Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

XÁC ĐỊNH cấu TRÚC và KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN của CHIẾT CHẤT CHỨA TRONG CAO XUÂN HOA được LY TRÍCH BẰNG CHLOROFORM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
…………

…………

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ĐỀ TÀI

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG
KHUẨN CỦA CHIẾT CHẤT CHỨA TRONG CAO
XUÂN
HOA
Trung
tâm Học
liệu (PSEUDERANTHEMUM
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học PALATIFERUM)
tập và nghiên cứu
ĐƯỢC LY TRÍCH BẰNG CHLOROFORM

Giáo Viên Hướng Dẫn

HUỲNH KIM DIỆU

Sinh Viên Thực Hiện
NGUYỄN THI THANH GIANG
MSSV: 3022072

Cần Thơ, 2/2007




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN THÚ - Y

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG
KHUẨN CỦA CHIẾT CHẤT CHỨA TRONG CAO
XUÂN HOA (PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM)
ĐƯỢC LY TRÍCH BẰNG CHLOROFORM

Cầntâm
Thơ, Học
Ngày….
Tháng…..
Năm 2007
Cầnliệu
Thơ, học
Ngày….
Tháng…..
Năm 2007
Trung
liệu
ĐH Cần
Thơ @ Tài
tập
và nghiên
cứu

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


DUYỆT BỘ MÔN

HUỲNH KIM DIỆU

Cần Thơ, Ngày…. Tháng….. Năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

i


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


v


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đang được đặt biệt quan tâm. Nhiều loại
bệnh mới lạ xuất hiện, một vài loại ung thư, một số bệnh mãn tính hầu như các loại thuốc
tổng hợp không còn tác dụng đặc trị. Một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người là việc kháng thuốc của các loài vi khuẩn. Đây là vấn đề hết sức nghiêm
trọng, thêm vào đó dư lượng thuốc, kháng sinh còn tồn đọng trong các sản phẩm động vật
được xem là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khoẻ con người.
Trên thế giới cây Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) chưa được nghiên cứu cả về
hoạt tính sinh học và hoá học.Tuy nhiên các nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam cho thấy lá
Xuân hoa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mốc và nấm men, đặc biệt là kháng vi
khuẩn Escherichia coli ở đường tiêu hoá. Ngoài ra cao đặc lá xuân hoa còn có tác dụng ức
chế quá trình peroxy hoá màng tế bào và có xu hướng bảo vệ tế bào gan. Loài cây nầy có
thể chữa được rất nhiều bệnh như vết xước, chấn thương, đau dạ dày, viêm ruột kết, cao
huyết áp, viêm thận và tiêu chảy không những ở người mà còn ở động vật.
Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn cho việc sử dụng các hợp chất
thiên
nhiên
nhằm
giảm
hoặc
thayThơ
thế vai@
tròTài
của liệu
các thuốc
sinhnghiên
dùng trong
chăn
Trung
tâm
Học

liệu
ĐH
Cần
họckháng
tập và
cứu
nuôi cũng như bảo vệ sức khoẻ con người. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác định
cấu trúc và khả năng kháng khuẩn của chất chiết chứa trong cao Xuân Hoa
(Pseuderathemum palatiferum) được ly trích bằng chloroform”.Thử tính kháng khuẩn của
hợp chất tìm được, từ đó làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra những phân đoạn của cao chloroform có tác dụng kháng khuẩn và từ đó tinh sạch
chất có hoạt tính trong những phân đoạn này, định danh và xác định cấu trúc hoá học của
chúng.

1


PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2 .1. Mô tả cây xuân hoa: Pseuderanthemum palatiferum
2.1.1. Mô tả đặc điểm
Tên khoa học: Pseuderanthemum Palatiferum
Họ: Ô rô (Ancanthaceae)
Tên thường gọi: Cây xuân hoa, cây hoàn ngọc, cây con khỉ
Cây xuân hoa là loại cây bụi cao 1-2 mét sống nhiều năm, thân non màu xanh lục, phần
già hoá gỗ màu nâu, phân thành nhiều cành mảnh. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình
mũi mác, hai đầu nhọn, dài 12-17 cm, rộng 3.5-5 cm, mép lá nguyên, gốc lá hơi men
xuống, hai mặt phiến lá có ít lông che chở đa bào ngắn và lông tiết có chân đơn bào, đầu
đa bào dọc gân giữa có nhiều lông hơn, cuống lá dài 1.5-2 cm.
Cụm hoa dài 10-16 cm, ở kẻ lá hoặc đầu cành gồm các xim ngắn ở các mấu, hoa lưỡng

tính không đều, năm lá đài rời tồn tại đến khi quả già. Tràng hợp màu trắng, ống tràng
hẹp và dài khoảng 25 mm, có năm thuỳ chia làm hai môi, môi trên gồm hai thuỳ nhỏ dính
liền nhau đến nữa chiều dài của thuỳ, môi dưới gồm ba thuỳ to, thuỳ màu tím, hai nhuỵ
lép nhỏ đính ở hai gốc hai chỉ nhụy, bầu trơn nhẵn dài khoảng1.5 mm, hai lá noãn liền
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhau tạo thành bầu hai ô, vòi nhuỵ dài khoảng 25-27 mm, nữa dưới của vòi có lông, hai
phần ba vòi phía trên có màu tím nhạt, quả nang hai ô, mỗi ô chứa hai hạt, cây ra hoa từ
tháng tư đến tháng năm.( hình1 )

Hình 1: Cây Xuân Hoa

2


2.1.2. Vùng phân bố
Hiện nay cây xuân hoa được trồng ở nhiều nơi như một loại thuốc gia đình. Cây mọc
hoang ra hoa gần như quanh năm.Gần đây được phát hiện mọc hoang ở vườn quốc gia
Cúc Phương(Ninh Bình),rừng Bình Nguyên (Phạm Hoàng Hộ,1999)
2.2. Thành phần hoá học
Hiện nay, trên thế giới chưa có công trình nào nghiên cứu về thành phần hoá học của
cây xuân hoa, chỉ có một số công trình nghiên cứu bước đầu về cây nầy ở Việt Nam.
Trong các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học của lá xuân hoa người ta đã tìm
thấy β-sitosterol, Phytol, 3-O-( β- D glucopyranosyl)-Sitosterol, hỗn hợp gồm hai đồng
phân epime stigmasterol và poriferasterol, n-pentacosan -1- ol và hỗn hợp của
kaumpferol 3-methyl ether 7-O – β-glucoside và apigenin 7-O - β -glucoside.
Theo Nguyễn Văn Hùng et al (2004), đã phân lập đươc tiếp theo là:1-triacontanol
glycerol 1-hexdecanoate, axit palmitic và axit salicylic.
Tám hợp chất Dotriacontan, Phytol, Squalen, 24 - metylencyloartanol, Loliolide, βsitosterol, β-sitosterol 3 β-O-D-glucopyranoside và stigmasterol 3β-O-D-glucopyranosid
Trung

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lần đầu tiên được cô lập trong lá cây xuân hoa Pseuderanthemum palatiferum(Nees)
Radlk, họ Ô rô (Ancathaceae) của Trần Kim Thu Liễu et al, (2006)
= Triacontanol: Là chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 87-88 0C, là một Ancol no bậc
một, không phân nhánh với công thức phân tử là: C30H62O.
= Glycerol 1- hexadecanoate: Dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 65-67 0C.
Glycerol 1- hexadecanoate là một mono-ester của glycerin với acid Pamitic và công
thức phân tử là C19H38O34, trọng lượng phân tử 344
= Axit Palmitic: Là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở 48-510C, có đặc trưng của một
acid béo no mạch thẳng
= Acid Salicilic: Thu được dưới dạng tinh thể hình kim,không màu nóng chảy ở 140142 0C, phân tử đơn giản chỉ gồm 7 nguyên tử cacbon, trong đó 6 nằm trong nhân
Benzen, cacbon còn lại nằm trong nhóm carboxyl liên kết trực tiếp với vòng thơm.Công
thức phân tử là : C7H6O3.
Một số công thức cấu tạo được phân lập từ cây xuân hoa:
= Lolilide: C12H18O2

3


O
O

= Phytol: C20H40O

HO

phyton

= Squalen: C30H52


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

= Stigmasterol 3 β- O- D- glucopyranoside: C34H56O6

OH
O
HO
HO

O

OH

4


= 24- Methylencycloartanol: C31H52O

HO

= Triacontanol: C29H59O

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
OH

30

= β- Sitosterol: C29H52O

OH


5


= Stimasterol: C29H50O

OH
2.2.1. Đại cương về hợp chất Glycoside Tim
1. Đại cương
Theo Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), glycoside Tim là một hợp chất glycoside có cấu trúc
Steroid, có tác dụng đặc biệt lên tim. Nhưng với liều lượng cao chúng là những chất gây
độc nên từ thời cổ xưa nhiều dân tộc ở nhiều nước đã biết sử dụng những chất này để tẩm
Trung
Họcđộc.
liệu
ĐHcây
Cần
Thơ
@dưới
Tàidạng
liệuglycoside
học tập
vàotâm
tên thuốc
Trong
chúng
tồn tại
hòavà
tannghiên
trong các cứu

dịch tế
bào. Dưới tác dụng của men hoặc acid loãng, các glycosid thủy phân thành genin và
đường. Glycoside tim còn được gọi là glycoside digitalic vì glycoside của lá cây digitalic
được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim.
Glycoside Tim tan trong nước và cồn loãng, ít tan trong các dung môi không phân cực.
Glycoside tim phân bố trong khoảng 10 họ thực vật đặc biệt trong hai họ trúc đào
(Apocynaceae) và họ thiên lí (Aselepiadaceae).
2. Cấu trúc hóa học
Glycoside Tim cũng như các glycoside khác, cấu trúc hóa học gồm hai phần: aglycon và
phần đường.
Phần aglycon cấu tạo bởi một khung steroid. Gắn ở C17 là vòng lacton.Dựa vào vòng
lacton, người ta chia chúng làm hai nhóm lớn:
Cardenoid: Vòng lacton 5 cạnh, có một nối đôi .
Bufadienolid: Vòng lacton 6 cạnh, có hai nối đôi.
Phần đường được gắn vào C3. Cho đến nay người ta biết khoảng 40 loại đường khác
nhau. Ngoài những đường thông thường như glucose, rhamnose, xylose, fucose, còn có
6


những đường là 2,6-desoxy.
O
O

O
O

C
A

D


HO
B

HO

Bufadienolid
Cardenolid

3. Sự liên quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của glycoside tim.
Liên hệ giữa vòng A/B: Đa số glycoside tim có vòng A/B là cis, A/B là trans ít gặp hơn.
Người ta cũng ghi nhận là nếu vòng A/B có cấu tạo trans thì hoạt tính sinh học giảm hẳn
Trung
với tâm
cấu tạoHọc
cis. liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cấu tạo vòng lacton: Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon bao gồm nhân
steroid và vòng lacton chưa bão hòa, cả hai phần này đều quan trọng.
Nếu vẫn giữ lại vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzen naphtalen,…thì mất tác
dụng
Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở
vòng lacton, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất và giảm đi rất nhiều.
Sự hấp thu qua dạ dày, tá tràng, ruột non phụ thuộc vào số lượng nhóm OH của phần
aglycon hay nói nột cách khác là phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thu
qua đường tiêu hóa và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm OH tự do trong
phần aglycon. Digitoxin tích lũy trong cơ thể .
Nhóm OH ở vi trí C14 rất quan trọng , không có nhóm này thì tác dụng giảm đi rất nhiều
Nhóm OH ở vị trí C3 hướng a thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hóa
trong cơ thể, OH b ở vị trí C3 bị epimer hóa sang OH a để thải ra ngoài
Nếu ở dạng aglycon thì hoạt tính của nhóm bufadienolid mạnh hơn hẳn chất cardenolid


7


tương ứng
Đối với phần đường thì tác dụng sinh học của Glycoside không những chỉ phụ thuộc vào
bản chất của đường mà còn phụ thuộc vào vị trí của phần đường nối vào nhân steroid
Ngoài ra, người ta thấy rằng liều chết khác nhau tùy động vật. Đối với mèo thì liều chết
gấp đôi thỏ và khoảng 60 lần chuột cống trắng. Ếch là động vật thích hợp để làm các thí
nghiệm thuốc độc lên tim nhưng cóc thì hầu như miễn dịch đối với chất này. Thí dụ dịch
chiết của hạt Strophathus Kombe đối với mèo và chó thì độc như nhau nhưng digitoxin
thì ít độc lên chó hơn lên mèo.
4. Tính chất
Glycoside Tim là những chất kết tinh, không màu vị đắng, có năng suất quay cực, tan
trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Những glycoside tim nào có đường 2desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô cơ 0.05 N trong methanol 30 phút,
trong khi những glycoside khác trong điều kiện đó thì không thủy phân được .
Glucoside thì dễ bị thủy phân bởi các enzime. Thường thì các enzime này có sẵn trong
cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển thành các
glycoside thứ cấp.

Trung
tâm
Học
liệu
Vòng
lacton
dễ bị
mở ĐH
vòng Cần
bởi tácThơ

dụng @
của Tài
kiềm liệu
rồi tạohọc
thànhtập
dẫnvà
chấtnghiên
iso khôngcứu
có tác
dụng.
2.2.2. Đại cương về hợp chất Flavonoid
1. Đại cương
Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một nửa rau quả
thường dùng có chứa flavonoid. Cho đến nay có khoảng 4000 chất đã được xác định cấu
trúc. Chỉ riêng hai nhóm flavon và flavonol và với nhóm thế là OH hoặc OCH3 thì theo lí
thuyết có thể gặp 38627 chất. Phần lớn các chất Flavonoid có màu vàng. Tuy nhiên, một
số có màu xanh, tím, đỏ, một số khác không có màu.
Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không phụ thuộc flavonoid nhưng lại
có màu vàng như carotenoid, anthranoid, Xanthon.
2. Cấu trúc hóa học
Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay
nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3
cacbon

8


C

C


Trong đa số trường hợp thì mạch 3 cacbon đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng C có
chứa oxi. Dị vòng C có thể là dihydroxy pyran,g-pyron, dihydro g-pyron .
O

O

Dihydropyran

O

O

O
γ- pyron

Dihydro γ- pyron

3. Tác dụng sinh học của Flavonoid
Trung
Học
liệu ĐH
Cần
Thơ
Tàigốcliệu
học
nghiên
cứu
Cáctâm
dẫn chất

flavonoid
có khả
năng
dập @
tắt các
tự do
nhưtập
OH -và
, ROO
. Các gốc
này

sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây ra những
ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hóa.
Thí nghiệm cho thấy khả năng dập tắt của một số flavonoid theo thứ tự: Myricertin >
quercetin > rhammetin > diosmtin >naringenin > apigenin > catechin > 5.7-dihydroxy3’,4’,5’-trimethoxy flavon > robinin > kaempferol > flavon.
Flavonoid tạo được phức với các kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác của
nhiều phản ứng oxy hóa. Các flavonoid có 3,5,3’,4’-hydroxy có khả năng liên kết tốt với
các ion kim loại đó theo phức oxychromon, oxycarbonyl hoặc 3’,4’-orthodioxyphenol.
Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyid hóa, tạo ra những sản phẩm
làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự hủy hoại tế bào. Đưa ra các chất chống oxy
hóa như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các nguy cơ như: xơ
vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, tổn thương do bức xạ, thoái hóa gan.
Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của enzim oxy hóa khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Enzim này làm tăng tính thấm
của mao mạch, khi enzim này thừa thì gây hiện tượng xuất huyết dưới da mà y học gọi là
bệnh thiếu vitamin P. Các chế phẩm chứa flavonoid chiết từ các loài Citrus như
9


Cemaflavon, Circularine…flavonoid từ lá bạc hà như Daflon, Diosmin, Flavonoid từ hoa

hòe (rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đã chứng minh tác dụng làm bền thành mạch,
làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch. Tính dụng này được hợp lực cùng với
acid ascorbic. Flavonoid được dùng trong các trường hợp bị rối lọan chức năng tĩnh
mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ, các bệnh trong nhãn khoa như xung
huyết kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Các dẫn chất anthocyanisid có tác dụng tái
tạo tế bào võng mạc và được chứng minh có tác dụng tăng thị lực vào ban đêm
Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ được chức
năng gan khi một số chất độc đưa vào cơ thể xúc vật thí nghiệm (CCL4, benzen, CHCL3,
quinin, norarsenol…) dưới tác dụng của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng
thời lượng glycogen trong gan tăng. Sự tích lũy glycogen có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao chức năng giải độc gan. Việc sử dụng một số cây cỏ trong điều trị viêm
gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan rất hiệu quả như: cây artiso, có biệt dược là chophytol, cây
bụt dấm - Hibiscus sabdariff… Tác dụng kích thích tiết mật thể hiện các chất thuộc nhóm
flavanon, flavon, flavonol và flavan -3 -ol.
Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật,
phế quản….). Thí dụ apigenin có tác dụng làm giảm co thắt phế quản gây ra bởi histamin,
acethylcholin.
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavnon, flavonol thể hiện tác
dụng thông tiểu rõ rệt
Tác dụng chống loét của flavonon và chalcon glycoside của rễ cam thảo đã được ứng
dụng và chữa đau dạ dày. Một số dẫn chất khác như catechin, 3-O -methycatechin cũng
đã được thử thấy có tác dụng chống loét.
Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon,
dihydroflavonol….đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các chất flavonoid này ức
chế con đường sinh tổng hợp Prostaglandin. Người ta đã sử dụng rutin, citrin,
leucođelphinidin, quercetin để điều trị ban đỏ, viêm da tổn thương da và màng nhày.
Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavonol, flavan 3-ol, anthocyanin như
quercetin, rutin, myricetin, hỗn hợp catechin của trà có tác dụng làm tăng biên độ co bóp.

Thí nghiệm làm phục hồi tim khi bị ngộ độc bởi CHCL3, quinin, methanol, bình thường
lại sự rối loạn nhịp. Cao chiết từ cây bạch quả Ginko biloba chứa các dẫn chất 3-rutinosid
của kaempferol, quercetin, isorham metin đã được một số hãng của pháp bào chế thành
biệt dược “Ginkogink” “Tanaka” có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh
mạch và mao mạch. thuốc dùng cho những người có biểu hiện lão suy, rối loạn trí nhớ,
10


khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng, hay cáo gắt.
Trên hệ thần kinh một số flavon glycoside của hạt táo Ziziphus vulgarisvar, Spinosus có
tác dụng an thần rõ rệt.
Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất leucocyanidin,
leucopelargonidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc nhóm flavon như
Chrysin, Acacetin 7-O-b-D- galactopyranoside.
2.2.3. Đại cương về Triacontanol
Theo Bùi Trọng Đạt (2000), triacontanol là một alcol dây thẳng, bậc nhất, bão hoà. Công
thức phân tử C30H62O , trọng lượng phân tử M = 438, nhiệt độ nóng chảy 85-860C
(MeOH). Được cô lập lần đầu tiên từ cỏ linh lăng (Alfalfa), Medicago Sativa L. Người ta
tìm thấy nó trong lớp sáp của tế bào thực vật, sáp ong, lúa mì, gạo.
= Triacontanol là chất điều hoà tăng trưởng thực vật,nó có khả năng kích thích tăng
trưởng trên tế bào của cây thuốc lá Catomat, khoai tây, đậu.
= Triacontanol không tan trong nước, tan nhiều trong ether dầu hoả, benzene,
chloroform, alcol nóng, ít tan trong alcol lạnh.
= tâm
Triacontanol
đã cô
lậpCần
từ cây
Phyllanthusa
urinari:

phyllanthin,
hypophyllanthin,
Trung
Học liệu
ĐH
Thơ
@ Tài liệu
học
tập và nghiên
cứu

triacontanol và triacontanal từ cao hexan, trong đó phyllanthin, hypophyllanthin và
triacontanol được chứng minh là có hoạt tính chống lại độc tính trên tế bào gan chuột
được nuôi cấy và gây độc bởi CCL4 và cả galactosamin, còn triacontanal chỉ có hoạt tính
chống lại độc tính tế bào gây ra do galactosamin

Người ta cô lập được 1- triacontanol từ cao ether dầu hoả của phyllanthus urinaria.
Theo Lê Thị Lan Oanh et al,1999, trong lá xuân hoa còn chứa đầy đủ các acid amin thiết
yếu. aspastis acid, acid glutamid, aparagin, serin, glutamin, histidin, glucin, threonin,
alanin, arginin, tyrosin, cystein + cystin,valin, methyonin, tryptophan, phenyllanin,
isoleusin, leuocin, lysin, 4-hydroxy prolin, prolin, với hàm lượng tổng hợp khá cao (7511365 mg %). Đặc biệt hàm lượng isoleusin và leusin rất cao(25-150 mg % và 46-85 mg
%). Đó là các acid amin giữ vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp protein cơ bắp và
chống mệt mỏi cỏ thể, thiếu chúng cơ thể sụt cân nhanh. Với acid amin valin ảnh hưởng
sự phối hợp các chuyển động của bắp thịt và hoạt động của tuyến tụỵ, một tuyến tiêu hoá
quan trọng. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong lá cây xuân hoa khá cao so với các
loại cây khác. Không phát hiện các nguyên tố kim loại nặng như: cd, pd, As, Cr. Đáng
chú ý là hàm lượng Vanadi khá cao (3,75 mg/100g lá tươi).

11



Bảng 1: Hàm lượng một số nguyên tố đa vi lượng trong lá xuân hoa.
Chất khoáng đa
lượng

Hàm lượng
(mg/100g lá tươi)

Chất khoáng vi
lượng

Hàm lượng
(mg/100g lá tươi)

Ca

875.5

Fe

38.75

Mg

837.6

Al

37.5


K

587.5

V

3.75

Na

162.7

Cu

0.43

Mn

0.34

Ni

0.19

Kết quả phân tích thành phần khoáng của lá xuân hoa cho thấy hàm lượng (mg /100g lá
tươi) của các nguyên tố đa lượng và vi lượng ( Na, Ca, K, Al, Mg, Fe ) là cao so với hàm
lượng
củaHọc
các chất
nầyĐH

so với
cây khác.
lượngliệu
Fe làhọc
38.75mg,
hai lầncứu
lượng
Trung
tâm
liệu
Cần
ThơHàm
@ Tài
tập cao
và gấp
nghiên
Fe của con vẹm (24mg), 3 lần gan lợn (13mg) và 4 lần đậu tương (11mg) và gần bằng
hàm lượng Fe trong củ tam thất (48,6mg).(Oanh,1999). Đây có thể l à nguồn Fe dinh
dưỡng rất quí, có thể cải thiện tình trạng sinh lí tuần hoàn máu, vì Fe cần cho lợn con
trong quá trình tạo hồng cầu, đặt biệt là hemoglobin. Các thành phần nầy đóng vai trò
quan trọng trong quá trình hô hấp và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
2.3. Hoạt tính sinh học của cây xuân hoa
Trên thế giới cây xuân hoa chưa được nghiên cứu về cả hoạt tính sinh học và hoá học.
Các nghiên cứu bước đầu ở việt nam cho thấy lá xuân hoa có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm mốc và nấm men, đặt biệt là kháng vi khuẩn E.coli ở đường tiêu hoá. Ngoài
ra cao đặc lá xuân hoa còn có tác dụng ức chế quá trình Peroxy hoá màng tế bào và có xu
hướng bảo vệ tế bào gan. (Nguyễn Văn Hùng et al, 2003)
2.3.1. Theo kinh nghiệm dân gian
Trong dân gian, cây Xuân Hoa được gọi là cây hoàn ngọc, cây con khỉ dùng để chữa các
bệnh như: tiêu chảy, kiết lỵ, đái rắt, tiểu ra máu, viêm đại tràng.

- Các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh kèm theo chảy máu: Chảy máu dạ dày, đường ruột,
phân có máu…
12


- Các bệnh ung thư thời kì phát bệnh, các bệnh u xơ tiền liệt tuyến
- Các bệnh về gan, thận: viêm gan, xơ gan cổ trướng, suy thận, viêm thận cấp
- Điều chỉnh huyết áp ổn định thần kinh.
- Chữa viêm loét, chấn thương: loét dạ dày, hành tá đại tràng, trĩ nội ngoại, chấn thương
sọ não,va đập gãy xương hay bắp thịt, cầm máu
- Trị cảm cúm, khôi phục sức khoẻ
Ngoài ra cây xuân hoa cũng được dung trị bệnh cho súc vật như: chó, heo, gà, chim bồ
câu, kể cả chuột rất thích lá này. Xuân Hoa dùng chống rù, ỉa chảy, động kinh, lợn ăn lá
sẽ kích thích tiêu hoá, tăng trọng
= Một số đơn thuốc:
- Giảm đau ở bệnh ung thư: ngày hai lần mỗi lần ba đến bảy lá, ăn lá xong sau 15-20 phút
cơn đau giảm hẳn.
- Xơ gan cổ trướng viêm gan: ăn lá tươi ngày hai lần khi còn đói, bột lá khô dùng với bột
tam thất theo tỉ lệ 1:1 là thuốc trị sơ gan cổ trướng đặc hiệu
- Đau bụng không rõ nguyên nhân, táo bón, rối loạn tiêu hoá: Ăn từ 7-9 lá khoảng 2-3 lần

Trung
liệu
ĐH Cần
@nhạt
Tàiđểliệu
trêntâm
ngày Học
cho đến
khi khỏi,

có thể Thơ
nấu canh
ăn học tập và nghiên cứu
2.3.2. Thử độc tính của cây xuân hoa

Theo Lê Thị Lan Oanh (1998), lá xuân hoa được nghiền trong nước cất hoặc dung dịch
đệm Phosphat theo tỉ lệ 1:7, bột lá khô được chiết trong dung môi hữu cơ theo tỉ lệ 1:10.
Thể huyền phù được ly tâm ở 5000 vòng/ phút trong 20 phút, chiết lấy dung dịch trong.
Dịch thu được có dạng keo sánh và gọi là dịch chiết đặc. Từ dung dịch này, chuẩn bị các
dịch chiết có nồng độ 50%, 25%, 10% và thử trên cá chọi. Mỗi công thức thử 10 con, tỉ lệ
cá chết được theo dõi trong 5 ngày, kết quả như sau:

13


Bảng 2 : Kết quả thử độc tính cây xuân hoa trên cá chọi
STT

Công Thức

Thời Gian(ngày)

Tỉ lệ cá chết (%)

1

Dịch chiết nước (50%)

5


0

2

Dịch chiết đệm (50%)

5

0

3

Dịch chiết dung môi (50%)

5

0

4

Dịch cây thuốc cá (01%)

30 phút

100

5

Đối chứng


5

0

Qua bảng trên cho thấy dịch chiết lá xuân hoa không độc với cá, mặc dù nồng độ chiết rất
cao 50% thể tích.
Theo Trần Công khánh et al,1998, tiến hành kiểm tra độc tính cấp của cao đặc toàn phần
chiết từ lá xuân hoa cho thấy. Ở các liều 0,83g/kg, 1,67g/ kg trọng lượng chuột, sau khi
uống thuốc và trong suốt quá trình thí nghiệm thuốc không gây thay đổi trạng thái hoạt
Trung
tâm
Học
liệu
Thơ
tập và nghiên cứu
động
chuột
vẫn bò
tới ĐH
bò luiCần
leo trèo,
chùi@
râu,Tài
liếmliệu
đuôi,học
rữa mặt.
Các liều cao hơn 5,56 g/kg, 9,19g/kg,11,5g/kg thể trọng chuột, sau khi uống thuốc chuột
chết, chuột có giảm hoạt động nhưng sau một giờ trở lại bình thường, chuột nằm rút vào
nhau mắt lim dim thở nhẹ nhàng. Qua đêm rãi rác có chuột ỉa phân nát. Tất cả các chuột
thí nghiệm đều không chết, chuột sống hoàn toàn khoẻ mạnh sau 48 giờ. Như vậy, trên

độc tính cấp cao toàn phần lá xuân hoa không thể hiện độc tính, không có LD 50
2.3.3. Thử tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao đặc toàn phần lá cây xuân hoa
Chuột nhắt trắng nặng 25 ±1 g, không phân biệt giống, chia làm sáu lô mỗi lô từ 8-12
con, đảm bảo tiêu chuẩn sinh lí để thử nghiệm, chuột đem về nuôi ổn định một tuần trước
khi thử nghiệm.
Cao toàn phần lá xuân hoa, đã loại chlorophyl, được hoà với nước cất thành một hỗn dịch
đồng nhất có hàm lượng 10mg/ml
Mô hình gây độc gan: Gây tổn thương gan chuột nhắt bằng cacbon tetrachloride (CCL4)
với liều lượng: 1ml CCL4 / kg thể trọng (liều cao) hoặc 0,5 ml CCL4 / kg thể trọng (liều
thấp) thấp
Chia 6 ô thành hai nhóm.
14


×