Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG cây ớt và đối KHÁNG với VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM gây BỆNH héo XANH và nấm FUSARIUM OXYSPORUM gây BỆNH héo rũ của một số CHỦNG VI KHUẨN VÙNG rễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
YœZ

HUỲNH THỊ NGỌC HÂN

ĐỀ TÀI

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CÂY ỚT
VÀ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GÂY BỆNH HÉO XANH VÀ NẤM FUSARIUM OXYSPORUM GÂY
BỆNH HÉO RŨ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM.”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Tháng 05/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
YœZ

HUỲNH THỊ NGỌC HÂN

ĐỀ TÀI



“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CÂY ỚT

Trung VÀ
tâmĐỐI
HọcKHÁNG
liệu ĐH
Cần
@ Tài
liệu học SOLANACEARUM
tập và nghiên cứu
VỚI
VI Thơ
KHUẨN
RALSTONIA
GÂY BỆNH HÉO XANH VÀ NẤM FUSARIUM OXYSPORUM GÂY
BỆNH HÉO RŨ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM.”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
(k 30: 2004 – 2008)
Cán bộ hướng dẫn
Th.S Trần Vũ Phến


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG
CÂY ỚT VÀ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM GÂY HÉO XANH VÀ NẤM FUSARIUM
OXYSPORUM GÂY HÉO RŨ CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI
KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ
NGHIỆM.”
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Do sinh viên Huỳnh Thị Ngọc Hân thực hiện.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Th.S. Trần Vũ Phến


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với tên:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG
CÂY ỚT VÀ ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN RALSTONIA

SOLANACAERUM GÂY HÉO XANH VÀ NẤM FUSARIUM
OXYSPORUM
RŨTài
CỦA
SỐ và
CHỦNG
Trung tâm
Học liệu ĐHGÂY
Cần HÉO
Thơ @
liệuMỘT
học tập
nghiênVI
cứu
KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ
NGHIỆM.

Do sinh viên Huỳnh Thị Ngọc Hân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:………………………………................
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày …. Tháng …. Năm 2008
Chủ tịch Hội Đồng


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Huỳnh Thị Ngọc Hân
Năm sinh: 1986
Nơi sinh: xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Họ tên cha: Huỳnh Đình Khiêm
Họ tên mẹ : Võ Thị Ngọc Hương
Quê quán: 171, tổ 4, ấp Bình Thuỷ, xã An Thạnh Thuỷ, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền
Giang.
Quá trình học tập:
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2003.
Vào trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học khoá 30, khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng năm 2004.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt 4 năm học tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự tận tình dạy dỗ
của quý thầy cô, dìu dắt và truyền đạt thật nhiều kiến thức để làm hành trang cho
em chập chững bước vào đời.
Kính dâng!
Cha, Mẹ suốt đời quan tâm, lo lắng vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính và biết ơn!
Thầy Trần Vũ Phến đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành gởi đến tất cả quý thầy cô thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã day dỗ, truyền đạt kiến thức quý báo

trong quá trình học tập.
Thành thật cảm ơn!

Trung tâm Anh
HọcNguyễn
liệu ĐH
Cần Thơ
@ Tài
liệu Thuý
học tập
vàthể
nghiên
Chí Cương,
chị Phan
Thị Hồng
và toàn
anh, chị,cứu
thầy
cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng trường Đại Học Cần Thơ cùng tất cả các bạn lớp Nông Học, Trồng Trọt,
Công Nghệ Thực Phẩm, K29, K30 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Chúc tất cả các bạn lớp Nông Học 30 dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành
đạt trong tương lai.
Trân trọng!

Huỳnh Thị Ngọc Hân

iv



MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Tiểu sử cá nhân

iii

Lời cảm tạ

iv

Mục lục

v

Danh sách bảng

viii

Danh sách hình

ix

Tóm lược

x


MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1. Đặc tính thực vật cây ớt

2

1.1.1.Rễ

2

1.1.2.Thân

2

1.1.3. Giống

2

MộtHọc
số bệnh
hại quan
cà chua
Trung1.2.
tâm

liệu
ĐH trọng
Cầntrên
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu3
1.3. Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum

5

1.3.1.Triệu chứng chẩn đoán

5

1.3.2. Phân loại hình thái và đặc điểm khuẩn lạc

6

1.3.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học

7

1.3.4.Sự xâm nhiễm, phát sinh bệnh, khả năng lây lan và lưu tồn của mầm bệnh

8

1.3.5. Biện pháp phòng trị bệnh héo xanh

9

1.4.Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp.lycopersici


10

1.4.1.Triệu chứng

10

1.4.2. Tác nhân

11

1.4.3.Phân loại

11

1.4.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái học

12

1.4.5. Ký chủ và sự lưu tồn của nấm Fusarium f. sp. lycoperisici

13

1.4.6. Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ trên ớt

13

1.5.Sự tương quan của các vi sinh vật trong vùng rễ

14


1.5.1.Vi sinh vật quanh rễ cây

15

1.5.2. Vi sinh vật nôi sinh rễ

15

1.5.3. Sự tác động qua lại giữa các chủng vi sinh vật trong đất
v

15


1.5.4. Sự đối kháng của vi khuẩn

16

1.5.5. Sự kích thích tăng trưởng của các vi khuẩn vùng rễ

17

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN-PHƯƠNG PHÁP

20

2.1. Phương tiện

20


2.1.1. Thời gian và địa điểm

20

2.1.2. Vật liệu

20

2.2. Phương pháp

21

2.2.1. Điều tra và thu mẫu

21

2.2.2. Chuẩn bị nguồn gây bệnh và kích thích tăng trưởng

21

2.2.3. Chuẩn bị nguồn gây bệnh

22

2.3. Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng định vị trên rễ và kích thích tăng trưởng của một số
chủng vi khuẩn vùng rễ (PGPR)

22


2.4. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn vùng rễ (PGPR) đối với vi
khuẩn Ralstonia solanacearum

23

2.5. Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn vùng rễ (PGPR)

24

đối với nấm gây bệnh Fusarium spp. trên môi trường PDAP (peptone)
2.6. Thí nghiệm 4: Đánh giá khả năng tiết chitinase của các chủng vi khuẩn

25

3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
26
TrungChương
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.1 Thí nghiệm 1: khảo sát khả năng định vị trên vùng rễ và kích thích tăng
26
trưởng cây ớt của một số chủng vi khuẩn vùng rễ (PGPR).
3.1.1 Đánh giá khả năng định vị của một số chủng vi khuẩn (PGPR)
26
3.1.2 Đánh giá khả năng kích thích tăng trưởngcủa một số chủng vi khuẩn PGPR 29
3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ với

vi khuẩn Ralstonia solanacearum.


37

3.2.1 Đợt 1

37

3.2.2 Đợt 2

38

3.3. Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn

39

PGPR với nấm Fusarium oxysporum trong đĩa petri.
3.3.1 Thí nghiệm đợt 1

40

3.3.2 Thí nghiệm đợt 2

42

3.3.3 Thí nghiệm đợt 3

44

3.4. Thí nghiệm 4: Đánh giá khả năng tiết chitinase của một số chủng vi khuẩn vùng

rễ (PGPR).


48

vi


Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

Kết luận

52

Đề nghị

53

Tài liệu tham khảo
Phụ chương

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình


Tựa

Trang

1 Phương pháp trắc nghiệm khả năng đối kháng của vi khuẩn đối với nấm Fusarium
spp. trên môi trường PDAP.

24

2 Sự định vị của mộ số chủng vi khuẩn (PGPR)

51

4 Bán kính vành khăn vô khuẩn của một số chủng vi khuẩn với vi khuẩn Ralstonia
solanacerum.

51

5 Bán kính vành khăn vô khuẩn của một số chủng PGPR với nấm Fusarium.

51

6 Bán kinh vòng phân giải chitin của một số chủng vi khuẩn PGPR.

51

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa

Trang

1

Khả năng định vị của một số chủng PGPR qua 4 đợt thử nghiệm

27

2

Khả năng kích thích tăng trưởng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 1.

30

3

Khả năng kích thích tăng trưởng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 2.

31

4

Khả năng khích thích tăng trưởng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 3.


33

5

Khả năng kích thích tăng trưởng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 4.

35

6

Khả năng đối kháng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 1 đối kháng với vi
khuẩn Ralstonia solanacearum.

7

38

Khả năng đối kháng của một số chủng vi khuẩn PGPR đợt 2 đối kháng với vi
khuẩn Ralstonia solanacerum.

8

39

Khả năng đối kháng của một số chủng vi khuẩn (PGPR) đối với nấm Fusarium
đợt 1

9

41


Khả năng đối kháng của một số chủng vi khuẩn (PGPR) đối với nấm Fusarium

đợt 2.
43
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10 Khả năng đối kháng của một số chủng vi khuẩn (PGPR) đối với nấm Fusarium
đợt 3.

45

11 Bán kính vòng phân giải chitin của một số chủng vi khuẩn PGPR

48

12 Đánh giá khả năng đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum, nấm
Fusarium, tiết chitinase

49

13 Mối liên hệ giữa vi khuẩn Ralstonia, nấm Fusarium, tiết chhitinase

ix

50


TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá khả năng kích thích tăng trưởng cây ớt và khả năng đối

kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh, nấm Fusarium
oxysporum gây bệnh héo rũ của một số chủng vi khuẩn vùng rễ (PGPR) trong điều
kiện phòng thí nghiệm”, ở bộ môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Nghiệp & SHUD,
Trường Đại Hoc Cần Thơ từ tháng 02-2008 đến tháng 05-2008. Mục tiêu của đề tài
nhằm tìm ra chủng vi khuẩn vùng rễ (PGPR) có khả năng đối kháng với vi khuẩn
Ralstonia solanacearum gây héo xanh, nấm Fusarium oxysporum gây héo rũ trên
ớt. Ngoài ra khả năng kích thích cây tăng trưởng giúp đạt hiệu quả năng suất, sản
lượng, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, phù hợp với chương
trình sản suất rau sạch hiện nay. Đây là một vấn đề không thể thiếu trong việc quản
lý dịch hại tổng hợp.
Vi khuẩn vùng rễ được phân lập từ mẫu rễ của những cây khỏe có biểu hiện
vượt trội trên ruộng trồng các loại cây trồng cạn (ớt, cà chua….) thuộc tỉnh Tiền
Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, theo phương pháp pha loãng huyền phù, chà trên môi
trường King’B đặc và xử lý nhiệt nếu chọn các dòng thuộc chi Bacillus. Tuy nhiên
các chủng vi khuẩn nội sinh từ rễ (endophytes) phân lập từ mẫu rễ cây khỏe đã dược
khử trùng bề mặt. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum, nấm Fusarium oxysporum
cũng được phân lập trực tiếp từ cây bệnh, sau đó kiểm tra lại sự tinh ròng bằng cách
vạch trên môi trường TZC có agar nếu là Ralstonia solanacearum sẽ có màu đặc
trưng, nấm Fusarium oxysporum cấy truyền lên môi trường PDA.
Trung tâm Học
liệukhảĐH
Cần
liệu
học tập
nghiênđãcứu
Khảo sát
năng
địnhThơ
vị của@
cácTài

chủng
vi khuẩn
vùngvà
rễ (PGPR)
phân
lập trong điều kiện invitro được thực hiện bằng cách ngâm hạt trong 24 giờ. Kết quả
cho thấy có 40 chủng có khả năng định vị trên vùng rễ, chứng tỏ chúng là vi khuẩn
vùng rễ, khả năng định vị của các chủng vi khuẩn là khác nhau và theo thời gian thì
khả năng định vị cũng khác nhau. Trong đó có 19 chủng có khả năng định vị cao
trên vùng rễ (+++), có 18 chủng có khả năng định vị trung bình (++) và có 3 chủng
có khả năng định vị thấp trên vúng rễ (+) như: P5.5.2t, P3.2t, P3.4.4t. (cao hoặc
thấp)
Thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của 40 chủng vi khuần vùng rễ với
vi khuẩn Ralstonia solanacaerum cho thấy có 23 chủng biểu hiện đối kháng sau 24
giờ thử nghiệm và có 17 chủng có khả năng đối kháng chậm hơn sau 48 giờ thử
nghiệm. Ngoài ra còn khảo sát khả năng đối kháng của 44 chủng vi khuẩn vùng rễ
với nấm Fusarium oxysporum cho thấy có 13 chủng biểu hiện khả năng đối kháng
mạnh và bền đối với loại nấm gây hại này với bán kính vòng vô khuẩn từ 0,1 0,7cm ở thời điểm 10 ngày sau khi thử (NSKT). Kết quả đánh giá khả năng tiết
chitinase trên 10 chủng vi khuẩn trên môi trường chitin agar quan sát thấy có 6
chủng có khả năng tiết chitinase sau 6 ngày thử nghiệm ( NTN) như: T13.4, T13.3f,
T4.6t, T2.7t, 11.1.4f, P4.8.5t. .

x


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ớt cay (Capsicum frutescens L., thuộc họ Cà Solanaceae) là loại rau gia vị
gần như không thể thiếu trong bửa ăn hằng ngày của mỗi gia đình Việt Nam, với
tiềm năng xuất khẩu hiện nay, ớt là loại cây đang được chú ý phát triển nhiều nơi

ở ĐBSCL. Tuy nhiên việc canh tác ớt thường gặp nhiều khó khăn, một trong các
nguyên nhân là bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh héo
rũ do nấm Fusarium oxysporum gây hại, làm ảnh hưởng đến phẩm chất, năng
suất và hiệu quả canh tác. Bệnh do vi khuẩn R. solanacearum là loại bệnh hại
quan trọng cho nhiều loại cây trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những
vùng có khí hậu ấm áp trên thế giới (Brabury, 1986), trong đó Việt nam là một
trong các vùng phân bố chính (CMI, 1977). Bên cạnh đó, bệnh do nấm Fusarium
oxysporum cũng là tác nhân gây hại nghiêm trọng cho các loài cây trồng cạn: ớt,
cà chua, khoai tây, thuốc lá…Bệnh này xảy ra nơi đất ẩm và sử dụng nguồn phân

Trunghữu
tâmcơHọc
@ Tàictv.,
liệu1995).
học Việc
tập và
nghiên
cứu
chưa liệu
hoai ĐH
mục Cần
(Mai Thơ
Văn Quyền,
phòng
trị chúng
thường rất khó khăn do vi khuẩn, nấm có phạm vi ký sinh và hoại sinh nên lưu
tồn rất hữu hiệu trong đất (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Từ xưa đến nay, người trồng rau
luôn dựa vào thuốc hóa học với liều lượng cao để phòng trừ, nhưng hiệu quả
mang lại thường không như mong muốn, ngoài ra việc luân canh cây trồng khác
họ, chọn giống kháng, sử dụng gốc ghép tốn nhiều chi phí nhưng không được áp

dụng rộng rãi.
Phòng trừ sinh học là một trong những chiến lược quan trọng để phòng trừ
bệnh có nguồn gốc từ đất. Trong đó, nhóm vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng
trưởng (plant growth - promoting rhizobacteria = PGPR), nhất là nhóm vi khuẩn
phát huỳnh quang Pseudomonas fluorescens, vi khuẩn Bacillus subtilis…được
chú ý khai thác và có nhiều ứng dụng trong sản suất (Nelson, 2004).
Vì vậy đề tài: “ Đánh giá khả năng kích thích tăng trưởng cây ớt và khả
năng đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum, nấm Fusarium
oxysporrum của một số chủng PGPR trong điều kiện phòng thí nghiệm”, là việc
làm cần thiết.
1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY ỚT
Tên tiếng Anh: Pepper
Tên khoa học: Capsicum frutescens L thuộc họ cà solanaceae.
Cây ớt là cây hằng niên nhưng trong điều kiện tối hảo nhất định nào đó
cây ớt có thể là cây nhiều năm.
Một số đặc điểm của cây ớt có liên quan đến một số vi sinh vật trong đất
đã được ghi nhận như sau:
1.1.1 Rễ
Ban đầu cây ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy

Trungchuyển
tâm Học
ĐH
Thơ

@ Tài
vànhiều
nghiên
cứu
rễ cọcliệu
chính
đứtCần
một hệ
rễ chùm
khoẻliệu
pháthọc
triển,tập
vì thế
khi lầm
tưởng ớt có hệ rễ chùm (Mai Phương Anh, 1997).
Nhờ đặc tính rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành rễ chùm do đó
rễ phân bố trong vùng đất cày là chính (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.1.2 Thân
Ớt là cây thân bụi có hai lá mầm, chỉ có phần gốc thân chính là hoá gỗ,
dọc theo chiều dài thân có 4 - 5 cạnh.
Thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các dạng (giống) thân bò,
nhiều cành, cây cao trung bình 0,5 - 1,5m.
Thân có lông hoặc không lông, kích thước tán thay đổi theo kiện canh tác,
giống.
1.1.3 Giống
Ớt có rất nhiều loài, dạng ớt ở các địa phương khắp các miền đất nước và
một số giống ớt được thuần hoá và có thể trồng xuất khẩu tươi hoặc nghiền bột.
2



Củng có một số giống trồng phổ biến ở miền trung là Sừng Bò, Chìa Vôi...
ở ĐBSCL có giống Sừng trâu, Chỉ Thiên....Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Hà
Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh
nguồn gốc giống ớt rất phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta.
Ngày nay qua quá trình lai tạo có một số giống ớt lai F1 đã tỏ ra thích nghi
với việc đa canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như giống ớt cay
số 20.
Giống trồng trong sản xuất hiện nay phần lớn là giống lai F1. Hầu hết
giống được nhập từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ...
1.2 MỘT SỐ BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN ỚT
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), thì ớt có một số loại sâu bệnh hại quan
trọng như sau:
Bệnh héo vi khuẩn (Bacterial wilt) do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
gây ra. Vi khuẩn gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Vi khuẩn
có ký chủ rộng rãi trong 25 họ thực vật, trong đó có nhiều loại cây trồng như: ớt,

Trungcàtâm
ĐH Cần
@phộng,
Tài liệu
học
vàsựnghiên
chua,Học
khoailiệu
tây, thuốc
lá, cà Thơ
tím, đậu
chuối,
đậu tập
nành...,

thiệt hạicứu
do
vi khuẩn gây ra không thể nào tính toán được.
Thường cây bị héo chết nhanh không kịp vàng do đó còn gọi là bệnh héo
xanh (tươi), hệ thống mạch dẫn hoá nâu và sự phát triển rễ bất định dọc theo thân
có thể gia tăng trên cây bệnh. Cắt ngang thân cây bệnh dịch nhớt có thể tiết ra từ
bó mach và nếu nhúng mặt cắt vào trong nước vài phút, dòng vi khuẩn màu trắng
sữa sẽ tuôn chảy ra từ mặt cắt. Bệnh không gây đốm trên trái và lá.
Vi khuẩn ở trong đất (Soil - borne pathogen) do đó khó phòng trừ. Phương
pháp hữu hiệu nhất là trồng giống kháng tuy nhiên do vi khuẩn có nhiều dòng
gây hại nên khả năng kháng của giống thay đổi theo điều kiện môi trường.
Bệnh héo Fusarium do nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici. Lá
cây bị bệnh trở nên vàng, cây héo từ từ, triệu chứng héo bắt đầu từ lá bên dưới
hay một nhánh của cây. Bó mạch cây cũng hoá nâu đậm, hệ thống rễ cũng bị
nhiễm nhưng không thối rữa. Hai dòng sinh lý (race 1 và 2) của nấm được phân
biệt tuỳ theo cách gây hại trên cây. Phương pháp sử dụng giống kháng là phương
pháp phòng trừ có ý nghĩa thực tiễn.
3


Bệnh thối cây con do nấm Rhizoctonia solani tấn công ở cổ thân làm gốc
thân teo lại, thối đen. Bệnh gây hại cây con trong vườn ươm và cây ngoài đồng
(30 ngày sau khi cấy).
Bệnh đen trái do nấm Colletotrichum sp có 4 loài Colletotrichum được
tìm thấy trên ớt là C. gllesporiodes, C. capsici (2 loài quan trọng nhất), C.
acertatum và C. coccodes. Vết bệnh có kích thước 2 - 3 cm gây hại chủ yếu trên
trái làm mất thương phẩm. Ở ĐBSCL nhất là các tháng 7, 8, 9 dương lịch. Nấm
bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh. Tuy nhiên, bệnh khó
phòng trị trong mùa mưa và bệnh chỉ xuất hiện rất trễ khi trái chín. Hiện nay biện
pháp dung giống kháng ớt hiểm để trồng trong mùa mưa là kinh tế nhất.

Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans Mont. Nấm có thể gây
bệnh ở tất cả các bộ phận trên cây. Ban đầu bệnh thường xuất hiện trên lá, sau đó
lan khắp toàn cây thối nhũn, gặp thời tiết nắng cây bệnh chuyển thành khô giòn
và gẫy. Hoa bị bệnh chuyển thành màu nâu và rụng. Bệnh thường xuất hiện khi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ban đêm có nhiều sương.

Bệnh virus trên ớt giống như cà chua có khoảng 35 loài virus gây hại trên
cà được tìm thấy (Green và Kim. 1998, Martelli; Quacquarelli, 1983), trong đó
có các bệnh quan trọng như sau:
TMV (Tomato mosaic virus) có nhiều dạng gây hại trên cà chua và làm
thiệt hại năng suất 20 - 30% đôi khi đến 50%. Bệnh làm mất màu lá, làm lá xanh
vàng loan lỗ (mosaic), lá méo mó (leaf distortion) hay nhăn nheo (leaf
punckering). Giống kháng mang gen Tm1, Tm2 được bán rộng rãi trên thị trường.
CMV (Cucumber mosaic virus) được truyền chủ yếu bởi rầy Aphis
gossypii và Myzus persicae. Triệu chứng nhận diện CMV làm phiến lá nhỏ như
sợi chỉ (fern leaf). CMV cũng có nhiều dòng gây bệnh khác nhau như CMV RNAL, 2, 3, 4 và CMV - S (South African strain).
Nhiều loại khác cũng được ghi nhận gây hại trên cà chua như TSWV
(Tomato spotted wilt virus) làm nghẽn mạch, hoại tử trên thân trái, gây héo chết
cây. TYDV (Tomato Yellow dwarf virus), làm vảnh và vặn vẹo. Hiện nay chỉ có

4


thể dùng giống kháng, nhổ bỏ cây bệnh và diệt tác nhân truyền bệnh để ngừa
virus.
Bệnh chết nhanh (Choanephora. Blight) bệnh này do nấm Choanephora
cucurbitarum gây ra. Bệnh xuất hiện trên các đoạn phân cành xâm nhập và phá
huỷ các mô tế bào bên trong và lan dần lên phần trên của thân cây gây triệu

chứng chết từng nhánh cây.
1.3 BỆNH HÉO XANH DO VI KHUẨN
Do loài vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Smith hay Ralstonia
solanacearum Smith, 1896, Yabuuchi và ctv. (1996), (trích Nguyễn Văn Viên,
Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Đây là nhóm bệnh có tính phổ biến cục bộ giới hạn bởi vùng cây ký chủ,
vùng khí hậu, địa lý đất đai. Trong đó có các loài ưa nóng phổ biến chủ yếu ở
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới như Pseudomonas solanacearum gây héo xanh ớt, cà
chua, các loại cây trồng cạn khác (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.1 Triệu chứng & chẩn đoán
Bệnh héo xanh trên ớt cũng như ở cà chua xuất hiện, gây hại ở giai đoạn
cây con vườn ươm và giai đoạn ruộng trồng ngoài sản xuất, bệnh thường phát
sinh và gây hại nặng khi cây đã lớn nhất là giai đoạn hình thành trái non - quả già
thu hoạch (Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003).
Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây họ cà, họ đậu...., xâm hại chủ yếu hệ
thống mạch dẫn thân rễ, cành, lá phá huỷ bít tắc bó mạch dẫn trở thành nâu, đen
gây cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng làm cây héo rũ nhanh chóng
một số lá, cành sau toàn cây héo rũ và chết khô (Lê Lương Tề - Vũ Triệu Mân,
1999).
Theo Phạm Hoàng Oanh (2001), bệnh héo xanh trên cây ớt xảy ra rải rác
trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây
già là các lá bên dưới bị héo nhẹ, ở cây con thì các lá non bị héo trước, sau và
ngày cây bất thình lình héo nhưng lá không vàng.
5


Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), quan sát những cây bị nhiễm
bệnh ở phần gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì, đó là nét đặc trưng của bệnh héo xanh

vi khuẩn. Nếu bệnh phát hiện chậm thì có nhiều rễ bất định xuất hiện trên thân
gần gốc.
Chẻ thân ở phần gốc gần rễ ta thấy các mạch nhựa biến thành màu xám
đất đến nâu, nên nhúng phần bị cắt vào nước ta thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có
màu trắng sữa. Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh héo xanh do vi khuẩn
gây ra.
Theo Lê Lương Tề và ctv. (1999), bệnh càng nặng nếu trồng độc canh cây
ớt hoặc kế tiếp với các loài cây trồng cạn là những cây ký chủ của bệnh và trên
đất cát nhẹ có nhiễm nhiều tuyến trùng.
1.3.2 Phân loại hình thái và đặc điểm khuẩn lạc
Vi khuẩn có hình que, 2 đầu hơi tròn, ngắn, có 1 - 3 chiên mao ở đỉnh đầu.
Trên môi trường nhân tạo, khuẩn lạc có màu trắng kem, thời gian sau đó có màu
μ mThơ
(Lê Lương
Tề,liệu
2002).
đỏ,Học
kích thước
Trungnâu
tâm
liệu 0,4
ĐH- 0,8
Cần
@ Tài
học tập và nghiên cứu

Loài vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phân hoá thành nhiều races
biovars khác nhau tuỳ theo loài cây ký chủ, vùng địa lý đặc điểm sinh thái, tính
độc gây bệnh. Cho đến nay dựa trên 2 cơ sở phân loại khác nhau để phân loại
chúng:

Các pathovars, các races (chủng, nhóm nòi) phân định trên cơ sở phổ cây
ký chủ của chúng và vùng địa lý phân bố (Buddenhagen, 1962).
Race 1: có phổ ký chủ rộng, các cây họ cà, họ đậu (ớt, cà chua, khoai tây,
lạc....) phân bố ở các vùng đất thấp, nhiệt đới cận nhiệt đối (Biovar1, 3 và 4).
Race 2: gây bệnh trên chuối (tam bội) Heliconia, phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ, Châu Á (Biovar 3 và 2).
Race 3: chủ yếu hại khoai tây (ớt, cà chua) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
độ thấp hơn vùng đất núi cao nhiệt đới, cận nhiệt đới (Biovar 2)
Race4: hại trên cây gừng (Philippin) (Biovar 3 và 4)
Race 5: hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (Biovar 5)

6


Các biovar phân định trên cơ sở đặc tính sinh hoá (oxy hoá các nguồn
hydrate carbon gồm 3 loại đường lactose, maltose, cellobiose và 3 loại rượu
mannitol, dulcitol, sorbitol (Hayward, 1964) đã xác định có 5 biovars ở các vùng
trên thế giới là các biovar 1, 2, 3, 4 và 5. (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Theo Đoàn Thị Thanh và ctv. (2005), dùng PCR có thể các định nhanh tác
nhân gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên mô bệnh hoặc cây nhiễm bệnh. Kết hợp
với sử dụng phân tích sinh hoá đã xác định rằng ở vùng ĐBSCL phổ biến và gây
hại trên cây ớt, cà chua là dòng sinh học 3 và dòng sinh học 4, Race 1 của vi
khuẩn Ralstonia solanacearum Smith.
Sự đa dang về tính gây bệnh
Khi phân lập 5 chủng vi khuẩn từ cây ớt, cà chua, khoai tây, lạc, thuốc
lá..., cây cà nhiễm bệnh héo xanh đều thể hiện tính độc và khả năng gây bệnh
khác nhau trên các loài cây ký chủ của nó. Tuy nhiên mỗi chủng vi khuẩn cũng
thể hiện tính gây bệnh khác nhau khi lây nhiễm trên các loài cây ký chủ (Đỗ Tấn
Dũng, 2002).


Trung tâm Dựa
Họctrên
liệu
liệu
vàNghiệp
nghiên
kếtĐH
quả Cần
nghiênThơ
cứu @
của Tài
trường
Đạihọc
Họctập
Nông
I – cứu

Nội, viện nghiên cứu cây ăn quả, viện di truyền Nông Nghiệp, viện kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam trong mười năm qua đã cho thấy quần thể ký sinh của vi khuẩn
gây bệnh héo xanh ở đồng bằng Sông Hồng và một số tỉnh ở Miền Bắc Việt Nam
bao gồm các dòng sinh học 1, dòng sinh học 3 và dòng sinh học 4 thuộc Race 1
(theo hệ thống phân chủng (Hayward, 1964) trong đó phổ biến và chiếm ưu thế
nhất là dòng sinh học 3 với dòng có tính độc cao ở vùng này là dòng BN.1 đã
được sử dụng để nghiên cứu trong lây nhiễm nhân tạo đánh giá các giống kháng
trong tập đoàn ớt, cà chua trong nước và nhập nội từ trung tâm rau châu Á
(AVRDC). (Lê Lương Tề, 2002; trích bởi Trần Trọng Cần, 2007).
1.3.3 Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Phạm Văn Kim (1999), nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 26 30 0C, nhiệt độ tối thiểu là 18 oC, tối đa 37 oC, nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 52
o


C trong 10 phút.

7


Đỗ Tấn Dũng (2004), bệnh phát triển gây hại trong điều kiện khí hậu:
gió, bão nhiều, bệnh thường phát sinh và thiệt hại nặng trên chân đất cát, đất thịt
nhẹ, đất bị nhiễm bệnh…
Theo Tạ Thu Cúc (2002), bệnh thích hợp trong phạm vi pH tương đối
rộng, độ pH phù hợp cho bệnh phát triển là 6,9 - 7,2.
Vi khuẩn gây bệnh được giữ lại trong mô tế bào cây bị bệnh đến 7 tháng,
trong hạt 1 số ngày và trong đất 14 tháng. Vi khuẩn sống lâu trong đất ẩm và
chóng chết hơn ở đất khô. Chúng phát triển ở nhiệt độ cao cà ẩm, sau đó xâm
nhập vào mô bào cây qua những chỗ bị thương. Bệnh phát triển mạnh ở 35oC
thấp nhất 15 oC cao nhất 42 oC (Đặng Thái Thuận, Võ Văn Đực, 1980).
1.3.4 Sự xâm nhiễm, phát sinh bệnh, khả năng lây lan và lưu tồn của mầm
bệnh
Theo Phạm Văn Kim (2000), héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum có
thể xâm nhiễm và gây hại theo 1 trong 2 cách:
Có thể các chất nhầy bên trong vi khuẩn (các polysaccharid có phân tử to
tăng
độ nhờn
và Thơ
muối khoáng
rễ hấp
thu,tập
từ đó
giảm đáng
Trunglàm
tâm

Học
liệucủa
ĐHnước
Cần
@ Tàidoliệu
học
vàlàm
nghiên
cứu
kể lượng nước và muối khoáng cung cấp cho cây và làm cho cây héo chết).
Ngoài ra do chất nhờn này là các phân tử to nên không lọt qua được lỗ
sàng trong mạch mộc, bị giữ lại nghẽn mạch mộc, từ đó nước và muối khoáng
không di chuyển được lên phía trên cung cấp đầy đủ cho phần trên của cây, cây
sẽ bị héo rồi chết vì thiếu nước.
Sau khi xâm nhiễm vào vi khuẩn lan riêng theo bó mạch sinh sản phát
triển, sản sinh ra các men, độc tố dẫn đến sự phá hủy tế bào tắc nghẽn mạch dẫn
đến cản trở mạch dẫn nước, chất dinh dưỡng và nhựa cây gây héo nhanh và
chết…
Nghiên cứu về mặt sinh học phân tử cho thấy tính gây bệnh của các dòng
vi khuẩn có độc tính Pseudomonas solanacearum quyết định bởi các gen độc
hrp. Những vi khuẩn này xâm nhiễm vào rễ, thân, cuống lá qua các vết thương cơ
giới do nhổ cây đem trồng, do côn trùng hoặc do tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc
vun trồng…. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì
khổng (khoai tây). Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới bộ mạch dẫn xylem, sinh
8


sản phát triển ở đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân hủy mô,
sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysaccaritb (LPS) bít
tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo

nhanh chóng. EPS được tổng hợp và nhờ có nhóm gen eps.A, eps.B và OPS
(Cook, Secqueira, 1991).
Dựa trên sự nghiên cứu Đỗ Tấn Dũng (2004), thì các phương pháp lây
nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn hại ớt, cà chua trong điều kiện nhân tạo thì
phương pháp tiêm vào nách lá và tạo vết thương rễ sẽ cho tỷ lệ bệnh cao hơn so
với phương pháp nhúng rễ và nhiễm hạt trên các giống ớt, cà chua kháng và
nhiễm héo xanh vi khuẩn.
Mặt khác, vi khuẩn gây bệnh là loài ký sinh đa thực với nhiều chủng nòi
khác nhau, phân bố rộng, xâm nhiễm gây hại hệ thống bó mạch, mạch dẫn,
truyền lan trên đồng ruộng bằng nhiều con đường khác nhau. (Nguyễn Văn Viên,
Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Bệnh héo xanh vi khuẩn lan truyền trên đồng ruộng từ cây này sang cây
ổ dịch
nàyĐH
sangCần
các vùng
con đường
như:nghiên
nước, mưa,
Trungkhác,
tâmtừHọc
liệu
Thơkhác
@bằng
Tài nhiều
liệu học
tập và
cứu
không khí, hạt giống… Ngoài ra còn lây qua kỷ thuật chăm sóc của người dân
(Nguyễn Văn Viên, 2003; Phạm Văn Kim, 1999).

Héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum có khả năng tồn tại lâu
dài trong đất, tàn dư thực vật, trong vật liệu giống nhiễm bệnh phổ biến là trong
các cây ký chủ phụ thuộc họ cà, đậu, bầu bí…
Nguồn bệnh chủ yếu là trong đất, tàn dư, hạt giống....(Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).
Tuy nhiên nguồn bệnh tồn tại nhiều dạng khác nhau, vi khuẩn tồn tại lâu
dài trong đất, trong tài dư cây bệnh, giống nhiễm bệnh (hạt, cây giống…) và ký
chủ phụ (Phạm Văn Kim, 1999).
1.3.5 Biện pháp phòng bệnh héo xanh trên ớt.
Bón phân đầy đủ và cân đối N - P - K, vôi bột nhằm hạn chế nguồn bệnh
và cải tạo đất, cần nhổ bỏ cây héo xanh sớm, giảm bớt nguồn bệnh và sự lan
truyền (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

9


Dựa trên kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003),
còn cho thấy nếu luân canh với cây trồng cạn, cây trồng là ký chủ của bệnh thì
bệnh sẽ héo xanh vi khuẩn thường phát sinh nhiều và tác hại của bệnh về sau
thường nặng.
Theo Nguyễn Văn Viên (2003), cần phải làm tốt công tác vệ sinh đồng
ruộng, thu dọn và tiêu hủy tàn dư cây bệnh, dọn sạch cỏ dại là ký chủ của mầm
bệnh nhằm giảm bớt và tiêu hủy nguồn bệnh trong đất. Chọn vụ gieo trồng ớt
phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai, mật độ vừa phải, lên luống cao, dễ thoát
nước, cần bón phân hữu cơ đã ủ oai mục, chế độ chăm sóc tưới nước, kỷ thuật
làm giàn đúng kỷ thuật phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây ớt tránh đổ
ngã.
Ngoài ra có thể sử dụng một số chủng của các loài vi khuẩn đối kháng như
Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens để sử lý hạt giống trước khi gieo,
nhúng rễ cây con vào vùng rễ ớt ngay sau trồng làm tăng khả năng chiếm chỗ,

cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum tác nhân
bệnh héo xanh.
Trunggây
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Biện pháp luân canh cây trồng là biện pháp tốt nhất là tiến hành luân canh
với lúa nước trên chân đất 2 lúa 1 màu, không trồng ớt với các cây trồng cạn
thuộc họ cà, đậu, ngoài ra còn luân canh với những cây không phải là ký chủ của
bệnh héo xanh: ngô, mía… (Đỗ Tấn Dũng, 2004).
1.4 Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici
Bệnh héo rũ do nấm Fusarium còn gọi là bệnh héo vàng được mô tả đầu
tiên bởi Massee GE ở Anh năm 1895. Bệnh có ở khắp thế giới nhưng chủ yếu ở
vùng nhiệt đới trong đó có Vệt Nam (trích Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng,
2003).
1.4.1 Triệu chứng
Héo rũ do nấm Fusarium oxysperum f.sp. lycopersici tấn công tất cả các
bộ phận và giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt nó thể hiện rõ ở giai đoạn ra
hoa, mang quả. Cây trưởng thành bộ rễ và mạch dẫn cây không phục hồi được.
Đầu tiên là các là dưới bị biến thành màu vàng, rồi đến các lá ở trên, sau cùng
toàn bộ cây héo và chết. Cắt dọc gốc thân đến mô gỗ cho thấy mô bệnh mất màu
10


chuyển sang đỏ hoặc màu sậm. Cây con nhiễm bệnh ngoài những triệu chứng
trên còn bị lùn, hoặc héo có chu kỳ theo nhiệt độ trong ngày (CABI, 2003; trích
bởi Nguyễn Thị Thu Hằng, 2008).
Triệu chứng sọc nâu dọc theo mạch dẫn ở rễ hoặc cổ rễ là do enzyme của
mầm bệnh phá huỷ vách của mạch mộc, đồng thời oxy hóa các hợp chất phenol
(do tế bào ký chủ tiết ra). Sự oxy hóa này cho phân tử màu, các phân tử màu này
xâm nhập vào và nhuộm nâu các mạch mộc của ký chủ (Phạm Văn Kim, 2000).

Theo Phạm Hoàng Oanh (2001), nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc
nơi mặt đất thấy thân và tóp nhỏ lại đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ
do nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici các lá già khi cây chết có màu
vàng và khô.
Bệnh thường biểu hiện rõ khi điều kiện nóng trong ngày trên đất cát, thiếu
đạm, lân (Vũ Khắc Nhượng và Hà Minh Trung, 1983).
1.4.2 Tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính vủa bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp
& Hasen.
là loại
nấm
bệnh
phạm
vi ký chủ
Trunglycopersici
tâm Học(sace)
liệu Snyder
ĐH Cần
Thơ Đây
@ Tài
liệu
học
tậpcóvà
nghiên
cứu
rộng, xuất hiện gây hại ở nhiều nơi nhất là vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới…
Bệnh gây hại cho sản xuất cà chua, có thể gây thất thu 100% năng suất
canh tác trong điều kiện nhà kính hoặc ngoài đồng (CABI, 2003).
1.4.2 Phân loại
Nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersci thuộc lớp nấm bất toàn

(Deuteromycetes). Họ (Tubercularia). Bộ nấm bông (Hyphomycetabes). Ở giai
đoạn hữu tính chưa được xác định rõ ràng đối với nấm Fusarium. Dựa trên một
số kết quả nghiên cứu về đặc điểm di truyền cho thấy loài này gần với nhóm
Liseola có giai đọan hữu tính Gibberella (Aseomyesta) (O’ Donnell et al., 1998;
trích dẫn bởi CABI, 2003).
Có rất nhiều môi trường đặc biệt môi trường PDA thích hợp cho nấm
Fusarium phát triển nhanh, mạnh và lấp đầy đường kính 9 cm của đĩa petri trong
khoảng 7 ngày. Khoanh khuẩn ty của nấm Fusarium oxysporum có màu trắng với
nhiều sắc tố khác nhau như hồng, cam, đỏ, tím, xanh tùy theo giai đoạn phát
triển. Nấm có khả năng sản sinh ra 3 dạng bào tử vô tính: đại bào tử, tiểu bào tử
11


và bào tử áo. Đại bào tử có dạng hình liềm dài, vách mỏng với nhiều vách ngăn.
Tiểu bào tử có một tế bào dạng bầu dục được tạo ra trên từng thể bình ngắn là
điểm để phân biệt với Fusarium oxysporum. Bào tử áo có vách dày, tròn hình
thành riêng rẻ hay từng cặp (CABI, 2003).
1.4.3 Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici là loại nấm sống lưu tồn trong đất
dưới dạng bào tử áo trong thời gian dài. Nấm có thể xâm nhiễm và ký sinh trên
mô rễ của nhiều loại cây trồng và cỏ dại. Nấm có 3 nòi sinh lý trong đó nòi 1, 2
có phân bố rộng khắp thế giới (CABI, 2003).
Theo CABI (2003), thì các nghiên cứu về sinh học phân tử cho thấy nấm
Fusarium oxysporum f.sp lycopersici rất đa dạng về mặt di truyền. Đa số các
dạng hình thường bao gồm các nhóm phụ khác nhau về di truyền. Nấm có thể lây
qua hạt chủ yếu được phát tán qua bộ phận cây nhiễm, đất, nơi có mang nguồn
bệnh.
Giữa các loài nấm khác nhau thì tốc độ phát triển cũng khác nhau, thậm
những
dòng

khác
trong
cùng
cũng
có sự
khi nuôi
Trungchí
tâm
Học
liệu
ĐHnhau
Cần
Thơ
@một
Tàiloàiliệu
học
tậpkhác
vànhau
nghiên
cứu
trong cùng một nhiệt độ (Agrios, 1997).
Burgess, et al. (1994), các yếu tố như hệ vi sinh vật đất, ẩm độ đất ảnh
hưởng đến sự phát triển của nấm Fusarium. Ẩm độ đất có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của mầm bệnh hay gián tiếp thông qua tính nhiễm bệnh của
cây ký chủ. Ví dụ nấm Fusarium moniliform thường là nguyên nhân gây bệnh
nghiêm trọng chỉ xảy ra khi cây ký chủ bị ngập úng ở giai đoạn sinh trưởng.
Phân bón ảnh hưởng đến tính độc của nấm. Tính độc của nấm tăng khi
bón phân vi lượng, lân, đạm amon, tính độc của nấm giảm khi bón đạm Nitrat
(Jones, 1993).
Bệnh phát triển ở nơi có thời tiết ẩm, trên đất cát và đất chua. Nấm tồn tại

trong đất vài năm, nhiệt độ thích hợp là 28oC. Bệnh thường phát sinh phát triển
vào tháng 4, 5 hại cà chua (Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Nấm truyền lan qua hạt giống, cây con bị nhiễm trước khi trồng hoặc do
gió, nước, dụng cụ làm đất… (Dhesi, et al., 1968).

12


Nấm còn lưu tồn trong các cây bệnh xâm nhiễm vào rễ và qua các vết
thương rồi phát triển lên thân, chủ yếu làm nghẽn sự vận chuyển nước, chất dinh
dưỡng trong cây gây ra hiện tượng héo vàng (héo cây), ngoài ra còn tiết chất độc
hại cây (Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
Một vài nghiên cứu cho thấy sự gây hại của tuyến trùng có thể giảm bớt
hiệu quả của gen kháng bệnh cơ bản (major gene resistance) đối với bệnh héo
Fusarium, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy tuyến trùng không ảnh
hưởng đến tính kháng bệnh héo Fusarium.
1.4.4 Ký chủ và sự lưu tồn của nấm Fusarium
Nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycoperisici chỉ gây hại điển hình trên cây
họ cà chủ yếu là ớt, cà chua. Tuy nhiên nấm cũng có khả năng xâm nhiễm và
phát triển trên nhiều loại cây trồng khác như: chuối, khoai tây, hành ta…nhưng
không tạo triệu chứng rõ rệt (CABI, 2003).
Theo Burgess, et al. (1994), hầu hết những mầm bệnh có nguồn gốc từ đất
bị giới hạn khả năng hoạt động trong đất bởi sự cạnh tranh hay đối kháng với vi
khác.liệu
Sự cạnh
đối @
kháng
là học
định hướng
chặn hoạt

Trungsinh
tâmvấtHọc
ĐH tranh
Cần và
Thơ
Tàinày
liệu
tập vàngăn
nghiên
cứu
động của mầm bệnh ngoại trừ những nơi mầm bệnh có điều kiện thuận lợi trong
sự cạnh tranh.
1.4.5 Biện pháp phòng trị
Thu, đốt cây bị bệnh, luân canh với cây ngũ cốc, nếu đất bị nhiễm nặng thì
phải luân canh với cây không phải họ cà trong vòng 5 - 7 năm (Nguyễn Văn
Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Sử dụng giống kháng: có ít nhất 3 gen cơ bản; kháng 3 nòi đã được báo
cáo (nòi 1, 2 và 3) của chủng nấm Fusarium f. sp. lycopersici (CABI, 2003).
Chủ động hệ tưới tiêu, không tưới quá ẩm, trồng mật độ thích hợp đối với
từng giống. Bón phân cân đối và hợp lý tạo điều kiện cho cây khỏe (Nguyễn Văn
Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Nhiều nghiên cứu cho thấy có một số loại đất có khả năng ngăn chặn sự
gây hại của bệnh héo rũ do Fusarium. Tác nhân kiểm soát sinh học như vi khuẩn
và chủng không gây bệnh của Fusarium hứa hẹn trong việc kiểm soát nấm gây
bệnh héo rũ (CABI, 2003).
13


×