Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ẢNH HƯỞNG của MENTOFIN lên KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và tỉ lệ HAO hụt của gà THỊT GIỐNG ROSS 308

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MENTOFIN LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ HAO HỤT CỦA
GÀ THỊT GIỐNG ROSS 308

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Duyệt Của Cán Bộ Hướng Dẫn

Duyệt Của Bộ Môn

Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012
Duyệt Của Khoa Nông Nghiệp&SHƯD

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả
nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong các
công trình luân văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Trầm Thái Nguyên



2


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường ĐẠI HỌC CÀN THƠ, nay tôi đã
thực hiện được ước mơ là hoàn thành được luận văn tốt nghiệp và sắp trở thành một
kỹ sư Chăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của quý thầy cô và rất nhiều người, tôi chân thành biết ơn đến những người
đã giúp đỡ tôi trong những năm tháng qua.
Cảm ơn ba mẹ là người sinh con ra và cực khổ nuôi dạy con nên người.
Em xin chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung là một người cô đáng
kính đã hết lòng dạy bảo và hết lòng hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành tốt đề
tài.
Em xin chân thành biết ơn đến thầy cố vấn Đỗ Võ Anh Khoa đã lo lắng, dạy dỗ lớp
Chăn Nuôi Thú Y khóa 35 trong những năm tháng qua.
Em xin chân thành cám ơn anh KS. Nguyễn Anh Phi Long đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thật tốt cho em thực tập làm luận văn trong suôt thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn BSTY.Vũ Văn Hướng là người đã hết lòng hỗ trợ trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cám ơn các anh trong trại gà của công ty Long Bình và bạn học cùng khóa đã hết
lòng giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi khoa Nông Nghiệp &
SHƯD trường ĐH Cần Thơ đã trang bị cho em những kiến thức vô cùng quý báu.

3


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của Mentofin lên khả năng sinh trưởng và tỉ lệ hao hụt

của gà thịt giống Ross 308” Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên với 2 nghiệm thức và được lặp lại 6 lần, thí nghiệm có 12 đơn vị thí nghiệm,
mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 ô chuồng, có tổng cộng 12 ô chuồng. Tổng số gà làm thí
nghiệm là 48000 con.
Nghiệm thức 1: Sử dụng thuốc Mentofin (NTmen).
Nghiệm thức 2: Đối chứng (không sử dụng thuốc Mentofin, DC).
Kết quả:
Trọng lượng bình quân (g/ngày) của gà thịt Ross 308 của thí nghiệm ở lô đối chứng
(2077 g) không khác biệt so với lô thí nghiệm (2024 g, P=0,25).
Do đó tốc độ tăng trưởng bình quân (g/con/ngày) của gà thịt Ross308 ở lô đối
chứng (69,06 ) và lô thí nghiệm tương đương nhau (67,01 g, P=0,25).
Tuy nhiên tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) giữa 2 nghiệm thức thì khác biệt có ý nghĩa
(P=0,01). Tính trên toàn kỳ tiêu tốn thức ăn của gà ở lô thí nghiệm (121,7 g) cao
hơn lô thí nghiệm (110,5 g).
Do đó hệ sô chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm ở lô đối chứng 1,76 cao hơn lô thí
nghiệm là 1,65 (P=0,04).
Tỉ lệ hao hụt của gà ở lô đối chứng (8,04%) cao hơn so với lô thí nghiệm (3,64%)
và sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,01).
Tuy nhiên giá thành sản xuất ra 1 kg gà thịt của gà ở lô đối chứng là 21.924 đồng,
rẻ hơn 99 đồng so với lô thí nghiệm là 22.023 đồng.
Việc bổ sung thuốc Mentofin đã có tác dụng giúp làm giảm lượng tiêu tốn thức ăn
từ đó làm giảm được HSCHTA và giảm thiểu được tỉ lệ hao hụt trong quá trình
nuôi. Tuy nhiên sự chênh lệch về giá thành sản xuất ra 1 kg gà thịt ở 2 nghiệm thức
này không đáng kể.

4


MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN ..i
LỜI CẢM ƠN
ii
TÓM LƯỢC iii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………
… iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC HÌNH vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
2.1 SƠ LƯỢT VỀ TINH DẦU 2
2.2.1 Tinh dầu tràm 2
Hình 2.1 Hình lá và hoa cây tràm 3
2.2.2 Tinh dầu gừng 5
2.2.3 Tinh dầu bạc hà
7
2.2.4 Tinh dầu khuynh diệp (Bạch đàn) 9
2.2 SAPONIN
10
2.3 MÙI TRONG CHUỒNG NUÔI
11
2.4.1 Mentofin
11
2.4 HIỆU QUẢ MENTOFIN TRONG CÁC NGHIÊN CỨU 11
2.4.2 Kết quả nghiên cứu 11

2.5 VAI TRÒ CỦA VITAMIN 12
2.5.1 Vitamin A
13
2.5.2 Vitamin D
13
2.5.3 Vitamin E
14
2.5.4 Vitamin K
16
2.5.5 Vitamin B1 16
2.5.6 Vitamin B2 16
2.5.7 Vitamin B6 17
2.5.8 Vitamin B12 17
2.5.9 Vitamin C
17
2.6 VAI TRÒ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG
19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
21
3.1.2 Động vật thí nghiệm 22
3.1.3 Chuồng trại 22
3.1.4 Thức ăn, nước uống, thuốc thú y, thuốc thí nghiệm
23
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 24
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
25
3.2.1 Bố trí thí nghiệm

25
3.2.2 Cách sử dụng thuốc 25
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
26
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 28
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
5


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 30
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM
30
4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
30
4.2.1 Trọng lượng và tăng trọng trung bình của gà qua các tuần tuổi 30
4.2.2 Tiêu tốn thức ăn (TTTA) của gà qua các tuần tuổi
31
4.2.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của gà qua các tuần tuổi 33
4.2.4 Tỉ lệ hao hụt của gà thí nghiệm
34
4.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ37
5.1 KẾT LUẬN
37
5.2 ĐỀ NGHỊ
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

6



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ca:

Calcim (can xi)

P:

Phosphorus (phot pho)

CF:

Crude fiber (xơ thô)

CP:

Crude protein (đạm thô)

DE:

Digestible energy (năng lượng tiêu hóa)

DM:

Dry matter (VCK: vật chất khô)

EE:

Ether extract (béo thô)


FCR:

Feed conversion ratio (HSCHTA: hệ số chuyển hóa thức ăn)

ME:

Metabolisable energy (năng lượng trao đổi)

ME/CP: Chỉ số quan hệ giữa năng lượng và protein
NT:

Ngiệm thức

NTmen: Nghiệm thức sử dụng thuốc Mentofin
DC:

Nghiệm thức đối chứng

TTTA:

Tiêu tốn thức ăn

7


DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Kết quả thí nghiệm Mentofin trong nước uống.

12
Bảng 2.2 Kết quả thí nghiệm thực hiện kiểm tra, kiểm soát và tỷ lệ tử vong trong
sản xuất nông nghiệp.
12
Bảng 2.3 Nhu cầu các Vitamin/kg thức ăn
19
Bảng 2.4 Nhu cầu khoáng vi lượng trong thức ăn gia cầm: 20
Bảng 3.1 Số lần cho ăn trên ngày và mã số thức ăn theo độ tuổi gà. 23
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc.
23
Bảng 3.3 Số lượng gà cho một dụng cụ. 25
Bảng 3.4 Lượng Mentofin sử dụng cho 1000 gà trong thí nghiệm
25
Bảng 3.5 Chương trình thuốc.
27
Bảng 3.6 Chương trình vaccine. 28
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của nghiệm thức lên trọng lượng và tăng trọng trung bình của
gà qua các tuần tuổi. 31
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nghiệm thức lên tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi
32
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nghiệm thức lên hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các
tuần tuổi
33
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nghiệm thức lên tỉ lệ hao hụt của gà thí nghiệm 34
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung thuốc Mentofin 35

8


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


Trang

Hình 2.1 Hình lá và hoa cây tràm 3
Hình 2.2 Hình lá và hoa cây khuynh diệp 9
Hình 3.1 Hình trại thí nghiệm
21
Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể trại chăn nuôi 21
Hình 3.3 Hệ thống quạt hút của chuồng kín
22
Hình 3.4 Thuốc Mentofin 24
Hình 4.1 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuân tuổi
32
Hình 4.2 Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi 34
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ hao hụt của gà thí nghiệm
35

9


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tình hình hiện nay, đất nước ngày càng phát triển và đang hướng tới một nền
nông nghiệp bền vững, trong đó ngành chăn nuôi giữ vai trò quan trọng trong nền
nông nghiệp nước ta. Hiện nay chăn nuôi gà thịt công nghiệp là một trong những
biện pháp hữu hiệu, do gà thịt có vòng đời ngắn, có nhiều giống, dễ nuôi với những
quy mô lớn nhỏ khác nhau. Phần lớn các trại gà ở nước ta hiện đang nuôi các giống
gà thịt cao sản nước ngoài như gà Ross 308, gà Cobb 500, gà Ross 708,.... Các
giống gà này có tốc độ sinh trưởng nhanh cần phải được cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho sự sinh trưởng của chúng.

Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp khiến cho người
chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây kháng sinh và hormon được sử dụng
như là chất kích thích tăng trọng, giảm thấp tiêu tốn thức ăn nhằm tăng lợi nhuận
trong chăn nuôi. Ngày nay, chăn nuôi an toàn sinh học là rất quan trọng. Bạc hà,
khuynh diệp là những cây mọc nhiều trong tự nhiên, hoạt chất chính trong chế phẩm
này là những tinh dầu có tác dụng sát trùng, giải giảm sốt, chửa cảm cúm…Ngoài
ra, còn có Yucca (Yacca schidigera) và Quillaja (Quillaja saponaria), là cây mọc
nhiều ở vùng nóng và khô của Bắc và Trung Mỹ, Chile và Mexico. Hoạt chất chính
trong chế phẩm này là saponin có tác dụng hạn chế mùi hôi của chất thải, nâng cao
khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, nâng cao đáp ứng miễn dịch, cải thiện năng suất
sinh sản, giảm nồng độ amoniac và tăng trưởng tốt hơn. Mentofin là một hỗn hợp
tan trong nước bao gồm nhiều tinh dầu thực vật và saponin. Các thành phần chính là
các loại dầu thiết yếu của khuynh diệp và tinh dầu bạc hà, đặc biệt là saponin. Vì
vậy việc bổ sung thuốc Mentofin trong chăn nuôi gà thịt sẽ giúp giảm tiêu tốn thức
ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Từ thưc tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Mentofin lên
khả năng sinh trưởng và tỉ lệ hao hụt của gà thịt giống Ross 308”. Mục tiêu của
đề tài: Nhằm tăng năng suất chăn nuôi và giảm tỉ lệ hoa hụt của gà Ross 308 từ đó
giúp tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 SƠ LƯỢT VỀ TINH DẦU
Định nghĩa
Tinh dầu là một hỗn hợp phức tạp các chất có đặc tính chung:
Bay hơi ở nhiệt độ thường, thường có mùi thơm.
Tỷ trọng thường nhỏ hơn nước.

Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
Cất kéo được bằng hơi nước.
Thường gặp trong thực vật, một số ít gặp trong động vật.
Thành phần hóa học: Các chất hữu cơ phân tử nhỏ (<300 đvC): Các hydrocarbon,
các dẫn chất có oxy: alcol, aldehyd, keton, acid, ether, ester. Có thể tồn tại trong cây
dưới dạng tiền chất (glycoside…) (Phạm Thanh Kỳ và ctv, 1998).
2.2.1 Tinh dầu tràm
Cây Tràm là một cây nếu phát triển tự nhiên có thể cao tới 4 – 5 m. Trên than cây to
lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt,
phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và
miềm về sau dầy, cứng và dòn; thường dài 4 – 8 cm, rộng 10 – 20 mm (Đỗ Tất Lợi,
2003).
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bong tận cùng bằng nột túm lá non; lá bắc hình
mác, sớm rụng; hoa màu trắng vàng nhạt tụ tập 2 – 3 cánh trên cụm; đài hình trụ có
long miềm, 5 răng, sớm rụng; tràng 5 cánh mỏng rất ngắn; nhị rất nhiều, hàm liền ở
gốc thành 5 bó đối diện với lá dài; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô. Quả nang, gần hình
cầu, cụt ở đầu, đường kính: 4mm, khi chin nứt thành 5 mảnh; hạt hình niệm hoạc
gần hình trứng. Mùa hoa: tháng 3 – 5 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Phân bố,sinh thái:
Chi Melaleuca ước tính có khoảng 250 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới, sống tập trung từ vùng châu Đại Dương, bao gồm Australia, Papua, Niu
Ghinê, Niu Caliđôni,… đến vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có hai loài
là Tràm lá hẹp (M. alternifolia Cheel) nhập nội từ Australia, trồng ở vùng đồi khô
hạn tỉnh Quảng Bình và Tràm lá lớn (M. leucadendra L.). Các loài trong cùng một
chi có nhiều đặc điểm sinh học lien hệ chặt chẽ với nhau (Đỗ Huy Bích và
ctv,2004).

11



Việt Nam là nước nằm trong những nước có diện tích Tràm tự nhiên lớn nhất châu
Á. Mỗi năm, có thể sản suất từ 80 – 100 tấn tinh dầu chủ yếu là xuất khẩu. Nếu có
them thị trường tiêu thụ thì tinh dầu Tràm của Việt Nam sản suất ra còn lớn hơn rất
nhiều. Rừng Tràm của Đồng Tháp Mười còn ý nghĩa lớn vệ mặt sinh học và môi
trường (Võ Văn Chi, 1991).

Hình 2.1 Hình lá và hoa cây tràm
(Nguồn: />
Bộ phận dùng: Lá và phần ngọn, thu hái vào đầu mùa hè, phơi sấy khô. Còn có thể
dung vỏ than.
Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu của lá Tràm là tinh dầu, với tỉ lệ 2,5‰
(tính trên lá tươi) và 2,5% (tính trên lá khô) (Đỗ Tấn Lợi,2003).
Lá chứa tinh dầu, flavonoid. Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, tập 3, dược
liệu phải chứa ít nhất 1.25% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt) (Đỗ Huy Bích
và ctv, 2004).
Tinh dầu Tràm là một chất lỏng, không màu hay hơi vàng nhạt, vị hơi cay, mùi
thơm đặc biệt. Nếu tinh chế, tinh dầu trong, hầu như không màu, tan trong 2,5 – 3
thể tích cồn 70° (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Tinh dầu Tràm chứa 14 – 65% là 1,8 – cineol tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các
điều kiện khác. Các thành phần khác là 3, 5 – dimethyl – 4, 6 – di – O –
methylphloroacetophenon, terpineol, pinen, nerolidol, benzaldehyd (vết),
valeraldehyd (vết).
Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, tập 3, tinh dầu Tràm phải chứa ít nhất
60% cineol. 1,8 – cineol là chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm nhẹ, thoảng
mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước, hòa tan với bất cứ tỉ lệ nào

12


trong ethanol tuyệt đối, ether, chloroform, dầu vaselin, dầu thảo mộc, tinh dầu

thong, acid acetic loãng.
Quy trình chiết tách hàm lượng cineol được tiến hành theo nhiều giai đoạn (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004):
Giai đoạn I: cho tinh dầu với hàm lượng cineol từ 60% trở lên. Nếu tinh dầu có hàm
lượng cineol thấp, cần phải chưng cất dưới áp lực giảm.
Giai đoạn II: kết tinh phân đoạn ở nhiệt độ thấp, đua tinh thể cineol vào túi vải, ly
tâm nhanh.
Sản phẩm có thể đạt 90 – 98% cineol, muốn được với hàm lượng cao hơn cần tiếp
tục tinh chế.
Ngoài tinh dầu, Tràm còn có flavonoid và tannin. Các flavonoid trong lá Tràm là
laempferol, quercetin, myricetin, myricitryl, quercetrin, và quercetin – O –
xyloglucosid. Tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh của
streptomycin và đặc biệt của penicillin (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Tác dụng dược lý:
Tinh dầu Tràm có tác dụng kháng khuẩn in vitro theo thứ tự hoạt tính giảm trên các
chủng vi khuẩn: Candida albicans, Bacillus subtilis, … phế cầu, tụ cầu vàng, trực
khuẩn mủ xanh. Linalool, terpinen – 4 – ol từ tinh dầu Tràm có tác dụng trên E.
coli. Tinh dầu Tràm và cineol có tác dụng ức chế in vitro các chủng nấm: Candida
albicans, Trichophyton,… (Đỗ Huy Bích và ctv. 2004).
Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu 1,8 – Cineol trên một số chủng vi khuẩn như
sau: Staphylococcus aureus (9,5 mg/ml), Pseudomonas aeruginosa (2,75 mg/ml), E.
coli (2,4mg/ml) (Naturforsch, 2002).
Thường dùng tinh dầu Tràm nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhất, tê thấp, ho,
cảm. Mặc dù tỉ lệ cineol trong tinh dầu Tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn
nhưng người ta cho rằng tính chất xác trùng của tinh dầu Tràm lại mạnh hơn tinh
dầu bach đàn, người lớn và trẻ em điều có thể dung tinh dầu nguyên chất để xoa
bóp, hoạc có thể uống tinh dầu 10 đến 50 giọt.(Đỗ Tất Lợi, 2003).
Cặn tinh dầu Tràm được bào chế thành thuốc trị nấm da, và đưa thử nghiệm trên
lâm sang đạt kết quả tốt. Thuốc xức trị ngứa chứa hỗn hợp cặn dầu Tràm (79,8%),
cồn tô mộc 1% (20%) và bột berberin(0,2%) được sử dụng trên lâm sang, xức lên

vùng da ngứa sẽ có tác dụng rõ rệt, đặt biệt có tác dụng với ghẻ ngứa, hắc lào, lang
ben, viêm nang râu. Dung dịch tinh dầu Tràm 20% pha trong dầu lạc, và dung dich
cineol trong dầu chữa bỏng. Kết quả da bỏng bị hoại tử se lại, giảm phù, nhiễm
khuẩn nung mủ bị hạn chế, quá trình tái tạo mô phát triển, vết bỏng chóng lành và

13


lên sẹo tốt hơn. Tinh dầu Tràm tinh chế có trong thành phần của một thuốc cùng với
bromoform, được thử nghiệm trên lâm sang, có tác dụng khá tốt để giảm ho, long
đờm, sát khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp trong điều trị nhiễm khuẩn
đường hô hấp thể nhẹ (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tính vị công năng: Lá Tràm có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai kinh: tỳ,
phế, có tác dụng hoạt huyết, khu pgong, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng.
Công dụng:
Trong nhân gian thường dùng lá và cành non mang lá để pha, hãm hoạc sắc với tỉ lệ
20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước giúp tiêu hóa, chữa ho hoạc để xông. Có
thể dung dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công
dụng như trên với liều 2 – 5g cồn một ngày (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá Tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiểm khuẩn, bôi lên vết bỏng tránh
hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẫn ngứa. Lá Tràm phơi khô cũng được nhân
gian nấu nước uống thay trà (2g trong 1 lít nước) có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Tinh dầu Tràm pha trong dầu thầu với tỷ lệ 5 – 10% dung nhỏ mũi để sát khuẩn,
chống cúm ngạt mũi. Còn dung tinh dầu Tràm pha vào nước với nồng độ 0,2% để
rửa vết thương.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu Tràm pha loãng được dung uống làm thuốc
long đờm trong viêm thanh quản và viêm phế quản mản tính và làm thuốc gây trung
tiện giảm chướng bụng; liều quá cao gây kích thích đường tiêu hóa. Có tác dụng trị
giun, đặc biệt giun đũa. Chấm tinh dầu Tràm vào lỗ răng sâu, làm đỡ đau răng.
Một số bài thuốc có Tràm

Chữa ứ huyết: lá Tràm khô, rễ ô rô tía, mỗi vị 20 – 30g. Sắc đặc uống trong ngày.
Chữa thần kinh suy nhược, ít ngủ: vỏ Tràm 20g; dây lạc tiên, lá vuống, mỗi vị 15g.
sắc uống trong ngày.
Chữa cảm cúm: lá Tràm 30g. đun sôi với nước vài dạo để xông và uống một bát
nước sắc lúc nóng cho ra mồ hôi. Hoạc dung 15 giọt tinh dầu pha với nước đường
để uống và xoa tinh dầu vào mũi, gáy, sống lưng.
2.2.2 Tinh dầu gừng
Gừng hay gừng khương còn có tên là sinh khương, can khương.
Tên khoa học:
Zingiber officinale Rosc., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Zingiberis).

14


Gừng là một thực vật bản địa của châu Á trồng nhiều ở khắp nơi trên thế giới như
Tây Ấn và các khu vực lân cận, Jamaica, và Châu Phi. Tinh dầu thu được từ rễ là
một sản phẩm có giá trị cao và như vậy việc nghiên cứu luôn luôn diễn ra để tìm
kiếm hướng cải tiến kỹ thuật chiết xuất để thu được tinh dầu với sản lượng cũng
như chất lượng tốt hơn (Phạm Thanh Kỳ và ctv, 1998).
Mô tả cây: Cây thảo đa niên, mọc thành bụi cao đến 1m. Thân rễ phát triển thành
củ, phân nhánh xòe ra gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng nhạt, mùi thơm.
Lá mọc so le, không cuống, có bẹ, hình mác, mặt nhẵn bóng, gân giữa hơi trắng
nhạt, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc dài cỡ 20 cm mang cụm hoa hình
bong. Hoa màu vàng xanh, cánh môi màu tía với những chấm màu vàng. Nhị hoa
màu tía. Quả mọng.
Phân bố: Gừng là một thực vật bản địa của châu Á trồng nhiều ở khắp nơi trên thế
giới như Tây Ấn và các khu vực lân cận, Jamaica, và Châu Phi. Chủ yếu dung làm
gia vị và làm thuốc.
Thu hái, chế biến: Thường thu hoạch vào mùa đông, khi cây sắp lụi. Đào lấy rễ củ,

cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng dạng tươi, dạng khô, sao
vàng hoặc sao gần cháy tùy theo mục đích sử dụng. Tinh dầu thu được từ thân rễ là
một sản phẩm có giá trị cao và như vậy việc nghiên cứu luôn luôn diễn ra để tìm
kiếm hướng cải tiến kỹ thuật chiết xuất để thu được tinh dầu với sản lượng cũng
như chất lượng tốt hơn (Zingiber officinale Rosc).
Thành phần hóa học:
Tinh dầu ( 1 – 3%): d-camphor, β-phelandren, zingiberen, citral, borneol, geraniol.
Chất cay: gingerol, shogaol.
Tinh bột, lipid, nhựa dầu.
Tính chất lý hóa của tinh dầu gừng:
Tinh dầu trích từ thân rễ Zingiber officinale Rosc. là chất lỏng linh động, nhớt, có
màu xanh đến vàng, mùi thơm đặc trưng nhưng không có vị cay của gia vị.
Trọng lượng riêng (15OC): 0.877 đến 0.886
Góc quay cực: -26O0 đến -50O0
Chỉ số khúc xạ (20 OC): 1.489 – 1.494
Chỉ số acid: >2
Chỉ số ester: >15
Độ hòa tan: tan ít trong alcol (Lê Quỳnh Liên, 2000).

15


Thành phần hóa học: Hexanal (0.07%), Triciclen (0.23%), α-pinen (3.9%), 2heptanol (0.27%), 2-heptanon (vết), Camphen (12.6%), Fufural (vết), Sabinen
(0.07%), β-pinen (0.53%), mircen (1.9%), α-phelandren (5.7%), 6-metilhept-5-en-2on (0.15%), p-cimen và 1,8-cineol (5.3%), γ-terpinen (0.05%), 2,6-dimetilhept-5nal (0.06%), Terpinolen (0.35%), 2-nonanol (0.2%), Linalool và 2-nonanol (0.65%),
Perilen (0.18%), Rosefuran (0.18%), Citronelal (0.29%), Isoborneol (vết), Borneol
(1.8%), Camphor (0.12%), α-terpineol (1%), Citronelol (0.3%), p-cimen-8-ol
(0.07%), Mirtenal (0.06%), 2-undecanon (0.05%), Geraniol (0.69%), Neral (8.1%),
Acetat bornil (0.21%), Geranial (15.9%), β-elemen (0.3%), Acetat geranil (0.2%),
Trans-β-farnesen (0.12%), Zingiberen (9.2%), α-farnesen, β-bisamolen và arcurcumen (7.8%), β-sesquiphelandren (4.3%), δ-cadien và selina-7(11)dien
(0.26%), Acid lauric (0.09%), (E)-nerolidol (0.7%), Elemol (0.38%),

Metilisoeugenol (0.08%), γ-eudesmol (0.23%), β-bisabolol (0.59%), β-eudesmol
(0.93%), trans-β-sesquiphelandrol (0.72%), farnesal (0.2%), xantorrizol (0.1%) (Lê
Quỳnh Liên, 2000).
Tác dụng dược lý – công dụng
Tác dụng dược lý: Chống oxy hóa, kháng viêm, chống nôn, trợ tiêu hóa, chống
huyết khối (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Công dụng: Trị lạnh bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy; Chống nôn,
trị cảm cúm, làm ra mồ hôi; Trị nhức đầu, ho mất tiếng; Gừng sao vàng chữa tay
chân lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp (Phạm Thanh Kỳ và ctv, 1998).
2.2.3 Tinh dầu bạc hà
Bạc hà hay còn gọi: Bạc hà nam, Nạt nặm, Cha piac bom (Tày)
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ hoa môi (Laminaccae).
Mô tả cây: Cỏ thân mềm hình vuông, mọc đứng hay mọc bò. Khi phân cành có thể
cao khoảng 30-80cm, lá mọc đối, mép khía răng, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím hồng
mọc ở kẽ lá. Toàn cây có long và tinh dầu thơm.
Bạc hà có nhiều loại:
Bạc hà ÂU (menthe poperita L.) di thực của Nga, Đức; sản lượng kém hơn bạc hà
nam, nhưng mùi vị thơm mát.
Bạc hà nam thường mọc hoang ở nhiều nơi, chổ ẩm ướt, và mọc thanh vùng tập
trung ở Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phú, Lao Cai và thường trồng ở vườn nhà từng
khóm với các thứ rau thơm.

16


Gần đây ta đã nhập một loại Bạc hà Nhật Bản cũng thuộc loại Mentha arvensis L.
có sản lượng tinh dầu và menthol khá cao. Các vùng sản xuất hiện nay chủ yếu là
loại Bạc hà này.
Bạc hà là loại cỏ sống lâu năm, mùa đông cây lụi đi nhưng sang xuân lại đâm mầm,

mọc lại. Tuy vậy, nhưng muốn có sản lượng cao thì cần trồng lại hang năm, thu
hoạch trước mùa nước (Lê Trần Đức, 1997).
Cất tinh dầu: Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, đến lúc thấy trên ruộng Bạc hà hoa
đã nở 100% số cây và trong mỗi cây hoa nở 70% trên cụm hoa, định lượng tinh dầu
lúc đó khoảng 5/1000 là có thể thu hoạch được. Cắt thân phần có mang lá đem về
xưởng cất tinh dầu, xếp rải ra trên nền nhà, không xếp đống. Cắt từ lúc 9 giờ sang
đến 15 giờ chiều là thời gian Bạc hà có tinh dầu cao nhất, không nên cắt sớm quá và
cũng không nên cắt vào lúc chiều tối, vì lúc này có sương xuống làm giảm hàm
lượng tinh dầu.
Cất tinh dầu Bạc hà dung lối kéo bằng hơi nước, nguyên lieu xếp ở nồi chỗ đặt trên
nồi nước đáy, mà không nên dung kiểu nồi luộc trực tiếp, làm giảm hiệu suất và
phẩm chất tinh dầu.
Về cách cất, đợi lúc nước sôi mới cho Bạc hà vào lèn chặt nồi chõ, đậy kín, thúc lửa
to 15-20 phút, sau dầu bắt đầu chảy ra từ ống ruột gà. Hứng dầu bằng bình phân ly
sẽ được tinh dầu. Ngoài tinh dầu, bình phân ly còn cho nước cất. Nước này còn
chứa một lượng tinh dầu tan trong nước không nên bỏ đi. Có thể lại dùng nước này
cho ngay vào nồi để cất mẻ sau cùng với lá mới, hoặc dùng để chế biến nước súc
miệng hoặc làm siro Bạc hà giải khác cũng tốt (Lê Trần Đức, 1997).
Công dụng: Bạc hà vị cay tính mát, và phế can, có tác dụng tán phong nhiệt, làm ra
mồ hôi, giải cảm sốt nhức đầu và chữa nôn mửa không tiêu. Liều dùng như sau:
Tinh dầu dùng giải cảm sốt nóng không có mồ hôi, mỗi lần uống 8-15 giọt với nước
nóng; dùng chữa nôn mửa, không tiêu mỗi lần uống 4-8 giọt chiêu với nước nguội.
Rót tinh dầu vào chén hay thìa nước, chiêu vào họng rồi uống tiếp nước tráng
miệng.
Lá tươi hay khô mỗi lần hay mỗi than thuốc dùng 8-15g.
Chữa các chứng cảm sốt nóng nhức đầu, mắt đau sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt
nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc, dùng Bạc hà và Sắn dây, mỗi vị 10-15g, đổ 1/3
lít nước, bịt kín ấm, đun sôi vài dạo bắc ấm xuống để xông, rồi rót một chén uống.
Sau sắc uống them 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống thuốc
nguội.

Chữa dị ứng mề đay, dùng lá Bạc hà tươi vò xát đỡ ngứa (Lê Trần Đức, 1997).

17


2.2.4 Tinh dầu khuynh diệp (Bạch đàn)
Bạch đàn thuộc Họ Sim (Myrtaccac) có các loại sau:
Bạch đàn xanh (Eucalyptus globules Labill).
Bạch đàn đỏ (Eucalyptus robusta Smith.).
Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus exserta F. v. Muell.).
Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.).

Hình 2.2 Hình lá và hoa cây khuynh diệp
(Nguồn: />
Mô tả cây:
Bạch đàn đỏ (lá dày): cây cao 10-15m, vỏ dày nứt dọc sâu, không bong, màu nâu
sẫm. Cành nhỏ màu đỏ nhạt. Lá mọc cách, phiến lá hình giáo hay trái xoan thuôn,
đầu nhọn, gân bên nhiều, nhỏ, xếp song song nhau, vò ra có mùi thơm. Hoa màu
trắng vàng, gồm 4-8 đóa hợp thành tán ở nách lá, cuống hoa to dẹt. Quả có cuống,
hình trứng ngược, dài độ trên 1 cm. Cây gỗ cứng đỏ, thớ vặn, dễ gãy, vỏ chứa nhiều
chất chat. Gỗ cưa nhỏ làm bột hương và có thể cất tinh dầu (Lê Trần Đức, 1997).
Bạch đàn chanh: Cây gỗ cao, vỏ mềm, nhẵn, màu xám, mỗi năm bong thành mảng
mỏng. Các lá trước mọc cách, cuối cùng mọc đối ở chót cách một vài đôi lá non
không cuống, có nhiều lông tơ. Phiến lá hình giáo, mềm nhẫn, màu lục bong, cuống
lá dài, vò ra có tinh dầu thơm mùi chanh. Hoa trắng vàng ở tận đầu cành, tập trung
thành tán 3-5 hoa, nụ hình bầu duc. Quả có cuống. hình trứng. Hạt nhỏ bé, màu nâu
nhạt.

18



Công dụng: Bạch đàn vị cay hơi đắng, mùi thơm tính bình, chống bệnh ngoại cảm
và sát trùng.
Chữa cảm cúm, cảm sốt ớn lạnh, ho đờm, hoặc chống viêm não lúc đầu, dung 40g
lá cành tươi, hay 20g lá khô cho vào ấm, đậy kín, đun sôi và dạo, để xông hơi và rót
một bát uống nóng cho ra mồ hôi. Hoặc uống tinh dầu 8-15 giọt chiêu với nước
uống, ngoài dùng tinh dầu xoa.
Chữa đơn độc, lở loét nổi mẩn ngứa và bị thương cũng sắc lá như trên, uống một
chén, và đấp nóng vào chỗ đau hoặc ngâm rửa.
Chữa trẻ em lở đầu, viêm da, đều nấu nước Bạch đàn gội rửa. chữa mề đay, dùng lá
non vò xát (Lê Trần Đức, 1997).
2.2 SAPONIN
Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là:
Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae. Đáng chú ý nhất là một số
loài thuộc chi Dioscorea L.; Agave L.; Yucca L.
Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ như:
Acanthaceae, Amaranthaceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophull-aceae,
Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae.
Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: tích lũy ơ quả như
bồ kết, bồ hòn; rễ như cam thảo, viễn chí, cát cánh; lá như dứa Mỹ…(Nguyễn
Hoàng Tuấn, 2012).
Saponin có trong nhiều loài thực vật, cả thực vật hoang dại lẫn thực vật gieo trồng.
Có hai loại saponin, đó là saponin acid (triterpenoid saponin) và saponin trung tính
(steroid saponin). Saponin acid có mặt chủ yếu trong thực vật gieo trồng còn
saponin trung tính có mặt chủ yếu trong thực vật hoang dại, đặc biệt là trong thảo
dược. Hợp chất saponin đang có trên thị trường hiện nay chủ yếu lấy từ cây
Quillaja (Quillaja saponaria) và cây Yucca (Yucca schidigera), các cây này mọc
nhiều ở vùng nóng và khô của Bắc và Trung Mỹ, Chilê và Mexico (Vũ Duy Giảng,
2010).
Saponin dạng bột hay dịch chiết của cây Yucca và Quillaja đã được dùng làm phụ

gia thức ăn chăn nuôi với các vai trò: Kiểm soát ammonia và mùi hôi của chất thải,
tương tác giữa saponin với cholesterol, hoạt tính bề mặt và chức năng của ruột,
nâng cao đáp ứng miễn dịch. Chiết chất saponin của Yucca và Quillaja bổ sung
vào thức ăn cho gà hay lợn đã thấy giảm được ammonia và mùi hôi của chất thải
trong chuồng nuôi. Có 2 cơ chế giải thích cho việc giảm ammonia, một là chiết chất
của cây Yucca có tác dụng đến chức năng của thận, làm tăng tốc độ phân giải
loại bỏ urê, dẫn đến giảm thấp hàm lượng urê và ammonia trong máu và thứ hai
19


là do stilbene có trong Yucca đã có tác dụng ức chế hoạt tính urease, hạn chế sự
phân giải urê thành ammonia (Vũ Duy Giảng, 2010).
2.3 MÙI TRONG CHUỒNG NUÔI
Trong chăn nuôi có rất nhiều hợp chất mùi được thải ra, theo các nhà khoa học Nhật
Bản thì có khoảng 9 hợp chất mùi gần nhất với các chất thải chăn nuôi là: ammonia,
methyl, ercaptan, hydro sulfide, dimethyl sufide, propionic acid, n-butyric acid, nvaleric acid và iso valeric acid. Trong đó, một số chất có ảnh hưởng đến ô nhiễm
môi trường không khí chung và hiệu ứng nhà kính.
Theo Đặng Văn Minh, không khí trong chuồng nuôi chứa khoảng 100 loại hợp chất
khí độc hại như NH3, H2S, CO2, tổng số vi khuẩn cao gấp 30-40 lần so với không
khí bên ngoài. Nếu hít phải nhiều và thường xuyên có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc
mãn tính. Ở nồng độ cao có thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc tử vong cho
người và vật nuôi (Minh Cường, 2011).
2.4.1 Mentofin
2.4 HIỆU QUẢ MENTOFIN TRONG CÁC NGHIÊN CỨU
Thành phần: tinh dầu khuynh diệp (10%), tinh dầu bạc hà (10%), chất lỏng xây
dựng (33%), saponin (47%).
Mentofin là một hỗn hợp tan trong nước bao gồm nhiều tinh dầu thực vật và
saponin. Các thành phần chính là các loại dầu thiết yếu của khuynh diệp và tinh dầu
bạc hà, đặc biệt là saponin. Saponin có tác dụng hạn chế mùi hôi của chất thải, nâng
cao khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, nâng cao đáp ứng miễn dịch, cải thiện năng

suất sinh sản, giảm nồng độ ammonia và tăng trưởng tốt hơn (Vũ Duy Giảng,
2010).
2.4.2 Kết quả nghiên cứu
Mentofin thể hiện hoạt tính chống virus ND mạnh mẽ và nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của Mentofin là 0,5% trong thời gian tiếp xúc 15 phút. Ngay cả nồng độ pha
loãng 0,125% của Mentofin cũng phát hiện có hoạt động diệt virus (Prof. R.R.
Bragg B.Sc.., B.Sc. (Hons), M.Sc.., PhD., 2006). Ngoài ra còn có thí nghiệm
Mentofin trong nước uống của Dr. Tiago Grosso như sau:

20


Bảng 2.1 Kết quả thí nghiệm Mentofin trong nước uống.

Chỉ tiêu
Số gà
Tỉ lệ hao hụt
FCR
ADG
Trọng lượng xuất bán

Nhóm kiểm soát
12000
3,26%
2,00
43,9 g/ngày
1,603 kg

Nhóm Mentofin
16000

2,54%
1,72
43,9 g/ngày
1,603 kg

(Nguồn: Dr. Tiago Grosso, Bồ Đào Nha, 7/2005)

Theo Elie K. Barbour, Ph.D, Mentofin còn có khả năng điều trị gà thịt bị ức chế
miễn dịch đồng cảm nhiễm với Mycoplasma và virus IB.
Bảng 2.2 Kết quả thí nghiệm thực hiện kiểm tra, kiểm soát và tỷ lệ tử vong trong sản xuất
nông nghiệp.

Chỉ tiêu
Tăng trọng
Trọng lượng
GMD
CMD
FCR
FCR, 2,200
% Tỉ lệ hao hụt
Chỉ số sản xuất
Mật độ

Nhóm kiểm soát
41,000
2,091
50,750
104,600
2,064
2,107

4,015
235,745
17,300

Nhóm Mentofin
39,200
2,010
50,575
100,200
1,980
2,056
4,015
244,930
17,550

Khác biệt
- 3,66%
- 3,88%
- 0,34%
- 4,20%
- 4,11%
- 2,48%
0,00
+ 3,90%
+ 1,44%

(Nguồn: Dr. Carles Mateu – DVM, Tây Ban Nha, mùa thu 2005)

2.5 VAI TRÒ CỦA VITAMIN
Vitamin là một hợp chất hữu cơ, tham gia vào phản ứng sinh hóa với lượng rất

nhỏ, đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường của động vật (Vũ Duy Giảng,
1997).
Vitamin là chất xúc tác sinh học của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, hàm
lượng của chúng trong cơ thể không lớn nhưng chúng rất cần thiết đối với việc tồn
tại của tất cả quá trình sống.
Vitamin được chia làm 2 nhóm :
+ Nhóm tan trong dầu: A, D, E, K
+ Nhóm tan trong nước: vitamin nhóm B và C
Nhu cầu vitamin thay đổi tùy theo tuổi, thể trạng và chức năng sinh lý của gà,
gà con cần lượng vitamin lớn hơn gà trưởng thành. Đối với gà nuôi nhốt tập trung
toàn bộ thức ăn là do người nuôi cung cấp thì việc bồ sung vitamin là rất cần thiết.
21


Thiếu vitamin sẽ nhanh chống dẫn đến sự rối loạn hoạt động sinh lý của
cơ thể và tiếp theo là bệnh tật phát sinh, những bệnh xảy ra gọi là bệnh thiếu
vitamin. Đối với gà công nghiệp, bệnh thiếu vitamin thường gây tác hại rất lớn
không kém gì các bệnh dịch.
Bệnh thiếu vitamin không gây tác hại trực tiếp ngay trên cơ thể gà con mà nó để lại
hậu quả nghiêm trọng cho cả đời gà như những bệnh di truyền. Do đó người chăn
nuôi không lấy gì lạ khi thấy gà con vừa mới nở ra đã thấy có triệu chứng của bệnh
này (Bùi Quang Toàn và ctv, 1980).
2.5.1 Vitamin A
Tham gia vào quá trình trao đổi propid, glucid, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, hệ
thần kinh, tổng hợp propid của cơ thể và hàng loạt các chất có hoạt tính sinh học
khác. Có vai trò trong chức năng của tế bào cơ thể, trong tổng hợp tế bào tuyến
giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, niêm mạc mắt, niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa,
hô hấp, bài tiết, sinh dục, chống sừng hóa da, chống còi xương. Đặc biệt vitamin A
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lớn của gia cầm non và sức sản xuất của chúng.
Vitamin A+protein = Rodopsin và Idopsin là những hợp chất chịu trách nhiệm điều

khiển thị giác (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Yêu cầu vitamin A: Ở gia cầm thường ít khi thiếu vitamin A vì nó hòa tan trong mỡ.
Yêu cầu vitamin A phụ thuộc vào giống, tuổi và chức năng sản xuất của gia cầm: gà
con 8000 – 10000, gà mái sinh sản 8000 – 10000. Vịt thịt 10000, vịt dò 5000, vịt đẻ
10000 UI/kg VCK, thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Khi thiếu vitamin A gà bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ”, “quáng gà”, đi lại
yếu, mất tính thèm ăn, còi cọc… Scott và Levine(196)0 cho biết gà con khi nhiễm
cầu trùng được bổ sung vitamin A vào khẩu phần đã làm tăng dự trữ vitamin A ở
gan và giảm tỷ lệ chết từ 73% xuống còn 9,7% và 0%. Khi gà thiếu vitamin A thì dễ
bị nhiểm ký sinh đường ruột (Vũ Duy Giảng,1997).
2.5.2 Vitamin D
Chỉ đạo sự thay đổi Ca và P trong cơ thể. Do đó, nó cần thiết cho sự tạo lập xương
và vỏ trứng. Nếu thiếu vitamin D sẽ gây đình trệ các quá trình tích lũy vôi trong
xương ở động vật non, gây hiện tượng còi cọc ( Võ Bá Thọ, 1989).
Nếu không đạt vitamin D trong thức ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất
trứng của gia cầm, gây bệnh còi xương. Hàm lượng canxi trong huyết thanh của gia
cầm còi xương giảm từ 10 còn 7 – 8 mg%, photpho từ 5 còn 2 mg%; lượng
photphat canxi trong xương từ 60-65 giảm còn 17-20%; và tăng tổ chức sun dẫn đến
xương bị mỏng, mềm và thoái hóa, cột sống vẹo, xương sườn nổi hạt. Mặt khác sự
thiếu vitamin D làm rối loạn thần kinh trung ương; phá hủy sự trao đổi protid,

22


gluxit, làm giảm lượng hồng cầu và huyết sắc tố, làm tăng hoạt tính của men
photphataza, dẫn đến làm giảm lượng xitrat trong huyết thanh (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận,1999).
Khi nhiệt độ môi trường cao sự hấp thu canxi, photpho kém, lúc đó cần bổ sung D3.
Tuy vậy ở gia cầm thường ít khi bị thiếu D3 vì nguồn vitamin D3 có thể được tổng
hợp trong cơ thể khi có tác động của tia cực tím lên da biến chất hóa học 7 –

dehydrocholesterol thành cholesterol sau đó hấp thu vào máu. Nhu cầu vitamin D
đối với gà con 2.000-2.200 UI/kg thức ăn, gà mái 1.500UI/kg thức ăn (Bùi Đức
Lũng và Lê Hồng Mận,1999).
2.5.3 Vitamin E
Vitamin E để giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa chất béo sinh các peroxyd có hại (Lê
Hồng Mận, 2001).
Thiếu vitamin E dẫn đến rối loạn vận động, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co
giật nhanh, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi, đầu ngoẹo ra
sau hoặc xuống bụng, gà còi cọc ngừng phát triển, thiếu máu một số trường hợp
sưng phù đầu, cổ và ngực; bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định
lượng:, Gà con từ 30-60 UI (9-12mg)/kg thức ăn; Gà giò và hậu bị: 25-50 UI (78mg)/kg thức ăn; Gà đẻ: 50-100 UI (15-17mg)/kg thức ăn (Nguyễn Xuân Bình et
al, 2009).
Puthpongsiriporn (2001) đã chỉ ra rằng việc bổ sung vit.E trong khẩu phần cho gà
mái có thể làm giảm bớt một số suy giảm chất lượng trong trứng gà khi chúng tiếp
xúc với môi trường nhiệt độ cao. Các thành phần vitamin tan trong chất béo của
lòng đỏ trứng của gà mái khi bổ sung vitamin không phải là một khái niệm mới.
Hơn nữa, nó đã được ghi nhận rằng việc bổ sung vit.E ở gia cầm sẽ gia tăng hàm
lượng vit.E trong trứng (Froning et al, 1982).
Một trong những tính năng chính của vit.E có vai trò như là một chất chống oxy
hóa. Việc bổ sung vit.E cho gia cầm sẽ mang lại sự ổn định oxy hóa của trứng và
tăng sản lượng trứng. Hơn nữa, S cheidiler và Froning (1996) báo cáo rằng gà mái
đẻ ăn thức ăn hạt lanh khác nhau với một mức độ cao của vit.E (50 IU/kg chế độ ăn
uống) cải thiện rất nhiều so với sản xuất trứng của gà mái đẻ cho ăn chế độ ăn cùng
với một mức độ rất thấp của vit.E (27 IU/kg chế độ ăn uống). Chế độ ăn uống bổ
sung α – tocopherol trong chế độ ăn hạt lanh cũng dẫn đến giảm đáng kể giá trị
TBA trong trứng gà mái, bổ sung so với trứng từ gà mái không bổ sung. Trong một
nghiên cứu khác, Froning et al. (1982) việc bổ sung cho gà Single Comb White
Leghorn với 11,231 và 451 IU vitamin E / kg thức ăn đã phát hiện rằng vit.E lắng
đọng trong màng lòng đỏ đã được tăng lên cho gà có bổ sung 231 và 451 IU/kg


23


vit.E. Quan trọng hơn, độ bền màng vitelline đã được tăng lên khi gà được bổ sung
vit.E.
Vit.E được xem là chất để bảo vệ các tế bào tham gia vào phản ứng miễn dịch,
chẳng hạn như tế bào lympho, đại thực bào, và các tế bào plasma, chống oxy hóa và
tăng cường chức năng và sự phát triển của các tế bào này (Meydani và Blumberg,
1993). Gebremichael et al. (1984) đã chứng minh rằng vit.E giúp cải thiện sự phát
triển và thực bào của các đại thực bào. Kramer et al. (1991) cũng báo cáo rằng việc
bổ sung vit.E giúp tăng cường sự phát triển tế bào bạch huyết ở động vật nuôi.
Tương tự, gà con nở bổ sung 0,03% α – tocopherol acetate thì túi dịch và lách tế
bào bạch huyết tăng nhan khi được kích thích trong ống nghiệm với tetrahydrofuran
hoặc concanavalin A (ConA) so với kiểm soát gà con nở từ gà mái mà không bổ
sung α – tocopherol acetate (Haq et al, 1996).
Vit.E có tác dụng sinh lý thông qua việc ngừng hoạt động của quá trình oxy hóa của
các gốc tự do. Theo Bollengier-Lee (1998) thì stress nhiệt làm suy yếu sự tổng hợp
và sản sinh vitellogenie và nếu bổ sung vit.E trong khẩu phần thì sẽ tạo điều kiện để
sản sinh của vitellogenie cần thiết cho sự hình thành lòng đỏ. Nói cách khác, dưới
điều kiện nóng bức, gia cầm không có khả năng tổng hợp đầy đủ acid ascorbic (AA)
(Kutlu và Forbes, 1993). Do đó, tỷ lệ tử vong được quan sát trong quá trình stress
nhiệt thường thấp hơn khi bổ sung AA (Kafri và Cherry, 1984). David và Brake
(1985) thấy rằng bổ sung 1000 ppm AA ở gà thịt làm giảm tỷ lệ tử vong 14, 6%.
Trong suốt quá trình stress nhiệt chuyển đổi corticosterone tăng từ nor-eponephrine
đến eponephrine, gây ra sự thoái hóa nang buồng trứng (Moudgal et al, 1985). Vit.E
đã được chứng minh là chất chống oxy hóa do các gốc tự do sinh ra trong màng tế
bào (Zuprizal et al, 1993).
Vit.E bổ sung trong khẩu phần có chứa nhiều tiền acid béo bão hòa giúp ngăn ngừa
quá trình oxy hóa và góp phần hình thành trứng.
Theo Colnago et al. (1984) báo cáo rằng việc bổ sung vit.E có thể cải thiện hiệu suất

tăng trưởng của gà thịt. Chuyển đổi thức ăn của gà thịt tiếp nhận 100 mg/kg của
vit.E cao hơn đáng kể hơn so với chế độ ăn khác. Kết quả này phù hợp với kết quả
báo cáo của Guo et al. (2003). Sự tăng trưởng của gà ở 42 ngày tuổi được giảm
đáng kể khi những chúng được tiếp xúc với điều kiện HS. Kết quả này là phù hợp
với xu hướng chung HS quan sát thấy ở gà thịt (Getaert et al, 1996). Người ta tin
rằng tăng 100C lên 200C, có giảm 17% trong lượng thức ăn ăn vào (Austic, 1985).
Geraert et al.(1996) quan sát thấy giảm 14% trong BW 2 – 4 tuần tuổi và 24% giảm
4 – 6 tuần tuổi khi gia cầm được tiếp xúc với 320C, và cho rằng hiệu quả làm giảm
có thể được gây ra bởi những thay đổi trong việc sử dụng trao đổi chất của các chất
dinh dưỡng.

24


Việc bổ sung vit.E có lợi cho việc sản xuất trứng của gà ở nhiệt độ cao. Điều này
tác động có lợi của việc bổ sung vit.E được kết hợp với sự gia tăng lượng trứng thức
ăn ăn vào, lòng đỏ và chất rắn anbumin (Kirunda et al, 2001). Mức tối ưu của vit.E
phụ thuộc vào thời gian bổ sung. Cao cấp bổ sung chế độ ăn uống của vit.E (250
mg/kg thức ăn) là có lợi cho sản xuất trứng ở nhiệt đọ cao (Bollenggier-Lee et al,
1998). Phụ cấp thấp hơn ở tuổi 65 IU/kg chế độ ăn uống cũng có thể nâng cao sản
lượng trứng và khối lượng trứng của gà mái đẻ trong stress nhiệt mãn tinh, và trong
khi đó cải thiện các phản ứng miễn dịch (Puthpongsiriporn et al, 2001). Đó là đề
xuất vit.E cần được bổ sung không chỉ trước khi nhiệt căng thẳng mà còn trong và
sau khi sự căng thẳng (Bollengier-Lee et al, 1999).
2.5.4 Vitamin K
Là yếu tố của sự đông máu và chống chảy máu. Ở gà con bị thiếu vitamin K có thể
bị chảy máu ở mô liên kết dưới da (Võ Bá Thọ, 1989).
Vitamin K cần thiết cho gà bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) và gà để sinh sản (do
đẻ hay chảy máu ở tử cung). Sự thiếu hụt vitamin K trong thức ăn sinh bệnh chảy
máu ở đường tiêu hóa, ở cơ chân của gà con, gà con mới nở bị giảm sức sống và

chết vì bị chảy máu. Sự thiếu vitamin K thường gặp ở gà 2-3 tuần tuổi, nguyên nhân
gây thiếu vitamin K có thể là do sử dụng thuốc kháng khuẩn
bacteri/sulphaquinonsaline trong thức ăn hoặc trong nước uống. Nhu cầu đối với gà
con 0-7 tuần tuổi 8,8 mg/kg thức ăn, gà từ 8-17 tuần tuổi 2,2 mg/kg thức ăn; gà đẻ
khởi động và gà đang sinh sản 2,2mg/kg thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận,1999).
2.5.5 Vitamin B1
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong trao đổi gluxit và decacboxyl, tăng tính
thèm ăn và hoạt động của các men tiêu hóa, làm tăng hấp thu đường ở ruột. Duy trì
hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Là tác nhân chống phù thủng, viêm thần
kinh, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất bột đường. Thiếu vitamin B1 gà
con kém ăn , chậm lớn, còi cọc và chết dần mòn trong tháng đầu. Thần kinh bị tổn
thương nên gà con bị liệt chi rồi liệt toàn thân. Đặc trưng nhất là vùng cơ cổ bị co
rút làm giật ngửa đầu ra sau. Gà run rẩy, co giật, bại liệt rổi chết.
Nguyên nhân gây thiếu B1 ở gà thường là do thức ăn như ngũ cốc có độ ẩm cao,
làm vitamin B1 bị phân hủy nhanh chóng. Yêu cầu gà con 2,2, gà lớn và gà đẻ 1,820mg/kg (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,1999).
2.5.6 Vitamin B2
Là nhân tố tham gia quá trình oxy hóa của tế bào, đảm bảo cho tỷ lệ đẻ và khả năng
nở, chống rối loạn thần kinh. Nếu thiếu B2 làm giảm tính thèm ăn, tiêu thụ thức ăn

25


×