lên đặc điểm của giống. Giống heo khác
nhau thì khả năng tiết sữa cũng khác nhau.
Ở heo không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa bằng cách vắt sữa mà chỉ có
thể đo lượng sữa ở heo mẹ qua trọng lượng của đàn con.
Theo phương pháp cũ, người ta tính khả năng tiết sữa của heo mẹ bằng công thức:
Khả năng tiết sữa: M = M1 + M2
M1 = (W30 – Wss) x 3
W30 là trọng lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi
Wss là trọng lượng toàn ổ lúc sơ sinh
M2 = 4M1/5
Ngày nay người ta không dùng phương pháp trên nữa mà lấy trọng lượng toàn ổ lúc
21 ngày tuổi hoặc 45 ngày tuổi tùy theo thời gian cai sữa làm chỉ tiêu đo khả năng
tiết sữa của heo mẹ.

Đường cong tiết sữa của heo, thông thường đạt cao nhất vào khoảng 21 ngày sau khi
đẻ, sau đó giảm dần.
Để lợi dụng khả năng tiết sữa của heo mẹ, người ta thường cho cai sữa sớm vào sau
ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28, 42… tùy theo trình độ chăn nuôi của từng cơ sở.
2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO
2.3.1. Nhu cầu năng lượng
2.3.1.1. Nhu cầu năng lượng duy trì
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2005), năng lượng duy trì là tổng năng lượng
cần thiết cho cơ thể đảm bảo các chức năng bình thường, thân nhiệt và bảo tồn trọng
lượng gọi là năng lượng duy trì. Năng lượng duy trì là năng lượng trao đổi ăn vào
khi năng lượng tích lũy bằng 0. Do đó để tính nhu cầu năng lượng duy trì phải tiến
hành nuôi con vật trong môi trường trung tính nhiệt. Năng lượng trao đổi dùng cho
duy trì (MEm) phụ thuộc vào thể trọng con vật và thường được thể hiện bằng
phương trình:
MEm = eWb
e: hằng số nhu cầu duy trì (KJ/ngày) cho 1 đơn vị trọng lượng trao đổi Wb.
W: thể trọng tính bằng kg.

-12-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


b: số mũ chỉ mối tương quan phi tuyến tính dưới dạng logarit.
Nhu cầu năng lượng duy trì không liên quan tuyến tính với thể trọng con vật, mà
liên quan tuyến tính với trọng lượng trao đổi của con vật. Trọng lượng trao đổi là
trọng lượng tuyệt đối tính bằng kg với số mũ là 0,75. Đơn vị năng lượng có thể dùng
là Calo hoặc Joule. Nếu con heo chỉ ăn đủ số năng lượng duy trì thì thể trọng của nó
chỉ được bảo tồn mà không tăng. Nhu cầu sản xuất
Các ước tính năng lượng tiêu tốn cho tích lũy protein (MEpr) dao động từ 6,8 – 14

Mcal ME/kg, trung bình là 10,6 Mcal ME/kg. Các báo cáo về năng lượng tiêu tốn
cho tích lũy mỡ (MEt) thường từ 9,5 – 16,3 Mcal ME/kg, nhưng trong 1kg thịt nạc
chỉ chứa 20 – 23% protein, trong khi đó 1kg thịt nhỏ có tới 80 – 95% mỡ. Vì vậy,
khi năng lượng dùng cho tích lũy thịt nạc ít hơn rất nhiều so với tích lũy mỡ.
Năng lượng thô
(GE)

Năng lượng phân
(FE)

Năng lượng tiêu
hóa (DE)
Năng lượng trong
nước tiểu (UE)
Năng lượng trao
đổi (ME)

Năng lượng
thuần (NE)

Năng lượng sản
xuất (NEp)
(Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000))

Hình 2.7: Sơ đồ chuyển hóa năng lượng của heo

-13-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Năng lượng duy
trì (NEm)


×