Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM sán lá GAN TRÊN bò tại HAI HUYỆN LAI VUNG và HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN TRÊN BÒ TẠI
HAI HUYỆN LAI VUNG VÀ HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ,2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN TRÊN BÒ TẠI
HAI HUYỆN LAI VUNG VÀ HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Hữu Hưng



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Phương Thảo
MSSV: 3052462
Lớp: CNTY K31

Cần Thơ,2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại 2 huyện Lai Vung và huyện
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp;
Do sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo, thực hiện tại 2 huyện Lai Vung và
huyện Cao Lãnh, lò mổ An Bình thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Từ ngày 24/12/2008 đến 1/4/2009.

Cần thơ ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần thơ ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần thơ ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan hoàn toàn trung thực trong quá trình thực hiện đề tài và kết quả
làm bài. Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu mọi hình thức xử phạt của Bộ Môn.
Cần thơ, ngày …tháng…năm…
Ký tên

Nguyễn Thị Phương Thảo

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Qua kiểm tra 322 mẫu phân ở các lứa tuổi <1 năm; 1-2 năm; >2năm, mổ khám
33 con bò địa phương và khảo sát bệnh tích trên gan bò nhiễm sán. Từ đó tôi có
những nhận xét sau:
Tình hình nhiễm sán lá gan qua kiểm tra phân tại hai huyện Lai Vung va Cao
Lãnh chiếm tỷ lệ khá cao 46,58% trong đó bò ở Cao Lãnh có tỷ lệ nhiễm cao hơn
48,36%, bò ở Lai Vung nhiễm thấp hơn 45,50%. Bò địa phương có tỷ lệ nhiễm
51,72% cao hơn bò lai Sind 44,68%.
Qua mổ khám và định danh phân loài, kết quả nhận thấy bò nhiễm hai loài sán
lá gan đó là Fasciola gigantica 18,18%, Paraphistomum explanatum 9,09%.
Về khảo sát bệnh tích trên gan nhiễm sán nhận thấy:
Bệnh tích đại thể
Trên bề mặt gan có xuất hiện các vết xuất huyết, gan sưng to, ứ huyết tại các
thùy gan, gan vàng, có một số vùng bị hoại tử đục có màu trắng sáng, có những
nốt mủ hoại tử màu vàng hoặc trắng ngà nổi trên bề mặt gan, thành ống mật và
tích tụ calci, dịch viêm có màu đen, túi mật sưng to.
Bệnh tích vi thể

Tổ chức vi thể gan nhiễm sán cho thấy có sán non bên trong tổ chức gan, tế
bào gan bị tổn thương, số lượng ống dẫn mật tăng sinh. Gan vàng, một số vùng
trên nhu mô gan bị hoại tử, hóa calci và có những nốt mủ xuất hiện. Trong nhu mô
gan xuất hiện các tổ chức xơ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ba mẹ và những thành viên trong gia đình tôi đã
luôn ủng hộ tôi về vật chất lẫn tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành tốt năm học và cả
bài luận văn tốt nghiệp ra trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn đồng thời tạo
môi trường làm việc thuận lợi để cho tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn Trương Chí Sơn đã dành nhiều tình cảm cho lớp
tôi, chúng tôi luôn luôn tự hào khi được thầy cố vấn.
Xin cảm ơn cô Hồ Thị Việt Thu đã giúp tôi rất nhiều trong học tập lẫn công việc.
Xin cảm ơn quí thầy cô Bộ Môn Chăn Nuôi và bộ môn Thú Y đã nhiệt tình, tận tụy
trong việc giảng dạy, không những mang lại những kiến thức sâu hơn về chuyên môn
mà cả về kiến thức thực tế.
Cảm ơn anh Hà Huỳnh Hồng Vũ đã hết lòng giúp đở tôi hoàn thành tốt bài luận văn.
Chân thành cảm ơn cán bộ của trạm Thú Y Lai Vung, trạm Thú Y Cao Lãnh và lò mổ
An Bình đã nhiệt tình giúp đở tôi trong quá trình thực hành làm luận văn.
Cám ơn các bạn của lớp Chăn Nuôi Thú Y, K31 đã luôn chia sẽ những niềm vui, nỗi
buồn, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


Xin Cảm ơn!
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

i
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC...............................................................................................................ii
DANH SÁCH CHỬ VIẾT TẮC ..............................................................................v
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... .vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................ix
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2............................................................................................................. 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong và ngoài nước..................................2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ngoài nước........................................2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở trong nước .....................................4
2.2 Sơ lược về bệnh sán lá gan ..........................................................................6
2.2.1 Hình thái – phân loài ............................................................................6
2.2.2 Vòng đời và sự phát triển của sán lá gan............................................10
2.2.3 Ký chủ trung gian...............................................................................13
2.2.4 Tác hại của sán lá gan ........................................................................15

2.2.5 Tác động của sán lá gan lên ký chủ..................................................16
2.2.6 Dịch tễ học.........................................................................................17
2.2.7 Cơ chế sinh bệnh................................................................................18
2.2.8 Triệu chứng........................................................................................19
2.2.9 Bệnh tích............................................................................................20
2.2.10 Bệnh lý giải phẩu .............................................................................20
2.2.11 Chẩn đoán ........................................................................................21
2.2.12 Phòng bệnh ......................................................................................22

ii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

2.2.13 Điều trị............................................................................................22
2.3 Tình trạng bệnh lý của gan nhiễm sán ........................................................23
CHƯƠNG 3...........................................................................................................27
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................27
3.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................27
3.2 Thời gian tiến hành.....................................................................................27
3.3 Địa điểm tiến hành .....................................................................................27
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................27
3.4.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Cao Lãnh và huyện Lai Vung
tỉnh Đồng Tháp..............................................................................................27
3.4.2 Tình hình chăn nuôi của huyện Cao Lãnh và huyện Lai Vung tỉnh
Đồng Tháp....................................................................................................27
3.4.3 Phương pháp kiểm tra phân..................................................................28

3.4.4 Phương pháp mổ khám .........................................................................31
3.4.5 Phương pháp định danh phân loài ........................................................32
3.4.6 Phương pháp làm tiêu bản sán lá..........................................................33
3.4.7 Phương pháp quan sát mô bệnh học gan nhiễm sán lá ..........................34
CHƯƠNG 4...........................................................................................................39
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................................39
4.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên-xã hội của 2 huyện Lai Vung và Cao Lãnh
tỉnh đồng tháp..................................................................................................39
4.2 Tình hình chăn nuôi và thú y của Lai Vung và Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp .......................................................................................................40
4.2.1 Tình hình chăn nuôi ..............................................................................40
4.2.2 Tình hình thú y .....................................................................................42
4.3 Kết quả tình hình nhiễm sán lá gan trên bò ở huyện Lai Vung và Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................42

iii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

4.3.1 Kết quả kiểm tra phân ...........................................................................42
4.3.2 Tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại tỉnh Đồng Tháp qua phương
pháp mổ khám ...............................................................................................50
4.3.3 Kết quả khảo sát những biến đổi bệnh lý của gan nhiễm sán .................54
CHƯƠNG 5...........................................................................................................58
KẾT LUẬN Và ĐỀ NGHỊ.....................................................................................58
5.1 Kết luận......................................................................................................58

5.2 Đề nghị ......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................60

iv
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

L. viridis: Lymnaea viridis
L. swinhoei: Lymnaea swinhoei
F. gigantica: Fasciola gigantica
P. explanatum: Paramphistomum explanatum

v
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Số lượng bò của huyện Cao Lãnh và Lai Vung năm 2008..........................29
Bảng 2 Số lượng bò theo giống của huyện Cao Lãnh và huyện Lai Vung
năm 2008..............................................................................................................29

Bảng 3 Số mẫu khảo sát thí nghiệm ..................................................................... 30
Bảng 4 Số bò của 2 huyện Lai Vung và Cao Lãnh qua các năm từ 2006
đến 2008................................................................................................................41
Bảng 5 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò ở Lai Vung và Cao Lãnh........................... 42
Bảng 6 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo giống bò tại 2 huyện Lai Vung và
Cao Lãnh ...............................................................................................................44
Bảng 7 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi tại 2 huyện Lai Vung và
Cao Lãnh ...............................................................................................................45
Bảng 8 Tỷ lệ nhiễm các loài sán lá gan bò tại 2 huyện Lai Vung và
Cao Lãnh ..............................................................................................................46
Bảng 9 Tỷ lệ nhiễm của các loài sán lá gan theo giống bò tại 2 huyện ...................47
Bảng 10 Tỷ lệ nhiễm các loại sán lá gan theo lứa tuổi tại 2 huyện Lai Vung
và Cao Lãnh .........................................................................................................49
Bảng 11 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò địa phương tại lò mổ An Bình, tỉnh
Đồng Tháp............................................................................................................50
Bảng 12 Thành phần sán lá gan trên bò địa phương qua mổ khám .........................51
Bảng 13 Tỷ lệ nhiễm các loài sán lá gan trên bò theo lứa tuổi................................52

vi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Tình hình nhiễm sán lá trên trâu bò ở Scotland ............................................3
Hình 2 Fasciola gigantica ......................................................................................6
Hình 3 Trứng Fasciola gigantica ............................................................................7

Hình 4 Fasciola hepatica.........................................................................................7
Hình 5 Trứng Fasciola hepatica ..............................................................................8
Hình 6 Paramphistomum explanatum ......................................................................8
Hình 7 Trứng Paramphistomum explanatum ...........................................................9
Hình 8 Dicrocoelium dendriticum............................................................................9
Hình 9 Trứng Dicrocoelium dendriticum ...............................................................10
Hình 10 Vòng đời của Fasciola spp.......................................................................11
Hình 11 Vòng đời phát triển của Dicrocoelium dendriticum ..................................12
Hình 12 Ốc Lymnaea .............................................................................................13
Hình 13 Ốc Lymnaea swinhoei ..............................................................................13
Hình 14 Trâu bò nhiễm sán lá gan ở Nepal ............................................................15
Hình 15 Fasciola ở người ......................................................................................16
Hình 16 Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị sán lá gan trên trâu bò......................23
Hình 17 Vị trí địa lí của huyện Lai Vung và Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp .................40
Hình 18 Ốc Lymnaea trên đồng ruộng ...................................................................41
Hình 19 Gan bị nhiễm Fasciola gigantica .............................................................53
Hình 20 Fasciola gigantica ép tươi........................................................................53
Hình 21 Paramphistomum explanatum ép tươi ......................................................53
Hình 22 Hình dạng Paramphistomum explanatum .................................................53
Hình 23 Hình dạng Fasciola gigantica ..................................................................53
Hình 24 Paramphistomum explanatum và Fasciola gigantica ...............................53
Hình 25 Thành ống mật dày lên .............................................................................54
Hình 26 Vết hoại tử màu trắng ..............................................................................54

vii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp


CNTY31

Hình 27 vết hoại tử màu vàng ................................................................................54
Hình 28 Sán non di hành........................................................................................54
Hình 29 Hoại tử bên trong gan ..............................................................................55
Hình 30 Túi mật sưng to .......................................................................................55
Hình 31 Gan bị xơ hóa...........................................................................................55
Hình 32 Gan vàng..................................................................................................55
Hình 33 Tiểu quản mật dầy lên .............................................................................56
Hình 34 Hạch lâm ba sưng ....................................................................................56
Hình 35 Sán non cư trú trong nhu mô gan..............................................................56
Hình 36 Vết xuất huyết trong nhu mô gan .............................................................57
Hình 37 Mô liên kết hóa sợi lan rộng.....................................................................57
Hình 38 Gan bị calci hóa .......................................................................................57
Hình 39 Vùng hoại tử lan rộng trong nhu mô gan ..................................................57

viii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY31

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 So sánh tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò tại 2 huyện Lai Vung và
Cao Lãnh .............................................................................................................43
Biểu đồ 2 So sánh tỷ lệ nhiễm của các loài sán lá gan theo giống bò .....................48
Biểu đồ 3 So sánh tỷ lệ nhiễm các loại sán lá gan theo lứa tuổi tại 2 huyện
Lai Vung và Cao Lãnh ..........................................................................................49


ix
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, xã hội đã phát triển thì nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao. Cho nên,
vị thế của ngành chăn nuôi ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Theo số liệu của Tổng
cục thống kê Việt Nam năm 2006, tổng đàn bò cả nước là 6,51 triệu con, so với năm
2005 là 5,54 triệu con thì tốc độ tăng đàn trên 17% năm. Định hướng phát triển chăn
nuôi đến năm 2010 của cả nước với tổng đàn bò là 4,6 triệu con.
Hiện tại Đồng tháp đã và đang thực hiện nhiều chương trình dự án chăn nuôi lớn
như chương trình phát triển đàn bò sữa, chương trình Sind hóa đàn bò, đề án chăn nuôi
bò thịt chất lượng cao. Hơn nữa, Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm,
hệ sinh thái đa dạng phong phú, vùng đồng bằng rộng lớn là điều kiện tốt để phát triển
chăn nuôi bò nhưng cũng là cơ hội cho ký sinh trùng và ký chủ trung gian tồn tại và
phát triển do hàng năm đều ngập lũ trên một diện rộng trong cả tỉnh. Bệnh thường xảy
ra rải rác, ít chết hàng loạt nên người chăn nuôi ít quan tâm, công tác phòng trừ bệnh
giun sán lại chưa được thực hiện đúng mức nên mầm bệnh dễ tồn tại và phát tán xung
quanh.
Ngoài ra, sán lá gan không những gây bệnh trên gia súc mà còn gây tác hại cho
người. Theo tổ chức sức khỏe quốc tế đánh giá rằng, trên 200 tỉ người bị nhiễm loài
Fasciolosic ở Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á.
Với mức độ nguy hiểm đã xảy ra trên gia súc, đặc biệt là con người. Đó là lí do
tôi tiến hành thực hiện đề tài này:


“TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN TRÊN BÒ TẠI 2 HUYỆN LAI
VUNG VÀ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP”
Mục đích của đề tài là:
- Xác định tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại hai huyện Lai Vung và huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Xác định thành phần loài sán lá gan ký sinh trên bò.
- Khảo sát những biến đổi bệnh tích đại thể và vi thể của gan bị nhiễm sán lá.

10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2. 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SÁN LÁ GAN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ngoài nước
Peter C Kennedy (1970) lớp Trematodes gồm những loài sán lá, kí sinh trong gan
của nhiều động vật. Chúng thuộc họ Fasciolidae (Fasciola hepatica, F. gigantica,
Fascioloides magna), Dicrocoeliidae (Dicrocoelium dendriticum, D. hosoes,
Platynosomum concinnum), Opisthorchiidae (Opisthorchis tenuicollis, O. sinensis,
Pseudamphistomum truncatum).
Linne (1758) đã tìm thấy Fasciola hepatica, sau đó Cobbold (1885) đã phát hiện
ra loài Fasciola gigantica (trích dẫn Phan Địch Lân ,2000).
Peter C Kennedy (1970) Dicrocoelium dendriticum được tìm thấy ở Châu Âu,

Châu Á, Châu Mỹ và Nam Phi. Loại kí sinh trong ống dẫn mật trên trâu, bò và cừu, trừ
mèo.
Sousbly (1965) cho rằng Dicrocoelium dendriticum có 2 ký chủ trung gian đó là
ốc và kiến, micracidium không nở từ trứng mà nở trong ký chủ trung gian, ở trong ruột
ốc.
Tại Scotland, số bò bị nhiễm sán lá gan loài Fasciola hepatica tăng lên đáng kể
vào năm 2002, chưa từng xảy ra trước đó. Bệnh này đe dọa đến tổ chức bảo vệ động
vật và đồng thời làm thiệt hại về kinh tế: tử vong, dễ cảm nhiễm với những bệnh khác,
chi phí điều trị cao…(http: www. qmscotland. co. uk).
Ueno et al., (1960) sử dụng Bitin điều trị sán lá gan với liều 30-35 mg/kg thể
trọng, hiệu lực 66-88%.
Davtjan (1962) chứng minh quá trình dị ứng là do kết quả tác động của nhiều
kháng nguyên sinh ra từ sán và những kháng thể xuất hiện trong gan gây những biến
loạn đầu tiên bằng suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A làm cơ thể gầy yếu tạo điều kiện
cho các bệnh do vi khuẩn dễ phát sinh, bằng sự tăng quá nhiều bạch cầu ái toan trong
cơ thể (trích dẫn Đỗ Dương Thái - Trịnh Văn Thịnh, 1978).

11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

Hình 1 Tình hình nhiễm sán lá trên trâu bò ở Scotland.
Nguồn: (http: www. moredun. vrg. uk)

Peter C Kennedy, (1970) sán lá gan được tìm thấy trong ống dẫn mật và túi mật ở
trâu bò. Là một sinh vật lưỡng tính, chỉ một con sán đủ để có thể tàn phá cơ thể vật

chủ. Mỗi ngày một con sán trưởng thành có thể đẻ 30. 000 trứng mỗi ngày. Một điều
đáng kinh ngạc, tuổi thọ của một con sán trưởng thành có thể dài hơn tuổi thọ của ký
chủ, được biết là chúng sống xót sau 11 năm, và có thể đẻ trứng suốt thời gian này.
Ông cho rằng sự tạo kén, metacercaria có thể sống đến 9 tháng trong môi trường ẩm,
có bóng mát và thậm chí trong môi trường cỏ khô không thích hợp có thể sống được
vài tuần.
Taylor (1949) ước lượng khoảng 10. 000 noãn nang sán sẽ gây hội chứng bệnh ở
cừu
Jay R. Georgi (1969) tỷ lệ trứng nở thành miracidium và cercaria trong ốc phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Trứng sẽ phát triển tốt vào mùa hè và ngừng phát
triển trong mùa đông, chờ nhiệt độ thích hợp sẽ nở đồng bộ.
Nhiệt độ tối ưu nhất cho micracidium là 220C – 260C, nhiệt độ thấp hơn vẫn tồn
tại được, nhưng không xảy ra dưới 100C. Nhiệt độ ban đêm 100C hoặc trên 100C rất
thích hợp cho sự sinh sản của ốc (http: www. moredun. vrg. uk).
Ngựa, hươu, nai, dê điều có thể mắc bệnh sán lá gan, kể cả người
(http: www. qmscotland. co. uk).
Lapage (1967) Sán trưởng thành lấy chất dinh dưỡng và ăn hồng cầu từ gan, mật
để sống và phát triển làm cho đàn trâu bò gầy còm, thiếu máu (trích Phan Địch Lân,
2000)

12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

Sán trưởng thành có thể sống nhiều năm trong gan gia súc. Một con sán trưởng
thành có thể đẻ 20. 000 – 50. 000 trứng mỗi ngày và có thể đẻ trứng trong một thời

gian dài (www. qmscotland. co. uk).
Ở Florida, kí chủ trung gian gây bệnh sán lá gan trên trâu bò là ốc
Pseudosuccinea columella and Fossaria cubensis. Loại ốc này sống lưỡng cư; vừa
trong môi trường nước, ẩm ướt và đầm lầy; vừa trong môi trường cạn, xuất hiện trên
rau cải (http://edis. ifas. ufl. edu/VM)
Sán lá gan có thể kết hợp với Salmonella trong cở thể gia súc, kết quả làm giảm
khả năng sản xuất sữa và tỷ lệ tử vong cao (http: www. sac. ac. uk).
Nhiễm sán lá gan có thể dẫn đến vật chủ chết đột ngột, giảm sự thụ thai và khả
năng sinh sản, giảm sản xuất sữa và chất lượng sữa, giảm trọng lượng, tăng loại thải
những lá gan hư. Nhiễm ở thể mãn tính, gia súc giảm tăng trọng trung bình 0,5kg/tuần,
tối đa có thể đến 1,2kg/tuần. Theo đánh giá, bò bị nhiễm sán có thể giảm 10% - 15%
khả năng tiêu thụ trên thị trường, sản lượng sữa bò sẽ giảm 0,5kg/ngày, tỷ lệ đẻ có thể
giảm xuống 30% (http: www. moredun. vrg. uk).
Jay R. Georgi (1969) vết thương do nhiễm sán lá gan kết hợp với ấu trùng
Cysticercus tenuicollis, tạo điều kiện cho Clostridium nouyi, gây ra cái chết cho cừu
mà không có dấu hiệu bệnh.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở trong nước
Phan Địch Lân (1985), Hồ Thị Thuận (1986) ở nước ta, bệnh phát hiện khắp các
tỉnh từ Bắc đến Nam. Tỉ lệ trâu bò nhiễm ở miền núi: 30–35%. Vùng đồng bằng và
trung du, trâu bò nhiễm cao hơn: 40–70%. Các cơ sở chăn nuôi tập trung và bò sữa, tỷ
lệ nhiễm 28-30%. Theo ông, trong cỏ phơi khô, nang ấu (kén gây bệnh) duy trì được
sức sống 3 – 5 tháng, trong hầm ủ cỏ ủ kén chết sau 14 – 15 ngày.
Phạm Sĩ Lăng, Lê Văn Tạo (2002) trong điều kiện sinh thái nước ta, đàn trâu bò
bị nhiễm sán lá gan quanh năm. Bời vì thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho
ốc ký chủ Lymnaea làm môi giới truyền bào ấu cho đàn trâu bò suốt 12 tháng trong
năm. Ông cho rằng, bò sữa, trâu sữa nhập nội giống Sind, Holstein, Murrah cũng bị
nhiễm sán lá gan khi ăn phải thức ăn hoặc uống nước có kén sán lá gan.
Lê Văn Đảnh và ctv (2004) sán non trong quá trình di động dễ gây tắc ống dẫn
mật, tổn thương niêm mạc ruột non, thành mạch máu, mô lách, phổi,. . . đưa đến nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa và ống dẫn mật. Sán trưởng thành sống trong ống dẫn mật,

thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng

13
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

hoàng đản, viêm túi mật, viêm gan nhiễm khuẩn, bò mắc bệnh sán lá gan cũng bị đẻ
non, sinh trưởng kém hoặc bị chết. Sán hút chất bổ dưỡng và máu súc vật để lớn (mỗi
ngày từ 0,2 ml máu/1 sán) ở trâu bò bị nhiễm nặng hàng trăm sán thì số máu bị mất rất
nhiều.
Nguyễn Hữu Vũ và ctv (2000) bệnh cấp tính xảy ra ở bê nghé từ 4 – 8 tháng, bê
nghé bỏ ăn, sốt 4005, trướng bụng, phân lỏng có mùi tanh, nằm liệt và chết. Bệnh mãn
tính: trâu bò gầy còm, phân loãng và táo xen lẫn, lâu dần trâu bò gầy còm.
Phan Địch Lân (2005) bệnh sán lá gan trâu bò ở các vùng trong cả nước phát triển
và lan truyền được là do có sự phân bố của hai loài ốc có tên gọi là ốc vành tai
(Lymnaea swinhoei) và ốc hạt chanh (Lymnaea viridis), thường sống trong ao hồ
mương rãnh, các chân ruộng mạ có nước xâm xấp, các vùng trên đồng cỏ, các khe
lạch,…
Phạm Sĩ Lăng, Lê Văn Tạo (2002) sán trưởng thành trong quá trình ký sinh tiết ra
độc tố tác động đến bộ máy tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, rồi viêm ruột cấp tính và
mãn tính, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu bò, dẫn đến tủ vong do kiệt sức.
Đỗ Dương Thái - Trịnh Văn Thịnh (1978) ở Việt Nam đã có những nghiên cứu
xác định các loài vật ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola gigantica. Trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã phát hiện thành phần loài giun sán ở trâu bò như
Paramphistomum cervi, Paramphistomum explanatum, Fasciola hepatica, Fasciola
gigantica ký sinh ở trâu, bò và bò bướu.


14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

2. 2 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH SÁN LÁ GAN
2.2.1 Hình thái – phân loài
Ø Fasciola gigantica
Cobbold phát hiện 1885

Hình 2 Fasciola gigantica

Hình thái: giống chiếc lá, thường có màu xám nâu, dài 25-75 mm, rộng 5-12 mm.
Đầu có chóp, không có vai, phần đầu phình ra. Hai rìa bên thân sán đi song song nhau,
phần cuối thân tù kín lại. Giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi
sinh dục lớn nằm gần giác bụng. Hầu dài hơn thực quản, ruột phân thành nhiều nhánh
nhỏ, buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm gần giữa trước thân. Hai tinh hoàn phân
nhánh nằm chồng lên nhau, tuyến noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân.
Trứng to, hình bầu dục, màu vàng chanh, vỏ mỏng, có nắp, bên trong tế bào phôi
phân bố đều kín vỏ trứng, kích thước trứng 0,125-0,177mm x 0,060-0,1mm.
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu và cả con người.
Ký chủ trung gian: ốc thuộc họ Lymnaeidae. Ở Việt Nam là Lymnaea viridis và
Lymnaea swinhoei.
Vị trí ký sinh: ống dẫn mật, gan.
Phân bố: Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Châu Âu, Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Pakistan, Malayxia, Thổ Nhĩ Kỳ), Liên Xô, Việt Nam.


15
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

Hình 3 Trứng Fasciola gigantica

Ø Fasciola hepatica

Hình 4 Fasciola hepatica

Linnaeus phát hiện 1758
Hình thái: thân dẹp hình lá cây, thường có màu nâu nhạt, dài từ 20-30 mm và rộng
từ 4-16 mm. Phần thân trước phình to rồi thon lại dần ở phía cuối thân tạo thành vai.
Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang chia vùng giữa sán ra phần trước và
phần sau thân. Phần sau có tinh hoàn, bộ phận sinh dục đực. Tử cung ở phần giữa thân
trước tạo một mạng lưới rối như tơ vò. Phía sau tử cung là buồng trứng có nhánh. Giác
miệng nhỏ, tròn nằm ở chóp đầu con sán. Giác bụng hơi to hơn, hình ba cạnh ở cách
giác miệng 3-5mm.
Trứng có kích thước 0,13–0,145mm x 0,07–0,09mm (theo Skarjabin và Schulz,
1973).
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu, người.
Ký chủ trung gian: quan trọng nhất là ốc Galba truncatula. Ở mỗi nước và mỗi
vùng khí hậu là một loài ốc khác, đều thuộc họ Lymnaeidae.

16

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

Vị trí ký sinh: ống mật, có khi lạc vào phổi, dưới da, tổ chức xung quanh thận.
Phân bố: nhiều vùng trên thế giới.

Hình 5 Trứng Fasciola hepatica

Ø Paramphistomum explanatum

Hình 6 Paramphistomum explanatum

Creplin phát hiện 1947.
Hình thái: Thân hình bầu dục gần hình nón, màu trắng nhạt, 3-13mm x 1-5mm.
Giác miệng ở đầu thân có kích thước 0,9-1mm x 0,8-0,9mm. Tinh hoàn xếp chéo.
Trứng hình bầu dục có kích thước 0,11-0,12mm x 0,06-0,072mm.
Ký chủ cuối cùng: bò, bò u, trâu, cừu, dê.
Ký chủ trung gian: ốc Bulinus tropicus, B. Schakoi, Indoplanorbis exustus.
Vị trí ký sinh: túi mật, ống mật.
Phân bố: nhiều vùng trên thế giới.

17
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp


CNTY K31

Hình 7 Trứng Paramphistomum explanatum

Ø Dicrocoelium dendriticum

Hình 8 Dicrocoelium dendriticum

Rudolphi phát hiện 1845.
Hình thái: là loài sán nhỏ có hình chiếc giáo, dài 4,4-8,4mm, rộng khoảng 2,5mm.
Phần đầu rất hẹp, phần sau rộng. Thân sán dẹp mỏng có thể nhìn thấy hình dạng cơ
quan bên trong. Tinh hoàn mảnh khảnh có dạng thùy nằm nối tiếp nhau ngay sau giác
bụng và buồng trứng nằm sau tinh hoàn. Tuyến noãn hoàng nằm ở giữa đến cuối thân.
Tuyến sinh dục nằm 2 bên thân cuộn ngang tử cung.
Trứng màu nâu đậm, có nắp. Kích thước trứng trung bình 30-35µm.
Ký chủ cuối cùng: cừu, dê, bò, heo, chó, khỉ, thỏ.
Ký chủ trung gian: ốc và kiến.

18
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

Vị trí ký sinh: ống mật, túi mật.
Phân bố: Châu Âu, Bắc Mỹ.
Phân loại

Ngành: Platyhelminths
Lớp: Trematoda
Bộ:

Fasciolidae

Họ: Fasciolidae và Paramphistomidae
Giống: Fasciola và Gigantocotyle (Paramphistomum)

Hình 9 Trứng Dicrocoelium dendriticum

2.2.2 Vòng đời và sự phát triển của sán lá gan
Theo Urquhart et al. , (1987) thì chu trình phát triển của Fasciola gigantica và
Fasciola hepatica là giống nhau nhưng thời gian cho từng giai đoạn phát triển của
Fasciola gigantica dài hơn.
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn phát triển bên ngoài ký chủ
Trứng sán theo phân của vật chủ ra ngoài, gặp nhiệt độ thích hợp (25-30oC), đủ
oxy, trứng sẽ nở sau 9-21 ngày thành micrcidium (mao ấu) dài khoảng 130 µm. Chúng
bơi lội tự do trong nước nhờ lông xung quanh, sống không quá 48 giờ ở môi trường
ngoài và rất mẫn cảm với các chất hóa học. Chúng chủ động tìm ốc nước ngọt họ
Lymnaea, chui vào gan tụy của ốc biến đổi thành sporocyst (bào ấu) có kích thước
khoảng 300µm. Sau 3-7 ngày cứ một micracidium biến đổi thành một sporocyst. Một
sporocyst sinh sản vô tính tạo ra 5-10 rediae (lôi ấu) cần 18 ngày, chúng gia tăng kích
thước đến 1,6mm; rồi 13-14 ngày sau rediae sinh sản vô tính cho ra 3-6 cercariae (vĩ
ấu) có kích thước 300µm x 230µm. Sau đó cercariae chui ra khỏi ốc, bơi lội tự do

19
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Luận văn tốt nghiệp

CNTY K31

trong nước từ 10-14 giờ, rụng đuôi và tạo kén aldolescaria có đường kính 200µm. Sau
2-24 giờ bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước, vỏ cây, đất, . nước. Khi vật chủ cuối
cùng nuốt vào sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
Giai đoạn phát triển bên trong cơ thể ký chủ
Khi vật chủ cuối cùng ăn phải kén aldolescaria, tùy theo tình trạng sức khỏe, khả
năng đề kháng, tính cảm thụ của vật chủ mà kén có thể di hành về gan theo một trong
hai con đường sau đây:
Theo hệ thống tuần hoàn đến gan.
Ấu trùng aldolescaria chui qua màng ruột đi vào xoang bụng rồi tấn công vào
gan.
Trong thời kỳ di hành, ấu trùng của Fasciola spp có thể đi qua các cơ quan như
phổi, hạch lâm ba, dưới da, tuyến tụy. Chúng trú ở đó và gây ra những tổn thương, đến
gan chúng phá thành mao mạch rồi xâm nhập vào ống dẫn mật và phát triển thành dạng
trưởng thành. Theo Phan Địch Lân (2000) thời gian từ khi trâu bò ăn phải kén đến khi
phát triển thành sán trưởng thành là 79-88 ngày. Fasciola spp trưởng thành có thể sống
trong cơ thể trâu bò gần 11 năm. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) thấy thời
gian ngắn nhất từ trứng cho đến lúc thành kén của Fasciola gigantica là khoảng 70
ngày.
Như vậy vòng đời của sán lá gan khá dài, khoảng 4 tháng. Phát triển bên ngoài cơ
thể vật chủ (hơn 1 tháng trong ốc), 3 tháng phát triển bên trong cơ thể ký chủ.
Thức ăn chứa
cercaria

cercaria


ốc nước ngọt
Túi mật
micracidium

Trứng hình thành
micracidium (mao ấu)

Sán lá trưởng thành

Trứng sán
Hình 10 Vòng đời phát triển của Fasciola spp

20
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×