Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

SO SÁNH một số BIỆN PHÁP PHÒNG và TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY ở HEO CON CAI sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHÂU ĐẶNG NGOAN

SO SÁNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ
BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON CAI SỮA

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 05/2009

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ
BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON CAI SỮA

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Dương Bảo

Sinh viên thực hiện:


Châu Đặng Ngoan
MSSV: 3552440
Lớp: CN K31

Cần Thơ, 05/2009

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài : So sánh hiệu quả một số biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy ở heo
con cai sữa; do sinh viên: Châu Đặng Ngoan thực hiện tại Trại Chăn nuôi
thực nghiệm Hòa An, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ
15/12/2008 đến 15/03/2009.

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2009

Cần thơ, ngày

Duyệt Bộ môn

tháng


năm 2009

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2009

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

3


LỜI CẢM TẠ
Trãi qua thời gian học tại trường và thực tập luận văn tại trại Chăn nuôi thực
nghiệm bộ môn Chăn nuôi Thú y trường Đại học Cần Thơ, nay khi đã hoàn thành
luận văn, sắp bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống với những hành trang kiến
thức mới, tôi xin chân thành gửi lời tri ân đến:
Gia đình là nơi đã tạo ra tôi cho tôi cơ hôi được lớn lên từng ngày và cấp sách đến
trường.
Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
bộ môn Chăn nuôi, bộ môn Thú y đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành
luận văn này.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, Bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Trương Chí Sơn, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi Thú y khóa 31, đã quan tâm
giúp đỡ trong thời gian tôi theo học tại trường.

Thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trại Chăn nuôi thực nghiệm Hòa An, anh Võ
Minh Gởi, chú Quân, chú Hùng, chú Bình là công nhân viên chức của trại đã giúp
đỡ tôi trong thời gian thực tập luận văn.
Các bạn sinh viên lớp Chăn nuôi Thú y khóa 31, đã quan tâm động viện và giúp đỡ
tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Châu Đặng Ngoan
Lớp: Chăn nuôi Thú Y, Khóa
31

4


MỤC LỤC
Trang
TRANG DUYỆT ..................................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM TẠ .......................................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC..............................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH.............................................................Error! Bookmark not defined.i
TÓM LƯỢC ........................................................................................................................10
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................12
2.1. Đặc điểm sinh lý ở heo con.......................................................................................12
2.1.1. Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt....................................................12
.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo con....................................................................13

2.1.3. Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa ..........................................................................13
2.2. Đôi nét về quy trình nuôi dưỡng lợn con cai sữa......................................................14
2.3. Đôi nết về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con ...............................15
2.1.1. Miễn dịch chủ động ...........................................................................................15
2.3.2. Miễn dịch thụ động ............................................................................................15
2.4. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con ......................................................................16
2.4.1. Nguyên nhân không truyền nhiễm..................................................................... 17
2.4.2. Nguyên nhân truyền nhiễm................................................................................ 17
2.4.2.1. Nguyên nhân do virus .................................................................................17
2.4.2.2. Nguyên nhân do vi khuẩn............................................................................18
2.4.2.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng ....................................................................22
2.5. Cơ chế phát sinh tiêu chảy ........................................................................................22
2.6. Tính chất dược lý ......................................................................................................23
2.6.1.Enrofloxacin........................................................................................................ 23
2.6.2.Vi khuẩn đường ruột Lactobacillus và Enterococcus .........................................23
2.6.3. Amoxicillin ........................................................................................................ 24
2.6.4. Colistin...............................................................................................................25
2.6.4. BoostStart........................................................................................................... 25
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................... 26
3.1. Phương tiện thí nghiệm............................................................................................. 26
3.1.1. Thời gian và địa điểm ........................................................................................26
3.1.2. Đối tượng và vật liệu thí nghiệm ....................................................................... 26
3.2. Nội dung và Phương pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................28
3.2.1. Bố trí thí nghiệm phòng bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa................................ 29
3.2.2. Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa ..............................29
3.2.3. Bố trí thí nghiệm phòng bệnh phù (Bệnh tích nước ở heo) (Edema disease) ở
heo con cai sữa.............................................................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................................. 32
4.1. Kết quả thí nghiệm phòng bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa.................................... 32


5


4.1.1. Xác định ảnh hưởng của các loại thuốc phòng đến tỷ lệ tiêu chảy của các heo
con cai sữa....................................................................................................................32
4.2. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức ......................................................................33
4.3. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ơ heo con cai sữa ....................................................34
4.3.1. Kết quả điều trị khỏi qua từng ngày. .................................................................34
4.4. Giá thành các loại thuốc điều trị ...............................................................................35
4.5. Xác định tỷ lệ heo cai sữa bị bệnh phù ở các nghiệm thức phòng bệnh...................36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................38
Phụ chương .......................................................................... Error! Bookmark not defined.

6


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm phòng bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa..... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng bệnh phù đầu ở heo con sau cai sữa Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.1. Tỷ lệ heo cai sữa bị tiêu chảy ở các nghiệm thức phòng bệnh. Error! Bookmark
not defined.
Bảng 4.2: Chi phí thuốc của các nghiệm thức phòng bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3. Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa của các nghiệm thức điều trị ..Error!

Bookmark not defined.
Bảng 4.4. Tỷ lệ heo được điều trị khỏi qua các ngày .......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5. Chi phí tiền thuốc trung bình cho mỗi ca điều trị khỏi ở các nghiệm thức .Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.6. Tỷ lệ heo cai sữa bị bệnh phù các nghiệm thức phòng bệnh.... Error! Bookmark
not defined.

7


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An.................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2. Thuốc Baytril 2.5% của công ty Bayer................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3. Thuốc Vimetryl 5 của công ty Vimedim ............. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4. Thuốc Lactobac C của công ty Bayer.................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5. Thuốc TD.COLI-AMOXI của công ty Nam Dung............Error! Bookmark not
defined.
Hình 4.1:Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiêu chảy giữa các loại thuốc phòng ..Error! Bookmark not
defined.
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phù thũng của heo con ở các nghiệm thức .................Error!
Bookmark not defined.

8


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NT: nghiệm thức
TN: thí nghiệm

TĂ: thức ăn
ĐC: đối chứng
TT: thể trọng

9


TÓM LƯỢC

Để hiểu rõ hơn về chứng tiêu chảy xảy ra trên heo cai sữa góp phần phòng chống căn
bệnh này và đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi chúng tôi thực hiện đề tài: “So
sánh một số phương pháp phòng và điều trị bệnh tiêu chảy xảy ra ở heo cai sữa” tại trại
Chăn nuôi thực nghiệm Hòa an, xã Hòa an, huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu giang, thời gian
từ ngày 15/12/2008 đến ngày 15/032009.
Thí nghiệm được tiến hành với ba nghiệm thức phòng tiêu chảy là BoostStart, Lactobac C ,
TD.COLI-AMOXY. Và các nghiệm thức điều trị sử dụng ba loại thuốc: Baytril 2,5;
Vimetryl 5 và TD.COLI-AMOXY. Chúng tôi con tiến hành thí nghiệm phòng bệnh phù
thũng ở heo cai sữa với sự tài trợ của Công ty thuốc Bayer với hai loại thuốc: BoostStar và
Lactobac C dùng cho hai nghiệm thức thí nghiệm và một nghiệm thức đối chứng không sử
dụng thuốc. Sau quá trình thí nghiệm chúng tôi thấy: Lactobac C là loại thuốc phòng có
hiệu quả và có giá thành thấp nhất so với hai loại thuốc còn lại trong thí nghiệm phòng. Ở
thí nghiệm điều trị : Vimetryl 5 là loại thuốc điều trị tiêu chảy có hiệu quả tương đương
hai nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm, và có giá thành điều trị thấp nhất. Ở nghiệm
thức phòng bệnh Phù thũng hai nghiệm thức thí nghiệm sử dụng thuốc đều cho hiệu quả
phòng bệnh cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không sử dụng thuốc.

10


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của ngành kinh tế nông nghiệp, nó cung cấp
một lượng thực phẩm cần thiết rất lớn không thể thiếu trong ngành lương thực, phục
vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Bên cạnh đó cũng đem lại nguồn lợi nhuận rất
lớn cho nhà chăn nuôi, nên việc phát triển mô hình hệ thống chăn nuôi với nhiều
hình thức đang được áp dụng rộng rãi khắp nơi. Trong những năm gần đây do có sự
hòa nhập tích cực với nền kinh tế thị trường mà nghành chăn nuôi thú y nước ta nói
chung và nghành chăn nuôi heo nói riêng đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh
vực về con giống, thức ăn gia súc và thuốc thú y. Những tiến bộ trên đã góp phần
đáng kể trong việc khống chế không để xảy ra các dịch bệnh nghiêm trọng. Tuy
nhiên trong thời gian qua các nhà chăn nuôi gặp không ít khó khăn về vấn đề dịch
bệnh. Việc phòng và chống dịch bệnh trong chăn nuôi bao giờ cũng mang tầm quan
trọng thiết yếu.
Chứng tiêu chảy ở heo con vẫn xảy ra hầu hết ở các cơ sở chăn nuôi heo tập trung,
cũng như chăn nuôi gia đình. Khi heo con bị bệnh, cân bằng về cơ thể và sinh lý ở
ruột bị thay đổi, dẫn đến sự thất thoát dịch, chất điện giải và chất dinh dưỡng, con
bệnh có thể chết, nhưng quan trọng hơn là con bệnh bị còi cọc, và gây ảnh hưởng
lớn cho các giai đoạn tăng trưởng tiếp sau. Chứng tiêu chảy hay chứng rối loạn tiêu
hóa (Dyspepsia) ở heo con xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.
Để thấy rõ được vấn đề trên góp phần vào việc chăn nuôi có hiệu quả kinh tế, được
sự phân công và giúp đỡ của bộ môn Thú Y, Trường Đại học Cần Thơ, cùng cán bộ
và công nhân viên trại Chăn nuôi Thực nghiệm Hòa An, chúng tôi tiến hành thực
hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “So sánh hiệu quả một số biện pháp phòng và
trị bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa”.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
Phòng bệnh tiêu chảy và bệnh phù thũng cho heo cai sữa.
Tiến hành điều trị bệnh tiêu chảy ở heo cai sữa.
Tính hiệu quả kinh tế thông qua chi phí thuốc sử dụng ở các nghiệm thức.

11



Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý ở heo con
2.1.1. Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Ở heo con sơ sinh chức năng thần kinh chưa hoàn chỉnh, phản xạ thích nghi chưa
hình thành, vì thế chức năng điều tiết nhiệt của heo con rất kém, dễ bị ảnh hưởng bởi
tác động của môi trường. Về mặt cơ thể học, heo con có lớp mỡ dưới da không đáng
kể (tổng số mỡ chỉ bằng 1% thể trọng), bộ lông thưa thớt, diện tích bề mặt tiếp xúc
với môi trường lớn hơn trên cùng một đơn vị thể trọng. Sự chưa hoàn thiện về chức
năng của hệ thần kinh và những đặc điểm rất riêng về cơ thể học đã làm cho heo con
rất dễ bị mất nhiệt, nhiễm lạnh và xuất hiện chứng tiêu chảy trong điều kiện môi
trường lạnh và ẩm (Lê Minh Hoàng, 2002).
Heo con dưới 3 tuần tuổi có khả năng điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, nghĩa là sự sinh
nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng, nên thân nhiệt heo con chưa ổn định (Đào Trọng
Đạt, 1996).
Ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi, nước chiếm 75-78%. Nhịp đập của tim heo con so với heo
trưởng thành nhanh hơn rất nhiều, ở giai đoạn đầu mới đẻ nhịp tim lên đến
200lần/phút (heo lớn chỉ 80-90lần/phút), lượng máu đến các cơ quan cũng rất lớn,
đạt tới 150ml máu trong một phút trên 1kg khối lượng cơ thể (heo trưởng thành chỉ
đạt 30-40ml) (Phùng Thị Vân, 2004). Vì vậy trong một giờ sau khi sinh nếu heo con
được bú sữa đầu thì 8-12 giờ sau thân nhiệt heo con sẽ ổn định. Nguyễn Ngọc Phục
năm 2005 cho rằng năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa thường khoảng
20%. Điều này rất quan trọng đối với heo con vì chúng rất dễ bị mất nhiệt do có ít
năng lượng dự trữ (lượng glycogen trong gan rất thấp), lớp mỡ dưới da mỏng và lớp
da có rất ít lông bao phủ không có khả năng cách nhiệt. Như vậy có một thời gian rất
ngắn nhưng vô cùng quan trọng là thời gian tiếp nhận đủ sữa đầu để đảm bảo cho sự
sống của heo con. Cùng với việc sưởi ấm heo con được bú sữa đầu càng sớm càng
tốt.
Trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai, được xác định do thân nhiệt của heo
mẹ, sau khi sinh cơ thể heo con chưa có thể bù đắp được nhiệt lượng bị mất đi do

ảnh hưởng của môi trường ngoài tác động, vì vậy phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện
thích hợp trong chuồng sinh sản, để chúng khỏi bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ
đột ngột khi mới sinh (Đào Trọng Đạt, 1996).
Nói chung khả năng điều nhiệt của heo con đến 3 tuần tuổi còn kém, cho nên nếu
nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con
12


hạ xuống nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ
thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng
thấp thân nhiệt của heo con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của heo con càng ít thân
nhiệt hạ xuống càng nhiều (Phùng Thị Vân, 2004).
Trên cơ thể heo con phần thân nhiệt có nhiệt độ cao hơn là phần chân và phần tai. Ở
phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất, cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị
mất nhiệt nhiều nhất. Sau 3 tuần tuổi cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con mới
tương đối hoàn chỉnh và thân nhiệt của heo được ổn định (39-39,5oC) (Phùng Thị
Vân, 2004).
.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo con
So với heo sơ sinh sau 10 ngày khối lượng heo con tăng gấp đôi; sau 20 ngày gấp 5
lần; 30 ngày gấp 6 lần; 40 ngày gấp 7-8 lần; 50 ngày gấp 9-10 lần; 60 ngày gấp 1213 lần.
Heo con bú sữa có sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn,
tăng nhanh trong 21 ngày tuổi, sau đó giảm là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu
là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của heo con
bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi đó là
giai đoạn khủng hoảng của heo con, để hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập
ăn cho heo con ăn sớm (Lê Hồng Mận, 2002)
2.1.3. Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức
năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh chưa có hoạt lực cao, trong
giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần

như men Pepsin tiêu hóa Protide, men tiêu hóa bột đường… Cần lưu ý khả năng tiêu
hóa đường Saccharose của heo con là rất kém thậm chí cho heo con uống nước
đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh còn có thể gây tổn thương đường tiêu
hóa của heo con. Nói chung heo con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất
dinh dưỡng có trong sữa heo mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khẩu
phần nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu
hóa của heo con (Phùng Thị Vân, 2004).
Tiêu hóa ở miệng
Ở heo con hoạt tính Amilase nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, đến ngày thứ 21.
Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6-2,26% vật chất khô; pH = 7,6-8,1.
Tùy loại thức ăn mà số lượng và chất lượng nước bọt củng thay đổi: Thức ăn có
phản ứng axit yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc
ngưng tiết dịch. Vì vậy cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng. Lượng nước
13


bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn và chất lượng thức ăn. Nếu ăn chỉ một loại thức
ăn kéo dài chỉ làm tăng nhiệm vụ của một tuyến, gây ức chế các tuyến khác, heo ít
thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai tuyến hoạt động,
không gây ức chế, heo con sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức
ăn (Trương Lăng, 2003).
Tiêu hóa ở dạ dày
Heo con được 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,2
lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5-4,0 lít
(Trương Lăng, 2004).
Dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dịch vị dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4
tháng tuổi, sau đó kém hơn. Độ axit của dịch vị heo con thấp nên hoạt hóa
Pepsinogen kém. Trong 2 tuần đầu axit chlohidric (HCl) tự do chưa có trong dạ dày
của heo con. Do đó chưa có tính kháng khuẩn, không bảo vệ được đường tiêu hóa,
nên thường bị bệnh đường ruột như bệnh ỉa phân trắng. Axit chlohidric (HCl) tự do

chỉ xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40-50 ngày tuổi (Trương
Lăng, 2004).
Hơn nữa ở heo con 20-30 ngày tuổi. Dạ dày chưa phân hủy được Protein thực vật.
Do đó, tập ăn cho heo con ăn sớm thức ăn hạt rang để tác động tiết dịch sớm hơn là
đều hết sức cần thiết. (Phùng Thị Vân, 2004).
Thêm 3g Pepsin vào 500ml HCl 0,4% vào thức ăn cho heo 3-4 tuần tuổi sẽ kích
thích dịch vị và tăng sức tiêu hóa (Trương Lăng, 2004).
Tiêu hóa ở ruột
Các enzym tiêu hóa trong dịch ruột heo con gồm: Amino peptidase, Dipeptidase,
Enterokinase, Lipase và Amilase. Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy, Enzyme Trypxin
trong dịch tụy thủy phân protein thành acid amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất tiết
đã có Trypxin, thai càng lớn hoạt tính Enzyme Trypxin càng cao, và khi mới đẻ hoạt
tính rất cao. Lượng dịch tiêu hóa phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn.
Heo con tháng rưỡi đến ba tháng tuổi lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng
thức ăn khô xanh vào khẩu phần (Trương Lăng, 2004).
2.2. Đôi nét về quy trình nuôi dưỡng lợn con cai sữa
Ảnh hưởng của tiểu khí hậu đối với lợn con
Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh,
lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường.
Khi sinh ra, 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh 2-3oC. Lợn con có khối lượng dưới
0,500kg không đủ duy trì thân nhiệt bình thường.
14


Do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ
heo con hạ từ 38,60C xuống còn 37,70C.
Nếu đẻ từ 5-16 giờ không được bú sữa thân nhiệt hạ xuống còn 36,90C heo ở trạng
thái hôn mê và dễ chết.
Nếu nhiệt độ bên ngoài dưới 120C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ thân nhiệt heo con
chưa nâng lên được 380C thì sẽ chết.

Vì vậy phải có ổ ấm cho heo sơ sinh, để heo con nhanh trở lại nhiệt độ cơ thể bình
thường. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm tăng bức xạ nhiệt của cơ thể heo con,
tỏa nhiệt nhiều tốn năng lượng. Chuồng ấm áp, có đèn sưởi là biện pháp cần thiết để
năng cao tỷ lệ nuôi sống (Phùng Thị Vân, 2004).
2.3. Đôi nét về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con
2.1.1. Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động được tạo ra qua chủng phòng hay nhiễm trùng tự nhiên.
Khi heo được 3 tuần tuổi bắt đầu tự tạo kháng thể là bắt đầu có khả năng tự tạo miễn
dịch chủ động. Đến 4-5 tuần tuổi heo con tạo được mức kháng thể hữu hiệu.
Miễn dịch đối với Colibacteroz là miễn dịch dịch thể, được hình thành bằng một đáp
ứng miễn dịch cục bộ ở ruột. Kháng thể đặc hiệu ức chế vi khuẩn bám dính lên tế
bào biểu mô của thành ruột và trung hòa độc tính các độc tố E.coli (Trần Cừ, 1972).
2.3.2. Miễn dịch thụ động
Là sự bảo hộ ngắn ở heo con do tiếp nhận những kháng thể qua sữa đầu và sữa. Vào
lúc sanh, nồng độ kháng thể trong sữa đầu rất cao gồm 60-100g IgG/lít, 10g IgA/lít,
và 3g IgM/lít. Tất cả IgG, hơn 80%IgM và 40%IgA bắt nguồn từ máu thú mẹ, 24
giờ sau khi sinh lượng IgG còn ít hơn 2g/lít, lượng IgA là nguồn kháng thể cục bộ
tồn tại trong sữa mẹ trở nên nhiều nhất trong vòng tuần đầu sau khi sanh (Trần Thị
Dân, 2000).
Heo con đến 3 tuần tuổi chưa có khả năng tự tạo kháng thể chủ động mà phải nhận
kháng thể thụ động của mẹ truyền qua. Tuy vậy, ở heo kháng thể thụ động của heo
mẹ hoàn toàn không truyền qua nhau thai trong quá trình chửa mà chỉ truyền cho
heo con qua sữa đầu. Quá trình hấp thu được các kháng thể tốt nhất trong vòng 5-6
giờ đầu tiên sau khi sanh, bởi vì nồng độ các kháng thể cao nhất vào lúc 4 giờ sau
khi đẻ, từ 6-8 giờ sau giảm đi còn 50%, sau 12 giờ giảm còn 30% và sang đến ngày
thứ hai thì còn rất thấp khoảng 10% so với thời điểm cao nhất (Nguyễn Ngọc Phục,
2005)
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho heo con. Sữa đầu rất quan trọng, vì sữa đầu có
11,29% protein huyết thanh và 5% Cazein. Protein huyết thanh có Prealbumin
15



(protein đặc hiệu của sữa) 13,17%, Albumin 11,48%, 2 Globulin 12,74%. Heo con
chỉ hấp thu được Globulin miễn dịch đến 24 hoặc 36 giờ sau khi sinh. Vì vậy phải
cho bú sữa đầu chậm nhất 2 giờ để heo con có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu của
cuộc sống (Trương Lăng, 2004).
24 giờ đầu tiên của heo con, niêm mạc ruột hấp thu nguyên dạng các phân tử Protein
một cách chọn lọc, kể cả vi trùng. Nhưng nhờ hấp thu được sữa non trước chất
kháng Trypsin sữa non, làm niêm mạc “đóng cửa” không thu các phân tử Protein
nữa, nên cản được vi trùng và độc tố vào máu gây bệnh cho heo. Sau 48 giờ thành
ruột không còn khả năng hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa do hiện tượng
“đóng lỗ hỏng” để tránh các mầm bệnh có thể xâm nhập vào. Nếu heo con không
được bú sữa đầu sớm (ít nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên) thì quá trình “đóng lỗ
hỏng” sẽ chậm lại và như vây sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh qua đường
ruột. Như vậy việc tạo kháng thể thụ động ở heo con là hết sức quan trọng, ảnh
hưởng đến cả số lượng và chất lượng của heo con về sau (Nguyễn Ngọc Phục,
2005).
Để heo con có được nhiều miễn dịch thụ động giúp nó phòng chống nhiều loại bệnh
thì việc chích vaccine cho heo mẹ trước hoặc trong thời gian mang thai để kích thích
heo mẹ sản sinh kháng thể và truyền cho heo con qua sữa đầu và sữa là hết sức quan
trọng. Ví dụ Chích vaccine E.coli 2 lần trước khi sinh: 5 tuần và 2 tuần trước khi
sinh (phương pháp tiêm nhắc lại). Lần chích đầu tiên: Kích thích đáp ứng miễn dịch
lần đầu mà nó tạo ra một kháng thể tối thiểu và bảo hộ tối thiểu, lần chích đầu tiên
này cảm ứng các lamba cầu T phát triển ở heo trong lúc đó tạo ra một lượng nhỏ,
quá trình này cần thời gian 2-3 tuần. Lần chích thứ 2: Sự chủng phòng này tạo ra
một sự gia tăng đáng kể trong số lượng kháng thể là do trong lần này heo đã cảm
ứng và bộ máy sản xuất ra kháng thể đã được thiết lập qua lần tiêm phòng đầu tiên.
Miễn dịch thụ động ở heo con cũng có thể tạo ra thông qua việc đưa kháng thể đặc
hiệu từ ngoài vào. Ví dụ như: kháng thể E.coli (Trương Lăng, 2004)
2.4. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con

Tiêu chảy của heo con thường do nhiều nguyên nhân gây ra: Do đặc điểm sinh lý
của heo con chưa hoàn chỉnh, do đó làm heo con dễ mẫn cảm và dễ bị tác động bởi
nhiều yếu tố. Tùy theo nguyên nhân và mức độ trầm trọng, mà phân tiêu chảy có thể
chứa thức ăn chưa tiêu hóa, máu, bọt khí, màng niêm mạc, hay chất nhầy. Trong
đường tiêu hóa của heo tồn tại cả các loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở các
đoạn ruột xác định. Bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi môi trường trong
đường tiêu hóa điều dẫn đến sự thay đổi hệ vi khuẩn trong đường ruột và gây ra hiện
tượng loạn khuẩn. Đồng thời chức năng tiêu hóa bị giảm dẫn đến thức ăn không tiêu,
tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, sự tiết dịch vào đường tiêu hóa tăng
16


lên và làm tăng nhanh tốc độ di chuyển của thức ăn chưa tiêu hóa trong đường ruột,
giảm mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng và nước. Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra từ
các nguyên nhân truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm (Trương Lăng, 2004).
2.4.1. Nguyên nhân không truyền nhiễm
Do quản lý chăn nuôi kém:
Cắt sữa mẹ đột ngột và hoàn toàn
Tách khỏi heo mẹ.
Chuyển chuồng đột ngột và ghép bầy.
Thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn kém chất lượng (mốc, quá nhiều béo, đạm).
Do những tác động bất lợi của ngọai cảnh:
Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc kém.
Chuồng trại xây cất nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, cống rãnh không được khai thông,
vật liệu xây dựng không được thiết kế phù hợp, tạo nên tiểu khí hậu bất lợi cho heo
con.
Điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, nhất là lúc giao mùa, nhiệt độ cao, ẩm độ
cao, mưa tạt gió lùa ảnh hưởng đến sức khỏe của heo con (Phạm Sỹ Lăng, Phan
Địch Lân, 1997)
2.4.2. Nguyên nhân truyền nhiễm

Do tác động bất lợi của các các yếu tố môi trường và nhất là do các biện pháp quản
lý heo con cai sữa kém khoa học đã đồng thời tác động lên cơ thể làm xáo trộn
nghiêm trọng hoạt động sinh lý heo con những ngày đầu cai sữa (shock cai sữa), làm
giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho sự gia tăng đột biến của các dòng E.coli gây bệnh.
Ngoài ra con có sự tham gia gây bệnh của một số virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Các loại vi trùng gây tiêu chảy nhiều nhất cho heo con là E.coli, Salmonella,
Shigella, Clostridium perfeingens,…(Nguyễn Vĩnh Phước, 1980).
2.4.2.1. Nguyên nhân do virus
Bệnh TGE (Transmissible Gastro enteritis).
Virus gây bệnh thuộc chi Coronavirus trong họ Coronavinidea.
Bệnh được truyện qua đường hô hấp. Virus vẫn còn tồn tại trong phân thú sau khi
nhiễm hai tuần. Vật bị bệnh có thể thành vật mang trùng mãn tính. Mọi lứa tuổi heo
đều cảm nhiễm với bệnh, đặc biệt là heo sơ sinh và cai sữa.
Khi vào cơ thể virus tấn công vào ruột non và phát triển ở đó, chúng phá hủy nhung
mao ruột, gây tiêu chảy do hấp thu và tiêu hóa kém. Tỷ lệ chết cao có thể đến 100%
17


Heo tiêu chảy nước nghiêm trọng, phân màu trắng, vàng hoặc hơi xanh, có mùi tanh
khó chịu, không có máu, heo mất nước rất nhanh, sút cân, pH phân từ 6-7 (Nguyễn
Ngọc phục, 2005).
Bệnh do Rotavirus
Bệnh lây lan do heo mang trùng thải mầm bệnh qua phân, qua nguời, loài gậm
nhấm.
Heo con bị bệnh có tuổi trung bình từ 13-39 ngày tuổi. Heo mắc bệnh tỷ lệ chết cao
(50-100%), tỷ lệ chết giảm theo tuổi, thường heo trên 14 ngày tuổi bị bệnh Virus
thuộc chi Rotavirus thuộc họ Reoviridae,gồm 4 nhóm kháng nguyên A, B, C và E
gây bệnh cho heo. Heo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng chủ yếu ở heo
con theo mẹ và heo sau cai sữa, nhưng rất ít chết (Đào Trọng Đạt, 1996).
Heo bị tiêu chảy, dạ dày chứa thức ăn, một nửa hoặc 2/3 ruột non, thành ruột mỏng,

căng phồng chứa nhiều nước vàng hoặc xám và có nhiều cục sữa, pH 6-7 (Đào
Trọng Đạt, 1996).
2.4.2.2. Nguyên nhân do vi khuẩn
Bệnh do Escherichia coli (Colibacillosis)
Đào Trọng Đạt và ctv (1996) cho biết tiêu chảy do Escherichia coli (E.coli) chiếm
48% trường hợp, còn theo Nguyễn Xuân Bình (2000) có từ 40-60% các trường hợp
tiêu chảy ở heo con là do E.coli gây ra.
E.coli là trực khuẩn ngắn, đa dạng, đầu tròn, vi khuẩn di động, không hình thành
nha bào, nhuộm màu gram âm, có tiêm mao, mọc tốt trong các môi trường hiếu khí
cũng như yếm khí ở nhiệt độ tối ưu là 370C đến 380C và pH là 7,4.
E. coli có 3 loại kháng nguyên:O, K và H. O ( kháng nguyên thân), K (Kháng
nguyên bề mặt) và H (kháng nguyên lông)
Hiện nay nguời nguời ta đã phân lập được khoảng 163 type E.coli. E.coli có nhiều
chủng khác nhau, những chủng thường xuyên gây bệnh tiêu chảy cho heo con là:
K88, K99, O987 và H141 (Hồ Thị Việt Thu, 2000).
E. coli xâm nhập, sản sinh và bám trên nhung mao ruột non cắt đứt các vi nhung
ruột làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời kích thích hẽm tuyến
xuất tiết dịch thái quá ra dịch và chất điện giải, làm rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
Hầu như chức năng của ruột non lúc này bị đình trệ hoàn toàn làm heo chết nhanh
chóng (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996)
Bệnh tích: Dạ dày đầy cục sữa, niêm mạc dạ dày và ruột có thể sung huyết hoặc xuất
huyết, từng đám hoặc viêm cata nhẹ, thành ruột ứ nước nhẹ, ruột căng đầy nước,
chất nhờn hôi, ruột non có thể loét và tụ huyết lấm tấm, gan thoái hóa màu bùn,
18


sưng; túi mật căng chứa đầy mật, lách nhũng không sưng ( Đào Trọng Đạt và ctv,
1996).
 Bệnh phù thũng( Edema disease)


Là tích đọng nhiều nước dịch ở các cơ quan của cơ thể. Bệnh được gọi tên là “bệnh
phù thũng” hoặc “bệnh phù ruột”, bởi vì nguời ta tìm thấy nước tích đọng ở dưới
thành dạ dày hoặc thành ruột, hoặc dưới mi mắt của lợn bị bệnh. Lợn nhiễm bệnh có
dịch tích động ở nhiều phần của cơ thể, song ở não là phần quan trọng nhất và gây ra
triệu chứng lâm sàng. Bệnh xảy ra ở tất cả các khu vực trên thế giới. Ở đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long mấy năm gần đầy bệnh phù thũng và ỉa
chảy xảy ra khá phổ biến làm lợn chết khoảng 50-70%. Bệnh phù thủng gây ra bởi
các chủng: K88, K99, O111, O138, O139, O141 sản sinh độc tố verotoxin VT2e là
khá phổ biến với tỷ lệ chết lên tới 61,44% (Nguyễn Kim Lan, 2002)
Chủng E.coli gây phù thũng tạo ra một hoặc nhiều độc tố, các độc tố từ ruột vào
máu, làm tỗn thương tĩnh mạch và ảnh hưởng tới huyết áp làm dịch thoát từ tĩnh
mạch và tích động ở nhiều tổ chức của cơ thể, việc tích đọng ở não là quan trọng
hơn cả, nó có thể phá huỷ một số tổ chức não và trong nhiều ca gây chết gia súc đột
ngột. Bệnh phù thủng có thể thấy ở lợn 3-14 tuần tuổi, nhưng thường xảy ra lúc 3
ngày đến 2 tuần sau cai sữa. Lợn mắc bệnh thường là những con hay ăn chóng lớn
trong điều kiện chăm sóc tốt (Nguyễn Kim Lan, 2002)
Triệu chứng:
Có thể bắt gặp nhiều lợn chết bất ngờ. Cùng một lúc với bệnh có triệu chứng:
Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai,
đôi khi sưng cả mặt.
Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn đến
triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào
tường, đi lại không định hướng.
Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn giống tiếng chim.
Nhiệt độ không tăng, sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp
đuôi…Heo rất khó thở trước khi chết.
Lợn ở tư thế “chó ngồi” nằm sấp hoặc nằm nghiêng và co giật liên tục. Lợn mắc
bệnh không bị sốt ngay khi nhiệt độ môi trường cao hơn bình thường (Nguyễn Kim
Lan, 2002).
Bệnh do Clostridium perfringens type C

Tùy độc tố sản sinh, Clostridium perfringens được chưa ra làm 6 serotype: A, B, C,
D, E, F trong đó có 3 loài Clostridium perfringens A, B và C là serotype gây bệnh
19


đường ruột quan trọng ở heo. Clostridium perfringens type C là vi khuẩn gram
dương, yếm khí, tạo nha bào, không di động. Chúng tạo bào tử có hình trứng cân
xứng hoặc lệch tâm, sản sinh độc tố thường là alpha và beta, đặc biệt là beta tác
động lên nội mạc mao quản gây hoại tử và gây chết tế bào ruột.
Tỷ lệ chết cao và khác nhau theo tùy đàn, biến thiên từ 9-59%, hầu hết xảy ra ở heo
sơ sinh. Phân và da heo bị nhiễm Clostridium perfringens type C là nguồn gieo rắc
mầm bệnh cho heo con (Đào Trọng Đạt, 1996; Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh chủ yếu xảy ra ơ heo sau khi sinh vài giờ. Bệnh cũng xảy ra ở heo con 2-4 tuần
tuổi và heo sau cai sữa. Thường chỉ gây bệnh cho vài con trong bầy và là những con
to khỏe nhất bầy.
Vi khuẩn gây bệnh bằng cách xâm nhập biểu mô nhung mao, sinh sản và tiết độc tố
mạnh gây tiêu chảy. Vi khuẩn còn tác dụng suốt chiều dài không tràng, nên tiêu
chảy thường có máu và niêm mạc hoại tử trong phân. Phân ở thể quá cấp tính có
máu, nhưng có khi heo chết mà chưa tiêu chảy.
Ở thể cấp tính phân đỏ nâu có lẫn màng nhầy ruột hoại tử màu xám.
Thể mãn tính tiêu chảy phân xốp màu vàng, sau đó loãng và chứa nhiều mẫu hoại tử
màu xám không bị xuất huyết.
(Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh do Salmonella choleae Suis (bệnh thương hàn)
Do Salmonella choleae Suis (gây bệnh thể cấp tính) và Salmonella tuphi Suis (gây
bệnh thể mãn tính).
Salmonella là trực khuẩn nhỏ, ngắn, di động, gram âm, hai đầu tròn, không hình
thành giác mô và nha bào. Ở môi trường nước thịt có peptone mọc nhiều, canh trùng
đục, có khi màng mỏng, cặn trắng xám. Trên thạch cho những khuẩn lạc nhỏ, trắng
xanh nhạt rồi lại xám, chụm lại thành khuẩn lạc dày, ướt và nhẵn. Hầu hết các vi

khuẩn gây thương hàn ở các loài đều giống nhau về hình thái và tính chất nuôi cấy
do đó không thê phân biệt và định type chúng trong môi trường nuôi cấy bình
thường (Phạm Sỹ Lăng, 1997).
Các loại kháng nguyên chủ yếu:
Kháng nguyên O: là kháng nguyên thân, chịu nhiệt. Kháng nguyên H: là kháng
nguyên lông, không chịu nhiệt (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Trực khuẩn thương hàn heo sống hoại sinh trong cơ thể của heo khỏe: 25-50%. Heo
khỏe mang vi khuẩn ở ruột, hạch màng ruột, túi mật, phân (Nguyễn Vĩnh Phước,
1980).

20


Bệnh xảy quanh năm (Đào Trọng Đạt và ctv,1996) có tính chất địa phương, bệnh chỉ
phát lẻ tẻ, bệnh lây lan yếu.
Khi bị nhiễm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các hạch lympho cua màng treo ruột. Vào
giai đoạn sớm nhất, vi khuẩn Salmonella tiết ra các độc tố gây tiêu chảy mà không
phụ thuộc vào sự tổn thương đường ruột, đến giai đoạn cuối là nhiễm trùng đường
huyết (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Thể cấp tính: Sốt cao 41,5-420C, ngưng ăn, lông xù, nổi da gà, thỉnh thoảng run. Sờ
gốc tai, bụng heo thấy lạnh. Bắt đầu sốt 1 tuần lễ, tiếp đến không sốt vài ngày rồi lại
tiếp tục sốt lại.
Heo bị bệnh ở thể mãn tính thì gầy yếu dần, da xanh có khi trên da có những mảng
đỏ, heo tiêu chảy phân lỏng, vàng rất thối, heo thở khó, ho, đi lại khó khăn (Đào
Trọng Đạt, 1996).
 Bệnh do Campylobacter
Campylobacter là phẩy khuẩn, heo con cảm nhiễm C.coli hơn các Campylobacter
Sau khi xâm nhập, C.coli nhân lên ở ruột non, đặc biệt là ở hồi tràng. Có thể do
C.coli sản sinh ra cytotoxin gây viêm và biến đổi ở ruột non, đôi khi xảy ra ở ruột
già.

Campylobacter từ heo lây sang người, gây bại huyết thuần, viêm khớp, viêm não,
sẩy thai, viêm nội tâm mạc hoặc sốt, tiêu chảy có nhiều máu.
Heo bị bệnh sốt nhẹ 400C trong 2-3 ngày, tiêu chảy kéo dài, nhiều chất nhầy, nhưng
không có máu, hiếm khi heo chết
(Đào Trọng Đạt,1996).
Bệnh lỵ (Swine Dysentery)
Bệnh lỵ hay còn gọi là bệnh tiêu chảy cấp ở heo, bệnh thường xuất hiện ở heo sau
cai sữa, tỷ lệ bệnh tới 90%, tỷ lệ chết 10%.
Bệnh do xoắn khuẩn Treponema hyodysenteriae, mầm bệnh xâm nhập qua đường
tiêu hóa. Khi vào tới ruột gây viêm ruột già, làm tổn thương xuất huyết, dẫn đến tiêu
chảy ra máu (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Heo con tiêu chảy vọt cần câu, phân lỏng màu vàng, xám hoặc có máu. Phân dính
bết quanh hậu môn, đi đến đâu chảy đến đó. Lưng cong lên, chân đá có dấu hiệu đau
lưng.
Sốt nhẹ 39-40,50C, niêm mạc mắt vàng, nhợt nhạt (Đào Trọng Đạt,1996).
Mổ khám: Ruột phần kết tràng sưng đỏ, dầy lên so với những đoạn khác. Thận sưng,
nhìn bề ngoài có vân như mặt đá. (Nguyễn Xuân Bình, 2000)
21


2.4.2.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Bệnh do cầu trùng
Là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi Protozoa ký sinh nội bào, giống
Eimeria gây các bệnh tích ở đường ruột, viêm ruột và cuối cùng chết. Nhiễm cầu
trùng được biết tới như là một yếu tố mở đường cho các bệnh khác, đặc biệt là bênh
viêm ruột hoại tử gây ra bởi Clotridium perfringens.
Đối với heo sau cai sữa tỷ lệ nhiễm bệnh cũng cao (80-90%) nhưng hiếm khi chết.
Heo tiêu chảy toàn nước như lòng trắng trứng, lợn cợn nhiều màng màu xám, mùi
hôi thối, pH từ 5-6.
Ngoài ra còn có các loại ký sinh trùng khác nhau gây tiêu chảy như: giun kết hạt

(Oesophagostomum dentatum), giun tóc (Trichocephalus suis) (Trần Thị Dân,
Nguyễn Ngọc Tuân, 2000)
2.5. Cơ chế phát sinh tiêu chảy
Có 3 cơ chế gây tiêu chảy
Do tế bào biểu mô hẽm bài tiết thái hoá gây tiêu chảy xuất tiết, trong các bệnh do
Colibacillosis.
Do sự mất cân đối giữa hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy do kém hấp thu, kém
tiêu hoá trong các bệnh viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm, tiêu chảy do Rotavirus,
bệnh cầu trùng.
Do tăng khả năng thẩm thấu, đưa đến bệnh tiêu chảy thẩm thấu do Clostridium.
(Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Trong quá trình tiêu chảy trước hết độ toan dịch dạ dày thấp dưới tác động của tác
động của các yếu số gây bệnh, lượng HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và
tăng pH đường ruột, khả năng tiêu hoá của protein của ezyme pepsin bị giảm, độ
thẩm thấu của bì đường ruột cao chức năng điều tiết của chức năng gan bị kém, thức
ăn và sữa không tiêu hoá tích tụ lại tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển nhất
là trực khuẩn G- phát triển gây thoái rửa. Các sản phẩm độc như Indol, Cresol,
Phenol... và các chất khí độc như H2S, NH3... các chất độc này kích thích ruột phân
tiết dịch và chất điện giải. Thể tích ruột tăng, tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy.
Những chất độc thấm vào máu và gây độc cho cơ thể.
Trong trường hợp heo bị nhẹ có thể mau hồi phục và ít tổn thương, nếu bị nặng thì
còi cọc và có thể chết do mất nước nặng, thoát dịch, chất điện giải và dinh dưỡng
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các men tiêu hoá. (Đào Trọng Đạt,1996).
Triệu chứng
22


Khi bệnh với triệu chứng đặc trưng và tiêu chảy (phân có thể lỏng hoặc toàn nước);
phân thường có màu trắng nhưng cũng có thể phân có màu vàng, xanh, hoặc nâu có
lẫn bọt và có mùi rất khó chịu; lông xù, đuôi xụ, dáng đi xiêu vẹo, mắt thụt sâu, hậu

môn dính phân. Một số trường hợp heo bị ói. Thể trọng giảm rất nhanh (Nguyễn
Xuân Bình, 2000).
Trường hợp bị bệnh cấp tính, nếu không chữa trị kịp thời heo có thể bị chết. Đối với
những heo bị bệnh kéo dài thì coi cọc, chậm lớn và mẫn cảm với các bệnh truyền
nhiễm khác. (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Bệnh tích
Heo con bị tiêu chảy gầy, niêm mạc mắt miệng hơi nhạt. Dạ dày tích thức ăn không
tiêu có lẫn bọt màu vàng. Niêm mạc ruột, dạ dày xuất huyết đám nằm rãi rác. Ruột
non có đoạn phình to chứa đầy hơi (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Phùng Quốc Chướng (1995) theo dõi trên lợn thực nghiệm cho biết lợn bị tiêu chảy
lông xù; da xanh,có tụ máu; phổi có viêm ở thuỳ hoành; niêm mạc dạ dày sưng có
loét; niêm mạc ruột già phù thủng, màng giả bên dưới có nốt loét, hạch lâm ba sưng
mềm, có nốt hoại tử; túi mật căng, gan có nốt hoại tử.
2.6. Tính chất dược lý
2.6.1.Enrofloxacin


Công thức:

Trong công thức phân tử có chứa nguyên tố F, nhân dị vòng piperazin gắn thêm
methyl. Enrofloxacin là thuốc được tổng hợp đầu tiên 1983. Thuốc được dùng rộng
rãi trong thú y.


Cơ chế tác dụng:

Acid nalidixic ức chế tổng hợp ADN ở vi khuẩn. Đích của phân tử thuốc này là
ADN-gyrase, là enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp các acid nhân ADN ở vi
khuẩn. Thuốc tạo được phức với ADN hoặc với một Protein tham gian nhân đôi
AND. Đích tác dụng của các quinolon là gyrase, chúng gắn các phần đơn vị của

gyrase làm cho enzym không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, tức hay mảnh đã
bị cắt ra của AND không thể hàn lại được, do vậy AND xuất hiện trong tế bào dưới
dạng những đoạn riêng lẻ, kết quả dưới tác dụng của các quinolon sự sao chép, nhân
lên của các AND bị ức chế (Bùi Thị Tho, 2003).
2.6.2.Vi khuẩn đường ruột Lactobacillus và Enterococcus


Đặc điểm

23


Lactobacillus là tên một giống vi khuẩn, giống này có nhiều loài như lactobacillus
acidophilus, lactobacillus sporogenes, lactobacillus kefir…. Enterococcus còn gọi là
tụ cầu tràng là 1 giống vi khuẩn kỵ khí tùy tiện, không di động, gram dương,tìm thấy
trong ruột người và động vật.


Cơ chế

Các vi khuẩn lactobacillus và Enterococcus có thể làm giảm hội chứng nhạy cảm
đường ruột. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa
tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit
amin, men, hoormon và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các
khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà
nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn (Bùi Thị Tho, 2003).
Các vi khuẩn Lactobacillus và Enterococcus vào ruột chúng sẽ gắn vào thành ruột,
phát triển và chống lại các vi khuẩn gây bệnh theo cơ chế như sau: cạnh tranh dinh
dưỡng và chổ bám với vi khuẩn gây bệnh, thay đổi pH đường ruột, tiết các chất có
tính kháng khuẩn, tác động kháng enterotoxin, kích thích hệ miễn nhiễm

(www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc505.aspx).
Vai trò của Vitamin C:
Là chất kích hoạt enzym, chất khử các chất, tham gia tổng hợp hormoon. Là thành
phần quan trọng để hoạt hóa Prolin hydroxylase và hydroxylysine, hydroxyprolin; là
thành phần quan trọng của collagen. Do đó nếu không đủ vitamin C sẽ ảnh hưởng
đến sự tổng hợp collagen làm cho não bị co hoặc biến dạng, thành mạch yếu, vết
thương lâu lành, dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, gây
nhiều đám xuất huyết, đám bầm máu,...). Vitamin C là chất khử trong cơ thể, có tác
dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự ôxy hóa vitamin A, vitamin E và các
acid béo không no. Làm cho sắt (II) duy trì được trạng thái hoàn nguyên, tăng hấp
thu, chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho canxi trong ruột không tạo thành
hợp chất không tan, cải thiện tỷ lệ hấp thu canxi vào cơ thể, Giúp tế bào gan giải độc
các chất độc hại. Tham gia vào sự sản xuất và giải phóng hormoon vỏ thượng thận.
Tham gia chuyển hóa: tyrosin, acid folic, phenyladanin, histamin, nor epinephrin và
các enzym chuyển hóa thuốc; sử dụng carbohydrat; tổng hợp lipid và protein; trong
hô hấp tế bào, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn (vitamin
C thúc đẩy sự sản xuất bạch cầu chống vi khuẩn, virut); với dị ứng và stress
()
2.6.3. Amoxycillin
Cơ chế tác động

24


Men Transpeptidase (tham gia vào quá trình tổng hợp vách tế bào) khi gặp được βlactamin thì tạo phức nhầm với β – lactamin, phức bền vững không hồi phục, phức
này sẽ cản trở phản ứng xuyên mạch peptid của vi khuẩn. vi khuẩn vẫn tiến hành
tổng hợp protein, nhưng β – lactamin làm mất sự tạo vỏ, những chuỗi peptidoglycan
trở nên dị dạng. Như vậy, Amoxycillin có tác dụng diệt khuẩn (Bùi Thị Tho, 2003).
2.6.4. Colistin
Tính chất

Thuốc thường dùng dưới dạng sulfat để cho uống và dạng metan – sulfonat để tiêm.
Khi uống Colistin ít ngấm qua đường ruột, nên dùng với liều cao không nguy hiểm
(Nguyễn Phước Tương, 2000).
Cơ chế
Thuốc gắn vào lớp phospholipid ở màng vi khuẩn, làm các lớp màng của tế bào bị
mất tính bền vững. Do vậy chức năng làm hàng rào của màng bị phá hủy, cân bằng
thẩm thấu bị thay đổi, các thành phần trong tế bào bị thoát ra làm vi khuẩn chết. Vậy
Colistin là thuốc diệt khuẩn (Bùi Thị Tho, 2003).
2.6.4. BoostStart
Dạng bột, trộn thức ăn. Sản phẩm của Bayer Korea Lld. 476-1Mognae-dong, AnsanShi, Kyongi-do.
Công dụng: BoostStart có chứa kháng thẻ IgY để phòng các bệnh sau cho heo con:
IgY kháng Porcine Rotavirus gây tiêu chảy.
IgY kháng Transmissible gastroenteritis virus (TGEV) gây viêm dạ dày, viêm ruột
truyền nhiễm.
IgY kháng Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) gây bệnh tiêu chảy địa phương.
IgY kháng các chủng E. coli chính (K88, K99, P987, F18, F41, K82, O141, v.v) gây
tiêu chảy trên heo.
IgY kháng Salmonella, gây bệnh phó thương hàn.
IgY kháng Clostridium perfringens ( types A, C), gây bệnh viêm ruột hoại tử và đột
tử. ()

25


×