Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH của các LOẠI gốc GHÉP lên NGỌN GHÉP cà CHUA và dưa hấu tại TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG đại học cần THƠ và hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÂM ANH NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC LOẠI GỐC
GHÉP LÊN NGỌN GHÉP CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ @4Tài
liệu học tập và nghiên cứu
(THÁNG
– 11/2007)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÂM ANH NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC LOẠI GỐC
GHÉP LÊN NGỌN GHÉP CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG
(THÁNG 4 – 11/2007)


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Trần Thị Ba
Ths. Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC LOẠI GỐC
GHÉP LÊN NGỌN GHÉP CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG
(THÁNG 4 – 11/2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên LÂM ANH NGHIÊM thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2008
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Trần Thị Ba

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lâm Anh Nghiêm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC LOẠI GỐC
GHÉP LÊN NGỌN GHÉP CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG

(THÁNG 4 – 11/2007)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên LÂM ANH NGHIÊM thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ……………………………………...
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ………………………………...

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày… tháng…. năm 2008

Trưởng Khoa Nông Nghiệp

Chủ tịch Hội đồng

& Sinh Học Ứng Dụng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lâm Anh Nghiêm
Ngày sinh: 24/10/1985
Nơi sinh: Tỉnh Tiền Giang
Họ và tên cha: Lâm Minh Đạt

Họ và tên mẹ: Phan Thị Út
Quê quán: Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Quá trình học tập:
1991 – 1996: Trường Tiểu Học thị trấn Chợ Gạo.
1996 – 2003: Trường Phổ Thông Trung Học Cấp II, III thị trấn Chợ Gạo.
2008: Trường
ĐạiCần
Học Cần
Thơ,
ngành
Nông
30, Khoa
Trung2004
tâm– Học
liệu ĐH
Thơ
@chuyên
Tài liệu
học
tậpHọc,
vàkhóa
nghiên
cứu
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!

Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời
gian làm đề tài và hoàn chỉnh bài luận văn này.
Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo
cho em trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Thầy cố vấn học tập Trần Vũ Phến đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành tốt
khóa học.
Chân thành biết ơn,
Anh Phạm Thanh Phong trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thành phố

TrungCần
tâm
Học
liệutâm
ĐH
Cần
Thơviên
@ em
Tàitrong
liệusuốt
học
nghiên
cứu
Thơ
đã quan
giúp
đỡ, động
thờitập
gianvà

thực
hiện đề tài.
Tập thể cán bộ trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành bài luận văn này.
Chân thành cảm ơn,
Anh Tính lớp Cao Học K13, anh Văn Sơn, chị Chúc Ly, chị Hồng Thơi
(Trồng Trọt K28), anh Tấn, Thanh, Lel, Sỹ (Trồng Trọt K29), anh Nguyễn, Thanh,
Thùy, chị Kiều, Đông Phương (Nông Học K29) và các bạn Nhanh, Hải Ngọc, Tuấn
Anh, Thảo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Thân ái gửi về,
Tập thể lớp Nông Học K30 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
tương lai.
LÂM ANH NGHIÊM

vi


LÂM ANH NGHIÊM, 2008 “Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc
ghép lên ngọn ghép cà chua và dưa hấu tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp
trường Đại Học Cần Thơ và Hậu Giang, tháng 4 – 11/2007”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và Ths. Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƯỢC
Biện pháp ghép ngọn cà chua lên gốc cà tím hoặc cà chua và ghép ngọn dưa
hấu lên gốc bầu bí được xem là một giải pháp hiệu quả, có khả năng kháng một số
bệnh từ đất, đồng thời vẫn giữ được năng suất và phẩm chất cao. Chính vì vậy, đề
tài: “Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép lên ngọn ghép cà chua và
dưa hấu tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ và Hậu Giang
tháng 4 – 11/2007” được thực hiện nhằm xác định gốc ghép cà tím, cà chua cho tỷ

lệ sống cao với ngọn cà chua và gốc ghép bầu bí cho tỷ lệ sống cao với ngọn dưa
hấu nhằm làm giảm giá thành cây con ghép trong sản xuất, mở rộng diện tích canh
ở đồng
bằng
sông
Cửu
Long.Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trungtáctâm
Học
liệu
ĐH
Cần
Thí nghiệm đánh giá khả năng tương thích của gốc ghép cà tím, cà chua với
ngọn ghép cà chua được thực hiện với 2 thí nghiệm ở 2 mùa vụ khác nhau: thí
nghiệm 1 từ tháng 4 – 5/2007 và thí nghiệm 2 từ tháng 10 – 11/2007 tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Cả hai thí nghiệm đều được bố trí
theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lập lại với 3 nghiệm thức ở thí nghiệm 1:
(1) cà tím EG 203, (2) cà chua Đà Lạt, (3) cà chua Miền Nam và 5 nghiệm thức ở
thí nghiệm 2: (1) cà chua TM 241, (2) cà chua TN 364, (3) cà chua Red Crown 250,
(4) cà chua 607, (5) cà chua TN 148, mỗi nghiệm thức 66 cây. Thí nghiệm đánh giá
khả năng tương thích của gốc ghép bầu bí với ngọn ghép dưa hấu cũng được thực
hiện với 2 thí nghiệm ở 2 mùa vụ và 2 địa điểm khác nhau: thí nghiệm 1 là tháng
6/2007 tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ và thí nghiệm
2 là tháng 9/2007 tại xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Cả hai thí
nghiệm đều được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lập lại với 5

vii


nghiệm thức: (1) Bầu Nhật 1, (2) Bầu Nhật 2, (3) Bầu Nhật 3, (4) Bầu thước Địa

Phương và (5) Bí đỏ Nhật, mỗi nghiệm thức 28 cây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
− Trên cà chua: có sự tương thích tốt giữa gốc và ngọn ghép ở cả 2 thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 1, sử dụng ngọn cà chua Red Crown 250 ghép trên gốc cà tím
EG 203, cà chua Đà Lạt và cà chua Miền Nam cho tỷ lệ sống sau ghép cao
tương đương (89,89 – 93,24%) ở giai đoạn 12 NSKG và thí nghiệm 2 sử dụng
gốc cà chua Miền Nam ghép với ngọn cà chua TM 241, cà chua TN 364, cà
chua Red Crown 250, cà chua 607 và cà chua TN 148 cho tỷ lệ sống sau khi
ghép cao tương đương (93,03 – 96,97%) ở giai đoạn 15 NSKG.
− Trên dưa hấu: sử dụng ngọn dưa hấu Thành Long TN 522 ghép trên gốc bầu
Nhật 1, bầu Nhật 2, bầu Nhật 3 và bầu Địa Phương cho tỷ lệ sống sau ghép
cao tương đương (82,14 – 90,71%), tỷ lệ sống thấp hơn khi ghép trên gốc bí
(76,43
ở giai
đoạn
10 NSKG
nghiệm
và tỷ
sống cao cứu
tương
Trung tâmNhật
Học
liệu%)
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài(thíliệu
học1)tập
vàlệ nghiên
đương trên gốc bầu Nhật 1, bầu Nhật 2, bầu Nhật 3 (90,34 – 93,24%), tỷ lệ

sống thấp hơn khi ghép trên gốc bầu Địa Phương và bí Nhật (77,21 – 81,05%)
ở giai đoạn 10 NSKG (thí nghiệm 2), có sự khác biệt qua phân tích thống kê.

viii


MỤC LỤC

Trang
Tiểu sử cá nhân

v

Cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục

ix

Danh sách bảng

xii

Danh sách hình


xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc cà chua và dưa hấu

2

1.2 Những khó khăn chính trong sản xuất cà chua và dưa hấu

2

Thế giới
Trung tâm1.2.1
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu2
1.2.2 Việt Nam

3

1.3 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép ngọn trên
cây rau


4

1.3.1 Tình hình ghép cà chua và dưa hấu trên Thế giới

4

1.3.2 Tình hình ghép cà chua và dưa hấu ở Việt Nam

6

1.4 Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp ghép cà chua và
dưa hấu

7

1.4.1 Ưu điểm

7

1.4.2 Hạn chế

7

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về cà chua và dưa hấu ghép

8

1.5.1 Cà chua ghép

8


1.5.2 Dưa hấu ghép

10

1.6 Đặc điểm ngọn và gốc ghép trong thí nghiệm

11

1.6.1 Cà chua

11

1.6.2 Dưa hấu

12

ix


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

13

2.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA GỐC
GHÉP CÀ TÍM, CÀ CHUA VÀ NGỌN GHÉP CÀ CHUA

13

2.1.1 Phương tiện


13

2.1.2 Phương pháp

14

2.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA GỐC
GHÉP BẦU, BÍ VÀ NGỌN DƯA HẤU

18

2.2.1 Phương tiện

18

2.2.2 Phương pháp

19

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA GỐC
GHÉP CÀ TÍM, CÀ CHUA VÀ NGỌN GHÉP CÀ CHUA

24

3.1.1 Ghi nhận tổng quát


24

3.1.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong môi trường ghép

25

3.1.3 Thí nghiệm 1 (tháng 4 – 5/2007)

26

3.1.3.1 Sinh trưởng của cây cà trước khi ghép

26

Trung tâm3.1.3.2
HọcSinh
liệutrưởng
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của cây cà chua sau khi ghép
30
3.1.4 Thí nghiệm 2 (tháng 10 – 11/2007)

36

3.1.4.1 Sinh trưởng của cây cà chua trước khi ghép

36


3.1.4.2 Sinh trưởng của cây cà chua sau khi ghép

39

3.1.5 Giá thành cây ghép

47

3.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA GỐC GHÉP
BẦU BÍ VÀ NGỌN DƯA HẤU

48

3.2.1 Ghi nhận tổng quát

48

3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong môi trường ghép

49

3.2.3 Thí nghiệm 1 (tháng 6/2007)

50

3.2.3.1 Sinh trưởng của cây dưa hấu, bầu và bí ở giai đoạn
trước khi ghép

50


3.2.3.2 Sinh trưởng của cây dưa hấu ghép

51

3.2.4 Thí nghiệm 2 (tháng 9/2007)

54

3.2.4.1 Sinh trưởng của cây dưa, bầu và bí ở giai đoạn trước
khi ghép

54

3.2.4.2 Sinh trưởng của cây dưa hấu ghép

55

x


3.2.5 Giá thành cây ghép

61

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

62

Kết luận


62

Đề nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ CHƯƠNG

68

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Thời gian sinh trưởng (ngày) của cây cà trước khi ghép tại
trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).


26

3.2

Đường kính (mm) gốc thân ngọn và gốc ghép qua các ngày
sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 4 – 5/2007).

33

3.3

Tỷ lệ (%) cây sống qua các ngày sau khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).

35

3.4

Thời gian (ngày) từ khi ghép đến khi phục hồi, ra đồng của
cây cà chua ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 4 – 5/2007).

35

3.5

Đặc điểm sinh trưởng cây cà chua trước khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).


37

3.6

Đường kính (mm) gốc thân ngọn và gốc ghép qua các ngày
sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 10 – 11/2007).

44

lệ (%) cây sống qua các ngày sau khi ghép tại trại Thực
46
Trung 3.7
tâm HọcTỷliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 – 11/2007).

3.8

Thời gian (ngày) từ khi ghép đến khi phục hồi, ra đồng của
cây cà chua ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 10 – 11/2007).

47

3.9

Giá thành cây cà chua ghép trên gốc ghép cà chua tại trại
Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 – 11/2007).


47

3.10

Đặc điểm sinh trưởng cây bầu, bí trước khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 6/2007).

50

3.11

Tỉ lệ (%) cây sống qua các ngày sau khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 6/2007).

53

3.12

Thời gian (ngày) từ khi ghép đến khi phục hồi, ra đồng của
cây dưa hấu ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT(tháng 6/2007).

53

3.13

Đặc điểm sinh trưởng cây bầu, bí trước khi ghép, Hậu Giang
(tháng 9/2007).


54

3.14

Đường kính (mm) gốc thân ngọn và gốc ghép cây dưa hấu
qua các ngày sau khi ghép, Hậu Giang (tháng 9/2007).

59

3.15

Giá thành cây dưa hấu ghép trên gốc ghép bầu bí tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 6/2007).

61

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Kỹ thuật ghép cà chua: (a) cắt bỏ ngọn của gốc ghép cà tím,
cà chua, (b) cắt bỏ gốc của ngọn ghép cà chua, (c) ấn ống cao

su đã mang ngọn ghép vào gốc ghép.

16

2.2

Cây cà chua ở giai đoạn 12 ngày sau khi ghép: (a) trên gốc cà
tím và (b) trên gốc cà chua, chuẩn bị trồng ra đồng.

17

2.3

Cây con bầu bí dưa chuẩn bị ghép: (a) cây bầu ở giai đoạn 13
ngày tuổi, chuẩn bị ghép, (b) cây bí ở giai đoạn 12 ngày tuổi,
chuẩn bị ghép, (c) cây dưa hấu ở giai đoạn 4 – 5 ngày tuổi,
vừa bung vỏ hột, chuẩn bị ghép.

20

2.4

Kỹ thuật ghép dưa hấu: (a) ngắt bỏ lá thật của gốc ghép bầu
bí, (b) ghim que lược sừng vào gốc ghép bầu bí, (c) cắt bỏ
phần gốc thân của ngọn ghép dưa hấu và (d) ấn ngọn ghép
dưa hấu vào vị trí đặt dao ghép trên thân bầu bí.

21

2.5


Cây dưa hấu ở giai đoạn 10 ngày sau khi ghép: (a) trên gốc
bầu, (b) trên gốc bí, chuẩn bị trồng ra đồng.

22

3.1

Sự biến thiên nhiệt độ và ẩm độ trong phòng phục hồi qua

25

Trung tâm Học các
liệu
ĐHsauCần
@trạiTài
liệu
học Nông
tập và
nghiên cứu
ngày
khi Thơ
ghép tại
Thực
nghiệm
Nghiệp,
ĐHCT (tháng 4 – 5/2007 và tháng 10 – 11/2007).
3.2

Đường kính gốc thân gốc ghép và ngọn ghép ở giai đoạn

trước khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 4 – 5/2007).

27

3.3

Số lá trên cây cà chua ở giai đoạn trước khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).

28

3.4

Chiều cao cây qua các ngày trước khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).

29

3.5

Chiều cao gốc nghép và cao cây cà chua ghép ở: (a) 9 ngày
và (b) 12 ngày sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông
Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).

31

3.6

Đường kính gốc thân gốc ghép cà chua ở giai đoạn 9 và 12

ngày sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 4 – 5/2007).

32

3.7

Số lá trên cây cà ở giai đoạn 9 và 12 ngày sau khi ghép tại
trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 4 – 5/2007).

34

xiii


Hình

Tựa hình

Trang

3.8

Chiều cao cây cà chua làm gốc và ngọn ghép ở giai đoạn
trước khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT
(tháng 10 – 11/2007).

38

3.9


Số lá trên cây cà chua qua các ngày sau khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 – 11/2007).

39

3.10

Chiều cao gốc ghép và cao cây cà chua ghép ở: (a) 9 ngày,
(b) 12 ngày và (c) 15 ngày sau khi ghép tại trại Thực nghiệm
Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 – 11/2007).

41

3.11

Đường kính gốc thân ngọn ghép qua các ngày sau khi ghép
tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 –
11/2007).

43

3.12

Số lá trên cây cà chua qua các ngày sau khi ghép tại trại Thực
nghiệm Nông Nghiệp, ĐHCT (tháng 10 – 11/2007).

45

3.13


Sự biến thiên nhiệt độ và ẩm độ trong phòng phục hồi qua
các ngày sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT (tháng 6/2007) và Hậu Giang (tháng 9/2007).

49

3.14

Trung tâm

Chiều cao cây dưa hấu ghép bầu, bí ở giai đoạn 5 và 10 ngày 51
sau
ghép
tại Thơ
trại Thực
nghiệm
Nghiệp,
ĐHCT cứu
Học liệukhiĐH
Cần
@ Tài
liệuNông
học tập
và nghiên
(tháng 6/2007).

3.15

Đường kính gốc thân gốc ghép bầu, bí ở giai đoạn 5 và 10

ngày sau khi ghép tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT (tháng 6/2007).

52

3.16

Chiều cao gốc ghép và cao cây dưa hấu ghép ở: (a) 5 ngày
và (b) 10 ngày sau khi ghép, Hậu Giang (tháng 9/2007).

56

3.17

Đường kính gốc thân gốc ghép bầu, bí ở giai đoạn 5 và 10
ngày sau khi ghép, Hậu Giang (tháng 9/2007).

58

3.18

Tỷ lệ sống của cây dưa hấu ghép trên các gốc ghép bầu, bí
ở giai đoạn 5 và 10 ngày sau khi ghép, Hậu Giang (tháng
9/2007).

60

xiv



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xv


MỞ ĐẦU
Cà chua và dưa hấu là hai loại rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao và là thực
phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, ngày nay cả cà chua và dưa hấu đều được
trồng rất phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới (Tạ Thu Cúc và ctv.,
2005; Chu Thị Thơm và ctv., 2005). Nhưng trong canh tác vẫn còn gặp rất nhiều
khó khăn, trong đó bệnh héo rũ vi khuẩn (HRVK) còn gọi là bệnh chết nhát hay héo
tươi gây ra bởi vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là bệnh nguy hiểm trên
cà chua làm giới hạn diện tích canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỉ lệ cây chết
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum thường 20 – 30%, có khi lên đến 100% (Ngô
Quang Vinh và ctv., 2004) và bệnh héo rũ trên dưa hấu là nguy hiểm nhất, tỷ lệ cây
chết do nấm Fusarium oxysporum lên đến 65,3% (số liệu điều tra của Lê Văn Mắc
tại Bạc Liêu, 2007), hiện nay chưa có thuốc phòng trị hữu hiệu.
Để khắc phục những khó khăn trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa
ra nhiều biện pháp như dùng giống kháng, giống kháng kết hợp với IPM, biện pháp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ghép ngọn… Trong đó thì biện pháp ghép ngọn cà chua lên gốc cà tím hoặc cà chua

có khả năng kháng bệnh HRVK và biện pháp ghép ngọn dưa hấu lên gốc bầu, bí có
khả năng kháng bệnh héo rũ tỏ ra hiệu quả và có tính khả thi cao. Tuy nhiên để ứng
dụng thành công tiến bộ kỹ thuật này, một yêu cầu quan trọng là phải có cơ sở
chuyên sản xuất cây giống ghép, cung cấp cây con khỏe và hàng loạt cho nông dân.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép đối
với ngọn ghép cà chua và dưa hấu tại trại Thực nghiệm Nông Nghiệp trường

Đại Học Cần Thơ và Hậu Giang tháng 4 – 11/2007” được thực hiện nhằm xác
định gốc ghép cà tím, cà chua tương thích với ngọn cà chua và gốc ghép bầu bí
tương thích với ngọn dưa hấu cho tỷ lệ sống sau ghép cao nhất (trên 70%), góp
phần hoàn thiện qui trình kỹ thuật ghép cà chua và dưa hấu trong điều kiện nhà lưới
tại thành phố Cần Thơ, từ đó làm cơ sở cho việc phổ biến trực tiếp kỹ thuật ghép tại
nhà dân ở tỉnh Hậu Giang.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Miller, tên tiếng Anh là
Tomato, thuộc họ cà (Solanacearum). Cà chua có nguồn gốc ở vùng Trung và Nam
châu Mỹ (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005), cà chua có
nguồn gốc ở Pêru và Ecuador trước khi Crixtôp Côlông tìm ra Châu Mỹ thì ở Pêru
và Mêhicô đã có trồng cà chua. Đến cuối thế kỷ 19 trên 200 dòng, giống cà chua
được giới thiệu rộng rãi và quá trình chọn tạo giống cà chua vẫn được tiến hành cho
đến ngày nay (Tạ Thu Cúc và ctv., 2005).
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunberg), tên tiếng Anh là
Watermelon, thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae). Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới khô và nóng ở Châu Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara. Dưa hấu được

Trungđưa
tâm
Cần
Thơ
từ Học
Ấn Độliệu
sangĐH
Trung

Quốc
cách@
nayTài
hơnliệu
2500học
năm,tập
ngàyvà
naynghiên
đã được cứu
trồng
hầu hết ở các nước trên thế giới (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Phạm Hồng Cúc
(2002), dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn
3000 năm. Ở nước ta lịch sử trồng dưa hấu đã có từ rất lâu qua sự tích dưa hấu An
Tiêm từ thời vua Hùng Vương thứ 18 (Tạ Thu Cúc và ctv., 2005).
1.2 NHỮNG KHÓ KHĂN CHÍNH TRONG SẢN XUẤT
CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU
1.2.1 Thế giới
Ở nhiều vùng sản xuất cà chua trên thế giới, bệnh héo tươi do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến năng suất, có khi đến
95% thậm chí gây mất trắng (Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003). Theo Wang và ctv.
(2005), ở Đài Loan thiệt hại do bệnh từ 15 – 55% và ở Ấn Độ là 10 – 100% trong
suốt mùa hè. Đây là một trong những yếu tố đã gây cản trở và hạn chế rất lớn trong
việc mở rộng sản xuất rau màu. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum đặc biệt gây hại


3

nghiêm trọng ở những vùng trồng cà chua chuyên canh và hiện nay vẫn chưa có
thuốc phòng trừ hữu hiệu. Theo Rivard và ctv. (2006), bệnh héo tươi do vi khuẩn đã
gây hại khắp miền Nam nước Mỹ, do đó việc trồng cà chua đã được di chuyển

xuống phía Bắc Mỹ vì nơi đây ít bị tàn phá bởi bệnh này. Tuy nhiên, trong canh tác
cà chua vẫn gặp khó khăn do ngập lụt và dần dần vi khuẩn gây bệnh héo tươi cũng
xuất hiện. Bệnh đã gây thiệt hại trên cà chua từ 75 – 79% trong suốt mùa hè tại
Carolina của Bắc Mỹ.
Trên dưa hấu, bệnh héo rũ được mô tả đầu tiên ở vùng Đông Nam nước Mỹ
vào năm 1894 bởi ông Erwin F.Smith, cây dưa bị gây hại trong suốt thời gian sinh
trưởng, hạt đang nảy mầm có thể chết trong đất. Nấm Fusarium oxysporum có khả
năng lan truyền rộng rãi và có mặt ở hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp trên thế
giới, từ vùng nhiệt đới, á nhiệt đới cho đến vùng có khí hậu ôn hòa và lạnh (Bùi
Cách Tuyến, 1997). Nấm Fusarium oxysporum lưu tồn trong đất rất lâu và gia tăng
mật số qua mỗi mùa dưa (Trần Thị Ba và ctv., 2001; Phạm Hồng Cúc, 2002).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2 Việt Nam

Nước ta có khí hậu nóng và ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh
phát triển, hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận nên một số loại rau trong quá trình sản
xuất người sản xuất sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bừa bãi, gây hiện tượng quen thuốc
do đó sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh hơn (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
Theo Nguyễn Văn Viên và ctv. (2005), cà chua thường bị một số bệnh hại
sau: héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, héo vàng do nấm Fusarium
oxyporum f.sp.lycopersici và bệnh khảm do virus, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh
héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum. Theo Ngô Quang Vinh và ctv.
(2004), đây là bệnh rất nguy hiểm vì chúng lây lan nhanh và gây chết hàng loạt. Vi
khuẩn Ralstonia solanacearum thuộc loại sống lâu nhất trong đất, khi xâm nhập vào
cây vi khuẩn lan truyền và sinh sản nhanh chóng, chiếm đầy mạch dẫn của cây làm
mạch dẫn bị tắc nghẽn, vì vậy cây bị héo và chết. Tỷ lệ cây chết do Ralstonia
solanacearum từ 20 – 30%, có khi lên đến 100%.



4

Từ kết quả điều tra về tình hình canh tác cà chua tại một số huyện của tỉnh
Hậu Giang cho thấy, tuy có nhiều thuận lợi về điều kiện đất đai và khí hậu nhưng
việc trồng cà chua của nông dân thường gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn
do sâu bệnh chiếm đến 66,67% (chủ yếu là khảm do virus và héo tươi do vi khuẩn)
(Hoàng Thị Lan, 2007). Cũng từ kết quả điều tra về hiện trạng canh tác dưa hấu tại
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, việc phòng trừ sâu bệnh hại của nông dân dựa
vào thuốc bảo vệ thực vật là chính, làm cho khả năng kháng thuốc của sâu tăng cao,
bệnh trên cây cũng không ngừng phát triển, đặc biệt nghiêm trọng trên ruộng canh
tác dưa hấu của nông dân là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxyporum. Bệnh thường
gây chết cây lúc vừa mang trái do đó đã gây tổn thất lớn cho sản xuất (Tô Ngọc
Dung, 2007).
1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
GHÉP NGỌN TRÊN CÂY RAU
1.3.1 Tình hình ghép cà chua và dưa hấu trên thế giới

Trung tâm Ghép
Học làliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
một kỹ thuật có từ rất lâu đời đối với cây ăn trái. Theo một số tài
liệu cho thấy rằng phương pháp ghép đã được sử dụng ở Trung Quốc từ 1000 năm
TCN, còn ở Châu Âu cũng được ghi nhận từ những năm 384 – 237 TCN (Oda,
1995). Ngày nay ghép đã trở thành một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quy
trình nhân giống cây ăn trái. Nó đảm bảo cho người dân có được những cây giống
tốt, sớm cho trái, đồng thời cây con đảm bảo được đặt tính di truyền của cây mẹ (Lê
Thị Thủy, 2000).
Kỹ thuật ghép cà chua lên cà tím (eggplant) hoặc cà chua đã được Tikoo và
các cộng sự thực hiện từ năm 1979 (Midmore và ctv., 1993). Theo Tomoaki
Narikawa và ctv. (1989), trồng cà chua ghép có khả năng tránh được sự thiệt hại bởi

bệnh héo khô do nấm Fusarium oxysporum và bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum, gia tăng khả năng chống chịu của cây.
Tuy nhiên, ghép mới thực sự trở thành công nghệ phổ biến vào năm 1927 ở
Nhật Bản khi ngành sản xuất rau bị thiệt hại nặng nề do các tác nhân gây bệnh từ


5

đất. Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để tránh bệnh
héo Fusarium trên cây dưa hấu (Takahashi, 1984). Theo số liệu thống kê năm 1990,
ở Nhật có 92% dưa hấu ghép lên gốc bầu bí, 71,7% dưa leo, 43,8% các loại dưa
khác, 31,5% cà chua và 49,9% cà tím cũng được trồng bằng cách ghép (Oda, 1993).
Năm 1990, Itagi đã cải tiến phương pháp từ ghép nêm sang ghép cà chua
bằng ống cao su tròn, nhờ vậy đã giảm được 1/3 thời gian (Oda, 1995). Lịch sử ghi
nhận vào đầu thế kỷ 19, ở nước Pháp nho hại bởi bệnh thối rễ, bệnh này làm cho
cây nho chết hàng loạt, gây thiệt hại cho nền công nghiệp rượu vang nước Pháp mà
gần như không có biện pháp khắc phục. Sau đó các nhà khoa học đã ghép cây nho
Pháp trên gốc nho Mỹ, điều gây bất ngờ là cây nho ghép đã chống được sự gây hại
của bệnh thối rễ (Lê Thị Thủy, 2000).
Ở Châu Á, Viện nghiên cứu rau quả Á Châu cũng đã nghiên cứu biện pháp
ghép cà chua từ năm 1992. Ghép được xem là công nghệ chính trong sản xuất rau
trong điều kiện nhà lưới và điều kiện trái vụ (Tạ Thu Cúc, 2001).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Black và ctv. (2003), cà chua được ghép với gốc cà tím hoặc cà chua
làm giảm đến mức tối thiểu những vấn đề gây ra bởi ngập lụt và các bệnh từ đất.
Đôi khi việc sử dụng cà chua ghép có thể làm khác biệt rõ rệt giữa một vụ năng suất
cao và một vụ mất trắng do bệnh.
Ở Trung Quốc lục địa và vùng lãnh thổ Đài Loan, người ta thường ghép dưa
hấu lên gốc bí đỏ (Cucurbita pepo) để trồng trên ruộng sản xuất. Bởi vì gốc bí đỏ có

bộ rễ khỏe, ăn sâu, chống chịu được một số bệnh nhiễm từ đất (chảy gôm, héo do
nấm Fusarium oxyporum…). Cây ghép sinh trưởng và phát triển khỏe hơn, chống
chịu bệnh tốt hơn (Phạm Văn Côn, 2007).
Nhu cầu về cây ghép ngày càng tăng cao (khoảng 0,6 – 1,0 tỷ cây/năm ở
Nhật Bản). Nhưng một người ghép một giờ chỉ được khoảng 100 – 180 cây mà 1
hecta cần trung bình 25.000 cây. Như vậy, phải mất một tháng mới ghép đủ số cây
cần thiết cho 1 hecta. Chính vì vậy, để sản xuất cây giống ghép cần rất nhiều thời
gian, lao động, mặt bằng và vật liệu (Lê Thị Thủy, 2000).


6

Năm 1992, Onada và cộng sự phát minh máy ghép nối cho cây dưa hấu, cà
chua và cà tím. Hiện nay trồng các loại rau ăn trái bằng cách ghép đã đạt gần như
100% diện tích nhà kính. Tại các nước tiên tiến đã có máy ghép tự động, ví dụ máy
ghép cà chua ở bang Takii, 1.200 cây/giờ, tương tự ở Hàn Quốc cũng có máy ghép
dùng cho cây họ bầu bí (Oda, 1993).
Theo Kobayashi và ctv. (1996), robot có tốc độ làm việc nhanh gấp 10 lần so
với ghép bằng tay, về chất lượng cây ghép thì vẫn tốt như là ghép bằng tay. Theo
Oda (1992) và Kurata (1994) thì robot sẽ làm hạ giá thành cây ghép xuống mức
thấp nhất (Lê Thị Thủy, 2000).
1.3.2 Tình hình ghép cà chua và dưa hấu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu việc ghép cà chua chỉ mới thực hiện từ năm 1999
tại Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội, kế đến là Viện khoa học kỹ thuật Miền Nam
(2000 – 2003). Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành tại vùng rau Đức Trọng, Lâm
bệnhliệu
héo ĐH
xanh Cần
vi khuẩn
xảy@

ra nghiêm
trọng
do canh
năm. Kết
quả
TrungĐồng
tâmnơi
Học
Thơ
Tài liệu
học
tập tác
vàlâu
nghiên
cứu
cà chua ghép đã khống chế được bệnh và đến đầu năm 2004 diện tích trồng cà chua
ghép ở vùng này lên đến 19 ha (Trần Kim Cương, 2004).
Từ kết quả nghiên cứu của Ngô Quang Vinh và ctv. (2004), cà chua ghép có
khả năng kháng bệnh rõ ràng và hiệu quả hơn tất cả các biện pháp hiện có ở nước
ta: tỷ lệ cây chết do bệnh héo tươi ở các gốc cà chua ghép từ 0 – 21% trong khi ở
nhóm đối chứng không ghép là 100% chết. Đồng thời năng suất cũng tăng rõ rệt so
với đối chứng.
Ghép dưa hấu đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1968. Theo Phạm Hồng
Cúc và ctv. (1990), bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra xuất hiện rất
nặng đối với dưa hấu trồng thẳng trên nền đất trồng liên tục nhiều năm tại huyện
Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, nhưng không gây hại cho dưa hấu ghép bầu và cho năng
suất cao hơn 31,7 – 34,2%.
Bên cạnh trồng dưa hấu ghép nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ, nông dân
còn lợi dụng khả năng hút mạnh phân đạm của gốc ghép nhằm tăng kích thước trái,



7

tạo trái thật to để bán nhưng chất lượng trái rất kém (Trần Thị Ba, 2007). Ngoài đặc
tính kháng bệnh, cây ghép còn có khả năng chịu úng, chịu hạn và phèn tốt do bộ rễ
của cây làm gốc ghép được tuyển chọn từ cây hoang dại có khả năng sinh trưởng rất
khỏe. Tuy nhiên nếu chọn gốc ghép không phù hợp có thể làm giảm năng suất hoặc
chất lượng trái của ngọn ghép.
1.4 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP
GHÉP CÀ CHUA VÀ DƯA HẤU
1.4.1 Ưu điểm
Theo Oda (1995), cà chua ghép có những ưu điểm sau: (1) Giảm được các
tác nhân gây bệnh từ đất, đặc biệt là các tác nhân gây bệnh héo tươi, héo rũ. (2) Gia
tăng tính chống chịu với nhiệt độ cao, chống chịu với độ mặn hoặc úng nước. (3)
Tăng cường sức sống cho cây và làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.
Cây ghép giữ được đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp thu nước và
chất dinh dưỡng, chống lại những bất thuận của môi trường (Lê Thị Thủy ,2000).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bộ rễ của cà tím có khả năng chịu úng tốt vì thế cà chua ghép trên cà tím có
thể chịu được ngập úng (Viết Thị Tuất, 2006).
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), ghép là phương pháp tốt nhất và kinh tế
nhất để có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất mà cây dưa không
bị bệnh héo rũ chết.
Trồng dưa ghép trên gốc bầu, bí ít sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, đem lại sản
lượng cao hơn và tạo ra quả có chất lượng tốt hơn (Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).
1.4.2 Hạn chế
Theo Lê Thị Thủy (2000), cà chua ghép có những hạn chế chủ yếu như sau:
(1) Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép. (2) Thời gian sinh trưởng
của cây ghép chậm hơn cây trồng trực tiếp 1 – 2 tuần. (3) Khi chăm sóc cây ghép

trên đồng ruộng cần đặc biệt chú ý đến một vài đặc điểm như: độ sâu khi trồng, chồi
nách của gốc ghép…, nên việc canh tác tương đối phức tạp và tốn công hơn.


8

Trồng dưa ghép bầu tuy có hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh nhưng
muốn phổ biến rộng cần có công nghệ sản xuất cây con (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Dao ghép phải thật bén, nhát cắt phải thật phẳng, gọn, luôn giữ vệ sinh khi
ghép (tránh bệnh truyền nhiễm lây lan do nấm, virus,… vì khi ghép có sự cắt nối dễ
tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhiễm), và để thao tác thành công, ngọn ghép tiếp
hợp được với gốc ghép (Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).
Khi ghép đòi hỏi thao tác phải nhanh, chính xác, ở chỗ mát, khuất gió, và gần
phòng phục hồi cây sau khi ghép (Phạm Văn Côn, 2007).
1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÀ CHUA
VÀ DƯA HẤU GHÉP
1.5.1 Cà chua ghép
Từ kết quả nghiên cứu của Trần Văn Lài và ctv. (2002) cho thấy: (1) Cây cà
chua hoàn toàn có thể phát triển và cho năng suất khi ghép lên gốc cà tím. (2) Trong
kiện
có bệnh
vi khuẩn
nước học
thì cà tập
chuavà
ghép
lên cà tím
cho
Trungđiều
tâm

Học
liệuhéo
ĐHxanh
Cần
Thơ hay
@ ngập
Tài liệu
nghiên
cứu
năng suất cao hơn cà chua không ghép, do đó hiệu quả kinh tế mà cà chua ghép
mang lại cao hơn so với cà chua không ghép. (3) Về chất lượng cảm quan của cà
chua ghép không khác gì so với cà chua không ghép, các chỉ tiêu sinh hóa như
đường tổng số, vitamin C và hàm lượng chất khô của quả cà chua ghép cao hơn cà
chua không ghép.
Theo Rashid và ctv. (2002), tỷ lệ ghép cà tím lên cà chua thành công cao hơn
95%, tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn là 0 – 2,4% trên cây ghép và 29,2 – 31,8% trên
cây không ghép. Thời gian cho trái chín lâu hơn 10 ngày trên cây ghép, số trái tăng
175% và năng suất tăng 145%, cao hơn so với cây không ghép. Kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Trọng Mai và ctv. (2002) cũng cho kết quả là thời điểm thu cuối trên cà
chua ghép lâu hơn từ 10 – 15 ngày so với cà chua không ghép. Điều này cho thấy
sức sống mạnh mẽ của giống cà tím dùng làm gốc ghép do có bộ rễ phát triển khỏe
hơn (Trần Kim Cương, 2004).


9

Năm 2002, tại Hội đồng khoa học của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Viện
nghiên cứu Rau Quả Hà Nội báo cáo rằng trong điều kiện có bệnh héo xanh vi
khuẩn hay ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ thì cà chua ghép lên cà tím cho năng suất
cao hơn cà chua không ghép, do tỉ lệ cây sống cao hơn và không khác biệt về chất

lượng trái (Trần Kim Cương, 2004). Năm 2003, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền
Nam đã nhận từ Trung tâm Nghiên cứu Rau Á Châu hai giống cà tím EG 195 và EG
203, tiến hành nhân giống nhằm phục vụ cho sản xuất cà chua trái vụ và chuyên
canh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với sự giúp đỡ của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam từ tháng
8/2003 đến tháng 1/2004 trại giống cây con Thảo Nhi đã cung cấp cho sản xuất
520.000 cây, đủ trồng trên diện tích khoảng 19 ha, đến tháng 3 năm 2004 tại Lâm
Đồng đã có 4 trại chuyên sản xuất cây ghép ra đời và bắt đầu phục vụ sản xuất với
tổng năng lực sản xuất khoảng 7 triệu cây ghép/năm, đủ cung cấp cho khoảng 250
ha. Đây là một tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhanh chưa từng có của nông

Trungdân
tâm
Học
liệu
ĐH
CầnVinh
Thơ
liệuĐến
học
tập9 năm
và nghiên
cứu
Lâm
Đồng
(Ngô
Quang
và @
ctv.,Tài
2004).

tháng
2005, diện
tích
gieo trồng cây cà chua ghép tại Lâm Đồng đạt khoảng 1.500 ha và sản lượng tăng từ
20 đến 30%, có khi lên đến 70 hoặc 100%. Nhiều gia đình đã trồng lại được cà chua
trên những ruộng trước đó không thể trồng được vì bệnh héo rũ vi khuẩn (Ngô
Quang Vinh, 2006).
Theo Phạm Hồng Cúc (2002), bắt đầu ghép khi cây cà có 4 – 5 lá thật, cây
con được gieo trong điều kiện có lưới che để ngăn ngừa côn trùng và mưa làm hư
hại. Từ kết quả nghiên cứu của Trần Văn Lài và ctv. (2002) cho thấy đường kính
cây khi ghép là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống của cây
sau khi ghép. Ngoài ra tỷ lệ sống sau ghép có thể đạt cao hơn phụ thuộc vào tình
trạng của cây khi ghép, thao tác ghép và điều kiện chăm sóc cây sau ghép (Trần
Kim Cương, 2004).
Sử dụng ống cao su cho cây cà chua ghép là thích hợp nhất vì ống cao su đàn
hồi dễ lồng ngọn vào gốc ghép khi ngọn và gốc ghép có kích thước chênh lệch


×