Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đề tài ẢNH HƯỞNG của PHÂN hữu cơ và vô cơ lên sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG RAU cần nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Đức Tâm
MSSV: 3073196
Lớp: Nông học – K33

Cần Thơ, 2010

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng:
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Các anh chị đã ủng hộ, động viên em trên con đường học tập!
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!


Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình chỉ dẫn, cho những lời
khuyên bổ ích và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em nghiên cứu, học tập trong
suốt quá trình làm luận văn này.
Thầy Bùi Văn Tùng đã giúp đỡ, hướng dẫn phân tích rất nhiều chỉ tiêu ở
phòng thí nghiệm.
Thầy Nguyễn Phước Đằng cố vấn học tập đã dìu dắt chúng em qua giảng
đường đại học.
Quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã tận
tình giảng dạy, rèn luyện cho em. Những lời của thầy cô là hành trang để em bước
vào đời sau này trong tương lai.
Chân thành cảm ơn:
Cám ơn chị Kiều, chị Trang, chị Yến, anh Tú, anh Tươi, anh Hải… và các
bạn Nông học K33 trong nhà lưới đã giúp đỡ nhiều, để hoàn thành tốt luận văn.

Huỳnh Đức Tâm

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Đức Tâm

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 05/10/1989

Dân tộc : Kinh

Nơi sinh: Giồng Riềng, Kiên Giang
Con ông: Huỳnh Thanh Hào


Sinh năm: 1956

Con bà: Trang Thị Ánh Nguyệt

Sinh năm: 1956

Chổ ở hiện nay: 215 Thuận Tiến, Bình Sơn, Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: 0972693538
Quá trình học tập
Năm 1995-2000: học cấp 1 tại trường tiểu học Bình sơn
Năm 2000-2004: học cấp 2 tại trường trung học cơ sở Bình Sơn
Năm 2004-2007: học cấp 3 tại trường trung học phổ thông Bình sơn
Năm 2007-2010: sinh viên ngành Nông học khóa 33, khoa Nông nghiệp & SHƯD,
trường Đại học Cần Thơ

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
Huỳnh Đức Tâm

iv



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
Do sinh viên Huỳnh Đức Tâm thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Ba

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RAU CẦN NƯỚC
Do sinh viên Huỳnh Đức Tâm thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức ……………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010

Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ tịch hội đồng

vi


Huỳnh Đức Tâm, 2010 “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ và hữu cơ lên sự sinh trưởng,
năng suất và chất lượng rau cần nước” được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, Đại học Cần Thơ (tháng 7-10/2009) nhằm mục tiêu xác định loại và liều
lượng phân bón thích hợp, cho sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cao. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức là 4 liều
lượng phân bón khác nhau: (1) phân vô cơ 120 N - 120 P2O5 - 40 K2O kg/ha: sử

dụng đơn thuần phân vô cơ, (2) 30 tấn phân hữu cơ: sử dụng đơn thuần phân hữu
cơ, (3) 15 tấn phân hữu cơ + 120 N - 120 P2O5 - 40 K2O kg/ha, (4) 15 tấn phân hữu
cơ + 60 N - 60 P2O5 - 20 K2O kg/ha, với 4 lần lặp lại, diện tích mỗi lô là 2 m2, và
mật độ cây 8x8 cm.
Kết quả thí nghiệm trên rau cần nước cho thấy nghiệm thức sử dụng 15 tấn
phân hữu cơ hoai mục kết hợp với 60 N + 60 P2O5 + 40 K2O cho tăng trưởng, năng
suất (24,98 tấn/ha) và chất lượng cao, thấp nhất là nghiệm thức sử dụng đơn thuần
phân vô cơ (10,43 tấn/ha). Về chất lượng, thì hàm lượng nitrate trong thân và lá của
rau cần nước ở nghiệm thức sử dụng 30 tấn phân hữu cơ hoai mục thấp nhất (35
mg/kg), cao nhất là nghiệm thức sử dụng 120 N - 120 P2O5 - 40 K2O (224 mg/kg)
nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới, hàm lượng nitrate trong
rau không vượt quá 500 mg/kg.

vii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Lời cảm tạ

ii

Tiểu sử cá nhân

iii


Lời cam đoan

iv

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc, đặc tính thục vật của cây rau cần


2

1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Đặc điểm thực vật

2

1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cần nước

3

1.2.1 Nước và ánh sáng

3

1.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ

3

1.2.3 Đất trồng

3

1.3 Tình hình sâu bệnh

3


1.4 Phân hữu cơ

4

1.4.1 Các loại phân hữu cơ

4

1.4.2 Tác dụng của phân hữu cơ

5

1.4.3 Một số vấn đề gặp phải khi sử dụng phân hữu cơ

6

1.4.4 Sự phân hủy chất hữu cơ yếm khí

7

1.5 Vai trò của các chất đa lượng đối với cây trồng

7

1.5.1 Vai trò của phân đạm

7

1.5.2 Vai trò của lân


8

1.5.3 Vai trò của kali

8

1.7 Một số kết quả nghiên cứu phân hữu cơ

8

1.7.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới

8

1.7.2 Một số nghiên cứu trong nước

9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

viii

10


2.1 Phương tiện

10


2.1.1 Địa điểm và thời gian

10

2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn

10

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

10

2.2 Phương pháp

11

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

11

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

13

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

14

2.2.4 Phân tích số liệu


16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

17

3.1 Ghi nhận tổng quan

17

3.2 Tình hình bệnh hại

17

3.3 Tình hình sinh trưởng

18

3.3.1 Chiều cao cây

18

3.2.2 Kích thước lá

20

3.2.3 Số chồi trên cây

23


3.2.4 Số lá trên cây

24

3.2.5 Đường kính thân và diện tích lá lúc thu hoạch

25

3.4 Thành phần năng suất và năng suất

26

3.4.1 Mật độ cây

26

3.4.2 Vật chất khô

27

3.4.3 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm

27

3.5 Chỉ tiêu chất lượng

29

3.5.1 Độ Brix


29

3.5.2 Độ lưu tồn Nitrat

29

3.5.3 Độ ngon

30

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

32

4.1 Kết luận

32

4.2 Đề nghị

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

PHỤ CHƯƠNG

36


ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng (Cục Khuyến nông
Khuyến lâm, 2004).

4

1.2

Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (Cục
Khuyến nông Khuyến lâm, 2004).

5

2.1

Nhiệt độ và cường độ ánh sáng đo được trong ngày tại Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (ngày 18/09/2009)

10


2.2

Liều lượng, liều lượng (kg/ha) và thời kỳ bón cho rau cần nước
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp trong vụ 1 và vụ 2, ĐHCT
(tháng 7-10/2009).

13

2.3

Thang điểm đánh giá cảm quan về độ ngon rau cần nước

16

3.1

Chiều cao cây (cm) qua các ngày sau khi cắt trong vụ 1 tại Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 7-8/2009).

19

3.2

Sự gia tăng số chồi trên cây qua các ngày sau khi cắt trong vụ 1
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 7-8/2009).

23

3.3


Sự gia tăng số chồi trên cây qua các ngày sau khi cắt trong vụ 2
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 9-10/2009).

23

3.4

Sự gia tăng số lá trên cây qua các ngày sau khi cắt trong vụ 1
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 7-8/2009).

24

3.5

Sự gia tăng số lá trên cây qua các ngày sau khi cắt trong vụ 2
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 9-10/2009).

24

3.6

Đường kính thân và diện tích lá cây rau cần nước lúc thu hoạch
trong vụ 1 và vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(tháng 7-10/2009).

25

3.7


Độ Brix và độ lưu tồn nitrate của cây rau cần nước lúc thu
hoạch trong vụ 1 và vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (tháng 7-10/2009).

30

3.8

Đánh giá cảm quan về độ ngon của 4 nghiệm thức trong vụ 1
và vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 710/2009).

31

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ
và hữu cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cần
nước” tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 710/2009).

12


3.1

Tỉ lệ lá bệnh trên cây rau cần nước qua các ngày sau khi cắt
trong vụ 1 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 78/2009).

17

3.2

Tỉ lệ lá bệnh trên cây qua các ngày sau khi cắt tại trong vụ 2 tại
Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 9-10/2009).

18

3.3

Sự gia tăng chiều cao (cm) qua các ngày sau khi cắt trong vụ 2
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 9-10/2009).

19

3.4

Chiều dài lá, dài phiến và rộng phiến qua các ngày sau khi cắt
trong vụ 1 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 78/2009).

21

3.5


Chiều dài lá, dài phiến và rộng phiến qua các ngày sau khi cắt
trong vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 910/2009).

22

3.6

Mật độ cây rau cần nước (cây/m2) lúc thu hoạch trong vụ 1 và
vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 710/2009).

26

3.7

Tỉ lệ vật chất khô của cây rau cần nước lúc thu hoạch trong vụ
1 và vụ 2 tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 710/2009).

27

3.8

Năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỉ lệ thương phẩm
của cây rau cần nước lúc thu hoạch trong vụ 1 và vụ 2 tại Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 7-10/2009).

28

xi



MỞ ĐẦU
Rau cần nước (rau cần ta) có tên khoa học là Oenanthe javanica DC., loại
rau trồng phổ biến ở Việt Nam, ăn ngon, bổ dưỡng cung cấp chủ yếu khoáng chất,
vitamin cho cơ thể con người, còn có khả năng chữa được nhiều bệnh nên rất được
ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao do kỹ thuật trồng đơn giản, ít sâu bệnh,
đầu ra tương đối dễ dàng. Hiện nay do việc sử dụng phân hữu cơ và vô cơ không
cân đối, người sản suất rau chạy theo năng suất nên đã sử dụng phân phân hoá học,
thuốc bảo vệ thực vật… đặc biệt là phân đạm với liều lượng rất cao đã làm tăng
hàm lượng độc chất hóa học cũng như hàm lượng nitrate tích lũy trong các loại thực
phẩm và rau quả. Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước” được thực hiện nhằm mục tiêu xác
định loại và liều lượng phân bón thích hợp, cho sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
cao.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA RAU CẦN NƯỚC
1.1.1 Nguồn gốc
Rau cần có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, đã được trồng từ lâu ở các
nước Pakistan, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Malaysia, Philippin, Indonesia (Java, Sumatra), Autralia. Ở Việt Nam, rau cần ta
cũng được trồng từ lâu ở các tỉnh phía bắc, từ Nghệ An trở ra; đặc biệt là các tỉnh
đồng bằng trung du Bắc Bộ như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Các tỉnh miền Nam như
Đồng Nai, Bạc Liêu, Kiên Giang… (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
1.1.2 Đặc điểm thực vật

* Thân: là cây thân thảo, nhẵn, mọng nhớt, phân nhánh, cao từ 0,3-1 m,
sống dai. Thân mọc bò dài ngập trong bùn, sau đó đứng thẳng, thân rỗng, có nhiều
đốt và khía dọc, mỗi đốt có một lá (Nguyễn Văn Luật và Trần Minh Thu, 2004).
* Lá: lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn
giống nhau, mọc so le, chia thùy hình lông chim, 1-2 lần, thùy hình trái xoan, hình
thoi hoặc hình mác, gốc tròn, mép khía răng không đều; bẹ lá to, rộng, ôm sát vào
thân, cuống lá dài 3-8 cm; những lá gần ngọn không cuống (Lê Trần Đức, 1997).
* Hoa: rau cần có cụm hoa gồm những tán kép mọc đối diện với lá, có 5-15
tán đơn, mỗi tán đơn mang 10 đến 20 hoa màu trắng. Thường ra hoa vào cuối mùa
hè hoặc đầu thu (Võ Văn Chi, 2005).
* Giống: người ta thường nhân giống bằng phương pháp vô tính. Đầu tháng
2 hằng năm, cần trồng lại một khoảnh, chăm sóc cho cây lên tốt, đến đầu tháng 10
nhổ cả thân rễ đem giâm để nhân giống hoặc dùng chồi để nhân giống, vì rau cần có
khả năng đẻ nhánh khỏe từ chồi gốc (Võ Văn Chi, 2005).


3

1.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU CẦN NƯỚC
1.2.1 Nước và ánh sáng
Rau cần ta ưa nước, ưa bóng râm, thường được trồng ở rừng ngập nước có
nhiều bùn như ruộng nước, ao… có lớp bùn càng sâu, càng màu mở cây càng sinh
trưởng mạnh (Mai Thị Phương Anh, 1996). Ánh sáng giữ vai trò rất quan trọng, nó
giúp cho cây quang hợp tốt. Nếu thiếu ánh sáng sẽ làm giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm cây trồng (Trung tâm UNESCO, 2005).
1.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ
Rau cần ta ưa nhiệt độ và khí ẩm mát, thời vụ trồng bắt đầu khi trời se lạnh,
khoảng cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là
15-200C, ở nhiệt độ trên 250C và dưới 50C cây sinh trưởng chậm và lá có màu huyết
dụ (Đường Hồng Dật, 2003).

1.2.3 Đất trồng
Đất thích hợp cho sản xuất rau cần là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt
trung bình, đất phù sa ven sông, phải có tầng canh tác dầy 20-40 cm. Đất có tính
chất vật lí và hóa học tốt: tơi xốp, giàu mùn, có khả năng giữ và thoát nước khi cần
thiết, giữ phân tốt, có pH từ ít chua đến trung tính 6,0-6,8 (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.3 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
Rau so với các loại cây trồng ngắn ngày khác thì có tỷ lệ sâu bệnh gây hại
nhiều hơn, bởi rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thân lá non mềm và nhiều nước,
đó là nguồn thức ăn ưa thích của nhiều loại sâu bệnh (Trung tâm UNESCO, 2005).
Sâu thường gây hại trên rau cần là sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sâu xanh
da láng (Spodoptera exigua). Hai loại sâu này thường xuất hiện chủ yếu vào giai
đoạn 20 ngày sau khi cấy do lúc này ruộng rau bắt đầu rậm rạp và thời điểm này
cũng là lúc rau rất ngon và có thể dùng Decis 2.5EC để trị (Trần Thanh Tùng,
2009).


4

Bệnh hại chủ yếu là bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp., bệnh hại nặng khi
có mưa dầm. Phòng và trị bệnh bằng thuốc Antracol 70WP, Ridomil 68WP
(Nguyễn Văn Tươi, 2010).
1.4 PHÂN HỮU CƠ
1.4.1 Các loại phân hữu cơ
* Phân chuồng: là hỗn hợp phân gia súc, gia cầm với xác bã thực vật. Phân
chuồng chứa đủ ba chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các loại cây trồng là đạm,
lân và kali. Ngoài ra phân chuồng còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như B, Cu,
Mn… và những chất kích thích sinh trưởng như Auxin, heteroauxin, các loại
vitamin như vitamin B, vitamin C… Phân chuồng có thành phần không ổn định,
phẩm chất phân chuồng phụ thuộc nhiều vào loại, sức khỏe và tuổi của gia súc,
cùng với khẩu phần ăn và phương pháp chăn nuôi…

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng (%) của phân chuồng (Cục Khuyến nông Khuyến
lâm, 2004).
Loại phân
Lợn
Trâu bò

H2 O
82,0
83,1

N
0,80
0,29

P2O5
0,41
0,17

K2O
0,26
1,00

CaO
0,09
0,35

MgO
0,10
0,13


Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35

0,15

0,12



56,0

1,63

1,54

0,85

2,40

0,74

Vịt


56,0

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:
Bo: 50 – 200 g;
Cu: 50 – 150 g;

Mn: 500 – 2000 g;
Zn: 200 – 1000 g;

Co: 2 – 10 g
Mo: 2 – 25 g

* Phân rác: theo Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004) thì phân rác
còn được gọi là phân compost. Đó là phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân cây
xanh,… được ủ với số phân men như phân chuồng, lân, vôi,… cho đến khi hoai
mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong
những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu


5


để làm rác có các loại sau đây: rác các loại, tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như
rơm rạ, thân lá cây.
* Phân xanh: phân xanh là biện pháp trồng các cây có khả năng cố định
đạm (chủ yếu là cây họ đậu) rồi vùi chất xanh vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng, đồng thời làm giàu các chất dinh dưỡng, chủ yếu là đạm và chất hữu
cơ cho đất canh tác. Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành phần gồm các bộ phận
trên mặt đất của cây, thường được sử dụng tươi không qua quá trình ủ, nên phân
xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân hủy. Cây phân xanh thường là cây họ
đậu như: keo đậu, muồng,… vì cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh trên
rễ và giúp cây tổng hợp đạm từ khí trời, lượng đạm về sau có thể cung cấp một phần
cho đất trồng (Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Bảng 1.2 Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (Cục Khuyến nông
Khuyến lâm, 2004).
(% chất khô)
Cây phân xanh
Đạm (N)
Lân (P2O5)
Muồng lá tròn
2,74
0,39
Điền thanh
2,66
0,28
Keo dậu
2,85
0,62
Cốt khí
2,43
0,27

Muồng sợi
1,22
0,17
Đậu đen
1,70
0,32
Bèo hoa dâu
4,75
0,64
Bèo tấm
2,80
0,39
1.4.2 Tác dụng của phân hữu cơ
* Tác dụng cải tạo tính chất đất
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi cation,
tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lân, lưu huỳnh. Vì vậy làm
tăng hiệu quả của phân bón hóa học khi bón vào đất.
Phân hữu cơ giúp giữ phân cho đất, tăng chất mùn cho đất, giúp đất tơi xốp,
giữ nước cho đất tốt hơn, giảm rửa trôi phân bón trên đất cát và tăng khả năng thoát
nước trên đất sét, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật đất làm gia tăng độ hữu


6

dụng của chất dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, phân hữu cơ còn là nguồn cung cấp
chất dinh dưỡng quan trọng cho cây (Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng, 2004).
* Tác động đến vi sinh vật của đất
Chất hữu cơ là môi trường sống tốt cho vi sinh vật sinh sống và phát triển
nhanh chóng, ảnh hưởng tốt đến đời sống của vi sinh vật cố định đạm như:
Rhizobium và Azotobacter. Đất được bón nhiều phân chuồng, số lượng vi sinh vật

này tăng rỏ rệt, khả năng nitrate hóa của đất cũng tăng hơn (Đỗ Thị Thanh Ren,
1999).
* Cung cấp dinh cho cây trồng
Phân hữu cơ làm giảm được lượng phân bón hóa học sử dụng để bón cho
cây, nên giúp giảm thiểu được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nitrate trong rau.
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2008) thì phân hữu cơ làm giảm lượng nước trong trái và
có chiều hướng tích lũy chất khô, còn trên rau ăn lá sẽ có màu xanh sáng bóng, tăng
độ dày của lá, lượng glucid trong rau tăng lên.
Giảm hàm lượng kim loại nặng: phức hợp hữu cơ – vô cơ trong đất giúp
ngăn cản khả năng đồng hóa kim loại của cây trồng, giúp cho sản phẩm của nông
nghiệp trở nên sạch hơn (Vũ Tiến Khang và Lưu Hồng Mẫn, 2000).
1.4.3 Một số vấn đề gặp phải khi sử dụng phân hữu cơ
* Khó khăn trong việc chuyên trở do khối lượng lớn dẫn đến giá thành cao
Theo Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004) thì hàm lượng dưỡng
chất trong phân hữu cơ tương đối thấp. Muốn bón 100kg N/ha chỉ cần chuyên chở
217 kg urea, trong khi đó phải chở từ 20-30 tấn phân hữu cơ.
*Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chậm
Dinh dưỡng trong phân hữu cơ chủ yếu là ở dạng hữu cơ, vì vậy để cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng cần thiết phải thông qua hoạt động của vi sinh vật để tạo
thành những hợp chất hữu cơ, vô cơ đơn giản hữu hiệu cho cây trồng (Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Vì vậy trong nhiều trường hợp, phải bón trên 10


7

tấn/ha phân hữu cơ ở đầu vụ mới thấy có hiệu quả rõ rệt (Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô
Ngọc Hưng, 2004).
1.4.4 Sự phân hủy chất hữu cơ yếm khí
Trong đất giàu chất hữu cơ (CHC) ngập nước, dưới điều kiện đất khử cao bộ
rễ có triệu chứng kém phát triển liên quan đến các hợp chất giảm sự tăng trưởng,

được sinh ra trong tiến trình khử. Các chất gây độc trong điều kiện khử hình thành
từ sự phân huỷ các chất hữu cơ là các acid hữu cơ, sulfide, CO2. Acid hữu cơ có thể
làm chậm sự vươn dài của rễ, hạn chế sự hấp thu dưỡng chất và làm giảm sự phát
triển của thân lá. Cung cấp chất hữu cơ lượng lớn có hiệu quả làm giảm độc chất Al.
Cơ chế chủ yếu là giảm hoạt động của Al3+ trong dung dịch đất qua việc kết tủa Al
hoà tan tiếp sau sự gia tăng pH dung dịch đất và tạo phức Al-CHC. Ngoài ra, sự
hiện diện của chất hữu cơ trong đất giúp giảm một cách hữu hiệu sự cố định P do cơ
chế acid hóa và chelate hóa (Võ Thị Gương, 2006).
1.5 VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT ĐA LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.5.1 Vai trò của phân đạm
Đạm làm cho cây nhanh chóng xanh, thúc đẩy quá trình quang hợp của cây,
kích thích thân lá phát triển. Đạm giữ vai trò quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ
bản và cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây như diệp lục, axit nucleic, các
loại men và các chất điều hòa sinh trưởng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004). Tuy nhiên, hàm lượng nitrate tích lũy trong thực phẩm cao có thể gây ra các
bệnh về hồng cầu, dễ thấy nhất là bệnh xanh da ở trẻ nhỏ. Dịch axit trong dạ dày trẻ
nhỏ không đủ mạnh như người trưởng thành. Do đó, các loại khuẩn đường ruột dễ
dàng chuyển hóa nitrate thành nitrite (NO2-). Khi Nitrite hấp thụ vào máu, các
hemoglobin (phương tiện chuyên chở ôxy trong máu) sẽ bị biến thành
methemoglobin. Methemoglobin sẽ mất hoặc suy giảm chức năng vận chuyển oxy,
gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não) không đủ ôxy để hoạt động. Ngoài ra
còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u
(Nguyễn Văn Tới và Lê Cao Ân, 1995).


8

1.5.2 Vai trò của lân
Lân có vai trò trung tâm quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất
protein. Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ

năng lượng trong quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là quá trình quang hợp.
Lân thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ cây, giúp cây tăng khả năng chống chịu
với điều kiện bất lợi của môi trường như rét, hạn, sâu bệnh. Lân còn có tác dụng
hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Tác dụng của lân đối với cây trồng chậm
chứ không nhanh như đạm, chủ yếu là giúp cho bộ rể phát triển nhanh, nhiều và nhờ
đó hút được nhiều nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây cứng cáp, ít sâu bệnh
(Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
1.5.3 Vai trò của kali
Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit
của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng
đóng mở thuận lợi nên điều khiển sự khuyếch tán CO 2 của quá trình quang hợp,
đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng trong điều kiện thời tiết ít nắng (Nguyễn
Mỹ Hoa và Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Kali còn làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm, chống chịu các điều kiện
bất lợi của cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh (Trần Thị Ba, 2008).
1.7 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN HỮU CƠ
1.7.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Schulz (1997) về việc bón phân hữu cơ cho bắp, lúa mì ở
Luvisol (Đức) đã cho thấy năng suất bắp, lúa mạch tăng hơn so với đối chứng khi
bón kết hợp phân bón hữu cơ với phân khoáng, đặc biệt là năng suất tăng 57% khi
kết hợp phân hữu cơ với một lượng phân khoáng tối thiểu, khi so sánh với việc bón
phân khoáng thông thường. Ngoài ra, nồng độ nitrate cao trong lá được nhìn nhận
khi ánh sáng yếu và hiệu quả quang hợp đạt thấp, việc cung cấp đạm dưới dạng hữu
cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO3- trong đất và giảm sự tích lũy NO3- trong lá (Reinik,
2005).


9

Nghiên cứu của Premuzic (2004) về phân bón hữu cơ cho cây xà lách tại

Achentina đã cho thấy hàm lượng nitrate trong xà lách bị ảnh hưởng bởi ánh sáng.
Cùng một loại phân như nhau, ánh sáng tự nhiên làm tích lũy nitrate cao hơn khi
chiếu ánh sáng nhân tạo trong 24 giờ. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có
ý nghĩa về sự tồn dư nitrate trên lá giữa hai loại phân bón: bón phân hóa học có hàm
lượng nitrate trong lá cao hơn 40–50% so với bón phân hữu cơ.
1.7.2 Một số nghiên cứu trong nước
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiền và ctv. (1995) lượng phân
bón thích hợp cho bắp cải không quá 450 kg Urê, 300 kg Super Lân, 200 kg kali
sunfat và 20 tấn phân chuồng. Ở mức phân bón này đạt hiệu quả kinh tế cao nhất,
hàm lượng NO3- trong bắp cải (190 mg/kg) thấp dưới cho phép (500 mg/kg). Kết
thúc bón phân trước khi thu hoạch 14 ngày là an toàn, trên bắp cải năng suất đạt
được 40 tấn/ha thì cần lượng phân là 140 N, 52 P2O5 và 72 K2O kg/ha.
Theo Tô Như Ái và Lê Phú Duy (2006) cho thấy năng suất rau muống đạt
11,63 tấn/ha khi bón kết hợp 30 tấn phân hữu cơ với 50 N - 40 P2O5 - 20 K2O, trong
khi năng suất chỉ đạt 7,83 tấn khi sử dụng 100 N – 80 P2O5 - 40 K2O. Kết quả của
Mai Thị Phương Anh (1996) thì năng suất rau muống đạt 20-30 tấn/ha khi bón kết
hợp 15-20 tấn phân hữu cơ với 150 N - 165 P2O5 - 60 K2O.


10

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp & SHƯD,
trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).
- Thời gian từ 07/2009 – 10/2009.
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Nhiệt độ trung bình và cường độ ánh sáng trung bình đo được ở dưới lưới và

ngoài trời (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Nhiệt độ và cường độ ánh sáng đo được trong ngày tại Trại Thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT (ngày 18/09/2009)
Giờ

Nhiệt độ (oC)

Cường độ ánh sáng (Lux)

dưới lưới

ngoài trời

dưới lưới

ngoài trời

7:00

30

28

26000

40000

9:00

31


29

28000

45000

11:00

31

29

30000

50000

13:00

32

30

32000

50000

15:00

35


34

31000

48000

17:00

30

28

17000

24000

31,5

29,5

27300

42800

Trung bình

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
- Giống rau cần nước địa phương của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
-


Phân bón: phân hữu cơ tự ủ, NPK 16-16-8, Urê, DAP.

-

Thuốc dưỡng: Decamon.

-

Thuốc trừ sâu bệnh: Abatin 1.8 EC, Ridomil 68WP, Physan 20L.


11

-

Vật liệu khác: lưới che, bình phun thuốc, nhiệt kế, máy đo ánh sáng, thước
cây, máy đo màu sắc, máy đo độ Brix.
2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4
nghiệm thức (4 mức phân bón) với 4 lần lặp lại.
1. 120+120+40 (kg N- P2O5- K2O/ha). Chỉ sử dụng phân vô cơ trong suốt quá
trình canh tác.
2. 30 tấn phân hữu cơ: chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân bò, xác bả rau cần nước
đã ủ hoai mục ) trong suốt quá trình canh tác.
3. 15 tấn phân hữu cơ+120+120+40 (kg N- P2O5- K2O/ha).
4. 15 tấn phân hữu cơ+60+60+20 (kg N- P2O5- K2O/ha).



12
REP II

REP I

REP III

REP IV

HC

VC

½HC + ½VC

HC

½HC + ½VC

VC

½HC + VC

½HC + ½VC

VC

½HC + VC


HC

VC

½HC + VC

½HC + ½VC

HC

2m

19,5 m

VC: 120+120+40 (kg N- P2O5- K2O/ha)
HC: 30 tấn phân hữu cơ
½HC + VC: 15 tấn phân hữu cơ+120+120+40 (kg N- P2O5- K2O/ha)
½HC + ½VC: 15 tấn phân hữu cơ+60+60+20 (kg N- P2O5- K2O/ha)

-

Diện tích mỗi ô: 2 m2

-

Diện tích thí nghiệm: 52,64 m2

-

Lượng giống trồng: 1,3 kg/m2


Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước” tại Trại
Thực nghiêm Nông nghiệp, ĐHCT (tháng 7-10/2009).

1m

½HC + VC


13

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị đất: mỗi lô thí nghiệm dài 2 m, rộng 1 m, lối đi giữa các lô rộng 0,4 m,
lót ni lông để ngăn cách giữa đất nền và đất làn thí nghiệm.
* Chuẩn bị giống: giống được sử dụng là gốc rau cần được kế thừa từ vụ trước với
lượng giống sử dụng là 13 tấn/ha, khoảng cách 8x8 cm. Thí nghiệm được thực hiện
trong 2 vụ liên tiếp (vụ 1 và vụ 2).
* Chăm sóc:
-

Bón phân: vôi được bón đồng thời với quá trình chuẩn bị đất trước khi cấy,
lượng bón 500 kg/ha.

Bảng 2.2 Loại phân, lượng phân (kg/ha) và thời gian bón cho rau cần nước tại Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp trong vụ 1 và vụ 2, ĐHCT (tháng 7-10/2009).
Nghiệm thức

120-120-40

30 tấn hữu cơ

15 tấn hữu cơ
+120-120-40
15 tấn hữu cơ
+60-60-20

-

Loại
phân
Hữu cơ
NPK
DAP
Ure
Hữu cơ
NPK
DAP
Ure
Hữu cơ
NPK
DAP
Ure
Hữu cơ
NPK
DAP
Ure

4

150
30000

15000
150
15000
75
-

Ngày sau khi cắt (NSKC)
11
18
80
120
20
30
20
23
80
120
20
30
20
23
40
60
10
15
10
11,5

25
150

37
150
37
75
18,5
-

Quản lí nước: bơm nước chảy đều ruộng, luôn giữ mực nước trong ruộng từ
1–2 cm khi chồi dưới 15 ngày tuổi, lúc chồi lớn tăng mực nước lên 3–5 cm.

-

Phòng trừ sâu bệnh: theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời để sử dụng
thuốc hợp lí.

-

Che mát: dùng lưới che mát cách mặt đất 3 m.


14

-

Thu hoạch: dùng dao bén cắt rau, cách mặt đất 4 cm, tiếp tục chăm sóc và
thu hoạch ở vụ tiếp theo.

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Ghi nhận tổng quan
-


Ngày cắt và ngày thu hoạch.

-

Ánh sáng: khảo sát sự biến động của áng sáng trong ngày, sử dụng máy đo
ánh sáng Lux meter DM-28 để đo ánh sáng bên trong và bên ngoài nhà lưới
vào ngày nắng tốt.

-

Nhiệt độ: khảo sát sự biến động nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài
nhà lưới vào ngày nắng tốt, treo nhiệt kế cách mặt đất 1m ở 2 vị trí bên trong
nhà lưới và 2 vị trí bên ngoài nhà lưới.

* Chỉ tiêu sâu bệnh
-

Ghi nhận sự suất hiện của sâu hại trên rau cần.

-

Tỉ lệ lá bệnh (%): trên mỗi lô, cố định 2 khung (20 cm x 50 cm) để lấy chỉ
tiêu, chọn ngẫu nhiên 10 cây trong mỗi khung, đếm tổng số lá và số lá bệnh
trên 10 cây. Sau đó lấy trung bình, định kỳ 7 ngày/lần.
số lá bệnh
Tỉ lệ lá bệnh = -----------------x 100
tổng số lá

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

-

Chiều cao (cm) của cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao: Chọn ngẫu nhiên 5

cây trong mỗi khung, vuốt chồi thẳng đứng lên rồi dùng thước cây đo từ mặt đất
đến chót lá cao nhất của cây, định kỳ 7 ngày/lần.
-

Kích thước lá: lấy lá lớn nhất của 5 chồi được chọn ngẫu nhiên từ khung lấy

chỉ tiêu, rồi lấy trung bình, định kỳ 7 ngày/lần
 Chiều dài lá: dùng thước đo từ đầu cuốn lá đến chót lá
 Chiều dài phiến lá: dùng thước đo từ đầu phiến lá đến chót lá
 Chiều rộng phiến lá: dùng thước đo ngang phiến lá nơi rộng nhất


×