Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

LUẬN VĂN: Tài sản cố định và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.45 KB, 44 trang )

LUẬN VĂN:

Tài sản cố định và các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường


PHẦN 1: Những lý luận chung về TSCĐ và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ
1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ
1.1. Khái niệm
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian thu hồi luân
chuyển giá trị từ 1 năm trở lên.
Một tài sản được coi là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
-

Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với

tư cách là tư liệu lao động.
-

Có thời gian sử dụng dài thường từ 1 năm trở lên.

-

Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
1.2. Đặc điểm

Thông thường các loại tài sản cố định có đặc điểm chung như sau:


-

Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

-

Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất ban đầu không thay đổi nhưng giá trị

và giá trị sử dụng giảm dần.
2. Phân loại TSCĐ
Tùy theo các tiêu thức cụ thể khác nhau mà tài sản cố định được phân loại như
sau
2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện
-

TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ

thể và thỏa mãn các tiêu chuẩn về giá trị thời gian sử dụng và các qui định khác của
Nhà nước.
-

TSCĐ vơ hình: là tài sản khơng có hình thái vật chất và thỏa mãn các tiêu

chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng và các qui định khác của Nhà nước.


2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
-

TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: là các tài sản do doanh nghiệp sử


dụng trong hoạt động cụ thể khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh.
-

TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp, an ninh, quốc phịng: là

những tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi sự nghiệp,
an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp
-

TSCĐ bảo quản hộ,giữ hộ: là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hộ giữ hộ cho nhà nước
hay cho doanh nghiệp khác
2.3. Phân loại theo công dụng kinh tế
-

Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua q trình thi

cơng, xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
đương xá,…
-

Máy móc thiết bị, phần mềm máy vi tính: là tồn bộ máy móc thiết bị, phần

mềm máy vi tính dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như máy móc
thiết bị động lực, máy cơng tác, thiết bị chuyên dùng,…
-

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như


vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đương ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ
thống điện, hệ thống nước, băng tải,…
-

Thiết bị dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý: là các thiết bị dụng cụ dùng

trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, phần
mềm máy vi tính dùng trong quản lý,thiết bị điện tử phụcvụ quản lý, thiết bị dụng cụ
đo lường kiểm tra chất lượng máy hút ẩm,…
-

Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm là các vườn cây kinh

doanh lâu năm như vườn cây cao su, vườn cây ăn quả,…
-

Các TSCĐ khác : là toàn bộ TSCĐ chưa liệt kê vào các loại kể trên như giá trị

quyền sử dụng đất, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,…
2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng


-

TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: là những TSCĐ của doanh nghiệp sử

dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng
của doanh nghiệp.
-


TSCĐ cho thuê: là nhữngTSCD do doanh nghiệp đầu tư song hiện tại doanh

nghiệp không trực tiếp khai thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều
kiện ràng buộc nhất định
-

TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các

hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá
trình dự trữ cất trữ để sử dụng cho sau này.
-

TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán thanh lý: là những TSCĐ không cần

thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần nhượng
bán thanh lý để giải phóng mặt bằng thu hồi vốn đầu tư.
2.5. Phân loại theo quyền sở hữu
-

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là các loại TSCĐ được đầu tư

bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng,
được đăng ký đứng tên doanh nghiệp
-

TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn

vị khác nhưng doanh nghiệp được quyền quản lý và sử dụng theo những điều kiện ràng
buộc nhất định. Bao gồm: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài, TSCĐ

nhận giữ hộ bảo quản hộ.
2.6. Phân loại theo chế độ quản lý của Nhà nước
-

TSCĐ hữu hình: ( Theo chuẩn mực kế toán số 03) là những tài sản có hình

thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh,
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
Một TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
Có giá trị theo qui định hiện hành( hiện nay là 10 triệu đồng trở lên)


-

TSCĐ vơ hình: ( Theo chuẩn mực kế tốn số 04) là tài sản khơng có hình thái

vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản
xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình
Bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
Nguyên giá tài sản phải đựoc xác định đáng tin cậy
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
Có đủ giá trị theo qui định hiện hành
-

TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ được hình thành theo phương thức th


tài chính.

II. KHẤU HAO TSCĐ
1. Hao mịn TSCĐ
1.1. Hao mịn hữu hình
Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình tồn tại và sử dụng tài
sản .
-

Về mặt hiện vật: Giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi, thể hiện ở sự thay đổi

trạng thái vật lý ban đầu của TSCĐ, sự bào mòn cơ, lý, hóa các chi tiết của TSCĐ, sự
giảm sút về chất lượng và tính năng cơng dụng ban đầu.
-

Về mặt giá trị: hao mịn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ .

Ngun nhân của hao mịn vơ hình là do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của doanh
nghiệp nên bị bào mịn cơ, lý, hóa và do tác động của các điều kiện tự nhiên như: nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường sử dụng TSCĐ gây ra. Mức độ hao mòn phụ thuộc
vào mức độ tác động của các nhân tố, cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành qui trình
kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ.
1.2. Hao mịn vơ hình
Là sự giảm đi thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa
học kỹ thuật.


Có 3 loại hao mịn vơ hình
-


TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do sự xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưng với giá

rẻ hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản
xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thành sản xuất TSCĐ giảm
xuống nên doanh nghiệp sản xuất TSCĐ có thể giảm giá bán.
-

TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hồn thiện và

hiện đại hơn về tính năng kỹ thuật. Nguyên nhân cũng là do tiến bộ của khoa học kỹ
thuật áp dụng vào sản xuất tạo ra TSCĐ hồn thiện và hiện đại hơn và có thể thay thế
TSCĐ cũ, làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bị giảm.
-

TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kết thúc chu kỳ sống sản phẩm

dẫn đến những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm đó bị lạc hậu mất tác dụng.
Đó là do sự phát triển của khoa học kỹ công nghệ dẫn đến sự xuất hiện của những sản
phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm cũ.
2. Khấu hao TSCĐ
2.1. Khái niệm
Khấu hao được hiểu là q trình tính tốn xác định và thu hồi phần giá trị hao mòn
TSCĐ đã dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh hay giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp.
Dưới góc độ kế tốn, khấu hao là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Căn cứ để tính khấu hao
-


Nguyên giá TSCĐ: được hiểu là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ

ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
-

Thời gian sử dụng TSCĐ : là thời gian doanh nghiệp dự kiến thời gian sử

dụng TSCĐ vào họat động sản xuất kinh doanh hoặc được xác định theo số lượng, khối
lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng TSCĐ theo qui định hiện hành,
ở điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐ và các
yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ.


-

Các căn cứ khác: như sản lượng, diện tích canh tác,…được xác định trên cơ sở

những thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐ cho phép đo lường hay lượng hóa chúng và
mức độ khai thác sử dụng TSCĐ.
2.2. Các phương pháp tính khấu hao
2.2.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
-

Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao

hàng năm được xác định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
-

Cơng thức:


Trong đó :

M = NG / T
NG

: nguyên giá của TSCĐ

T

: thời gian sử dụng của TSCĐ ( năm)

M

: mức khấu hao trung bình hàng năm

Nếu đặt K = 1 /T gọi là tỷ lệ khấu hao bình qn hàng năm thì cơng thức trên là :
M = K * NG
-

Điều kiện áp dụng: tất cả TSCĐ phục vụ cho kinh doanh thuộc phạm vi phải

trích khấu hao đều có thể áp dụng.
-

Ưu điểm: cách tính tốn đơn giản, dễ hiểu, phân bổ chi phí đều đặn do vậy ổn

định được giá thành sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
-

Nhược điểm: mức khấu hao không phản ánh được mức độ khai thác và sử


dụng TSCĐ.
2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
-

Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà theo đó mức khấu hao trong những

năm đầu của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của
TSCĐ nhân với một tỷ lệ khấu hao khơng đổi, cịn trong những năm cuối của thời gian
sử dụng mức khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng dựa trên giá trị
còn lại và thời gian sử dụng cịn lại của tài sản.
-

Cơng thức:

M(t) = G(t) * Kđc
Kđc = K * H

Trong đó :
G(t)

: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t


M(t) : Mức khấu hao năm thứ t
Kđc

: Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh

K


: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

T

: Thời gian sử dụng của TSCĐ

t

: Số thứ tự của năm sử dụng TSCĐ, t phải là số nguyên và nằm

trong đoạn [ 1 ; T]
H

: Hệ số điều chỉnh, được xác định như sau :

H = 1,5 nếu

T ≤ 4 năm

H = 2,0 nếu 4 năm < T ≤ 6 năm
H = 2,5 nếu
-

T > 6 năm

Điều kiện áp dụng : là TSCĐ đầu tư mới và tham gia hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, tài sản là máy móc thiết bị dụng cụ đo lường
-


Ưu điểm : thu hồi phần lớn số vốn đầu tư ngay từ những năm đầu do vậy tạo

điều kiện giúp doanh nghiệp đổi mới nâng cấp hiện đại hóa TSCĐ nhằm khắc phục hao
mịn vơ hình.
-

Nhược điểm : phương pháp tính tốn phức tạp, cơng thức áp dụng khơng

thống nhất trong suốt thời gian tồn tại của tài sản.

2.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
-

Khái niệm : Là phương pháp khấu hao trong đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu

hao được xác định trên cơ sở số lượng và khối lượng sản phẩm ma TSCĐ tạo ra trong
kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
-

Công thức :

M(t) = S(t) * mo

mo = NG / So
Trong đó :

NG

: nguyên giá TSCĐ


M(t) : mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ thứ t
So

: tổng sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ

S(t)

: sản lượng thực tế mà TSCĐ sản xuất được trong kỳ thứ t


mo
t
-

: mức trích khấu hao bình qn tính cho một đơn vị sản phẩm
: số thứ tự kỳ khai thác, sử dụng TSCĐ

Điều kiện áp dụng: có thơng số biểu thị thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ,

cơng suất thực tế nhỏ nhất phải bằng 50% công suất theo thiết kế của tài sản.
-

Ưu điểm:
+ mức khấu hao gắn liền với mức độ khai thác sử dụng TSCĐ do đó phản

ánh tương đối chính xác mức độ hao mịn của TSCĐ do khai thác và sử dụng
+ mức khấu hao không lệ thuộc vào thời gian sử dụng do vậy cho phep
doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để cơng suất, cơng dụng của TSCĐ nhằm nhanh
chóng thu hồi vốn để đổi mới TSCĐ

-

Nhược điểm:
+

phạm vi áp dụng bị giới hạn vì khơng phải tất cả TSCĐ đều có thơng số

biểu thị thời gian sử dụng hữu ích. Bên cạnh đó việc xác định các thơng số cịn phụ
thuộc vào môi trường khai thác và sử dụng.
+ trong trường hợp mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ thấp thì mức độ khấu
hao sẽ khơng thể phản ánh mức độ hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và điều
kiện tự nhiên gây ra do vậy kéo dài thời gian thu hồi vốn.
III. QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ.
1. Sự cần thiết của việc nâng cao và quản lý TSCĐ
Trong doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng của TSCĐ chiềm phần nhỏ hơn so với
tài sản lưu động, nhưng đây cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu được đối với bất
kỳ doanh nghiệp nào. Vì để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp
đều cần ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, sức lao động, đối tượng lao động. Mà trong
tư liệu lao động thì TSCĐ là phần quan trọng nhất tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh.
Bên cạnh đó, trong q trình khai thác và sử dụng
TSCĐ có thể bị thất thốt, lãng phí như bị hư hỏng, không sử dung hay bị giảm giá. Do
đó các doanh nghiệp cần chú trọng cơng tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung
TSCĐ để bảo tồn, phát triển giá trị của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng


tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp q trình kinh doanh được thuận lợi,
khơng bị ảnh hưởng và đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ

2.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
2.1.1. Chính sách kinh tế của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Thơng qua luật pháp và các chính sách kinh tế Nhà nước tạo môi trường kinh
doanh cho doanh nghiệp hoạt động. Hệ thống chính sách, luật pháp thể hiện đường lối
chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, điều này giúp doanh nghiệp định hướng
đúng đắn cho hoạt động của mình. Do vậy doanh nghiệp cần xét đến các chính sách của
Nhà nước để có được hướng đi đúng và thuận lợi trong kinh doanh.
2.1.2. Lãi suất của tiền vay
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Vốn đầu
tư TSCĐ là rất lớn do vậy doanh nghiệp cần tính đến khoản chi phí này trong dự án đầu
tư TSCĐ.
2.1.3. Thị trường và cạnh tranh
Thị trường ln biến động và có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ doanh nghiệp nào
cũng phải đối mặt với những thay đổi và cạnh tranh khốc liệt và phải có những giải pháp
để biến những thay đổi đó thành yếu tố có lợi cho mình hoặc hạn chế nhất những rủi ro
có thể xảy đến do những biến cố mang lại. Hoạt động sử dụng TSCĐ tốt sẽ giúp doanh
nghiệp rất nhiều trong việc này.
2.1.4. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật có tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ vì nó là ngun
nhân chính trong việc gây ra hao mịn vơ hình của TSCĐ do vậy doanh nghiệp cần có
những biện pháp nâng cao việc quản lý và sử dụng TSCĐ.


2.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
2.2.1. Chính sách của doanh nghiệp
Là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp có những chính sách đầu tư TSCĐ đúng đắn, qui định yêu cầu về việc
quản lý và sử dụng tài sản phù hợp với qui trình sản xuất thì tài sản sẽ được sử dụng một
cách có hiệu quả, đạt kết quả trong kinh doanh và ngược lại sẽ cho kết quả xấu. Doanh

nghiệp cần có các biên pháp như:
-

Khai thác và tạo lập nguồn vốn thích hợp để hình thành và duy trì quy mơ

TSCĐ phù hợp.
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện đúng qui trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng

và sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì năng lực phục vụ của TSCĐ và ngăn ngừa tình trạng
TSCĐ hư hỏng trước thời hạn sử dụng.
-

Khai thác tối đa cơng suất, cơng dụng của TSCĐ.

-

Bảo tồn và phát triển bộ phận gía trị đầu tư vào TSCĐ
2.2.2. Yếu tố con người:
Người lao động là người sử dụng trực tiếp TSCĐ, do vậy doanh nghiệp cần có

chính sách đào tạo, khen thưởng hay kỷ luật đúng đắn để giúp cho cơng tác quản lý và
sử dụng TSCĐ có hiệu quả.
3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
-

Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( Ký hiệu H4): Chỉ tiêu này cho biết mức độ khai

thác sử dụng TSCĐ trong kỳ bằng bao nhiêu % so với công suất thiết kế của TSCĐ.


H4 =

Tổng công suất khai thác thực tế trong
kỳ
Tổng công suất thiết kê của tài sản cố định

Hệ số phục vụ của TSCĐ ( Ký hiệu H5): chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn
đầu tư cho TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện.

H5 =

Doanh thu thực hiện trong kỳ
Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ


Hệ số sinh lợi của TSCĐ ( Ký hiệu H6): chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ một đồng vốn
đầu tư cho TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

H6 =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số sinh lợi của chi phí sử dụng TSCĐ ( Ký hiệu H7): chỉ tiêu này cho biết trong kỳ,
một đồng chi phí sử dụng TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

H7 =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng chi phí sử dụng TSCĐ trong kỳ

PHẦN 2: Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ ở Cơng ty cổ phần tư vấn và đầu tư
xây dựng Thái Nguyên

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TV& ĐT XD
THÁI NGUYÊN
1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Thái Nguyên được thành lập tháng 6
năm 1977 tiền thân là Viện thiết kế quy hoạch, Sở xây dựng Bắc Thái, là doanh nghiệp
Nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần năm 2003, hoạt động theo luật doanh nghiệp,


các qui định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty đã được đại hội đồng
cổ đông thông qua và chủ tịch HĐQT phê duyệt.
Địa chỉ: Số 5/1 – Đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Tháng 1 năm 2004 Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001- 2000 do Trung tâm chứng nhận QUACET thuộc Tổng cục đo lường chất
lượng Bộ khoa học và cơng nghệ đánh gía chứng nhận. Là doanh nghiệp liên tục đạt
danh hiệu Đơn vị lao động giỏi cấp Tỉnh và của Bộ xây dựng, được Bộ xây dựng, Cơng
đồn ngành xây dựng Việt Nam tặng 4 huy chương vàng cho 4 sản phẩm chất lượng cao
và 5 cơng trình được giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Thái Ngun.
Cơng ty ln bảo tồn và phát triển vốn trong kinh doanh. Hiện nay Cơng ty hồn
tồn chủ động vốn, các cơng trình do Cơng ty đảm nhận như cơng tác tư vấn, khảo sát,
thiết kế và có khả năng huy động vốn đối với các cơng trình xây lắp do Công ty bao
thầu.
2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh
a. Chức năng:
Công ty thực hiện hoạt động ngành nghề kinh doanh theo giây chứng nhận

đăng ký kinh doanh số 1703000058 do phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 6 tháng 8 năm 2003. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 14
tháng 10 năm 2005.
-

Hoạt động về thiết kế kiến trúc xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông,

đường điện và trạm biến áp, hệ thống cấp thốt nước.
-

Thiết kế qui hoạch đơ thị và nơng thơn, cơng trình hạ tầng đơ thị, nơng thơn, thiết

kế trang trí nội ngoại thất, thiết kế kiến trúc cảnh quan, thiết kế các hệ thống kỹ thuật
liên quan đến cơng trình.
-

Giám sát kỹ thuật xây dựng và các tư vấn xây dựng khác.

-

Lập dự án đầu tư xây dựng, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu

xây lắp và mua sắm thiết bị, quản lý dự án xây dựng.


-

Khảo sát địa chất cơng trình, địa chất thủy văn, thí nghiệm địa kỹ thuật, đo đạc

lập bản đồ địa hình, khoan thăm dị và khai thác nước.

-

Thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn cơng trình, kiểm định cơng

trình xây dựng
-

Xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng trình kỹ thuật, kết cấu cơng

trình, san lấp mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị cho các cơng trình xây dựng, đầu tư kinh
doanh nhà ở.
-

Xây dựng cơng trình hạ tầng khu cơng nghiệp, đơ thị, đường giao thông đô thị và

nông thôn, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, điện dân dụng, đường dây và trạm
biến áp, hệ thống thu lôi chống sét, hệ thống phòng cháy chữa cháy, vườn hoa cây cảnh.

b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật và của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, bảo vệ mơi
trường giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phịng
tồn dân.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và giảm chi phí.
- Mở rộng thị trường, tự chủ thiết lập mối quan hệ liên doanh liên kết với các đối tác
kinh tế nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh.
- Cải tiến đổi mới hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 cho phù hợp với tình
hình hoạt động san xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn sự hài lịng của
khách hàng.
- Đổi mới cơng tác quản lý, cơng tác lãnh đạo, kiện tồn cơng tác tổ chức đảm bảo

khoa học hợp lý.
- Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, cổ đông, lao
động trong Công ty.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp đáp ứng yêu cầu
sản xuất và chất lượng sản phẩm.


- Xây dựng mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài
nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu từ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, cổ đông, lao động trong Công ty,
đảm bảo đủ việc làm, thu nhập ngày càng cao.
- Giữ vững sự ổn định và đảm bảo sự tăng trưởng phát triển kinh tế hàng năm là
16%.

c. Đặc điểm cơng nghệ sản xuất sản phẩm.
Qui trình cơng nghệ sản xuất của đơn vị chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn, qui định, qui
phạm của ngành liên quan.
-

Từ yêu cầu của khách hàng cần tư vấn thiết kế một sản phẩm cơng trình, bộ phận

hành chính kế tốn tổng hợp (HCKTTH) lập hợp đồng ký kết giữa khách hàng với đại
diện Công ty (Giám đốc) và phân giao nhiệm vụ thiết kế cho các bộ phận liên quan như:
xưởng thiết kế, đội khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, phịng thí nghiệm địa vật lý.
-

Các bộ phận được phân công thực hiện sẽ phân giao trách nhiệm cho cán bộ chủ

trì và các thành viên trong nhóm triển khai bao gồm: khảo sát thực địa, điều tra lấy số
liệu, yêu cầu sử dụng lập đề cương, nhiệm vụ khảo sát, thiết kế và thông qua ý kiến đồng

ý của khách hàng.
-

Tiến hành thực hiện giai đoạn khảo sát thiết kế, bao gồm: khảo sát bản đồ địa

hình, khảo sát khoan thăm dò địa chất, thiết kế cơ sở, báo cáo các phương án, thiết kế lựa
chọn các phương án tối ưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án qui hoạch
tổng thể và phương án thiết kế cơ sở.
-

Xưởng thiết kế tổ chức lập thiết kế bản vẽ KTTC và tính dự tốn theo phương án

đã được duyệt, sau đó chuyển hồ sơ thiết kế đến bộ phận QLKT xem xét kiểm tra đánh
giá.
-

Xưởng thiết kế trình hồ sơ đã được kiểm tra lên giám đốc cơng ty ký phê duyệt

sau đó chuyển sang bộ phận in ban hành theo qui định.
-

Phòng HCKTTH căn cứ khối lượng công việc thực hiện tiến hành nghiệm thu

khối lượng giá trị hợp đồng với khách hàng.


-

Thực hiện thanh lý hợp đồng thu tiền và bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Tổ


chức giám sát quyền tác giả đối với cơng trình và giải quyết các tồn tại (Nếu có).
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUT
SN PHM T VN THIT K
Hợp đồng
Chỉ định
Kế hoạch
Duy

e

Chuyển nhóm thể
Nhận tài
liệu của
khách hàng
Thông
báo

Duy
ệt

Lập phương án
Duy
ệt

Gửi bên A xem
Duy


Thiết kế kiến
Duy

ệt

Tính dự toán
Duyệ
t

Chuyển phòng
Duy


Giám đốc xét
Duy
ệt

In ấn đóng
Duy
ệt

Bàn giao sp
Thanh

Duy
ệt

Giám s¸t


3. Cơ cấu tổ chức quản lý và mạng lưới kinh doanh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, đầu tư và thi công xây lắp.
Công ty luôn đáp ứng mọi nhu cầu về công tác tư vấn xây dựng và thi cơng xây

lắp cơng trình trong và ngoài tỉnh và được đánh giá là 1 trung tâm khoa học kỹ thuật của
ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên
a. Bộ máy quản lý.
Công ty thực hiện phân cấp quản lý theo mơ hình trưc tuyến đảm bảo chế độ
một thủ trưởng, có tính thống nhất và tính tổ chức cao, phát huy được năng lực chuyên
môn của các bộ phận phòng, xưởng, đội, đảm bảo quyền làm chủ của người lao động.
Cơ cấu đơn giản thống nhất trong mệnh lệnh, tính trách nhiệm cao, chất lượng các quyết
định quản lý tăng lên, phân công trách nhiệm rõ ràng tránh sự đùn đẩy chồng chéo
nhiệm vụ .
Hình thức tổ chức của Cơng ty chun mơn hóa, theo tính chất yêu cầu của
sản phẩm, hệ thống, được sắp xếp theo thứ tự, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu từng hạng
mục cơng trình và có qui trình thiết kế khép kín và có tổ chức thiết kế theo sự chun
mơn hóa cơng việc của từng hạng mục. Hình thức này có ưu điểm là đạt năng suất chất
lượngcao.

SƠ ĐỒ BỘ MY QUN Lí CễNG TY.
Hội đồng quản
trị

Công đoàn

Ban kiểm
soát

Ban giám đốc

Đoàn TNCS
HCM



Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Cơng ty:
*Giám đốc:
Là người có quyền cao nhất toàn diện về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
*Phó giám đốc:
Phụ trách các đơn vị sản xuất được phân công, phụ trách quản lý kỹ thuật, đại
diện lãnh đạo về chất lượng.
*Phịng hành chính kế toán tổng hợp:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về cơng tác tổ chức, hành chính kế tốn, thống
kê. Có nhiệm vụ tổ chức mọi mặt hoạt động về công tác kế tốn của Cơng ty, theo dõi
tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, cơng tác sử dụng lao động,
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, cổ đơng và lao
động.
*Phịng quản lý chất lượng:
Sốt xét, kiểm tra kỹ thuật các sản phẩm của đơn vị, tham gia xét duyệt hồ sơ
thiết kế, đề xuất các biện pháp, qui định về công tác quản lý kỹ thuật trong nội bộ Cơng
ty.
* Các bộ phận sản xuất: Phịng, xưởng, đội


Thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và hạch tốn kinh doanh
* Xí nghiệp đầu tư xây lắp:
Thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị các cơng trình xây dựng
dân dụng, cơng nghiệp và các cơng trình kỹ thuật hạ tầng.
b. Bộ máy kế tốn.
Cơng ty áp dụng mơ hình kế tốn tập trung, có sơ đồ tổ chức như sau:

Kế tốn trưởng


Kế tốn
vốn bằng
tiền

Kế tốn
tài sản cố
định và
hàng tồn
kho

Kế tốn
chi phí
nhân cơng

Kế tốn
tổng hợp

Kế tốn tại xí nghiệp

Chức năng của từng bộ phận:
-

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra tồn bộ

cơng tác tài chính, kế tốn tại doanh nghiệp, cung cấp thơng tin kế tốn và giúp lãnh đạo
phân tích hoạt động kinh tế để đề ra được các quyết định kinh tế.
-

Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, thanh toán và nguồn vốn: ghi chép vốn bằng tiền,


công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.


-

Bộ phận kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho: thực hiện ghi chép kết toán tổng

hợp và kế toán chi tiết TSCĐ, hàng tồn kho nhằm quản lý chặt chẽ tài sản hiện vật ở
doanh nghiệp.
-

Bộ phận kế tốn chi phí nhân cơng: thực hiện ghi chép kế tốn tiền lương, trích và

thanh tốn BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản thanh tốn liên quan đến chi phí nhân
cơng.
-

Bộ phận kế tốn tổng hợp: thực hiện các phần kế tốn cịn lại và các cơng việc

liên quan đến lập báo cáo kế tốn định kỳ.
-

Kế tốn tại xí nghiệp: ghi chép, tổnh hợp số liệu trên chứng từ và gửi về công ty.

4. Kết quả kinh doanh 2 năm 2005 và 2006

Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu

So sánh 05/06


Năm 2005

Năm 2006

1. Tổng giá trị sản xuất

12.365.000

13.850.000

1.485.000

12,01

2. Tổng doanh thu thuần

10.124.618

12.398.090

2.273.472

22,45

534.203

705.031

170.828


31,98

3. Nộp ngân sách Nhà nước
4. Tổng lợi nhuận sau thuế
5. Tổng quỹ lương
6. Lương bình quân

Số tiền

Tỷ lệ %

211.937

250.000

38.063

17,96

3.771.729

4.388.142

616.413

16,34

2.494


2.612

118

4,73


Qua bảng trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2005 và
2006 khá ổn định và phát triển. Tổng giá trị sản xuất và tổng doanh thu thuần đều tăng.
Tổng giá trị sản xuất năm 2006 tăng so với năm 2005 là

1.485.000 đồng với tỷ lệ tăng

là 12,01%. Còn doanh thu năm 2006 so với năm 2005 cũng tăng 170.828 đồng với tỷ lệ
tăng là 22,45%. Điều này cho thấy Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh, làm ăn có
lãi. Lợi nhuận tăng năm 2005 là 211.937 đồng, năm 2006 tăng đến 250.000 đồng, tăng
38.036 đồng, tỷ lệ tăng là 17,96%. Cịn tình hình nộp ngân sách nhà nước rất tốt, năm
2006 nộp tăng so với năm 2005 là 170.828 đồng với tỷ lệ tăng cao 31,98 % cho thấy
Công ty hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước ở mức độ cao. Nhìn vào tổng quỹ lương và
lương bình qn cơng nhân cũng tăng qua 2 năm, năm 2006 tổng quỹ lương tăng so với
năm 2005 là 616.413 đồng với tỷ lệ tăng là 16,34% cịn lương bình qn cũng tăng 118
so với năm 2005 và với tỷ lệ tăng là 4,73.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CÔNG TY CP TV & ĐT
XD THÁI NGUYÊN
1. Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn ở Cơng ty
Để xem xét tình hình tài sản và nguồn vốn của Cơng ty, có biểu số liệu 1.1.
Về tài sản, tổng tài sản năm 2006 tăng so với năm 2005 là 555.204.397 đồng, tỷ
lệ tăng là 6,78%. Điều đó cho thấy sang năm 2006 Công ty đã mở rộng qui mơ sản xuất.
Tuy nhiên ngun nhân chính là do tài sản lưu động tăng 602.904.879 đồng với tỷ lệ
tăng là 9,34% và trong đó chủ yếu là do lượng tiền mặt tăng rất lớn, đây không phải là

dấu hiệu tốt do vậy Công ty cần chú ý xem xét.
Về nguồn vốn, phần nợ phải trả có sự tăng nhẹ năm 2006 so với năm 2005 là
460.109.524 đồng tỷ lệ tăng là 6,65%. Nhưng phần nguồn vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng
nhanh hơn, tỷ lệ tăng là 7,49% với số tiền
nguồn vốn quĩ tăng
cũng tăng

95.094.873 đồng. Trong đó chủ yếu do

91.494.674 đồng, tỷ lệ tăng 7,74%, nguồn kinh phí và quĩ

3.600.199 đồng.


2. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ
2.1. Cơ cấu TSCĐ
Nội dung phân tích này nhằm mục đích thấy được, sau một kỳ kinh doanh
tài sản cố định của Công ty tăng hay giảm? Cơ cầu phân bổ tài sản cố định như
thế nào? Có hợp lý hay khơng?
Cơ cấu tài sản cố định của Công ty được xem xét ở biểu 2.1
Nhìn vào bảng ta thấy : nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2006 so với
năm 2005 tăng 223.121.310 đồng có tỷ lệ tăng là 7,81%, trong đó nhóm TSCĐ
hữu hình vẫn chiếm tỷ trọng 100%
Các nhóm TSCĐ có tỷ trọng tăng:
-

Nhà xưởng, vật kiến trúc, năm 2005 có nguyên giá 1.291.132.398 đồng,

năm 2006 có nguyên giá 1.299.109.993 đồng, tăng lên 7.977.595 đồng có tỷ lệ
tăng 0,62%

-

Máy móc thiết bị cơng tác: năm 2005 có ngun giá 319.068.834 đồng,

năm 2006 có nguyên giá 434.270.434 đồng, tăng 115.201.600 đồng với tỷ lệ tăng
là 36,11 %
-

Máy móc thiết bị văn phịng: năm 2005 có ngun giá 260.281.000 đồng,

năm 2006 có nguyên giá 360.223.115, tăng 99.942.115 với tỷ lệ tăng 38,4%
Riêng nhóm phương tiện vận tải, khơng có sự thay đổi, nguyên giá vẫn là
986.157.481 đồng.
Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2006 so
với năm 2005 đã có sự thay đổi. Năm 2006 tổng giá trị tài sản có tăng lên, điều
này chứng tỏ Công ty đã đầu tư đổi mới tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Trong đó nhóm nhà xưởng vật kiến trúc có tỷ trọng cao nhất, năm
2005 chiếm tỷ trọng 45,2%, sang năm 2006 tỷ trọng giảm cịn 42,18%. Đứng thứ
2 là nhóm phương tiện vận tải năm 2005 chiếm tỷ trọng 34,52%, năm 2006 chiếm


tỷ trọng 32,02%, giảm (2,50%). Nhóm máy móc thiết bị công tác chiếm tỷ trọng
thứ 3 là 11,17% năm 2005 sang năm 2006 tỷ trọng chiếm 14,10% tăng 2,93%.
Đây là tài sản tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh song có tỷ trọng hơi
thấp. Máy móc văn phịng có tỷ trọng thấp nhất, năm 2005 chiếm tỷ trọng 9,11%
song năm 2006 đã chiếm tỷ trọng 11,70%, tăng 2,59%
Qua nhận xét trên, ta thấy Công ty đang từng bước thay đổi cơ cấu tài sản,
có sự điều chỉnh và phân bố lại để phù hợp hơn với yêu cầu sản xuất kinh doanh
ngày càng tăng lên của mình. Đó là nhóm nhà xưởng đã có tỷ trọng giảm là thích
hợp và nhóm máy móc cơng tác và máy móc văn phịng đều có tỷ trọng tăng dù

tăng nhẹ. Tuy nhiên Cơng ty cũng nên chú ý đến nhóm phương tiện vận tải vì đây
cũng là loại tài sản phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2. Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ
a. Khái qt tình hình tăng, giảm TSCĐ
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trị và vị trí
khác nhau đối với q trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường biến động về qui mô,
kết cấu và tình trạng kỹ thuật.
Để phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ, ta cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau:

 Hệ số tăng TSCĐ =

 Hệ số giảm TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ tăng trong
kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong
kỳ

Nguyên giá TSCĐ giảm
trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong
kỳ

b. Tình hình tăng, giảm TSCĐ ở Cơng ty


Có bảng số liệu ở biểu 2.2, nhận xét:
Năm 2005: tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 93.430.240 đồng
là do Công ty đầu tư mua thêm máy phơ tơ và máy vi tính văn phịng. Hệ số tăng

TSCĐ đạt 0.03. Tuy nhiên có thể thấy tình hình máy móc thiết bị văn phịng cịn
nhiều cũ, hỏng nhưng chưa thanh lý
Năm 2006: tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 223.121.310
đồng. Trong đó tăng do sữa chữa nhà hành chính 7.977.595 đồng, do mua thêm một
số máy tính trị giá 130.631.331 đồng, mua máy toàn đạc điện tử Nikkon trị giá
115.201.600 đồng. Và giảm TSCĐ trị giá 11.568.764 đồng do thanh lý máy vi tính.
Hệ số tăng TSCĐ là 0.08 cịn hệ số giảm TSCĐ là 0.004
Việc tăng, giảm TSCĐ này là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, trợ giúp
cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

BIỂU 2.2: TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TSCĐ NĂM 2005 – 2006
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1. Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
2. Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ

So sánh

Năm 2005

Năm 2006

2.763.209.473

2.856.639.713

93.430.240

93.430.240


234.690.074

141.259.834

3. Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ

-

11.568.764

05/06

11.568.764

4. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

2.856.639.713

3.079.761.023

223.121.310

5. Nguyên giá TSCĐ bình quân

2.809.924.593

2.968.200.368

158.275.775


6. Hệ số tăng TSCĐ

0,03

0,08

0,05

7. Hệ số giảm TSCĐ

0

0,004

0,004

Phân tích tình hình trang bị TSCĐ và MMTB của Cơng ty.


Chỉ tiêu này đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ, đặc biệt là tình trạng sử dụng máy móc
thiết bị sản xuất trên số lượng lao động hay m2 diện tích sản xuất… nhằm trang bị
hợp lý TSCĐ nhăm đảm bảo năng suất hiệu quả. Để đánh giá tình hình trang bị tài
sản cố định, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau:

-

Hệ số trang bị TSCĐ =

Tổng nguyên giá TSCĐ bình qn
Số cơng nhân sản xuất bình qn


Hệ số trang bị TSCĐ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị
bao nhiêu đồng tài sản cố định. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ trang bị càng cao
và ngược lại.
-

Hệ số trang bị MMTB =

Tổng ngun giá MMTB bình qn
Số cơng nhân sản xuất bình qn

Hệ số trang bị MMTB phản ánh một cơng nhân sản xuất bình quân được trang bị bao
nhiêu đồng máy móc thiết bị. Hệ số này cao là tốt tuy nhiên hệ số này luôn nhỏ hơn
hệ số trang bị TSCĐ nhưng tốc độ tăng phải nhanh hơn thì mới chứng tỏ Công ty
tăng năng suất lao động cho thấy việc đầu tư cho máy móc thiết bị cơng tác trực tiếp
cho sản xuất kinh doanh được nâng cao.
Để xem xét tình hình trang bị TSCĐ và MMTB của Cơng ty, có biểu số liệu chi tiết
2.3 và 2.4
Nhận xét biểu 2.3 :
Hệ số trang bị TSCĐ năm 2005 là 22.300.988,83, năm 2006 là 21.201.431,20 giảm
1.099.557,63 (đồng/ người) tương ứng tỷ lệ giảm là (4,93%). Như vậy năm 2005 cứ
1 cơng nhân được trang bị 22.300.988,83 đồng TSCĐ cịn năm 2006 chỉ còn
21.201.431,20 đồng TSCĐ
Nguyên nhân là do số lượng lao động tăng 14 người, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của tài sản cố định. Nguyên giá TSCĐ có tỷ lệ tăng 5,63% trong khi tỷ lệ tăng
11,11%


×