Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

KHẢO sát và xác ĐỊNH một số BIỆN PHÁP PHÒNG và TRỊ BỆNH TRÊN đàn HEO CON THEO mẹ tại TRUNG tâm GIỐNG vật NUÔI TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN HEO CON THEO
MẸ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NI
TỈNH SĨC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Dương Bảo

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phú Thảo
MSSV: 3052461
Lớp: CNTY Khóa 31

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI – THÚ Y

Đề tài: “khảo sát và xác định một số biện pháp phòng và trị bệnh trên
đàn heo con theo mẹ tại trung tâm giống vật ni tỉnh Sóc Trăng” do sinh
viên: Nguyễn Phú Thảo MSSV: 3052461 thực hiện tại : trung tâm giống vật


ni tỉnh Sóc Trăng từ ngày 20 tháng 12 năm 2008 đến 15 tháng 3 năm 2009.

Cần Thơ, ngày… tháng ….năm 2009

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009

DUYỆT BỘ MÔN

DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nguyễn Dương Bảo

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2009
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ii


LỜI CẢM TẠ

Chỉ cịn một thời gian ngắn nữa thơi Tôi sẽ tốt nghiệp ra trường, rời xa mái trường
Đại Học Cần Thơ, thầy cô, bạn bè bước sang bước ngoặc mới của cuộc đời với bao
ngỡ ngàng, thử thách. Trong hành trang vào đời Tơi xin mang theo lịng biết ơn sâu
sắc:
Trước tiên là đối với gia đình nơi đã tạo ra Tôi và cũng là chổ dựa tinh thần vững
chắc nhất trong suốt thời gian Tôi học tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ trường Đại Học Cần Thơ nói chung và q
Thầy Cơ Bộ môn Chăn Nuôi - Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng nói riêng đã truyền đạt những kiến thức q báo trong suốt thời gian qua.
Tơi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo Tơi

tận tình để Tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các Cơ, Chú trong Trung Tâm Giống Vật Ni
tỉnh Sóc Trăng đã đạo mọi điều kiện cho Tơi thực hiện và hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng Tôi cảm ơn các bạn lớp Chăn Nuôi – Thú Y K31 đã ủng hộ và giúp đỡ
Tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi sẽ cố gắng vận dụng tốt kiến thức đã được học tập trên bước đường tương lai để
không phụ lòng dạy dỗ chỉ bảo giúp đỡ của Cha, Mẹ, Thầy, Cô, Ban bè!

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phú Thảo
Lớp CNTY khóa 31

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ............................................................................................................ i
Trang duyệt ......................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh sách bảng ................................................................................................... v
Danh sách hình .................................................................................................... vi
Tóm lược ............................................................................................................ vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 2
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con ............................................................................. 2
2.1.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt ............................................. 2

2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và pháp dục ............................................................. 3
2.1.3 Đặc điểm của cơ quan tiêu hố ................................................................... 3
2.2 Đơi nét về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con ..................... 5
2.3 Một số bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ.............................................. 6
2.3.1 Bệnh tiêu chảy do E.coil. ............................................................................ 6
2.3.2 Bệnh cầu trùng .......................................................................................... 8
2.3.3 Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm ........................................................ 10
2.3.4 Bệnh viêm khớp ........................................................................................ 12
2.3.5 Bệnh viêm phế quản – phổi (Broncho – Pneumonia) .................................. 13
2.4 Tính chất dược lý của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị .................... 15
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................... 18
3.1 Phương tiên nghiên cứu ............................................................................... 18
3.1.1 Địa điểm và thời gian ............................................................................... 18
3.1.2 Chuồng trại .............................................................................................. 18
3.1.3 Thức ăn ................................................................................................... 18
3.1.4 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................... 18
3.1.5 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................... 19

iv


3.2 Phương pháp tiến hành ............................................................................... 20
3.2.1 Khảo sát các phương pháp phòng bệnh trên đàn heo con theo mẹ ............. 20
3.2.2 Xác định các bệnh xảy ra trên đàn heo con theo mẹ qua khám lâm sàng ..... 20
3.2.3 Theo dõi và xác định kết quả điều trị các bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ
................................................................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................... 23
4.1 Vài nét về địa điểm thí nghiệm ..................................................................... 23
4.2 Kết quả khảo sát và ghi nhận các phương pháp phòng bệnh trên đàn heo con
theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Ni Sóc Trăng. ............................................ 23

4.2.1 Qui trình chăm sóc heo con từ sơ sinh đến cai sữa ................................... 24
4.2.2 Khảo sát và ghi nhận qui trình vệ sinh mơi trương ................................... 26
4.2.3 Phòng bệnh bằng thuốc ............................................................................ 26
4.3 Kết quả xác định bệnh qua khám lâm sàng ................................................... 27
4.3.1 Kết quả khảo sát thu thập các triệu chứng lâm sàng phổ biến và quan trọng ở
những heo bị bệnh ............................................................................................... 27
4.3.2 Xác định tỷ lệ các bệnh xảy ra trên đàn heo con theo mẹ ............................ 28
4.4 Kết quả điều trị các bệnh xảy ra trên đàn heo con theo mẹ............................ 30
Chương 5 KẾT LUẬN ...................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 32
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................. 34
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phương pháp điều trị các bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ......................22
Bảng 2: Qui trình chăm sóc heo sau khi sinh đến cai sữa .......................................24
Bảng 3: Qui trình chích sắt cho heo con.................................................................24
Bảng 4: Phương pháp dung thuốc để phòng bệnh cho heo con theo mẹ .................26
Bảng 5: Tỷ lệ các bệnh xảy ra ở đàn heo con theo mẹ tại Trung tâm......................28
Bảng 6: Kết quả điều trị khỏi những bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ..................30

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Mơ hình tổng qt Trung Tâm Giống Gia Súc Gia Cầm Tỉnh Sóc Trăng ..23
Hình 2: Tỷ lệ bệnh ở heo con theo mẹ ..................................................................29
Hình 3: Hanvet K.T.ERHi ......................................................................................34
Hình 1: Ferro 2000 ................................................................................................34
Hình 2: Vicox Toltra .............................................................................................34

Hình 6: Vime ABC................................................................................................34
Hình 3: Multibio....................................................................................................34
Hình 8: Right-track................................................................................................34
Hình 9: Vệ sinh cơ thể heo nái...............................................................................35
Hình 10: Thu gom phân heo nái.............................................................................35
Hình 11: Heo con bị viêm khớp.............................................................................36
Hình 12: Heo con bị tiêu chảy ...............................................................................36

vi


TĨM LƯỢC

Để có thể nắm được các biện pháp phịng và trị bệnh đang được thực hiện tại
những cơ sở chăn nuôi cung cấp con giống chất lượng khu vực ĐBSCL1 tôi tiến
hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát và xác định kết quả một số
biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật
Ni tỉnh Sóc Trăng” và thu được một số kết quả sau: để phòng bệnh cho đàn heo
con theo mẹ, Trung Tâm đã thực hiện tổng hợp các biện pháp phòng bệnh bao gồm:
quản lý quy trình chăm sóc, ni dưỡng heo từ sơ sinh đến cai sữa, vệ sinh chuồng
trại, vệ sinh cơ thể heo, vệ sinh thức ăn, nước uống, sử dụng hai loại thuốc K.T.E và
Vicox toltra để phòng chứng tiêu chảy xảy ra trên đàn heo con theo mẹ. Trong thời
gian thực hiện đề tài tôi đã theo dõi 443 heo con theo mẹ và cùng với cán bộ kỹ
thuật khám lâm sàng phát hiện được 3 bệnh với tỷ lệ như sau: tiêu chảy (33,86%),
viêm khớp (1,85%), viêm phổi (1,12%). Cùng với việc phát hiện bệnh tôi tiến hành
điều trị trên 150 ca tiêu chảy, 8 ca viêm khớp, 5 ca viêm phổi đã thu được kết quả
sau: bệnh tiêu chảy được điều trị khỏi (100%) bằng Mutibio, viêm khớp được điều
trị khỏi (100%) bằng Multibio kết hợp với Vime ABC, bệnh viêm phổi được điều trị
khỏi (80%) bằng Genta-Tylo.


1

Đồng Bằng Sông Cữu Long

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa tới nay chăn nuôi heo là nghề truyền thống của Việt Nam, nó gắn liền với
nền nông nghiệp lúa nước, tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá tương đối lớn. Trong
những năm gần đây các cơ sở chăn nuôi heo qui mô công nghiệp, qui mô trang trại
chất lượng cao ngày càng xuất hiện nhiều ở khắp các tỉnh, thành. Tuy nhiên cùng
với sự gia tăng qui mơ và chất lượng đàn thì tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn heo
diễn ra cũng ngày càng phức tạp và đa dạng. Vì thế muốn đảm bảo kế hoạch phát
triển bền vững ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni heo nói riêng, thì
cơng tác phịng chống bệnh tật phải ln được quan tâm đúng mức và thực hiện
đúng qui trình. Để có thể nắm được các biện pháp phòng bệnh đang được thực hiện
tại những cơ sở chăn nuôi cung cấp con giống chất lượng được sự phân công của
Bộ Môn Thú Y, nhất là sự chấp thuận và giúp đỡ của ban lãnh đạo Trung Tâm
Giống Vật Ni tỉnh Sóc Trăng tơi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề
tài “Khảo sát và xác định kết quả một số biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn
heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Ni Tỉnh Sóc Trăng”.
Mục đích của đề tài bao gồm:
- Khảo sát việc thực hiện các qui trình phịng bệnh trên đàn heo con theo mẹ.
- Xác định tình trạng bệnh lý xảy ra trên đàn heo con theo mẹ.
- Xác định kết quả điều trị các bệnh xảy ra trên đàn heo con theo mẹ

-11



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1

Đặc điểm sinh lý heo con

2.1.4

Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt

Heo con lúc mới sinh các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ
thần kinh, do đó heo con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố ngoại cảnh tác
đông lên chúng. Do chưa trưởng thành nên cơ quan tiêu hóa cũng dễ bị rối loạn hoạt
động và rất dễ bị bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt của heo con chưa phát triển đầy đủ,
mô dưới da chưa phát triển và glycogen trong cơ thể cịn thấp, da mỏng lơng thưa
nên chống lạnh kém, dễ mất nhiệt, nhiễm lạnh và gây rối loạn hoạt động của các cơ
quan trong đó có cơ quan tiêu hóa (Lê Hồng Mận, 2002).
Ở heo con khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do bộ não của heo con
phát triển chậm, vì vậy dễ bị ảnh hưởng tác động của môi trường làm giảm sức đề
kháng nên dễ bị bệnh, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (Trần Cừ, 1972).
Khi mới sinh, cơ thể heo con chứa tới 82% nước. Sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở
heo giảm 1-2 %, nhiệt độ cơ thể giảm tới 5%. Do bị mất nước, mất nhiệt nhanh, cơ
thể bị lạnh, làm hoạt động chức năng của các bộ máy trong cơ thể bị rối loạn. Heo
con mới sinh trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng rất cao, trong khi đó nhiệt độ
cơ thể lại giảm nhanh, vì thế nhu cầu ấm đối heo con là rất quan trọng (Phạm Hữu
Doanh và Lưu Kỹ, 2004).
Điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho heo con thích hợp nhất là 32-340C trong tuần
đầu, 29-300C ở tuần sau. Từ 10 ngày tuổi heo con mới tự cân bằng được thân nhiệt.

Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt heo con được ổn định (Lê Minh Hoàng, 2002).
Bên cạnh việc điều chỉnh nhiệt độ cho đàn heo sơ sinh, việc tiếp nhận lượng sữa đầu
đối với nó cũng góp phần quan trọng. Năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa
bình thường khoảng 20%, vì vậy trong 1 giờ sau khi sinh, nếu heo con được bú sữa
đầu thì 8-12 giờ sau thân nhiệt heo con sẽ được ổn định (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Khả năng điều nhiệt của heo con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu
mới đẻ ra, cho nên nếu ni heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì
thân nhiệt của heo con hạ xuống nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh
hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con.

-22


Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp, thân nhiệt của heo hạ xuống càng nhanh, tuổi của
heo con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều (Phùng Thị Văn, 2004).
Nếu điều kiện khí hậu chuồng ni khơng thích hợp làm cho ẩm độ chuồng tăng
gây nên hiện tượng thiếu các ion nhẹ trong khơng khí, lại tăng các ion nặng làm
tăng tỷ lệ bụi, tăng mức độ nhiễm khuẩn, dẫn đến các khí độc tăng cao. Các yếu tố
đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của heo nhất là heo con theo mẹ (Lê Minh
Hoàng, 2002).
2.1.5

Đặc điểm sinh trưởng và pháp dục

Theo Lê Hồng Mận, 2002.
So với heo sơ sinh, sau 10 ngày khối lượng heo con tăng gấp đôi, sau 20 ngày gấp 5
lần, 30 ngày gấp 6 lần, 40 ngày gấp 7-8 lần, 50 ngày gấp 9-10 lần, 60 ngày gấp 1213 lần.
Khối lượng heo con đạt được ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối
liên quan. Vì vậy phải coi trọng đặc điểm này để nuôi dưỡng tốt heo nái đủ sữa cho
heo con bú, sử dụng thức ăn tập ăn ngon cho heo con.

Heo con bú sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tăng
nhanh trong 21 ngày tuổi, sau đó giảm là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là
do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của heo bị
giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn
khủng hoảng của heo con, để hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho heo
con ăn sớm.
2.1.6

Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá

Cơ quan tiêu hoá của heo con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn
thiện dần về chức năng tiêu hố. Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh chưa có
hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hố
được hồn thiện dần như men pepsin tiêu hố protit, men tiêu hóa bột đường... cần
lưu ý khả năng tiêu hố đường saccharose của heo con là rất kém, thậm chí cho heo
con uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh cịn có thể gây tổn
thương đường tiêu hoá của heo con (Phùng Thị Vân, 2004).
2.1.3.1 Tiêu hoá ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14,
keo dài đến ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6-2,26% vật chất khô,
pH=7,6-8,1 tuỳ lượng thức ăn, lượng nước bọt khác nhau. Thức ăn có phản ứng axít

-33


yếu và khơ thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngưng tiết dịch. Vì
vậy, cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng (Trương Lăng, 2004).
2.1.3.2 Tiêu hoá ở dạ dày
Theo Trương Lăng, 2004.
Heo con đạt 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,2

lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5-4 lít.
Dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dịch dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4
tháng tuổi, sau đó kém hơn.
Heo con 2 ngày tuổi phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm heo mẹ cho nhiều sữa,
kích thích sự tiết dịch vị của heo con. Khi cai sữa, lượng dịch vị của heo con tiết ra
ngày đêm bằng nhau.
Độ axít của dịch vị heo con thấp nên hoạt hố pepsinogen kém. Trong 2 tuần đầu
axít clohidric (HCl) tự do chưa có trong dạ dày heo con. Do đó chưa có tính kháng
khuẩn, khơng bảo vệ được đường tiêu hoá, nên thường bị bệnh đường ruột như bệnh
ỉa phân trắng .
Số lượng, chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng dịch vị tiết ra
nhiều, tiêu hố cao. Ban đêm tiêu hoá kém hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị
lại nhiều hơn.
Những axít chính trong dạ dày là axít lactic, acetic, propionic, cịn axít butyric thì ít
hơn. Axít lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic, heo 60 ngày tuổi có vi khuẩn lactic
nhiều hơn heo 120 ngày tuổi, vi khuẩn lactic giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn
toàn và tăng khi cân bằng dinh dưỡng khơng hồn tồn, trực trùng E.coli cũng giảm
khi cân bằng dinh dưỡng hồn tồn.
2.1.3.3 Tiêu hố ở ruột
Theo Trương Lăng, 2004.
Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy enzym tripxin trong dịch tụy thủy phân protein thành
axít amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất tiết đã có tripxin, thai càng lớn, hoạt tính
enzym tripxin càng cao vào khi mới đẻ hoạt tính rất cao. Ở heo 7 tháng tuổi độ kiềm
của dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết .
Các Enzym tiêu hoá trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidase, dipentidase,
enterokinase, lipase và amilase. Lượng dịch tiêu hố phụ thuộc vào tuổi và tính chất

-44



khẩu phần thức ăn. Heo con từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi lượng dịch ngày đêm
tăng đáng kể nếu tăng thức ăn khô xanh vào khẩu phần.
2.2 Đôi nét về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con
Heo con đến 3 tuần tuổi chưa có khả năng tự tạo được kháng thể chủ động mà phải
nhận kháng thể thụ động của mẹ truyền cho (Lê Hồng Phong, 1997).
Heo con chỉ có được tính miễn dịch thụ động nhờ vào sữa đầu bởi vì tuần hoàn máu
giữa heo mẹ và thai bị mấy lớp tổ chức cách ly, cho nên hạn chế sự chuyển dời của
kháng thể từ mẹ vào thai (Trần Cừ, 1972).
Sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể (γ globulin) cho heo con để chúng
phát triển và chống lại bệnh lúc hệ thống miễn nhiễm của chúng chưa hoạt động
hoàn chỉnh. Lúc sơ sinh lượng γ globulin trong máu chỉ có 1,3 mg/ml nhưng sau 24
giờ thì tăng đến 20,3 mg/ml nếu heo con bú sữa đầu từ mẹ đã được chủng ngừa và
nuôi dưỡng tốt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Sữa đầu rất quan trọng vì có 11,29% protein huyết thanh và 5% casein. Protein
huyết thanh có prealbumin (protein đặc biệt của sữa) 13,17%, albumin 11,48%, α
globulin 12,74%, β globulin 11,29 %, γ globulin 45,29% (thực hiện chức năng miễn
dịch). Sữa đầu chứa nhiều vitamin A, D, B12 gấp 5 lần sữa thường, khoáng chất gấp
2 lần. Vì vậy, sữa đầu rất quan trọng đối với heo con, chứa nhiều globulin miễn
dịch, vitamin hòa tan trong dầu, cả những chất béo bảo vệ heo con mới đẻ chống
nhiễm bệnh. Hai giờ sau khi sinh heo con phải được bú sữa đầu, heo hấp thu được
nhiều globulin miễn dịch từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24-36 giờ, nhờ đó đủ
kháng thể trong 5 tuần đầu tiên của cuộc sống heo con (Trương Lăng, 2003).
Sữa đầu quyết định sức khỏe và sinh trưởng phát triển của đàn con. Sữa đầu chứa
nhiều chất miễn dịch globulin tăng sức đề kháng cho heo con. Trong sữa heo giàu
sinh tố A, D tỉ lệ canxi, photpho cân bằng 1:4. Điều đó cũng cho thấy, trong điều
kiện bình thường nếu khơng cho heo con bú sữa đầu khó ni được heo con (Lê
Minh Hoàng, 2002).
Trong 24 giờ đầu tiên của heo con, niêm mạc ruột hấp thu nguyên dạng các phân tử
protein 1 cách chọn lọc kể cả vi trùng. Nhưng nhờ hấp thu được sữa non trước chất
kháng trypsin sữa non, làm niêm mạc “đóng cửa” khơng thu các phân tử protein

nữa, nên cản được vi trùng và độc tố vào máu gây bệnh cho heo (Võ Ái Quấc,
1996).

-55


Sau 48 giờ thành ruột khơng cịn khả năng hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa
do hiện tượng “đóng lổ hổng” để tránh các mầm bệnh có thể xâm nhập vào. Nếu
heo con không được bú sữa đầu sớm (ít nhất trong vịng 24 giờ đầu tiên) thì q
trình “đóng lổ hổng” sẽ chậm lại và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm mầm
bệnh qua đường ruột (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
2.3 Một số bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ
2.3.1 Bệnh tiêu chảy do E.coli.
2.3.1.1Nguyên nhân
Theo Hồ Thị Việt Thu, 2006.
Hiện nay, người ta phân lập được 163 type E.coli khác nhau và được chia làm 2
nhóm:
Nhóm vi khuẩn khơng sinh độc tố, khơng gây bệnh (Nonpathogenic E.coli)
Nhóm vi khuẩn sinh độc tố, gây bệnh (Pathogenic E.coli).
Các chủng thường xuyên gây bệnh cho heo con là: K88, K99, 987p và F41. Heo sơ
sinh, heo theo mẹ và sau cai sữa đều cảm nhiễm nhưng xảy ra nặng hơn là ở heo
dưới 10 ngày tuổi.
2.3.1.2 Các yếu tố làm phát sinh bệnh
Cơ năng tiêu hóa heo sơ sinh yếu, dễ bị bệnh không tiêu, nuôi dưỡng khơng bảo
đảm khi cịn là bào thai (thiếu đạm khoáng, vitamin, nguyên tố vi lượng), thành
phần dinh dưỡng và thành phần dưỡng chất của sữa mẹ kém, heo con không bú
được sữa đầu: uống nước bẩn, liếm láp mà nhiễm trùng, hệ thần kinh hoạt động
chưa đầy đủ, sức chống đỡ của cơ thể kém, vệ sinh chăm sóc kém (chuồng trại,
máng ăn, nơi nằm), không chống ẩm, chống lạnh đầy đủ..., heo thiếu nước uống (ăn
quá khô): heo con khát nước uống nước bẩn (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân,

1997).
2.3.1.3 Cơ chế sinh bệnh
Trong những điều kiện thuận lợi, vi khuẩn E.coli sinh sản nhanh chóng, bám vào
thành ruột, tiết độc tố làm tổn thương tế bào thành ruột, gây bài tiết nước, kéo theo
các ion Cl-, ion Na+, HCO3- gây mất nước, ngăn cản sự hấp thu nước và các ion từ
ruột, làm gia tăng sự co thắt của nhu động ruột gây tiêu chảy. Sự tổn thương tế bào
thành ruột cũng đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Tiêu chảy

-66


làm con vật mất nước, mất chất điện giải, mất chất dinh dưỡng có thể dẫn đến hơn
mê và chết (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.3.1.4 Triệu chứng
Những heo con bị bệnh thường bú ít, gầy tóp nhanh, lơng xù, niêm mạc mắt, mũi
miệng nhợt nhạt.
Tiêu chảy phân có thể sệt hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi: vàng, trắng, trắng xám.
Phân có thể có bọt, lẫn chất nhờn và nhất là ln có lẫn những cục sữa chưa tiêu.
Mất nước và suy nhược: heo con bị bệnh thường yếu ớt, chậm chạp, trọng lượng
giảm có khi tới 20-30%, da khơ, nhăn nhúm, lông dựng. Trường hợp mất nước và
điện giải nghiêm trọng thì da ở quanh bụng, mõm và ngón chân có màu xanh tím.
Ngồi các triệu chứng chủ yếu kể trên trong một số trường hợp ta còn thấy heo bệnh
có biểu hiện ói, chất ói thường có màu trắng do chứa các cục sữa chưa tiêu, heo con
thở nhanh, yếu và có thể sốt nhẹ (Nguyễn Dương Bảo, 2003).
2.3.1.5 Bệnh tích
Mổ khám thấy xác heo gầy đét, niêm mạc mắt, mõm nhợt nhạt, dạ dày chứa đầy hơi
hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Ruột khơng hoặc chứa đầy hơi. Dạ dày và ruột
đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng xung huyết hoặc xuất huyết. Gan bình
thường nhưng đơi khi hơi sưng, túi mật căng phồng chứa đầy mật màu vàng. Đặc
biệt lách hơi sưng, đó là đặc điểm khác với bệnh truyền nhiễm. Nếu heo bị bệnh nhẹ

lách hầu như bình thường, nếu bệnh nặng lách hơi bị teo. Phổi thường ứ nước đơi
khi có hiện tượng sưng phổi nhẹ ( Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
2.3.1.6 Biện pháp phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
* Phịng bằng vaccine
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccine vơ hoạt dùng phịng bệnh cho heo
con sơ sinh chứa kháng nguyên và giải độc tố của vi khuẩn E.coli thuộc nhóm huyết
thanh K88, K99, 987P và F41 dùng chủng cho heo nái mang thai nhằm cung cấp
kháng thể thụ động giúp bảo hộ heo con sơ sinh.
* Vệ sinh phịng bệnh
Tạo mơi trường thích hợp nhiệt độ 30-340C.
Cho heo mẹ ăn thức ăn có chứa kháng sinh trong thời gian trước và sau khi đẻ.

-77


Có thể sử dụng chế phẩm sinh học lactobaccillus cho heo con ăn để hạn chế sự phát
triển của E.coli trong ruột non.
Trộn kháng sinh vào khẩu phần heo con trong những ngày cai sữa có thể hạn chế
được tiêu chảy sau khi cai sữa.
 Điều trị
Theo Hồ Thị Việt Thu, 2006.
Có thể dùng các kháng sinh như: streptomycin, gentamycin, trimethoprim kết hợp
với sulfamide... cần thiết nên làm kháng sinh đồ để sử dụng kháng sinh phù hợp,
hạn chế hiện tượng kháng thuốc.
Bổ sung các chất điện giải, glucose bằng dịch truyền hoặc cho uống.
Làm giảm tác động co bóp của nhu động ruột atropin, chất chất...
Giữ cho chuồng sạch, ấm, khơ, tránh gió lùa.
2.3.2 Bệnh cầu trùng
2.3.2.1 Ngun nhân

Cầu trùng là loại động vật đơn bào chỉ có thể quan sát thấy dưới kính hiển vi mà
người ta thường gọi là động vật nguyên sinh. Với đặc điểm như vậy cầu trùng hoàn
toàn khác với các vi khuẩn và virus vẫn thường gây bệnh tiêu chảy ở heo. Hiện nay
người ta đã phát hiện ra mười ba loại cầu trùng gây bệnh ở heo. Trong chín lồi cầu
trùng phát hiện thấy thì có tám lồi thuộc nhóm Eimeria. Cịn một lồi được xếp
vào nhóm Isospora-suis và tỏ ra là một tác nhân gây bệnh chính ở heo (Nguyễn Văn
Thưởng, Trần Thế Thơng, Nguyễn Ích Chương, 1996).
2.3.2.2 Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng chủ yếu của bệnh cầu trùng ở heo con mới sinh là tiêu chảy. Mặt dù
người ta cho rằng hiện tượng tiêu chảy xảy ra với heo 3 ngày tuổi song thực tế hầu
hết các trường hợp là từ 7-10 ngày tuổi. Phân thường là lỏng và có màu sắc từ vàng
cho đến màu xanh xám nhạt. Thời gian tiêu chảy nói chung kéo dài từ 4-7 ngày.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ mất nước tùy thuộc vào cơ thể heo và sự tồn
tại của các tác nhân gây bệnh đường ruột khác. Trong những trường hợp bệnh nặng
có thể gây mất nước đáng kể và gây chết từ 10-50% hoặc cao hơn (Nguyễn Văn
Thưởng, Trần Thế Thơng, Nguyễn Ích Chương, 1996).
2.3.2.3 Bệnh tích

-88


Mổ khám heo bệnh cầu trùng thấy màng niêm mạc ruột non viêm cata. Ở heo bệnh
kéo dài, bệnh tích có thể bị xuất huyết khơng chỉ ở ruột non mà cả ở ruột già. Tại
chổ viêm thấy những nốt trắng to bằng mặt hạt kê. Khi xem với kính hiển vi các nốt
đó thấy có các nỗn nang, nhiều khi thấy cả thể phân lập và thể phân đoạn (J.
Kuffmann, 1996 được trích từ Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
2.3.2.4 Chẩn đoán
Việc phát hiện ra kén trứng động ở trong phân heo có tác dụng giúp người ta xác
định được nguyên nhân gây bệnh. Điều không may là kén trứng động được thải ra
với số lượng lớn trong thời gian tương đối ngắn khi bệnh mới phát sinh, tức là lúc

heo đi ỉa chảy một, hai ngày đầu, và có thể không xuất hiện vào những lần kiểm tra
khác. Do vậy phải có sự giúp đỡ của một phịng thí nghiệm chẩn đốn bệnh một
cách chính xác như là kết quả khám nghiệm xác gia súc, các hồ sơ đàn gia súc,
phương tiện kiểm tra mô ruột heo để xác định các giai đoạn phát triển của bệnh
(Nguyễn Văn Thưởng, Trần Thế Thơng, Nguyễn Ích Chương, 1996).
2.3.2.5 Cơ chế sinh bệnh
Trong màng niêm mạc ruột, cầu trùng phát triển mạnh bằng cách sinh sản vơ tính
làm cho hàng loạt tế bào biểu bì bị chết. Người ta đã xác định rằng một con heo mắc
bệnh thải ra mơi trường bên ngồi hàng ngày từ 9-980 triệu nỗn nang. Điều đó có
nghĩa là hàng ngày trên 500 triệu tế bào bì ruột bị chết. Khơng những các tế bào
trong đó cầu trùng sinh sản mà cả những tế bào bên cạnh những mao mạch và mạch
quản cũng bị tổn thương theo. Nhiều đoạn ruột khơng tham gia được vào q trình
tiêu hóa dẫn đến sự ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mơ bào khác nên q
trình bệnh thường thể hiện loãng máu, mạch đập chậm... Những vùng ruột bị hủy
hoại sẽ bị các vi sinh vật khác xâm nhập và càng làm cho bệnh thêm trần trọng, gây
rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột dẫn đến tiêu chảy nặng (Henriksen,
1989;1992 được trích dẫn từ Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
2.3.2.6 Phịng và trị bệnh
Ni heo phải kết hợp vệ sinh và thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc
thật tốt nhằm tăng cường sức đề kháng cho heo chống lại sự cảm nhiễm của cầu
trùng (Mandruxop, 1967; Svanbaep, 1968 được trích từ Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Heo nái, 10-15 ngày trước khi sinh, nên trộn vào thức ăn heo nái một trong các chế
phẩm Bio-Anticoc, Bio-lorococ. Cho ăn liên tục 3 ngày để hạn chế sự phát triển và
bài thải noãn nang quan phân là nguồn lây nhiễm qua heo con (Nguyễn Như Pho,
2004 được trích từ Nguyễn Hữu Hưng, 2008).

-99


Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh cầu trùng như Nhóm benzylpurin,

carbannilip, ionophor, quinolon và clopidol... hoặc toltrazuril, quino-coc (Nguyễn
Hữu Hưng, 2008).
2.3.3 Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm
2.3.3.1 Nguyên nhân
Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra, có
cấy trúc di truyền là ARN, virus có vỏ bọc và hình dạng thay đổi (Hồ Thị Việt Thu,
2006).
2.3.3.2 Cơ chế sinh bệnh
Thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus tấn công vào tế bào của ruột non. Khi vào tế bào
virus nhân lên và phá hủy tế bào trong vịng 4-5 giờ, hàng ngàn hạt virus được giải
phóng và nhiễm sang các tế bào khác. Sau 4-5 chu kỳ nhân lên của virus hầu hết các
tế bào ở đường tiêu hóa heo con đều bị giết chết, làm các chất dinh dưỡng không
được hấp thu, nước không được hấp thu, mất dịch và các chất điện giải gây ra tiêu
chảy và chết. Đối với những heo con còn sống sót thì sau 1-10 ngày các tế bào bị
phá hủy được thay thế bằng các tế bào bình thường (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn
Thiện, 2004).
2.3.3.3 Triệu chứng lâm sàng
Theo Hồ Thị Việt Thu, 2006.
Heo con dưới 2 tuần tuổi
Thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày, bệnh phát ra rất nhanh ở hầu hết heo trong trại với
dạng cấp hay á cấp tính
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là nơn mửa, tiếp theo là ỉa ra nước phân màu trắng,
vàng hoặc hơi xanh khơng có máu, phân có mùi tanh, hăng khó chịu. Heo mất nước,
nhanh sút cân. Tỷ lệ mắc bệnh và chết cao có khi lên đến 100%.
Heo trên 2 tuần tuổi
Mức độ trầm trọng, thời gian và tỷ lệ chết tương quan nghịch với tuổi heo.
2.3.3.4 Bệnh tích
Theo Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2004.


-1010


Khi mổ khám thường chú trọng vào tổn thương ở đường dạ dày-ruột, ngoài hiện
tượng mất nước.
Dạ dày thường căng, chướng, trong chứa đầy sữa vón cục.
Niêm mạc sung huyết.
Ruột non căng phồng chứa đầy dịch có nhiều bọt và những cục sữa vón khơng tiêu.
Thành ruột mỏng và trong suốt có thể do lơng nhung bị teo
2.3.3.5 Chẩn đốn
Lâm sàng và dịch tễ có giá trị chẩn đốn định hướng đối với bệnh.
Thu thập và bảo quản tốt bệnh phẩm để xét nghiệm vi thể là cần thiết cho chẩn
đốn.
Có thể dùng các kỹ thuật phịng thí nghiệm để:
Phân lập và xác đinh virus. Phân lập virus trên các tế bào ni; với mục đích này,
dùng biểu mơ của ruột non heo mắc bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2004).
Phát hiện virus từ tế bào biều mô ruột non heo mắc bệnh bằng phương pháp nhuộm
kháng thể huỳnh quang, nhuộm kháng thể peroxidase, ELISA, RT-PCR (Hồ Thị
Việt Thu, 2006).
2.3.3.6 Phòng bệnh
Heo mới nhập về phải cách ly theo dõi từ 2-4 tuần mới được đưa vào trại.
Ngăn sự lây truyền bằng cơ giới hoặc động vật mang trùng truyền bệnh.
Phân heo bệnh, giày, dép, quần áo, thức ăn nhiễm bẩn đều có thể là nguyên nhân
truyền bệnh. Người vào trại tham quan phải đi giày, ủng sạch của trại cung cấp.
Trên thị trường hiện nay có cả vaccine nhược độc lẫn vaccine chết. Vaccine có thể
tiêm dưới da hoặc tiêm vào vú của nái mang thai khoàng 6-2 tuần trước khi đẻ (Hồ
Thị Việt Thu, 2006)
2.3.3.7 Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị, cho nên đối với bệnh này việc phòng ngừa là chủ
yếu. Giảm tỷ lệ tử vong bằng cách truyền dịch, chất điện giải và các chất dinh

dưỡng cần thiết cho heo. Dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn kế phát, đặc biệt chú
ý đến vi khuẩn E.coli (Hồ Thị Việt Thu, 2006).

-1111


2.3.4 Bệnh viêm khớp
2.3.4.1 Nguyên nhân
Viêm khớp heo con là do các nguyên nhân sau đây
Do vi khuẩn Mycoplasma hyorhinis gây ra. Các heo dưới hai tháng tuổi thường mắc
phải, nhưng nhiều nhất là ở heo con theo mẹ do: heo mẹ bị bệnh viêm vú, mầm
bệnh theo sữa mẹ qua con, vi khuẩn theo máu của heo con và đi đến các khớp. Khi
sức đề kháng của heo con giảm thì các vi khuẩn có điều kiện bộc phát gây bệnh ở
các khớp xương (Liễu Kiều, 2006).
Do dinh dưỡng, mật độ nuôi nhốt, nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi và do chuồng
trại vệ sinh kém.
Viêm khớp xãy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, bệnh
xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nhất là các điều kiện lạnh và ẩm. Cơ
chế sinh bệnh được chấp nhận nhiều nhất là cơ chế miễn dịch học. Bệnh gây tổn
thương nhiều cơ quan như: khớp, tim, thần kinh, da, mô dưới da (nốt cục dưới da)
(Theo Vũ Minh Phúc, 2006).
Theo các thông tin khoa học Viện Paster – HCM, 2006. Những vi khuẩn thuộc
giống Haemophylus gồm có sáu chủng, được đánh dấu từ A đến F. Đặc biệt là
chủng B là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết…
2.3.4.2 Triệu chứng
Heo con bị viêm khớp thường có các triệu chứng như: Khớp xương sưng to, nóng,
đỏ, ấn tay vào có phản ứng đau. Heo nằm một chỗ ít đi lại, đứng lên nằm xuống và
rất khó khăn, sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn. Nếu không phát hiện kịp thời chỗ viêm sinh
mũ ứ trong xoang khớp (Liễu Kiều, 2006).
Cứng ở các đầu khớp xương, cử động các khớp bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiến

kiêu răng rắc trong khớp xương. Sờ nắn xung quanh khớp xương có phản xạ đau.
Thường thì khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn là khớp đầu gối và
khớp bàn chân…(Phạm Hồng Trung, 2006).
2.3.4.3 Bệnh tích
Lớp sụn ở các đầu xương bị thối hố ăn mịn, khớp xương nhỏ lại, xương mọc
nhánh, các tế bào ở đầu khớp xương bị suy thối, thiếu chất nhờn ở khớp (Theo
Phạm Hồng Trung, 2006).

-1212


Quá trình viêm gây tổn thương ở các cơ quan quanh khớp, viêm phần mềm quanh
khớp: viêm dây chằng, cân cơ, các điểm bám gân, bao khớp….Viêm bao tim, viêm
van tim, viêm tiết niệu, viêm đường tiêu hoá, nốt cục dưới da (Trần Thị Minh Hoa,
2006).
2.3.4.4 Phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm khớp heo con cần thực hiện tốt các biện pháp quan trọng sau
đây:
Chọn đàn giống khoẻ mạnh với thể hình bốn chân vững chắc, ni dưỡng với khẩu
phần đầy đủ dinh dưỡng, phòng viêm vú cho heo mẹ, cho heo con bú sữa đầu, giữ
chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng và ấm, bổ sung các vitamin A, D, E và nhóm B,
giảm thiểu tác động ngoại cảnh về thời tiết, Sát trùng chuồng trại định kỳ (Liễu
Kiều, 2006).
2.3.4.5 Điều trị
Theo Liễu Kiều, 2006.
Điều trị viêm khớp trên heo cần tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà ta sử dụng các
thuốc khác nhau:
Kháng sinh: lincomycin, tiamulin, ampicilin, tylosin, penicillin.
Chống viêm: Dexamethazol
Trợ sức: Vitamin B, C.

2.3.5

Bệnh viêm phế quản - phổi (Broncho – Pneumonia)

2.3.5.1 Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản-phổi tương đối đa dạng và phức tạp. Tuy
nhiên những yếu tố bất lợi của môi trường có vai trị to lớn trong q trình bệnh. Nó
làm giảm sức đề kháng của cơ thể và kích thích niêm mạc phế quản. Từ đó làm cho
vi khuẩn thơng thường ở khơng khí, vi khuẩn đã cư trú sẵn trong hầu, họng như phế
cầu, tụ cầu, liên cầu,…có cơ hội trỗi dậy và gây viêm nhiễm trùng. Ngoài ra viêm
phế quản phổi còn do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả hay một số
bệnh ký sinh trùng như giun phổi, giun đũa...(Niconxki, 1983; Hồ Văn Nam và ctv,
1997).
2.3.5.2 Cơ chế sinh bệnh
Những kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương, tác động vào hệ thống
thụ cảm của đường hô hấp làm rối loạn tuần hoàn phế quản – phổi dẫn đến sung

-1313


huyết niêm mạc và gây viêm. Dịch rỉ viêm tiết ra đọng lại ở vách phế quản, trong
các phế nang hình thành dịch rỉ do viêm cata hay viêm cata có mủ. Mặt khác, dịch rỉ
viêm đọng lại ở vách phế quản còn gây nên hiện tượng xẹp phế nang. Do q trình
hơ hấp của gia súc đã làm cho dịch viêm ở phế quản và phế nang bị viêm phát triển
sang những khu chưa bị viêm và xa hơn của phổi. Lúc đầu những ổ viêm nhỏ rồi
dồn lại thành những ổ viêm lớn hơn. Quá trình viêm phát triển trong phổi nên làm
giảm bề mặt hô hấp của phổi, giảm cung cấp oxy cho cơ thể điều đó ảnh hưởng
trước đến chức năng của hệ thần kinh, hệ tim mạch và các cơ quan khác. Độc tố vi
trùng và sự phân giải protit vào máu gây sốt làm con vật bỏ ăn. Mặt khác, do hiện
tượng viêm lan từng tiểu thùy đã làm cho cơ thể sốt lên xuống theo hình sin. Bệnh

có thể gây ra các biến chứng ở phổi: viêm phổi mủ, áp xe phổi mủ, áp xe phổi; ở
ngoài phổi: viêm bao tim, viêm màng não mủ, viêm khớp (Nguyễn Dương Bảo,
2003).
2.3.5.3 Triệu chứng
Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn, sốt vừa, sốt lên xuống cách quảng
khoảng 2-3 ngày, gia súc ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó,
tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. Nước mũi nhiều và đặc dần, thở khó, cánh mũi
phập phồng, da và niêm mạc tím tái.
Nghe vùng phổi: nghe thấy âm phế quản bệnh lý, âm ran ướt (ở thời kỳ đầu). Âm
ran khơ, âm vị tóc (ở thời kỳ cuối).
X – quang: có nhiều đám mờ nhỏ, rải rác trên mặt phổi. Nhánh phế quản đậm.
2.3.5.4 Chẩn đoán lâm sàng
Theo Hồ Văn Nam,1997.
Các bệnh của đường hô hấp được biểu thị bằng triệu chứng riêng hay kết hợp, có
thể chia thành hai nhóm:
Những biến loạn chức năng mà sự quan sát dễ dàng và triệu chứng chủ yếu là: ho,
sổ mũi, thở nhanh hay thở khó, sốt.
Những triệu chứng vật lý mà phải dùng những phương pháp kiểm tra đo, nắn, gõ,
nghe mới xác định được vị trí, phạm vi và tính chất.

-1414


2.4

Tính chất dược lý của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị

2.4.1 Hanvet K.T.E
Với hàm lượng kháng thể cao (hiệu giá >= 1/5000) thuốc có tác dụng nhanh, đặc
hiệu phòng trị tiêu chảy, sưng phù đầu ở heo do E. coli.

Thuốc có tác dụng trên 11 chủng E.coli gây bệnh cho heo con.
2.4.2 Vicox toltra
Phòng trị cầu trùng, ỉa phân nâu, phân vàng trên heo con. Đặc biệt heo con tập ăn
rất dễ nhiễm cầu trùng, 1 liều duy nhất Vicox toltra phòng chống bệnh cầu trùng
suốt quá trình ni.
Vicox toltra có hoạt phổ tác dụng rộng chống lại các chủng Eimeria spp và Isospora
spp gây bệnh cầu trùng ở gia súc. Đặc biệt hiệu quả với chủng Isospora suis gây
bênh cầu trùng ở heo con.
Vicox toltra ức chế sự phát triển của cầu trùng trên tất cả các giai đoạn (giai đoạn
nội sinh, sinh sản vơ tính, hữu tính).
2.4.3 Analgin
Giảm đau, hạ sốt.
2.4.4 Colistin
Colistin dạng bột màu trắng kết tinh, rất hòa tan trong nước bền vững ở trạng thái
khô và dung dịch. Thuốc thường dùng dưới dạng sunfat để cho uống và dạng
mêtan-sunfonat để tiêm. Colistin làm thoái hoá màng tế bào của vi khuẩn, làm cho
các vật liệu có trọng lượng phân tử thấp ở bên trong tế bào thốt nhanh ra ngồi với
lượng rất lớn dẫn đến cái chết của tế bào vi khuẩn.
Colistin là một kháng sinh thuộc nhóm polypeptid, có hoạt tính diệt khuẩn cao, đặc
biệt với các vi khuẩn Gram âm như E.coli, Salmonella,Shigella…Nó khơng có tác
dụng với các cầu khuẩn và các vi khuẩn Gram dương. Colistin không bị hấp thụ qua
ống tiêu hố, vì vậy sau khi uống, thuốc giữ nồng độ cao ở ruột, và có tác dụng diệt
khuẩn tại chỗ, chủ yếu là các vi khuẩn gây bệnh viêm ruột-tiêu chảy. Trong thú y,
colistin dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, ỉa chảy phân trắng, phó
thương hàn,… (Nguyễn Đức Lưu và ctv,1997).
2.4.5 Ampicilin
Ampicillin có cơ chế tổng quát là ức chế tạo vách tế bào vi trùng qua mấy bước sau:

-1515



Gắn vào protein đặc biệt PBP (Penicillin – Binding – Proteine) để đưa thuốc đến
receptor của vi trùng.
Ức chế tổng hợp vách tế bào vi trùng, phong tỏa sự chuyển peptide của
peptidoglycan.
Hoạt hóa men tự tiêu (autolytic enzymes) ở vách tế bào vi trùng, gây tổn thương và
diệt chết vi trùng.
Dược động học: thì nếu uống thuốc được hấp thu hết sau 2 giờ, đạt nồng độ cao
trong huyết thanh khi uống liều gấp đôi, lượng thuốc trong huyết tương cũng tăng
cao gấp 2 lần thường thời gian bán thải khoảng 1-1,5 giờ. Nếu tiêm với liều cao cho
đại gia súc sau 3 giờ thuốc đạt nồng độ rất cao trong ruột, có thể gấp tới 40 lần so
với huyết thanh. Trong khi đó nồng độ thuốc trong các tế bào, cơ quan khác lại
thấp. Điều này cho thấy thuốc có chu kỳ gan ruột, thuốc được tái hấp thu ở ruột, nên
đã kéo dài thời gian bán thải và thời gian tác động của thuốc trong cơ thể. Khi chữa
các bệnh ở gan, mật và đường tiêu hóa tốt nhất là nên cho uống.
Phổ kháng khuẩn: Ampicilin thật sự là thuốc có phổ tác dụng rộng có tác dụng cả
invivo và invitro, cả với một lượng lớn vi khuẩn Gram (+),Gram (-) như:
Staphycoccus aureuss, Streptococcus spp, E.coli,…
Ứng dụng điều trị: viêm phổi, viêm ruột,…do các vi khuẩn gây ra
(Bùi Thị Tho, 2003)
2.4.6 Gentamycin
Theo Hồ Văn Nam,1997.
Kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosides. Chiết từ nấm Micromonospora
purpurea và Micromonospora echinospora, được tìm ra năm 1963.
Trên lâm sàng dùng dưới dạng gentamycin sulphat, thuốc thuộc dạng bột màu trắng
vơ định hình, tan trong nước. Thuốc bền với nhiệt độ và sự thay đổi của pH.
Thuốc có phổ kháng khuẩn mạnh, rộng hơn Streptomycin. Thuốc có tác dụng với
những vi khuẩn đã kháng lại Streptomycin. Với vi khuẩn Gram (+): các phế cầu, tụ
cầu trong phịng thí nghiệm có tác dụng diệt trên 95%. Với vi khuẩn Gram (-): vi
khuẩn lậu cầu, màng não cầu, Pseudomonas, E.coli, Salmonella, Shigella. Thuốc

khơng có tác dụng với Mycobacterium, vi khuẩn kỵ khí và nấm.
Gentamycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức
ribosome. Do vậy, mã bị đọc sai, gây tổng hợp và tích lũy protein sai, kìm hãm vi

-1616


khuẩn phát triển. Thuốc còn gây rối loạn cả giai đoạn tổng hợp protein từ khâu khởi
đầu, kéo dài đến kết thúc. Ngồi ra, thuốc cịn có các cơ chế khác là thay đổi tính
thấm màng hơ hấp tế bào đến AND của vi khuẩn.
2.4.7 Tylosin
Theo Bùi Thị Tho, 2003.
Thuốc thuộc nhóm macrolid, được phân lập từ chủng Streptomycetes fradiea trong
mẫu đất của Thái Lan. Thuốc ở dạng bột khô. Chịu được nhiệt đô 128 – 1320C,
dung dịch trong nước có pH = 5,5 – 7,5. Bảo quản ở 250C trong 3 tháng. Khi ở dạng
bazơ, tylosin tan trong các dung mơi hữu cơ: methanol, ethanol, aceton, cloroform
và ether, ít tan trong nước. Khi ở dạng muối tan rất nhiều trong nước, có thể đạt
nồng độ 600mg/ml.
Trong phịng thí nghiệm thuốc có tác dụng với Mycoplasma, Haemophilus.
Thuốc ức chế sự tổng hợp protein, gắn vào phần 50S ribosom của vi sinh vật, ức
chế enzyme peptidyl-transferase trong quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
macrolid còn tạo ra “thời kỳ nghỉ của vi khuẩn”. Sau khi tiếp xúc vài giờ với thuốc,
macrolid sẽ tích luỹ trong nguyên sinh chất của vi khuẩn. Lúc này vi khuẩn sẽ
không tiếp tục phát triển được nên mất khả năng gây bệnh, dễ bị thực bào bởi khả
năng phòng vệ của vật chủ.
2.4.8 Dexamethasone
Theo Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên, 2000.
Cơ chế tác dụng: Thuốc có 2 tác dụng chủ yếu là chống viêm và chống dị ứng.
Tác dụng chống viêm ở giai đoạn sớm ở giai đoạn sớm cũng như muộn bất kể do
ngun nhân gì (cơ học, hóa học,…), thuốc khơng có tác dụng diệt khuẩn.

Dexamethasone chống viêm rất mạnh trong các glucorticoide và mạnh gấp 5 lần so
với Prednisolone, 25-30 lần mạnh hơn Hydrocortison và 35 lần so với cortison.
Thuốc làm giảm viêm theo cơ chế phong tỏa men phospholipase ngăn chặn
phospholipid chuyển thành axít arachidonic, khâu đầu tiên của dây chuyền chuyển
thành Prostalandine, làm giảm đáp ứng của các mô với protein lạ, giảm kích ứng tại
chổ. Mặt khác, thuốc làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch nên dịch viêm bị giảm
(giảm sưng ở những nơi có thể thấy như ở khớp và vú).
Tác dụng chống dị ứng: ức chế men histidine decarboxylase nên làm giảm lượng
histamin chuyển sang, làm giảm đáp ứng của cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng.

-1717


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm và thời gian
3.1.1 Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi tỉnh Sóc
Trăng. Trung tâm đặt tại số 167A, Quốc Lộ 1A, Ấp Trà Canh A2, Xã Thuận Hoà ,
Huyện Mỹ Tú , Tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2 Thời gian: 20/12/2008 đến 15/03/2009
3.1.2 Chuồng trại
Hướng chuồng Đông -Tây , kiểu chuồng 2 mái, thiết kế theo kiểu chuồng kín (lắp
hệ thống lưới để lọc khơng khí và bec phun nước làm lạnh khơng khí lưu chuyển
vào chuồng, ở mỗi ơ được lắp 2 quạt hút khí trong chuồng ra ngồi). Mái chuồng
bằng tole, có lốp la phong. Chuồng sàn, nền bằng bê tơng, sàn bằng bê tông và song
sắt.
Dãy chuồng được chia thành 4 ơ, mỗi ơ gồm có 16 chuồng ép. Máng ăn bằng thiết,
núm uống uống tự động.
3.1.3 Thức ăn

Thức ăn cho heo nái nuôi con được trại tự pha trộn, thức ăn tập ăn cho heo con là
RIGHT-TRACK.
Thức ăn RIGHT-TRACK (sản phẩm của công ty Cargill)
Thành phần:
Đạm tối thiểu 20%
Ca trong khoảng 0,7-1,3%
Tylosin (mg/kg) 50 Max
Halquinol (mg/kg) 600 Max
ME tối thiểu (Kcal/kg) 3200
3.1.4 Đối tượng thí nghiệm
Tất cả heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Ni Tỉnh Sóc Trăng

-1818


×