Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

CÔN TRÙNG gây THỐI BÔNG TRÊN cây HUỆTRẮNG (polianthes tuberosa l ) THÀNH PHẦN LOÀI, một số đặc điểm SINH học và KHẢ NĂNG gây hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.62 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Huỳnh Thanh Đức

CÔN TRÙNG GÂY THỐI BÔNG TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.): THÀNH PHẦN LOÀI,
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Trung tâm Học liệu ĐHVÀ
CầnKHẢ
ThơNĂNG
@ Tài GÂY
liệu học
HẠItập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-OOO-

Huỳnh Thanh Đức

CÔN TRÙNG GÂY THỐI BÔNG TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.): THÀNH PHẦN LOÀI,
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG GÂY HẠI



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc

Cần Thơ, 2008


- ii-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
……….o0o……….
Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp đính kèm với tên
đề tài:

CÔN TRÙNG GÂY THỐI BÔNG TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.): THÀNH PHẦN LOÀI,
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG GÂY HẠI
Do sinh viên Huỳnh Thanh Đức thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
..................................................................................................................................

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức.................................. điểm.

Ý kiến hội đồng:......................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2008
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


- iii-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
……….o0o……….
Chứng nhận đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
CÔN TRÙNG GÂY THỐI BÔNG TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.): THÀNH PHẦN LOÀI,
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG GÂY HẠI

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Huỳnh Thanh Đức thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp.

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc



- iv-

LỜI CẢM TẠ
Để có được những kết quả ngày hôm nay chúng con xin gởi lòng thành kính
biết ơn và thiêng liêng nhất đến công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha và mẹ.
Em xin gởi đến cô PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, giáo viên hướng dẫn lòng
thành kính biết ơn sâu sắc. Cô đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo, động viên chúng em
trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi đến tất cả thầy cô thuộc Khoa Nông Nghiệp và SHƯD - Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báo trong suốt quá trình
học tập lòng biết ơn sâu sắc.
Xin cảm ơn gia đình ông bà: Nguyễn Văn Khoái và Nguyễn Thị Xem đã
cộng tác thực hiện thí nghiệm.
Thành thật cảm tạ: anh Nguyễn Trọng Nhâm, anh Đặng Tiến Dũng, anh Trần

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Văn Cầu, anh Nguyễn Thanh Sơn, chị Trần Thị Kim Thúy và toàn thể các anh chị,

thầy cô trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông Nghiệp và SHƯD - Đại Học
Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn các bạn: Lý Thanh Tùng, Lê Thị Tuyết Nhung, Lâm
Minh Đăng, Phạm Anh Tuyên đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện
Luận văn tốt nghiệp.

Huỳnh Thanh Đức



- v-

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: HUỲNH THANH ĐỨC

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 9 – 8 – 1984

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Vị Thanh - Hậu Giang
Quê quán: Vị Thanh - Hậu Giang
Con ông: HUỲNH VĂN NĂM và bà: NGUYỄN THỊ NHỰT
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2002, tại trường Trung Học Phổ Thông Vị
Thanh, huyện Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ (củ).
- Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2004 thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Học Ứng Dụng, ngành Nông Học, khoá 30 và tốt nghiệp kỹ sư Nông Học tháng 05
năm 2008.


- vi-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn tốt nghịêp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Đức

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


- vii-

MỤC LỤC

Chương

Nội dung

Trang

Phụ bìa............................................................................i
Lời cảm tạ.......................................................................iv
Lý lịch cá nhân ...............................................................v
Lời cam đoan..................................................................vi
Mục lục...........................................................................vii
Tóm lược ........................................................................x
Danh sách hình............................................................... xi
Danh sách bảng ..............................................................xiii
ĐẦU
.........................................................................................................................1
TrungMỞ

tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Dịch hại trên cây hoa huệ...............................................................................2
1.2. Bộ Diptera ......................................................................................................2
1.2.1. Muỗi họ Cecidomyiidae..............................................................................3
1.2.1.1. Muỗi Contarinia maculipennis Felt.........................................................4
1.2.1.2. Muỗi Feltiella acarisuga .........................................................................4
1.2.1.3. Muỗi Dasineura oxycoccana ...................................................................5
1.2.1.4. Muỗi Prodiplosis longifila .......................................................................6
1.2.2. Ruồi họ Phoridae........................................................................................7
1.2.2.1. Ruồi Pseudacteon sp ................................................................................8
1.2.2.2. Ruồi Megaselia scalaris...........................................................................9
1.3. Cây huệ (Polianthes tuberosa L.) .................................................................10
1.3.1. Phân loại......................................................................................................10
1.3.2. Giống huệ ....................................................................................................10
1.3.3. Kỹ thuật trồng huệ.......................................................................................10


- viiiCHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện ....................................................................................................13
2.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện.................................................................. 13
2.1.2. Phương tiện .................................................................................................13
2.2. Phương pháp...................................................................................................14
2.2.1. Điều tra trực tiếp nông dân..........................................................................14
2.2.2. Điều tra ngoài đồng.....................................................................................15
2.2.3. Khảo sát trong phòng thí nghiệm................................................................15
2.2.3.1. Tác nhân gây thối bông trên cây huệ trắng ............................................. 15

2.2.3.2. Tỷ lệ đực/cái.............................................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra nông dân ..............................................................................19
3.1.1. Một số ghi nhận chung về tình hình canh tác cây huệ
(Polianthes tuberosa L.) của nông dân ở các địa bàn điều tra.............................. 19
3.1.2. Đặc điểm chung của các vườn điều tra ....................................................... 20

Trung3.1.3.
tâmKỹ
Học
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuậtliệu
canhĐH
tác.........................................................................................23
3.1.4. Tình hình dịch hại .......................................................................................27
3.1.5. Tình hình sử dụng nông dược và cách đối phó của nông dân đối với
sâu tai bông ........................................................................................................... 29
3.2. Kết quả điều tra ngoài đồng ...........................................................................32
3.2.1. Mức độ nhiễm sâu tai bông......................................................................... 32
3.2.2. Triệu chứng bông bị nhiễm sâu tai bông....................................................33
3.3. Thành phần loài côn trùng hiện diện trong bông huệ
bị nhiễm bệnh thối tai bông...................................................................................34
3.4. Một số đặc điểm hình thái của loài ruồi họ Phoridae .................................... 37
3.5. Muỗi gây thối bông trên cây huệ trắng
(Polianthes tuberosa L.)........................................................................................39
3.5.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 39
3.5.2. Kết quả định danh loài ................................................................................44
3.5.3. Chu kỳ sinh trưởng......................................................................................45
3.5.4. Sự đẻ trứng ..................................................................................................46



- ix3.5.5. Sự gây hại....................................................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận ..........................................................................................................50
4.1. Đề nghị ...........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................51
PHỤ CHƯƠNG I
PHỤ CHƯƠNG II
PHỤ CHƯƠNG III

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


- x-

Huỳnh Thanh Đức, 2008. “Côn trùng gây thối bông trên cây huệ trắng
(Polianthes tuberosa L.): Thành phần loài, một số đặc điểm sinh học và khả
năng gây hại”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Đại Học Cần Thơ. Giáo viên
hướng dẫn: PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc.
TÓM LƯỢC
Nhằm có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng qui trình IPM để
quản lý dịch hại cây huệ trắng nói chung và bệnh thối tai bông nói riêng. Chúng tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài “Côn trùng gây thối bông trên cây huệ trắng
(Polianthes tuberosa L.): Thành phần loài, một số đặc điểm sinh học và khả năng
gây hại”.
tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 04/2008
Trung tâm Đề
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trên nhiều địa bàn thuộc 3 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Đề tài được

thực hiện theo trình tự 3 bước: Điều tra trực tiếp nông dân, điều tra ngoài đồng,
khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra đã đánh giá được kinh
nghiệm, sự hiểu biết của nông dân trồng cây hoa huệ (Polianthes tuberosa L.) về kỹ
thuật canh tác, về dịch hại cũng như tình hình nhiễm sâu tai bông trên các ruộng huệ
điều tra và biện pháp phòng trừ của nông dân. Kết quả cũng xác định được tác nhân
chính gây thối bông huệ là loài muỗi thuộc giống Contarinia sp., thuộc họ
Cecidomyiidae, còn tác nhân thứ cấp là loài ruồi thuộc giống Megaselia họ
Phoridae. Cả hai đều thuộc bộ Diptera.


- xiDANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Dạng cánh (1), thành trùng (2) của ruồi Pseudacteon sp.

8

2.1

Hộp nhựa nuôi nhân ấu trùng

16


2.2

Cho thành trùng đẻ trứng trên bông huệ

16

2.3

Lây nhiễm ấu trùng từ bông huệ bị nhiễm sang bông không nhiễm

17

3.1

Triệu chứng bông huệ bị thối

33

3.2

Thành trùng và ấu trùng ruồi thuộc họ Phoridae

34

3.3

Thành trùng và ấu trùng muỗi thuộc họ Cecidomyiidae

34


3.4

Cho thành trùng muỗi và ruồi đẻ trứng trên bông huệ

35

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.5

Lây nhiễm ấu trùng từ bông bị nhiễm sang bông không bị nhiễm

35

3.6

Muỗi đẻ trứng vào bông huệ

36

3.7

Bông huệ bị thối sau khi bị muỗi tấn công

36

3.8

Thành trùng ruồi họ Phoridae

37


3.9

Trứng của ruồi họ Phoridae

37

3.10

Ấu trùng ruồi họ Phoridae

38

3.11

Nhộng ruồi họ Phoridae

38

3.12

Thành trùng muỗi gây thối bông huệ

39

3.13

Dạng đầu của muỗi gây thối bông huệ

40


3.14

Cánh của muỗi gây thối bông huệ

40

3.15

Thành trùng cái của muỗi gây thối bông huệ

41

3.16

Thành trùng đực của muỗi gây thối bông huệ

42


- xii-

3.17

Trứng của muỗi gây thối bông huệ

42

3.18


Ấu trùng của muỗi gây thối bông huệ

43

3.19

Các giai đoạn phát triển (tuổi) của ấu trùng muỗi gây thối bông

43

huệ
3.20

Nhộng của muỗi gây thối bông huệ

44

3.21

Vòng đời của muỗi gây thối bông huệ

45

3.22

Muỗi Contarinia sp. cái đang đẻ trứng vào bông huệ

46

3.23


Trứng muỗi Contarinia sp. xếp xiên và chồng lên nhau

46

3.24

Triệu chứng bông huệ bị muỗi tấn công sau 5 ngày , 7 ngày

48

3.25

Lây nhiễm ấu trùng từ bông bị nhiễm sang bông không bị nhiễm

49

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


- xiiiDANG SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1


Địa bàn, số hộ và diện tích vườn điều tra

20

3.2

Đặc điểm ruộng huệ trên các địa bàn điều tra

20

3.3

Kỹ thuật canh tác cây huệ (Plianthes tuberosa L.) ở các địa bàn

26

điều tra
3.4

Thành phần loài côn trùng gây hại theo ghi nhận của nông dân

28

3.5

Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây

30

hại trên cây huệ

3.6

Mức độ nhiễm sâu tai bông ở 3 vùng khảo sát

32

3.7

Tỷ lệ thành trùng đực và cái của muỗi Contarinia sp. trong điều

47

kiện phòng thí nghiệm (T = 27 - 300C, H = 75 - 88%)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


-1-

MỞ ĐẦU
Cây huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) mặc dù không được trồng tập trung
với một diện tích lớn nhưng hầu như khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đều có trồng huệ. Vùng trồng nhiều huệ trắng nhất ở ĐBSCL là Cai Lậy Tiền Giang và Lai Vung - Đồng Tháp. Ngoài giá trị kinh tế cao cây huệ còn là cây
dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch suốt năm, giá cả ổn định, lợi nhuận thu được
từ trồng huệ gấp 4 – 5 lần trồng lúa.Tuy nhiên một trong những khó khăn cho việc
canh tác huệ là vấn đề dịch hại. Trong đó, bệnh thối tai bông mà nông dân thường
gọi là “sâu tai bông” được xem là một đối tượng khó phòng trị nhất. Bệnh này làm
cho bông bị thối nhũn, gây thất thoát đáng kể về năng suất và phẩm chất của cây
huệ, thất thu có thể lên đến 100% năng suất.
Mặc dù nông dân đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn

và làm giảm sự gây hại, xong hiệu quả không cao, cho đến giờ biện pháp của bà
con tâm
đối với
“sâuliệu
tai bông”
phunThơ
thuốc@
bảoTài
vệ thực
(BVTV)
thường
xuyên.cứu
Trung
Học
ĐH là
Cần
liệuvậthọc
tập và
nghiên
Đề tài “Côn trùng gây thối bông trên cây huệ trắng (Polianthes tuberosa L.):
Thành phần loài, một số đặc điểm sinh học và khả năng gây hại.” được thực hiện
nhằm mục đích tìm ra tác nhân, cách gây hại, để từ đó có cơ sở cần thiết cho việc
xây dựng qui trình phòng trừ tổng hợp trên cây huệ.


-2-

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Dịch hại trên cây hoa huệ
Cây huệ trắng thường mẫn cảm với nhiều loài côn trùng và nhện gây hại như
rầy mềm, nhện đỏ và bù lạch và các loại nấm như Botrytis, Erwinia, Fusarium và
Anthracnose ( />Kết quả khảo sát của Nguyễn Trí Thanh (2007) trên một số vùng trồng huệ
tại ĐBSCL đã phát hiện được 6 loài thuộc 6 họ và 4 bộ khác nhau gây hại trên cây
hoa huệ. Trong đó có 2 loài gây hại rất quan trọng là nhện đỏ Tetranychus
cinnabarinus Boisduval và rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes Beardsley. Các loài
còn lại như bù lạch Haplothrips sp., bù lạch Thrips hawaiiensis Morgan, sâu ăn lá
Spilosoma multiguttata Walker và sâu đo Plusia sp.2, gây hại ít quan trọng hơn.

Trung tâm
liệu
Cần Thơ
@ Tài
họchuệtập
và(Polianthes
nghiên cứu
TheoHọc
Lavin
và ĐH
ctv (2002),
tại Mehico,
củ liệu
của cây
trắng
tuberosa) bị gây hại quan trọng bởi bọ vòi voi Scyphophorus acupunctatus
Gyllenhal. Ngoài côn trùng, cây huệ trắng cũng bị nhiều loại bệnh tấn công, kết
quả điều tra trên nhiều ruộng huệ tại 4 địa bàn tỉnh và thành phố (Tiền Giang,
Đồng Tháp, Hậu Giang và tp.Cần Thơ) của Võ Xuân Tân và Nguyễn Minh
Chương (2005) từ tháng 8 năm 2004 đến 3 năm 2005 ghi nhận cây huệ trồng trên

các địa bàn khảo sát này thường xuyên bị nhiễm bệnh chai bông do tuyến trùng
Aphelenchoides sp. gây ra, nhiều ruộng có thể bị thất thu 100%.

1.2. Bộ Diptera
Bộ này gồm khoảng 85.000 loài ruồi, muỗi, mòng... Có kích thước cơ thể
bé nhỏ hoặc trung bình. Đặc điểm chủ yếu là: Miệng chích hút hoặc liếm hút hoặc
cưa liếm... Đầu hình bán cầu có thể cử động được. Có 2 – 3 mắt đơn. Râu đầu dài,
chia nhiều đốt hoặc ngắn có 3 đốt. Có một đôi cánh trước phát triển bằng chất
màng, hệ thống mạch cánh đơn giản. Cánh sau thoái hoá thành dạng chùy thăng


-3-

bằng. Các bàn chân đều có 5 đốt. Một số ít loài không có cánh. Bụng có khoảng 4
– 11 đốt, không có lông đuôi và không có ống đẻ trứng thực sự mà do các đốt
bụng biến đổi mà thành (Nguyễn Viết Tùng, 2006).
Côn trùng thuộc bộ hai cánh có kiểu biến thái hoàn toàn, ấu trùng được gọi
là dòi (đối với ruồi) hoặc bọ gậy, lăng quăng (đối với muỗi). Ấu trùng muỗi có đầu
phát triển, miệng gậm nhai. Ấu trùng của ruồi, đầu thoái hoá rất nhỏ, không chân,
miệng chỉ gồm có 1 hoặc 2 móc, di chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng. Ở
một vài loại ruồi, đầu của ấu trùng hoá cứng, ít nhiều co dãn (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2004).
Ấu trùng bộ hai cánh có thể sinh sống trong nhiều điều kiện môi trường
khác nhau, một số lớn loài sống trong nước. Tính ăn của ấu trùng có thể gồm 4
dạng: loại ăn thực vật, loại ăn chất mùn, ăn phân, loại ăn mồi và loại ký sinh. Đối
với nhóm ăn thực vật thì ấu trùng gây hại chủ yếu bằng cách đục lòn và sinh sống
trong mô cây như sâu đục lòn lá, sâu đục thân và đục rễ. Nhóm bắt mồi chủ yếu
những
loạiHọc
tấn công

côn @
trùng
nhỏ,
mình
mềmtập
nhưvà
rầynghiên
mềm, rệpcứu
Trung
tâm
liệutrên
ĐHnhững
Cầnloại
Thơ
Tài
liệu
học
sáp,...(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004).

1.2.1. Muỗi họ Cecidomyiidae
Trong tự nhiên muỗi thuộc họ Cecidomyiidae (đôi khi được viết sai là
Cecidomyidae) có hơn 3.000 loài, riêng ở Bắc Mỹ đã có 1.100 loài được biết đến.
Ấu trùng của các loài này chủ yếu ăn bên trong mô của thực vật, tạo ra những
bướu và sự biến dạng ở các bộ phận bị gây hại của cây ký chủ. Một số loài thuộc
họ này là thiên địch của một số loài côn trùng có hại cho cây trồng, ấu trùng của
những

loài

này


ăn

thịt



một

số



dạng

sống



sinh

( />Theo Borror và ctv (1981) đây là họ muỗi có kích thước rất nhỏ với các
chân dài, dễ nhận thấy nhất là râu rất dài và có phân đốt. Gân cánh đơn giản, nhìn
thấy rất rõ. Ấu trùng có đầu rất nhỏ, gần như bị tiêu biến và vùng miệng cũng rất
nhỏ. Nhiều ấu trùng có màu đỏ sáng, cam hồng hoặc vàng.


-4-

1.2.1.1. Muỗi Contarinia maculipennis Felt

™ Một số đặc điểm hình thái
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) thành trùng của Contarinia
maculipennis Felt là những muỗi nhỏ xíu, con đực thường nhỏ hơn con cái. Ấu
trùng mới nở có màu trắng sau đó trở nên vàng. Thời gian ấu trùng từ 5 - 7 ngày,
ấu trùng có khả năng búng vài cm vào trong không khí để ra khỏi hoa và vào trong
đất để hóa nhộng. Nhộng có màu từ vàng nhạt tới nâu, thời gian nhộng từ 14 – 21
ngày. Thành trùng cái dùng ống đẻ trứng đâm thẳng vào trong mô của những nụ
hoa hay những khe hở giữa các cánh hoa để đẻ trứng nhằm bảo đảm một nguồn
thức ăn và môi trường ẩm ướt, để ấu trùng nở ra phát triển bình thường.
™ Cây ký chủ và cách gây hại
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) ký chủ của loài này là cây dâm bụt,
hoa nhài, cây tầm xuân, cây tiêu, cải bắp, cà chua, khoai tây và một số loại rau

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khác.
Ấu trùng muỗi Contarinia maculipennis Felt ăn phá bên trong những nụ
hoa lan, làm biến dạng nụ hoa, làm bay màu những nụ hoa. Trên một nụ hoa có thể
tìm thấy khoảng 30 ấu trùng (Hara và Niino-DuPonte, 2002).
™ Phòng trừ
Theo Hara và Niino-DuPonte (2002) phòng trừ bằng hệ thống canh tác là
loại bỏ những nụ hoa đã bị nhiễm trên cây, vệ sinh xung quang khu vực canh tác,
tránh trồng những cây ký chủ ở xung quanh cây trồng.
1.2.1.2. Muỗi Feltiella acarisuga
Theo Osborne (2008) trích dẫn từ Gagné (1995), trên thế giới giống muỗi
Feltiella có tám loài: F. acarisuga, F. pini (Felt), F. curtistylus Gagne , F.
occidentalis (Felt), F. acarivora, F. insularis (Felt) , F. reducta Felt , F. ligulata
Gagne. Phân bố ở bắc Mỹ, tây Ấn Độ, Brazil, California, Indonesia, Colombia,
Cape Verde Is.



-5-

Cũng theo Osborne (2008) trích dẫn từ Gagné (1995), muỗi Feltiella
acarisuga là loài rất hữu ích trong quản lý dịch hại tổng hợp do nó là một trong
những thiên địch có hiệu quả nhất đối với nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch).
™ Một số đặc điểm hình thái
Trứng của muỗi Feltiella acarisuga có kích thước 0,1 x 0,25 mm, thời gian
ủ trứng là 2 ngày. Ấu trùng có màu cam tới nâu, chiều dài từ 0,2 – 2,0 mm trong
thời gian bốn tuổi. Nhộng màu trắng có phủ một lớp lông măng, dài 1,0 – 1,5 mm,
nhộng được làm ở mặt dưới của lá cây, thời gian nhộng là 4 ngày. Thành trùng
màu nâu hồng, dài 2 mm, với những chân dài. Tỷ lệ đực : cái khoảng 1: 1.
(Osborne, 2008 trích dẫn từ Koppert, 1997)
Tại Florida, theo Osborne (2008) trích dẫn từ Gillespie (1998), muỗi
Feltiella acarisuga có thời gian từ trứng tới thành trùng khoảng 15 ngày. Loài này
sinh sản và phát triển tốt nhất ở 15 – 25°C và ẩm độ là 90%. Trứng và ấu trùng
không sống sót ở nhiệt độ trên 30°C hay ẩm độ dưới 30%.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Loài này mẫn cảm với một số thuốc hoá học như: Thiodan, Diazinon và
Kelthane (Osborne, 2008 trích dẫn từ Koppert, 1997).
1.2.1.3. Muỗi Dasineura oxycoccana
Theo Steck và ctv (2008), đây là loài côn trùng có hại mới được tìm thấy
gần đây ở phía đông nam nước Mỹ, chúng gây hại trên cây việt quất (blueberry).
Ấu trùng ăn phá bên trong những nụ hoa dẫn đến năng suất thấp.
™ Một số đặc điểm hình thái
Theo Steck và ctv (2008) trích dẫn từ Gagné (1989), thành trùng của muỗi
Dasineura oxycoccana rất nhỏ, dài từ 2 – 3 mm. Thời gian đẻ trứng và bắt cặp của
giai đoạn thành trùng kéo dài từ một đến vài ngày. Trứng được đẻ ở giữa những

mô của những nụ hoa bắt đầu phát triển. Thời gian ủ trứng kéo dài từ 2 – 3 ngày.
Ấu trùng khi lớn đầy đủ dài khoảng 1,0 mm và rộng 0,3 mm, ấu trùng có màu
vàng tới màu đỏ.


-6-

™ Phân bố và cách gây hại
Phân bố ở phía bắc Mỹ ( Maine, The New Jersey, Michigan, Wisconsin,
Washington), phía đông nam Georgia, miền nam Mississippi và Florida. Loài
muỗi này tấn công cả hoa lẫn những chồi sinh dưỡng cây việt quất (blueberry).
Những nụ hoa phơi khô và thối bên trong sau khi bị muỗi Dasineura oxycoccana
tấn công khoảng hai tuần. Thời điểm hoa bị phá hại nặng vào mùa đông và mùa
xuân sớm (Steck và ctv, 2008)
1.2.1.4. Muỗi Prodiplosis longifila
Theo Pena và Mead (2007), muỗi Prodiplosis longifila được tìm thấy đầu
tiên ở Florida bởi Rainwater (1934). Loài này gây hại trên nhóm cam quýt.
™ Một số đặc điểm hình thái
Theo Pena và Mead (2007) trích dẫn từ Gagné (1986), thành trùng của
Prodiplosis longifila là một loài muỗi nhỏ, vàng nhạt hơi đen dài khoảng 1,5 mm.

Trung
tâm
Học
ĐH con
Cần
@mm
Tàivàliệu
Trung
bình

chiềuliệu
dài cánh
đựcThơ
là 1,42
1,53học
mm ởtập
con và
cái. nghiên
Chiều dàicứu
râu trung bình là 1,62 mm ở con đực và 1,22 mm ở con cái. Trứng thường nhỏ,
trong, dài khoảng 0,27 mm, ấu trùng thì gần như trong suốt khi mới nở và có màu
vàng ở tuổi cuối cùng. Ấu trùng khi lớn đầy đủ thường đạt khoảng 1,9 mm về
chiều dài. Nhộng khi mới hình thành có màu vàng nhạt và vàng nhạt hơi đen khi
gần trưởng thành. Trứng nở trong khoảng từ 1 – 2 ngày, giai đoạn ấu trùng kéo dài
từ 8 – 12 ngày. Ấu trùng thường trải qua giai đoạn nhộng trong đất. Giai đoạn
nhộng kéo dài 4 – 5 ngày.
™ Cây ký chủ và cách gây hại
Theo Pena và Mead (2007) ký chủ của loài này là nhóm cam quýt, cà chua,
khoai tây, các cây hoa dại... Ấu trùng ăn nhũn hoa, làm hư hại tế bào biểu bì noãn
và nhị hoa. Số lượng ấu trùng có thể tìm thấy trên hoa là 24-26.


-7-

1.2.2. Ruồi họ Phoridae
Theo Allaby (1999), ruồi họ Phoridae có khoảng 3.000 loài thuộc 230
giống, đây là họ ruồi có hình dạng tương tự như nhiều ruồi trái cây khác, còn gọi
là ruồi lưng gù. Thành trùng họ ruồi này có đặc tính dễ nhận ra là chạy rất nhanh,
ít bay và thường di chuyển bằng chân. Màu sắc cơ thể xám, đen hoặc vàng. Râu
đầu có nhiều đốt. Cánh sau tiêu biến hoặc thoái hoá, chỉ có cánh trước phát triển,

gân cánh nhìn thấy rất rõ. Trong họ ruồi này có một số loài dị thường vì có khả
năng sinh sản lưỡng tính.
Theo Estrada và ctv (2006) một số loài ruồi thuộc họ này là thiên địch của
kiến lửa. Tại Achentina 4 loài ruồi: Pseudacteon nocens, Pseudacteon nudicornis,
Pseudacteon cultellatus, và Pseudacteon obtusus, có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã
được phóng thích để khống chế loài kiến lửa Solenopsis invicta hiện diện quá mức,
ảnh hưởng đời sống dân cư quốc gia này.
Họ ruồi Phoridae có một số loài sống trong nước dơ bẩn đã được Disney

Trung
Học
Cần
Thơ
tậpnhận
vàranghiên
ghi tâm
nhận đầu
tiênliệu
nămĐH
1991.
Về hình
thái@
cóTài
nhiềuliệu
đặc học
điểm dễ
chúng làcứu
có cái đầu nhỏ và lưng thì gù, 2 loài phổ biến nhất là Dohmiphora cornuta và
Megaselia rufipe. Chúng thường


hiện diện ở những nơi dơ bẩn

( />ml).
Ruồi này có chân không tròn nhưng rất rộng và bằng phẳng. Đốt đầu tiên
của chân sau thì dẹp một bên. Đây là một đặc điểm đơn giản mà ta dễ dàng nhận
diện được ruồi Phoridae. Một đặc điểm khác được sử dụng để nhận diện là ruồi
này có lưng ngực nhô cao và cánh thì có cấu tạo gân rất đặc biệt
( />+Coffin+Flies.htm).
™ Phân bố và ký chủ
Đa số các loài ruồi thuộc họ này hiện diện ở vùng nhiệt đới. Ngoài tự nhiên
thường gặp ruồi ở các vườn hoa, nơi có những chất đang phân rửa, ẩm ướt và ngay


-8-

cả ở trong nhà. Phần lớn ruồi ăn trên những chất hữu cơ đang phân huỷ. Rất nhiều
loài trong nhóm này có tên gọi là ruồi quan tài, do chúng sinh sản trên cơ thể của
những xác chết. Một số loài còn sinh sản trên nhiều chất liệu khác như: phân, nấm,
xác bã thực vật. Do hiện diện trên những chất dơ nên ruồi họ Phoridae có thể sẽ
truyền bệnh cho con người ( />Theo Evenhuis (1999), thành trùng loài này ở những nơi phân hủy xác động
thực vật, nơi các loại rau cải đang bị thối, đôi khi gặp cả ở trong và xung quanh
những ổ kiến, ổ mối và ổ ong. Ấu trùng thường được tìm thấy ở những nơi đang
có sự thối rửa, chất mục nát hoặc sống ký sinh trong các tổ kiến, tổ mối, một số
loài thuộc bộ cánh màng, bộ cánh vẩy và trên ốc sên.
1.2.2.1. Ruồi Pseudacteon
™ Một số đặc điểm hình thái
Thành trùng ruồi Pseudacteon sp. dài 0,5 – 6 mm. Nhìn nghiêng ngực gò
lên rất cao (Hình 1.1). Màu sắc thay đổi từ đen hoặc nâu đến vàng. Chúng có đặc
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

điểm



gân

cánh

đơn

giản



rất



(Hình

1.1)

( />
1

2
Hình 1.1. Dạng cánh (1), thành trùng (2) của ruồi Pseudacteon sp.
( />Thành trùng cái của ruồi Pseudacteon sp. mỗi lần đẻ từ 1 – 100 trứng, trứng

rất nhỏ. Một con cái có thể đẻ đến 750 trứng trong suốt cuộc sống của nó.Thời



-9-

gian ủ trứng là 24 giờ. Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 8 – 16 ngày. Thời gian từ
trứng đến thành trùng thay đổi theo từng loài, nhưng trung bình là 25 ngày
( />1.2.2.2. Ruồi Megaselia scalaris
Loài Megaselia scalaris đã được mô tả bởi Loew (1866). Đây là loài phổ
biến, xuất hiện ở mọi nơi nhưng thường tập trung ở những nơi dơ bẩn có mùi hôi
thối và khả năng sinh tồn của loài này rất mạnh mẽ. Ấu trùng có thể lấy không khí
từ trong nước do đó có thể tránh được hiện trạng chết đuối trong mùa nước nổi.
Thành

trùng

sử

dụng

thức

ăn



bọt

chất

lỏng




bẩn

( />™ Một số đặc điểm hình thái
Vòng đời của ruồi Megaselia scalaris có 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng,
nhộng và thành trùng. Thời gian hoàn thành vòng đời phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện môi trường, cũng như điều kiện thức ăn đầy đủ cho ấu trùng. Ấu trùng có 3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tuổi. Cơ thể dài 10 mm có bề mặt thô nhám và 12 đốt thân rõ rệt. Ở nhiệt độ 22 –

24°C ấu trùng tuổi 1 và 2 đều trải qua 1 – 2 ngày, tuổi 3 mất 3 – 4 ngày và giai
đoạn

nhộng

thường

kéo

dài

hơn

2

ngày


( />Thành trùng đực thường vũ hoá sớm hơn thành trùng cái khoảng 2 ngày.
Thành trùng cái đẻ trứng tương đối lớn so với kích thước cơ thể của nó. Thành
trùng có màu từ nâu đen đến vàng nhạt. Phần ngực lớn nhất thân mình và có cấu
trúc kiểu gù. Khoảng giữa 2 mắt kép có nhiều lông phủ. Bụng dưới được tạo nên
từ

3



6

mãnh

lưng



( />


7

lỗ

thở


- 10 -


1.3. Cây huệ (Polianthes tuberose L.)
Cây huệ trắng có nguồn gốc từ Mêhicô, được gây trồng rộng rãi ở khắp đất
nước ta để lấy hoa cắm lọ và đây là một loài hoa phổ biến không những ở đất nước
ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Qua tìm hiểu, theo một số nông dân thì cây
huệ trắng đã được đưa vào trồng ở ĐBSCL từ rất lâu. Do bông huệ trắng có vẽ đẹp
thanh cao và hương thơm ngát (nhất là về ban đêm) nên rất được ưa chuộng,
thường được bày cắm nơi bàn thờ vào ngày rằm, lễ và tết...(Võ Xuân Tân và
Nguyễn Minh Chương, 2005).
1.3.1. Phân loại
Ngành: Ngọc lan - Magnoliophyta
Lớp: Hành - Liliopsida
Phân Lớp: Hành - Liliidae
Bộ: Hành - Liliales
Họ: Hành - Liliaceae
Chi:liệu
Polianthes
Trung tâm Học
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Loài: Polianthes tuberosa L. (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978).
1.3.2. Giống huệ
Theo Đào Mạnh Khuyến (1996) và Đặng Phương Trâm (2005) thì huệ
trồng ở Việt Nam có hai giống:
- Huệ đơn (Huệ sẻ, Huệ ta): cây thấp mảnh khảnh, cành hoa nhỏ nhắn,
bông hoa chỉ có một lớp cánh nhưng huệ có mùi thơm đậm hơn so với huệ kép.
- Huệ kép (Huệ tàu, Huệ trâu, Huệ tứ diện): cây cao, hoa to và nhiều
nhưng kém thơm. Huệ kép phổ biến hơn Huệ đơn vì cây mọc khỏe hơn.
1.3.3. Kỹ thuật trồng huệ
-

Chuẩn bị giống


Theo Đặng Phương Trâm (2005), huệ trồng bằng củ. Khi cây có nhiều lá
vàng úa thì bới củ, tách nhẹ nhàng, chọn những củ to, nguyên vẹn không bị sây sát


- 11 -

hay có triệu chứng mang nấm bệnh, cắt rễ và lá, không lấy các củ đã cho hoa và
nên phân loại củ huệ làm 3 hạng theo kích thước củ:
+ Củ lớn: đường kính củ khoảng 3 cm
+ Củ vừa: đường kính củ khoảng 2-2,5 cm
+ Củ nhỏ: đường kính củ nhỏ hơn 2 cm
Xử lý củ giống: phơi củ vài ngày cho lá héo rồi cất vào nơi thoáng mát, khô
ráo để khoảng 2-3 tháng, sau đó đem trồng.
-

Thời vụ

Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào tháng 2 âm lịch để kịp có
bông bán vào dịp tết Đoan Ngọ, rằm tháng 7, tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng 9), rằm
tháng 10,... (Nguyễn Khang Thái, 2003 trích dẫn Nguyễn Minh Chương và Võ
Xuân Tân, 2006).
-

Chuẩn bị đất

Đào liếp sâu 0,5 mét, liếp rộng khoảng 1,5 mét và rảnh rộng 0,5 mét. Để

Trung
Học

liệu
ĐH dài
Cần
@ loại
Tàiđất
liệu
học tập
nghiên
huệ tâm
có nhiều
bông
và bông
đẹpThơ
nên chọn
sét trắng,
mịn. và
Do huệ
rất kéncứu
đất nên chỉ trồng được tối đa vài năm phải đổi đất trồng (Đặng Phương Trâm,
2005).
-

Bón phân
+ Bón lót: bón phân hữu cơ theo định mức 3 m3/1000 m2 kết hợp với

10 kg phân lân, 80-100 kg vôi rải đều. Bón vào lúc 10 ngày trước khi trồng.
+ Từ 30 ngày sau khi trồng: Dùng hỗn hợp urea lân và kali hòa nước
tưới cho cây định kì 20 ngày trên lần cho đến lúc cây có hoa. Theo Nguyễn Khang
Thái (2003) thì cứ 15 ngày kể từ lúc trồng bón phân với liều lượng 15 kg NPK
(loại 16-16-8) + 3 kg Urea.

- Chăm sóc
+ Tưới nước: Sau khi trồng, cứ vài ngày phải tưới nước để cây bén
rễ. Khi cây bắt đầu phát triển lá sẽ tưới đẩm. Thiếu nước hoa nhỏ, cánh phát triển
không hoàn hảo, bông ngắn (Trần Văn Mão, 2002).


×