Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống và hiệu quả ký sinh của một số loài ong ký sinh sâu cánh vảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.36 KB, 64 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
có từ lâu đời và đã trở thành cây trồng đem lại giá trị nhiều mặt trong đời sống
người dân và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế nơng
nghiệp. Về giá trị dinh dưỡng, lạc dùng làm thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo
cho con người vì trong hạt lạc có chứa từ 22 - 27% protein, 40 - 50% dầu, khoảng
15% gluxit,... (Phạm Văn Thiều, 2000)[21]. Về giá trị kinh tế, sản phẩm lạc có giá
trị thương mại lớn. Trên thế giới có khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng dưới
dạng dầu ăn, khoảng 12% được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau (bánh,
mứt, kẹo, bơ,...), khoảng 6% dùng cho chăn nuôi, 1% dùng cho xuất khẩu.
Ngoài các, giá trị dinh dưỡng và kinh tế thì cây lạc cịn có giá trị về mặt sinh
học. Bộ rễ lạc có nhiều nốt sần cung cấp một lượng đạm đáng kể cho cây và những
cây trồng vụ sau. Đồng thời, làm giàu nguồn đạm cho đất, góp phần cải tạo và nâng
cao độ phì cho đất.
Vì những lợi ích to lớn như vậy, nên nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới ngày
càng tăng. Trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng
nhưng năng suất còn thấp, tuy nhiên tiềm năng phát triển cây lạc ở nước ta còn rất
lớn. Đầu năm 2002, diện tích lạc cả nước đạt 246.80 nghìn ha, năng suất bình quân
đạt 16,10 tạ/ha với tổng sản lượng 397 nghìn tấn (Niên giám thống kê Bộ
NN&PTNT, 2002). Hàng năm, nước ta xuất khẩu 70 - 80 nghìn tấn lạc nhân chiếm
70% sản lượng lạc cả nước qua các nước như: Pháp, Ý, Nhật,... Bên cạnh đó, chúng
ta đã xây dựng được một số nhà máy chế biến dầu lạc tinh luyện hiện đại, có khả
năng chế biến được loại dầu có chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Tại Nghệ An, lạc là một trong ba cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực, sản
lượng hàng năm mang lại cho người sản xuất tương đương với 9 vạn tấn thóc (Sở
NN&PTNT Nghệ An, 2001). Từ năm 1996 đến nay, diện tích và năng suất lạc



2

khơng ngừng tăng lên và có khả năng mở rộng diện tích tới 35 nghìn ha (Cục thống
kê Nghệ An, 1999)[1].
Tuy nhiên những kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, năng suất lạc nhìn
chung cịn thấp và khơng ổn định mà còn một nguyên nhân quan trọng là do lạc bị
nhiều sâu bệnh phá hoại. Chúng vừa gây hại trực tiếp, vừa là môi giới truyền bệnh
(rầy, rệp, bọ trĩ,...) làm giảm sản lượng lạc. Theo Wynnigor (1962), đối với cây lạc
sản lượng bị giảm do sâu gây hại là 17,10%, do bệnh là 11,50%, do cỏ dại 11,80%.
Bởi vậy, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra là góp phần tăng năng suất cây
trồng.
Vì vậy, vấn đề phòng trừ sâu hại lạc là mối quan tâm hàng đầu của người sản
xuất. Mục tiêu chính hiện nay của chúng ta là xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững và hiệu quả. Do đó, sự phát triển và thực hiện hệ thống biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM và IPM - B) là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Degeer đã nói: "Chúng ta khơng khi nào có thể
phịng chống cơn trùng hại thành cơng và thiếu sự giúp đỡ của côn trùng khác"
(Weiss, 1936). Theo báo cáo của tổ chức IRRI thì: "Kẻ thù tự nhiên như bắt mồi, ký
sinh và bệnh hại côn trùng thông thường tiêu diệt 95 - 99% sâu hại khi trên đồng
ruộng khơng sử dụng thuốc trừ sâu". Vì vậy, thời gian gần đây các nhà bảo vệ thực
vật đã tập trung nghiên cứu các biện pháp sinh học và coi đây là biện pháp cốt lõi
trong IPM và IPM - B. Một nguyên lý cơ bản của biện pháp này là: "Sử dụng tối đa
các tác nhân gây chết tự nhiên của dịch hại" trong đó nhóm cơn trùng ký sinh đóng
vai trị hết sức quan trọng trong điều hồ số lượng sâu hại.
Ở Việt Nam trong những năm qua thiên địch của sâu hại lạc đã được một số
tác giả quan tâm nghiên cứu như: Phạm Thị Vượng (1996)[18], Đặng Thị Dung
(1999) [2], Trần Ngọc Lân (2002)[23], Nguyễn Thị Thanh (2002)[15], Nguyễn Thị
Hiếu (2004)[14],… Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn sản xuất và hầu hết các đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ điều tra

thành phần loài, tỷ lệ ký sinh.


3

Để đóng góp những dẫn liệu làm cơ sở cho việc nhân ni, lây thả trên đồng
ruộng để phịng trừ sâu hại lạc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống và hiệu quả ký sinh
"
của một số loài ong ký sinh sâu cánh vảy"
.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp những tư liệu khoa học về ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến
thời gian sống và hiệu quả ký sinh của một số loài ong ký sinh sâu hại lạc phổ biến
làm cơ sở cho việc tiến hành các biện pháp bảo vệ, nhân ni và khích lệ sự phát
triển để tiến tới lợi dụng chúng trong phòng trừ sâu hại lạc.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng quy trình nhân ni ong trong
phịng mở ra khả năng sản xuất và sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại lạc ngồi
đồng ruộng. Từ đó, hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học, tránh
những tác hại đối với thiên địch, môi trường và sức khoẻ con người.
3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Xác định được loại thức ăn thích hợp cho thời gian sống và HQKS cao nhất.
Từ đó, lựa chọn làm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho ký sinh trưởng thành trong quá
trình nhân ni trong phịng hoặc khi lây thả chúng trên đồng ruộng để phịng trừ
sâu hại lạc có hiệu quả nhất.
4. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Thu thập mẫu vật và xác định được một số loài ong ký sinh phổ biến trên
sâu hại lạc tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An và vùng phụ cận để tiến hành nghiên cứu.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống và hiệu quả ký
sinh của một số loài ong ký sinh: Microplitis manilae, Euplectrus xanthocephalus,

Sympiesis sp1. ở các mật độ ong và vật chủ khác nhau.


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc trên thế giới
Cho đến nay, thế giới đã có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu về sâu hại
lạc. Theo Smith và Barfield (1982), đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài
ở các vùng trồng lạc khác nhau trên thế giới. Trong đó, bộ cánh vảy có 60 loài, tuy
nhiên số loài gây hại làm hạn chế năng suất lạc hoặc gây hại có ý nghĩa kinh tế
khơng nhiều. Nhóm sâu chích hút có 100 lồi, trong đó có 19 lồi bọ trĩ gây hại
chính trên lạc.
Trong suốt thời gian sinh trưởng, cây lạc bị khá nhiều loài sâu phá hoại.
Theo, Wynnigor (1962), ở vùng nhiệt đới cây lạc bị 37 loài gây hại bao gồm ở rễ,
củ, thân cây, lá, hoa, và hạt giống. Thiệt hại do sâu là sản lượng giảm 17,2%, do
bệnh giảm 11,5%, do cỏ dại giảm 11,8% (dẫn theo Lương Minh Khôi và nnk, 1989
- 1990) [11].
Nhiều nghiên cứu cũng đã xác định đặc tính sinh học, sinh thái của một số
lồi sâu hại bộ cánh vảy, bọ trĩ, rầy xanh,… Đây là một trong những cơ sở khoa học
quan trọng làm tiền đề cho việc xây dựng định hướng chiến lược IPM trên cây lạc.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch trên thế giới
Thiên địch luôn tồn tại trên đồng ruộng chúng có vai trị điều hồ mật độ,
kìm hãm, hạn chế sự phát sinh thành dịch của sâu hại rất hữu hiệu. Vì vậy, bên cạnh
việc nghiên thành phần sâu hại cũng như thiệt hại mà chúng gây ra cho cây trồng
nói chung và cây lạc nói riêng thì thiên địch của chúng cũng là đối tượng được quan
tâm hàng đầu. Thành phần thiên địch của sâu hại lạc rất phong phú bao gồm các
loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt và vi sinh vật gây hại.

Kết quả 10 năm nghiên cứu của trung tâm IRRISAT (1984 - 1993) về ký
sinh sâu non sâu vẽ bùa và sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ chết bởi ký sinh khá
cao, biến động từ 6 - 90%. Trung bình trong mùa mưa 36% và sau mùa mưa là 40%
nhờ đó mà giảm đáng kể mật độ sâu khoang và sâu vẽ bùa trên sinh quần ruộng lạc.


5

Smith và Barfeld (1982) đã tập trung nghiên cứu tác nhân gây chết của các
loài sâu xanh Heliothis virescens ở vùng Đơng - Nam nước Mỹ. Kết quả cho thấy
có từ 3 - 83% trứng của các loài sâu trên bị ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) ký sinh,
(Microplitis coroceipes, Eucelato riaarmigear) và virút Nuclear polyhedrotis đã
làm giảm mật độ sâu xanh hại lạc xuống dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Rarga Rao và Wightmas (1994) đã điều tra sâu khoang (S. litura) trong 17 vụ
trồng lạc cho thấy: Tỷ lệ chết do ký sinh từ 10 - 36%, ký sinh chủ yếu là ruồi họ
Tachiridae và một số loài ong ký sinh sâu non (dẫn theo Nguyễn Thị Thúy, 2007
[17, tr. 13]).
Theo Water house (1987), sâu khoang Spodoptera litura bị 46 lồi ký sinh
trong đó 36 lồi thuộc bộ cánh màng (78,26%) và 10 lồi ký sinh pha trứng cịn lại
ký sinh pha nhộng (dẫn theo Nguyễn Thị Thúy, 2007 [17, tr. 13]).
Tại Ấn Độ tìm thấy 2 lồi cơn trùng ký sinh trên sâu cuốn lá Hedylepta
indicata F. là Elasmus indicus và Grotius omyia nigvicans (Cu Ba).
Với thành phần phong phú và luôn tồn tại trên đồng ruộng, côn trùng ký sinh
của sâu hại lạc thể hiện vai trò to lớn trong điều hồ và kìm hãm sâu hại phát sinh
thành dịch. Đây là nhân tố không thể thiếu trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp
sâu hại cây trồng nói chung và sâu hại lạc nói riêng.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sâu hại và kết
quả cho thấy thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng lạc ở Việt Nam rất đa dạng và

phong phú.
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong hai
năm 1967 - 1968 đã thống kê được trên cây lạc có tất cả 149 lồi sâu thuộc 43 họ
của 7 bộ bao gồm 57 lồi có hại, 4 lồi có ích, 88 lồi chưa rõ có ích hay có hại
(Viện BVTV, 1976). Trong 57 lồi sâu hại có 5 loài quan trọng là dế mèn lớn
(Brachytrupes portentosus Licht), rệp muội lạc, bọ xít mù (Creontrades gossipii


6

Hsiao), sâu cuốn lá (Cacoecia sp.), sâu đục quả (Maruca testulatis Geyer) và 9 loại
quan trọng vừa, 11 lồi ít quan trọng (Đặng Trần Phú và nnk, 1977) [3].
Theo thống kê của Ranga Rao (1996) đã xác định được 51 loài sâu hại lạc
thuộc 27 họ của 9 bộ ở miền Bắc Việt Nam. Trong số đó có các lồi gây hại đáng kể
là sâu khoang (Prodoptera litura), sâu đục quả, sâu xanh, …
Kết quả điều tra thành phần sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội của Phạm
Thị Vượng (1998) đã xác định được 46 loài sâu hại lạc của 26 họ của 8 bộ, trong đó
sâu hại lạc bộ cánh vảy có 14 lồi thuộc 6 họ chiếm tỷ lệ cao nhất 30,43% [18].
Tại Nghệ An, trên cây lạc có 30 lồi sâu hại thuộc 14 họ, 5 bộ trong đó có 3
lồi gây hại chính thường xuyên có mặt trên đồng ruộng là: sâu đo xanh (Anomis
flava F.), sâu xanh (Heliothis armigera H.) và sâu khoang (Spodoptera litura F.)
(Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Thanh, 2001) [23].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiếu (2004): Thành phần sâu hại lạc
bộ cánh vảy ở vùng đồng bằng Nghệ An có 17 lồi thuộc 5 họ, trong đó có 3 lồi gây
hại chính thường xuyên có mặt trên đồng ruộng lạc là sâu đo xanh (Anomis flava F.),
sâu xanh (Heliothis armigera H.) và sâu khoang (Spodoptera litura F.) [14].
Như vậy, cho đến nay thành phần sâu hại lạc ở Việt Nam đã biết được gồm
99 lồi thuộc 35 họ của 12 bộ, trong đó bộ cánh vảy có 24 lồi chiếm 24,24%, bộ
cánh cứng 21 loài chiếm 21,21%, bộ cánh thẳng 17 loài chiếm 17,17%, bộ cánh nửa
15 loài chiếm 15,00%, bộ cánh giống 9 loài chiếm 9,00%, bộ cánh đều 5 loài chiếm

5%, các bộ còn lại mới chỉ xác định được 1 - 2 loài (Viện BVTV, 1976 [24]; Lê
Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979 [8]; Lê Văn Thuyết và nnk, 1993 [9]; Ngơ Thế
Dân, 2000 [12]).
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc
Ở Việt Nam, thiên địch sâu hại lạc rất phong phú và đã được một số tác giả
nghiên cứu.
Kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm
1967 – 1968 đã thu thập trên cây lạc có 149 lồi sâu trong đó mới chỉ xác định đươc
4 lồi có lợi (Đặng Trần Phú và nnk, 1997) [3].


7

Điều tra thiên địch ăn thịt, ký sinh trên sâu hại lạc ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh
năm 1991, Lê Văn Thuyết và nnk (1993) [9] đã thu được 19 loài nhện, 1 loài bọ rùa,
2 loài ong ký sinh trứng, 1 loài ruồi và một số loài bệnh trên sâu non của một số loài
sâu hại như rệp, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh nhưng chưa định loại được tên khoa
học.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1999) [2] trên đối tượng là ong
Microplitis prodeniea ký sinh trên sâu khoang hại đậu tương đã thu được kết quả: Ấu
trùng ong có 3 tuổi, vịng đời trung bình 12,68 ngày, thức ăn thích hợp nhất mật ong
nguyên chất và nước đường 50%, tuổi vật chủ thích hợp nhất là tuổi 2 - 3, …
Nhóm ong ngoại ký sinh Euplectrus (Hymenoptera: Eulophidae) có vai trị
rất quan trọng trong sinh quần nơng nghiệp. Ở Việt Nam, mới tìm thấy có hai loài
Euplectrus sp. ngoại ký sinh sâu xanh hại lúa (Phạm Văn Lầm, 2000) và loài
Euplectrus ceylonensis H. ký sinh sâu non Lymantridae và họ Noctuidae ở Hồ
Bình (Chao – Dong zhuand, Da – Wei Huang, 2003) (dẫn theo Nguyễn Thị Thúy,
2007 [17, tr. 13]).
Theo Phạm Thị Vượng (1996) nghiên cứu về sâu ký sinh sâu non sâu khoang
(Spodoptera litura) hại lạc tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Bắc mới chỉ phát hiện được 5 loài

ong và ruồi ký sinh thuộc 3 họ của 2 bộ (dẫn theo Nguyễn Thị Hiếu, 2004) [14].
Điều tra sâu khoang trên sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu, Nghi Lộc -Nghệ
An vào 2 vụ lạc năm 2001 đã thu thập được 5 lồi cơn trùng ký sinh, 23 loài chân
khớp ăn thịt trên đối tượng sâu khoang (Trần Ngọc Lân, 2002) [23].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2002) [15] ở Diễn Châu, Nghi
Lộc -Nghệ An đã thu thập được 20 lồi cơn trùng ký sinh sâu hại lạc thuộc 6 họ của
2 bộ. Bộ Hymenoptera có 16 lồi thuộc 4 họ, bộ Diptera có 4 lồi thuộc 2 họ. Riêng
trên sâu khoang có 7 lồi cơn trùng ký sinh thuộc 3 họ của 2 bộ: Bộ Hymenoptera
có 6 lồi, bộ Diptera có 1 loài.
Điều tra ký sinh hại lạc ở vùng đồng bằng Nghệ An đã thu thập được côn
trùng ký sinh sâu non của 6 loài sâu bộ cánh vảy hại lạc gồm có 22 lồi, trong đó có
4 lồi ký sinh phổ biến là Apanteles sp1., Microplitis prodenidae Rao et chad,
Microplitis sp., Metopiusn rufus. Trên sinh quần ruộng lạc, sâu non sâu khoang có
160 lồi cơn trùng ký sinh, trong đó có 6 lồi ong ký sinh ( bộ Hymenoptera) và 2


8

loài ruồi ký sinh (bộ Diptera). Loài Microplitis prodenidae Rao et chad và
Microplitis sp. là lồi phổ biến có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu non
sâu khoang trên ruộng lạc (Nguyễn Thị Hiếu, 2004) [14].
Theo Nguyễn Thị Thuý (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong
Euplectrus sp1. ngoại ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc kết quả thu được: Nước
đường 50% (trưởng thành cái sống TB 26,82 ngày, ong trưởng thành đực sống TB
22,67 ngày), mật ong 50% (ong trưởng thành cái sống TB 23,81 ngày, ong đực sống
TB 21,75 ngày) là những loại thức ăn thích hợp cho thời gian sống dài nhất. Đồng thời
đây cũng là 2 loại thức ăn cho hiệu quả cao nhất tương ứng là: Tỷ lệ ký sinh 40%,
38,54% và số lượng ong vũ hóa/1 ong cái là 67,47 con), 62,13 con) [17].
Theo Võ Thị Hồng Nhung (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái ong Euplectrus sp2. nội ký sinh sâu cuốn lá hại lạc kết quả thu được: Nước

đường 50% là loại thức cho thời gian sống TB dài nhất ( 32,5 ngày khi không tiếp
xúc vật chủ và 21,33 ngày khi tiếp xúc vật chủ), tiếp theo là nước đường 25%
(21,83 ngày). Mật ong 25% cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (6,87%) và số ong con vũ
hóa/1 ong cái là 62,3 ngày, tiếp theo là nước đường 50%, tỷ lệ ký sinh (5,97%) và
số ong vũ hóa/1 ong cái lớn nhất 120,7 con [25].
Theo Phan Thanh Tùng (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái
ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc kết quả thu được:
Nước đường 25% là loại thức ăn thích hợp cho thời gian sống dài nhất 11,17 ngày.
Ở mật độ 10 sâu/1 cặp ong cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (86,67%), mật độ 1 cặp
ong/10 sâu cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (86,67%) [21].


9

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật gắn bó với nhau qua0.
những mối quan hệ được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và cùng sinh
sống trong một khu vực lãnh thổ nhất định
Tính ổn định và năng suất quần xã của một số loài được xác định do rất
nhiều yếu tố, một phần của các yếu tố đó là cấu trúc quần xã sinh vật (Walt,1976).
Cấu trúc quần xã gồm 3 yếu tố:
Mạng lưới dinh dưỡng
Sự phân bố không gian của sinh vật
Sự đa dạng loài của quần xã
Trong sinh quần quan hệ giữa các lồi sinh vật phụ thuộc lẫn nhau vơ cùng
phức tạp nhưng có quy luật đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng. Nhờ mối quan hệ này
mà mỗi loài sinh vật luôn giữ được số lượng cá thể nhất định phù hợp với nhu cầu

từng loài biểu hiện mối cân bằng sinh học. Tuy nhiên, số lượng côn trùng luôn biến
động do tác động của ngoại cảnh nên cân bằng luôn có nguy cơ bị phá vỡ. Vì vây,
để điều khiển hệ sinh thái nơng nghiệp có hiệu quả phục vụ lợi ích cho con người
cần hiểu rõ cấu trúc sinh quần trên cơ sở lựa chọn biện pháp tác động nhằm duy trì
cân bằng sinh học trong tự nhiên.
Quan hệ dinh dưỡng có vai trị quyết định đến cấu trúc quần xã. Các lồi sinh
vật trong sinh quần đều có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua
dây chuyền dinh dưỡng hay chuỗi thức ăn trong đó có quan hệ ký sinh - ký chủ.
Hiện tượng ký sinh rất phổ biến trong tự nhiên là một dạng quan hệ qua lại
đặc biệt giữa các loài sinh vật rất phức tạp và đặc trưng trong đó vật ký sinh sử dụng
hết hồn tồn các mơ của cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường gây chết vật chủ
ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát triển. Đã có nhiều định nghĩa về ký sinh
được đưa ra: Dogel (1941) gọi các loài ký sinh là những sinh vật sử dụng các loài


10

sinh vật sống khác (vật chủ) làm nguồn thức ăn và môi trường sống. Bondarenko (1978)
định nghĩa ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào loài sinh vật khác (vật chủ) trong thời
gian dần dần làm vật chủ bị chết hoặc suy nhược. Theo Victorovn (1976) định nghĩa hiện
tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ lợi một chiều, trong đó lồi được lợi (ký
sinh) đã sử dụng loài sinh vật khác (vật chủ) làm thức ăn và nơi ở trong một phần nào đó
của chu kỳ vịng đời của nó (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [20].
Côn trùng ký sinh là một trong những tác nhân sinh học quan trọng nhất
trong đấu tranh sinh học. Mối quan hệ ký sinh - ký chủ có ý nghĩa rất to lớn đối với
cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp phịng trừ các lồi sinh vật gây hại.
2.1.1.2. Vai trò yếu tố thức ăn
Thức ăn được coi là một nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố
hữu sinh vì thức ăn cần cho sự sinh trưởng, phát triển cá thể để bù đắp lại năng
lượng mất đi trong hoạt động sống và hình thành các sản phẩm sinh dục sau này.

Foxb xom (1888) đã viết: “Trong tất cả các yếu tố môi trường xung quanh khơng có
gì ảnh hưởng mạnh mẽ, phức tạp và sâu sắc đến động vật như yếu tố thức ăn của
chúng". (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh ) [16, tr. 82].
Thức ăn của côn trùng rất phong phú bao gồm: Thực vật, động vật, chất hữu
cơ đang phân giải,… Tuy nhiên, mỗi lồi cơn trùng chỉ ăn một hay một số loại thức
ăn nhất định. Căn cứ vào nguồn thức ăn có thể chia cơn trùng thành các nhóm sau:
Ăn thực vật, ăn động vật, ăn phân, ăn xác chết, ăn chất mục nát,…
Do mức độ chuyên hóa sinh thái khơng giống nhau nên phạm vi thức ăn của
mỗi lồi cơn trùng cũng có sự khác nhau rõ rệt. Căn cứ vào tính ăn rộng, ăn hẹp
chia cơn trùng thành các loại: Tính ăn rất hẹp, tính ăn hẹp, tính ăn rộng, tính ăn
phức tạp,…
Nếu thức ăn thích hợp thì tốc độ phát triển nhanh, cơn trùng bị chết ít, sinh
sản nhiều. Ngược lại, trong trường hợp thức ăn không thích hợp thì thời gian phát
triển kéo dài, tỷ lệ chết cao và lượng trứng giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, chất lượng thức ăn cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng,
phát triển của côn trùng. Chất lượng và số lượng thức ăn quyết định căn bản quá


11

trình trao đổ chất giữa cơ thể thiên địch và môi trường. Ngược lại, tùy theo mức độ
sinh trưởng của từng tuổi sâu mà thiên địch lựa chọn thức ăn thích hợp.
Vì vậy, trong cơng tác BVTV việc tìm hiểu ảnh hưởng của số lượng và chất
lượng thức ăn đến đời sống của thiên địch có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác dự
tính dự báo số lượng và tình hình phân bố của các loại sâu hại và vận dụng chúng có
hiệu quả biện pháp phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng cần dựa vào mối
quan hệ tương hỗ giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch, các nguyên tắc sinh thái và
đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cây lạc - sâu hại - côn trùng ký sinh là một trong những mắt xích đảm bảo sự

cân bằng sinh học trên sinh quần ruộng lạc. Song sự cân bằng này đã bị phá vỡ do
tác động tiêu cực của con người vì lợi ích kinh tế. Hiện nay để phịng trừ sâu bệnh
hại cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng con người thường sử dụng phổ biến các
biện pháp hố học. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là: Các loài kẻ thù tự nhiên của
sâu hại khơng có khả năng điều hồ số lượng của chủng quần sâu hại, phá vỡ cân
bằng sinh học trong tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người. Để khắc phục những khó khăn này, thì biện pháp đấu tranh sinh học
phòng trừ sâu hại lạc được coi là một trong những biện pháp có tầm quan trọng về
nhiều mặt, trong đó việc nghiên cứu sử dụng thiên địch của sâu hại để phòng trừ là
biện pháp tối ưu nhất. Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu thành cơng về
nhân nuôi và lây thả côn trùng ký sinh để phòng trừ sâu hại lạc như: Đặng Thị Dung
(1999) đối tượng là ong Microplitis prodeniea ký sinh trên sâu khoang hại đậu tương;
Nguyễn Thị Thuý (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong
Euplectrus sp1. ngoại ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc; Võ Thị Hồng Nhung
(2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong Euplectrus sp2. nội ký sinh
sâu cuốn lá hại lạc; Phan Thanh Tùng (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh thái ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc,…
Nghiên cứu và sử dụng côn trùng ký sinh đang là hướng phát triển cơ bản
của biện pháp đấu tranh sinh học phòng trừ sâu hại, trong giai đoạn hiện nay bao


12

gồm nghiên cứu, bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trong đó có tự
nhiên và sử dụng thiên địch bằng cách nhân thả phòng trừ.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
Phịng thí nghiệm Nông học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh.
Trại thực nghiệm Nông học, xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An.
Sinh quần ruộng lạc tại Nghi Lộc và các vùng phụ cận.

- Thời gian:
Vụ lạc Xuân 2008 từ ngày 10/02/2008 đến 30/06/2008.
2.3. Vật liệu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Sâu hại lạc: Sâu khoang (Spodoptera litura), sâu cuốn lá (Arachips
asiaticus Wal).
- Thiên địch: Microplitis manilae, Sympiesis sp., Euplectrus xanthocephalus.
- Các nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phịng thí nghiệm Tổ
BVTV - Khoa Nơng Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh và trên sinh quần ruộng lạc
tại Nghi Lộc - Nghệ An và các vùng phụ cận.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thành phần lồi cơn trùng ký sinh trên sâu hại lạc xác định
được lồi cơn trùng ký sinh phổ biến ở Nghi Lộc - Nghệ An và các vùng phụ cận.
(i). Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của một số loài ong
ký sinh phổ biến (Microplitis manilae, Sympiesis sp., Euplectrus xanthocephalus.)
trên sâu khoang, sâu cuốn lá hại lạc.
Gồm 2 trường hợp: Tiếp xúc vật chủ và không tiếp xúc vật chủ.
(ii). Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hiệu quả ký sinh của một số loài
ong ký sinh phổ biến trên sâu hại lạc (khả năng đẻ trứng của ong ký sinh, số lượng
của ong con vũ hóa, tỷ lệ giới tính của ong ký sinh).
(iii). Mối quan hệ giữa mật độ ong ký sinh và mật độ sâu hại lạc.
+ Hiệu quả ký sinh của ong ở các mức mật độ vật chủ sâu hại lạc khác nhau.
+ Hiệu quả ký sinh ở các mật độ ong ký sinh khác nhau.


13

2.5. Phương pháp thí nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu về côn trùng
ký sinh sâu hại cây trồng (Viện BVTV, 1997, 2000).
2.5.1. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng

- Đối với sâu hại lạc: Tiến hành thu bắt tất cả các loại sâu ở tất cả các pha về
ni theo dõi để tìm ra lồi ong ký sinh quan trọng, phổ biến để tiến hành nhân
nuôi. Nhân nuôi trưởng thành và trứng để lấy sâu “sạch”.
- Đối với ong ký sinh: Thu bắt tất cả ký sinh trên sâu hại lạc ở ngoài đồng
ruộng (ấu trùng và nhộng).
2.5.2. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm
- Sâu “sạch” (chưa bị ký sinh, không bị nấm, không bị nhiễm thuốc trừ sâu)
được nuôi trong hộp nhựa từ pha trưởng thành bằng thức ăn lá lạc “sạch” và được
thay hàng ngày.
- Ong trưởng thành được nuôi trong các ống nghiệm nút bằng bông thấm
nước hoặc bịt bằng vải màn. Hàng ngày thay ẩm bằng cuống lá lạc và cho ăn bằng
thức ăn bổ sung.
Sâu bị ký sinh được ni trong các ống nghiệm kích thước 20 x 2,5 cm có lá
lạc sạch và bịt bằng vải màn. Hàng ngày theo dõi tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ nở, hoá nhộng
và vũ hoá.
- Trên mỗi lọ, ống nghiệm đều có ký hiệu riêng để phân biệt giữa các ống thí
nghiệm và các lần nhắc lại với nhau.
- Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ phịng thí
nghiệm.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thành phần lồi cơn trùng ký sinh trên sâu hại lạc từ đó
xác định ra lồi cơn trùng ký sinh phổ biến.
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của một
số loài ong ký sinh phổ biến.


14

Thí nghiệm được tiến hành với 12 cơng thức: Mật ong nguyên chất, mật ong

50%, mật ong 40%, mật ong 30%, mật ong 20%, mật ong10%, nước đường 50%,
nước đường 40%, nước đường 30%, nước đường 20%, nước đường 10%, nước cất
(đối chứng).
Ong thí nghiệm được chia làm 2 nhóm: Nhóm khơng tiếp với vật chủ cho 1
ong vào một ống nghiệm có đủ dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ phịng thí nghiệm, thức
ăn được thay hàng ngày. Nhóm tiếp xúc với vật chủ để ký sinh đẻ trứng, vật chủ
được thay hàng ngày cho tới khi ong cái chết. Vật chủ bị nhiễm ký sinh được tách
nuôi riêng trong ống nghiệm và theo dõi hàng ngày để đếm số lượng ấu trùng,
nhộng, ong, số lượng đực: cái.
Thời gian tiếp xúc với vật chủ 36 giờ. Mỗi công thức lặp lại 3 lần.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hiệu quả ký sinh của
một số lồi ong ký sinh phổ biến trên sâu hại lạc.
Thí nghiệm được tiến hành với 6 công thức: Nước cất (đối chứng), nước
đường 30%, nước đường 50%, mật ong 30%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất.
Ong trưởng thành cho cặp đôi giao phối và cho tiếp xúc vật chủ trong ống nghiệm
sạch với số lượng vật chủ phù hợp.
Thời gian tiếp xúc với vật chủ 36 giờ. Mỗi công thức lặp lại 3 lần.
Theo dõi số cá thể bị ký sinh, số trứng, số nhộng, số ong vũ hoá và tỷ lệ giới
tính.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hiệu quả ký sinh ở các
mức mật độ vật chủ và ký sinh khác nhau
Bố trí thí nghiệm ở nhiều cơng thức cho đến khi thấy hiệu quả ký sinh không
tăng nữa.
Cụ thể: 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30 sâu/1 cặp ong (1 cái: 1 đực)
9, 12, 15, 18, 31, 24, 27, 30 sâu/2 cặp ong (3 cái: 1 đực)
Ở các công thức thức ăn khác nhau: Nước cất, nước đường 30%, nước đường
50%, mật ong 30%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất.
Thời gian tiếp xúc 36 giờ, mỗi công thức lặp lại 3 lần.



15

Theo dõi số cá thể bị ký sinh, số trứng, số nhộng, số ong vũ hố.
- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hiệu quả ký sinh ở các
mức mật độ ong ký sinh khác nhau.
Bố trí thí nghiệm với 6 cơng thức thức ăn khác nhau: nước cất, nước đường
30%, nước đường 50%, mật ong 30%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất và ở các
công thức 1, 2, 3, 4, 5 cặp ong/30 sâu.
Thời gian tiếp xúc 36 giờ, mỗi công thức lặp lại 3 lần.
Theo dõi số cá thể bị ký sinh, số lượng trứng, số nhộng, số ong vũ hoá.
2.6. Chỉ tiêu theo dõi, tính tốn và xử lý số liệu
2.6.1. Chỉ tiêu theo dõi và tính tốn
Số cá thể vũ hố
- Tỷ lệ vũ hoá (%) =
x 100
Tổng số cá thể theo dõi
Số cá thể đực ( cái)
- Tỷ lệ giới tính (%) =
x 100
Tổng số cá thể theo dõi
Tổng số vật chủ bị nhiễm ký sinh cho ra ong
- Tỷ lệ ký sinh (%) =

x 100
Tổng số vật chủ thí nghiệm
Tổng số ong vũ hoá

- Số lượng ong con (con/ vật chủ) =
Tổng số vật chủ bị ký sinh
2.6.2. Hệ số tương quan

Hệ số tương quan là chỉ tiêu về mức độ liên hệ giữa các đại lượng trong
tương quan tuyến tính. Hệ số tương quan ký hiệu là r:
r=

n  x1 y1  

 x  y 
n x    x  n y    y  
2

2

1

1

1

1

2
1

2

1

Trong đó: x1 , y1 là các cặp số liệu quan sát thứ i của đặc tính x, y.
n là mẫu số quan sát.
Nếu r = 0 thì đại lượng x và y độc lập nhau

0 < r ≤ 0,5 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính yếu.


16

0,5 < r ≤ 0,7 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính vừa.
0,7 < r ≤ 0,8 thì hai đại lượng có quan hệ tuyến tính tương đối chặt.
0,8 < r ≤ 0,9 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính chặt.
0,9 < r <1 thì hai đại lượng x, y có quan hệ tuyến tính rất chặt
2.6.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý trên phần mềm Microft, Excel, IRRISTAT
theo phương pháp thống kê thông thường: X   ở độ tin cậy 95%;  

s.t
n

Trong đó:  - sai số ước lượng
S - phương sai ngẫu nhiên
t = 1,96 (giá trị bảng Student ở mức ý nghĩa  = 0,05)
n - Dung lượng mẫu thí nghiệm.
2.7. Hoá chất, thiết bị, dụng cụ
- Hoá chất: Cồn, đường, mật ong.
- Thiết bị: Kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi chụp ảnh, nhiệt kế, nhiệt ẩm kế,
tủ định ôn, kính lúp, máy chụp ảnh, ...
- Dụng cụ: Ống nghiệm, hộp nhựa, sổ sách ghi chép, panh, vải màn, băng
dính vải, bơng, kéo, ...
2.8. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội Nghệ An
2.8.1 Điều kiện tự nhiên
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn bắc, có tọa độ địa lý từ 18 035 19030’ vĩ độ bắc và 103052’ - 105042’ kinh độ đơng, với tổng diện tích 1.637.068 ha
(bằng 1/20 lãnh thổ Việt Nam). Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh

tế - xã hội tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm
điển hình với đủ các loại cảnh quan. Tổng thể này lại thay đổi theo mùa và mang
đặc tính khắc nghiệt của miền Trung.


17

Địa hình Nghệ An có thể chia ra làm 3 vùng cảnh quan: Vùng núi cao (chiếm
77%), vùng gò đồi (chiếm 13%), vùng đồng bằng Nghệ An chỉ chiếm 11% diện tích
của tỉnh và bị đồi núi chia cắt thành vùng đồng bằng phù sa và dải cát ven biển.
Đồng bằng phù sa gồm các dải đồng bằng của các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành,
Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Khu đất cát ven biển Quỳnh Lưu Diễn Châu, Nghi Lộc - Hưng Nguyên.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính khí hậu gió mùa với đặc điểm cơ bản là
nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa, mùa khơ lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được trung
bình 120 - 140 kcal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, tổng nhiệt
độ trên 90000C, độ ẩm khơng khí là 85%, lượng mưa trung bình cả năm 1600 - 2000
mm.
2.8.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nghệ An là một tỉnh đơng dân, với dân số 2.951.500 người (tính đến năm
2002), mật độ trung bình tồn tỉnh 181,8 người/1 km 2. Dân cư phân bố không đều
giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân
số, vùng núi và gị đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số (Cục thống kê
Nghệ An, 1999) [1].


18

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới sức
sống, đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản của côn trùng nói
chung và ong ký sinh nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung
đến thời gian sống và hiệu quả ký sinh của ong là rất cần thiết, đóng góp vai trị
quan trọng trong việc nhân nuôi số lượng ong ký sinh để lây thả ra đồng ruộng.
Chính vì thế chúng tơi tiến hành các thí nghiệm trong các điều kiện cho ong ký sinh
ăn các loại thức ăn bổ sung khác nhau và thu được một số kết quả.
3.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống và hiệu quả ký sinh của
ong Microplitis manilae Ashmead (tuổi 2).
3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của ong trưởng thành
Microplitis manilae Ashmead.
Đối với loài ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang, các
loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng rõ nét đến thời gian sống của ong trưởng thành
Microplitis manilae. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1, hình 3.1 cho thấy:
Trường hợp ong trưởng thành Microplitis manilae không tiếp xúc với vật chủ
sâu khoang: Nước đường 30% là thức ăn bổ sung thích hợp nhất cho ong
Microplitis manilae với thời gian sống trung bình 12,21 ngày. Nước đuờng 50% và
mật ong 50% cho thời gian sống trung bình tương đối cao tương ứng là 10,29 ngày,
10,92 ngày, tiếp theo là mật ong nguyên chất (9,73 ngày), nước đường 40% (9,06
ngày). Nước cất cho thời gian sống trung bình của ong trưởng thành Microplitis
manilae thấp nhất chỉ đạt 5 ngày.
Trường hợp ong Microplitis manilae tiếp xúc với vật chủ sâu khoang: Mật
ong 30% là loại thức ăn bổ sung thích hợp nhất cho ong Microplitis manilae với
thời gian sống trung bình 8,50 ngày. Tiếp theo là nước đường 30% cho thời gian
sống trung bình là 8,20 ngày, nước đường 50% (7,95 ngày), mật ong 50% (7,77
ngày). Nước cất là loại thức ăn cho thời gian sống thấp nhất trung bình chỉ đạt 4,45
ngày.


19


Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thức ăn bố sung đến thời gian sống
của ong Microplitis manilae

Công thức theo dõi

Thời gian sống TB của
ong không tiếp xúc với
sâu khoang (ngày)
(Max - Min)

Thời gian sống TB của
ong khi tiếp xúc với sâu
khoang (ngày)
(Max - Min)

Số ong theo dõi
(con)

35

30

5,00  0,25
(3 - 7)
5,70  0,21
(3 - 8)
8,91  0,49
(4 - 14)
12,21  0,78

(6 - 24)
9,06  0,71
(4 - 16)
10,29  0,73
(4 - 20)
5,76  0,30
(2 - 8)
6,75  0,41
(3 - 11)
8,50  0,51
(5 - 15)

4,45  0,33
(2 - 8)
5,41  0,27
(3 - 8)
6,13  0,4
(3 - 11)
8,20  0,6
(7 - 15)
7,34  0,56
(2 - 13)
7,95  0,59
(3 - 14)
5,70 0,44
(2 - 10)
6,10  0,37
(2 - 10)
8,50  0,71
(4 - 18)


8,87  0,51

7,21  0,46

(3 - 13)

(3 - 12)

10,92  0,77

7,77  0,57

(5 - 21)

(3 - 14)

Mật ong nguyên

9,73  0,69

6,89  0,32

chất

(4 - 9)

(3 - 9)

Nước cất

Nước đường 10%
Nước đường 20%
Nước đường 30%
Nước đường 40%
Nước đường 50%
Mật ong 10%
Mật ong 20%
Mật ong 30%
Mật ong 40%
Mật ong 50%

Ghi chú. Nhiệt độ TB 27,40C, Ẩm độ TB 75%
Thời gian tiếp xúc vật chủ 36h


20

Như vậy, đã có sự chênh lệch rất đáng kể giữa thời gian sống trung bình của
ong trong điều kiện không cho tiếp xúc với vật chủ và tiếp xúc với vật chủ. Trường
hợp không không tiếp xúc vật chủ ong sống dài hơn khi cho tiếp xúc với vật chủ để
đẻ trứng ký sinh từ 1,12 - 1,44 lần.
Mặt khác, ở 2 điều kiện khác nhau thì loại thức ăn thích hợp cho ong trưởng
thành có sự thay đổi. Trường hợp khơng tiếp xúc vật chủ sâu khoang thì nước
đường 30% là thức ăn bổ sung tốt nhất, còn khi tiếp xúc với sâu khoang thức ăn
thích hợp nhất là mật ong 30%.

Không tiếp xúc với vật chủ
Tiếp xúc với vật chủ

14

12
10
Thời gian sống
(ngày)

8
6
4
2
0
Nước
cất

Nước
đường
20%

Nước
đường
40%

Mật
ong
10%

Mật
ong
30%

Mật

ong
50%

Hình 3.1. Thời gian sống của ong Microplitis manilae trong các trường hợp tiếp xúc
và không tiếp xúc với vật chủ ở các loại TĂBS khác nhau.
3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn bố sung đến hiệu quả ký sinh, sức sống và giới
tính của ong con
Dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả ký sinh, số lượng ấu trùng xuất
hiện, cũng như sức sống của ấu trùng cho đến khi ong con vũ hoá của ong
Microplitis manilae. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2, hình 3.2:
Các loại thức ăn khác nhau cho tỷ lệ ký sinh khác nhau và sự sai khác này có
ý nghĩa thống kê. Thức ăn bổ sung là mật ong 30% cho tỷ lệ ký sinh cao nhất



×