Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO sát sự TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của gà TA (1 – 12 TUẦN TUỔI) tại QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.66 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GÀ TA (1 – 12 TUẦN TUỔI) TẠI QUẬN
BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Phạm Tấn Nhã

Sinh viên thực hiện
Đào Duy Thanh

Cần Thơ, tháng 12/2008

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
***

Đề tài: Khảo sát sự tăng trưởng và phát triển của gà Ta (1 – 12 tuần tuổi); do
sinh viên: Đào Duy Thanh, MSSV: 3052457, Lớp Chăn Nuôi-Thú Y K31 thực
hiện tại Trại gà ông Võ Văn Tài thuộc Tổ 4, Khu vực Thới Ninh, phường Thới


An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ từ 09/08/2008 đến 02/11/2008.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2008
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2008
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Phạm Tấn Nhã

Cần thơ, ngày… tháng … năm 2008
Duyệt Khoa NN&SHƯD

ii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ,
nay tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành
một kỹ sư Chăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự
giúp đỡ của rất nhiều người. Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi
những năm tháng qua.
Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng,
động viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Tấn Nhã người đã hết lòng chỉ
dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn

Thú Y đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Văn Hải chủ trại gà nơi tôi thực hiện đề
tài đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp CNTY K31 đã động viên, chia sẽ những kinh nghiệm
học tập trong những năm học tại trường.

iii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
TRANG DUYỆT...................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ............................................................................ v
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ vi
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 2
2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Ta ...................................................................... 2
2.2 Chuồng trại........................................................................................................ 2
2.2.1 Lợi ích của việc thiết lập chuồng trại ......................................................... 2
2.2.2 Địa thế xây dựng chuồng........................................................................... 2
2.2.3 Điều kiện xây dựng chuồng trại thích hợp ................................................. 3
2.2.4 Hướng chuồng........................................................................................... 3
2.2.5 Các kiểu chuồng được dùng trong chăn nuôi ............................................. 3
2.2.6 Dụng cụ chăn nuôi..................................................................................... 4
2.3 Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu................................................................ 5

2.3.1 Nhiệt độ..................................................................................................... 5
2.3.2 Ẩm độ ....................................................................................................... 6
2.4 Độ thông thoáng khí và lượng khí độc trong chuồng.......................................... 6
2.5 Ánh sáng và lưu lượng chiếu sáng ..................................................................... 7
2.6 Phương pháp nuôi.............................................................................................. 8
2.6.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng ......................................................... 8
2.6.2 Nuôi trên lồng ........................................................................................... 8
2.6.3 Nuôi kết hợp giữa hai phương pháp trên .................................................... 9
2.7 Khẩu phần dinh dưỡng đối với gà ...................................................................... 9
2.7.1 Chất dinh dưỡng........................................................................................ 9
2.7.2. Nhu cầu và vai trò của năng lượng............................................................ 9
2.7.3. Nhu cầu và vai trò của protein ................................................................ 10
2.7.4. Nhu cầu và vai trò của chất béo .............................................................. 12
2.7.5. Nhu cầu và vai trò của chất khoáng ........................................................ 13
2.2.6. Nhu cầu và vai trò của Vitamin............................................................... 16
2.7.7. Nước uống.............................................................................................. 18
2.8 Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi gà ................................................................ 19
2.8.1 Giai đoạn nuôi úm gà con ........................................................................ 19

iv

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.8.2 Giai đoạn nuôi gà thịt .............................................................................. 21
2.8.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh .................................................................. 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................... 24
3.1 Sơ lược về địa điểm thực tập............................................................................ 24
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 24
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 24

3.1.3 Nguồn nước sinh hoạt.............................................................................. 24
3.1.4 Nguồn điện.............................................................................................. 24
3.1.5 Công việc trong trại ................................................................................. 24
3.2 Các phương tiện sử dụng trong quá trình thực tập ............................................ 24
3.2.1 Thời gian thực tập.................................................................................... 24
3.2.2 Địa điểm thực tập .................................................................................... 25
3.2.3 Đối tượng thực tập................................................................................... 25
3.2.4 Chuồng trại.............................................................................................. 25
3.2.5 Dụng cụ chăn nuôi................................................................................... 25
3.3 Thức ăn, nước uống và thuốc thú y .................................................................. 25
3.3.1 Thức ăn ................................................................................................... 25
3.3.2 Nước uống............................................................................................... 26
3.3.3 Thuốc thú y ............................................................................................. 26
3.4 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 26
3.5 Quy trình phòng bệnh ...................................................................................... 29
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 29
3.6.1 Điều kiện tiểu khí hậu.............................................................................. 29
3.6.2 Thời điểm mọc lông ................................................................................ 30
3.6.3 Trọng lượng và tốc độ tăng trọng qua các tuần tuổi ................................. 30
3.6.4 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn.......................................... 30
3.6.5 Tỷ lệ hao hụt............................................................................................ 31
3.6.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 31
3.6.7 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm............................................. 32
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 33
4.1 Điều kiện tiểu khí hậu...................................................................................... 33
4.2 Thời điểm mọc lông......................................................................................... 33
4.3 Trọng lượng bình quân của gà Ta .................................................................... 34
4.4 Tốc độ tăng trọng và tăng trọng tích lũy........................................................... 36
4.5 Tiêu tốn thức ăn và hiệu số chuyển hóa thức ăn ............................................... 38
4.6 Tỷ lệ hao hụt.................................................................................................... 43

4.7 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm ..................................................... 44
v

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ................................................................... 45
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46
PHỤ CHƯƠNG..................................................................................................... 48

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng 2 loại khẩu phần thức ăn ................................................... 26
Bảng 4.1 Nhiệt độ ở giai đoạn nuôi úm (0C) .................................................................. 33
Bảng 4.2 Nhiệt độ giai đoạn sau nuôi úm (0 C) .............................................................. 33
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân của gà từ 0-4 tuần tuổi (g/con) ................................... 34
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân của gà từ 5-12 tuần tuổi (g/con) ................................. 34
Bảng 4.5 Tăng trọng tích lũy của gà từ 0-4 tuần tuổi (g/con) ......................................... 37
Bảng 4.6 Tăng trọng tích lũy của gà từ 5-12 tuần tuổi (g/con)........................................ 37
Bảng 4.7 Tăng trọng của gà Ta từ 0-4 tuần tuổi (g/con/tuần) ......................................... 37
Bảng 4.8 Tăng trọng của gà Ta từ 5-12 tuần tuổi (g/con/tuần) ....................................... 38
Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn của gà từ 1-12 tuần tuổi (g/con/ngày) ................................... 39
Bảng 4.10 Lượng đạm tiêu thụ của gà từ 1-12 tuần tuổi (g/con/ngày) ............................ 40
Bảng 4.11 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua 12 tuần tuổi (kg Tă/kg tăng trọng) ................. 41
Bảng 4.12 Tỷ lệ hao hụt của gà (%)............................................................................... 43

vi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Nhiệt độ thích hợp để nuôi úm gà con ............................................................ 27
Hình 3.2 Cho gà ăn........................................................................................................ 29
Hình 3.3 Cân gà............................................................................................................. 31
Hình 4.1 Gà Ta 1 ngày tuổi............................................................................................ 34
Hình 4.2 Trọng lượng gà trống Ta và Tàu vàng từ 0-12 tuần tuổi (gram/con) ............... 35
Hình 4.3 Trọng lượng gà mái Ta và Tàu vàng từ 0-12 tuần tuổi (gram/con).................. 35
Hình 4.4 Gà Ta 10 tuần tuổi........................................................................................... 36
Hình 4.5 Thức ăn cho gà................................................................................................ 38
Hình 4.6 Tiêu tốn thức ăn của gà (gram/con/ngày)......................................................... 39
Hình 4.7 Hàm lượng đạm tiêu thụ của gà (gram/con/ngày) ............................................ 41
Hình 4.8 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà (kg Tă/kg tăng trọng) .................................. 42

vii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Trong vấn đề giải quyết thực phẩm nói chung của thế giới và nói riêng của
từng quốc gia, có thể thấy được ngành chăn nuôi gà là một ngành đem lại một khối
lượng lớn thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Có giá trị về mặt kinh tế
lẫn dinh dưỡng cho con người.
Trong thực tế gà Ta có ưu thế là dễ thích nghi, màu sắc, hình dáng hợp thị hiếu
người tiêu dùng, chất lượng thịt thơm ngon, độ dai phù hợp, giá xuất chuồng cao và
ổn định . Vì vậy, việc nghiên cứu tính năng sản xuất của gà Ta để xây dựng các qui
trình kỹ thuật chăn nuôi, giúp nhà chăn nuôi có được nguồn con giống tốt để nuôi
và phương pháp nuôi gà để đạt được hiệu quả kinh tế cao là việc làm rất cần thiết.

Từ thực tế đó được sự đồng ý của Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng - Bộ
Môn Chăn Nuôi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sự tăng trưởng và
phát triển của gà Ta (1 – 12 tuần tuổi)” tại Trại gà ông Võ Văn Tài thuộc Tổ 4,
Khu vực Thới Ninh, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ .
Thí nghiệm được tiến hành trên 1050 con gà Ta, quá trình nuôi được chia làm
2 giai đoạn: Giai đoạn nuôi úm (4 tuần tuổi) và giai đoạn sau nuôi úm được nuôi
theo phương pháp nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng (5 tuần tuổi). Sau khi gà
được 12 tuần tuổi chúng tôi thu dược kết quả sau:
- Thời điểm mọc lông cánh bắt đầu mọc vào ngày tuổi thứ 4 và kết thúc vào
khoảng 28 ngày tuổi.
- Lông đuôi bắt đầu mọc vào ngày tuổi 18 và kết thúc vào khoảng 30 ngày
tuổi.
- Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm là 30,93 gram, kết thúc 12 tuần tuổi,
trọng lượng bình quân ở con trống là 1346 gram , trọng lượng bình quân ở con mái
là 1157 gram.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn đến 12 tuần tuổi là 3.01 kg thức ăn/ kg tăng trọng,
tiêu tốn thức ăn có khuynh hướng tăng dần theo tuổi. Lượng đạm tiêu thụ tại tuần
tuổi 12 là 19,65 g/con/ngày.
- Tỷ lệ hao hụt của cả giai đoạn thấp 4,67% điều này chúng tỏ gà Ta có sức đề
kháng cao vì thế sẽ đạt đươc hiệu quả kinh tế cao.
- Gà Ta sau 12 tuần tuổi có trọng lượng tương đối đồng đều.

viii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây bên cạnh sự phát triển trong chăn

nuôi gia súc thì cũng có những bước tiến đáng hoan nghênh của ngành chăn
nuôi gia cầm. Điển hình là phát triển chăn nuôi gà đã đáp ứng được nhu cầu
ngày càng lớn của xã hội.
Trong vấn đề giải quyết thực phẩm nói chung của thế giới và nói riêng của
từng quốc gia, có thể thấy được ngành chăn nuôi gà là một ngành đem lại một
khối lượng lớn thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Ngành chăn
nuôi gà đem lại cho nến kinh tế quốc dân rất nhiều sản phẩm: trứng, thịt, lông,
phân…Có giá trị về mặt kinh tế lẫn dinh dưỡng cho con người.
Ở nước ta, chăn nuôi gà là một nghề chăn nuôi truyền thống lâu đời của nông
dân, với mục đích tự cung tự cấp nguồn thịt, trứng cho gia đình. Do sự phát
triển và nhu cầu của xã hội mà nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên và do
việc đổi mới đường lối kinh tế của đất nước mà nhận thức của mỗi người dân
cũng tăng lên. Đời sống được nâng cao ngày càng phát triển, đòi hỏi thị hiếu
của người dân càng tăng cao, người dân sử dụng những sản phẩm chất lượng,
trong đó không thể thiếu gà Ta.
Gà Ta có ưu thế là dễ thích nghi với điều kiện sinh thái miền Nam nói chung
và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Màu sắc, hình dáng hợp thị
hiếu người tiêu dùng, chất lượng thịt thơm ngon, độ dai phù hợp, giá xuất
chuồng cao và ổn định hơn gà công nghiệp.
Tuy nhiên gà Ta hiện nay đã và đang bị thoái hoá do lai tạp nhiều giống gà
khác. Do tập quán thả lang, vấn đề con giống chưa được quan tâm đúng mức
nên năng suất sản xuất thu được chưa cao. Để đạt được hiệu quả chăn nuôi cao
và giúp các nhà nông giữ được các đặc điểm giống. Từ thực tế đó được sự
đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát sự tăng trưởng và phát triển của gà Ta (1 – 12 tuần tuổi)” tại Trại gà
ông Võ Văn Tài thuộc Tổ 4, Khu vực Thới Ninh, phường Thới An Đông, quận
Bình Thủy, TP. Cần Thơ .

1


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu sơ lược về giống gà Ta
Gà Ta rất được người dân ưa thích và đặc biệt là các tỉnh phía Nam, gà Ta có
tầm vóc vừa, thân hình thanh tú, nhỏ xương, thịt thơm ngon. Màu lông không
đồng nhất, gà mái thường có màu vàng và nâu nhạt hoặc thẫm, gà trống có
lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Đầu gà Ta thanh, hầu hết
có mào đơn, nhiều khía màu đỏ tươi, đôi khi có mào nụ. Gà mọc lông sớm,
trên một tháng tuổi đã mọc đủ lông. Da và chân màu vàng. Gà Ta có khối
lượng cơ thể ở tuổi trưởng thành như sau: con trống từ 1.800-2.500 g, con mái
từ 1.300-1.800 g. Gà Ta có tính đòi ấp, chúng ấp trứng và nuôi con khéo.
Trứng gà Ta nhỏ, vỏ có màu vàng nhạt, gà càng già thì khối lượng trứng càng
cao hơn. Sản lượng trứng của gà mái trong một năm đẻ từ 80-120 quả, khối
lượng trứng bình quân 38-42 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái trung bình
là 140 ngày. Tỷ lệ trứng có phôi cao 95%. Tỷ lệ ấp nở trên tổng số trứng ấp từ
70-75%. Tỷ lệ nuôi sống gà con từ mới nở đến 2 tháng tuổi là trên 90% (Đào
Đức Long, 2004).
2.2 Chuồng trại
Trong chăn nuôi gà, chuồng trại đóng vai trò rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng
đến năng suất nuôi, chuồng trại xây dựng đúng kỹ thuật giúp gà mau lớn, ít
bệnh, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn giảm, quản lý được số đầu con, do đó chuồng trại
rất lợi ít trong việc chăn nuôi (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
2.2.1 Lợi ích của việc thiết lập chuồng trại
Tạo được điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi ấm áp, thoáng khí, mát mẻ giúp
cho gà nuôi chống được bệnh.
Đối với gà, chuồng nuôi sẽ làm thuần tính, dạn dĩ giúp ta dễ dàng trong khâu
chăm sóc.
Chuồng trại xây đúng kỹ thuật giúp gà đẻ sai, tỷ lệ gà sống cao, mau lớn, dễ

nuôi.
Chuồng trại còn giúp chúng ta áp dụng được kỹ thuật chăn nuôi khoa học công
nghệ (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
2.2.2 Địa thế xây dựng chuồng
Vị trí xây dựng chuồng phải là nơi tương đối cách biệt với khu tập trung, phố
chợ, trại heo gà khác, trục giao thông chính…nhưng cũng không nên hẻo lánh
quá khó bảo vệ. Phải có đường xá thuận tiện cho việc giao lưu với bên ngoài,
thuận lợi cho việc cung cấp điện nước, không nên chọn vị trí quá xa với nơi
tiêu thụ sản phẩm.
2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Khu đất xây chuồng phải cao ráo, bằng phẳng, thoát nước tốt, không có đầm
lầy ruộng nước, ao tù, vũng đọng hôi hám, ẩm thấp. Có nguồn nước ngầm tốt
để khai thác sử dụng.
Không chọn vùng đất thung lũng dễ bị ngập lụt, khuất gió hoặc có tiểu khí hậu
bất thường. Ngoài ra cũng không nên chọn vùng đất trên đồi cao, độ dốc lớn,
đất bị xói mòn…sẽ khó khăn trong việc xây dựng. Cần chú ý đến cả vùng đất
lân cận, có thể trồng các loại cây chắn bớt gió nếu cần thiết (Võ Bá Thọ,
1996).
2.2.3 Điều kiện xây dựng chuồng trại thích hợp
Theo Nguyễn Huy Hoàng (1999), do đặc điểm sinh lý của gà, chuồng trại và
khu vực chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Không nóng bức, không lạnh lẽo.
Không ẩm ướt, không quá dơ bẩn.
Không thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Nước uống phải là nước ngọt.
Có trồng cây che nắng, trồng nhiều hoa màu để phục vụ chăn nuôi gà.

Để đảm bảo được các vấn đề trên thì việc chọn hướng chuồng cũng rất quan
trọng và cần thiết.
2.2.4 Hướng chuồng
Thường thì mưa bão từ hướng Tây, hướng Nam đến, gió lạnh từ hướng Bắc
thổi vào. Do đó khi xây dựng chuồng gà thì hướng Đông Nam là hướng nên
chọn nhất. Vì hướng này không những tránh được mưa bão mà còn sử dụng
được nguồn nắng buổi sáng ấm, dịu chiếu vào chuồng, làm khô nền chuồng và
có tác dụng tiêu diệt vi trùng, cung cấp thêm Vitamin D3 cần thiết cho sự sinh
trưởng và hấp thụ chất khoáng.
Ngược lại, nếu xây chuồng gà theo hướng Tây, nắng chiếu vào hâm nóng
không khí trong chuồng gà, gà mệt mỏi dễ bị bệnh. Tuy nhiên trong trường
hợp bị bắt buộc xây dựng theo hướng này thì nên chọn vị trí sau một lùm cây
hay chướng ngại vật nào đó để che bớt nắng chiều, hoặc tạo điều kiện che bớt
những điều kiện bất lợi ấy, để cản bớt luồng gió mạnh và mưa to từ hướng đó
đưa lại. (Lê Thanh Hải và ctv., 1995).
2.2.5 Các kiểu chuồng được dùng trong chăn nuôi
Kiểu chuồng kín hoàn toàn:
Xây dựng bằng những nguyên vật liệu cách nhiệt, hoàn toàn dùng ánh sáng
điện và thông gió bằng quạt máy.
3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Kiểu chuồng nửa kín nửa hở:
Vừa sử dụng hệ thống quạt thông gió, vừa có cửa thông gió tự nhiên, dùng ánh
sáng điện là chủ yếu.
Kiểu chuồng hở hoàn toàn:
Sử dụng ánh sáng thông gió tự nhiên, và dùng ánh sáng tự nhiên hoàn toàn.
Với điều kiện khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì kiểu chuồng hở là

thích hợp nhất trong chăn nuôi gà thả vườn, (Bùi Xuân Mến, 2007).
2.2.6 Dụng cụ chăn nuôi
Máng ăn:
Thường là máng hình chữ nhật, đối với gà con ở giữa có 1 trục trái khế để gà
không leo vào thức ăn, không đi phân dơ bẩn vào, và cũng không làm rơi rớt
thức ăn ra ngoài. Nếu máng tròn tự động, thì phải điều chỉnh dễ dàng độ cao
thấp, gờ máng phải trơn nhẵn, để khi gà ăn tránh bị xây xát (Bùi Quang Toàn
và ctv., 1980).
Đối với gà lớn dùng máng ăn treo ở nhiều vị trí trong chuồng nuôi hay ngoài
vườn thả, nhưng phải điều chỉnh độ cao hay thấp sao cho thích hợp để gà dễ
dàng đứng ăn (Nguyễn Huy Hoàng, 1999).
Máng uống:
Máng uống cho gà con thường sử dụng máng úp ngược, tránh được bụi bặm
rơi vào làm dơ nước. Ở tuần đầu có thể sử dụng loại máng tròn 1 lít, 2 lít, hoặc
4 lít… Loại 4 lít mỗi máng dùng cho 50 con gà. Trong chăn nuôi qui mô lớn
thường dùng loại máng uống tự động.
Máng uống phải được bố trí đều trong chuồng sao cho gà không phải tìm quá
xa 3mét. Từ tuần thứ 2 trở đi, có thể sử dụng máng uống dài tự động hoặc
không tự động, cứ tính cho mỗi gà là 1,3cm chiều dài (Bùi Quang Toàn và
ctv., 1980).
Chụp sưởi:
Chụp sưởi cho gà có nhiều loại khác nhau, loại bóng đèn tỏa nhiệt có dây tóc
vừa để sưởi ấm vừa để thắp sáng. Loại này có nhược điểm là ánh sáng khá
mạnh mà sức nóng yếu, mỗi đèn 40W sưởi ấm cho 50 gà con là vừa, còn nếu
dùng bóng đèn hồng ngoại có công suất 200-300W là loại phát sáng yếu, tỏa
nhiệt rất mạnh. Mỗi đèn hồng ngoại úm được khoảng 100 gà con.
Hiện nay có thể sử dụng dụng cụ sưởi bằng gas hoặc đèn điện 75-700W.

4


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3 Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, nó luôn gắn liền với đời sống của gà từ khi
chúng còn những phôi trứng trong máy ấp, cho đến khi chúng nở ra trưởng
thành và tái sản xuất. Gà không chịu được nóng và lạnh, nhất là gà con hay
nhạy cảm với diễn biến của nhiệt độ của môi trường, mỗi sự thay đổi nhiệt độ
của môi trường đều có ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của gà.
Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ, thường không gây tác hại mà có khi còn có
tác dụng như một kích thích có lợi. Trường hợp nhiệt độ biến đổi đột ngột,
biên độ giao động lớn, vượt xa giới hạn bình thường, sẽ gây giới hạn trực tiếp
hoặc gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ, 1996).
Trường hợp nhiệt độ bất thường quá thấp hay quá cao thì gia cầm con yếu ớt,
sức tăng trưởng kém, khả năng tiêu tốn tăng cao, tỷ lệ nuôi lớn thấp. Nếu nhiệt
độ thay đổi ít so với bình thường khoảng 2oC thì nói chung không ảnh hưởng
đến sự phát dục của chúng (Đào Đức Long và ctv., 1980).
Thân nhiệt của gà rất cao so với các gia súc khác: 41-420C, gà không có tuyến
mồ hôi nên gà rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ tiểu khí hậu, nhạy cảm với
những thay đổi của thời tiết ở bên ngoài. Khi gà mới nở cơ quan điều tiết nhiệt
của cơ thể chưa hoàn chỉnh, nó chỉ bắt đầu hoàn chỉnh sau 10 ngày tuổi. Chính
vì vậy mà giai đoạn đầu gà con rất phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi
trường. Do đó ở hai tuần tuổi đầu phải hết sức lưu ý đến vấn đề nhiệt độ cung
cấp cho gà. Ở những điều kiện khác nhau thì nhu cầu về cung cấp nhiệt độ
cũng khác nhau.
Nhiệt độ thích hợp để úm gà ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là:
- Tuần tuổi thứ nhất: 33-35oC.
- Tuần tuổi thứ hai: 30-33oC.
- Tuần tuổi thứ ba: 28-30oC.

- Tuần tuổi thứ tư: 25-28oC.
Vùng nào có khí hậu ấm thì nhiệt độ úm cao, để khi kết thúc giai đoạn úm gà
sẽ thích nghi với nhiệt độ môi trường (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Do đặc điểm khí hậu nước ta, đặc biệt các tỉnh phía Nam là nóng quanh năm
nên thường chỉ bật đèn úm vào ban đêm sau khi gà được hai tuần tuổi hoặc có
giông bão, mưa. Có thể nói môi trường nước ta rất thuận tiện cho việc úm gà
con trong tháng tuổi đầu tiên (Võ Bá Thọ, 1996).

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3.2 Ẩm độ
Ẩm độ không khí là hơi nước có trong không khí. Chỉ số đo ẩm độ không khí
có ẩm độ tuyệt đối và ẩm độ tương đối.
Ẩm độ ngoài trời ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trong chuồng, nhưng trên
thực tế ẩm độ trong chuồng bao giờ cũng cao hơn ẩm độ ngoài trời vì các
nguyên nhân sau:
Độ thông thoáng trong chuồng kém, tốc độ gió không bằng bên ngoài.
Do sự thở, sự thải hơi nước của gà.
Do hệ thống máng uống, cống rãnh và phân gà bốc hơi.
Nhiệt độ trong chuồng cao, tạo điều kiện nước bốc hơi mạnh.
Đối với gà nhất là gà con rất nhạy cảm với ẩm độ của không khí và của lớp lót
nền chuồng. Khi ẩm độ cao gà con có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh
đường hô hấp. Ẩm độ cao còn ảnh hưởng đến sự bốc hơi, tỏa nhiệt, tức cơ chế
điều tiết nhiệt của cơ thể gà. Ẩm độ cao còn gây tác hại gián tiếp là tạo điều
kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các loại mầm bệnh như: vi khuẩn,
kí sinh trùng, nấm mốc… trong đó đáng sợ nhất là các loại cầu trùng, giun sán
(Võ Bá Thọ, 1996). Do đó để khắc phục tình trạng thái quá về ẩm độ cần phải

giải quyết tốt các vấn đề thông thoáng gió, chất độn chuồng, sưởi ấm và vệ
sinh chuồng trại (Đào Đức Long và ctv., 1980).
Ẩm độ không khí thích hợp nhất cho chăn nuôi gà là 60-70% (Bùi Xuân Mến,
2007).
2.4 Độ thông thoáng khí và lượng khí độc trong chuồng
Độ thông thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan
hệ với ẩm độ, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi (Dương Thanh Liêm
và Võ Bá Thọ, 1980).
Trong chuồng gia cầm con, không khí thường thay đổi thành phần là do có
chứa khí độc và tạp chất. Những khí độc thường tăng lên nhiều là do CO2,
NH3, H2S cùng với các tạp chất khác như: bụi bặm, vi trùng cũng tăng lên. Sự
thay đổi thành phần khí trong chuồng nuôi gây ra tác hại trực tiếp hoặc gián
tiếp đến cơ thể gia cầm, làm cho sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho bệnh tật
phát sinh và kéo dài. Các yếu tố thường hay gây ô nhiễm và làm thay đổi
thành phần không khí trong chuồng nuôi như:
Chuồng trại xây dựng không đúng qui cách.
Điều kiện thông thoáng thiếu.
Sự hô hấp của gia cầm.
6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Sự thối rữa các chất do gia cầm bài tiết.
Sưởi ấm và thiết bị chiếu sáng.
Vệ sinh và điều kiện làm việc không tốt.
Theo một số tài liệu, thành phần không khí trong chuồng nuôi được qui định
như sau (Đào Đức Long và ctv., 1980):
CO2 tối đa : 0,10 mg/lít
NH3 tối đa : 0,02mg/lít

H2S tối đa : 0,001 mg/lít
Lã Thị Thu Minh (2000) cho rằng giới hạn lượng khí độc trong chuồng nuôi
là:
CO2 tối đa : 0,05 ‰
NH3 tối đa : 3,5 ‰
H2S tối đa : 0,02 ‰
2.5 Ánh sáng và lưu lượng chiếu sáng
Ánh sáng mặt trời là yếu tố cực kỳ quan trọng cần thiết cho sự sống hữu cơ.
Nó không chỉ là yếu tố quyết định trong chức năng của tế bào, mà còn tác
động trực tiếp lên nguyên sinh chất tế bào, làm cho sự trao đổi chất dễ dàng
(Võ Bá Thọ, 1996).
Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng lớn gia cầm con, với tác dụng gây hưng phấn
hệ thần kinh, tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể, làm cho gia cầm con ăn
nhiều, từ đó tăng thêm số lượng hồng huyết cầu và hồng huyết tố trong máu,
từ đó nâng cao thể trọng của chúng. Mặt khác dưới tác dụng của ánh sáng mặt
trời, trong cơ thể hình thành nên Vitamin D, xúc tiến các khớp xương và sự
phát dục bình thường ở gà.
Ánh sáng mặt trời còn có tác dụng tiêu diệt vi trùng, nâng cao khả năng miễn
dịch cho gia cầm con. Thông thường ánh sáng trực tiếp có hiệu lực hơn là ánh
sáng tán xạ (Đào Đức Long và ctv., 1980).
Chương trình chiếu sáng chiếm một vị trí quan trọng nhưng lại tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn, người ta đánh giá lợi nhuận dựa trên sức tăng trọng hay hệ số
chuyển hóa thức ăn. Nếu thời gian chiếu sáng dài thì bao giờ hệ số chuyển hóa
thức ăn cũng thấp hơn so với chiếu sáng ngắn. Tuy nhiên nếu chiếu sáng quá
mạnh, cường độ ánh sáng không đều trong chuồng sẽ làm cho gà chạy nhảy,
cắn mổ lẫn nhau, ăn ít, chậm lớn. Cho nên chỉ cần đủ ánh sáng để gà nhận thấy
thức ăn nước uống là được (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).

7


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo Bùi Xuân Mến (2007), thì cường độ chiếu sáng 3 W/m2 diện tích nền
chuồng có thể cung cấp đủ ánh sáng, giúp gà tiêu thụ thức ăn một cách bình
thường.
Chương trình chiếu sáng ở gia cầm con trong giai đoạn úm như sau:
Tuần tuổi thứ nhất 24/24h
Tuần tuổi thứ hai 18-20/24h
Tuần tuổi thứ ba16-18/24h
Tuần tuổi thứ tư12/24h
2.6 Phương pháp nuôi
2.6.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng
Ưu điểm:
Gà hoạt động tự do trên nền chuồng.
Dễ cơ giới hóa trong chăn nuôi, giảm được sức lao động của công nhân.
Dễ quan sát và kịp thời phát hiện những con có biểu hiện khác lạ.
Chí phí ban đầu không cao.
Thuận tiện hơn cho nông dân vận hành kỹ thuật trong quá trình phòng dịch
bệnh.
Đàn gà có độ đồng đều cao.
Nhược điểm:
Gà tiếp xúc trực tiếp với nền chuồng, khả năng nhiễm bệnh có thể xảy ra, nhất
là bệnh về đường hô hấp và ký sinh trùng.
Sự lây lan diễn ra một cách nhanh chóng.
Dễ tác động bởi điều kiện môi trường, đặc biệt là điều kiện ẩm độ tương đối.
Mật độ nuôi:
Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng với mật độ là 20 con/m2 là tốt nhất (Bùi
Xuân Mến, 2007).
2.6.2 Nuôi trên lồng

Ưu điểm:
Tận dụng được tối đa diện tích nền chuồng.
Dọn dẹp phân một cách dễ dàng. Không gây ảnh hưởng nhiều đến đàn gà.
Gà không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên gà ít bị mắc các bệnh truyền
nhiễm và kí sinh trùng.
8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chủ động hơn trong việc đối phó cũng như hạn chế với điều kiện tiểu khí hậu,
đặc biệt là ẩm độ.
Có thể nuôi gà ở nhiều lứa tuổi khác nhau trên cùng một diện tích nền chuồng.
Nhược điểm:
Chi phí ban đầu cao.
Phải tạo điều kiện thông thoáng khí thật tốt.
Mật độ nuôi:
Nuôi trong lồng thì mật độ nuôi ở các tuần tuổi có sự khác nhau.
Hai tuần đầu mật độ là 50 con/m2 sàn lồng.
Từ 3-6 tuần 25 gà/m2 (Bùi Xuân Mến, 2007).
2.6.3 Nuôi kết hợp giữa hai phương pháp trên
Từ 0-3 tuần tuổi nuôi úm trên lồng.
Đến 4 tuần tuổi chuyển xuống nền nuôi theo phương pháp nuôi thâm canh trên
lớp độn chuồng. Với phương pháp này ta có thể tận dụng được tất cả các ưu
điểm của hai phương pháp trên.
Mật độ nuôi cũng là kết hợp giữa hai phương pháp trên.
2.7 Khẩu phần dinh dưỡng đối với gà
2.7.1 Chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với động vật: năng lượng, protein, khoáng và
vitamin.

Đối với gà, tốc độ tăng trưởng cao ở tuần đầu. Vì vậy trong giai đọan này cần
phải chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lượng của từng thành phần
trong khẩu phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Ở giai đoạn đầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết để gà
phát triển. Đồng thời các chất khác cũng phải cân đối. Giai đoạn sau thì nhu
cầu năng lượng cao hơn. Chúng ta cần chú ý thay đổi khẩu phần hợp lý để vừa
đảm bảo cho gà phát triển bình thường vừa tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.
2.7.2 Nhu cầu và vai trò của năng lượng
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho gà là glucid (chất bột đường) và lipid
(chất béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996). Năng lượng dư thừa sẽ được
động vật tích lũy dưới dạng mỡ. Năng lượng trong khẩu phần không được thấp
dưới 1.500 Kcal/kg thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Nhu cầu năng lượng của gà trong 5 tuần đầu khoảng 2.900 Kcal/kg thức ăn
(Lương Đức Phẩm, 1981).
9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Còn theo Nguyễn Xuân Bình (2000) thì giai đoạn 0-3 tuần tuổi là 2.850
Kcal/kg thức ăn, gia đoạn 4-8 tuần tuổi 2.775 Kcal/kg thức ăn.
Tùy theo giống gà, dòng gà, lứa tuổi, tính năng sản xuất, nhiệt độ môi
trường… mà định mức nhu cầu năng lượng có khác nhau. Nhìn chung, gà con,
gà thịt, nhất là gà thịt trong giai đoạn thúc mập cần mức năng lượng rất cao
(Võ Bá Thọ, 1996).
Trong chăn nuôi gà thịt, nếu khẩu phần thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến
tăng trọng, làm giảm năng suất thịt, ảnh hưởng đến năng suất thịt, ảnh hưởng
đến lợi ích kinh tế.
2.7.3 Nhu cầu và vai trò của protein
Protein là thành phần quan trọng của sự sống, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể

và 1/7 khối lượng trứng. Protein tham gia cấu tạo tế bào và những hoạt động
của cơ thể như hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiết sữa, sinh sản và tạo kháng
thể chống lại bệnh (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2003) .
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện chức năng tạo hình, cấu tạo nên
các tế bào, các hormon, các men và các kháng thể. Chúng là nguồn năng lượng
duy trì trạng thái cân bằng trao đổi nước trong cơ thể.
Hơn thế nữa, protein còn là hợp phần cấu trúc quan trọng nhất của tất cả các tế
bào trong cơ thề gia cầm, tạo nên các tất cả quá trình sinh lý cơ bản. Gia cầm
chỉ tổng hợp protein cơ thể khi trong khẩu phần của chúng có chứa protein với
số lượng và chất lượng cần thiết (Lương Đức Phẩm, 1981).
Nhu cầu protein đối với gà :
Theo Bùi Đức Lũng và ctv., (2003), nhu cầu protein thô đối với gà lông màu là
22-23% trong giai đọan 1-35 ngày tuổi; 20-21% trong giai đoạn từ 35 ngày
đến xuất bán. Tuy nhiên, để có chất lượng thịt tốt nhất, cần hạn chế sự tăng
trọng bằng việc sử dụng thức ăn có năng lượng và protein thấp hơn. Cụ thể là:
từ 0-28 ngày tuổi: 21-22% CP; từ 28-70 ngày tuổi: 17-18% CP; từ 70 ngày
đến xuất bán: 16-17% CP.
Theo Trịnh Công Xuân (2002): gà từ 0-3 tuần tuổi: 21-22% CP; gà từ 4-7 tuần
tuổi 19% CP, 8 tuần tuổi đến giết thịt: 17%CP.
Còn Lã Thị Thu Minh (2000) cho rằng nhu cầu protein thô trong khẩu phần gà
con là 18-20%, gà lớn 16-17%.
Acid amin
Là những đơn vị được trùng hợp lại thành protid, bao gồm 2 nhóm: acid amin
không thay thế và acid amin thay thế.

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Nhóm acid amin không thay thế: hay còn gọi là acid amib thiết yếu, là nhóm
acid amin mà cơ thể không tổng hợp được, phải cung cấp từ thức ăn để tạo
protein.
Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trò chủ yếu trong thức ăn gia cầm là:
arginin, histidin, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, threonin, lysin,
methionin, triptophan, còn glycin cần cho thức ăn gà giò nhưng không quan
trọng trong thức ăn gà lớn trưởng thành.
- Lysin: đây là acid amin quan trọng nhất. Nó làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ
trứng, cần cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố
melanin của lông, da. Thiếu lysin gà chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng,
hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa Ca và P, gây còi xương, rối loạn sinh dục,
cơ thoái hóa.
- Methionin: rất quan trọng, có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng đến sự phát triển
của cơ thể, chức năng của gan và tụy, điều hòa trao đổi chất béo, chống mỡ
hóa gan, cần thiết cho sự sản sinh tế bào, tham gia quá trình đồng hóa và dị
hóa trong cơ thể.
Thiếu methionin làm mất tính thèm ăn của gà, cơ thoái hóa, thiếu máu, gan
nhiễm mỡ, giảm sự phân hủy chất độc thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
- Triptopan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia
cầm lớn, điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin
của hồng cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi…
Thiếu triptopan sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phá hủy tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ
thể…
- Arginin: cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu
arginin thì tỷ lệ chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
- Histidin: cần cho sự tổng hợp acid nucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá
trình trao đổi chất, nhất là sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm
thiếu máu, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
- Leucin: tham gia tổng hợp protid của plasma, duy trì hoạt động của tuyến nội
tiết. Thiếu leucin sẽ phá hủy sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.

- Isoleucin: cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu
isoleucin giảm tính ngon miệng, cản trở sự phân hủy của vật chất chứa azot
thừa trong thức ăn thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường
có đủ isoleucin.
- Phenylalanin: duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng
thận, tham gia tạo sắc tố và tốc độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của
phôi trứng.
11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- Valin: cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ
glucose. Thức ăn gia cầm thường đủ valin.
- Threonin: cần cho việc trao đổi chất và sử dụng đầy đủ các acid amin trong
thức ăn, kích thích sự phát triển của gia cầm non. Thiếu threonin gây sự thải
azot (từ nguồn thức ăn nhận được) theo nước tiểu làm giảm khối lượng sống.
Thức ăn nguồn gốc động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế: cơ thể gia cầm có thể thay thế được 13 acid amin từ
sản phẩm trung gian trong quá trình tổng hợp acid amin, acid béo và từ hợp
chất chứa nhóm amino… Đó là các acid amin thay thế, gồm: alanin, aspaginin,
aspartic, cystein, cystin, acid glutamid, glycin, hydroprolin, prolin, serin và
hydroxylizin.
Chúng ta không chỉ cung cấp cho gà đủ lượng protein thô và còn phải đủ và
cân đối các acid amin thiết yếu. Việc cân đối các acid amin trong khẩu phần
đối với gà con không chỉ làm cơ thể gà phát triển tăng trọng tốt mà còn nâng
cao sự sử dụng thức ăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng
không chỉ sự thiếu hụt mà cả dư thừa các acid amin cũng có hại, rõ nhất là đối
với gà con. Định mức protein thô và các acid amin đối với gà tùy thuộc vào
dòng, giống, tính năng sản xuất, giai đoạn phát triển và sinh sản của gà. Định

mức đó cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức năng lượng của khẩu
phần, nhiệt độ môi trường nuôi, sự liên quan chặt chẽ của sự trao đổi các acid
amin với sự trao đổi năng lượng, lipid, chất khoáng và vitamin (Võ Bá Thọ,
1996).
Vấn đề cơ bản trong khi cung cấp protein cho gà là phải đảm bảo tính chất đầy
đủ và cân đối giữa các acid amin thiết yếu. Một khẩu phần không cân đối về
acid amin sẽ làm tiêu tốn nhiều protein tổng số. Trong khi đó khẩu phần cân
đối về acid amin sẽ tiết kiệm được protein mà vẫn đảm bảo cơ thể phát triển
bình thường.
Ngày nay, ngoài việc cân đối các acid amin có sẵn trong các loại nguyên liệu
thức ăn cung cấp protein, người ta đã dùng các loại acid amin tổng hợp kết
tinh để bổ sung vào thức ăn cho gà và gia súc gia cầm nói chung.
2.7.4. Nhu cầu và vai trò của chất béo
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không
thể thiếu được. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào thành
phần cấu tạo cơ quan nội tạng và tích lũy mỡ trong sản phẩm. Lipid còn là
dung môi và vận chuyển vitamin A, D, E, K để cơ thể hấp thụ (Trịnh Quang
Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2003).
Hầu hết các lipid động vật và thực vật đều có chứa với tỷ lệ khác nhau 2 loại
acid béo là acid bão hòa và acid béo chưa bão hòa. Trong các acid béo chưa
12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


bão hòa có các acid béo quan trọng như acid linoleic, acid arachidonic. Đó là
các acid béo cần thiết cho cơ thể gà với tên chung là “các acid béo không thay
thế”. Cơ thể gà không thể tổng hợp các acid amin này mà phải lấy từ thức ăn.
Đối với gà thịt thương phẩm, tỷ lệ lipid thô thừ 4-9% ở giai đoạn đầu và 6-10
% giai đọan cuối (Võ Bá Thọ, 1996).

2.7.5 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể vật nuôi: tham gia cấu tạo
xương, là thành phần của các cơ quan và các mô bào. Chất khoáng có trong
nhiều enzym và hormon của cơ thể vật nuôi.
Chất khoáng giữ cho lực thẩm thấu ở các mô và cơ thể luôn cân đối và ổn
định. Chúng còn giữ vai trò quan trọng trong trao đổi nước và giúp cho quá
trình trao đổi chất dinh dưỡng. Chất khoáng tạo môi trường thích hợp cho hoạt
động tim mạch, thần kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày nếu
thiếu hoặc thừa chất khoáng sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh
sản và sức chống bệnh của gia cầm (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh,
2003).
Chất khoáng chiếm 3% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố
khoáng. Đến nay, người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng cần thiết
cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý của mỗi nguyên tố trong cơ thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào
dưới dạng muối của chúng. Trong các định thể chất khoáng ở trạng thái hòa
tan và ion, đảm bảo cân bằng nội môi. Ngoài ra, chất khoáng còn là thành
phần của vitamin và enzym, những nguyên tố xúc tác sinh học trong cơ thể
(Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Chất khoáng gồm 2 nhóm: nhóm nguyên tố đa lượng và vi lượng.
- Nhóm đa lượng gồm: natri (Na), kali (K), clo (Cl), calci (Ca), phospho (P),
lưu huỳnh (S), magie (Mg)…
- Nhóm vi lượng gồm: sắt (Fe), đồng (Cu), coban (Co), mangan (Mn), iot (I),
kẽm (Zn)…
Natri, Kali, Clo: Na và K là những kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất
trong cơ thể. Chúng tồn tại dưới dạng hóa hợp với Clorua, Bicarbonat, một
phần kết hợp với acid hữu cơ và protid. NaCl và KCl có trong huyết tương tạo
nên áp suất thẩm thấu của máu. NaHCO3 bảo đảm lượng kiềm dự trữ của máu,
giữ độ toan kiềm của máu. Tỷ lệ ion Na+, K+ trên Ca2+ thích hợp đảm bảo hoạt
động co bóp tim bình thường. Nếu ăn quá nhiều muối làm tăng cường trao đổi

chất và sinh sốt vì nhiệt thoát ra nhiều, gây uống nước nhiều và gia cầm kém

13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


ăn. Nhưng không cung cấp đủ muối sẽ làm giảm tính thèm ăn và khả năng tiêu
hóa thức ăn giảm.
Nhu cầu: gà con không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ không quá 0,5% muối trong
khẩu phần (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Calci, Phospho: là những nhân tố cơ sở, phần lớn tham gia cấu tạo bộ xương
cơ thể. Ca còn tham gia quá trình đông máu và làm giảm khả năng liên kết của
chất keo của mô với nước. Thiếu Ca, P cơ thể dễ bị còi xương ở thú non hoặc
teo xương ở thú già. Tỷ lệ Ca:P thích hợp 1,6:1 (Nguyễn Chí Bảo, 1987).
Nhu cầu:

Ca: gà con 1,0-1,2%, gà giò 0,9-1,0%, gà đẻ: 2,7-3,8%.
P: gà con 0,5%, gà đẻ 0,4-0,5%.

Magie (Mg): liên hệ mật thiết với trao đổi Ca và P. Mg chiếm 0,05% khối
lượng sống. Trong đó 50% chứa trong xương, 40% chứa trong mô cơ, 1%
trong dịch ngoại bào. Mg tồn tại chủ yếu trong tế bào. Trong xương, Mg ở
dạng ion, Mg tham gia cấu tạo xương, nằm trong thành phần các enyzym. Khi
yêu cầu Ca tăng thì phải tăng Mg trong khẩu phần. Nếu thiếu Mg sẽ giảm tốc
độ sinh trưởng, không điều chỉnh được hoạt động của cơ bắp, làm giảm sức đẻ
trứng.
Nhu cầu Mg đối với gà dưới 4 tuần tuổi 500mg/kg thức ăn, trên 4 tuần tuổi
550mg/kg thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Lưu huỳnh (S): tham gia vào thành phần các acid amin có chứa S như

methyonin, cystin, cystein… để tạo nên lông, móng. Vì vậy gia cầm rất cần S
để tạo lông. Lưu huỳnh rất cần thiết cho trao đổi protein, sản xuất hormon.
Thường ở gia cầm khó nhận biết việc thiếu S vì nó có thể được giải phóng từ
các acid amin.
Sắt (Fe): tham gia tạo hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các sắc tố hô
hấp mô bào oxydaza…Fe là nguyên liệu tham gia xây dựng nên da, cơ, lông,
tham gia vào việc tạo nên các acid amin chứa lưu huỳnh, các vitamin, acid
béo… Nếu thiếu Fe trong thức ăn sẽ gây bệnh thiếu máu, mỏ và chân gà con
nhợt nhạt, gà mái mào tái, đẻ giảm, lông xù. Nhu cầu đối với gà 0-3 tuần tuổi
88mg/kg thức ăn, trên 3 tuần tuổi 108mg/kg thức ăn.
Đồng (Cu): có trong tất cả cơ quan của cơ thể, nhiều nhất ở gan. Cu làm tăng
sự hấp thu Fe để tạo Hemoglobin của hồng cầu. Vì vậy khi bổ sung Fe cần
kèm theo bổ sung đủ lượng đồng. Cu tham gia tạo các enzym oxy hóa, nên có
quan hệ đến quá trình hô hấp của mô bào.
Cu tham gia tạo hợp sắc tố đen. Thiếu Cu da nhợt, lông mất màu. Khi không
đạt lượng đồng trong thức ăn sẽ làm giảm hấp thu sắt, thớ thịt bị tối xen lẫn
màu sáng do thiếu cả đồng lẫn sắt, gây rối loạn về xương, gây biến màu lông,
14

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


giảm tốc độ sinh trưởng, lông rụng, vỏ trứng mỏng và không bóng mịn. Nhu
cầu Cu cho gà các loại 11 mg/kh thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,
1999).
Coban (Co): là nguyên tố vô cùng quan trọng để tạo vitamin B12. Do đó, nó
có vai trò kính thích tạo máu, từ đó có vai trò trong trao đổi chất và sự sinh
trưởng của gia cầm. Thiếu Co dẫn đến thiếu vitamin B12 làm giảm đồng hóa
protein, hydratcarbon, giảm trao đổi năng lượng, giảm tính thèm ăn.
Selen (Se): có mối tương quan với vitamin E, nếu vitamin E có tác dụng ngăn

ngừa sự thành lập perocid hydro từ các acid béo và tham gia vào quá trình
biến dưỡng của các acid amin chứa lưu huỳnh (như cystein là tiền chất của
glutathione) thì Se có tác dụng phá hủy perocid hydro. Chính vì thế, Se cùng
với vitamin E làm giảm thấp sự hiện diện của perocid hydro trong mô bào
động vật. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bào vệ màng tế
bào tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, còn gọi là các perocid, đây cũng
là tác nhân gây ung thư.
Se tham gia cấu tạo các enzym glutathione perocydase để phá hủy các perocid
sinh ra trong cơ thể. Vì vậy nó bảo vệ được tổ chức tế bào thành mạch tránh sự
oxy hóa trực tiếp gây hư hại. Cũng vì thế, nó có mối quan hệ tương tác cùng
với vitamin E trong việc chống oxy hóa. Vì thế, khi thiếu Se làm cho triệu
chứng thiếu vitamin E trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nó không thể thay
thế cho nhau trong các chức năng sinh học được (Dương Thanh Liêm và ctv.,
2002).
Mangan (Mn): yêu cầu cho phát triển bình thường của xương và sự hình thành
vỏ trứng, trong trao đổi acid amin và protein, hoạt hóa các enzym, ảnh hưởng
đến tính dục của gia cầm, đến trao đổi Ca và P. Nhu cầu đối với gà các lứa
tuổi là 55 mg/kg thức ăn.
Iod (I): duy trì chức năng của tuyến giáp trạng, tham gia sản xuất hormon điều
hòa quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và trao đổi chất trong cơ thể.
Thiếu I là do tuyến giáp trạng của gia cầm bị phồng lên. Iod còn có tác dụng
điều hòa trao đổi năng lượng (Võ Bá Thọ, 1989). Nhu cầu đối với gà con 0,37
mg/kg thức ăn, gà đẻ 0,15 mg/kg thức ăn.
Kẽm (Zn): tham gia trong quá trình trao đổi mỡ, điều hòa chức năng sinh dục
và sự tạo máu. Cần thiết cho sự phát triển lông, sự đẻ trứng và tăng tỷ lệ có
phôi. Cần thiết cho sự hình thành enzym, sự hoạt động tuyến giáp. Bảo vệ da
và mắt. Chống lại bệnh parakeratosis, perosis. Khi thiếu kẽm lông phát triển
kém, rối loạn hình thành xương, vỏ trứng mỏng. Nhu cầu đối với gà con dưới
4 tuần tuổi 44 mg/kg thức ăn, trên 4 tuần tuổi 33 mg/kg thức ăn.


15

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.7.6 Nhu cầu và vai trò của Vitamin
Vitamin có vai trò sinh lý rất quan trọng. Chúng tham gia vào các quá trình
xúc tác sinh học trong trao đổi các chất dinh dưỡng: protid, lipid, glucid và
khoáng, các hoạt động của các hormon và enzym. Vitamin tham gia thành
phần cấu tạo nên một số lớn hormon và enzym trong cơ thể. Thừa hoặc thiếu
bất cứ một loại vitamin nào cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh lý
của gia cầm.
Vitamin A: tham gia vào quá trình trao đổi protid, glucid, ảnh hưởng đến tuyến
nội tiết, hệ thần kinh, tổng hợp protid của cơ thể và hàng loạt các chất có hoạt
tính sinh học khác. Có vai trò trong chức năng của tế bào cơ thể, trong tổng
hợp tế bào tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, niêm mạc mắt, niêm mạc của
các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh dục, chống sừng hóa da, chống còi
xương. Đặc biệt vitamin A ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lớn của gia cầm
non và sức sản xuất của chúng. Vitamin A+protein = Rodopsin và Idopsin là
những hợp chất chịu trách nhiệm điều khiển thị giác (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 1999).
Khi thiếu vitamin A gà bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ”, “quáng gà”,
đi lại yếu, mất tính thèm ăn, còi cọc… Scott và Levine (1960) cho biết gà con
khi nhiễm cầu trùng được bổ sung vitamin A vào khẩu phần đã làm tăng dự
trữ vitamin A ở gan và giảm tỷ lệ chết từ 73% xuống còn 9,7% và 0%. Khi gà
thiếu vitamin A thì dễ bị nhiễm ký sinh đường ruột (Vũ Duy Giảng, 1997).
Nhu cầu vitamin A đối với gà là 8.000-10.000 UI/kg thức ăn.
Vitamin D: chỉ đạo sự thay đổi Ca và P trong cơ thể. Do đó, nó cần thiết cho
sự tạo lập xương và vỏ trứng. Nếu thiếu vitamin D sẽ gây đình trệ các quá
trình tích lũy vôi trong xương ở động vật non, gây hiện tượng còi cọc (Võ Bá

Thọ, 1989). Nếu không đạt vitamin D trong thức ăn làm giảm tốc độ sinh
trưởng và sức sản xuất trứng của gia cầm. Nhu cầu vitamin D đối với gà con
2.000-2.200 UI/kg thức ăn, gà mái 1.500 UI/kg thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 1999).
Vitamin E: ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của gia cầm, chống teo cơ,
chống rối loạn đường, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzym, trao đổi acid nucleic
và quá trình phosphorul hóa. Vai trò quan trọng nhất của vitamin E là chống
oxy hóa sinh học. Thiếu vitamin E làm gà bị “điên”, tăng tỷ chết, gà chậm lớn.
Nhu cầu vitamin E đối với gà con 15-20 UI/kg thức ăn, gà đẻ 20-30 UI/kg
thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Vitamin K: là yếu tố của sự đông máu và chống chảy máu. Ở gà con bị thiếu
vitamin K có thể bị chảy máu ở mô liên kết dưới da (Võ Bá Thọ, 1989).

16

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Vitamin K cần thiết cho gà bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) và gà đẻ sinh sản
(do đẻ hay chảy máu ở tử cung). Nhu cầu đối với gà con 0-7 tuần tuổi 8,8
mg/kg thức ăn, gà từ 8-17 tuần tuổi 2,2 mg/kg thức ăn; gà đẻ khởi động và gà
đang sinh sản 2,2 mg/kg thức ăn.
Vitamin nhóm B:
Vitamin B1: là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh, đóng vai trò quan
trọng trong trao đổi chất bột đường. Trong cơ thể nó có trong thành phần các
enzym, tham gia điều hòa quá trình chuyển hóa, chủ yếu là trao đổi chất
glucid, protein và nước. Thiếu vitamin B1 gà con kém ăn, chậm lớn, còi cọc và
chết dần mòn trong tháng đầu. Thần kinh bị tổn thương nên gà bị liệt chi rồi
liệt toàn thân. Đặc trưng nhất là vùng cơ cổ bị co rút làm giật ngửa đầu ra sau.
Gà run rẩy, co giật, bại liệt rồi chết. Nguyên nhân gây thiếu B1 ở gà thường là

do thức ăn như ngũ cốc, cám, premix tồn trữ quá lâu. Cũng có trường hợp do
nguyên liệu thức ăn có độ ẩm cao, làm vitamin B1 bị phân hủy nhanh chóng.
Vitamin B2: là nhân tố tham gia quá trình oxy hóa của tế bào, đảm bảo cho tỷ
lệ đẻ và khả năng nở, chống rối loạn thần kinh. Nếu thiếu B2 gà sẽ ngưng lớn,
bị khoèo chân và gà có thể bị liệt. Vitamin B2 là vitamin quan trọng trong
nhóm B. Trong thiên nhiên nó được tổng hợp bởi cây xanh, vi nấm và một số
loài vi khuẩn.
Vitamin B6: tham gia quá trình trao đổi chất đạm trong quá trình tạo máu, cũng
như góp phần vào sự biến đổi các acid béo chưa bão hòa. Nếu thiếu B6 gia
cầm giảm ăn, chậm lớn, giảm sức sản xuất và có biểu hiện thần kinh. Vitamin
B6 cần cho sự tổng hợp nhiều enzym. Thức ăn thiếu vitamin B6 thì protein và
sản phẩm trao đổi của nó trở nên độc hại đối với cơ thể gà. Trường hợp bị
thiếu vitamin này, ở gà con có những biểu hiện tăng trọng nhanh trong vài
ngày đầu rồi sau đó không phát triển được nữa. Gà con biểu hiện kém ăn,
chậm lớn, thiếu máu, xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh. Không nên
dùng vitamin B6 vượt quá nhu cầu và có ảnh hưởng đến tăng trọng và sự đẻ
trứng.
Vitamin B12: có vai trò khá quan trọng trong sự tạo máu, tổng hợp các protein
tế bào, thúc đẩy sự sinh trưởng bình thường của cơ thể. Vitamin B12 có tác
dụng tái tạo và phân chia của tổ chức, đặc biệt là tế bào thần kinh, duy trì họat
động bình thường của tế bào thần kinh trung ương. Với tác động của vitamin
B12, việc hấp thu protein tiến hành tốt hơn, nhất là đối với protein thực vật.
Với chức năng trong sự chuyển hóa, tổng hợp protein tế bào, vitamin B12 thật
sự là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, sự mọc lông, sự phát triển của
phôi trứng, đảm bảo tỷ lệ ấp nở cao.

17

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



×