Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG của PREMIX CALPHOVIT bổ SUNG TRÊN HEO CON GIAI đoạn bú mẹ tại xí NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO MIỀN tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.29 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP Z SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐINH THỊ QUỲNH NHƯ

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX
CALPHOVIT BỔ SUNG TRÊN HEO CON GIAI
ĐOẠN BÚ MẸ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
MIỀN TÂY

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ- 2009

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP Z SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX
CALPHOVIT BỔ SUNG TRÊN HEO CON GIAI
ĐOẠN BÚ MẸ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO


MIỀN TÂY

Giáo viên hướng dẫn
ThS TRƯƠNG CHÍ SƠN

Sinh viên thực hiện
ĐINH THỊ QUỲNH NHƯ
MSSV: 3052449
Lớp: CNTY K31

Cần Thơ- 2009

2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP Z SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y
Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PREMIX
CALPHOVIT BỔ SUNG TRÊN HEO CON GIAI
ĐOẠN BÚ MẸ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
MIỀN TÂY
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2009
DUYỆT BỘ MÔN

ThS. TRƯƠNG CHÍ SƠN
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2009
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP Z SINH HỌC ỨNG DỤNG

3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
chúng em trong suốt 4 năm qua.
Chân thành cảm ơn thầy Trương Chí Sơn, là giáo viên hướng dẫn và cũng là cố
vấn học tập của em, cảm ơn thầy đã bỏ nhiều thời gian và sức lực để dìu dắt và
giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn xí nghiệp chăn nuôi heo Miền Tây đã tạo mọi điều kiện, tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể tiếp cận thực tế và hoàn thành tốt luận
văn.

4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện

ĐINH THỊ QUỲNH NHƯ

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC

Trang
Mục lục .........................................................................................................................iii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 2
2.1 Đặc điểm một số giống heo ....................................................................................... 2
2.1.1 Heo Yorkshire ........................................................................................................ 2
2.1.2 Heo Landrace ......................................................................................................... 2
2.1.3 Heo Duroc.............................................................................................................. 2
2.1.4 Heo lai Yorkshire x Landrace ................................................................................. 3
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con .......................................................................................... 3
2.2.1 Sinh trưởng và phát triển của heo con..................................................................... 3
2.2.2 Đặc điểm sinh lí tiêu hóa của heo con..................................................................... 4
2.2.2.1 Sự tiêu hóa ở miệng ............................................................................................. 5
2.2.2.2 Sự tiêu hóa ở dạ dày ............................................................................................ 5
2.2.2.3 Sự tiêu hóa ở ruột non.......................................................................................... 5

2.2.2.4 Sự tiêu hóa ở ruột già........................................................................................... 6
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con............................................................................... 6
2.3.1 Nhu cầu năng lượng ............................................................................................... 7
2.3.2 Nhu cầu đạm .......................................................................................................... 7
2.3.3 Nhu cầu nước ......................................................................................................... 8
2.3.4 Nhu cầu khoáng...................................................................................................... 8
2.3.5 Nhu cầu Vitamin .................................................................................................... 9
2.3.6 Nhu cầu lipid ........................................................................................................ 10
2.4 Ảnh hưởng của heo nái đến năng suất heo con......................................................... 10
2.4.1 Khả năng cung cấp sữa của heo nái cho heo con................................................... 10
2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái nuôi con ............................................................ 10
2.4.2.1 Nhu cầu năng lượng........................................................................................... 11
2.4.2.2 Nhu cầu về đạm................................................................................................. 11
2.5 Thức ăn nuôi heo..................................................................................................... 12
2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp.............................................................................. 12
2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột .................................................................................... 12
2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên................................................................................... 12

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.5.4 Thức ăn bổ sung ................................................................................................... 13
2.5.5 Premix Calphovit.................................................................................................. 13
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 15
3.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................................... 15
3.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 15
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm............................................................................................ 15
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ......................................................................................... 15

3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 15
3.1.5 Thức ăn trong thí nghiệm...................................................................................... 15
3.1.6 Qui trình chăm sóc ............................................................................................... 17
3.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 17
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 17
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 17
3.2.3 Xử lý số liệu......................................................................................................... 18
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN .............................................................................................. 19
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 26

7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Mối liên hệ giữa thể trọng, tuổi và HSCHTĂ................................4
Bảng 2.2 Trọng lượng heo con theo tuổi......................................................4
Bảng 2.3 Tăng trọng heo con theo tuổi ........................................................4
Bảng 2.4 Dung tích dạ dày và ruột non ở heo ..............................................6
Bảng 2.5 Nhu cầu năng lượng của heo.........................................................7
Bảng 2.6 Nhu cầu acid amin của heo con.....................................................8
Bảng 2.7 Nhu cầu về nước của heo con .......................................................8
Bảng 2.8 Nhu cầu về chất khoáng của heo con ............................................9
Bảng 3.1 Thức ăn cho heo nái..................................................................... 15
Bảng 3.2 Thức ăn cho heo con tập ăn ......................................................... 16
Bảng 3.3 Hàm lượng chất có trong 1kg premix Calphovit........................... 16
Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................ 17
Bảng 4.1 Kết quả trọng lượng và tăng trọng của heo con ............................ 19

Bảng 4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái 105 ngày chửa và trọng lượng của
heo con ....................................................................................................... 20
Bảng 4.3 Thức ăn của heo con sau 4 tuần đẻ............................................... 22
Bảng 4.4 Tỉ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm......................................... 24
Bảng 4.5 Chi phí thức ăn cho heo con......................................................... 24

8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Trọng lượng sơ sinh của heo con (kg/con)....................................... 20
Hình 2 Trọng lượng sơ sinh của heo con (kg/ổ) .......................................... 20
Hình 3 Tăng trọng toàn kì của heo con ....................................................... 21
Hình 4 Hệ số chuyển hóa thức ăn ............................................................... 23

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
LVTN: luận văn tốt nghiệp.
TLCS (kg/con): trọng lượng cai sữa trung bình của một con.
TLCS (kg/ổ): trọng lượng cai sữa toàn ổ.
TLSS (kg/con): trọng lượng sơ sinh trung bình của một con.
TLSS (kg/ổ): trọng lượng sơ sinh toàn ổ.

TTTK (kg): tăng trọng toàn kì.
TTBQ (kg/con/ngày): tăng trọng bình quân.

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
“So sánh ảnh hưởng của premix khoáng bổ sung trên heo con giai đoạn bú
mẹ”
được thức hiện tại xí nghiệp chăn nuôi heo Miền Tây, quận Ô Môn, TP Cần
Thơ, từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 03 năm 2009. Số heo nái theo dõi là 12
con.Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
Số con sơ sinh trung bình qua các nghiệm thức lần lượt là: NT1: 9,00. NT 2:
10,75. NT3: 9,25.
Trọng lượng sơ sinh và cai sữa (kg/con) của heo con lần lượt là: NT1: 1,36;
7,23. NT2: 1,42; 7,72. NT3: 1,48; 7,88.
Tăng trọng bình quân của heo con (g/con/ngày): NT1: 209,65. NT2: 225,27.
NT3: 228,66.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con: 3,38; 2,64; 2,80.
Tỉ lệ tiêu chảy (%): NT1: 0,99. NT2: 0,33. NT3: 0,29.
Kết quả ghi nhận được cho thấy:
Trọng lượng bình quân và tăng trọng của heo con tăng lên khi có bổ sung
premix Calphovit.
Hệ số chuyển hóa thức ăn giảm.
Premix Calphovit làm giảm tỉ lệ tiêu chảy.

11


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, nơi
đây sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn về lương thực và thực phẩm, là nơi có
nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú, để phát triển tốt ngành chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Trong chăn nuôi heo, thì chăn nuôi heo con theo mẹ và sau cai sữa là vấn đề
đáng quan tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người chăn nuôi. Hiện nay hầu hết
những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi đều có những biện pháp nuôi
dưỡng riêng, song tỷ lệ tiêu chảy, sự hao hụt ở heo con theo mẹ và sau cai sữa
còn quá cao. Trong giai đoạn này, thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của
heo con. Nếu chất lượng thức ăn không tốt, không cân đối sẽ gây hậu quả: heo
còi cọc, tiêu chảy, chậm lớn, có thể chết. Heo con trong giai đoạn bú mẹ thì sữa
mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sữa mẹ đến một giai
đoạn nhất định sẽ giảm dần cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, heo con cần
được cho ăn thêm thức ăn và một số loại premix khoáng bổ sung giúp heo con
mau lớn và hạn chế được bệnh tật.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ So sánh ảnh hưởng của
bổ sung Premix Calphovit trên heo con giai đoạn bú mẹ”.
Mục tiêu của đề tài: khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung các premix tổng hợp
lên heo con trong giai đoạn bú mẹ, qua đó có những khuyến cáo thích hợp nhất
cho heo con giúp heo con tăng trọng tốt, giảm tỉ lệ tiêu chảy, khi chuyển sang
nuôi cai sữa đạt năng suất cao.

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO
Theo Võ Văn Ninh (2007), Đồng bằng sông Cửu Long có nuôi một số giống
heo sau:
2.1.1 Heo Yorkshire
Nguồn gốc: nước Anh, lúc đầu có ba nhóm: heo Đại Bạch (Large White
Yorkshire) có tầm vóc lớn, heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) có tầm
vóc nhỏ, heo Tiểu Bạch (Small White Yorshire) có tầm vóc nhỏ.
Hai nhóm Tiểu Bạch và Trung Bạch có năng suất kém và ngoại hình xấu nên
không được ưa chuộng còn Đại Bạch có năng suất cao, ngoại hình đẹp nên rất
được ưa chuộng.
Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen
nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng
dài, lông trên thân thường mịn nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo
dài, khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong.
Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như
hình chữ nhật. Bốn chân khỏe, đi trên ngón, khung xương vững chắc.
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa. Mỗi lứa trung bình 8
đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con từ 1,0 đến 1,8 kg. Sản lượng sữa
thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm heo ngoại
nhập. Heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện nuôi dưỡng
của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
2.1.2 Heo Landrace
Nguồn gốc: Đan Mạch (Danish Landrace).
Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu
nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân
hình giống như một tam giác.
Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, nếu chăm sóc, dinh dưỡng tốt có thể đạt
đến 2,5 lứa. Mỗi lứa nái đẻ từ 8 đến 10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt

sữa, sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao. Tuy nhiên, heo Landrace đòi hỏi
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn và kém thích nghi trong điều kiện thời
tiết nóng, nước chua và phèn mặn.
2.1.3 Heo Duroc
Nguồn gốc: Mỹ.
Heo Duroc có đặc điểm về màu lông rất dễ phân biệt là lông màu đỏ nâu (heo
bò). Heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai màu đỏ
thường nhạt hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm
bông đen. Heo Duroc thuần chủng mỗi chân có bốn móng màu đen nâu, không
có móng trắng. Hai tai nhỏ xụ nhưng gốc tai đứng, đặc biệt lưng Duroc bị còng,
ngắn đòn vì vậy bộ phận sinh dục cái trở nên thấp làm cho khi phối giống với

13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


các đực giống khác lớn tuổi hơn có sự khó khăn: dương vật dễ phối sai vị trí,
không vào bộ phận sinh dục mà vào hậu môn.
Heo nái mỗi năm đẻ 1,8 đến 2 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là
giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace.
Heo lai 3 máu Yorkshire + Landrace + Duroc thường được các nhà chăn nuôi
Việt Nam ưa chuộng nhưng các hộ gia đình thường không thích nuôi nái Duroc
thuần chủng vì sinh sản kém, khó nuôi, dễ bị suy dinh dưỡng, dễ bệnh.
2.1.4 Heo lai Yorkshire x Landrace
Con lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân
và đùi thanh, con nuôi thịt lờn nhanh, 6 -7 tháng tuổi đạt khoảng 100kg, hệ số
3,8 – 4,2 đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 52- 57%. Con lai được
nuôi dưỡng tốt, đúng kĩ thuật có thể đạt được các yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu.

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CỦA HEO CON
2.2.1 Sinh trưởng và phát triển
Đồ thị sinh trưởng, phát triển và tích lũy của động vật có hình chữ S tương ứng
với các pha sinh trưởng chậm, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm và cuối
cùng là pha cân bằng (Mc Donald et al, 1994).
Thể trọng heo con tăng theo tuổi nhưng tăng trọng bình quân hầu như biến đổi
khá rõ rệt giữa hai và bốn tuần tuổi, đường biểu diễn đi xuống vì trong giai
đoạn này nhu cầu dinh dưỡng không đáp ứng đủ do sữa mẹ giảm (M. Aumaitre,
1963).
Trong quá trình sinh trưởng ở tuần tuổi thứ ba, tốc độ sinh trưởng của heo con
bắt đầu chậm lại bởi vì lượng sữa mẹ bắt đầu thấp dần. Lượng khoáng (chủ yếu
là Sắt) ở sữa mẹ và dự trữ ở heo con đã không còn đủ cung cấp cho nhu cầu
(Nghiêm Khánh, 1972).
Thu nhận hàng ngày về năng lượng của thức ăn tiêu hoa từ sữa mẹ (97% nhiệt
năng thô của sữa) của heo con giảm dần đi sau 3- 4 tuần tuổi. Ở giai đoạn này
nếu không được cho ăn thức ăn bổ sung thì sinh trưởng của heo con sẽ chậm lại
(Lucas, 1959).
Heo là động vật sinh trưởng nhanh sau khi sinh. So với trọng lượng sau khi
sinh thì tốc độ phát triển của heo con rất nhanh. Heo con sau 10 ngày tuổi tăng
gấp 3 lần sơ sinh, 1 tháng tuổi tăng gấp 4 lần, 2 tháng tuổi tăng gấp 10 lần (Lê
Thị Mến, 1999).

14

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.1 Mối liên hệ giữa thể trọng, tuổi, tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn (HSCHTĂ)


Thể trọng
(kg/con)

Tuổi (ngày)

Tăng trọng
(g/con/ngày)

HSCHTĂ (kg
TĂ/kg tăng
trọng)

1

1

-

-

4,5

14

230

1,5

13,6


48

450

1,9

18,2

56

540

2,2

(Nguồn: Lê Thị Mến (1999))

Bảng 2.2 Trọng lượng của heo con theo tuổi

Tuổi (ngày)

21

35

49

70

Trọng lượng
(kg/con)


7,0

10,5

17,0

30,0

(Nguồn: công ty quốc tế Altech® của Mỹ(2005))

Bảng 2.3 Tăng trọng của heo con theo tuổi

Tuổi (ngày)

21-35

35-49

49-70

Tăng trọng bình quân
(g/con/ngày)

250

450

600


(Nguồn: công ty quốc tế Altech® của Mỹ (2005))

2.2.2 Đặc điểm sinh lí tiêu hóa của heo con
Thức ăn thường là những vật chất phức tạp (trừ sữa), thường ở dạng vật chất
không hòa tan trong nước và cũng không thể hấp thu trực tiếp vào máu để nuôi
cơ thể. Để khai thác được nguồn chất dinh dưỡng từ thức ăn, cơ thể phải tiêu
hóa thức ăn. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ những dạng phức tạp
thành những phần tử đơn giản, xảy ra bên trong ông tiêu hóa của đông vật,
những phân tử này có thể được hấp thu. Bộ máy tiêu hóa được xem là một hệ
thống ống kéo dài từ thực quản đến hậu môn gồm: miệng, yết hầu, dạ dày, ruột
non, ruột già được bao phủ bởi một lớp màng nhầy, có chức năng nhai, nghiền,
tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Cơ quan tiêu hóa của heo khi còn trong bào thai của heo mẹ đã được hình thành
đầy đủ nhưng dung tích rất nhỏ (Trần Cừ, 1972).

15

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.2.1 Sự tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt cao. Tách mẹ sớm,
hoạt tính amylaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi
phải đến ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 - 2,6% vật chất khô.
Tùy lượng thức ăn, lượng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô
thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy,
cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng. Lượng nước bọt thay đổi tùy theo
số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng
nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau, cả 2 tuyến hoạt động, không gây ức chế, cho nên cho ăn nhiều

chủng loại thức ăn, đổi bữa heo sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hoá
tốt thức ăn (Trần Cừ, 1972).
2.2.2.2 Sự tiêu hóa ở dạ dày
Heo con 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng
tuổi đạt 2 lít. Sau dó, tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Dịch vị
tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3 - 4
tháng tuổi, sau dó kém hơn (Trương Lăng, 2003)
Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều sữa,
kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày đêm
gần bằng nhau. Độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hoá pepxinogen kém,
diệt khuẩn kém. Acid Clohydric tự do xuất hiện ở 25 - 30 ngày tuổi và diệt
khuẩn rõ nhất ở 40 - 45 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không
tiêu hoá protein thực vật. Sữa rời khỏi dạ dày sau 1 - 1,3 giờ. Trộn dịch vị với
sữa tỷ lệ 1:5, sau 5 - 6 giây sữa đông vón lại: sữa được tiêu hoá hoàn toàn. Hệ
số tiêu hoá thức ăn hạt cũng cao, đạt 73 - 86%. Số lượng, chất lượng thức ăn
khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tiêu hoá cao. Ban
đêm tiêu hoá cao hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại nhiều hơn. Thêm
3g pepsin và 500ml acid clohydric 0,4% vào thức ăn cho heo 3 - 4 tháng tuổi sẽ
kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hóa. Những acid chính trong dạ dày là:
acid lactic, acetic, propionic, còn acid butyric thì ít hơn.
Acid lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic. Heo con 60 ngày tuổi, vi khuẩn
lactic nhiều hơn ở heo 120 ngày tuổi. Nó giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn
toàn và tăng khi cân bằng dinh dưỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli cũng
giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn toàn.
2.2.2.3 Sự tiêu hóa ở ruột non
Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, từng phần được đưa xuống ruột non. Nơi đây
thức ăn sẽ được tác dụng với các dịch vị tá tràng, gan và tụy.
Mật do gan tiết ra có chứa các muối Na và K của các acid mật, chủ yếu là các
Glycocholic và Taurocholic, Biliverdin và Bilirubin là sắc tố mật, ngoài ra còn
có Cholesterol và Mucin. Các muối mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình

tiêu hóa bằng cách hoạt hóa enzyme Lipase và nhũ tương hóa chất béo. Sự tiêu
hóa chất béo chủ yếu do tác động của Lipase dịch tụy.

16

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Ruột non giữ nhiệm vụ chính trong sự tiêu hóa, biến đổi những chất có thành
phần phân tử phức tạp thành những chất đơn giản, dễ hấp thu vào máu. Ở ruột
non: pH từ 6,3 -8,3; nó vừa hấp thu những phân tử nhỏ do sự tiêu hóa tạo ra
vừa tiêu hóa những loại thực phẩm chưa được phân giải ở dạ dày. Quá trình
tiêu hóa do các men tiết ra từ niêm mạc ruột, tụy tạng và mật (Hứa Văn Chung,
2006).
Heo con lúc 5 tuần tuổi có khả năng tiêu hóa protein thực vật, trước đó dịch
tiêu hóa không có enzyme saccharose hoặc hoạt tính thấp (Trương Lăng, 2000).
Sau khi sinh ra, mức độ tăng thể tích, chiều dài và trọng lượng của dạ dày và
ruột nhanh. Heo con 1 ngày tuổi có dạ dày nặng 4-5g chứa 24-40g sữa còn ruột
non nặng 40-50g với sức chứa 100-150ml thể dịch. Đến 10 ngày tuổi, trọng
lượng và dung tích gấp 3 lần so với sơ sinh, ruột non có dung tích tăng gấp 2
lần so với 1 ngày tuổi.
Bảng 2.4 Dung tích dạ dày và ruột non ở heo con

Tuổi (ngày)

Dạ dày (ml)

Ruột non (ml)

1


23

91

10

66

181

20

193

636

70

1644

5443

(Nguồn: Harmon (1997))

2.2.2.4 Sự tiêu hóa ở ruột già
Ở heo, Cellulose và Hemicellulose không bị các enzyme trong bộ máy tiêu hóa
tác động. Một số nghiên cứu về mức độ tiêu hóa chất xơ của một số loại thức
ăn bị phân giải trong một phạm vi giới hạn. Sự tiêu hóa Cellulose và
Polisaccharid cao phân tử ở heo rất thấp so với thú nhai lại.

Tóm lại, kết quả cuối cùng của sự tiêu hóa ở heo như sau:
Glucid

Đường đơn

Protein

Acid Amin

Chất béo

Acid béo và Glycerol

(Võ Văn Sơn, 1999)
2.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO CON
Nhu cầu dinh dưỡng là số lượng hay % dưỡng chất và năng lượng mà con vật
đòi hỏi để đảm bảo các hoạt động sống còn và sản xuất của nó trong một ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo nhu cầu chức năng của con vật.
Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều nhưng lượng sữa của heo mẹ giảm
từ tuần thứ 3- cuối tuần thứ 4 rõ rệt, không đủ cung cấp năng lượng cho heo
17

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


con. Mặt khác cơ thể heo mẹ hao mòn từ 15-30% (Trương Lăng, 2000). Để
chăn nuôi đạt hiệu quả hơn phải cung cấp dầy đủ dưỡng chất và năng lượng
theo nhu cầu của heo con.
2.3.1 Nhu cầu năng lượng
Năng lượng được xem là nguồn nguyên liệu cho cơ thể hoạt động như thở, hoạt

động của tim, vận động của cơ cũng như điều hòa nhiệt cơ thể. Nguồn năng
lượng chính trong khẩu phần thức ăn của heo chủ yếu là Carbonhydrace.
Năng lượng thô (GE) là tổng năng lượng thu được sau khi đốt cháy 1g thức ăn
trong nhiệt lượng kế Bomb (sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và nhiệt năng Q).
Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ thuộc vào tỉ lệ của
Carbonhydrace, chất béo và lượng đạm có trong thức ăn.
Năng lượng tiêu hóa (DE) là phần năng lượng của thức ăn được hấp thu vào cơ
thể, được tính bằng hiệu số giữa năng lượng thô của thức ăn và năng lượng thải
ra trong phân.
Năng lượng trao đổi (ME) là năng lượng tiêu hóa trừ đi năng lượng mất đi ở
dạng khí và nước tiểu ( phần năng lượng này thường không được tính đến vì nó
quá nhỏ và khó đo lường).
Bảng 2.5 Nhu cầu năng lượng của heo con

Năng lượng cần cho 100g tăng
trọng/ngày
30
90
140
170
190
200
205
210

Tốc độ sinh trưởng hàng ngày (g)
80
100
120
140

160
180
200
220
(Nguồn: Trần Cừ (1972))

2.3.2 Nhu cầu về đạm
Chất đạm trong cơ thể gia súc có thể chia làm hai nhóm: protein và đạm phi
protein. Việc cung cấp các Nitrogen phi protein (như Urea) không đem lại lợi
ích cho heo được nuôi bằng các khẩu phần thông dụng.
Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi cơ thể sống, chiếm từ 16-18%
thể trọng. Chúng là nguồn cung cấp protid cho các mô bào. Sự cung ca61o
protein tối ưu cho các động vật trưởng thành là việc tất yếu trong nuôi dưỡng
heo con vì nó không chỉ ảnh hưởng tốt đến tăng trọng mà còn giảm chỉ số thức
ăn.
Protein được tạo thành do các acid amin kết hợp với nhau, mà những acid amin
là những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy để đạt hiệu quả nhu cầu cho heo
cũng như để đạt hiệu quả tối ưu cho việc cung cấp protein đòi hỏi cung cấp đầy
đủ các acid amin theo một tỉ lệ hợp lí.

18

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.6 Nhu cầu acid amin của heo con (% trong khẩu phần)

Các acid amin
Arginine
Histidine

Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine+Cystine
Phenylanine+Tylosine
Threonine
Tryptopan
Valine

5 -10 Kg
0.05
0.31
0.63
0.85
1.15
0.58
0.94
0.68
0.17
0.68

10 -20 Kg
0.4
0.25
0.52
0.70
0.90
0.48
0.77
0.56

0.14
0.56

(Nguồn: NRC (1988))

2.3.3 Nhu cầu nước
Nước chiếm tỉ lệ quan trọng trong cơ thể gia súc và là thành phần cơ bản của
cấu tạo cơ thể. Nước giữ vai trò tối quan trọng trong cơ thể. Hàm lượng nước
trong cơ thể thay đổi theo tuổi và nó chiếm 82% trọng lượng heo sơ sinh.
Nhiều tổ chức của cơ thể có đến 90% nước, lượng nước này phải lấy từ bên
ngoài như nước uống, nước trong thức ăn và nước do trao đổi bên trong cơ thể
tạo ra và chúng ra khỏi cơ thể qua phổi (hô hấp), ruột (phân) và thận (nước
tiểu).
Thiếu nước, gia súc sẽ chết nhanh hơn thiếu thức ăn. Nước hòa tan, vận chuyển
các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và bài thải các chất cặn bã ra ngoài, là môi
trường cho các phản ứng biến dưỡng trong cơ thể sống. Nước trong cơ thể gồm
hai dạng:
Dạng tự do: trong máu và trong tế bào (có thể thay đổi được).
Dạng liên kết với các cation trong cơ thể (cố định).
Nước mất liên tục trong quá trình hô hấp, nếu mất 10% nước (tự do) thì sinh lí
cơ thể sẽ bất thường. Thiếu nước, heo sẽ biếng ăn, chậm lớn, sinh lí cơ thể bị
rối loạn.
Bảng 2.7 Nhu cầu về nước của heo con

Heo con
Giai đoạn trước cai sữa
Giai đoạn sau cai sữa
6-16 Kg

Nhu cầu nước uống ( lít/ ngày)

0,5
1,0
1,0 -2,0

(Nguồn: Công ty Altech của Mỹ (2005))

2.3.4 Nhu cầu về khoáng
Khoáng rất cần thiết cho việc tạo thành cơ thể. P và Ca tham gia vào việc tạo
thành xương và răng. Tổng chất khoáng trong cơ thể chiếm 2-3% chất khoáng
được cấu tạo trong thành phần của tất cà các tế bào và mô cơ thể.
Trong cơ thể động vật có trên 60 nguyên tố khoáng, trong đó có trên 10 nguyên
tố quan trọng là Ca, P, Mg, Na, K, Fe, Cu, Co, Zn, Mn…những nguyên tố này

19

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


có mặt hầu hết trong các cơ quan của cơ thể. Chúng có mặt trong thức ăn,
những khẩu phần gồm các loại hạt, rau xanh thường thiếu một số chất khoáng
như Ca, P, Na, Cu, Fe…Vì thế, việc bổ sung những nguyên tố này vào khẩu
phần ăn là điều kiện cần thiết (Vũ Duy Giảng, 1983).
Ngoài ra, chất khoáng còn tham gia vào việc duy trì và ổn định nội mô cơ thể,
duy trì áp suất thẩm thấu nhất định của máu và mô bào, duy trì sự toan kiềm
của máu, sự bài tiết của tuyến tiêu hóa, vận chuyển khí, là chất xúc tác của rất
nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, nó có tác dụng hoạt hóa men và các
hormon, ảnh hưởng đến tính hưng phấn của thần kinh. Do đó khi bị thiếu chất
khoáng, gia súc ăn kém ngon, chậm lớn, sử dụng thức ăn yếu, bị bệnh về xương
(Lê Thị Thu Trinh, 1994).
Sắt: : Heo con mới sinh mỗi ngày cần 7 - 11mg sắt để tạo máu và chống đỡ

bệnh tật. Hàng ngày sữa mẹ cung cấp không quá 2mg, nên thiếu từ 5 - 9mg để
tạo hemoglobin, một số enzyme hô hấp, vận chuyển hóa sinh của chu trình
Krebs. Do đó cần bổ sung sắt cho heo con (Trương Lăng, 1997).
Bảng 2.8 Nhu cầu về chất khoáng của heo

Chất khoáng
Ca (%)
P (%)
NaCl (%)
Fe ( ppm)
Cu ( ppm)
Zn (ppm)
Mn (ppm)
I (ppm)
Selen (ppm)

Thể trọng ( Kg)
5 -10
0.85
0.72
0.25- 0.50
100
10
100
10
0.2
0.3

10- 20
0.75

0.65
0.25- 0.50
100
10
100
10
0.2
0.3

(Nguồn: Nguyễn Thiện (2002))

2.3.5 Nhu cầu Vitamin
Cơ thể heo con cần Vitamin cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật như
Vitamin A, B1, B12, C…(Trương Lăng, 2000).
Hàng ngày, heo con cần 200 – 300 đơn vị Vitamin A cho 1kg thể trọng. Nếu
dùng Caroten thì cần 50- 60 mg (tính trên 1kg vật chất khô của khẩu phần).
Heo dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa Caroten thành Vitamin
A. Heo 20 ngày tuổi cỉ chuyển hóa được 25- 30%. Vitamin có trong sữa đầu
gấp 6 lần sữa thường. Vitamin A là sinh tố cần thiết cho sự phát triển của các
loại mô bào, nhất là hệ thống niêm mạc. Nếu thiếu Vitamin A trong khẩu phần
thì hàm lượng Vitamin A trong sựa giảm rất nhanh, làm giảm tốc độ sinh
trưởng của heo con. Các triệu chứng thiếu Vitamin A biểu hiện rõ ở heo con 4
tuần tuổi (Trương Lăng, 2005).
Vitamin B1 tham gia quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử
cacboxit của acid pyruvic. Thiếu B1, heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy
tim. Vitamin B2 tham gia oxy hóa đường, acid amin, acid lactic...Thiếu B2, heo

20

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



con bị viêm da, rụng lông, tiêu chảy, nôn mửa, sinh trưởng kém. Heo con cần
0,8- 1,2 mg cho 1kg vật chất khô.
Vitamin D tham gia trao đổi Ca- P. Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, còi
xương. Hàng ngày, heo con cần 12- 15 UI cho 1kg thể trọng. Cho heo con vận
động dưới ánh nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp được vitamin D.
Vitamin E tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển acid amin, acid
nucleic. Heo con cần 1mg trong ngày.
2.3.6 Nhu cầu Lipid
Ở heo, năng lượng do Lipid cung cấp chỉ chiếm 10 -15%. Phần lớn được dự trữ
dưới da, quanh nội tạng, Lipid được hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa Lipid
cao hơn heo lớn vì Lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa (Trương
Lăng, 2000). Chất béo cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể
động vật như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic. Khi bổ sung chất
béo vào thức ăn thì làm giảm bụi và tăng tính ngon miệng của thức ăn (Dương
Thanh Liêm et al, 2002).
2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA HEO NÁI ĐẾN NĂNG SUẤT HEO CON
Muốn có đàn con tốt, một mặt phải nuôi tốt heo con, mặt khác phải nuôi tốt heo
mẹ vì trong thời kì bú sữa, heo con gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái
dinh dưỡng của heo mẹ (Trần Cừ, 1972).
2.4.1 Khả năng cung cấp sữa của nái cho heo con
Việc chăm sóc nái tốt là một trong những biện pháp quan trọng góp phần giúp
heo con tăng trọng, giảm heo hụt ở heo con trong giai đoạn theo mẹ một cách
tốt nhất. Tuy nhiên khả năng cung cấp sữa của nái phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
Giống: trong 3 nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc, thì Landrace có khả
năng tiết sữa tốt nhưng phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng, còn Duroc
tỏ ra kém khả năng tiết sữa nhất (Võ Văn Ninh, 2001).
Lứa đẻ: heo nái tiết sữa tăng dần từ lứa 2 và giảm dần từ lứa 5 trở về sau (Lê
Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2002).

Chất lượng sữa nhất là sữa đầu quyết định sức khoẻ và sinh trưởng phát triển
của đàn con. sữa đầu chứa nhiều chất miễn dịch globulin tăng sức đề kháng cho
heo con.
Lượng sữa của heo nái tiết ra sau khi đẻ tăng dần cho đến ngày thứ 20 – 25 thì
bắt đầu giảm dần. Cần có khẩu phần đảm bảo cho heo mẹ có sức tiết sữa, có độ
hao mòn vừa phải, tạo thuận lợi cho lứa đẻ tiếp.
Sức tiết sữa cũng tăng dần từ lứa thứ 2 và giảm dần từ lứa thứ 5 trở về sau, và
những nái có tầm vóc vừa phải có lượng sữa cao, heo nái béo thì tiết sữa kém
(Lê Hồng Mận, 2002).
2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái nuôi con
Do việc tính nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái nuôi con phức tạp, nên ở đây ta
chỉ xét đến nhu cầu về năng lượng và protein

21

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.4.2.1 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng thức ăn của nái giai đoạn chửa phụ thuộc vào khối lượng
cơ thể, tăng trọng và những yếu tố liên quan đến môi trường, quản lý (Lê Hồng
Mận, 2000).
Nhu cầu năng lượng cho nái nuôi con bao gồm cho nhu cầu duy trì là ≥ 110
Kcal De/kg P 0,75 nhu cầu tiết sữa khoảng 2 Mcal De/kg sữa (Lê Hồng Mận,
2000).
Nhu cầu năng lượng cho nái nuôi con: Nhu cầu DE hàng ngày ở nái nuôi con
có thể tính theo phương trình sau (Nguyễn Minh Thông, 1997):
DE (Kcal/ngày) = 110W0.75 + (1243 M) – ((0,20 x 9417) x 0,85)/0,62
Trong đó W là trọng lượng sau khi sanh, 110W0.75 là nhu cầu duy trì, 1243 là
hàm lượng năng lượng của sữa (kcal/kg); M là số lượng sữa sinh ra được kể là

6,5kg ở heo nái tơ, và 7,5 kg ở heo nái rạ 10 heo con.
Năng lượng thô của heo nái được tính là: 5,2 MJ/kg
Kết quả nghiên cứu của B.G.Harmon (1998) năng lượng ăn vào của heo nái có
ảnh hưởng đến khối lượng heo con sơ sinh. Ở mức năng lượng ăn vào 30-40
MJ ME/ngày thì trọng lượng sơ sinh đạt cao từ 1,4-1,6kg/con lúc sinh ra.
Mức năng lượng cung cấp còn tuỳ thuộc vào sức sản xuất sữa, trọng lượng nái
có thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con /ổ và số ngày nuôi con (Trần thị
Dân, Nguyễn Ngọc Tuân, 2000)
2.4.2.2 Nhu cầu về đạm
Nái nuôi con: Tiêu chuẩn protid cho heo nái nuôi con theo Nguyễn Đức Trân
(1986) như sau: (tính cho một nái trong một ngày đêm)
Nái dưới 2 năm tuổi
Trọng lượng
heo nái(kg)

Nuôi 8 con
CP (g)

DP (g)

Nuôi 10 con
CP (g)

DP (g)

Nuôi 12 con
CP (g)

DP (g)


80-110

440

330

524

390

608

450

111-140

490

370

575

430

659

490

141-170


558

420

642

480

720

540

171-200

592

440

676

500

761

560

22

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Nái trên 2 năm tuổi
Trọng lượng
heo nái(kg)

Nuôi 8 con
CP (g)

Nuôi 10 con

DP (g)

CP (g)

DP (g)

Nuôi 12 con
CP (g)

DP (g)

110-140

410

310

490

370


575

450

141-170

456

340

541

400

625

490

171-200

524

390

591

441

676


560

201-230

575

430

659

480

727

540

Đối với heo nái vào thời kỳ có chửa, nhu cầu axit amin là tối thiểu vì chỉ cần
cung cấp 0,113kg/protein/ngày cho bào thai, 8 - 9g glyzin/ngày để thực hiện tái
sản xuất (Lê Hồng Mận, 2000).
2.5 THỨC ĂN CHO HEO CON
Thức ăn cho heo con phải có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, hấp thu, bao
gồm nhiều loại với các cách chế biến khác nhau bảo đảm sinh trưởng, phát
triển của heo con không bị còi cọc hoặc chết (Trần Cừ, 1972).
2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi,
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn. Có nhiều loại
thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau là tăng giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân
bằng về chất khoáng, vitamin... phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân

bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid
tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ khoáng và
quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu
Mạnh, 2007).
2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột
Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành
phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Nguyễn Hữu
Mạnh, 2007).
2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên
Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi,
đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm
được thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Thức ăn hỗn hợp dạng viên có những ưu
điểm như: Gia tăng tính ngon miệng giứp lượng ăn vào nhiều hơn, tăng trọng
cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn,
tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản.

23

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.5.4 Thức ăn bổ sung
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), thức ăn bổ sung sẽ nâng cao
hiệu quả của thức ăn hỗn hợp. Mặc dù thức ăn bổ sung được sử dụng với tỉ lệ
nhỏ nhưng có tác động rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản của heo.
Thức ăn bổ sung gồm các loại sau:
2.5.4.1 Bổ sung protein
Protein là nguyên liệu quan trọng cấu tạo nên cơ thể sinh vật, giúp cho sự sinh
trưởng, đẻ con và tiết sữa. Do đó, người ta thường bổ sung vài acid amin thiết

yếu (Lysine, Methionin) vào khẩu phần nếu khẩu phần sử dụng nhiều protein
thực vật nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng và giảm chi phí của thức ăn.
Trong số các acid amin thiết yếu, chỉ có Lysine và Methionin được sản xuất
dưới dạng chất tổng hợp riêng lẻ để bổ sung vào khẩu phần. Khi dùng acid
amin tổng hợp, cần lưu ý là cơ thể heo chỉ sử dụng 50% Lysine tổng hợp trong
khẩu phần.
2.5.4.2 Bổ sung khoáng
Chất khoáng đa lượng như Ca, P, Na... có vai trò quan trọng vì chúng tham gia
vào cấu trúc của nhiều bộ phận hay phản ứng biến dưỡng trong cơ thể. Tỉ lệ
pha trộn chất khoáng chiếm 1-1,5% trong khẩu phần.
Ngoài ra, các loại vi khoáng tuy được dùng với số lượng nhỏ nhưng rất cần cho
sự sinh trưởng và sinh sản của các loài động vật.
Bên cạnh các thức ăn bổ sung nêu trên, một vài chất góp phần cải thiện tiêu hóa
và biến dưỡng đang được sử dụng trong chăn nuôi:
Sunfat đồng có tác dụng như kháng sinh và gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn,
liều dùng tối đa là 250ppm, liều 250-500ppm có thể gây ngộ độc cho thú.
Acid hữu cơ gia tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và làm giảm sự phát triển của
vi khuẩn gây bệnh ở heo con bằng cách làm giảm pH của dạ dày. Tỉ lệ các chất
này khoảng 2-3% trong khẩu phần.
Probiotic: là hỗn hợp vi khuẩn và nấm men có lợi như Lactobacillus, Bacillus
subtilis... chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại trong
đường tiêu hóa nên giúp cho sự sinh trưởng của cơ thể.
2.5.5 Premix Calphovit
Premix Calphovit là loại thức ăn bổ sung dùng cho gia súc và gia cầm. Trong
premix Calphovit có chứa các vi sinh vật như B. subtilis và Lactobacilis và
Enzyme Phytase.
2.5.5.1 Ảnh hưởng của các vi sinh vật đến hệ tiêu hóa của heo con
Probiotic (Lactobacilis) được hiểu với nghĩa rộng là dạng thức ăn bổ sung và
tăng cường hoạt động cho các vi sinh vật đường ruột và sự hấp thu ở ruột.
Đối với gia súc non, khi điều kiện sống thay đổi làm mất cân bằng hệ vi sinh

vật thường trú trong ruột, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát

24

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


triển và gây bệnh. Lúc này, việc bổ sung probiotic vào thức ăn sẽ có hiệu quả
cao.
Lactobacillus acidophilus: thường trú trong đường tiêu hóa của gia súc, đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển
của vi khuẩn khác, duy trì số lượng, loại vi khuẩn đường ruột, xâm chiếm ruột,
cạnh tranh ở ruột mạnh hơn các vi khuẩn khác. Điều đó đem đến nhiều lợi ích:
vào ruột, chúng sẽ sinh sản và sản sinh ra những sản phẩm chuyển hóa như acid
lactic, acid acetic...và những nguyên tố kháng khuẩn như acidophilin, Lactocin
B chống lại những vi khuẩn gây bệnh đường ruột, vi khuẩn gây thối rửa và vi
khuẩn phân giải protein.
Acidophilin không chỉ có tác dụng chữa và phòng bệnh mà còn kích thích tăng
trưởng, giúp gia súc non tăng trọng nhanh chóng, sản xuất ra những chất diệt
khuẩn như hydrogen, peroxid và những kháng thể diệt khuẩn, chúng có khả
năng trung hòa độc tố do E. coli tiết ra..
Theo Conway (1986), L. acidophilus chống lại sự bám vào thành ruột của E.
coli do tương tranh vị trí bám và theo Kohler và Bold (1964), cho heo sơ sinh
ăn sẽ ngừa tiêu chảy, Lactobacillus làm tăng nhẹ nồng độ IgG trong huyết
thanh kích thích tiết IgA, tăng tăng trọng heo sơ sinh.
2.5.5.2 Tác dụng của premix Calphovit
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng vi lượng giúp heo con mau lớn,
nặng cân.
Phòng tiêu chảy, các chứng còi cọc, xù lông ở heo con do cung cấp quần thể vi
sinh vật có lợi cho tiêu hóa, đặc biệt chứa Enzyme Phytase làm tăng tỉ lệ

Phospho hữu dụng trong thức ăn.

25

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×