Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN rơm hữu cơ đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của lúa MTL392 TRONGVỤ hè THU 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.19 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----o0o-----

LÊ HÒA BÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA MTL392 TRONG VỤ
HÈ THU 2010

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần thơ, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----o0o-----

LÊ HÒA BÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA MTL392 TRONG VỤ
HÈ THU 2010

Chuyên ngành:……….
Mã số:………………..


LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Ts. Nguyễn Thành Hối

Cần thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư
ngành Nông Học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA OM4900 TRONG VỤ
THU ĐÔNG 2009

Do sinh viên Lê Hòa Bình thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: ...................................................

Cần thơ, ngày … tháng … năm 2010
Hội đồng


.....................................................................................................................................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp

........................................

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Hòa Bình

iii


CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng dạy dỗ, yêu thương và nuôi con khôn lớn nên người.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ts. Nguyễn Thành Hối đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Chân thành biết ơn

Thầy Nguyễn Lộc Hiền cố vấn học tập lớp Nông Học K33 đã quan tâm giúp đỡ
trong suốt thời gian khóa học.

Xin chân thành cảm ơn
Tập thể lớp Nông Học K33, các bạn Hồ Thiện Ý, Nguyễn Văn Bổn, Lê Văn
Tiến, Danh Thạo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong
những năm học tại trường.
Xin nhớ mãi những tình cảm thân thiết của tập thể các bạn lớp Nông học khóa
33 đã cùng tôi trải qua những năm tháng của thời sinh viên.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: LÊ HÒA BÌNH

Giới tính: Nam

Năm sinh: 14/11/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Tam Bình – Vĩnh Long
Địa chỉ liên lạc: xã Mỹ Lộc – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long.

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:

Thời gian đào tạo từ năm 1994 đến 2000
Trường: Tiểu học Nguyễn Thị Du
Địa chỉ: xã Mỹ Lộc – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2000 đến 2004
Trường: Trung học Cấp 2 – 3 Cái Ngang
Địa chỉ: xã Mỹ Lộc – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo: 2004 đến 2007
Trường: Trung học phổ thông Phan Văn Hòa
Địa chỉ: xã Hậu Lộc – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long

Ngày …tháng 5 năm 2010
Người khai ký tên

v


MỤC LỤC
Chương

1

Nội dung

Trang

Danh sách hình

ix


Danh sách bảng

x

Tóm lược

xi

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 CHẤT HỮU CƠ

2

1.1.1 Khái niệm

2

1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ

2

1.1.3 Quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất


3

1.1.4 Vai trò chất hữu cơ trong đất

5

1.1.4.1 Đối với quá trình hình thành và tính chất đất

6

1.1.4.2 Chất hữu cơ là kho thức ăn cho cây trồng, vi sinh vật

6

1.1.4.3 Chất hữu cơ có tác dụng duy trì bảo vệ đất

7

1.2 PHÂN HỮU CƠ

7

1.2.1 Khái niệm về phân hữu cơ

7

1.2.2 Vai trò của phân hữu cơ

8


1.2.2.1 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất

8

1.2.2.2 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất

8

1.2.2.3 Hiệu quả phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất lúa

9

1.3 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA

12

1.3.1 Đặc điểm sinh trưởng cây lúa

12

1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất

13

vi


2


3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

16

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIệM

16

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện

16

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

16

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIệM

18

2.3 KỸ THUẬT CANH TÁC

19

2.3.1 Chuẩn bị đất

19


2.3.2 Gieo giống

19

2.3.3 Biện pháp chăm sóc

19

2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi

20

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

3.1 SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

21

3.2 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH

21

3.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC

22

3.3.1 Chiều cao cây


22

3.3.2 Số chồi

23

3.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
3.4.1 Thành phần năng suất

26
26

3.4.1.1 Số bông trên mét vuông

26

3.4.1.2 Số hạt

27

3.4.1.3 Trọng lượng 1000 hạt

28

3.4.2 Năng suất

29

3.4.2.1 Năng suất thực tế


29

3.4.2.2 Năng suất lý thuyết

30

3.4.3 Hệ số kinh tế

32

vii


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG

37

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất

3

Hình 1.2

Sơ đồ khoáng hóa đạm trong đất

4

Hình 2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

18

Hình 3.1

Mối tương quan giữa chiều cao và số chồi giai đoạn 40 NSS

24

Hình 3.2


Mối tương quan giữa chiều cao và số chồi giai đoạn 60 NSS

25

Hình 3.3

Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến trọng lượng 1000 hạt của
giống lúa OM4900 trong vụ Thu Đông 2009

28

Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến năng suất thực tế (tấn/ha)
giống lúa OM4900 trong vụ Thu Đông 2009

29

Hình 3.5

Mối tương quan giữa năng suất thực tế và trọng lượng 1000 hạt

30

Hình 3.6

Mối tương quan giữa năng suất thực tế và tỷ lệ hạt chắc

30

Hình 3.7


Mối tương quan giữa năng suất thực tế và số hạt chắc trên bông

31

Hình 3.8

Mối tương quan giữa năng suất lý thuyết và số chồi hữu hiệu

31

Hình 39

Ảnh hưởng phân ủ rơm rạ đến hệ số kinh tế của giống lúa
OM4900 trong vụ Thu Đông 2009

32

Hình 3.4

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1 Phân tích hàm lượng dinh dưỡng từ một số loại phân hữu cơ

10

Bảng 1.2 Lượng hút các chất dinh dưỡng của cây lúa

11

Bảng 2.1 Đặc điểm vật lý và hóa học đất thí nghiệm

16

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong phân ủ rơm rạ

17

Bảng 3.1 Số liệu khí tượng thủy văn năm 2009 tại TP Cần Thơ

21

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến chiều cao (cm) giống OM4900
qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ Thu Đông 2009

23

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến số chồi (chồi/m2) lúa OM4900
qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ Thu Đông 2009.

25


Bảng 3.4 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến số chồi tối đa (chồi/m2) và tỷ lệ
chồi hữu hiệu của giống OM4900 trong vụ Thu Đông 2009

26

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến số bông trên m2 và số hạt
trên bông của giống OM4900 trong vụ Thu Đông 2009

28

x


LÊ HÒA BÌNH, 2010. “Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất
của lúa OM4900 trong vụ Thu Đông 2009”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thành Hối

TÓM LƯỢC
Mô hình canh tác lúa 3 vụ được đưa vào sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập
trung nhiều ở những vùng đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Một số vùng bị
ngập lũ trước đây nay được nông dân và địa phương làm bao đê để tăng vụ. Chính
vì thế năng suất lúa ở một số vùng đất thâm canh có xu hướng giảm. Nguyên nhân
là do sử dụng đất liên tục làm cạn kiệt dinh dưỡng, không được phù sa bồi đắp và
không bón phân hữu cơ trả lại cho đất dẫn đến năng suất lúa bị giảm. Vì vậy, đề tài
“Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa OM4900 trong
vụ Thu Đông 2009” nhằm tìm ra hàm lượng phân hữu cơ thích hợp bón vào đất lúa
để cải thiện sinh trưởng và năng suất cây lúa.
Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẩu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) và 3

lần lặp lại, cụ thể như sau: NT1 không bón (đối chứng), NT2 bón phân ủ rơm rạ 5
tấn/ha, NT3 bón phân ủ rơm rạ 10 tấn/ha, đồng thời các nghiệm thức vẫn được bón
phân vô cơ bình thường. Kết quả thí nghiệm sau một vụ canh tác như sau: Chiều
cao và số chồi ở nghiệm thức có bón phân rơm ủ có khuynh hướng tăng so với
nghiệm thức đối chứng nhưng điều là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả
cũng tương tự cho các thành phần năng suất và năng suất.

xi


MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất
của cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, năng suất lúa ở những vùng thâm canh
lúa 3 vụ hoặc có đê bao chống lũ có chiều hướng suy giảm. Những nghiên cứu gần
đây nhất của các nhà khoa học cho thấy nguyên nhân chính là do đất bị bạc màu,
suy thoái. Do đó, trong quá trình canh tác, cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật
để cải thiện độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Bên cạnh đó sau mỗi vụ lúa cũng sản xuất ra một khối lượng rơm rạ khá lớn, mà
theo tập quán sản xuất từ lâu thì người nông dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. Việc
đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiểm môi trường mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi
trong đất, từ đó làm giảm độ phì nhiều của đất. Nếu tình trạng này tiếp diển, cùng
với sự lạm dụng phân hóa học, đất sẽ ngày càng cằn cỗi và chai cứng, hậu quả lâu
dài sẽ không lường trước được.
Vùi rơm rạ vào đất là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng
mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên nó có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng
của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không
lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này
là thấy rõ. Nếu kết hợp song song việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi
rơm rạ vào đất sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn
làm tăng được dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

Để tìm hiểu về ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ rơm rạ lên đất lúa thâm
canh đến sinh trưởng và năng suất lúa, chúng tôi thực hiện đề tài này: “Ảnh hưởng
của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa OM4900 trong vụ Thu
Đông 2009”


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CHẤT HỮU CƠ CỦA ĐẤT
1.1.1 Khái niệm
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa từ
đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và
là nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế
Hùng, 1999).
Toàn bộ hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của đất. Có thể
chia chất hữu cơ thành hai phần: những tàn tích hữu cơ chưa bị phân giải và những
chất hữu cơ đã được phân giải (Trần Văn Chính, 2006).
Hữu cơ là thành phần cơ bản trong đất là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất,
không có thành phần hữu cơ thì mẩu chất không thể biến thành đất. Thành phần hữu
cơ không chỉ là kho dinh dưỡng của cây trồng mà còn là tác nhân điều tiết nhiều
tính chất vật lí, hóa, sinh, của đất theo hướng tích cực, ảnh hưởng rỏ rệt đến việc
làm đất và sức sản xuất của đất (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005). Theo Võ Thị
Gương (2004), chất hữu cơ bao gồm một phần vật chất được phân hủy, vi sinh vật,
động vật nhỏ tham gia vào tiến trình phân hủy và các sản phẩm phụ.
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ đất
Sinh vật sống trong đất, lấy chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển,
khi chết để lại những tàn tích hữu cơ. Trong tàn tích sinh vật chủ yếu là tàn tích
thực vật màu xanh. Trong quá trình sống chúng quang hợp tạo chất hữu cơ khi chết

chúng để lại cho đất: thân, rể, cành, lá, quả và hạt (Trần Văn Chính, 2006).
Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), cho rằng các dư thừa thực vật, phân xanh
thường chứa trung bình là 75% nước và 25% chất khô. Trong chất khô, các nguyên
tố C, H, O chứa vào khoảng 90 – 95%, khi bị đốt cháy, các nguyên tố này biến
thành CO2 và H2O. Trong tro còn lại sau khi đốt cháy, có thể tìm thấy nhiều nguyên
tố dinh dưỡng thiết yếu được cây trồng thu hút từ đất như N, S, P, K và các nguyên
tố vi lượng khác nhau.
Ngoài thực vật thì xác vi sinh vật và động vật đất cung cấp góp phần hết sức
đáng kể. Mặc dù khối lượng cung cấp không lớn, nhưng lại có chất lượng tốt
(Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Trong tự nhiên, nguồn gốc chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật, trong đó 4/5
do thực vật cung cấp. Trong đất trồng trọt, ngoài tàn tích sinh vật ra còn nguồn bổ
sung thường xuyên là phân hữu cơ (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).


3

Đối với đất trồng trọt, nhất là những nơi có mức độ thâm canh cao thì phân hữu
cơ là một nguồn lớn bổ sung chất hữu cơ cho đất. Số lượng và chất lượng của chúng
tùy theo trình độ kỹ thuật canh tác, thâm canh cây trồng ở mỗi nơi.
1.1.3 Quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất
Sự biến hóa xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hóa học phức tạp, xảy ra
với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật, động vật, oxy không khí và nước.
Theo Trần Văn Chính (2006), xác thực vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các
tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cấu tạo, hình dạng ban đầu và biến
thành những hợp chất hoạt tính hơn, dể hòa tan hơn. Một phần những hợp chất này
được khoáng hóa hoàn toàn, sản phẩm của quá trình này là nước, một số khí và
những hợp chất khoáng đơn giản, trong số đó có nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật
thế hệ tiếp sau. Một phần được vi sinh vật dùng để tổng hợp protit, lipit, gluxit, và
một số hợp chất mới, xây dựng cơ thể chúng và khi chúng chết đi lại được phân

hủy. Phần thứ ba biến thành những hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu tạo phức tạp
– đó là những hợp chất mùn. Những hợp chất mùn này lại có thể bị khoáng hóa.
Như vậy xác hữu cơ trong đất chịu tác động của hai quá trình song song tồn tại,
tùy theo điều kiện đất, khí hậu, thành phần xác sinh vật mà một trong hai quá trình
ấy chiếm ưu thế. Hai quá trình này: quá trình khoáng hóa xác hữu cơ và quá trình
mùn hóa xác hữu cơ. Sự biến hóa xác hữu cơ trong đất có thể khái quát bằng sơ đồ
sau:

Xác hữu cơ

Khoáng hóa từ từ
Hơp chất mùn

Muối khoáng, khí
Mùn hóa

Hình.1.1 Sơ đồ quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất (Trần Văn Chính, 2006).
*Quá trình khoáng hóa xác hữu cơ:
Khoáng hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất
khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí.
Thành phần di động của chất hữu cơ như calcium humates (CaHA) có liên quan
đến khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật nên có vai trò quan trọng trong
sự khoáng hóa đạm của đất (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 1997). Hàm lượng đạm
khoáng hóa được ở đất lúa không những còn tùy thuộc vào số lượng, mà còn tùy
thuộc vào mức độ mùn hóa của chất hữu cơ nữa.


4

Tiến trình khoáng hóa đạm được Nguyễn Bảo Vệ và ctv (1997) mô tả như sau:

Vi sinh vật
N hữu


N vô cơ

Heterotroph
Vi khuẩn
Nấm
Xạ khuẩn

Autotroph
NH4

NO2

NO3-

Hình: 1.2 Sơ đồ khoáng hóa đạm trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1997).
Quá trình khoáng chất hữu cơ trong đất xảy ra theo ba giai đoạn:
Các hợp chất hóa học phức tạp là thành phần cơ bản của xác hữu cơ: protit,
gluxit, lipit, lignin, tanin, nhựa do tác động của các men do vi sinh vật tiết ra bị thủy
phân để hình thành các sản phẩm có cấu tạo đơn giản hơn: đường hexoza, pentoza,
saccaroza, xelluloza, axit amin mạch vòng và mạch thẳng, amin, các gốc purin và
pirimidin, axit uronic, axit béo, glyxerin, polyphenol…
Do tác dụng của các phản ứng oxy hóa khử, khử amin khử cacboxyl…các sản
phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục bị biến đổi thành các axit hữu cơ mạch vòng và mạch
thẳng, axit vô cơ, axit béo, axit hữu cơ dạng bay hơi, axit không no, andehit, rượu,
các sản phẩm oxy hóa khử ở dạng phenol, quinol.
Quá trình khoáng hóa chiếm ưu thế ở những loại đất thích hợp cho vi sinh vật

háo khí hoạt động: đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp thoát nước tốt, có các
phản ứng trung tính pH = 6 – 7,5.
Giai đoạn khoáng hóa hoàn toàn.
Trong điều kiện hảo khí các sản phẩm trung gian trên bị biến đổi hoàn toàn
thành các sản phẩm: R3PO4, R2SO4, RNO2, RNO3, NH3, H2O, CO2 (R là Ca2+, Mg2+,
K+, Na+, NH4+).
Trong điều kiện yếm khí sản phẩm cuối cùng tạo thành từ các sản phẩm trung
gian bao gồm: NH3, H2O, CO2, CH4, H2, N2, H2S.


5

*Quá trình mùn hóa xác hữu cơ:
Mùn hóa là hóa trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự
hình thành những hợp chất mùn.
Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều
đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối. Mổi đơn vị
cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định chức khác
nhau và mang tính axít.
Theo Trần Văn Chính (2006), tham khảo từ các tác giả Đocutraep, Viliam,
Tiurin, Kononova và Alexandrova đặc điểm cơ bản của sự mùn hóa là những phản
ứng sinh hóa oxy hóa dần dần những hợp chất cao phân tử có mạch vòng khác
nhau, trong đó protit, lignin, tanin đóng vai trò quan trọng. Những phản ứng oxy
hóa này xảy ra khi phân giải các tàn tích sinh vật dưới ảnh hưởng của oxy không
khí, men oxydaza và các xúc tác vô cơ khác. Những hợp chất cao phân tử trên liên
kết lại với nhau dưới tác dụng của phản ứng trùng hợp dẩn tới việc hình thành
những hợp chất mùn cao phân tử và bền vững.
Tham gia vào quá trình mùn hóa ngoài protit, lignin, tanin, còn có những sản
phẩm khác của quá trình phân giải xác hữu cơ đất. Trong quá trình sống của mình,
vi sinh vật đất sử dụng những sản phẩm phân giải hữu cơ, những sản phẩm trao đổi

chất và tổng hợp của vi sinh vật như axit, đường, amin, hợp chất thơm… cũng tham
gia cấu tạo nên phân tử mùn (Trần Văn Chính, 2006).
Quá trình hình thành mùn xảy ra theo 3 bước:
Bước 1: Từ protit, gluxit, lignin, tanin…(trong xác hữu cơ, hoặc là sản phẩm
tổng hợp của vi sinh vật) phân giải thành các sản phẩm trung gian.
Bước 2: Tác động giữa các hợp chất trung gian để tạo thành những kiên kết hợp
chất, đó là những hợp chất phức tạp.
Bước 3: Trùng hợp các liên kết tạo thành các phân tử mùn.
1.1.4 Vai trò chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ có vai trò quan trọng đối với độ phì của đất là một trong những yếu
tố duy trì sức sản xuất và sử dụng đất bền vững góp phần cải thiện một số đặt tính
vật lí của đất, gắn kết các hạt đất làm cho đất tơi xốp, tế khổng trong đất được duy
trì, tăng khả năng giữ nước và giúp cây trồng phát triển tốt (Coughlan, 1994). Bên
cạnh đó, Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999), cho rằng chất hữu cơ ít
hay nhiều ảnh hưởng đến tốc độ thấm của đất. Khi nhiều chất hữu cơ thì thấm
nhanh hơn làm giảm xói mòn đất và ngược lại khi nghèo chất hữu cơ thì thấm chậm
gây dòng chảy mạnh dẩn đến xói mòn.
Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây
trồng mà còn có thể điều tiết nhiều tính chất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc
làm đất và sức sản xuất của đất (Trần Văn Chính, 2006).


6

1.1.4.1 Đối với quá trình hình thành và tính chất đất
Sự tích lũy chất hữu cơ và mùn tập trung ở tầng đất mặt là dấu hiệu hình thái
quan trọng biểu thị độ phì nhiêu của đất.
Với lý tính đất: chất hữu cơ và mùn có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất,
các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững, từ đó
ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước, chế độ khí, chế độ nhiệt, các

tính chất vật lý phổ biến của đất, việc làm đất cũng dễ dàng hơn (Trần Văn Chính,
2006)
Chất hữu cơ liên kết các hạt đất thành một tập hợp, làm tăng cấu trúc và độ xốp
của đất, là những đặc tính quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của rể, trao đổi
khí, giữ nước và di chuyển nước trong đất. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Văn Tạo và ctv (2006), cho biết bón phân hữu cơ làm gia tăng hàm lượng lân trong
đất.
Keo mùn kết hợp với các cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ keo ngưng tụ
giúp cho kết cấu đất tốt hơn. Mùn làm gia tăng khả năng thu nhiệt và giử nhiệt, điều
hòa nhiệt độ đất ( Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005)
Với hóa tính đất: chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hóa học, cải thiện điều kiện
oxy hóa, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Nhờ
có nhóm định chức các hợp chất mùn nói riêng, chất hữu cơ nói chung làm tăng khả
năng hấp thụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm
của đất (Trần Văn Chính, 2006)
Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu với những thay đổi đột ngột của đất
như phản ứng của đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình
thường, không gây hại cho cây trồng (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005). Theo
Mai Văn Quyền (2007), đất lúa có nhiều chất hữu cơ so với các đất khác nhưng cần
bón thêm phân hữu cơ vì chất hữu cơ như là chất đệm ở trong đất làm cho đất
không chua thêm nhiều ngay cả khi khô nước.
1.1.4.2 Chất hữu cơ là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật
Chất hữu cơ đất điều chứa một khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S,
Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặt biệt là N. Những nguyên tố này
được giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ đất vừa
cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng
cũng như vi sinh vật đất (Trần Văn Chính, 2006).
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn quan trọng của hệ vi sinh vật, là môi trường sống
của quần thể vi sinh vật đất. Mùn là chất kích thích sinh trưởng và là chất kháng
sinh để chống chịu lại bệnh của cây trồng (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).

Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp. Chất hữu
cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học, kích thích sự phát sinh và phát triển
của bộ rể, làm năng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng.


7

Theo Horistreva (trích bởi Trần Văn Chính, 2006) nồng độ dung dịch thật của
axit humic ở nồng độ một vài phần nghìn, phần vạn có tác dụng kích thích sinh
trưởng thực vật, nhưng nếu tăng đến một vài phần trăm thì trái lại có tác dụng kềm
hãm sự sinh trưởng.
1.1.4.3 Chất hữu cơ có tác dụng duy trì bảo vệ đất
Theo Trần Văn Chính (2006), chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho
thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính
của hầu hết vi sinh vật đất.
Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc
bảo vệ thực vật trong đất.
Cố định các chất gây ô nhiểm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của chất độc
cho thực vật.
1.2 PHÂN HỮU CƠ
1.2.1 Khái niệm về phân hữu cơ
Có thể xem phân hữu cơ là tất cả các loại chất hữu cơ được vùi vào đất sau khi
phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Theo Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005), có thể xem tất cả các loại chất hữu
cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp thức ăn cho cây và cải tạo đất
là phân hữu cơ. Phân hữu cơ là những chất tươi hay đã hoai có nguồn gốc từ động,
thực vật bám vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất (Lê
Văn Khoa và ctv., 1996).
Phân hữu cơ gồm tất cả các loại phân như phân bắc, nước giải, phân gia súc, gia
cầm sau khi được chế biến thành phân ủ, các chế phẩm của công nghiệp thực phẩm.

Các tàn thể thực vật khi vùi trực tiếp vào đất cũng có thể xem là phân hữu cơ
(Phùng Quốc Tuấn và Ngô Thị Đào, 2001)
Thành phần tính chất của các loại phân hữu cơ rất khác nhau. Đặc điểm chung
nhất của phân hữu cơ là có khả năng cải tạo đất.
Phân hữu cơ là nguồn phân quí, không những làm tăng năng suất cây trồng mà
còn có khả năng tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và năng cao độ phì nhiêu
của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004)
Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao thì được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến,
chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì gọi là chất hữu cơ cải tạo đất. Chất hữu cơ
thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỉ lệ C/N thấp thì gọi là phân
hữu cơ.


8

1.2.2 Vai trò của phân hữu cơ
1.2.2.1 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất
Trong quá trình phân giải phân hữu cơ có thể tăng khả năng hòa tan của các chất
khó tan. Việc hình thành phức hữu cơ – vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di
động của một số nguyên tố khoáng, hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của
cây, sản phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Việc hình thành phức hữu cơ – vô cơ
làm tăng tính đệm của đất và ngăn chặn được việc rửa trôi (Phùng Quốc Tuấn và
Ngô Thị Đào, 2001).
Chất hữu cơ sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc tính này
rất quan trọng đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ: khả năng trao đổi của mùn gấp
5 lần khả năng trao đổi của đất sét. Theo Hà Thị Thanh Bình (2002), cho rằng phân
hữu cơ làm tăng tính đệm của đất giử cho pH ít thay đổi đột ngột.
Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), phân hữu cơ làm tăng khả năng trao đổi cation
và khả năng đệm các chất dinh dưỡng, chủ yếu như là N, P và S, vì vậy làm gia tăng
hiệu quả của phân hóa học vào đất. Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng: cung cấp

dinh dưỡng khoáng đặc biệt là đạm, lân, lưu huỳnh, các nguyên tố khác bao gồm cả
nguyên tố vi lượng.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), trong hầu hết các loại đất, bón phân đạm lâu
ngày có xu hướng làm giảm pH đất, chất hữu cơ sẽ có tác dụng đệm. Nếu độ chua
độ chua của đất gây ra do nhôm, có thể chửa trị một phần bằng cách tạo hợp chất
hữu cơ với Al.
Chất hữu cơ có thể tạo thành phức chất với Fe, Al từ các phosphat của chúng và
sự tạo thành CO2 từ sự phân hủy chất hữu cơ có thể làm giảm giải phóng dạng lân
liên kết với canxi. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng cho đất
nhưng chúng cũng có thể làm giảm độ hữu dụng của một số nguyên tố vi lượng.
1.2.2.2 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất
Phân hữu cơ làm cho đất có kết cấu ổn định, tăng khả năng thấm nước và giử
nước của đất, điều hòa nhiệt độ đất. Làm cho đất có kết cấu tốt hơn đảm bảo chế độ
khí thông thoáng, không bị chặt bí sau khi mưa (Hà Thị Thanh Bình, 2002)
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), phân hữu cơ làm mất độ cứng của đất, chất
mùn trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên
cấu trúc bền vững, cải thiện độ xốp đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, làm cho
cây thu hút các ion dinh dưỡng dể dàng hơn. Tăng sự hoạt động vi sinh vật, làm cho
cấu trúc đất trở nên tốt hơn.
Thông qua hoạt động của vi sinh vật, chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn.
Mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm đất có cấu trúc tốt, thoáng khí
dể cày bừa, giử nước và phân bón tốt hơn. Thông thường chất hữu cơ có tỉ số C/N
cao như rơm rạ và trấu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tiến trình vật lý hơn là chất hữu cơ
đã phân hủy hoặc bán phân hủy (Đổ Thị Thanh Ren, 1999).


9

Mùn tăng khả năng kết dính các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khả
năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền trong nước (Phùng Quốc Tuấn và Ngô

Thị Đào, 2001)
Tác động cuả chất hữu cơ sau khi vùi vào đất phụ thuộc vào thời gian vùi và loại
chất hữu cơ. Đất làm quá tơi nếu không được phủ bằng một lớp hữu cơ thì sau khi
tưới hoặc sau khi mưa đất sẽ bị đóng váng, ngăn cản việc thoáng khí, thấm nước
nên việc nảy mầm của hạt bị hạn chế, đất dễ bị xóc mòn (Phùng Quốc Tuấn và Ngô
Thị Đào, 2001)
1.2.2.3 Hiệu quả của phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây lúa
Theo Nguyễn Như Hà (2006), cho rằng trong thâm canh lúa bón phân hữu cơ
chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn cho đất tạo nền thâm canh nên có thể sử
dụng các loại phân hữu cơ khác nhau kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch.
Nếu vừa thu hoạch hạt thóc vừa lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì bón phân
nhiều lần hơn đặc biệt là phân kali do khá nhiều kali bị lấy đi ra khỏi đồng ruộng
theo rơm rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5%
lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt.
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất
khoáng làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây trồng (Phùng Quốc Tuấn và
Ngô Thị Đào, 2001).
Trên 80% đạm cây lúa hấp thu trong mỗi vụ ở ngoài đồng là lấy từ trong chất
hữu cơ của đất (Broadbent, 1978; Ponnamperuma, 1980). Gaur (1984), đã báo cáo
rằng rơm rạ được bổ sung với phân bón trên ruộng lúa thì N bị giử lại trong chất
hữu cơ và N này sẽ cung cấp cho cây lúa tăng.
Sự cung cấp rơm rạ là cách đơn giản để tăng lượng N trên ruộng trồng lúa nước.
Trong 3 năm cày vùi rơm rạ và 6 – 7 tấn/ha, đất chứa đạm gia tăng khoảng 0,021%.
Khi cày vùi rơm rạ qua 7 năm liên tiếp nhận thấy sự tích lũy đạm gia tăng ở nghiệm
thức có vùi rơm rạ ở cùng một điều kiện canh tác (Ponnamperuma, 1980).
Rơm rạ bổ sung vào đất sẽ làm gia tăng sự tổng hợp N trong môi trường đất ẩm
và ngập nước. Ngoài ra rơm rạ còn bổ sung thêm N khoáng và làm gia tăng hoạt
động của vi sinh vật cố định N trong đất ngập nước (Ponnamperuma, 1980).
Phân hữu cơ làm tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng
trong đất, cung cấp thêm cho đất một số vi lượng cần thiết cho cây trồng như Cu,

Zn…(Võ Thị Gương, 2004).
Chất mùn và sản phẩm phân hủy trong phân hữu cơ có thể kiểm soát sự sinh
trưởng nhanh chóng của các tuyến trùng ký sinh và làm giảm tác dụng độc hại của
thuốc trừ sâu (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., 1999)


10

Mặc dù phân hữu cơ không có tác dụng tức thời như phân hóa học, nhưng bón
với số lượng lớn thì tác dụng của nó không thua kém phân hóa học bao nhiêu, trong
tro còn lại sau khi đốt cháy, có thể tìm thấy nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu
được cây thu hút từ đất như N, S, P, K, và các nguyên tố vi lượng (Ngô Ngọc Hưng
và ctv., 2004).
Chất hữu cơ chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, S và nhiều nguyên tố vi lượng
cần thiết cho cây. Cây có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu cơ dưới
dạng amoni acid như alanine, glycine, còn thông thường cây hút các chất dưới dạng
muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Cây lúa thu hút 80% chất đạm
từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất ngay cả khi được bón phân
(Ponnamperuma, 1984, trích bởi Đổ Thị Thanh Ren, 1999). Bón phân thích đáng
giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng.
Theo Dương Minh Viễn (2004), lượng chất hữu cơ trong đất còn ảnh hưởng đến
khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ các nguồn khác. Đó là nguồn cung
cấp dinh dưỡng cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động. Lượng đạm trong lớp
đất mặt có hơn 90% nằm ở dạng hữu cơ. Dưới hoạt động của vi sinh vật đạm hữu
cơ sẽ bị khoáng hóa thành đạm vô cơ NH4+, NO3- cung cấp cho cây trồng. Hàm
lượng dinh dưỡng có trong một số loại phân hữu cơ được biểu hiện ở (Bảng 1.1).
Bảng: 1.1 Phân tích hàm lượng dinh dưỡng từ một số loại phân hữu cơ
(Lê Văn Tri, 2000)
STT


1
2
3

Loại
phân
Phân
Chuồng
Phân
Sinh học
Rơm rạ

Sản
lượng
(103 tấn)

Số lượng (kg/tấn tươi)

Tổng lượng (103 tấn)

N

P2O5

K2O

N

P2O5


K2O

45

3

1,5

4

135

67,5

180

0,5

5

1

2

2,5

0,5

1


15

2

1,5

3

30

22,5

45

167,5

90,5

226

Tổng cộng

Khi ta cung cấp 5 tấn rơm thì nó cung cấp gần 7 kg S, 20 kg Ca, 5 kg Mg và
350 kg Si. Từ đó cho thấy việc vùi rơm rạ sẽ làm chậm sự mất đi các nguyên tố vi
lượng (Ponnamperuma, 1984).


11

Theo nhiều tài liệu thì 1 tấn thóc và kèm theo cả rơm rạ đã lấy đi từ đất và phân

bón 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác
(Bảng 1.2). Căn cứ vào số liệu này ta thấy nếu một năm hai vụ lúa với tổng năng
suất trung bình 10 tấn/ha thì cây lúa đã lấy đi lượng dinh dưỡng tương đương 428
kg urê, 430kg supe lân và 528 kg kali clorua trên hecta. Theo số liệu (Bảng 1.2) thì
cây lúa đã lấy đi nhiều nhất là silic, kali và đạm. Do vậy, để đảm bảo đất không bị
suy thoái thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương
đương cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải vào kho dự trử trong đất và khả
năng hút của cây trồng. Đối với cây lúa nếu không dùng rơm rạ để đun nấu mà bón
lại cho cây trồng vụ sau thì đã trả lại cho đất được phần lớn các nguyên tố như kali,
canxi, magie, silic.
Bảng 1.2 Lượng hút các chất dinh dưỡng của cây lúa (Dương Quang Diệu, 1998)
kg/tấn hạt

g/tấn hạt

Loại
N

P2O5

K2O

CaO

MgO

S

Si


Zn

Cu

B

Hạt

14,6

6,0

3,2

0,14

1,7

0,60

9,8

20

25

16

Rơm rạ


7,6

1,1

28,4

3,8

2,3

0,34

41,9

20

2

16

Tổng

22,2

7,1

31,6

3,94


4,0

0,40

51,7

40

27

32

Nhiều thí nghiệm đã chứng minh muốn có năng suất cao nhất thiếc phải có sự
phối hợp dinh dưỡng giữa phân khoáng và phân hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu
của Akio Innoko (1984), tại Nhật bản thì phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh
dưỡng có hiệu quả cao cho lúa ở đất không bón phân hay bón phân với liều lượng
thấp, nếu chỉ bón phân khoáng đơn thuần thì không thể đạt được năng suất cao.
Bón hoàn toàn phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn đối chứng 44,2%
trong vụ hè thu và 26,6% trong vụ Đông Xuân. Những nghiệm thức có sự kết hợp
phân hữu cơ với phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn so với chỉ bón phân vô
cơ từ 37,2% đến 49,3% trong vụ Hè Thu và từ 27,2% đến 29,4% trong vụ Đông
Xuân (Trích bởi Võ Thị Ngọc Nhanh, 2008).
Theo Nguyễn Ngọc Hà (2000), bón hoàn toàn phân hữu cơ rơm rạ sẽ làm năng
suất lúa tăng 16% so với hoàn toàn không bón phân, bón kết hợp phân hữu cơ với
phân hóa học sẽ tăng năng suất lúa 22%.


12

1.3 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA

1.3.1 Đặc điểm sinh trưởng cây lúa
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc nẩy mầm cho đến khi lúa chín có thể chia làm ba
giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín (Võ
Tòng Xuân, 1984).
-

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa
đồng. Giai đoạn này cây lúa phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều
chồi mới. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưởng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi cây lúa
có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 – 6 (Võ Tòng Xuân, 1984).
Trong điều kiện quần thể ruộng lúa cấy với mật độ cao, dinh dưỡng hạn chế các
nhánh được sinh ra ở mắc thứ 4 và sau cấy 20 – 25 ngày đã là nhánh vô hiệu (Vũ
Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Thời điểm có số chồi tối đa có thể đạt được
cùng lúc hoặc trước hay sau thời kì phân hóa đòng tùy theo giống lúa (Võ Tòng
Xuân, 1984)
-

Giai đoạn sinh sản.

Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đồng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn
này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình là 30 ngày và giống lúa dài ngày
thường không khác nhau. Lúc này chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng rõ rệt,
đòng lúa phát triển qua nhiều giai đoạn cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúc này
lúa trổ bông.
Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu đạt
kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa đầy đủ dinh dưỡng, mực nước
trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận
lợi.

-

Giai đoạn chín

Giai đoạn chín tính từ khi lúa trổ bông đến khi thu hoạch, giai đoạn này kéo dài
khoảng 30 ngày. Trời mưa nhiều hoặc thời tiết lạnh có thể làm kéo dài giai đoạn
chín. Ngược lại trời nắng ấm có thể làm rút ngắn lại giai đoạn chín (Võ Tòng Xuân,
1984)
Giai đoạn chín đặc trưng bởi sự sinh trưởng của hạt: sự tăng kích thước và trọng
lượng, sự đổi màu và sự già hóa của lá (Shouichi Yoshida, 1981). Theo Võ Tòng
Xuân (1984) trong các giai đoạn chín của cây lúa chia ra làm các thời kỳ: chín sữa,
chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn.
+ Thời kỳ chín sữa: các chất dự trử trong thân lá và sản phẩm quang hợp được
chuyển vào trong hạt. Hơn 80% là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ, lúc này hạt
gạo chứa dịch lỏng mùa trắng đục như sữa, bông lúa nặng cong xuống.
+ Thời kỳ chín sáp: hạt gạo mất nước từ từ đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.


13

+ Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu
vàng đặc thù của giống của giống lúa thì chiều từ những hạt cuối bông lên cổ bông,
lá già rụi dần.
+ Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt chuyển sang màu trấu đặc trưng của giống khoảng
80%, hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc thấp hơn, lá già rụi hết.
1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất: số bông trên đơn vị
diện tích, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.

Năng suất lý thuyết = Số bông trên đơn vị diện tích x Số hạt trên bông x Tỉ lệ
hạt chắc x Trọng lượng hạt
ü Số bông trên đơn vị diện tích
Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết
định nhất và ảnh hưởng sớm nhất. Số bông hình thành do 3 yếu tố:
- Mật độ sạ cấy
- Số nhánh hữu hiệu
- Các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật như lượng đạm bón, nhiệt độ, ánh sáng…
Trong điều kiện thâm canh cần có mật độ sạ cấy hợp lý tùy thuộc giống, đất đai,
phân bón, thời vụ ...Thời gian quyết định số bông là thời kỳ đẻ nhánh (Nguyễn Đình
Giao và ctv., 1997).
Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban
đầu của cây lúa, nhưng chủ yếu là giai đoạn từ cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có
chồi tối đa và tùy thuộc vào mật độ sạ cấy, khả năng nở bụi của lúa. Theo kết quả
Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận
với năng suất.
ü Số hạt trên bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ
bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và
giảm nhiểm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với
năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt
trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh hưởng âm.
Thời kỳ quyết định số hạt trên bông chủ yếu là thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng
đến cuối thời kỳ giảm nhiểm, vào thời gian trước khi trổ 5 ngày không ảnh hưởng
Đinh Văn Lữ (1978).
Theo Tôn Thất Trình (1968), được trích dẩn bởi Lê Minh Tề (1988), thì cho
rằng nhiệt độ thấp ở giai đoạn tượng gié thì tổng số hạt sẽ bớt đi vì thoái hóa, sự gia
giảm sẽ rõ rệt hơn nếu nhiệt độ thấp đúng thời gian phân bào giảm nhiểm và ở giai
đoạn cây bị thiếu nước tổng số hạt giảm một cách rỏ rệt.



×