Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

SỬ DỤNG PROTEIN của bột cá TRA THAY THẾ PROTEIN của bột cá BIỂN TRONG KHẨU PHẦN NUÔI gà LƯƠNG PHƯỢNG LAI nòi từ 9 12 TUẦN TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH MINH QUÂN

S DỤNG PROTEIN CỦA
T C TRA (Pangasius
hypophthalmus) THA TH PROTEIN CỦA
TC
I N TRONG KH U PH N NUÔI G
NG
PH ỢNG AI N I
T 9 - TU N TU I

uận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y

Cần Thơ, 0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

uận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI -THÚ Y
Tên đề tài:

S DỤNG PROTEIN CỦA
T C TRA (Pangasius
hypophthalmus) THA TH PROTEIN CỦA
TC


I N TRONG KH U PH N NUÔI G
NG
PH ỢNG AI N I
T
TU N TU I

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thủy

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Minh Quân
MSSV: 3092585
Lớp: CNTY K35

Cần Thơ, 0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
--------o0o--------

HUỲNH MINH QUÂN

S DỤNG PROTEIN CỦA
T C TRA (Pangasius
hypophthalmus) THA TH PROTEIN CỦA
TC
I N TRONG KH U PH N NUÔI G
NG

PH ỢNG LAI NÒI
T 9TU N TU I

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Duyệt của Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Duyệt của ộ môn

Nguyễn Thị Thủy
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SH D

1


ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả

Huỳnh Minh Quân

2


ỜI CẢM TẠ

Kính thưa quý Thầy cô, Cha mẹ, cùng tất cả các bạn!
Trải qua chương trình đào tạo 3,5 năm tại trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã tích
lũy được nhiều kiến thức cho mình. Ngoài sự nổ lực của bản thân còn nhờ vào sự
tận tình dìu dắt, giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Nhân đây tôi muốn gửi
những lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
 Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, yêu thương và luôn luôn động viên
tôi cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Quý thầy cô thuộc Bộ môn Chăn Nuôi, cùng
tất cả quý thầy cô khác đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt những năm học qua. Xin chân thành biết ơn đến thầy cố
vấn Đỗ Võ Anh Khoa đã lo lắng, dạy dỗ lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 35 trong
những năm qua.
 Cô Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi và
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
 Em Huỳnh Ngọc Thơ và bạn Đinh Hoàng Nam đã đồng hành và chia sẻ
những khó khăn với tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tuy rời trường xa Thầy Cô và bạn bè, nhưng sẽ còn mãi trong tôi những tình
cảm và kỷ niệm tốt đẹp nhất mà quý Thầy Cô, bạn bè đã dành cho tôi.
Xin kính chúc quý Thầy Cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức khỏe và
đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong đời sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Minh Quân

3



MỤC ỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC.................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG VÀ SƠ ĐỒ...........................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.......................................................................viii
TÓM LƯỢC..............................................................................................................ix
Chương : ĐẶT VẤN
ĐỀ..........................................................................................................................1
Chương :
ỢC KHẢO T I
IỆU......................................................................................................................2
2.1 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GIA CẦM………………………………2
2.1.1 Nuôi thả vườn………………………………………………………………..2
2.1.2 Nuôi bán công nghiệp……………………………………………………….2
2.1.3 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn)………………………………………3
2.2 MỘT S GI NG GÀ Đ A PHƯƠNG VÀ CẢI TIẾN ĐƯỢC NUÔI PH BIỂN
ĐBSCL………………………………………………………………………………..4
2.2.1 Gà địa phương………………………………………………………….........4
2.2.2 Gà cải tiến……………………………………………………………………6
2.3 Đ C ĐIỂM C U TẠO VÀ SINH L TI U HÓA C A GIA CẦM…………..7
2.3.1 Mỏ……………………………………………………………………………7
2.3.2 Xoang miệng…………………………………………………………………8
2.3.3 Diều…………………………………………………………………………..8
2.3.4 Dạ dày tuyến…………………………………………………………………9
2.3.5 Dạ dày cơ……………………………………………………………………10
2.3.6 Ruột non…………………………………………………………………….11

2.3.7 Ruột già……………………………………………………………………..12
2.3.8 Lỗ huyệt…………………………………………………………………….13
2.4 NHU CẦU DINH DƯ NG C A GIA CẦM…………………………………..13
4


2.4.1 Nhu cầu năng lượng……………………………………………………………13
2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin………………………………………………….15
2.4.3 Nhu cầu của chất béo…………………………………………………………..18
2.4.4 Nhu cầu xơ …………………………………………………………………….19
2.4.5 Nhu cầu khoáng………………………………………………………………..20
2.4.6 Nhu cầu của vitamin……………………………………………………………22
2.5 BỘT CÁ TRA VÀ NHỮNG NGHI N CỨU S DỤNG BỘT CÁ TRA TRONG
CHĂN NUÔI GIA CẦM ................................................................................................. 24
2.5.1 Bột cá Tra………………………………………………………………………24
2.5.2 Những nghiên cứu sử d ng bột cá Tra trong chăn nuôi gia cầm………………28
2.6 CÁC LOẠI TH C LI U THƯỜNG D NG LÀM THỨC ĂN CHO GIA CẦM…29
2.6.1 Bắp.......................................................................................................................29
2.6.2 Tấm……………………………………………………………………………..30
2.6.3 Cám gạo..............................................................................................................30
2.6.4 Bột cá…………………………………………………………………………...31
2.6.5 Men vi sinh……………………………………………………………………..31

Chương 3: PH
NG TIỆN V PH
NG PH P THÍ
NGHIỆM.............................................................................................................33
3.1 PHƯƠNG TI N THÍ NGHI M……………………………………………………33
3.1.1 Thời gian thí nghiệm…………………………………………………………...33
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm……………………………………………………………33

3.1.3 Đối tượng thí nghiệm…………………………………………………………..33
3.1.4 Chuồng trại........................................................................................................33
3.1.5 D ng c thí nghiệm...........................................................................................33
3.1.6 Thực liệu thức ăn thí nghiệm............................................................................34
3.1.7 Thuốc thú y.......................................................................................................34
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHI M ............................................................................... 34
3.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................................34
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................................36
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................37

5


Chương 4: K T QUẢ THẢO
UẬN.......................................................................

38

4.1 KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG C A GÀ THÍ NGHI M .......................................... 38
4.2 TI U T N THỨC ĂN VÀ DƯ NG CH T TI U THỤ C A GÀ ........................ 40
4.3 CÁC CHỈ TI U M KHẢO SÁT TR N GÀ LƯƠNG PHƯỢNG LAI NÒI……..43
4.4 HI U QUẢ KINH TẾ ............................................................................................... 44

Chương 5: K T UẬN V ĐỀ NGHỊ.............................................................45
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................................ 45
5.2 ĐỀ NGH ................................................................................................................... 45

T I IỆU THAM
KHẢO..................................................................................................................46
PHỤ LỤC


6


DANH MỤC CHỮ VI T TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ CHỮ VIẾT TẮT

Ash

Khoáng tổng số

BCT0

Nghiệm thức sử d ng 100% bột cá biển

BCT50

Nghiêm thức thay thế 50% bột cá biển bằng 50% bột cá
Tra

BCT100

Nghiệm thức sử d ng 100% bột cá Tra

CF

Crude Fiber (Xơ thô)


CP

Crude Protein (Protein thô)

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

EE

Ether Extract (Béo thô)

FCR

Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

ME

Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi)

NT

Nghiệm thức

TL

Trọng lượng

VCK


Vật chất khô

7


DANH MỤC ẢNG V S

ĐỒ

Bảng 1: Kích cỡ hạt sỏi bổ sung cho gà......................................................................9
Bảng 2: Một số enzyme được tìm thấy trong ống tiêu hóa của gia cầm...................12
Sơ đồ 1: Sơ đồ chuyển hóa năng lượng ở gia cầm ...................................................14
Bảng 3: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà thịt......................................17
Bảng 4: Một số các acid béo phổ biến có trong thức ăn và mô động vật.................19
Bảng 5: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn nuôi lấy thịt.....................................21
Bảng 6: Nhu cầu khoáng cho 1 kg thức ăn của gia cầm...........................................22
Bảng 7: Nhu cầu các vitamin trong 1 kg thức ăn của gia cầm..................................24
Sơ đồ 2: Qui trình chế biến bột cá Tra......................................................................25
Bảng 8: Hàm lượng acid amin của bột cá Tra ở trạng thái phân tích (%)................26
Bảng 9: Thành phần dưỡng chất và các acid amin của bột cá Tra............................27
Bảng 10: Thành phần hóa học của bột cá sản xuất từ ph ph m đầu xương cá Tra tại
một số Tỉnh ĐBSCL.................................................................................................28
Bảng 11: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo...........................30
Bảng 12: Thành phần dinh dưỡng của Bột cá biển và bột cá Tra.............................34
Bảng 13: Công thức kh u phần và thành phần hóa học của các kh u phần thí
nghiệm......................................................................................................................35
Bảng 14: Khả năng tăng trọng của gà thí nghiệm.....................................................38
Bảng 15: Tiêu tốn thức ăn và dưỡng chất tiêu th của gà thí nghiệm......................40
Bảng 16: Các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà Lương Phượng lai Nòi lúc 12 tuần

tuổi............................................................................................................................43
Bảng 17: Hiệu quả kinh tế.........................................................................................44

8


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1: Gà Tàu vàng..................................................................................................4
Hình 2: Gà Ác.............................................................................................................5
Hình 3: Gà Nòi............................................................................................................5
Hình 4: Gà Lương Phượng..........................................................................................7
Hình 5: Gà Tam Hoàng...............................................................................................7
Hình 6: Hệ tiêu hóa của gà..........................................................................................8
Hình 7: Tổng quan về chuồng trại nuôi gà thí nghiệm.............................................33
Hình 8: Gà được bố trí trong quá trình thí nghiệm ..................................................37
Hình 9: Bột cá Tra được sử d ng trong thí nghiệm..................................................37
Hình 10: Gà Lương Phượng lai Nòi được chọn mổ khảo sát...................................37
Hình 11: Gà Lương Phượng lai Nòi sau khi nhổ lông .............................................37
Biểu đồ 1: Lượng thức ăn gà tiêu th qua các tuần tuổi ..........................................41
Biểu đồ 2: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm .........................................42

9


TÓM

ỢC

Thí nghiệm S d ng protein của t cá Tra anga i hypophtha m

thay th
protein của t cá i n trong h phần n i gà ương hư ng ai i t
- 12
t ần t i ư c thực hiện trên 0 con gà ương phư ng ai i giai o n t
- 12
tuần t i. Gà thí nghiệm ư c ố trí theo th thức hoàn toàn ngẫ nhiên, gồm
nghiệm thức tương ứng với h phần thí nghiệm và 10 ần ặp i. Mỗi ơn vị thí
nghiệm gồm có 1 con gà. Gà thí nghiệm ư c n i trong ồng cá th và ư c cho
ăn tự do.
ghiệm thức 1 CT0 Thức ăn năng ư ng 100
t cá i n.
ghiệm thức 2 CT 0 Thức ăn năng ư ng
0
t cá i n
0
t cá
Tra.
ghiệm thức
CT100 Thức ăn năng ư ng
100
t cá Tra.
K t q ả thí nghiệm th ư c như a
Về tăng trọng t yệt ối của gà có h ynh hướng thấp nhất ở h phần CT100
1 , g/con/ngày ,
n à T CT 0 14, g/con/ngày và cao nhất ở T CT0
14, g/con/ngày, ự hác iệt à h ng có ý nghĩa thống ê. Tiê tốn thức ăn ình
q ân/ngày ở các nghiệm thức CT0, CT 0 và CT100 ần ư t à 70,1, 68,8 và
66,3 g/con/ngày (P<0,05). Lư ng CP và EE tiê th có ự ai hác có ý nghĩa
thống ê giữa các nghiệm thức c th à : 9,8 và 3,2 g/con/ngày; 9,6 và
,7g/con/ngày; ,2 và 4,0 g/con/ngày tương ứng ở các nghiệm thức BCT0, BCT50

và CT100 <0,0 . Tỷ ệ thân thịt của gà m hảo át ở các nghiệm thức h ng
có ự hác iệt có ý nghĩa thống ê, t y nhiên tỷ ệ thịt ức của gà ở T
CT 0 17,
à thấp nhất o với T CT100 18,1
và CT0 1 ,4 . Tuy
nhiên, chi phí thức ăn trên g tăng trọng i thấp nhất ở T CT100 chỉ ằng
2,
giảm 7,
và T CT 0 chỉ ằng ,4 giảm 4,6
o với T CT0.
T

hóa Gà ương hư ng ai

i,

t cá i n,

10

t cá Tra.


Chương : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta không ngừng phát
triển, với nhiều mô hình chăn nuôi trên những giống gà khác nhau. Sản ph m chủ
yếu của ngành gia cầm là thịt và trứng, đó là nguồn cung cấp thực ph m không chỉ
cho người tiêu dùng trong nước mà còn là nguồn xuất kh u có giá trị, hiện nay có
nhiều giống gà khác nhau được nuôi, trong đó gà Lương Phượng cũng là một trong
số các giống gà được chọn để nuôi phổ biến. Gà Lương Phượng dễ nuôi, mau lớn,

chất lượng thịt thơm ngon, ngoại hình của gà khá đẹp, gà có thể thích nghi với điều
kiện chăn thả tự nhiên hay nuôi nhốt. Do vậy người chăn nuôi ở một số vùng đã
dùng gà giống Lương Phượng để lai với gà Nòi nhằm cải tạo sức tăng trưởng của gà
Nòi đồng thời duy trì khả năng đề kháng của giống gà Nòi, hiện nay con giống lai
này đã được nuôi khá nhiều ở vùng Nông Thôn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL).
Theo Hiệp Hội Xuất kh u Thủy sản Việt Nam (VASEP, 2012), đến giữa tháng 6
năm 2012 vùng ĐBSCL đã thu hoạch hơn 1.130 ha mặt nước nuôi thả cá Tra, diện
tích đang thả hơn 3.877 ha (trong đó 2.650 ha mới thả năm 2012). Dự kiến trong
thời gian từ nay đến hết tháng 8 năm 2012, toàn vùng sẽ có thêm 1.300 ha ao nuôi
cá Tra đến kỳ thu hoạch. Ngoài ra, theo Phòng chế biến Thủy sản (2008) thì hàng
năm nước ta xuất kh u khoảng 1,2 triệu tấn cá Tra trên năm, như vậy có khoảng
700.000 tấn ph ph m cá Tra hàng năm, lượng ph ph m này được các xí nghiệp
thu mua để sản xuất ra bột cá Tra, bột cá Tra này có giá rẻ hơn bột cá biển và cũng
ngày càng được sử d ng nhiều trong chăn nuôi gia cầm và gia súc.
Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “
(Pangasius hypophtha m
tha th Protein của
nuôi à ơn Ph n ai i t 9 t nt i

n Protein của t c Tra
t c i n tron h
h n

Mục đích của đề tài:
- Thay thế bột cá biển bằng bột cá Tra trong ph u phần nuôi gà Lương Phượng lai ở
các mức độ khác nhau.
- Theo dõi năng suất và các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà trong các kh u phần thí
nghiệm.


11


Chương :
2.1 C C PH

ỢC KHẢO T I IỆU

NG THỨC CHĂN NUÔI GIA C M

Nhân dân ta đã nuôi gà từ rất lâu, và ngày nay, tại các vùng nông thôn, nếu không
nuôi gà để kinh doanh, người dân vẫn giữ nguyên cách nuôi thả cổ truyền.
Trong các cách nuôi gà mới, tức nuôi gà theo lối bán công nghiệp hoặc công
nghiệp, người dân đã biết cách kết hợp những kinh nghiệm cổ truyền với những
phương thức khoa học mới, tiếp thu từ các tài liệu, sách báo... Vấn đề là phải biết
kết hợp một cách khoa học những kinh nghiệm từ cái ưu thế sẵn có về mặt tự nhiên
và sự can thiệp tích cực của sức người, nhất là kiến thức khoa học kỹ thuật chăn
nuôi thú y là cách làm hiệu quả nhất. Nước ta hiện đang tồn tại 3 hình thức nuôi gà:
nuôi thả, nuôi nhốt (trong lồng và trên nền chuồng) và nuôi bán chăn thả. Mỗi
phương thức đều có mặt lợi và hạn chế nhất định. Như đã nói trên, nuôi theo
phương thức nào, đó là sự lựa chọn c thể dựa trên hoàn cảnh c thể, với nguyên tắc
gà được ăn no - đủ, có chuồng trại để chống lại các yếu tố thời tiết khí hậu bất lợi,
được phòng chống dịch bệnh (Trần Trung Vĩnh et al., 2002).
2.1.1 Nuôi thả vườn
Theo tập quán của các gia đình nông dân nuôi gà thả vườn, ban ngày gà tự đi tìm
thức ăn trong vườn, chiều đến chỉ cho ăn thêm ít ngũ cốc, thóc, ngô, tấm... để gà
nhớ về. Tối đến gà đến đậu chuồng trâu, chuồng lợn, nhiều gia đình đã làm chuồng
đơn giản. Cách nuôi này ở trung du, miền núi, có vườn đồi rộng có thể nuôi đàn gà
quy mô lớn hơn ở đồng bằng có vườn nhỏ. Cách nuôi này có ưu điểm là gà tận d ng
được thức ăn, tự kiếm sâu bọ... chỉ cho ăn thêm. Giống gà ta tương đối thích ứng

với điều kiện tự nhiên. Nhược điểm của cách nuôi này là gà không thể tìm đủ thức
ăn và giống gà của ta nhỏ, chậm lớn nên năng suất thịt, trứng đều còn thấp. Đây là
phương thức chăn nuôi tận d ng, tuy có hiệu quả nhưng chưa phải là chăn nuôi kinh
doanh và thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết, bệnh tật. Cần được cải tiến như có
chuồng, có cửa đóng mở để nhốt gà trong những ngày mưa gió, các buổi sáng khi
trời đang còn sương, nuôi dưỡng đủ thức ăn, nước uống, tiêm phòng dịch bệnh. Khi
trong xóm thôn đang có dịch phải nhốt gà, kiếm thêm mồi, tôm tép, cua, cá con, các
loại đậu... cho đàn gà ăn. Từng bước phải cải tiến giống, chọn những giống tốt,
thích hợp cho lai với gà địa phương để tăng năng suất thịt, trứng, phải tiêm phòng
vaccin các bệnh phổ biến thường gặp (Ngô Quốc Trịnh, 2006).
2.1.2 Nuôi bán công nghiệp
Khu nuôi gà có chuồng, có vườn rộng được rào quanh để chăn nuôi vừa nhốt vừa
thả. Cho gà ăn uống đủ số lượng thức ăn tốt trừ phần gà tìm kiếm được. Vườn có
thể trồng cỏ cây thích hợp, tạo hố giun, hố mối cho gà ăn thêm. Có thể tính toán
12


mùa v thu hoạch xong dùng lồng đưa gà thả ra ruộng lúa tận d ng thóc rơi r ng,
phương thức này đang là phổ biến ở nông thôn nước ta, thích hợp nuôi các giống gà
ta có khả năng tìm kiếm thức ăn. Hiện nay đang phổ biến nuôi các giống gà kiêm
d ng thả vườn vừa nhốt vừa thả của nước ngoài nhập vào nước ta như các giống gà
Sasso, gà Tam Hoàng, Kabir, Lương Phượng... cho năng suất cao hơn, sản lượng
trứng đạt 160 - 180 quả/mái/năm. Gà nuôi thịt đến 70 ngày tuổi đạt 1,8 - 2,5 kg, thịt
thơm ngon (Ngô Quốc Trịnh, 2006).
Theo Nguyễn Thị Mai et al. (2009), đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên
tiến với qui mô đàn thường từ 200 - 500 con. Gà được nuôi nhốt trong chuồng
thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động và sử d ng chủ yếu
thức ăn công nghiệp. Ước lượng có khoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo phương thức
này với số lượng gà sản xuất hàng năm khoảng 25 - 30%.
2.1.3 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn)

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), nuôi thâm canh là phương thức chăn nuôi tiên tiến
được ứng d ng phổ biến ở các nước có nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát
triển. Gia cầm được nuôi quy mô lớn và chất lượng sản ph m theo chu n mực
chung. Giống gà thường được nuôi là các giống cao sản và thức ăn chủ yếu là thức
ăn công nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Đi theo
phương thức nuôi này là các cơ sở chế biến thức ăn, chế biến sản ph m, sản xuất
các thiết bị ph c v chăn nuôi có liên quan đều phát triển để hỗ trợ cho sản xuất thịt
và trứng. Tùy vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mô có thể khác nhau.
nước ta các cơ sở nhân giữ giống gốc và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đều
nuôi gia cầm theo phương thức này.
Theo Trần Trung Vĩnh et al. (2002), nuôi nhốt sẽ tốn kém hơn về chi phí, về công
sức so với nuôi thả nhưng lại là cách nuôi an toàn, đảm bảo chắc chắn về thu hoạch,
phù hợp với xu thế của tư duy kinh tế thời nay. Chính vì vậy nó đang được nhiều
người, nhiều nơi áp d ng, đặc biệt là những vùng gần thành thị, các khu công
nghiệp tập trung. Trong cao trào nuôi gà công nghiệp hiện nay thì phương thức nuôi
nhốt là chính và nó luôn được bổ sung, hoàn thiện để ngày càng phong phú, phù
hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.

13


2.2 M T S GI NG G ĐỊA PH
I N Ở Đ SC

NG V CẢI TI N Đ ỢC NUÔI PH

. . Gà địa phương
2.2.1.1 Gà Tàu vàng
Theo Lê Minh Hoàng (2002), giống gà Tàu vàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Giống
gà này được đưa vào miền Nam từ rất lâu và được nuôi rộng rãi ở các tỉnh như Tiền

Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Long An...
Gà Tàu vàng có tầm vóc lớn hơn gà Ta, đặc điểm của giống gà là dọc bàn chân có
hàng lông nhỏ mọc phía ngoài chân và hướng xuống dưới (Bùi Xuân Mến, 2007).
Gà Tàu vàng có màu lông phổ biến là màu vàng rơm, vàng đậm, có đốm đen ở cổ,
cánh và đuôi. Phần lớn gà Tàu vàng có mào đơn đỏ tươi, một số có mào kép. Gà
Tàu vàng mọc lông chậm, ở gà trống 3 tháng tuổi bộ lông vẫn chưa hoàn thiện. Tuổi
đẻ quả trứng đầu tiên vào 180 ngày tuổi, tỉ lệ đẻ là 26%, bình quân sản lượng trứng
100 quả/mái/năm, trọng lượng trứng 50 g/quả, trứng có phôi là 80%, tỉ lệ ấp nở là
88%, gà sơ sinh có trọng lượng khoảng 60 g, lúc trưởng thành gà mái nặng 2,1 kg,
gà trống 3,0 kg. Thường giết thịt lúc 16 tuần tuổi, con trống nặng 2,0 kg, con mái
1,5 kg, tỉ lệ thân thịt 67% thịt và trứng ngon. Gà Tàu vàng dễ nuôi, kiếm mồi tốt
(Đặng Vũ Bình, 2007).
Đặc tính quan trọng nhất của gà Tàu vàng là ở chất lượng thịt thơm ngon nên người
tiêu dùng rất ưa chuộng và chấp nhận giá cao. Tập quán nuôi và bán gà mái dầu, gà
trống thiến vẫn tồn tại ở các tỉnh Nam Bộ. Gà Tàu vàng mái dầu thường có giá cao
gấp 2 lần gà Lương Phượng. Gà là đặc sản của vùng đất Nam Bộ còn giữ được
trong quá trình công nghiệp hóa (Đinh Công Tiến và Nguyễn Quốc Đạt, 2010).

Hình 1: Gà Tàu vàng
g ồn )

14


Hình 2: Gà Ác

Hình 3: Gà Nòi

g ồn image .goog e.com


g ồn image .goog e.com

2.2.1.2 Gà Ác
Gà có nguồn gốc ở miền nam Việt Nam. Tập trung nhiều ở Long An, Hà Nội. Tầm
vóc nhỏ lông màu trắng tuyền, lông mọc cả ở ngón… mào gà trống thuộc mào cờ,
đỏ nhạt và pha màu xanh đen. Chân thường có 5 ngón (ngũ trảo) chứ không như các
loại gà khác (4 ngón). Mỏ, chân, da, thịt, xương đều đen. Khối lượng gà con mới nở
18 - 20 g/con. Lúc trưởng thành gà trống nặng khoảng 700 - 750 g/con, gà mái nặng
khoảng 550 - 600 g/con. Gà bắt đầu đẻ trứng lúc 110 - 120 ngày tuổi, nếu để gà đẻ
rồi tự ấp, một năm đẻ 90 - 100 quả trứng. Khối lượng trứng là 30 g/quả. Hàm lượng
acid glutamic trong thịt gà Ác khá cao, thịt hơi tanh do hàm lượng sắt cao, được
xem là gà thuốc, thịt ngon và hơi dai (Atlas giống vật nuôi ở Việt Nam, 2007).
Theo Đào Đức Long (2004), sản lượng trứng của gà Ác 80 - 90 quả/mái/năm, tỷ lệ
trứng có phôi 90%, tỷ lệ nở trên tổng số trứng ấp tự nhiên 70 - 80%. Tỷ lệ sống gà
con 90%, khối lượng cơ thể lúc giết thịt được 50 - 60 ngày tuổi là 250 - 300 g, tiêu
tốn thức ăn để tăng 1 kg thể trọng đến lúc giết thịt là 0,8 - 3,2 kg.
2.2.1.3 Gà Nòi
Gà Nòi được nuôi khắp các tỉnh miền Việt Nam, thường được gọi là gà chọi, gà đá.
Đây là giống gà để chơi, người chơi lựa chọn theo hướng chơi gà chọi. Màu lông
con trống thường xám, màu đỏ lửa, đen xen lẫn các vệt xanh biếc. Con mái có màu
xám đá, vóc dáng to, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc (Nguyễn Hữu Vũ et al.,
2007).
15


Theo Nguyễn Mạnh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006), giống gà Nòi thích nghi tốt
với điều kiện nuôi chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một
số giống gà thả vườn khác. Da gà hồng hào, thịt thơm ngon nên đã trở thành món ăn
đặc sản của vùng sông nước Cửu Long. Lúc trưởng thành gà trống nặng 2,8 - 3,2
kg, gà mái nặng 2,0 - 2,2 kg. Năng suất trứng bình quân 40 - 50 trứng/năm.

. . Gà cải ti n
2.2.2.1 Gà Tam Hoàng
Gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Quảng Đông - Trung Quốc, được nhập vào nước ta
vào năm 1992. Gà Tam Hoàng có đặc điểm lông vàng, chân vàng, da vàng. Cơ thể
hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển. Gà
Tam Hoàng dễ lẫn với gà Ta (gà Ri). Thịt khá thơm ngon, phù hợp với điều kiện
nuôi chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Gà Tam
Hoàng nuôi 70 - 80 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 1,5 - 1,75 kg. Mỗi kg thịt tiêu
tốn 2,8 - 3 kg thức ăn. Con mái 125 ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng. Sản lượng trứng đạt
135 quả/mái/năm. Trọng lượng trưởng thành con trống nặng 2,2 - 2,8 kg, con mái
nặng 1,8 - 2 kg. Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít
khi được thuần nhất và đạt tiêu chu n giống. Do đó người nuôi phải hiểu biết và
mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo. Gà Tam Hoàng còn có tên khác là gà Thạch
Kỳ, 882 Jangcun. Gà Tam Hoàng tỏ ra thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình,
chăn nuôi chăn thả, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam (Nguyễn
Hữu Vũ et al., 2007).
2.2.2.2 Gà ương hư ng
Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, loại gà này có ngoại hình đẹp, lớp
lông vũ màu vàng dày bóng mượt. Gà Lương Phượng bề ngoài rất giống gà Ri, màu
lông tuyền vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu
vàng, chất thịt mịn, vị đậm. Gà trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông
rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gà gọn dẹp, chân thấp và nhỏ
(Nguyễn Hữu Vũ et al., 2007).
Theo Ngô Quốc Trịnh (2006), gà Lương Phượng mái đầu thanh, thể hình săn chắc,
chân thấp nhỏ, màu đen chủ yếu đen đốm hoa. Gà trống lưng rộng, ngực phẳng,
lông vàng tía trên 80%. Gà có tỷ lệ sống cao 96 - 98%, khối lượng của trứng 55 - 56
g/quả. Gà nuôi thịt 70 ngày tuổi con trống 1,87 kg, con mái 1,58 kg, nuôi sống 93%,
thức ăn tiêu tốn 2,53 kg/kg tăng trọng.

16



Hình 4: Gà ương Phượng

Hình 5: Gà Tam Hoàng

g ồn image .goog e.com

g ồn image .goog e.com

.3 ĐẶC ĐI M CẤU TẠO V SINH

TI U HÓA CỦA GIA C M

2.3.1 Mỏ
Mỏ gia cầm được cấu tạo bởi chất sừng, trong đó có nhiều sợi dây thần kinh bao
bọc. Dây thần kinh còn có ở trên vòm miệng cứng và dưới lớp sừng biểu bì của
lưỡi. Lưỡi gia cầm nằm ở dưới đáy khoang miệng toàn bộ mặt lưỡi được phủ bởi
biểu mô hình v y, xếp thành tầng dầy hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía
thực quản, thi giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn. Đối với loài thủy cầm,
mép lưỡi có những m u sừng hình kim cùng với những tấm nhỏ bên cạnh nằm
ngang, m c đích để giữ thức ăn lại và đ y nước ra (khi mò thức ăn) (Nguyễn Khắc
Thị, 2005).
Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm rất
khác nhau. Gà thực hiện động tác mổ và nuốt thức ăn nhờ động tác nâng lên hạ
xuống của đầu. Gà thực hiện từ 180 - 240 động tác mổ trong 1 phút và ở gà Tây là
60 lần/phút. Số lượng thức ăn mà gà ăn được trong một đơn vị thời gian ph thuộc
vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi của gia cầm. Khi đói gia cầm mổ
nhanh và ăn nhiều. Gia cầm tiếp nhận thức ăn lỏng và nước bằng cách nâng đầu lên
rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt (Nguyễn Thị Mai et al., 2009).


17


Ruột non

Thực quản
Miệng

Manh tràng

Diều
Tùy tạng

Dạ dày tuyến

Mật

Mề

Ruột già
Lỗ huyệt

Tá tràng
Tuyến t y

Gan

Hình 6: Hệ tiêu hóa của gà
(Ng ồn University of Kentucky, 2010)


2.3.2 Xoang miệng
Trong xoang miệng có lưỡi và một hệ thống tuyến nước bọt rất phong phú và phức
tạp hơn động vật có vú. Về mặt giải ph u có thể phân biệt thành 8 loại tuyến khác
nhau: tuyến hàm trên, tuyến cạnh lỗ mũi, tuyến trên hầu, tuyến giữa miệng và hầu,
tuyến sau xoang miệng, tuyến dưới lưỡi, tuyến trước thanh quản, tuyến khóe miệng.
Hệ thống tuyến nước bọt này phân tiết ra một lượng lớn nước bọt ở gà trưởng thành
trung bình khoảng 12 ml trong một ngày đêm (biến động từ 7 đến 25 ml tùy theo
tính chất và lượng thức ăn ít hay nhiều). Độ pH khoảng 6,75, khác với động vật có
vú ở chỗ trong nước bọt không có enzyme tiêu hóa tinh bột. Tác d ng chủ yếu của
tuyến nước bọt là làm trơn để dễ nuốt thức ăn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Nguyễn Khắc Thị (2005), trong xoang miệng có những mẫu thị giác. gia
cầm nhỏ có khoảng 12 mẫu, đến khi được hai tháng tuổi số mẫu vị giác tăng gấp
đôi. Gia cầm nuốt thức ăn nhờ lưỡi chuyển động nhanh, thức ăn xuống lưỡi và được
đ y vào thực quản. Mặt trong thực quản được phủ một lớp vỏ dày, trong đó có các
tuyến nhầy làm thức ăn di chuyển dễ dàng khi gia cầm ăn vào.
2.3.3 Diều
Theo Lã Thị Thu Minh (2000), thức ăn theo thực quản xuống bộ phận phình to của
thực quản còn gọi là diều.
gà diều được hình thành một cái túi rất phát triển
nhưng ở thủy cầm diều hình thoi chỉ phình hơi rộng hơn thực quản chút ít nên gọi
diều giả. Diều không tiết dịch tiêu hóa mà chỉ có tác d ng dự trữ, thấm ướt và làm
18


mềm thức ăn. Tuy nhiên, trong diều vẫn có quá trình tiêu hóa nhờ men trong thức
ăn thực vật và nhờ vào hệ vi sinh vật. Các sản vật tiêu hóa không được hấp thu ở
diều. Thời gian thức ăn ở lại trong diều ph thuộc vào số lượng, độ cứng và tính
chất của thức ăn, ước chừng khoảng 3 - 4 giờ cũng có khi lên tới 16 - 18 giờ. Tuy
nhiên khi gia cầm ăn cũng có lúc một phần thức ăn không dừng lại tại diều mà đi

thẳng xuống dạ dày (thường là khi diều của gia cầm không có thức ăn dự trữ).
Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng sức chứa của diều từ 100 - 200 g. Thức ăn được
giữ ở diều với thời gian ph thuộc vào loài gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn
cứng khoảng 10 - 15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3 - 4 giờ. Thức ăn từ diều được
chuyển dần xuống dạ dày tuyến. Nếu chúng ta làm thí nghiệm cắt bỏ diều của gà thì
thức ăn đi qua ống tiêu hóa nhanh hơn nhưng sự tiêu hóa lại giảm đi một cách đáng
kể và gà đẻ bị s t cân. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tạo ra lại một cái diều mới, bên
trên chỗ diều cũ (Nguyễn Thị Mai et al., 2009).
ảng : Kích cỡ hạt sỏi bổ sung cho gà

Tuần tuổi của gà

Kích thước đường kính hạt sỏi

Gà con dưới 5 tuần tuổi

1 - 2 mm

Gà giò từ 5 đến 12 tuần tuổi

3 - 4 mm

Gà trưởng thành

4 - 6 mm

g ồn Dương Thanh iêm, 200

2.3.4 Dạ dày tuy n
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2002), dạ dày tuyến có cấu tạo từ cơ trơn, là dạng

ống ngắn, có vách dày nối với dạ dày cơ bằng eo nhỏ. Khối lượng dạ dày tuyến từ
3,5 - 6 g. Dạ dày tuyến có chứa acid HCl, pepsin, men bào tử và musin. Sự tiết dịch
dạ dày tuyến là không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường. dạ dày tuyến sự
thủy phân protein như sau:
protein + nước + pepsin và HCl → albumoza + pepton
Dạ dày tuyến nằm trước dạ dày cơ, nó có dung tích rất bé nhỏ. Thời gian thức ăn
dừng lại ở đây cũng rất ngắn. đây có các tuyến tiết ra HCl và enzyme pepsin để
bắt đầu tiêu hóa protein. Trong dạ dày tuyến có nhiều m c nhỏ, mắt thường có thể
nhìn thấy. Đó là cửa đổ ra của các ống tuyến dịch vị. Mỗi đơn vị tuyến cũng có cấu
tạo giống như tuyến dịch vị của động vật có vú. Trong nang tuyến cũng có 2 loại tế
bào: một loại thật to tiết ra acid HCl và một loại nhỏ tiết ra men pepsinogen. Thức
ăn đi qua đây được thấm ướt bởi dịch vị và tiếp t c được chuyển xuống dạ dày cơ
19


để tiêu hóa tiếp. Một khi dạ dày tuyến bị tổn thương như ở bệnh dịch tả, gumboro
thì khả năng tiêu hóa protein cũng giảm (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3.5 Dạ dày cơ
Dạ dày cơ (còn được gọi là mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía
sau thùy trái của gan và lệch về khoang b ng trái. một số gia cầm ăn hạt (gà Tây,
gà Phi), dạ dày cơ lớn hơn một cách đáng kể so với dạ dày của loài thủy cầm. Lối
vào và lối ra của dạ dày cơ rất gần nhau nên thức ăn được giữ lại đây lâu hơn. Dịch
tiêu hóa không được tiết ra ở dạ dày cơ (Nguyễn Thị Mai et al., 2009).
Lớp trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ tiết ra chất keo dính phủ lên lớp
biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ tạo thành một lớp màng sừng dai cứng gọi là mô
sừng (cutin). Chúng có tác d ng bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi bị tổn thương
khi nghiền nát thức ăn cứng như thóc hoặc sạn sỏi. Màng sừng này luôn luôn bị
bong ra do cọ xát khi hoạt động và cũng luôn được bổ sung do sản ph m của tuyến
tiết ra (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Dạ dày cơ có dung tích lớn hơn dạ dày tuyến. Trong niêm mạc dạ dày cơ có lót bởi

lớp tế bào sừng hóa rất cứng để chống lại sự va đập, xay xát khi mề nghiền thức ăn.
Phần dưới của lớp tế bào này là lớp tế bào tăng sinh để thay thế cho lớp tế bào bên
trên bị bào mòn. Trên bề mặt của lớp tế bào này có nhiều gai nhỏ nhô lên làm cho
niêm mạc trở nên nhám. Người ta gọi những gai nhỏ này là “răng mề”. Dưới kính
hiển vi mỗi “răng mề” có một tuyến nhờn rất nhỏ ở cạnh. Qua khỏi lớp tế bào tăng
sinh thì có mô cơ rất phát triển, màu đỏ sậm. Nhờ có hệ thống cơ này giúp cho mề
co bóp rất mạnh, nghiền nát thức ăn chu n bị cho tiêu hóa tiếp theo ở ruột. Mề co
bóp có chu kỳ, tùy theo tính chất thức ăn mà chu kỳ co bóp có thay đổi. Để giúp cho
việc nghiền thức ăn, loài chim thường ăn những hạt sỏi. Nếu thiếu sỏi sẽ làm giảm
khả năng tiêu hóa thức ăn hạt trên 10%. Khi gà ăn nhiều xơ hoặc ăn lông thì sỏi
giúp nghiền nát nhanh hơn, gà tiêu th thức ăn nhiều hơn (Dương Thanh Liêm,
2003). Theo Bùi Xuân Mến (2007), chức năng của mề là hoạt động cơ học trộn và
nghiền thức ăn. Vì gia cầm không có răng và nuốt nguyên thức ăn nên mề được
xem như cơ quan chủ yếu nghiền thức ăn. Hạt sỏi có vai trò kích thích sự vận động
trong mề cũng như cung cấp thêm diện tích bề mặt trong khi nghiền thức ăn. Khi
cho gia cầm ăn thức ăn hỗn hợp ở dạng bột thì vai trò của hạt sỏi trong mề là không
đáng kể.
Trong dạ dày cơ, ngoài việc nghiền thức ăn cơ học còn xảy ra quá trình hoạt động
của các men. Dưới tác d ng của acid HCl thì protein trở nên căng phồng và dễ bị
phân giải (Dương Thanh Liêm, 2003).

20


2.3.6 Ruột non
Theo Bùi Xuân Mến (2007), ruột non được chia thành 3 phần: tá tràng, không tràng
(ruột giữa) và hồi tràng. Tá tràng bắt nguồn từ phần cuối ngoại biên của mề. Thực tế
cho thấy khó mà phân biệt giữa phần không tràng và hồi tràng của gia cầm. Nhiều
nhà nghiên cứu gọi chung hai phần này là phần ruột thấp hơn hay ruột dưới. Chiều
dài của ruột non thay đổi theo thói quen ăn vào của loài chim. Toàn bộ bề mặt

xoang của ruột non còn được mở rộng bởi hệ thống chồi mô lên rất nhỏ được gọi là
các lông nhung. Mỗi lông nhung chứa một mạch bạch huyết được gọi là ống dẫn
dịch dưỡng và một loạt các mạch mao dẫn. Trên bề mặt của lông nhung có cấu tạo
một số lớn các vi lông nhung (microvilli) để tăng thêm diện tích bề mặt giúp cho sự
hấp thu. Ruột non có ba dạng vận động có thể quan sát ở ruột non. Dạng thứ nhất
được gọi là vận động lắc. Những sóng này chỉ đơn thuần là làm ruột ngắn lại và kéo
dài ra như đã được xác định để gây ra một sự vận hành trộn. Dạng thứ nhì của sự
vận động ruột là sự co thắt phân đoạn. Các cử động co thắt theo vòng ở các khoảng
đều đặn, nó dãn ra theo chu kỳ ở ngay vùng trước đó co lại. Dạng vận động này
tăng thêm khả năng trộn kết hợp với sự vận động lắc nêu trên. Dạng vận động thứ
ba của ruột là nhu động, có tác d ng như một phương tiện cho sự di chuyển các chất
trong ruột đi xuống phía dưới đường tiêu hóa.
Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành
chủ yếu ở ruột non. Dịch ruột gà lỏng, đ c, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1,0076
và chứa các men proteolyse, aminolytic, lypolitic và enterokinaza. Dịch tuyến t y pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm (pH = 6
ở gà, 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có men tripsin, carboxi peptidaza, amilaza,
mantaza và lipaza. Trong chất khô của dịch này có các acid amin, lipit và các chất
khoáng - CaCl2, NaCl, NaHCO3... Tripsin được tiết ra ở dạng không hoạt hóa là
tripsinogen và dưới tác động của men dịch ruột enterokinaza trở thành men đã hoạt
hóa có tác d ng phân giải protein thức ăn thành các acid amin. Men proteolise khác
là carboxi peptidaza được tripsin hoạt hóa cũng có tính chất này. Men amilaza và
mantaza được mật hoạt hóa phân giải lipit ra glycerin và acid béo. Gà 1 năm tuổi,
lúc bình thường tuyến t y tiết ra 0,4 - 0,8 ml/giờ, sau khi cho ăn 5 - 10 phút lượng
tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ ba, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có
ảnh hưởng đến các quá trình tiết dịch men của tuyến t y: giàu protein năng hoạt tính
proteolise lên 60%, giàu lipit tăng hoạt tính của lipolytic... Mật của gia cầm được
tiết liên t c từ túi mật vào đường ruột, lỏng, màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm,
pH = 7,3 - 8,5. Mật chứa acid mật (600 - 2000 mg/%), các chất sắc tố (70 mg/%),
cholesteron (115 mg/%), còn có gluxit, các acid béo và các lipit trung tính, musin,
khoáng chất và các sản ph m trao đổi chất có chứa nitơ, có men amilaza (Hội Chăn

Nuôi Việt Nam, 2002).
21


ảng 2: Một số enzyme được tìm thấy trong ống tiêu hóa của gia cầm

Vị trí ống Dịch tiêu hóa
tiêu hóa

Enzyme tiêu Chất
được Sản phẩm thủy
hóa
tiêu hóa
phân cuối cùng

Miệng

Nước bọt

Ptyalin (ít)

Tinh bột

Maltose (rất ít)

Diều

Dịch diều

Lactase


Lactose

Glucose, Lactose

Dạ dày tuyến

Dịch vị, HCl

Pepsine

Protein

Peptone

Tuyến t y

Dịch t y

Amylase

Tinh bột

Glucose

Lypase

Lipid

Glycerine, acid béo


Trypsine

Peptone

Acid amin

Enterokinase

Trypsinogen

Trypsine

Disaccharase

Disaccharide

Monosaccharide

Nuclease

Acid Nucleic

Ribose,
desoxyribose,
purine, purimidin

Acid mật

Lipid


Lipid nhũ hóa thành
hạt nhỏ, hấp th trực
tiếp

Ruột

Gan

Dịch ruột

Dịch mật

Sắc tố mật
(Ng ồn Dương Thanh iêm, 1

2.3.7 Ruột già
Theo Nguyễn Khắc Thị (2005), ruột già của gia cầm không phát triển, nó được hình
thành bởi đoạn trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đầu trực tràng. Trong
ruột già có hai quá trình nên men và thối rữa. Sự lên men này mạnh ở manh tràng,
thối rữa mạnh ở trực tràng. ở gia cầm, chất sơ được tiêu hóa là nhờ các vi sinh vật,
nhưng ở mức độ thấp, khoảng 10 - 30%. Chất sơ được tiêu hóa thành đường glucoz
và hấp thu vào máu qua màng manh tràng và ruột non. Manh tràng ngoài việc tiêu
hóa chất xơ còn có quá trình tiêu hóa protein, lipit, gluxit, quá trình sinh tổng hợp
vitamin nhóm B. Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng ruột già của gia cầm nói
chung tương đối ngắn nên thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm. Đầu cuối của
trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh d c (do bốn bộ phận
thông với nhau tạo thành). Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận
đường phân; tiếp theo về sau gọi là ngăn bài tiết chung, ống dẫn tinh và ống dẫn
22



nước tiểu đổ chung vào đây; tiếp theo là hậu môn; và bộ phận thứ tư là túi phabuli
(Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3.8 ỗ huyệt
Theo Dương Thanh Liêm (2003), lỗ huyệt có cấu tạo gần giống như cái túi. đây
gồm có các cửa đổ vào như: ruột già, 2 ống dẫn niệu, đường sinh d c (tử cung ở gia
cầm mái, ống dẫn tinh ở gia cầm trống).
Phân và nước tiểu nằm lại ở lỗ huyệt một thời gian, ở đây có quá trình tái hấp thu
muối và nước rất mạnh. Vì vậy làm cho phân gia cầm được khô đi. Nước tiểu cũng
bị cô đọng lại thành muối urat màu trắng ở đầu c c phân. Nếu cho gia cầm ăn dư
thừa chất đạm thì muối urat sinh ra nhiều làm cho phân có màu trắng nhiều, nếu cho
ăn thiếu chất đạm thì phân có màu đen nhiều hơn (Rose, 1997).
.4 NHU C U DINH D

NG CỦA GIA C M

.4. Nhu cầu năng lượng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), năng lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của mô
tế bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng được xem là ”ngọn
lửa của sự sống”. Chất bột đường có vai trò cung cấp phần lớn năng lượng cần thiết
cho mọi hoạt động sống duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lượng dưới dạng
glycogen trong gan, cơ và mỡ (Võ Bá Thọ, 1996).
Nhờ quá trình trao đổi mà năng lượng trong các quá trình dinh dưỡng được biến đổi
thành các dạng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Việc thừa năng
lượng sẽ gây tích lũy mỡ đối với các đàn gia cầm giống và kết quả là làm giảm khả
năng sinh sản của chúng. Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc tiêu th
thức ăn hay nói cách khác lượng thức ăn gà ăn hàng ngày tương quan nghịch với
hàm lượng năng lượng trong kh u phần. Gà sẽ ăn nhiều khi kh u phần có năng
lượng thấp và ngược lại ăn ít hơn khi kh u phần có năng lượng cao (John, 2000).

Năng lượng trong kh u phần không được thấp dưới 1500 kcal/kg thức ăn (Nguyễn
Chí Bảo, 1978).
Theo Robert (2008), năng lượng được tạo ra khi thức ăn được tiêu hóa ở ruột. Năng
lượng được phóng thích như nhiệt và được hấp thu vào trong cơ thể cho m c đích
chuyển hóa. Nó có thể được tạo ra từ protein, lipid và carbohydrate trong kh u
phần.
Nhu cầu năng lượng cho gia cầm người ta thường dựa vào năng lượng trao đổi
(ME). Giá trị năng lượng trong thức ăn gia cầm được tính toán bằng hiệu giữa năng
lượng thô của thức ăn và năng lượng loại thải qua phân và nước tiểu. Nhu cầu về
năng lượng trao đổi của gia cầm được thể hiện bằng số calo (Cal), kilocalo (kcal),
23


×