Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ẢNH HƯỞNG của CÔNG THỨC PHÂN đạm, lân và KALI đến sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT dừa TA XANH tại VÙNG ẢNH HƯỞNG mặn HUYỆN cái nước và VÙNG NGỌT hóa HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.65 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
TTTTT

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN ĐẠM, LÂN
VÀ KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
DỪA TA XANH (Cocos nucifera L.) TẠI VÙNG ẢNH
HƯỞNG MẶN HUYỆN CÁI NƯỚC VÀ VÙNG
NGỌT HÓA HUYỆN TRẦN VĂN THỜI,
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
TTTTT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG HỌC
Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN ĐẠM, LÂN
VÀ KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
DỪA TA XANH (Cocos nucifera L.) TẠI VÙNG
ẢNH HƯỞNG MẶN HUYỆN CÁI NƯỚC VÀ
VÙNG NGỌT HÓA HUYỆN TRẦN


VĂN THỜI,TỈNH CÀ MAU

Cán bộ hướng dẫn
PGs.TS. Trần Văn Hâu

Cần Thơ - 2011

Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hồng Nhung
MSSV: 3077312
Lớp: Nông Học K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN ĐẠM, LÂN VÀ
KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DỪA
TA XANH (Cocos nucifera L.) TẠI VÙNG ẢNH
HƯỞNG MẶN HUYỆN CÁI NƯỚC VÀ
VÙNG NGỌT HÓA HUYỆN TRẦN
VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU”

Do sinh viên Đào Thị Hồng Nhung thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

PGs.TS Trần Văn Hâu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Học đính kèm với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN ĐẠM, LÂN VÀ
KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DỪA
TA XANH (Cocos nucifera L.) TẠI VÙNG ẢNH
HƯỞNG MẶN HUYỆN CÁI NƯỚC VÀ
VÙNG NGỌT HÓA HUYỆN TRẦN
VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU”
Do sinh viên Đào Thị Hồng Nhung đã thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng: .................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: .......................................
..................................................................................................................................
Duyệt Khoa
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đào Thị Hồng Nhung

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: Đào Thị Hồng Nhung

Giới tính: Nữ

Sinh ngày: 08 tháng 03 năm 1988

Nơi sinh: Cà Mau

Địa chỉ: Ấp 1, Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Họ và tên cha: Đào Quyết Chiến
Họ và tên mẹ: Trần Kim Khoe
Quê quán: Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Quá trình học tập:
Năm 1993 – 1998: Học Trường Tiểu Học An Xuyên II
Năm 1998 – 2001: Học Trường Trung học cơ sở An Xuyên II

Năm 2001 – 2006: Học Trường Trung học Phổ thông chuyên Phan Ngọc Hiển
Năm 2007 – 2011: sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa
33, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý
báo giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Thầy CVHT Nguyễn Phước Đằng đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành
tốt khóa học.
Chân thành cảm ơn
Quý Thầy Cô và các anh chị cán bộ Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng đã hết lòng dạy dỗ cho chúng em trong quá trình học tập tại trường.
Anh Tính, anh Hà, anh Trí, chị Thủy đã hướng dẫn em trong quá trình làm
luận văn.
Các bạn Khánh, Lan, Lai, Bảo và Tiến đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Thân ái gửi về
Các bạn sinh viên lớp Nông học 1 và Nông học 2 K33 lời chúc sức khỏe và
thành đạt trong tương lai.
Trân trọng!

Đào Thị Hồng Nhung

iii



MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN.........................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................viii
TÓM LƯỢC ......................................................................................................x
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau .....................................................................................................................2
1.1.1 Vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước ...........................................................2
1.1.2 Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời..............................................................2
1.2 Đặc tính sinh học của cây dừa ..............................................................................3
1.2.1 Rễ...................................................................................................................3
1.2.2 Thân ...............................................................................................................3
1.2.3 Lá ...................................................................................................................4
1.2.4 Hoa.................................................................................................................4
1.2.5 Trái.................................................................................................................4
1.3 Nhu cầu sinh thái cây dừa .....................................................................................5
1.3.1 Nhu cầu về đất đai ..........................................................................................5
1.3.2 Nhu cầu về dinh dưỡng...................................................................................7
1.3.2 1 Đạm .........................................................................................................7

1.3.2 2 Kali..........................................................................................................7
1.3.2.3 Lân...........................................................................................................8
1.3.2.4 Can-xi ......................................................................................................8

iv


1.3.2.5 Ma-nhê....................................................................................................8
1.3.2.6 Các nguyên tố vi lượng ...........................................................................9
1.3.3 Yếu tố môi trường ..........................................................................................9
1.3.3.1 Ánh sáng..................................................................................................9
1.3.3.3 Lượng mưa và nhu cầu nước ..................................................................10
1.3.3.4 Nhiệt độ và ẩm độ ..................................................................................10
1.4 Một số thành phần năng suất dừa ........................................................................11
1.4.1 Sự thụ phấn ..................................................................................................11
1.4.2 Số buồng/cây/năm ........................................................................................11
1.4.3 Số hoa cái/buồng ..........................................................................................12
1.4.4 Sự rụng trái non và biện pháp khắc phục ......................................................12
1.5 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................13
1.5.1 Mùa vụ trồng ................................................................................................13
1.5.2 Sửa soạn đất .................................................................................................13
1.5.3 Khoảng cách trồng........................................................................................14
1.5.4 Chăm sóc......................................................................................................14
1.6 Sâu bệnh hại dừa và cách phòng trị .....................................................................16
1.6.1 Bọ Dừa.........................................................................................................16
1.6.2 Kiến vương...................................................................................................16
1.6.3 Đuông...........................................................................................................17
1.6.4 Chuột Đồng .................................................................................................17
1.7 Giống dừa Ta Xanh.............................................................................................18
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1 Phương tiện.........................................................................................................19
2.1.1 Thời gian thí nghiệm ....................................................................................19
2.1.2 Địa điểm thí nghiệm .....................................................................................19
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................20
2.2 Phương pháp .......................................................................................................20
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................................20
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu ........................................21
2.2.3 Quy trình canh tác dừa..................................................................................23

v


2.2.4 Điều kiện khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau ...................................................23
2.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát..............................................................................................26
3.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu ................................................................26
3.2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong đất .................................................................26
3.2.2 Ẩm độ khối lượng của đất ............................................................................27
3.2.3 Sự biến động của pH và EC (mS/cm) của nước mương và ngoài sông..........28
3.3 Hàm lượng dinh dưỡng trong lá dừa của vùng nghiên cứu ..................................30
3.3.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong lá dừa trước khi bón phân...............................30
3.3.2 Hàm lượng dinh dưỡng trong lá dừa sau khi bón phân 12 tháng ...................31
3.4 Đặc tính nông học dừa Ta Xanh vùng nghiên cứu ...............................................32
3.4.1 Đặc điểm lá .................................................................................................32
3.4.2 Kích thước bẹ và mo.....................................................................................34
3.5 Đặc tính sinh trưởng của dừa Ta Xanh ở hai vùng sinh thái.................................36
3.5.1 Chiều cao cây ...............................................................................................36
3.5.2 Tổng lá/cây...................................................................................................37
3.5.3 Số mo xuất hiện/cây .....................................................................................38

3.6 Năng suất và thành phần năng suất.....................................................................41
3.7 Thành phần năng suất trái ...................................................................................43
3.8 Sâu bệnh gây hại .................................................................................................46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận ..............................................................................................................47
4.2 Đề nghị ...............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................52

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Nội Dung

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.......................................................... 19

2.2

Biểu đồ lượng mưa trung bình và nhiệt độ - ẩm độ trung bình
(TB)/tháng tại Đài khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau từ tháng
01/2010 đến 12/2010 (Đài khí tượng thủy văn Cà Mau)
a) Lượng mưa; b) Nhiệt độ - Ẩm độ.................................................... 24


vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Nội dung

Trang

Một số nguyên nhân làm giảm năng suất dừa và biện pháp khắc
phục (Tôn Thất Trình, 1974) .........................................................................12

1.2

Phân hóa học N, P2O5, K2O (g/cây/năm) bón cho cây dừa thay đổi
theo độ tuổi cây (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).............................................15

1.3

Lượng phân bón (kg/cây/năm) sử dụng cho dừa đang cho trái ở
vùng đất khác nhau tại Việt Nam (Trung tâm nghiên cứu dầu và
cây có dầu, 1986) ...........................................................................................16

3.1

Hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở độ sâu ( 0 – 20 cm) của vườn
dừa vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau................................................................27


3.2

Ẩm độ khối lượng của đất ở độ sâu 0 - 20 cm ở vườn dừa Ta
Xanh của vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, năm 2010..............................................28

3.3

Giá trị trung bình của pH và EC (mS/cm) nước mương vườn và
ngoài sông của vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng
ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010........................................29

3.4

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá dừa Ta Xanh trước khi bón phân
ở vườn dừa thí nghiệm vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và
vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, năm 2010 .......................30

3.5

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá dừa Ta Xanh sau khi bón phân 12
tháng ở vườn dừa thí nghiệm vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái
Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, năm
2010...............................................................................................................32

3.6a

Kích thước lá dừa của các cây dừa ở vùng ảnh hưởng mặn huyện
Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2010............... .........................................................33


3.6b

Kích thước lá dừa của các cây dừa ở vùng ngọt hóa huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010............... .........................................................34
viii


3.7a

Kích thước bẹ và mo của vườn dừa Ta Xanh ở vùng ảnh hưởng
mặn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2010.......................................................35

3.7b

Kích thước bẹ và mo của vườn dừa Ta Xanh ở vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010 ......................................................35

3.8

Chiều cao cây (m) của dừa Ta Xanh ở vùng ảnh hưởng mặn
huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau, 2010......................................................................................................37

3.9

Số lá xuất hiện/cây/năm và tốc độ ra lá của dừa Ta Xanh ở vùng
ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010.........................................................................38


3.10

Tổng mo/cây/năm và tốc độ ra mo của Dừa Ta Xanh ở vùng ảnh
hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau, 2010 ................................................................................39

3.11a Số mo xuất hiện/cây/3 tháng của dừa Ta Xanh ở vùng ảnh hưởng
mặn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2010.......................................................40
3.11b Số mo xuất hiện/cây/3 tháng của dừa Ta Xanh ở vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010 ......................................................41
3.12a Năng suất và thành phần năng suất của vườn dừa vùng ảnh hưởng
mặn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2010.......................................................42
3.12b Năng suất và thành phần năng suất của vườn dừa vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010 ......................................................42
3.13a Thành phần năng suất trái của dừa Ta Xanh dưới ảnh hưởng của
các biện pháp bón phân huyện Cái Nước........................................................43
3.13b Thành phần năng suất trái của dừa Ta Xanh dưới ảnh hưởng của
các biện pháp bón phân huyện Trần Văn Thời................................................44
3.14a Một số phẩm chất trái của dừa Ta Xanh vùng ảnh hưởng mặn
huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2010 ..............................................................45
3.14b Một số phẩm chất trái của dừa Ta Xanh vùng ảnh hưởng mặn
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, 2010 ......................................................45

ix


ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG. 2011. “Ảnh hưởng của công thức phân đạm, lân và kali
đến sinh trưởng và năng suất dừa Ta Xanh (Cocos nucifera L.) tại vùng ảnh hưởng
mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”. Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường

Đại Học Cần Thơ. Hướng dẫn đề tài: PGs.Ts. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra công thức phân thích hợp để cải thiện
năng suất dừa ở vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên, với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Có 5 nghiệm thức:
nghiệm thức 1 đối chứng không bón phân, nghiệm thức 2 sử dụng công thức phân
là: 0,8 kg ure – 2,0 kg Super lân – 0,6 kg KCl (0,37 N – 0,32 P2O5 – 0,36 K2O);
nghiệm thức 3: 0,8 kg ure – 2,0 kg Super lân – 0,9 kg KCl (0,37 N – 0,32 P2O5 –
0,54 K2O); nghiệm thức 4: 1,2 kg ure – 2,0 kg Super lân – 0,6 kg KCl (0,55 N –
0,32 P2O5 – 0,36 K2O); nghiệm thức 5: 1,2 kg ure – 2,0 kg Super lân – 0,9 kg KCl
(0,55 N – 0,32 P2O5 – 0,54 K2O). Tất cả các nghiệm thức đều được bón làm hai lần
vào đầu (tháng 5) và cuối mùa mưa (tháng 10). Tiến hành lấy mẫu đất 2 lần vào giai
đoạn trước khi bón phân và 6 tháng sau khi bón phân để phân tích các chỉ tiêu EC,
pH và các chất dinh dưỡng trong đất. Mẫu nước được lấy 2 lần vào đầu và cuối mùa
mưa để phân tích sự biến động EC và pH. Mẫu lá cũng được lấy 2 lần vào trước và
sau khi bón phân 6 tháng để phân tích hàm lượng dinh dưỡng N, P và K trong lá.
Ngoài ra, các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất như: Chiều cao cây, tổng số
lá/năm, tổng mo/năm, số trái/năm,… được thu thập 3 tháng/lần và thành phần năng
suất trái được lấy một lần vào cuối vụ (tháng 10). Kết quả thí nghiệm cho thấy ở
vùng ngọt hóa Trần Văn Thời, tất cả các nghiệm thức có bón phân đều làm tăng
hàm lượng đạm trong lá. Ngoài ra, các nghiệm thức này còn làm tăng tổng số
lá/cây/năm và tăng tốc độ ra lá. Ở vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước các
nghiệm thức có bón phân đều làm tăng tổng số lá/cây/năm và cho tốc độ ra lá nhanh
hơn nghiệm thức đối chứng không bón phân. Tuy nhiên, sau một năm các công thức
phân chưa thể hiện kết quả lên năng suất và thành phần năng suất ở hai vùng khảo
sát.

x



MỞ ĐẦU
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một loại cây nhiệt đới, được phân bố ở 20o Bắc
và Nam bán cầu. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Philippines với diện tích 3,38 triệu
ha, kế đến là Indonesia với 2,95 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,94 triệu ha. Ở
Việt Nam diện tích trồng dừa đạt khoảng 200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam
nhưng nhiều nhất là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (FAOSTAT, 2010).
Theo Cục Trồng Trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2008) thì
diện tích đất trồng dừa ở ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích trồng dừa của cả nước.
Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất, khoảng 40.000 ha và đứng
thứ nhì là tỉnh Cà Mau với 9.600 ha nhưng tất cả đều là cây đang cho trái với sản
lượng 24.100 tấn, năng suất 26,2 tạ/ha, thấp nhất so với các địa phương khác ở
ĐBSCL. Cây dừa ở Cà Mau chủ yếu tập trung nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời với
3.467 ha, tiếp theo là huyện Cái Nước với 1.645 ha, thứ ba là huyện Phú Tân với 948
ha (Số liệu Thống Kê tỉnh Cà Mau, 2007). Trước năm 2000 khi chưa có phong trào
chuyển đổi sang nuôi tôm, cây dừa của tỉnh Cà Mau có năng suất và chất lượng cao,
nhưng kể từ khi nông dân đưa nước mặn vào ruộng, vườn để nuôi tôm thì diện tích
trồng dừa giảm đi đáng kể và đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất dừa của tỉnh
Cà Mau giảm thấp như hiện nay. Chính việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đã làm
đảo lộn cân bằng sinh thái, việc sử dụng đất, nước chắc chắn sẽ gây hệ quả tiêu cực,
nước sẽ ô nhiễm nhiều hơn khi nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, gây ảnh hưởng
bất lợi cho nhiều loại cây trồng (Dương Ngọc Thành, 2005). Khi mô hình nuôi tôm
không đem lại thu nhập cao như mong đợi thì phục hồi vườn dừa là cần thiết nhằm cải
thiện kinh tế cho nông dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của công thức phân
đạm, lân và kali đến sự sinh trưởng và năng suất dừa Ta Xanh (Cocos nucifera
L.) tại vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa huyện Trần Văn
Thời, Tỉnh Cà Mau” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của phân đạm và kali
lên năng suất dừa Ta Xanh ở vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước và vùng ngọt hóa

huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN CÁI NƯỚC VÀ HUYỆN TRẦN VĂN
THỜI, TỈNH CÀ MAU
1.1.1 Vùng ảnh hưởng mặn huyện Cái Nước
Huyện Cái Nước có diện tích 830,28 km2, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Cà Mau.
Lượng mưa trung bình hằng năm từ 2.000 – 2.400 mm. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình 2.100 mm (chiếm 90% tổng lượng
mưa), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 với lượng mưa trung bình 200 mm. Khu vực
này tác động của triều biển Tây và Vịnh Thái Lan qua hệ thống sông ngòi chằn chịt.
Môi trường nước mùa khô bị xâm nhập mặn hơn 6 tháng. Trong vùng có ba nhóm đất
chính: Đất phù sa 44.234 ha chiếm 54%, đất phèn 33.309 ha chiếm 40,69% và đất mặn
4.318 ha chiếm 5,28% (Nguyễn Thọ và Nguyễn Thanh Hùng, 2007).
1.2.2 Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời
Huyện Trần Văn Thời có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai
mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình lên đến 2.300 mm/năm. Lượng mưa phân
bố không đều, từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả
năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC đến 27oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 4: 28,5oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 với 25oC. Số giờ nắng từ 2.300
giờ đến 2.600 giờ/năm. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3, số giờ chiếu nắng
khoảng 315 giờ, thấp nhất tháng 9 với số giờ nắng khoảng 147 giờ. Độ ẩm không khí
trung bình: 84 – 85%. Tháng có ẩm độ thấp 74% là tháng 3, cao nhất 91% là tháng 10.
Với nhiệt độ cao, nắng quanh năm, lượng bốc hơi hàng năm là 1.003 mm. Các

tháng bốc hơi lớn nhất là các tháng mùa khô 3,3 đến 5,5 mm/ngày (tháng 12 đến tháng
4 năm sau). Hệ thống sông, rạch chịu ảnh hưởng của triều biển Tây. Đặc trưng mực
nước tại trạm cửa sông Ông Đốc với tần suất p = 10%

2


+ Mực nước lớn nhất

= + 1,29 m

+ Mực nước nhỏ nhất

= - 0,28 m

Thời gian triều lên và thời gian triều xuống xấp xỉ nhau, kéo dài khoảng 11 giờ
30 đến 12 giờ. Vào các ngày triều cường thời gian triều lên kéo dài thêm 1 giờ đến 1
giờ 30 phút.
Trong một số năm mực nước cao nhất xảy ra trong các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3
gần trùng với mùa khô. Thời kỳ có gió chướng có thể gây ra hiện tượng nước dâng;
các tháng 5, 6, 7, 8 là thời kỳ mực nước thấp nhất, do gió Tây Nam gây ra hiện tượng
nước rút trên toàn thềm lục địa Nam Bộ. Do đặc điểm thủy triều có biên độ dao động
nhỏ nên ảnh hưởng không sâu vào các kênh, rạch trong nội đồng: khả năng trao đổi
nước bị hạn chế do tốc độ dòng chảy nhỏ (số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau,
2009).
1.2 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY DỪA
1.2.1 Rễ
Dừa không có rễ đuôi chuột và rễ mọc ở phần gốc thân khoảng 60 cm. Rễ mọc
từ bầu rễ gần như suốt đời cây dừa mỗi cây có từ 5.000 – 10.000 rễ chính tùy thuộc
điều kiện môi trường. Rễ chính dài 5 – 10 m, đường kính ít khi lớn hơn 1 cm, khi mới

mọc màu trắng, sau đó màu đỏ nâu. Rễ chính ít có bộ phận hấp thụ dinh dưỡng chỉ các
rễ phụ mới hấp thụ dinh dưỡng. Đặc điểm rễ dừa là không có lông hút, nhưng có
những bộ phận đặc biệt để hoán chuyển khí với không khí là các phế căn. Rễ có thể ăn
sâu xuống 10 m, bình thường mọc tràn ở phần 0 – 90 cm đất mặt, đất sét quá nặng thì
rễ cũng không đâm sâu xuống được (Tôn Thất Trình, 1974).
1.2.2 Thân
Trong giai đoạn đầu mới trồng, chiều dài lóng trên thân dừa ngắn và chậm phát
triển, đến khi chiều ngang của thân phát triển đầy đủ thì cây mới bắt đầu cao lên, tiến
trình này có thể kéo dài đến 4 năm tùy thuộc vào giống (Ohler, 1984, trích dẫn bởi
Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2005), dừa có thể cao đến 35 m, không có nhánh,
thân cột to chắc, đường kính phần dưới của thân có thể đạt 1 m, phần trên có đường

3


kính không quá 0,3 m. Thân cây có mang nhiều sẹo lá khoảng cách giữa các sẹo lá
rộng chứng tỏ dừa bị thiếu ánh sáng. Thân dừa không có tượng tầng (tầng phát sinh
gỗ) bên ngoài, một khi thân dừa bị tổn thương thì không khôi phục được và đường
kính thân cũng không lớn ra thêm theo thời gian. Theo Wrigley (1969, trích dẫn bởi
McGregor, 1976) cho biết nhóm dừa lùn có đời sống ngắn hơn nhóm dừa cao và có trữ
lượng dầu kém hơn. Cây có thể chịu được nhiệt độ lạnh nhẹ nhưng về cơ bản nó vẫn là
cây nhiệt đới.
1.2.3 Lá
Lá mọc hình xoắn ốc trên thân. Lá này mọc cách lá kia theo một góc 140o. Diệp
tự 2/5 hay là cứ hai vòng xoắn ốc thì hai lá ở cùng vị trí như lá thứ 1 và lá thứ 6 chẳng
hạn, cách mọc này có thể giúp tìm đúng vị trí tàu lá ta lấy làm mẫu đem phân tích chẩn
mạch lá. Ở điều kiện thuận lợi trung bình mỗi tháng dừa cho ra một tàu lá, nếu bất lợi
phải 2 – 3 tháng mới ra một tàu. Đời sống của một tàu lá trung bình khoảng 4 – 5 năm.
Như vậy, khi quan sát một vườn dừa nên đếm số lá còn sống để xem ảnh hưởng tốt

xấu của môi trường trên việc sinh trưởng của vườn dừa mà tìm cách cải thiện (Tôn
Thất Trình, 1974).
1.2.4 Hoa
Dừa là một giống đồng chu, hoa cái và hoa đực trên cùng một hoa tự, nhưng
hoa cái và hoa đực không ở cùng một bông (Tôn Thất Trình, 1974). Dừa có phát hoa
sau khi trồng khoảng 3 – 8 năm (nhóm dừa cao từ 5 – 8 năm còn nhóm dừa lùn từ 3 –
4 năm). Phát hoa rất to, trổ quanh năm ở nách lá, mỗi nách lá có một phát hoa, lúc đầu
phát hoa trong một lá bắc dày gọi là mo dừa (thật ra có hai mo, mo nhỏ ở ngoài và mo
lớn ở trong), mo càng lớn sau này có buồng càng to. Phát hoa có nhiều nhánh, mỗi
nhánh dài từ 0,6 – 1,2 m mang hoa (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
1.2.5 Trái
Trái dừa được xếp vào loại quả hạch nhân cứng, nghĩa là trái gồm một hột duy
nhất được bao bọc bởi nội quả bì cứng (gáo) và một trung quả bì mềm (xơ). Xơ có
nhiệm vụ bảo vệ cho hạt tránh tiếp xúc vật gây hại, phát tán đi xa (Võ Văn Long và
ctv., 2008).

4


Theo Tôn Thất Trình (1974) thì dừa lấy dầu có thể thu hoạch được là khi trái đã
chín (khô), nghĩa là trọng lượng đạt khoảng 1 – 2 kg, vỏ ngoài lán bóng, màu nâu hoặc
đen, khi cầm lắc thì nghe kêu, nước róc rách. Ở giai đoạn này thì trái đạt khoảng 11 –
12 tháng tuổi tính từ khi mo mở. Ban đầu xơ dừa màu trắng sau đó mất nước dần,
chuyển sang màu nâu đỏ và trở nên dai hơn. Nước dừa ở bên trong gáo cũng bớt đi.
Trước tiên, cơm dừa còn mềm và rải rác ở gáo sau đó bao phủ đầy gáo. Tiến trình phát
triển này như sau:
-

Tháng thứ 8: cơm chỉ 32,1% tổng trọng lượng so với cơm khi khô.


-

Tháng thứ 9: cơm chỉ độ 55,7% tổng trọng lượng so với cơm khi khô.

-

Tháng thứ 10: cơm khoảng 77,7% tổng trọng lượng so với cơm khi khô.

-

Tháng thứ 11: cơm chỉ độ khoảng 94,1% tổng trọng lượng so với cơm khi khô.
Dừa Ta Xanh có hàm lượng dầu cao (65 – 67%), dày cơm (>= 1,2 cm), có tiềm

năng năng suất cao (70 – 80 trái/cây/năm), trái có kích thước từ trung bình đến to, gáo
dày (3 – 4 mm) và xơ khá dày. Khối lượng trái từ 1,6 – 2,0 kg/trái khô và năng suất
bình quân 1 – 1,2 tấn/ha, với thời gian ra hoa đầu tiên là 5 – 7 năm sau khi trồng (Võ
Văn Long và ctv., 2008).
Theo Huỳnh Hoàng Sơn (1989) thì trọng lượng cơm biến động cùng với trọng
lượng trái, do đó việc chọn giống và cả kỹ thuật canh tác để cho trái lớn là rất quan
trọng. Trong ba vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn thì vùng ngọt cho năng suất cơm tươi/trái
cao nhất, kế đến là vùng lợ và mặn.
Đối với trái dừa dùng để ăn tươi thì thu hoạch dựa vào tuổi trái và kinh nghiệm
nhưng chủ yếu là kinh nghiệm. Nông dân thường búng vào vỏ trái dừa và nghe tiếng
kêu thanh do xơ và gáo bắt đầu cứng lại. Nếu dựa vào tuổi trái thì có thể hái trái vào
khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy sau khi thụ phấn.
1.3 NHU CẦU SINH THÁI CÂY DỪA
1.3.1 Nhu cầu về đất đai
Cây dừa thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất cát pha thịt, đất
sét nhưng phát triển tốt trên đất phù sa và pH thích hợp từ 5,5 – 7,0 (Magat và
Margate, 1989 và Manciot và ctv., 1979). Cây dừa đòi hỏi đất thoáng khí và thoát nước


5


tốt, có tầng đất mặt dày ít nhất 80 – 100 cm, độ pH từ 5,0 – 8,0. Cây dừa có thể chịu
được độ mặn từ 8 – 10o/oo.
Theo Korawis (1999), Ollagneir và ctv. (1983) và Prasada (1991) trên thế giới
có rất ít loại đất có khả năng cung cấp dinh dưỡng đủ để cân bằng cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây dừa. Đa số những vùng trồng dừa là những vùng đất
nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết.
Nhóm dưỡng chất sau đây rất cần thiết cho vườn dừa N, P, K, Mg, Na, Cl, Ca, Fe, Mn.
Bón các dưỡng chất này đúng liều lượng cây sẽ phát triển tốt, năng suất ổn định (Tôn
Thất Trình, 1974).
Năm 1968, Viện nghiên cứu Dầu thực vật của Pháp đã dựa vào lá thứ 14 trên
cây dừa trưởng thành để xác định mức khủng hoảng các yếu tố dinh dưỡng hay còn
gọi là nồng độ cực trọng để quyết định yếu tố phân bón cho cây dừa. Đây là nồng độ
dưỡng liệu mà phân bón sẽ không có lợi nếu số liệu phân tích cao hơn số này. Nồng độ
cực trọng xác định cho cây dừa như sau: N = 1,8 – 2,0%; P = 0,12 – 0,13%;
K = 0.8 – 1,0%; Ca = 0,5%; Mg = 0,3%; Fe = 50 ppm; Mn = 60 ppm (Tôn Thất Trình,
1947).
Ngoài ra, phèn và mặn là hai yếu tố hạn chế năng suất dừa. Nếu tách riêng từng
yếu tố tác động, phèn nhiều làm giảm số trái đáng kể và ảnh hưởng nặng nề hơn mặn
(Diệp Thị Mỹ Hạnh, 1997).
Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (2008) hàm lượng Cl- trong môi trường đất hay
nước cao đã ngăn cản việc sử dụng cacbohydrat và nitrogen để tạo thành các tế bào
mới, do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của dừa. Tuy nhiên cây dừa là cây
thực vật có khuynh hướng chịu mặn. Người ta gắn bản chất tính chịu mặn của cây dừa
với các đại lượng áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, sức hút của tế bào và tính thấm
của nguyên sinh chất trong tế bào.
Theo Bùi Chí Bữu và Nguyễn Thị Lang (2007), thiệt hại do mặn gây ra bởi sự

mất cân bằng áp suất thẩm thấu và sự tích tụ nhiều ion Cl-, sự mất cân bằng Na – K
cũng là yếu tố làm giảm năng suất vì ion K có vai trò quan trọng làm kích hoạt enzyme
và đóng mở khí khổng tương ứng với tính chống chịu mặn của cây trồng. Theo Diệp
Thị Mỹ Hạnh (2005) thì ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cây dừa có thể thích ứng trên

6


vùng đất phèn mặn nhưng năng suất dừa vùng phèn mặn giảm 45% và vùng bị nhiễm
phèn giảm 25% so với vùng đất phù sa.
Ở đất phèn, hàm lượng lân trong lá dừa vào mùa nắng luôn luôn thấp hơn vào
mùa mưa, với lý do vào mùa nắng đất chua hơn, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất giảm
mạnh chỉ còn 0,096% trong lúc nồng độ cực trọng của lân trong lá 0,13% (Diệp Thị
Mỹ Hạnh, 1997).
1.3.2 Nhu cầu về dinh dưỡng
1.3.2.1 Chất Đạm
Cây dừa đủ đạm phát triển nhanh, cho trái sớm và có nhiều hoa cái. Tuy nhiên
đạm không ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Thiếu đạm lá dừa có màu vàng nhạt cả
tàu lá, xuất hiện sớm ở tàu lá già (khi thiếu trầm trọng thì cả cây đều vàng), lá non vẫn
còn xanh nhưng không lán, tàu lá già chết sớm nên tổng số lá trên cây giảm, thân tóp
lại, sẹo lá và lóng thân ngắn (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
Các nguyên nhân gây thiếu đạm trên cây dừa có thể do đất không thoát thủy,
đất quá nhiều cát hay đất san hô chứa nhiều CaCO3, cỏ hòa bản mọc ở vườn dừa quá
nhiều cạnh tranh đạm với dừa, lượng mưa phân phối không đều mùa nắng kéo dài quá
làm rễ ít hoạt động, đất thiếu kali hay thiếu sắt (Tôn Thất Trình, 1974).
1.3.2.2 Chất Kali
Ở dừa kali là một nguyên tố quan trọng hơn cả đạm và lân. Chất kali làm tăng
năng suất và chất lượng cơm dừa khô, tăng tỉ lệ đậu trái và tăng sức chống chịu một số
sâu bệnh. Lá dừa thiếu kali bị vàng, chóp lá và bìa lá bị cháy khô, bắt đầu từ tàu lá già
(Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).

Kali có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu trái và tăng sản lượng cơm dừa khô, tạo cơm
dừa và chất béo trong cơm, làm giảm tác hại khi cung cấp đạm thái quá, tăng sức đề
kháng đối với một số sâu bệnh. Sự thiếu hụt của kali dẫn đến làm giảm màu xanh của
lá, cuối cùng lá bị khô sớm (Trung tâm Nghiên cứu Dầu và cây có dầu, 1986).
Theo Tôn Thất Trình (1974), kali làm tăng số buồng, số hoa, tỉ lệ thụ tinh, tổng
số trái và trọng lượng trái và như vậy làm tăng số khô dầu (copra). Ảnh hưởng của
phân kali chỉ thấy được sáu tháng sau khi bón phân. Các vườn dừa hay thiếu kali hơn
7


cả. Nhu cầu về kali của dừa rất lớn. Các dấu hiệu thiếu kali thường rất dễ nhận diện
bằng mắt thường, các lá dưới hết chết khô nhưng không rụng, vẫn còn treo ở thân. Các
lá giữa thì vàng hơn các lá ngọn. Trên một tàu lá thì đuôi lá chét vàng dần lên gần
sóng. Khi thiếu quá nhiều kali thì cây mảnh khảnh, yếu đuối, thân nhỏ, tàn lá chứa ít
lá. Bẹ lá ngắn và các lá kép cũng ngắn, lá để lược rất nhiều ánh sáng xuống đất.
1.3.2.3 Chất Lân
Lân giúp cho bộ rễ phát triển nhiều, dừa có gốc to, nhiều lá nhất là ở cây con.
Thường thì ít thấy dấu hiệu thiếu lân ở vườn dừa. Thiếu lân cây chậm phát triển, lâu
cho trái và trái lâu chín. Cây dừa dư lân trái có ít cơm và chất lượng khô dầu rất kém
(Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
Lân có tác dụng làm tăng vòng cổ thân, tăng số lá và vận tốc lá ở cây con. Khi
thiếu lân cây con chậm phát triển rễ, ra hoa muộn, trái chín chậm. Khi bón nhiều lân sẽ
tạo ra những trái dừa không có cơm hoặc hàm lượng cơm dầu khô kém. Các dấu hiệu
thiếu lân ít xảy ra ở các vườn dừa chỉ có các cây dừa còn nhỏ (chưa đầy 10 năm tuổi)
mới phản ứng với phân lân mà thôi (Tôn Thất Trình, 1974).
1.3.2.4 Chất Can-xi
Chất Can-xi giúp cây ổn định tế bào, giãn nở tế bào và cân bằng cation – anion
trong cây. Thiếu can-xi lá phụ có chóp bị vàng, sau đó trở nâu rồi cháy khô, thông
thường tàu lá non bị thiệt hại trước. Cây dừa thiếu can-xi dễ bị ngộ độc kim loại nặng.
Tuy nhiên, triệu chứng thiếu can-xi rất hiếm thấy (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).

Can-xi làm tăng sự cung cấp lân dễ tiêu và làm tăng sự hấp phụ dưỡng chất.
Khi thiếu can-xi ngọn lá chét trở nên vàng, vàng cam tạo thành vết hình chiếc nhẫn,
những vết này trở nên nâu đưa đến tình trạng lá bị khô (Trung tâm nghiên cứu dầu và
cây có dầu, 1986).
1.3.2.5 Chất ma-nhê
Ma-nhê là thành phần của diệp lục tố, hoạt hóa enzyme và tổng hợp protein,
giúp cây hấp thụ và vận chuyển lân tốt hơn. Thiếu ma-nhê lá phụ có màu vàng lan dần
về phía sóng của tàu dừa, xuất hiện trước tiên ở tàu lá già. Những tàu ngoài ánh nắng
thiệt hại nặng hơn lá trong rập (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).

8


Bón ma-nhê cho các cây dừa con thì rất tốt và tăng thêm số buồng, số hoa cái ở
buồng và tổng số trái. Bón ma-nhê cho các cây con còn ở vườn ươm thì càng tốt hơn
và ma-nhê lại liên kết tốt với kali và lân ở trường hợp này (Tôn Thất Trình, 1974).
1.3.2.6 Các nguyên tố vi lượng
Trong các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, Cl, B và Mo thì Cl là quan
trọng nhất. Dừa cần Cl với lượng lớn, nồng độ Cl- trong lá dừa rất cao từ 0,5 – 0,8%,
dưới 0,5% là dừa bị thiếu Cl- (Tôn Thất Trình, 1974). Như vậy, Cl là một dưỡng chất
đa lượng chứ không phải vi lượng vì dừa cần Cl tương đương với dưỡng chất N, K, Ca
và cao hơn Mg, P, S. Triệu chứng thiếu Cl dễ bị nhầm lẫn với thiếu K, chóp lá và bìa
lá của tàu lá già cũng bị cháy khô, cần thận trọng khi chuẩn đoán qua triệu chứng.
Thiếu Cl, trái dừa nhỏ nhưng tổng số trái không giảm (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
1.3.3 Yếu tố môi trường
1.3.3.1 Ánh sáng
Dừa là cây ưu thích ánh sáng, khi trồng trong mát cây con chậm lớn và ra trái
muộn. Ở gần biển các thân dừa luôn luôn mọc nghiêng về phía biển để có nhiều ánh
nắng hơn là về phía đất liền, như vậy lượng chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của tán lá, nếu bị rợp mát quá thì dừa có hiện tượng bị “lép” một bên, làm tán

nhỏ, cho buồng ít (Tôn Thất Trình, 1974). Thời gian chiếu sáng cần thiết cho dừa sinh
trưởng là 2.000 giờ/năm hay 120 giờ/tháng (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008). Dưới mức
chiếu sáng tối thiểu lượng dừa sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu về các thành phần cấu tạo
năng suất ở các tháng khác nhau trong năm, nhận thấy số lượng hoa cái, đậu trái và
khối lượng cơm dừa khô trên trái đạt mức cao trùng vào thời kỳ tháng 3 đến tháng 8,
những tháng có số giờ chiếu sáng nhiều nhất trong năm.
Ngoài ra, ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây quang hợp. Quang hợp là sự
chuyển hóa năng lượng bằng con đường truyền năng lượng của lượng tử ánh sáng
được sắc tố hấp thu và tiêu hao dần trong quá trình hình thành các liên kết hóa học. Ý
nghĩa của quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng của lượng tử ánh sáng để khử
CO2 thành glucid, tích lũy hợp chất hữu cơ cho cây trồng (Banzon và Velasco, 2000).

9


1.3.3.2 Lượng mưa và nhu cầu nước
Lượng mưa phân phối đều trong năm thì dừa phát triển tốt, vũ lượng hằng năm
thích hợp từ 1.300 đến 2.300 mm. Lượng mưa là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
nhu cầu nước của cây dừa. Để đảm bảo cho lá quang hợp cây cần có sự tiếp xúc của bề
mặt lá đến không khí bên ngoài. Quá trình biến dưỡng và trao đổi chất cây trồng cần
hút nước từ đất. Sự hút nước của cây tùy thuộc vào khả năng hoạt động của bộ rễ và
thành phần sa cấu của đất. Trong các yếu tố môi trường thì nước có vai trò quan trọng
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất trên một đơn vị diện
tích (Tôn Thất Trình, 1974).
Theo Hoàng Văn Đức và Việt Chy (1983) thì sau khi thụ phấn trong thời kỳ
sinh trưởng đầu, nếu không được cung cấp đủ nước, một số quả có thể bị thui hoặc
rụng. Kết quả nghiên cứu của Dương Thành Nguyên (1989) cũng cho thấy nồng độ
mặn 14,7o/oo cũng làm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái dừa. Theo Nguyễn Bảo Vệ và
ctv. (2005) thì ẩm độ thích hợp cho dừa là 80 – 90%, nếu thấp hơn 60% thì làm cho
dừa bị rụng trái non. Mưa nhiều cũng không tốt cho dừa vì sự trực di dưỡng liệu cao

và có thể làm úng vườn dừa.
1.3.3.3 Nhiệt độ và ẩm độ
Dừa dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp, do đó đa số giống dừa được phân bố ở
vùng nhiệt đới, phát triển tốt ở vùng có khí hậu ẩm, vùng có không khí quá khô hạn,
lượng bốc thoát hơi nước cao sẽ làm cây sinh trưởng phát triển kém. Nhiệt độ trung
bình tối hảo là 27oC – 29oC. Nhiệt độ tối thiểu 20oC – 21oC. Mức biến thiên nhiệt độ
trong ngày không quá 7oC. Nhưng nhiệt độ tối thiểu hàng ngày nhỏ hơn 15oC sẽ làm
thay đổi sinh lý và phát triển cây dừa (Tôn Thất Trình, 1974).
Độ ẩm thích hợp (70 – 90%) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này
lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp, thậm chí cả
khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Cây dừa thích hợp với khí hậu nóng và ẩm,
ẩm độ trong khoảng 80 – 90%.

10


1.4 MỘT SỐ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT DỪA
1.4.1 Sự thụ phấn
Theo Tôn Thất Trình (1974) thì mỗi buồng dừa tốt có khoảng 50 hoa cái có thể
thụ phấn như vậy tỉ lệ thụ phấn tùy thuộc một phần vào tổng số hoa cái mang trên
buồng. Ông đưa ra ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thụ phấn là di truyền, tuổi cây và
dinh dưỡng, còn Hoàng Văn Đức và Việt Chy (1983) thì cho rằng tỉ lệ này cao trong
mùa khô tuy nhiên biến động không nhiều giữa các tháng.
Theo Sholdt (1966 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005) cho là nguồn
gốc phấn hoa không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái hay năng suất dừa nghĩa là phấn hoa
có thể đến từ trên cùng một phát hoa hay từ một phát hoa khác của cùng một cây hoặc
của cây khác. Hoa cái thụ phấn khi nướm tách ra làm ba, tiết nhờn và mật hoa. Khi hoa
cái trở màu nâu và hết tiết mật hoa là không còn thụ phấn nữa. Thụ phấn có hiệu quả
nhất là ngày đầu tiên nướm nhụy cái nở và chỉ có một hạt phấn đủ để thụ phấn cho một
noãn. Trung bình một phát hoa có khoảng 272 triệu hạt phấn hoa.

1.4.2 Số buồng/cây/năm
Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hoàng (1983) trên hai giống Ta Xanh và
Ta Vàng cho thấy: ở Ta Xanh thời gian trung bình giữa hai mo mở là 24,1 ngày và ở
Ta Vàng là 24,9 ngày. Như vậy cứ khoảng một tháng sẽ cho 1 buồng và 12 buồng/năm
trừ trường hợp mo thui thì sẽ có sự vắng mặt của một số mo trên cây.
Theo Hoàng Văn Đức và Việt Chy (1983) số buồng trong năm tùy thuộc vào số
lá mọc trong năm và phụ thuộc vào mức cung cấp nước trong giai đoạn lá vươn dài.
Đối với một số giống dừa thì số buồng thu hoạch trong một năm không biến động
nhiều và do yếu tố di truyền quyết định. Một số nguyên nhân làm giảm số
buồng/cây/năm đã được Tôn Thất Trình (1974) đưa ra cùng với các biện pháp khắc
phục (Bảng 1.1)

11


×