Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và HIỆU QUẢ KINH tế của cây dừa nước (nypa fruticans)tại HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

NGUYỄN LÊ BẢO TRÚC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC
(Nypa fruticans) TẠI HUYỆN CÀNG LONG
TỈNH TRÀ VINH
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC
(Nypa fruticans) TẠI HUYỆN CÀNG LONG
TỈNH TRÀ VINH

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS Trần Văn Hâu



Nguyễn Lê Bảo Trúc

ThS Lê Thị Thanh Thủy

MSSV: 3083685
Lớp: Nông học K34

Cần Thơ, 2012


i

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư nghành Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC
(Nypa fruticans) TẠI HUYỆN CÀNG LONG
TỈNH TRÀ VINH
Do sinh viên Nguyễn Lê Bảo Trúc thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư nghành
Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC
(Nypa fruticans) TẠI HUYỆN CÀNG LONG
TỈNH TRÀ VINH
Do sinh viên Nguyễn Lê Bảo Trúc thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ………………………………………..
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: …………………………………..
Thành viên hội đồng
……………………

……………………

……………………

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2012
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Bảo Trúc


iv

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Lê Bảo Trúc

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 26/02/1990

Dân tộc: kinh

Nơi sinh: Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang
Hộ khẩu thường trú: 29 tổ 7, ấp Bình Thành, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang
Điện thoại: 0939695754
E-mail:
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Hiền


Sinh năm: 1959

Họ và tên mẹ: Lê Thị Phương Lan

Sinh năm: 1957

Quá trình học tập:
- Tốt nghiệp cấp I năm 2001 tại trường tiểu học E Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang.
- Tốt nghiệp cấp II năm 2005 tại trường THCS Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang.
- Tốt nghiệp cấp III năm 2008 tại trường THPT Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang.
- 2008 – 2012: sinh viên nghành Nông học khóa 34 thuộc khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Người khai

Nguyễn Lê Bảo Trúc


v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, Mẹ đã suốt đời tận tụy, vì tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến,
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu
và những lời gợi ý, lời khuyên bổ ích để giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Thầy Phạm Ngọc Du, cố vấn học tập của lớp đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn
thành tốt khóa học ở trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn,
Tập thể quý thầy cô khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng đã hết lòng dạy

dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Chân thành biết ơn,
Chị Lê Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện và viết đề tài.
Cảm ơn bạn Phan Văn Đen đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Thân ái gửi về,
Các bạn sinh viên ngành Nông học khóa 34 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tương lai.
NGUYỄN LÊ BẢO TRÚC


vi

Nguyễn Lê Bảo Trúc. 2012. Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây
dừa nước (Nypa fruticans) tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp
Kỹ sư ngành Nông học. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Trần Văn Hâu. ThS Lê Thị Thanh Thủy.

TÓM LƯỢC
Nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác và đánh giá hiệu quả kinh tế cây dừa
nước, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa nước (Nypa
fruticans) tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”. Đề tài được thực hiện từ tháng
12/2011 đến tháng 02/2012. Điều tra ngẫu nhiên 40 hộ nông dân trồng dừa nước với
diện tích 500 m2 trở lên theo phiếu điều tra đã soạn sẵn. Qua điều tra tại hai địa bàn xã
Nhị Long và Nhị Long Phú kết quả cho thấy 100% cây dừa nước được hộ nông dân
trồng trên đất phù sa, vị trí trồng dừa nước chủ yếu ở mương vườn nhằm để tận dụng
đất trống trong vườn nhà của nông hộ (chiếm 82,5%) và khoảng cách trồng dừa nước
được các hộ trồng nhiều nhất là 2 m x 1 m (chiếm tỉ lệ 72,5%); có 92,5% giống cây
dừa nước được nông hộ sử dụng là giống nhà, còn lại 7,5% giống dừa nước được nông

hộ sử dụng từ hàng xóm; hầu hết các hộ nông dân chưa quan tâm đến việc bón phân và
phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa nước. Đa số các hộ trồng dừa nước với mục đích lấy
lá là chính, mà chưa khai thác hết các sản phẩm khác từ cây dừa nước mang lại. Có
97,5% nông hộ bán lá dừa nước với hình thức là chầm lá. Doanh thu đạt được trung
bình của 1.000 m2 dừa nước là 5,7 triệu đồng và tổng chi phí là 3,9 triệu đồng, lợi
nhuận là 1,8 triệu đồng.


vii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1........................................................................................ 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................... 2
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN......................................... 2
1.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................... 2
1.1.2 Đất đai ............................................................................................ 2
1.1.3 Khí hậu ........................................................................................... 3
1.2 PHÂN LOẠI CÂY DỪA NƯỚC ............................................................ 3
1.3 PHÂN BỐ ............................................................................................... 4
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY DỪA
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC………………….............4
1.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC THỰC VẬT...................................................... 5
1.5.1 Rễ.................................................................................................... 5
1.5.2 Thân ................................................................................................. 6
1.5.3 Lá .................................................................................................... 6
1.5.4 Hoa.................................................................................................. 6
1.5.5 Trái.................................................................................................. 7
1.6 NHU CẦU SINH THÁI ......................................................................... 7
1.6.1 Nhiệt độ............................................................................................ 7

1.6.2 Đất ................................................................................................... 7
1.7 SÂU BỆNH HẠI DỪA NƯỚC .............................................................. 7

CHƯƠNG 2........................................................................................ 10
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................ 10
2.1 PHƯƠNG TIỆN....................................................................................... 10


viii

2.1.1 Thời gian điều tra ............................................................................. 10
2.1.2 Địa điểm điều tra .............................................................................. 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP...................................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng điều tra ...................................................... 11
2.2.2 Phương pháp tính số liệu .................................................................. 11
2.2.2.1 Cách tính tỷ lệ (%)................................................................... 11
2.2.2.2 Cách xếp hạng trong bảng số liệu............................................ 11
2.2.3 Nội dung điều tra.............................................................................. 11
2.3 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................................................ 12

CHƯƠNG 3........................................................................................ 13
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 13
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DỪA NƯỚC.............................. 13
3.1.1 Diện tích canh tác ............................................................................. 13
3.1.2 Nhân khẩu và số lao động trong nông hộ.......................................... 14
3.1.3 Lý do trồng dừa nước của nông hộ ................................................... 14
3.1.4 Mục tiêu trồng dừa nước của nông hộ .............................................. 15
3.1.5 Ý định mở rộng và loại bỏ vườn dừa nước của nông hộ ................... 15
3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐIỀU TRA........................................... 16
3.3 KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA NƯỚC................................................... 17

3.3.1 Cây giống ......................................................................................... 17
3.3.1.1 Nguồn gốc cây giống ................................................................ 17
3.3.1.2 Chăm sóc cây giống.................................................................. 18
3.3.1.3 Trồng dặm ................................................................................ 18
3.3.2 Vị trí và khoảng cách trồng dừa nước ............................................... 19
3.3.3 Chăm sóc cây dừa nước trưởng thành............................................... 20
3.3.3.1 Phân bón .................................................................................. 20


ix

3.3.3.2 Sâu và bệnh gây hại.................................................................. 21
3.3.3.3 Dọn bập.................................................................................... 24
3.3.4 Đặc điểm ra hoa và phát triển trái ..................................................... 25
3.4 THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ................................................................. 26
3.4.1 Hình thức bán dừa nước ................................................................... 26
3.4.2 Thu hoạch dừa nước ......................................................................... 27
3.4.2.1 Thu hoạch lá dừa nước............................................................. 27
3.4.2.2 Thu hoạch trái và dịch buồng hoa dừa nước............................. 28
3.4.3.2 Thu hoạch các sản phẩm khác từ cây dừa nước........................ 29
3.4.3 Hình thức bán lá ............................................................................... 29
3.4.4 Chầm lá ............................................................................................ 30
3.4.5 Giá thành, giá bán và hình thức tiêu thụ ........................................... 32
3.4.6 Hom dùng để chầm lá....................................................................... 34
3.4.7 Lạt dùng để chầm lá ......................................................................... 35
3.4.8 Thời điểm giá bán lá......................................................................... 36
3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA NƯỚC Ở HUYỆN CÀNG LONG
– TỈNH TRÀ VINH ................................................................................. 37
3.5.1 Chi phí trồng dừa nước bình quân .................................................... 37
3.5.1.1 Chi phí thiết kế vườn dừa nước ban đầu ................................... 37

3.5.1.2 Chi phí đầu tư/năm trong giai đoạn khai thác .......................... 38
3.5.2 Doanh thu và lợi nhuận từ việc trồng dừa nước ................................ 40
3.5.2.1 Doanh thu................................................................................. 40
3.5.2.2 Hạch toán hiệu quả kinh tế hàng năm....................................... 41
3.5.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dừa nước bằng phương pháp chi phí
- lợi ích ........................................................................................... 42


x

3.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY
DỪA NƯỚC Ở HUYỆN CÀNG LONG – TỈNH TRÀ VINH....................... 43
3.7 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG
DỪA NƯỚC ................................................................................................. 46
3.7.1 Thuận lợi .......................................................................................... 46
3.7.2 Khó khăn.......................................................................................... 48

CHƯƠNG 4........................................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 50
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA CÂY DỪA NƯỚC Ở HUYỆN CÀNG LONG – TRÀ VINH
Phụ lục 2 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỐNG KÊ


xi

DANH SÁCH BẢNG
TT


Tên bảng

3.1

Số nhân khẩu và số lao động trong nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

14

3.2

Lý do trồng dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

15

3.3

Ý định mở rộng và loại bỏ vườn dừa nước của nông hộ huyện Càng Long –
tỉnh Trà Vinh

3.4

20

Tỷ lệ sử dụng phân bón cho cây dừa nước của nông hộ huyện Càng Long –
tỉnh Trà Vinh

3.7

19


Vị trí và khoảng cách trồng dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh
Trà Vinh

3.6

16

Cây giống và chăm sóc cây giống của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà
Vinh

3.5

Trang

21

Sâu và bệnh gây hại trên cây dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tình
Trà Vinh

24

3.8

Số lần dọn bập dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

25

3.9


Thời gian ra hoa của cây dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà
Vinh

26

3.10

Hình thức bán dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

26

3.11

Thu hoạch dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

28

3.12

Các sản phẩm thu hoạch từ dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh
Trà Vinh

29

3.13

Hình thức chầm lá dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

31


3.14

Lao động chầm lá dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

32

3.15

Giá thành của 1.000 tấm lá chầm dừa nước của nông hộ huyện Càng Long –

3.16

tỉnh Trà Vinh

33

Giá bán tấm lá chầm (lá đặt) dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh

34

Trà Vinh
3.17

Hom, lạt dùng để chầm lá và thời điểm bán lá của nông hộ huyện Càng
Long – tỉnh Trà Vinh

37


xii

3.18

Chi phí chăm sóc (đồng/1.000 m2) và chầm lá dừa nước được điều tra tại
huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

39

3.19

Doanh thu trồng dừa nước của nông hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

40

3.20

Bảng hoạch toán hiệu quả kinh tế hàng năm trồng dừa nước của nông hộ
huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

3.21

41

Hạch toán lợi nhuận của cây dừa nước (lá chầm) (đồng/1.000 m2) của nông
hộ huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

42

3.22

Anova


44

3.23

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây dừa
nước tại huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

3.24

Những thuận lợi trong quá trình trồng dừa nước của nông hộ huyện Càng
Long – tỉnh Trà Vinh

3.25

44
47

Những khó khăn trong quá trình trồng dừa nước của nông hộ huyện Càng
Long – tỉnh Trà Vinh

48


xiii

DANH SÁCH HÌNH
TT

Tên hình


1.1

Vòng đời của bọ dừa

2.1

Bản đồ địa bàn điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế cùa cây
dừa nước tại huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh

3.1

Trang
8
10

Diện tích trồng dừa nước so với diện tích vườn của nông hộ huyện Càng
Long – tỉnh Trà Vinh

13

3.2

Trái dừa nước sau khi ương được 20 ngày

17

3.3

Bập của cây dừa nước


24

3.4

Bụi dừa nước sau khi thu hoạch lá

27

3.5

Cách chầm lá “đặt” (a); Cách chầm lá “hàng” (b)

31

3.6

Hom làm từ tàu lá “đứng” của cây dừa nước của nông hộ huyện Càng

3.7

Long – tỉnh Trà Vinh

35

Lạt từ cờ bắp và lạt từ dây nilon

36



MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo là phải chịu ảnh hưởng
nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình
biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mọi người chuyển dần từ quan niệm “sống chung với lũ” sang “sống chung với biến
đổi khí hậu”, điều đó cho thấy việc trồng cây gì? nuôi con gì? Trong quá trình biến đổi
khí hậu là việc hết sức quan trọng.
Dừa nước (Nypa fruticans) là một trong số các cây họ Cau (Arecaceae) phát
triển tốt trong rừng ngập mặn và có vai trò quan trọng trong môi trường đất ngập nước
như: bảo vệ các bờ kênh rạch, chống xói mòn, bão lụt, lỡ đất do sóng mạnh đánh vào
bờ. Nó cũng có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch. Ở bờ các đầm nuôi tôm nước lợ,
trồng dừa nước dọc theo mương, vừa có tác dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ
nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc nắng nóng. Chồi mới nổi lên nhanh chóng sau khi
thiệt hại để bảo vệ đất. Trong môi trường sinh thái ngập nước cây dừa nước còn có tác
dụng bồi lắng phù sa và có thể liên tục sản xuất ra nguồn thực phẩm: dấm, đường,
rượu, quả non – ngọt được dùng tráng miệng, các lá non được dùng để quấn thuốc lá
để hút, cuốn lá lớn có thể sử dụng bơi lội, lá trưởng thành dùng làm vật liệu xây dựng.
Dừa nước mọc trong những vùng bùn lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa
biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để
tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước
rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Binh
Dương. Loài dừa nước có thể sống còn qua một thời kỳ khô ráo ngắn hạn.
Vì vậy đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa
nước (Nypa fruticans) tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” nhằm tìm hiểu thực
trạng canh tác ở địa phương và ước tính hiệu quả kinh tế của cây dừa nước.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý 1
Càng Long là một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, có một thị trấn và 13 xã. Càng
Long là huyện nông nghiệp nằm ở phía Bắc của tỉnh Trà Vinh. Phía Ðông giáp Thành
phố Trà Vinh, giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới là sông Cổ Chiên ở phía Ðông Bắc và
giáp huyện Châu Thành ở phía Ðông Nam. Phía Tây giáp huyện Cầu Kè (Tây Nam)
và tỉnh Vĩnh Long (Tây Bắc). Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần. Phía Bắc giáp
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm huyện nằm ven theo Quốc lộ 53, nối
liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, cách Thành phố Trà Vinh 21 km và cách thành
phố Vĩnh Long 43 km. Diện tích tự nhiên 300 km2 chiếm 13,54% diện tích toàn tỉnh.
Dân số theo thồng kê năm 2009 có 171.955 người, mật độ 573 người/km2 .
1.1.2 Đất đai 2
Huyện có địa hình tương đối thấp, lại nằm gần biển nên chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của chế độ bán nhật triều trên biển Ðông, thông qua đoạn sông Cổ Chiên và hệ
thống sông rạch trong địa bàn huyện. Vào những ngày cao điểm của triều cường, hầu
như toàn bộ diện tích của huyện đều bị ngập nước. Hằng năm nơi này đã tiếp nhận một
lượng phù sa khá lớn từ sông Tiền đổ vào sông Cổ Chiên, tạo nên dãy đất màu mỡ, tốt
tươi để sản xuất ra nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao, nổi tiếng nhất lá quýt
đường Long Trị và xoài Châu Nghệ.

1
2

/> />
2


1.1.3 Khí hậu3
Huyện Càng Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai mùa

mưa nắng rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình 25 – 28oC thích hợp cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ cao nhất vào tháng tư và thấp nhất vào tháng 12.
Tổng lượng mưa hàng năm đạt khoảng 1.600 mm, thời gian bắt đầu mưa từ tháng năm
và kết thúc vào đầu tháng 11. Các tháng có lượng mưa lớn đạt từ 260 - 270 mm/tháng
là các tháng tám, chín và mười. Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến
thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa, mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%.
1.2 PHÂN LOẠI CÂY DỪA NƯỚC
Dừa nước (họ Arecaceae) có một phân bố khá rộng: Ấn Độ, Myanmar, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, Borneo, Philippines, quần đảo Ryukyu, New Guinea, quần
đảo Solomon và miền bắc nước Úc (Laxman và ctv., 2006).
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo):

Arecales

Họ (familia):

Arecaceae

Giống Nypa.SteckB
Loài (species): Nypa fruticans
(Rumawas, 1996)
Dừa nước thuộc loài thực vật hạt kín, một lá mầm. Dừa nước được gọi là Palm
Attap (Singapore), Nipa Palm (Philippines), và rừng đước cọ hay cọ Nipa (Indonesia,
Malaysia), Gol Pata (Bangladesh), Dani (Burma), Dừa Nước (Việt Nam) chỉ được coi
là một rừng ngập mặn. Loài này, là loài duy nhất trong chi Dừa, mọc ở miền nam châu
Á và miền bắc nước Úc (Laxman và ctv., 2006).
Các cọ Nipa có một thân cây mọc ngang dưới mặt đất, có lá và cuống hoa mọc
trở lên trên bề mặt. Vì vậy, nó là một cây khác thường, và lá có thể cao đến chín mét
(Laxman và ctv., 2006).

3

/>
3


1.3 PHÂN BỐ
Dừa nước thường phân bố dọc theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, từ Bangladesh tới các hải đảo Thái Bình Dương (Dowe
và Tucker, 1993). Vùng dừa nước lớn nhất là ở Indonesia, rộng khoảng 700.000 ha, rồi
đến Papua New Guinea (500.000 ha) và Philippine (8.000 ha). Điểm cực bắc khu phân
bố của dừa nước là đảo Ryukyu của Nhật Bản và điểm cực nam là Australia. Ở Việt
Nam: Dừa nước phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào. Tập trung nhiều ở các
vùng nước lợ và cửa sông của các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam Bộ như thành
phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Phú
Quốc) (Minh Phụng, 2009).
Dừa nước thường mọc thành quần tụ thuần loại, nhưng ở một số nơi, chúng
mọc lẫn với các loài cây gỗ của rừng ngập mặn như đước, vẹt, mắm. Tầng dưới rừng
là các loài ô rô, ráng và lá náng. Các quần tụ dừa nước tự nhiên mọc rất dầy đặc, tùy
theo các địa phương, số cây trong một hecta từ 2.000 - 5.000 hoặc 10.000 cây (Minh
Phụng, 2009).
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY DỪA NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ
phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy dừa nước làm
nguồn thu nhập chính (Laxman và ctv., 2006). Nhựa buồng hoa có thể tự lên men
thành một loại dấm nguyên chất, đặc sản của tỉnh Paombong, Bulacan (Indonesia).
Mầm dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở được dùng như trà (chè). Cái
(thịt) dừa non thì được dùng vào các món giải khát khác nhau, tùy theo quốc gia kể
trên. Trên đảo Roti và Savu (Indonesia), người ta cho lợn (heo) ăn dừa nước vào mùa

khô để thịt lợn sẽ ngọt. Lá dừa nước thật non còn được dùng để làm giấy vấn thuốc lá
(Laxman và ctv., 2006).
Năng lượng lưu trữ trong tán lá giúp cho quá trình sống của cây dừa nước, đặc
biệt là sản xuất hoa và trái cây, có thể được sử dụng hữu ích cho con người trong các
4


thức uống giải khát và chế biến đường. Các sản phẩm ban đầu trong thân cây được lưu
trữ và vận chuyển từ nơi này đến nơi khác trong toàn cây dần dần được chuyển đổi
thành tinh bột. Khi năng lượng được lưu giữ trong tinh bột cao, nó được chuyển đổi
một lần nữa thành các loại đường đơn giản cuối cùng được vận chuyển trong buồng
hoa dưới dạng dịch ngọt. Các dịch buồng hoa được lấy ra bằng cách kích thích dòng
chảy của nó bằng cách làm dập những buồng hoa, sau đó cắt tạo sẹo để giữ dòng chảy
dịch ngọt (Elevitch, 1999).
Dịch buồng hoa chứa 5 - 15% đường đồng thời trong dịch buồng hoa nấm men
tự nhiên sẽ lên men nhanh chóng. Ở dạng tươi, nó được sử dụng như một loại thức
uống, hoặc pha trộn trong thực phẩm khác hoặc có thể được đun sôi để tạo ra đường.
Mặt khác dịch buồng hoa sau khi lên men có thể sản xuất thành rượu, dấm (Elevitch,
1999).
Dừa nước (Nypa fruticans) rất dày đặc giữa các cộng đồng trong hầu hết các
vùng ngập mặn ven biển của Việt Nam, nhưng hiện nay diện tích dừa nước đang bị thu
hẹp vì sự khai phá để phát triển các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Tại
tỉnh Trà Vinh chỉ còn 20 - 25% dừa nước đang trong tình trạng phát triển tốt nhưng
nhiều người đã phá hủy tài nguyên này, vì họ đã không thấy giá trị thực tế từ hệ sinh
thái. Do đó nhiều giá trị sử dụng khác bị bỏ qua bởi những người dân địa phương.
Chính vì dừa nước chỉ được sử dụng cho mục đích xây dựng: lợp nhà, trong khi nhiều
lợi ích kinh tế khác như dịch ngọt của buồng hoa có thể sản xuất đường và rượu, lá
non dùng để gói thuốc lá (Lê Thị Thu Hà, 2007).
1.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC THỰC VẬT
1.5.1 Rễ

Rễ dừa nước nằm ở phía dưới tại vị trí u sẹo nơi xuất hiện lá (Laxman và ctv.,
2006). Dừa nước có rất nhiều rễ chùm cấm vào bùn (Minh Phụng, 2009).

5


1.5.2 Thân
Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong
nước lợ. Chính vì vậy dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triều, có độ
mặn từ 1 - 9 mg/lít; chúng phát triển mạnh trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, độ
chua khoảng năm, lượng oxygen thấp (Minh Phụng, 2009).
Thân cây suy thoái hoặc mọc ngang dưới lòng đất (thân rễ) dài 45 cm phân
nhánh làm đôi, lá xuất hiện cong hướng lên trên mặt đất (Laxman và ctv., 2006). Thân
cây dừa nước có màu đen, mọc ngang dưới lòng đất do đó nó không được xem như
một loại cây gỗ. Thân cây có nhiều nhánh, mỗi chi nhánh thân cây kết thúc bằng một u
sẹo hình lá nổi lên mặt đất. Tại vị trí đó lá xuất hiện và phát triển (Bahay, 2010).
1.5.3 Lá
Lá mọc lên trên mặt đất, tán lá có thể cao đến chín mét. Cuống lá lồi ở mặt
dưới, hơi lõm ở mặt trên, phía đáy phình rộng lên đến 1,5 m dài, tàu lá lên đến 163 lá
mỗi tàu, đường kính tuyến tính 1,2 - 1,5 m x 6,5 - 8,6 cm (Rumawas, 1996). Dừa
thường được đốn vào tháng giêng, tháng hai (Quốc Hải, 2009).
1.5.4 Hoa
Sau ba đến bốn năm, khi cây đạt tám lá, bắt đầu ra hoa, mỗi hecta trung bình có
khoảng 700 cây ra hoa. Mỗi cây chỉ ra một buồng trái tận cùng rồi chết. Những cái rễ
(căn hành) của chúng sẽ mọc lên những cây con như các bụi chuối (Huỳnh Tấn Lộc,
2009).
Mùa ra hoa là tháng 11 trong năm (Lovelock, 1993). Cụm hoa đơn độc, nằm
trong nách lá, đứng thẳng và phân nhánh, cao đến 60 - 90 cm, có nhiều lá bắc, cuống
mập, hình trụ, dài. Hầu hết các nhánh có lá bắc lớn, hình ống, dài, để bảo vệ hoa và
quả. Các cụm hoa đực hình bông thường mọc từng đôi, hình trụ, thường hơi cong, dài

khoảng năm centimet. Hoa có hai dạng rất khác nhau, nhưng chúng có bao hoa giống
nhau, hoa đực mang ba nhị; chỉ nhị dính thành cột, không có nhị thoái hóa; hoa cái
cũng không có nhị thoái hóa, bầu ba lá noãn rõ, hơi dài hơn bao hoa, không bằng nhau,
6


hơi cong và có cạnh, với núm nhụy hình phễu. Hoa dừa nước muốn thụ phấn phải nhờ
một loại ruồi thuộc họ ruối dấm (Drosophilidae) (Minh Phụng, 2009).
1.5.5 Trái
Trái non có màu trắng mờ và cứng như thạch (Lovelock, 1993). Trái là một loại
quả hạch, phát triển từ một lá noãn hình thành góc cạnh không đều, hình chóp, có màu
nâu đến đen được nén dính vào trục nhụy hoa. Thịt quả mịn, phần giữa hình thành sợi,
lớp trong là xơ dày sợi. Phôi nhũ có hình dạng trứng, rãnh nằm giữa và xa trục, cơ sở
của sự chia cắt phôi, nội phôi nhũ đồng nhất (Laxman và ctv., 2006). Hạt phôi nảy
mầm ngay trên cây, với rễ mầm thò ra và đẩy trái ra ngoài (Minh Phụng, 2009).
1.6 NHU CẦU SINH THÁI
1.6.1 Nhiệt độ
Đây là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình thấp ở 20oC
và nhiệt độ trung bình cao nhất 32 – 35oC. Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng từ
cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn 100 mm/tháng và phân bố đều trong năm (Minh
Phụng, 2009).
1.6.2 Đất
Thích nghi trong môi trường đất ẩm, ngập lụt, phát triển tốt trong những rừng
ngập mặn. Dừa nước lớn lên trong bùn mềm, thông thường phát triển mạnh ở nước
tĩnh và những nơi có sự chảy vào của phù sa nước ngọt (Tan, 2001).
1.7 SÂU BỆNH HẠI DỪA NƯỚC
Sự phá hại của sâu, bệnh và động vật là một trong những yếu tố chính làm giảm
năng suất cây trồng ở ĐBSCL trong đó có dừa nước, cũng như ở các nước khác trên
thế giới người ta tìm thấy có trên 150 loài sâu bệnh gây hại các bộ phận khác nhau trên
cây dừa nước như thân, lá, hoa, trái (Hình 1.1). Tuy nhiên, trong số này chỉ có một số

loài gây hại trầm trọng và có thể làm chết cây dừa nước, điển hình là Bọ dừa
(Brontispa longissima Gestro)

7


Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999
và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phía nam. Bọ
cánh cứng trải qua bốn giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng.
Bọ có kích thước từ 9 – 10 mm, ngang từ 2 - 2,25 mm, râu dài 2,75 mm, có tập tính
hoạt động về đêm. Vòng đời của bọ cánh cứng từ 130 - 135 ngày. Con cái bắt đầu đẻ
trứng khi được hai tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng trong suốt vòng đời. Giai
đoạn gây hại của bọ cánh cứng là giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Thành trùng gây
hại nặng hơn ấu trùng.
Thành trùng và ấu trùng bọ cánh cứng tấn công bề mặt của lá chét chưa mở.
Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo khô, mất khả năng quang hợp. Tùy thuộc vào mức
độ gây hại mà hoa cái bị rụng, không đậu trái hoặc đậu rất ít, năng suất giảm. Cây dừa
nước bị bọ cánh cứng tấn công dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy khô, lá chét
cong queo.

Hình 1.1: Vòng đời của bọ dừa (Hồ Văn Chiến, 2011)

8


Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp cơ học:
Chăm sóc tốt dừa nước để rút ngắn thời gian nở bung cờ bắp, hạn chế môi
trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây, cắt bỏ, tiêu hủy lá bị
bọ cánh cứng tấn công. Trường hợp cây con và mới trồng với số lượng ít nên bắt thủ

công. (Hồ Văn Chiến, 2011)
+ Biện pháp hóa học:
Dùng thuốc Ambush phun bốn tuần một lần. Để phòng sự tấn công của bọ cánh
cứng lên cây con sắp trồng nên nhúng cây con vào dung dịch Ambush và khuấy đều
dung dịch phun lên bề mặt lá trước khi chuyển ra trồng: 3 g Ambush + 15 g chất kết
dính Agral, pha vào 15 lít nước. Dùng 21 g Padan 95WP, Furadan 3G hoặc Basudin
10H trộn với 80 g mạt cưa túm vào bao vải mỏng treo ở ngọn cây đạt hiệu quả cao và
hiệu quả có thể kéo dài đến 90 ngày. Dùng Vicarb 95BHN dưới dạng bột đựng trong
bao giấy xốp đặt lên ngọn, thuốc sẽ xông hơi lưu dẫn lên đọt dừa nước trong nhiều
tuần, đạt kết quả cao và hạn chế ô nhiễm môi trường. Đục lổ nghiêng 45 độ, sâu
khoảng từ ba đến bốn cm, bơm thuốc Actara, dùng đất sét bít lỗ lại. (Hồ Văn Chiến,
2011)
+ Biện pháp đấu tranh sinh học:
Dùng ong ký sinh (Asecodes hispinarum), loài ong này có kích thước rất nhỏ,
có màu đen, hút mật hoa và khi đẻ trứng nó cố gắng đẻ vào bên trong cơ thể nhộng
của bọ cánh cứng và cuối cùng tiêu diệt nhộng, thế hệ ong ký sinh mới bắt đầu sau ba
tuần. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể bọ cánh
cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa nước. (Hồ Văn Chiến, 2011)

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian điều tra
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 02/2012 tập trung tại hai xã Nhị
Long và Nhị Long Phú huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh (Hình 2.1)
2.1.2 Địa điểm điều tra
Đề tài được điều tra tại địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Lý do chọn

nơi này để điểu tra là vì huyện Càng Long là một trong những huyện có diện tích
trồng dừa nước đặc trưng trong tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.1 Bản đồ địa bàn điều tra tại địa bàn huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh
(

: Vùng điều tra)
10


×