Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

SO SÁNH VIỆC bổ SUNG các NGUỒN đạm vô cơ TRÊN sự TĂNG TRƯỞNG của dê BÁCH THẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.27 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

d³c

VÕ THÀNH NHƠN

SO SÁNH VIỆC BỔ SUNG CÁC NGUỒN ĐẠM VÔ CƠ
TRÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DÊ
BÁCH THẢO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ 5 - 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

d³c

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH VIỆC BỔ SUNG CÁC NGUỒN ĐẠM VÔ CƠ
TRÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DÊ


BÁCH THẢO

Giáo viên hướng dẫn
Hồ Quảng Đồ
Trịnh Phúc Hào

Sinh viên thực hiện
Võ Thành Nhơn
MSSV: 3052448
Lớp: CNTY K31

Cần Thơ 5 - 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả

Võ Thành Nhơn

i

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, nay
tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư
Chăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi những năm tháng qua.
Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng, động
viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hồ Quảng Đồ, người đã hết lòng chỉ dạy, động
viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành biết ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn Thú Y
đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Xin chân thành biết ơn thầy Trương Chí Sơn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Cảm ơn các bạn lớp CNTY K31 đã động viên, chia sẽ những kinh nghiệm học tập
trong những năm học tại trường.

ii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
TÓM LƯỢC...................................................................................................... v
DANH SÁCH BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................... vi
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 2

2.1. SƠ LƯỢC VỀ DÊ BÁCH THẢO ........................................................................... 2
2.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................................ 2
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình ......................................................................................... 2
2.1.3 Khả năng sinh sản và tăng trưởng của dê .......................................................... 2
2.2 VÀI ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA DÊ ................................................................... 3
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ tiêu hóa......................................................................... 3
2.2.2. Tiêu hoá carbohydrat ....................................................................................... 5
2.2.3. Tiêu hoá protein............................................................................................... 6
2.2.4. Sử dụng đạm phi protein ở gia súc nhai lại....................................................... 6
2.2.5. Tổng hợp vitamin ............................................................................................ 7
2.3 SƠ LƯỢC VỀ HỆ DẠ CỎ ...................................................................................... 7
2.3.1 Vai trò của pH trong dạ cỏ ................................................................................ 8
2.3.2 Vai trò của NH3 trong quá trình lên men dịch dạ cỏ .......................................... 8
2.3.3 Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ.............................................................................. 9
2.3.3.1 Nguyên sinh động vật (Protozoa) ................................................................... 9
2.3.3.2 Vi khuẩn (Bacteria)...................................................................................... 10
2.3.3.3 Nấm (Phycomycetous)................................................................................. 12
2.4 NHU CẦU VỀ CÁC DƯỠNG CHẤT CỦA DÊ.................................................... 12
2.4.1 Nhu cầu vật chất khô và protein ...................................................................... 12
2.4.2 Nhu cầu năng lượng........................................................................................ 13
2.4.3 Nhu cầu nước uống của dê.............................................................................. 13
2.4.4 Nhu cầu về khoáng ......................................................................................... 13
2.4.5 Nhu cầu về vitamin......................................................................................... 13
2.5 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG NITRATE TRONG KHẨU PHẦN GIA SÚC NHAI LẠI
.................................................................................................................................... 13
2.6 CƠ CHẾ SẢN SINH METAN VÀ SỰ TRANH CHẤP HYDROGEN CỦA
METAN TỪ NITRATE .............................................................................................. 15
2.7 NGỘ ĐỘC NITRATE ........................................................................................... 15
2.8 PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC NITRATE CHO GIA SÚC ....................................... 16
2.9 QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITRATE Ở DẠ CỎ ..................................................... 16

2.10 MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐƯỢC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ................... 17
2.10.1 Rơm lúa (rice straw) ..................................................................................... 17
2.10.2 Rỉ mật đường (Molasses) .............................................................................. 18
2.10.3 So Đũa (Sesbania grandiflora)....................................................................... 19
2.10.4 Bánh dầu bông vải ........................................................................................ 19
2.10.5 Urê ............................................................................................................... 19
2.10.6 Nitrate Kali (KNO3)...................................................................................... 20
2.11 VAI TRÒ CỦA VIỆC KIỀM HÓA RƠM............................................................ 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.............................. 22
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ........................................................................... 22
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm .................................................................... 22

iii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3.1.2 Động vật thí nghiệm ....................................................................................... 22
3.1.3 Chuồng trại .................................................................................................... 22
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................ 22
3.1.5 Các khẩu phần thí nghiệm............................................................................... 22
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................ 24
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ..................................................... 24
3.2.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................................. 24
3.2.3 Phương pháp và kỹ thuật nuôi........................................................................ 24
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 25
3.2.5 Cách thu thập số liệu và xác định chỉ tiêu thí nghiệm ...................................... 25
3.3 XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 27
4.1 KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG Ở THÍ NGHIỆM 1 ..................................................... 27

4.1.1 Trọng lượng đầu, trọng lượng cuối và tăng trọng của dê trong thí nghiệm....... 27
4.1.2 Lượng ăn vào (gVCK/ngày ) của dê ở các nghiệm thức trong thí nghiệm........ 28
4.1.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/kg tăng trọng) ở các nghiệm thức trong thí
nghiệm .................................................................................................................... 29
4.2 KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG Ở THÍ NGHIỆM 2 ..................................................... 29
4.2.1 Trọng lượng đầu (kg), trọng lượng cuối kỳ (kg), và tăng trọng (g/ngày) của dê
trong thí nghiệm ...................................................................................................... 29
4.2.2 Lượng ăn vào (gVCK/ngày)............................................................................ 30
4.2.3 Tỉ lệ ăn vào / thể trọng (%) của dê = TL ăn vào (DM) so với % TL cơ thể của dê
................................................................................................................................ 31
4.2.4 Mức chuyển hóa thức ăn (FCR) của các nghiệm thức trong thí nghiệm ........... 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 33
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................... 33
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 34
Các hình ảnh trong thí nghiệm ......................................................................... 37

iv

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “ So sánh việc bổ sung các nguồn đạm vô cơ lên sự tăng trưởng của dê
Bách Thảo”, được tiến hành tại trường Đại Học Cần Thơ và phân tích số liệu tại
phòng E109 Bộ Môn Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Cần Thơ, thời gian từ
09/2008 đến 12/2008.
Thí nghiệm bao gồm 12 dê đực được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm
3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại., dê có trọng lượng trung bình đầu kỳ là 10 - 14 kg.
* Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả sử dụng các nguồn nitơ từ nitrate kali,

ammonium nitrate và urê của dê.
• Nghiệm thức 1 (NTKa): 8% Nitrate kali + 62% rơm khô xử lý 3% NaOH +
19% mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
• Nghiệm thức 2 (NTAm): 3% Ammonium nitrate + 67% rơm khô xử lý 3%
NaOH + 19% mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
• Nghiệm thức 3 (NTUr): 2,2% Urê + 67,8% rơm khô xử lý 3% NaOH + 19%
mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
* Thí nghiệm 2: So sánh hiệu quả sử dụng các nguồn nitơ từ sodium nitate,
ammonium nitrate và urê của dê.
• Nghiệm thức 1 (NTSo): 6,6% Sodium nitrate + 63,4% rơm khô xử lý 3%
NaOH + 19% mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
• Nghiệm thức 2 (NTAm): 3% Ammonium nitrate + 67% rơm khô xử lý 3%
NaOH + 19% mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
• Nghiệm thức 3 (NTUr): 2,2% Urê + 67,,8% rơm khô xử lý 3% NaOH + 19%
mật đường + 10% So Đũa + 1% CaCO3.
v Tất cả nghiệm thức bổ sung 1% (VCK) bánh dầu Bông Vải / thể trọng dê.
Mục tiêu: So sánh sự tăng trưởng của dê khi bổ sung các nguồn đạm vô cơ và
theo dõi sự ngộ độc nitrate của dê.
Kết quả thu được như sau:
• Việc bổ sung vào khẩu phần cơ bản của dê với lượng 8% nitrate kali (ở thí
nghiệm 1 ) hoặc 6,6% sodium nitrate (ở thí nghiệm 2 ) có kết quả tương đối
khả quan với mức tăng trọng lần lượt là 51,85 (g/ngày) đối với NTKa và
44,763 (g/ngày) đối với NTSo. Những kết quả trên tương đối cao và tương
đương với các khẩu phần bổ sung Urê hoặc Ammonium nitrate.
• Dê vẫn tăng trọng tốt và sinh hoạt bình thường không có hiện tượng bị ngộ
độc nitrate.

v

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



DANH SÁCH BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Biểu bảng:
Bảng 2.1 Trọng lượng dê Bách Thảo từ sơ sinh đến 2 năm tuổi ............................ 3
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần cơ bản của thí nghiệm 1 ..................................... 23
Bảng 3.2 Công thức khẩu phần cơ bản của thí nghiệm 2 ..................................... 24
Bảng 4.1 Thành phần dưỡng chất các thức ăn trong thí nghiệm ......................... 27
Bảng 4.2 Kết quả trọng lựợng đầu (kg), trọng lượng cuối (kg) và tăng trọng
(g/ngày) của dê ở thí nghiệm 1 ........................................................................... 27
Bảng 4.3 Lượng ăn vào (gVCK/ngày) ở thí nghiệm 1 ......................................... 28
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/kg tăng trọng) ở thi nghiệm 1................ 29
Bảng 4.5 Kết quả trọng lựợng đầu (kg), trọng lượng cuối (kg) và tăng trọng
(g/ngày) của dê ở thí nghiệm 2............................................................................ 29
Bảng 4.6 Lượng ăn vào (gVCK/ngày) ở thí nghiệm 2 ......................................... 30
Bảng 4.7 Tỉ lệ ăn vào/ thể trọng (%) của dê ở thí nghiệm 2................................. 31
Bảng 4.8 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/kg tăng trọng) ở thí nghiệm 2................ 32
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 Tương quan về nồng độ của nitrate, nitrite, ammonia, sau khi chích
NaNO3 (25g) trên cừu sau 16 giờ sau khi cho ăn cỏ (Lewis, 1951 ).................... 17
Các chữ viết tắt:
NTKa: Nghiệm thức Kali nitrate
NTSo: Nghiệm thức Sodium nitrate
NTAm: Nghiệm thức Ammonium nitrate
NTUr: Nghiệm thức Urê
VCK: vật chất khô
CP: protein thô
FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn

vi


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi dê ngày càng được phát triển ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Nó không chỉ cung cấp cho nhu cầu về thịt, sữa cho
người dân mà còn cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng và làm nguồn thức ăn
cho cá nuôi, giun đất…
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi người dân không chỉ vận dụng
nguồn thực liệu sẵn có tại vùng để làm nguồn thức ăn cho dê như rơm, đậu, bình
linh, so đũa...Ngoài ra chúng ta còn có thể bổ sung các nguồn đạm vô cơ vào thức
ăn cho gia súc nhằm cải thiện dưỡng chất trong khẩu phần và nâng cao năng suất
trong chăn nuôi.
Tuy nhiên việc sử dụng các nguồn đạm vô cơ chủ yếu là nitơ phi protein từ các hợp
chất nitrate cũng gây nhiều trở ngại cho người chăn nuôi vì khả năng gây ngộ độc
của nó đối với gia súc. Theo Leng (2007) cho rằng tác dụng độc của nitrate chỉ xảy
ra đối với gia súc nhai lại chưa thích nghi và khi gia súc được bổ sung nitrate ở
nồng độ cao với khẩu phần ăn loại cỏ chất lượng tốt. Cũng theo ông, nitrate có thể
thúc đẩy để sản xuất ammonia trong dạ cỏ cho vi sinh vật sử dụng.
Nhiều công trình nghiên cứu việc sử dụng nitrate của hệ vi sinh vật dạ cỏ như
Cheng và ctv, 1997 cho rằng những nhân tố trong hệ dạ cỏ có thể biến đổi nitrate
thành ammonia và theo tác giả khả năng sử dụng nitrate đã có sẵn ở động vật nhai
lại.
Nitrate bị biến đổi thành nitrite bởi enzym khử nitrate, sau đó nitrite bị biến đổi
thành ammonia bởi sự khử nitrite kèm theo sự chuyển 2 electron, ammonia được
các vi sinh vật sử dụng để tạo nên protein của chúng.
Để tìm hiểu kĩ hơn những vấn đề trên , chúng tôi tiến hành thí nghiệm về :“ So sánh
việc bổ sung các nguồn đạm vô cơ trên sự tăng trưởng của dê Bách Thảo”.
Mục tiêu của đề tài :

• So sánh sự tăng trưởng của dê khi bổ sung các nguồn đạm vô cơ như kali
nitrate, sodium nitrate, ammonium nitrate và urê.
• Theo dõi sự ngộ độc nitrate của dê.

.

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ DÊ BÁCH THẢO
2.1.1 Nguồn gốc
Dê Bách Thảo thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla),
bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), họ phụ dê cừu (Capra
rovanae), loài dê (Capra hircus), giống dê Bách Thảo. Dê Bách Thảo là giống kiêm
dụng thịt - sữa nổi tiếng của nước ta. Dê có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cũng
gần giống nhau như Bắc Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi
thống nhất là Bách Thảo từ sau hội nghị nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê toàn
quốc, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992. Có nhiều ý kiến cho
rằng dê Bách Thảo là giống dê được hình thành từ việc tạp giao giữa dê Cỏ và các
giống dê được nhập vào nước ta từ hàng trăm năm trước như Alpine, Anglo Nubian.
Qua một thời gian khá dài hàng trăm năm thích ứng với điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nóng khô của vùng cực nam Trung Bộ, dê Bách Thảo ngày nay có những đặc
điểm rõ rệt cả về hình thái lẫn sinh học mang dấu ấn của vùng sinh thái nóng khô
(Lê Viết Ly, 1999).
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình
Dê Bách Thảo có màu lông tương đối đồng nhất đen, đen đốm trắng hoặc trắng đốm
đen, các màu khác ít thấy, lông mượt sáng, một số con có hai dải lông trắng ở má và

bốn chân, nhưng không có vệt trắng ở trên lưng. Biểu hiện đặc trưng nhất là sống
mũi dô, miệng rộng và thô, phần lớn con đực và cái không có râu cằm, tai to cụp
xuống, nhiều con có mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai. Đầu thô, dài, phần lớn dê không
sừng. Một số ít có sừng nhưng sừng nhỏ chếch sang hai bên và hướng về phía sau
(Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 1999).
2.1.3 Khả năng sinh sản và tăng trưởng của dê
Khả năng sinh sản của dê Bách Thảo tốt, tỷ lệ sinh đôi nhiều. Tốc độ tăng đàn và
khả năng nuôi sống cao hơn dê địa phương, được Pháp, Ấn Độ tạo con lai cho năng
suất thịt sữa cao hơn. Năng suất sữa 1-1,18 kg/ngày, thời gian cho sữa 145-150
ngày. Trọng lượng trưởng thành con cái 36-40 kg, con đực 46-53 kg. Cao vai ở con
đực 60-64 cm, con cái 55-58 cm. Dê hiền lành có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc có
thể nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ở nhiều vùng đều cho kết quả tốt (Hồ Quảng Đồ,
2000; Nguyễn Thiện- Đinh Văn Hiến, 1999).

2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Về tăng trọng của dê Bách Thảo:
Bảng 2.1: Trọng lượng của dê Bách Thảo từ sơ sinh đến 2 năm tuổi

Tháng tuổi
Sơ sinh
3
6
9
12
18
24


Khối lượng (kg)
Đực
2,8
14,5
24,6
29,0
35,6
39,7
45,5

Cái
2,5
11,6
21,6
25,0
26,4
32,1
38,0

(Nguồn: Nguyễn Thiện et al., (2007))

2.2 VÀI ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA DÊ
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ tiêu hóa
Răng: có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Dê có
8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Không có răng cửa hàm trên. Chúng ta có thể
nhận biết tuổi của dê qua răng cửa. Bởi vậy cần phải biết phân biệt giữa răng sữa và
răng thay thế, răng sữa nhỏ trắng và nhẵn. Đối với răng thay thế có thể to gấp rưỡi
hay gấp đôi màu hơi vàng và có những vạch hơi đen ở mặt trước.
Răng sữa: Dê đẻ được 5-10 ngày đã có 4 răng sữa, 3-4 tháng tuổi thì đủ 8 răng sữa.

Răng thay thế theo thứ tự sau:
Dê từ 15- 18 tháng tuổi thay 2 răng cửa giữa.
Dê được hai năm tuổi thì thay 2 răng cửa bên.
Dê từ 2-2,5 năm tuổi thay 2 răng cửa áp góc.
Dê tù 3-3,5 năm tuổi thay 2 răng góc.
Sau đó răng mòn đến 6-7 năm tuổi thì dê già chân răng hở ra có khi bị lung lay.
Lưỡi: Lưỡi dê có nhiều gai thịt nổi lên có 3 loại gai thịt : gai thịt hình đài hoa , gai
thịt hình nấm, hai loại gai này có vai trò vị giác và gai thịt hình sợi có vai trò xúc
giác vì thế khi dê ăn một loại thức ăn nào dê không những biết được vị của thức ăn
mà còn biết được thức ăn rắn hay mềm.
Lưỡi dê còn giúp cho việc lấy thức ăn nhào trộn thức ăn trong miệng và nuốt ngoài
ra các gai thịt giúp dê nghiền nát thức ăn.

3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Dê có miệng nhỏ và nhọn với đôi môi linh hoạt hơn trâu bò, nên có khả năng lựa
chọn thức ăn tốt hơn bò. Dê có khả năng lựa chọn từng lá trên một cây bụi, một
cành cây hoặc một phần lá cỏ trong bụi cỏ.
Cũng như trâu bò, dạ dày dê gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
Trong 4 túi của dạ dày dê thì ba túi trên không có tuyến tiêu hóa. Nước bọt dê
không có men amylase, nên ở ba túi này sự tiêu hóa của thức ăn chủ yếu là do hệ vi
sinh vật ở dạ cỏ và dạ tổ ong đảm nhiệm, với số lượng lớn từ hàng triệu đến hàng tỉ
con trong một gam chất chứa. Hệ vi sinh vật bao gồm nấm, vi khuẩn, protozoa sống
cộng sinh trong dạ cỏ và giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu hóa. Nhờ
các vi sinh vật này mà những thức ăn ít giá trị dinh dưỡng đã trở thành những chất
dinh dưỡng có giá trị để nuôi cơ thể.
Khi dê trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh chiếm tới 80% khối lượng dạ dày dê, dạ

múi khế chỉ còn lại 7% (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2001). Dạ cỏ được
coi như “một thùng lên men lớn”, tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng
trong quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại. Trong dạ cỏ có môi trường rất ổn định
về tính chất lý, hóa tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển, các vi khuẩn
phát triển nhờ phân giải chất xơ trong thức ăn, protozoa lại ăn các vi khuẩn để sinh
trưởng và phát triển, cơ thể nó lại là nguồn thức ăn động vật cho gia súc chủ.
Cũng giống như các loài gia súc nhai lại khác, nước bọt của dê được đổ vào dạ cỏ
liên tục và duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát
triển và tiêu hóa thức ăn. Nước bọt còn giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi nitơ
của gia súc này. Khối lượng nước bọt do dê tiết ra phụ thuộc vào khẩu phần. Thành
phần của nước bọt cũng biến đổi rõ rệt theo tuổi. Ở dê nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thành
phần nước bọt của nó khác với thành phần nước bọt ở dê lớn ở chổ muối phốt phát
được thay thế bởi muối clorua. Sự có mặt của protozoa làm giảm sự tiết nước bọt vì
protozoa hấp thu mạnh tinh bột và đường do vậy không cần tiết nước bọt nhiều để
duy trì pH dạ cỏ. Nước bọt là dung dịch đệm bicarbonate (pH = 8) có chứa nồng độ
natri và phốt phát cao. Dịch đệm dạ cỏ là môi trường thích hợp cho sự phát triển của
vi khuẩn, nấm và protozoa yếm khí và cho phép acid béo bay hơi tích tụ trong dịch
dạ cỏ.
Vi sinh vật trước tiên sử dụng lượng đường hòa tan và tinh bột có trong thức ăn
trước làm nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển, sau đó chúng mới bắt đầu
công phá chất xơ có trong thức ăn (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995).
Hệ vi sinh vật ở dạ cỏ của dê cũng có sự khác biệt so với gia súc nhai lại khác bởi
dê có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị các loại thức ăn. Nó có thể ăn được
nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá
xoan, lá xà cừ, lá tràm, tai tượng, cỏ bướm… Tốc độ sinh trưởng phát triển của vi
4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



sinh vật trong dạ cỏ rất cao. Trong 1 ml dịch dạ cỏ có tới 105 – 106 protozoa và 1010
vi khuẩn. Mật độ vi khuẩn trong dạ cỏ được duy trì tương đối ổn định cho từng loại
chế độ thức ăn. Tốc độ lên men được điều chỉnh luôn ở mức vừa phải vì các
protozoa đã chuyển hóa một cách nhanh chóng một phần đường hòa tan thành các
loại đường đa để dự trữ đồng thời tránh sự tấn công của vi khuẩn. Sự phân giải thức
ăn ở dạ cỏ do enzyme của các vi sinh vật tiết ra. Thức ăn và nước được đưa vào dạ
cỏ sẽ được lên men, chủ yếu tạo thành acid béo bay hơi, các tế bào vi sinh vật, CH4
và CO2. Các khí này sẽ bị mất đi do ợ hơi còn các acid béo bay hơi sẽ được hấp thu
qua vách dạ cỏ.
2.2.2. Tiêu hoá carbohydrat
Quá trình tiêu hóa carbohydrat ở dạ cỏ có thể chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ
nhất là tiêu hóa các carbohydrat phức tạp thành các carbohydrate đơn giản do tác
dụng của các enzyme vi sinh vật ngoại bào thực hiện.
Glucose, fructose tiếp tục bị phân giải tạo các sản phẩm chính của quá trình lên men
là acid acetic, acid propionic, acid butyric, CO2, và CH4. Các acid pyruvic, succinic,
lactic thỉnh thoảng cũng được phát hiện trong dạ cỏ.
Acid chủ yếu là acid acetic, khẩu phần cao chất xơ làm gia tăng hỗn hợp acid đặc
biệt là acetic. Khi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp của khẩu phần cao, tỉ lệ acid acetic sẽ giảm
lại và acid propionic tăng lên. Với khẩu phần hầu như hoàn toàn là thức ăn hỗn hợp,
nồng độ acid propionic hầu như vượt quá acetic. Khi khẩu phần chỉ toàn thức ăn thô
khô được nghiền mịn hoặc đóng viên không ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ acid béo bay
hơi sản sinh.
Phần lớn các acid sản sinh được hấp thu vào dạ cỏ, tổ ong, lá sách chỉ có một số
thoát qua vào dạ múi khế và được hấp thu ở ruột non.
Tỉ lệ khí sản sinh rất lớn và nhanh, ngay sau bửa ăn một con bò có thể sản sinh hơn
30 lít/ giờ gồm CO2 40%, CH4 30-40%, H2 5% và một lượng nhỏ O2 và N2 từ không
khí. Các chất khí sẽ thoát ra ngoài theo đường ợ hơi, nếu chất khí tích tụ gây ra hiện
tượng chướng hơi dạ cỏ và con vật suy sụp có thể chết.
Giai đoạn thứ hai tương tự sự tiêu hóa của thú không nhai lại, tiêu hóa các
carbohydrat đơn giản do các enzym của con vật.

Sự tiêu hóa carbohydrate phần lớn phụ thuộc vào lignin và cutin, chúng đề kháng
với sự tấn công của vi sinh vật. Lignin gây cản trở cho sự phân giải cellulose mà nó
kết hợp. Tỉ lệ acid béo bay hơi phụ thuộc vào tỉ lệ thức ăn tinh, thô trong khẩu phần
cũng như loại thức ăn và hình thức thức ăn (Lưu Hữu Mãnh, 1999).

5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.3. Tiêu hoá protein
Protein của thức ăn được các vi sinh vật phân giải thành các peptid và amino acid,
một số amino acid còn được phân giải tạo thành các acid hữu cơ, ammonia và CO2.
Những amino acid mạch phân nhánh tìm thấy trong dịch dạ cỏ dẫn xuất từ amino
acid. Các amino acid được sản sinh, cùng với các peptid và các amino acid tự do lại
bị các vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein của vi sinh vật. Khi các vi sinh
vật đi đến dạ múi khế và ruột non sẽ bị tiêu hóa và hấp thu ở đó, một đặc điểm quan
trọng trong việc hình thành protein vi sinh vật là vi khuẩn có khả năng tổng hợp các
acid amin giới hạn thành các acid amin không giới hạn, như vậy chúng cung cấp
cho vật chủ nguồn protein khác với protein của khẩu phần. Ở điểm này đủ để nhấn
mạnh rằng phần lớn protein đến ruột non của thú nhai lại sẽ là protein của vi sinh
vật theo một thành phần hợp lý ổn định, phần protein còn lại ít hơn là protein của
thức ăn không phân giải, thành phần acid amin thay đổi tùy theo đặc tính tự nhiên
của khẩu phần.
Các ammonia dịch dạ cỏ giống như chìa khóa trung gian trong sự phân giải và tổng
hợp protein. Nếu khẩu phần thấp protein hoặc protein đề kháng với sự phân giải thì
ammonia của dịch dạ cỏ sẽ thấp (50mg/L) và sự tăng trưởng của vi sinh vật sẽ kém,
hậu quả là sự phân giải cellulose sẽ bị đình trệ. Ngược lại nếu quá trình phân giải
protein nhanh hơn tổng hợp, ammonia sẽ tích tụ trong dạ cỏ với nồng độ quá cao.
Khi điều này xảy ra thì ammonia sẽ hấp thu vào máu, chuyên chở đến gan và

chuyển đổi thành urê một phần urê này sẽ đưa ngược trở lại dạ cỏ bằng con đường
của tuyến nước bọt, trực tiếp đi qua vách tế bào, phần lớn sẽ bị bài tiết trong nước
tiểu và như thế là lãng phí. Nồng độ tối hảo của ammonia trong dạ cỏ rất thay đổi,
từ 85 – 300mg/L.
Nếu thức ăn cung cấp protein kém thì nồng độ của các vi sinh vật trong dạ cỏ thấp,
số lượng nitrogen trở ngược về dạ cỏ bằng dạng ammonia từ máu nhiều hơn lượng
ammonia hấp thu từ dạ cỏ. Như vậy số protein tiến tới ruột lớn hơn lượng protein
trong thức ăn. Bằng cách này thú nhai lại có thể bảo tồn lượng nitrogen bằng cách
chuyển hóa urê về dạ cỏ, nếu không lượng urê sẽ bị thải trong nước tiểu.
2.2.4. Sử dụng đạm phi protein ở gia súc nhai lại
Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất đạm phi protein thành protein. Vì
vậy các hợp chất đạm vô cơ có thể đưa vào khẩu phần thú nhai lại, urê được dùng
phổ biến, các dẫn xuất khác của urê ngay cả muối ammonium cũng được sử dụng.
Urê đi vào dạ cỏ được thủy giải nhanh chóng thành ammonia bởi enzym urease của
vi khuẩn tạo thành ammonia dịch dạ cỏ. Để ammonia này kết hợp thành protein vi
khuẩn có hiệu quả thì phải có hai điều kiện:

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


(1) Nồng độ ammonia ban đầu phải thấp hơn so với nhu cầu.
(2) Hệ vi sinh vật phải có một nguồn năng lượng sẵn có để tổng hợp protein. Trong
thực tế nuôi dưỡng, để đáp ứng những điều kiện trên bao gồm việc trộn urê với thức
ăn có sự phân giải protein ở dạ cỏ kém và lên men carbohydrate cao (Lưu Hữu
Mãnh, 1999).
2.2.5. Tổng hợp vitamin
Hệ vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp tất cả các vitamin nhóm B và vitamin K. Thức
ăn ăn vào chỉ cung cấp một lượng nhỏ vitamin B cho con vật. Lượng vitamin được

tạo ra trong dạ cỏ lớn hơn nhiều lượng vitamin có trong thức ăn.
Thức ăn xanh hàng ngày có chứa một lượng lớn thiamine, riboflavin và nicotinic
acid. Hầu hết thiamin bị hòa tan, riboflavin, nicotinic acid, folic acid và vitamin
B12 chiếm một lượng lớn trong tế bào và được hấp thu một ít trên bề mặt dạ cỏ.
Có một cái hay ở đây là sự thiết lập liên kết giữa sự thiếu vitamin B với sự thiếu
cobalt trong khẩu phần tạo thành một nhóm cyanocobalamin giả được biết như
vitamin B12. Thiếu cobalt dẫn đến thiếu vitamin B12 làm cho con vật chán ăn,
chậm lớn ở gia súc non.
2.3 SƠ LƯỢC VỀ HỆ DẠ CỎ
Trong dạ cỏ có môi trường rất ổn định về các tính chất lý hóa tạo điều kiện thuận lợi
cho hệ vi khuẩn và động vật đơn bào phát triển. Các vi khuẩn phát triển nhờ phân
giải chất xơ trong thức ăn. Các động vật đơn bào – protozoa lại ăn các vi khuẩn để
sinh trưởng và phát triển, cơ thể nó cuối cùng lại là nguồn thức ăn động vật cho
động vật chủ là các động vật ăn cỏ.
Nhiệt độ trong dạ cỏ khá cao 39 – 40 0C.
Khí trong dạ cỏ có thành phần như sau:
CO2

60 – 70%

CH4

25 – 35%

Phần còn lại là các khí nitơ, oxy, một ít H2S, và H2.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong dạ cỏ rất cao. Trong 1ml dịch
dạ cỏ có tới 105 đến 106 động vật đơn bào và 1010 vi khuẩn.
Mật độ vi sinh vật trong dịch dạ cỏ được duy trì tương đối ổn định cho từng loại chế
độ thức ăn. Phần vi sinh vật tăng lên liên tục được chuyển từ dạ cỏ vào dạ lá sách.
Tốc độ lên men được điều chỉnh luôn ở mức vừa phải vì các protozoa đã chuyển

hóa một cách rất nhanh chóng một phần đường hòa tan thành các loại đường đa để
dự trữ đồng thời tránh sự tấn công của vi khuẩn.
7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Môi trường dịch dạ cỏ phụ thuộc vào:
+ Loại và khối lượng thức ăn ăn vào
+ Sự nhào trộn theo chu kỳ thông qua sự co bóp dạ cỏ
+ Nước bọt và sự nhai lại
+ Sự khuếch tán và chế tiết dạ cỏ
+ Hấp thu các chất xuống bộ máy tiêu hóa
Trong những điều kiện cung cấp khẩu phần thức ăn và dạng thức ăn không bình
thường thì môi trường dạ cỏ bị rối loạn. Ví dụ: khi cho ăn quá nhiều thức ăn hạt sẽ
dẫn đến hội chứng lacticacidaemic bởi vì pH dạ cỏ giảm, sự sinh trưởng của
Streptococus bovis giảm và có sự tích tụ acid lactic trong dạ cỏ (Preston và Leng,
1987).
2.3.1 Vai trò của pH trong dạ cỏ
pH dịch dạ cỏ thường từ 6 đến 7, nhờ vào dung dịch đệm các muối kiềm của nước
bọt gồm bicacbonat và phot phat natri, kali có pH > 8,2 và phần lớn các acid béo
bay hơi tạo ra được hấp thu qua màng nhầy của dạ cỏ do đó hạn chế sự thay đổi độ
pH trong dạ cỏ. pH dịch dạ cỏ trung tính là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật
hoạt động và phát triển bình thường. Khi pH dạ cỏ thấp dẫn đến thay đổi số lượng
vi khuẩn phân giải cellulose, amylose và thường protozoa cũng bị mất theo. Giá trị
pH còn phụ thuộc vào thời gian sau khi ăn, môi trường trung tính ở dạ cỏ luôn được
duy trì để đảm bảo cho quá trình lên men được liên tục. Khối lượng vi sinh vật
trong dạ cỏ được duy trì ở mức ổn định do sự di chuyển số lượng vi sinh vật xuống
dạ dưới, chết và phân hủy các vi sinh vật ngay trong dạ cỏ. Mêtan (CH4) và
carbonic (CO2) cũng là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men. Khi pH dạ cỏ

thấp, carbonic tách khỏi dung dịch và tích tụ ở túi vùng lưng, sau đó được thải ra
qua ợ hơi.
2.3.2 Vai trò của NH3 trong quá trình lên men dịch dạ cỏ
Theo Preston và Leng (1987) thì NH3 trong dịch dạ cỏ có nguồn gốc từ sự phân giải
các protein, peptid, acid amin và các nguyên liệu nitơ hòa tan khác. Urê, acid uric
và nitrate được chuyển hóa nhanh chóng thành NH3 trong dạ cỏ. Các acid nucleic
trong dịch dạ cỏ có lẽ cũng được phân giải rất mạnh thành NH3. Hầu hết các khẩu
phần chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp và cỏ có tỷ lệ tiêu hóa thấp thì hạn chế chủ
yếu đối với sinh trưởng vi sinh vật dạ cỏ là nồng độ NH3 trong dịch dạ cỏ. Nồng độ
NH3 phải cao hơn mức tới hạn trong ngày. Để có tỉ lệ tiêu hóa tối đa trong dạ cỏ thì
qua đó cũng có khối lượng vi sinh vật lớn nhất, lượng NH3 luôn biến động theo
khẩu phần. Nồng độ NH3 trong dịch dạ cỏ đòi hỏi đảm bảo tối đa cho vi sinh vật
tăng trưởng trong phòng thí nghiệm có giá trị tối thiểu 20-50mg/lít dịch dạ cỏ. Để
8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thức ăn được phân giải tối đa bởi vi sinh vật dạ cỏ nhu cầu tối thiểu nồng độ NH3
trong dạ cỏ cao hơn đã được trình bày cho những thức ăn có chất lượng thấp, nồng
độ NH3 khoảng 60-100mg/lít. Nhu cầu nồng độ NH3 cho sự phân giải tối đa có lẽ
phụ thuộc vào khả năng phân giải của thức ăn (Preston và Leng, 1987).
Theo Alvarez et al (1983) cho biết, với loại cỏ chứa một lượng protein thô đáng kể
thì hình như vi sinh vật bám vào sợi xơ phụ thuộc vào nitơ có trong thành phần tế
bào thức ăn. Hiệu suất sinh trưởng của loại vi sinh vật này ít bị ảnh hưởng bởi lượng
NH3 trong dịch dạ cỏ. Đối với loại thức ăn nhiều xơ ít nitơ hoặc các loại thức ăn chủ
yếu là carbohydrate hòa tan (như mía) thì nồng độ NH3 tới hạn phải cao hơn so với
thức ăn giàu protein.
Theo Leng và Nolan (1984), các khẩu phần thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến
mức NH3 thích hợp và nồng độ NH3 cao nhất có thể đạt mức 150-200mg/ lít.

Thiếu NH3 dẫn đến giảm hiệu quả hệ thống vi sinh vật dạ cỏ mặc dù con đường
tổng hợp acid amin ở vi sinh vật dạ cỏ chưa được xác định rõ. Tuy nhiên người ta
thấy rằng NH3 đóng vai trò quan trọng cho việc tổng hợp có hiệu quả acid amin và
protein ở vi sinh vật. Tốc độ tổng hợp của vi sinh vật cao nhất ở nồng độ NH3 từ 58mgN/100ml dịch dạ cỏ.
2.3.3 Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng lên men carbohydrate, phân giải thức ăn tạo ra các
acid béo bay hơi, metan, carbonic và năng lượng cung cấp cho sự sinh trưởng và
phát triển của vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ gồm nguyên sinh động vật, vi
khuẩn và nấm.
2.3.3.1 Nguyên sinh động vật (Protozoa)
Protozoa có trong dạ cỏ của dê bắt đầu từ khi dê ăn thức ăn là thực vật. Những ngày
đầu sau khi sinh, và trong thời gian bú sữa dạ cỏ dê không chứa protozoa, điều này
có liên quan đến phản ứng acid của chất chứa dạ cỏ và chỉ khi ăn chất xơ thực vật
xanh, tinh bột, đường và protein thực vật thì ở dạ cỏ mới hình thành môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của protozoa. Trong đó hầu hết vi sinh vật có mặt trong
dạ cỏ dê là kỵ khí, chúng có khả năng phân giải chất xơ có trong thức ăn, tuy nhiên
cơ chất chính của chúng là đường và tinh bột.
Một vài loài protozoa cũng có khả năng phân giải cellulose nhưng thức ăn chính của
chúng vẫn là đường và tinh bột, chúng sẽ được hấp thu nhanh chóng và dự trữ dưới
dạng dextrin, đây là dạng sẽ được huy động ra theo nhu cầu để cung cấp năng lượng
cho duy trì và sinh trưởng của protozoa (Preson và Leng, 1991). Một phần rất lớn
các vi sinh vật ở dạ cỏ theo thức ăn đến dạ múi khế, ở đây dịch tiêu hóa do các
tuyến tiết ra tiêu hóa các vi sinh vật tương tự thức ăn có nguồn gốc động vật khác

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


như bột thịt, bột cá… để cung cấp cho cơ thể dê các acid amin và các vitamin cần

thiết.
Số lượng protozoa thay đổi tùy theo cách thức nuôi dưỡng, khẩu phần ăn. Khi ta
cho con vật ăn khẩu phần chứa nhiều thức ăn xơ, ít chất đường hòa tan thì mật độ
protozoa thấp (khoảng 105 tế bào/ml dịch dạ cỏ). Trái lại, khẩu phần ăn có nhiều
tinh bột và đường, mật độ protozoa có thể lên đến 4 x 106 tế bào/ml dịch dạ cỏ.
Protozoa có khoảng 100 loài, sản sinh rất nhanh, mỗi ngày sinh ra 4-5 thế hệ. Người
ta chia protozoa thành hai nhóm chính: một nhóm thuộc bộ trùng lông đều
Holotricha và một nhóm thuộc bộ lông thưa Oligotricha. Phần lớn protozoa thuộc
bộ Holotricha có phủ tiêm mao, còn bộ Oligotricha có đặc điểm là ở đường xoắn
gần miệng đặc biệt có tiêm mao lớn hơn còn tất cả các chổ còn lại của cơ thể có rất
ít tiêm mao. Protozoa đòi hỏi năng lượng duy trì cao và chúng ăn mất một số lớn vi
khuẩn và làm tăng tuần hoàn nitơ trong dạ cỏ (Nolan và Leng, 1972).
Do tác động tương hỗ giữa các vi sinh vật trong dạ cỏ loài nhai lại cho nên khi môi
trường có nhiều cơ chất thích hợp với sự phát triển của vi sinh vật này sẽ làm giảm
mật độ của loài khác và có mức độ dao động.
Đặc tính nuôi dưỡng ảnh hưởng đến số lượng và thành phần của protozoa ở dạ cỏ
loài nhai lại. Trong khẩu phần càng nhiều protein sẽ làm giảm số lượng protozoa ở
dạ cỏ, đặc biệt là khẩu phần ít xơ. Protozoa cạnh tranh mạnh với bacteria khi khẩu
phần là đường hòa tan, tinh bột để dự trữ các loại carbohydrate này trong cơ thể của
chúng. Với khẩu phần nhiều đường thì lượng protozoa trong dạ cỏ rất nhiều.
Protozoa cũng góp phần làm tăng lượng ammonia trong dạ cỏ do sự phân giải
protein của chúng.
Khi quần thể protozoa cao có thể đạt tới 70% sinh khối vi sinh vật trong dịch dạ cỏ
và vi khuẩn chỉ có 30%, một số ít loài phân giải xơ, đa số phân giải chất đường và
tinh bột. Nhờ tác động ăn vào và phân giải tinh bột nên làm giảm sự phân giải bởi
các vi khuẩn, nên nguyên sinh vật giúp ổn định tình trạng của dạ cỏ trong khẩu phần
có tỷ lệ thức ăn tinh cao. Nguyên sinh vật cũng góp phần phân giải chất đạm cung
cấp nguồn nitơ cho vi khuẩn phát triển (Preston và Leng, 1991).
Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao, một tỉ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và tiêu
hóa. Trường hợp loài Entodinia nhiều (khoảng 2,000,000 con/ml dịch dạ cỏ) thì tất

cả vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ sẽ bị ăn mất đi, chiếm khoảng 30% tổng lượng
sinh khối.
2.3.3.2 Vi khuẩn (Bacteria)
Nhiều loài vi khuẩn có mặt ở dạ cỏ không có ý nghĩa chức năng mà là những bạn
đường ngẫu nhiên vào dạ cỏ cùng với nước và thức ăn. Để xác nhận những vi sinh
vật thực sự của dạ cỏ có những tiêu chuẩn:
10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


1) Tách từ dạ cỏ vi sinh vật phải là yếm khí hoặc yếm khí tùy tiện.
2) Số lượng vi khuẩn ở dạ cỏ không được ít hơn một triệu/ gam chất chứa dạ cỏ.
3) Phải tách được mười mẫu của một loại từ hai con gia súc trở lên.
4) Quần đoàn của loài này phải có trong dạ cỏ gia súc ở những vùng địa lý khác
nhau. 5) Những sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa của các quần đoàn thu được
phải là những sản phẩm trao đổi điển hình của dạ cỏ.
Đối với quá trình tiêu hóa của loài nhai lại, điều quan trọng không chỉ là tỷ lệ các
loài vi khuẩn trong dạ cỏ, mà ở cả số lượng của chúng nữa. Bởi thế cho nên một
trong những đặc điểm quan trọng về trạng thái chức năng của hệ sinh vật dạ cỏ là
tổng số vi khuẩn.
Để đếm số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ thật không dễ dàng, vì các vi khuẩn có xu
hướng bám vào các sợi thực vật và tập trung dày đặc bên trong các sợi này. Được
biết, người ta lấy những mẫu chất chứa ở dạ cỏ, sau khi giết gia súc, bằng ống thông
thực quản hoặc qua lỗ dò. Trộn cẩn thận với chất chứa dạ cỏ thức ăn sẽ thu được
các mẫu trung bình thỏa đáng. Cho đến nay người ta chưa nghiên cứu đầy đủ những
vấn đề về sự thay đổi số lượng và loài vi khuẩn theo thời gian lấy mẫu, vị trí lấy
mẫu và chế độ nuôi dưỡng ở những khẩu phần nhất định. Tuy nhiên người ta thấy
rằng số lượng vi khuẩn ở thức ăn đặc nhiều hơn so với phần chất lỏng của thức ăn
đó.

Ở bê sơ sinh, hệ vi sinh vật hoàn toàn không phát triển, nhưng chỉ sau một ngày tuổi
thì đã có một lượng lớn vi khuẩn trong dạ cỏ, chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, chúng đi
vào dạ cỏ từ môi trường ngoài (ổ rơm, nước bọt,…) và đến một mức nào đó thì
chúng được bảo hộ. Những vi khuẩn hiếu khí này không được tìm thấy trong dạ cỏ
của con vật trưởng thành, chúng chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ thay thế bởi những vi
khuẩn yếm khí khi bê bắt đầu ăn thức ăn thô khô và thức ăn hạt.
Vi khuẩn bao gồm các nhóm chính:
• Vi khuẩn sống tự do trong dịch dạ cỏ khoảng 30%
• Vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn khoảng 70%
Ngoài ra, còn các nhóm vi khuẩn trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và nhóm vi khuẩn
bám vào protozoa.
Vi khuẩn có các nhóm chức năng sau:
• Phân giải carbonhydrate không phải xơ
• Phân giải xơ
• Tiêu hóa protein
11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


• Thủy giải lipid
• Tổng hợp vitamin…
Vi khuẩn có những nhóm chính sau đây:
Nhóm vi khuẩn phân giải carbohydrate không phải là chất xơ: số lượng của chúng
sẽ tăng khi ta cho gia súc ăn khẩu phần giàu carbohydrate dễ lên men (tinh bột,
đường, glucose…) có từ thức ăn hạt, củ, rỉ mật đường…
Nhóm vi khuẩn lên men lactic: chúng có tác dụng lên men đường, chúng phát triển
rất nhanh khi dạ cỏ chứa ít streptococcus. Vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu
phần ăn giàu cỏ khô, hoặc thức ăn tinh.
Nhóm vi khuẩn phân giải chất xơ: chiếm tỉ lệ nhỏ (dưới 10%) so với tổng số vi

khuẩn. Tại dạ cỏ chất xơ được tiêu hóa nhờ men phân giải chất xơ của vi khuẩn
phân giải xơ (Cellulolytic bacteria) sống ở dạ cỏ tiết ra. Các loại vi khuẩn này phân
giải được cellulose, hemicellulose và cả pectin. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với
sự lên men chất xơ đối với loài nhai lại.
Nhóm vi khuẩn phân giải chất chứa nitrogen: bao gồm Butyrivibro, Bacteroides,
Streptococcus, Selenomas, Clostridium, Lachnospira và Borrelia. Trong đó có
những loài có hoạt động phân giải cellulose, xylanose, pectinose, amylose và
saccarose rất mạnh trong thức ăn. Các vi khuẩn này có khả năng phân giải protein
có trong thức ăn (Nguyễn Văn Thu, 2006).
2.3.3.3 Nấm (Phycomycetous)
Nấm hiện diện với số lượng 103 – 104/ ml và là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập, tiêu
hóa thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong. Chúng làm giảm sự bền chặt
của các cấu trúc này và do vậy mà làm tăng sự phá vỡ các mảnh trong quá trình
nhai lại. Sự công phá của nấm cho phép vi khuẩn bám vào các cấu trúc tế bào. Nấm
có vai trò đặc biệt quan trọng khởi đầu của quá trình công phá, lên men của các
nguyên liệu không hòa tan của thành tế bào và sự có mặt của nấm làm giảm thời
gian tiêu hóa xơ. Nấm có vai trò tiêu hóa thức ăn quan trọng hơn nguyên sinh động
vật.
2.4 NHU CẦU VỀ CÁC DƯỠNG CHẤT CỦA DÊ
2.4.1 Nhu cầu vật chất khô và protein
Ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi mỗi ngày dê cần một lượng thức ăn tính
theo vật chất khô bằng 3,5% trọng lượng cơ thể. Dê hướng thịt cần ít hơn (dưới
3%), dê hướng sữa cần nhiền hơn (4%). Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang
Sức (2001), nhu cầu vật chất khô của dê từ 2,5 – 3% trọng lượng cơ thể.

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Vai trò của protein: các hợp chất protein sau khi bị phân giải thành các acid amin và
được hấp thu vào máu dùng sử dụng cho tăng trưởng, sinh sản tế bào, sản xuất các
hormone, các sản phẩm giàu protein … cụ thể: đổi mới tế bào cơ thể (chức năng
duy trì), tăng kích thước tế bào cũng như số lượng tế bào (chức năng tăng trọng),
tiết các dịch cần thiết cho cơ thể (hormone, các enzyme tiêu hóa…), sản xuất các
sản phẩm giàu protein (trứng, sữa, thai).
2.4.2 Nhu cầu năng lượng
Hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng lượng.
Thiếu hụt năng lượng làm cho dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Nhu cầu năng
lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng. Nhu cầu về
năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tốc độ
gió cũng làm tăng hoặc giảm nhu cầu về năng lượng.
2.4.3 Nhu cầu nước uống của dê
Ở các nước nhiệt đới, dê là con vật thứ 2 sau lạc đà sử dụng nước một cách có hiệu
quả. Thông thường vào mùa mưa ẩm độ cao, cho dê ăn cây cỏ chứa 70-80% nước
thì dê không đòi hỏi nhiều nước. Tuy nhiên, đối với gia súc cho sữa, mang thai và ở
mùa khô thì nhu cầu nước lại rất cần thiết. Lượng nước mà dê cần phụ thuộc giống,
thời tiết khí hậu, loại thức ăn và mục đích sản xuất. Người ta thường tính nhu cầu
nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô trong ngày. Nhu cầu nước của dê cho
sữa cao hơn các giống dê khác. Cứ sản xuất 1 lít sữa thì dê cần 1,3 lít nước (Đinh
Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2001).
2.4.4 Nhu cầu về khoáng
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá
trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi
bình thường của cơ thể.
2.4.5 Nhu cầu về vitamin
Dê không đòi hỏi cao về nhu cầu vitamin C, K, nhóm B cung cấp từ khẩu phần mà
chỉ cung cấp vitamin D, E. Vitamin A góp phần tạo những sắc tố nhạy cảm với ánh
sáng ở võng mạc và duy trì biểu mô. Vitamin D quan trọng cho quá trình canxi hóa
xương, vitamin E liên quan tới quá trình bảo tồn toàn vẹn màng sinh học.

2.5 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG NITRATE TRONG KHẨU PHẦN GIA SÚC
NHAI LẠI
Mục đích trong chăn nuôi gia súc không chỉ dừng lại ở vấn đề lượng mêtan thải ra
mà còn chú ý đến sử dụng lại nguồn hydrogen dạ cỏ để tạo ra sản phẩm cuối cùng
có lợi. Nếu như có càng nhiều sản phẩm cuối cùng có lợi cũng đồng nghĩa với hiệu

13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


quả sử dụng thức ăn tăng lên và giảm lượng mêtan sinh ra trên mỗi đơn vị sản
phẩm.
Theo Leng (2007), tác dụng độc của nitrate chỉ xảy ra đối gia súc nhai lại chưa thích
nghi và khi chúng được làm quen với nitrate ở nồng độ cao. Nitrate có thể được khử
để sản sinh ammonia trong dạ cỏ, và có thể làm giảm lượng mêtan sản sinh.
Việc bổ sung nitrate như nguồn cung cấp nitơ cho vi sinh vật dạ cỏ đã được nhiều
tác giả đưa ra các quan điểm về vấn đề này như sau:
• Có nhiều vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng khử nitrate thành nitrite, sau đó
thành ammonia (Cheng et al, 1981).
• Khả năng sử dụng nitrate có thể chuyển đổi giữa các gia súc nhai lại (Cheng
et al, 1985).
• Một vài loài vi sinh vật ở dạ cỏ giải phóng ammonia thành hồ chứa ammonia
dạ cỏ, nhưng một số khác sử dụng trực tiếp ammonia để tổng hợp nên tế bào
vi sinh vật (Kudu et al, 1989).
• Sự khử nitrate sẽ được thúc đẩy khi tăng nitrate trong khẩu phần và enzyme
khử nitrate bị phân hủy rất nhanh khi không có sự hiện diện của nitrate
(Alaboudi và Jones, 1985).
• Việc sử dụng nitrate được tăng lên khi số lượng vi sinh tăng lên bởi sự bổ
sung nhiều thức ăn dễ tiêu hóa như tinh bột và đường (Burrows et al, 1987).

• Theo Cheng et al (1981), ngay cả khi lượng NH3 cao, enzym khử nitrate vẫn
cao gấp 3-5 lần trong dạ cỏ khi cho ăn khẩu phần có nitrate.
• Ở hàm lượng cao nitrate trong thức ăn, có ít hoặc không có triệu chứng gây
độc của nitrate khi các gia súc này đã có thời gian làm quen với nitrate
(Leng, 2007).
Từ những tranh luận trên một số giả định được đặt ra:
• Với lượng protein ăn vào thấp sự khử nitrate, nitrite sẽ tăng lên khi nitrate
được ăn vào.
• Sự tích lũy nitrite ở dạ cỏ sẽ giảm nhiều bởi lượng nhỏ nitrate được ăn vào
trong thời gian dài.
• Hoạt động khử nitrate, nitrite bởi vi sinh vật dạ cỏ sẽ được thúc đẩy khi tăng
dần lượng nitrate ăn vào và tạo ra ammonia dưới sự phát triển của vi sinh vật
cùng với sự hiện diện của các điện tử (e-) trong dạ cỏ.

14

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.6 CƠ CHẾ SẢN SINH METAN VÀ SỰ TRANH CHẤP HYDROGEN CỦA
METAN TỪ NITRATE
Hydrogen và khí carbonic (CO2) được sản sinh từ sự lên men thức ăn khi tạo các
acid béo bay hơi. Carbonic sau đó bị khử và kết hợp với hydrogen tạo ra mêtan do
vi khuẩn sinh mêtan.
Sự khử nitrate trong dạ cỏ dễ hơn và chiếm ưu thế hơn so với khử carbonic do đó đã
chiếm lấy hydrogen làm giảm lượng mêtan khoảng 50% trên cừu với lượng nitrate
yêu cầu là 0,75 mol/ ngày.
2.7 NGỘ ĐỘC NITRATE
Bản thân nitrate không độc, nhưng khi vào cơ thể dưới tác dụng của vi sinh vật dạ
cỏ nitrate (NO3) bị khử thành nitrite (NO2) rồi thành ammonia (NH3), sau đó

ammonia được tổng hợp thành protein vi sinh vật. Với hàm lượng cao nitrate trong
khẩu phần nitrite sinh ra được hấp thu qua dạ cỏ vào máu một mặt gây nhiễm
độc thần kinh, mặt khác kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin làm
rối loạn chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu từ phổi đến các cơ quan .
Cơ chế tạo thành methemoglobin: do nitrite có ái lực với nhân sắt (Fe) của nhóm
hemoglobin cao hơn so với oxi nên kết hợp và tạo liên kết bền vững với phân tử
sắt tạo thành sắt có hóa trị 3, nên không thể kết hợp được với oxi.
Sự ngộ độc nitrate đã được nhiều tác giả thông báo ở Mỹ như Newson, Stout,
Thorp, và Groth (1937), kế đến Bradley, Eppson và Beath (1939) và họ cho rằng có
thể tạo nên sự ngộ độc nitrate bằng cách cho ăn rơm có nhiễm nitrate. Phân tích
những mẫu nhiễm độc cho thấy hàm lượng nitrate chiếm khoảng 3,2 – 7,2% (vật
chất khô).
Triệu chứng ngộ độc:
• Ngộ độc cấp tính: xảy ra rất nhanh, đôi khi thú chết trước khi biểu hiện triệu
chứng ngộ độc.Các triệu chứng: tăng nhịp tim, hô hấp rất khó khăn và ngắn,
cơ thể run bần bật, choáng váng, hoảng hốt, đi đứng loạng choạng, niêm mạc
tím tái, sau cùng hôn mê, liệt hô hấp, liệt tim và chết.
• Ngộ độc mãn tính: triệu chứng lâm sàng rất khó quan sát. Những biểu hiện
chung: chảy nước mắt, giảm tính thèm ăn, giảm khả năng sản xuất sữa, sảy
thai, lông khô, giảm cân hoặc không tăng cân.
• Theo Hegarty (1999) công nhận khả năng của nitrate làm giảm lượng khí thải
mêtan với lượng 46g/ ngày (Cừu 50 kg) nhưng với 15g/ ngày đã có tác dụng
gây độc. Như vậy liều giảm mêtan: 0,92g nitrate/ ngày/ kg thể trọng; liều gây
độc: 0,3g nitrate/ ngày/ kg thể trọng.

15

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



• Liều gây ngộ độc (LD50) của nitrate ở khoảng 0,19 – 0,99g/ kg thể trọng, với
liều này khả năng tạo ammonia từ 2,7-13,7g/ ngày tương đương với 3,6 - 24g
urê/ ngày (cừu) (Hibbber et al, 2003).
2.8 PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC NITRATE CHO GIA SÚC
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc nitrate cho gia súc tốt nhất là nên kiểm tra chất
lượng của thức ăn và nguồn nước, nắm được chỉ tiêu nitrate, từ đó tính toán lượng
thức ăn thích hợp. Cần pha loãng thức ăn có nhiễm nitrate cao với loại thức ăn khác
có hàm lượng nitrate thấp để làm cho hàm lượng nitrate ăn vào của khẩu phần ở
mức an toàn.
Những biến động trên đồng cỏ như bón phân đạm, mưa rào sẽ làm tăng nitrate cần
phải lưu ý khi chăn thả gia súc.
Việc chế biến cây thức ăn có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nitrate:
- Cỏ ủ chua: Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ có thể cho thấy rằng mức nitrate trong
thức ăn ủ chua có thể giảm đi một cách có ý nghĩa nếu kéo dài quá trình lên men.
Lúc này vi khuẩn lên men lactic sẽ biến đổi NO3 thành NO2 rồi thành NH3 để
chúng sử dụng như là nguồn cung cấp chất đạm, từ đó sẽ giảm lượng nitrate.
- Cỏ đóng bánh: Do độ ẩm còn cao (18-20 % ) nên sinh nhiệt. Trong điều kiện này
thì nitrate sẽ chuyển thành nitrite do hoạt động của vi sinh vật, cho nên dễ gây độc
cho gia súc hơn.
Vì thế không cho bò ăn thức ăn xanh băm thái chất đống để nóng qua đêm, do
nitrate trong thức ăn sẽ biến thành nitrite.
2.9 QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITRATE Ở DẠ CỎ
Nhiều loài vi khuẩn và nấm có khả năng đồng hóa tạo ra enzyme khử nitrate và
nitrite. Dưới tác dụng của nitrate reductase, nitrate bị khử thành nitrite, tiếp theo
nitrite reductase khử nitrite thành ammonia. Sự khử nitrate thành nitrite diễn ra
nhanh nhưng khử từ nitrite thành ammonia thì chậm hơn. Quá trình khử thông qua
chuỗi phản ứng vận chuyển điện tử (e-).
Hàm lượng ammonia tăng lên sau khi cho ăn nitrate, hàm lượng ammonia tăng khi
cho cừu uống nitrate ngay khi ăn. Theo Lewis (1951), khi bổ sung nitrate cho gia
súc có sự giảm nitrate rất nhanh trong dạ cỏ, trùng khớp với sự sản sinh nitrite.

Trong một thí nghiệm khác cho thấy hàm lượng ammonia tăng sau 5 -7 giờ sau khi
cho gia súc sử dụng nitrate, điều này có lẽ do bổ sung nitrate kích thích sản sinh
ammonia hoặc có sự biến đổi nitrate thành ammonia.

16

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


800

40

700

35

600

30

500

25
400

20

300


15
10

200

5

100

0

Nitrite-N micro g/100ml

Nitrate-N, ammonia-N,
mgN/100ml

45

0
13

14

15

16

17

18


19

20

21

22

23

24

25

26

Thời gian sau khi ăn (giờ)

Nitrate-N

Ammonia-N

Nitrite-N

Biểu đồ 2.1: Tương quan về nồng độ của Nitrate, Nitrite, Ammonia sau khi chích NaNO3(25g)
trên cừu sau 16 giờ sau khi cho ăn cỏ (Lewis, 1951)

Theo thí nghiệm invitro của Sar et al. (2003), khi ủ vi khuẩn E. coli W3110 trong
môi trường dịch dạ cỏ của bò với sự hiện hiện nitrate (NaNO3, 5 or 10mM), nitrite

(NaNO2, 1 or 2mM) đã làm giảm lượng khí mêtan lên đến 27%, đồng thời cũng làm
giảm lượng nitrite đáng kể.
2.10 MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐƯỢC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
2.10.1 Rơm lúa (rice straw)
Rơm lúa là loại phụ phẩm nông nghiệp có ở khắp các vùng trồng lúa, giá trị dinh
dưỡng thấp chủ yếu là chất xơ. Hàm lượng protein trong rơm lúa từ 25-40 g/1kg
chất khô.
Rơm lúa có hàm lượng lignin tương đối cao, chiếm 60-70g/kg chất khô, hàm lượng
khoáng rất cao 170g/kg chất khô, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy hệ số tiêu hóa của
rơm lúa rất thấp. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được tăng lên nếu thông qua xử lý rơm
rạ bằng phương pháp kiềm hóa, axit hóa hay amoniac hóa....
Thành phần hóa học cơ bản của rơm rạ phụ thuộc nhiều đến đặc tính sinh lý, thời
điểm thu hoạch, độ thành thục của cây trồng và chế độ dinh dưỡng của đất ... Nhưng
nhìn chung các thành phần chính bao gồm:
Tỷ lệ cao của cacbonhydrat thành vách tế bào như cellulose, hemicellulose và lignin
chiếm 60-80% tổng vật chất hữu cơ của cây trồng.
- Cellulose: là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật, chiếm vào
khoảng từ 32-47% trong tổng vật chất khô của thực vật. Bao gồm chuỗi
homosaccharit được tạo thành bởi các liên kết β-1-4-glucose gọi là xellobiose,

17

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×