Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT CANH tác và KHẢO sát một số đặc TÍNH TRÁI CAM SOÀN (citrussenensis l cv soan) tại HUYỆN TRÀ ôn –TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.9 KB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ QUYÊN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC
VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH TRÁI CAM
SOÀN (Citrus senensis L.cv.soan) TẠI HUYỆN
TRÀ ÔN – TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC
VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH TRÁI CAM
SOÀN (Citrus senensis L.cv.soan) TẠI HUYỆN
TRÀ ÔN – TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Quyên
MSSV: 3073191
Lớp: NÔNG HỌC K33

Cần Thơ, 2009


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô bộ môn Khoa học cây trồng đã nhiệt tình chỉ dẫn giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Chị Cao Nguyễn Phương Khanh cán bộ phòng Nông Nghiệp huyện Trà Ôn và bà
con nông dân xã Thiện Mỹ, xã Tích Thiện, xã Thuận Thới, xã Lục Sĩ Thành, xã Phú
Thành huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Kính dâng
Cha và mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người. Tận tâm chia sẻ,
ủng hộ con trong suốt quá trình khôn lớn và học tập.
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
♦ LÝ LỊCH CÁ NHÂN

• Họ và tên: Nguyễn Thị Quyên


Giới tính: nữ

Dân tộc: kinh

• Sinh ngày: 28/02/1988
• Nơi sinh: xã Thiện Mỹ huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
• Họ tên cha: Nguyễn Văn Hoàng
Sinh năm: 1966
• Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Thùy

Sinh năm: 1966

• Quê quán: xã Thiện Mỹ huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
♦ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
• 1995 - 1999: Trường: Tiểu Học Thiện Mỹ B
• 2000 - 2003: Trường: Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Trà Ôn
• 2004 – 2006: Trường: Trung Học Phổ Thông Trà Ôn
• 2007 - 2010: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông học, khóa 33, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành nông học với đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ
THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH TRÁI CAM SOÀN
(Citrus senensis L.cv.soan) TẠI HUYỆN TRÀ ÔN – TỈNH VĨNH LONG.

Do sinh viên Nguyễn Thị Quyên thực hiện
Trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶCTÍNH TRÁI CAM SOÀN (Citrus senensis L.cv.soan)
TẠI HUYỆN TRÀ ÔN – TỈNH VĨNH LONG.
Do sinh viên Nguyễn Thị Quyên thực hiện và bảo trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ..........................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: .................................................


DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2010
Chủ tịch Hội đồng


MỤC LỤC

Chương

Nội dung

Trang

Danh sách hình ……………………………………................... ix
Danh sách bảng ……………………………………………… xiii
Tóm lược ……………………………………………. ……..... xv
MỞ ĐẦU .…………………………………………………………………………. .…1
1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………………………………… 2
1.1. GIÁ TRỊ, NGUỒN GỐC CỦA CÂY CÓ MÚI ……………………………... 2
1.1.1 Giá trị của cây có múi ………………………………………………. 2
1.1.2 Nguồn gốc cây có múi ……………………………………………… 2
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ………………………………….. 3
1.2.1 Tình hình sản xuất …………………………………………………... 3
1.2.2 Tình hình tiêu thụ …………………………………………………… 3
1.3. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI …………………………………..... 4
1.3.1. Rễ …………………………………………………………………... 4
1.3.2. Thân, cành ………………………………………………………….. 4
1.3.3. Lá …………………………………………………………………... 5

1.3.4. Hoa …………………………………………………………………. 5
1.3.5. Trái …………………………………………………………………. 6
1.3.6. Hạt ………………………………………………………………….. 6
1.4. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI CÂY CÓ MÚI ………………………………….6
1.4.1. Khí hậu ……………………………………………………………... 6
1.4.2. Ánh sáng …………………………………………………………… 8
1.4.3. Đất ………………………………………………………………….. 9
1.4.4. Nước ………………………………………………………………... 9
1.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC …………………………………… 10


1.5.1. Thiết kế vườn ………………………………………………………10
1.5.2 Chọn giống và cách nhân giống …………………………………… 11
1.5.3 Kỹ thuật trồng ……………………………………………………... 12
1.5.4 Chăm sóc …………………………………………………………... 14
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP …………………………………………... 21
2.1 ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA ………………………………………………………. 21
2.1.1 Tổng quan về huyện Trà Ôn- tỉnh Vĩnh Long …………………….. 21
2.1.2 Khí hậu và thời tiết ………………………………………………… 21
2.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn ……………………………… 22
2.1.4 Tài nguyên đất …………………………………………………….. 23
2.1.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ………………………………….. 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐIỀU TRA ……………………………. 23
2.1.1 Địa bàn điều tra ……………………………………………………. 23
2.1.2 Thời gian điều tra ………………………………………………….. 23
2.1.3 Nội dung điều tra ………………………………………………….. 23
2.2.4 Khảo sát một số đặc tính trái cam Soàn …………………………… 24
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …………………………………………………….. 25
3.1. HIỆN TRẠNG CANH TÁC ……………………………………………….. 25
3.1.1 Thông tin về nông hộ ……………………………………………… 25

● Tuổi nông dân ……………………………………………………... 25
● Diện tích vườn ……………………………………………………... 25
● Tuổi cây …………………………………………………………… 26
● Tuổi líp …………………………………………………………….. 27
● Nguồn đất lập vườn ……………………………………………….. 27
● Tình hình nước ở địa phương ……………………………………... 28

3.1.2 Giống canh tác …………………………………………………….. 29


● Nguồn giống ………………………………………………………. 29
● Cách nhân giống ………………………………………………….. 30
3.1.3 Xây dựng vườn ……………………………………………………. 30
● Thiết kế mương ……………………………………………………. 30
● Thiết kế líp ………………………………………………………… 32
● Thiết kế mô ………………………………………………………... 35
● Cây chắn gió ………………………………………………………. 38
● Đê bao, cống (bọng) ………………………………………………. 39
3.1.4 Kỹ thuật canh tác vườn cam Soàn ………………………………… 42
● Mô hình …………………………………………………………… 42
● Đặc điểm thực vật cam Soàn ……………………………………… 43
● Kỹ thuật trồng ……………………………………………………... 47
● Bón phân …………………………………………………………... 52
● Kỹ thuật chăm sóc ………………………………………………… 61
● Thu hoạch và tiêu thụ ……………………………………………... 71
3.2 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH TRÁI CAM SOÀN …………………… 77
3.2.1 Chất lượng bên ngoài ……………………………………………… 77
● Màu sắc vỏ trái …………………………………………………….. 77
● Đường kính trái và chiều cao trái ………………………………….. 77
● Tỉ lệ đường kính/chiều cao (%) …………………………………… 78

● Trọng lượng trái (g) ……………………………………………….. 78
● Trọng lượng vỏ/trái (g) ……………………………………………. 78
● Tỉ lệ vỏ/trái (%) …………………………………………………… 79
3.2.2 Chất lượng bên trong ………………………………………….. 80
● Màu dịch trái ………………………………………………………. 80
● Độ Brix ……………………………………………………………. 80
● PH …………………………………………………………………. 81


● Số hạt/trái ………………………………………………………….. 82
● Trọng lượng hạt/trái ……………………………………………….. 83
● Tỉ lệ hạt/ trái (%) ………………………………………………….. 83
● Số múi/trái ………………………………………………………… 84
● Số túi tinh dầu (túi/cm2) …………………………………………… 84
● Trọng lượng thịt/trái (g) …………………………………………… 85
● Tỉ lệ phần ăn được(%) …………………………………………….. 85
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………………………. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… 89
PHỤ CHƯƠNG ……………………………………………………………………... 93


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Điều tra hiện trạng kỹ thuật canh tác và khảo sát một số đặc tính trái
cam Soàn (Citrus senensis L.cv.soan) tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” được thực
hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cây cam Soàn. Tìm ra những thuận lợi
và khó khăn của người dân trong quá trình trồng cam Soàn, cũng như tìm ra ưu điểm
của trái cam Soàn để có hướng sản xuất tốt hơn trong tương lai, đặc biệt là hướng
đến mục đích xuất khẩu. Điều tra bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên những hộ có
trồng cam Soàn đã cho trái với diện tích từ 1000m2 trở lên, ở 5 xã trong huyện Trà
Ôn, để phỏng vấn trực tiếp theo câu hỏi đã soạn sẵn, không gợi ý trả lời. Và thu mẫu

trái về phòng thí nghiệm phân tích một số đặc tính trái.
Kết quả thu được: Diện tích trồng cam Soàn nhỏ, phân tán. Chuyên canh
37,78% và 62,22% xen canh. Có 22,22% số hộ không có đê bao và bị ngập nước.
Khoảng cách trồng dày trung bình cây cách cây là 2,76 m, hàng cách hàng là 2,8 m,
phần lớn nông dân sử dụng giống ghép (100%). Số vườn cho trái có ít hạt (5-15 hạt)
có 77,78%. Trung bình líp rộng 4,62 m, mương rộng 1,81 m, chiều cao so với mực
nước cao nhất trong năm trung bình là 0,32 m. Đa số nông dân không có thói quen
sử dụng phân hữu cơ 86,67%, liều lượng sử dụng phân hóa học trung bình thấp hơn
so với khuyến cáo. Mức độ sâu bệnh gây hại ít, khi có sâu bệnh nông dân thường sử
dụng biện pháp bảo vệ thực vật, ít sử dụng biện pháp sinh học. Số hộ có xử lý ra hoa
là 33,33% với biện pháp rất đơn giản là xiết nước. Năng suất trung bình cây trên 3
năm tuổi là 4,58 tấn/1000m2. 60% bán cho thương lái, thị trường tiêu thụ chủ yếu là
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát trái cam Soàn, trung bình có độ brix là
11,94%, pH là 4,10, số hạt là 12,34 hạt, trọng lượng hạt là 2,95 g, trọng lượng trái là
174,25 g, trọng lượng vỏ là 32,99 g, tỉ lệ vỏ/trái là 18,80%, tỉ lệ hạt/trái là 1,71%, tỉ
lệ ăn được là 79,49%, số túi tinh dầu là 238,72 túi, chiều cao trái 65,28 mm, đường
kính trái 69,22 mm, tỉ lệ đường kính/chiều cao là 106,06%.


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Thành phần dưỡng chất ở các trái cây thông dụng ....................................
Bảng 1.2 Lượng phân bón cho cây có múi (Nguyễn Như Hà, 2006) ........................
Bảng 3.1 Phân bố phần trăm số hộ có độ tuổi nông dân khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) .......................................................................................... 25
Bảng 3.2 Phân bố phần trăm số hộ có nguồn giống khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) ........................................................................................... 30
Bảng 3.3 Phân bố phần trăm số hộ có chiều rộng mương khác nhau ở huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) .................................................................................... 31

Bảng 3.4 Phân bố phần trăm số hộ có chiều sâu mương khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) ........................................................................................... 32
Bảng 3.5 Phân bố phần trăm số hộ có chiều rộng líp khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) ........................................................................................... 34
Bảng 3.6 Phân bố phần trăm số hộ có chiều cao mô khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) ........................................................................................... 37
Bảng 3.7 Phân bố phần trăm số hộ có chiều rộng mô khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) ........................................................................................... 38
Bảng 3.8 Phân bố phần trăm số hộ có chiều rộng mô khác nhau ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long (2010) .......................................................................................... 43
Bảng 3.9 Phân bố phần trăm số hộ có và không có hiện tượng khô đầu múi khác
nhau
ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................... 46
Bảng 3.10 Phân bố phần trăm số hộ có tuổi cây bắt đầu cho trái khác nhau ở huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................................. 47
Bảng 3.11 Phân bố phần trăm số hộ có và không có xử lý đất khác nhau ở huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................................. 48
Bảng 3.12 Phân bố phần trăm số hộ có và không có bón lót khác nhau ở huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................................. 53


Bảng 3.13 Phân bố phần trăm số hộ có sử dụng các loại phân bón lá khác nhau ở
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) .................................................................. 55
Bảng 3.14 Phân bố phần trăm số hộ có liều lượng sử dụng phân N khác nhau ở
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) .................................................................. 56
Bảng 3.15 Phân bố phần trăm số hộ có liều lượng sử dụng phân P2O5 khác nhau
ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................... 57
Bảng 3.16 Phân bố phần trăm số hộ có liều lượng sử dụng phân K2O khác nhau
ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ................................................................ 58
Bảng 3.17 Phân bố phần trăm số hộ có cách bón phân khác nhau ở huyện Trà Ôn,

tỉnh Vĩnh Long (2010) .......................................................................................... 60
Bảng 3.18 Phân bố phần trăm số hộ có và không có bồi líp khác nhau ở huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ................................................................................... 62
Bảng 3.19 Phân bố phần trăm số hộ có và không có tủ gốc khác nhau ở huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ……………………………………………………… 64
Bảng 3.20 Phân bố phần trăm số hộ có số lần tưới nước khác nhau ở huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ................................................................................... 66
Bảng 3.21 Phân bố phần trăm số hộ có xuất hiện các loại côn trùng khác nhau ở
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) .................................................................. 68
Bảng 3.22 Phân bố phần trăm số hộ có xuất hiện các loại bệnh hại khác nhau ở
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) .................................................................. 69
Bảng 3.23 Phân bố phần trăm số hộ có biện pháp phòng trị sâu bệnh khác nhau
ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................... 70
Bảng 3.24 Phân bố phần trăm số hộ có và không có xử lý sau thu hoạch ở huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................................. 72
Bảng 3.25 Năng suất của cam Soàn ở các độ tuổi khác nhau ở huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long (2010) ................................................................................................. 73
Bảng 3.26 Màu vỏ trái của cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) …77


Bảng 3.27 Trọng lượng trái, trọng lượng vỏ/trái, chiều cao trái, đường kính trái,
tỉ lệ đường kính/cao trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) …. 78
Bảng 3.28 Tỉ lệ vỏ/trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ……. 80
Bảng 3.29 Màu dịch trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ….. 80
Bảng 3.30 pH trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) …………. 82
Bảng 3.31 Trọng lượng hạt/trái trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
(2010) .................................................................................................................... 83
Bảng 3.32 Số múi/trái cam Soàn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) …….. 85
Bảng 3.33 Tỉ lệ hạt/trái, số túi tinh dầu, số múi/trái, trọng lượng thịt trái, cam Soàn
ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (2010) ............................................................... 85



MỞ ĐẦU
“Thiên thời địa lợi nhân hòa” là một trong những nhân tố được ông bà ta
đánh giá rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, cho đến hôm nay vẫn còn
nguyên giá trị của nó. Trà Ôn là một trong những vùng đất có đủ các yếu tố trên,
được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều nên việc sản xuất nông nghiệp ở đây rất thuận lợi.
Từ lâu cây lúa vốn gắn bó với người nông dân nơi đây nhưng hiệu quả từ cây lúa
không cao so với cây ăn trái. Đặc biệt là cây cam Sành đã đem lại lợi nhuận rất cao
cho người nông dân nhất là trong những thời điểm sốt giá như vừa qua. Bên cạnh đó
thì cây cam Soàn cũng đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho một số nông hộ.
Toàn huyện hiện có trên 30 ha đất trồng cam Soàn, đây là giống cây đã được biết
đến từ lâu tuy nhiên chưa được phổ biến rộng, thị trường tiêu thụ chưa rộng rãi nên
người dân trồng cam Soàn nhỏ lẻ tự phát, chưa có kiến thức rõ về giống cây này vì
thế chưa phát huy được hết năng suất và phẩm chất của cam Soàn. Nhưng giá cam
Soàn hiện nay rất cao và tương đối ổn định do trái có vị ngọt thanh rất ngon, vỏ
vàng trơn láng rất đẹp mắt, cho trái quanh năm, ít sâu bệnh nên có thể phát triển
theo hướng nông nghiệp bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính. Do đó
chúng ta cần quan tâm hơn về loại trái cây này, đề tài: “Điều tra hiện trạng kỹ
thuật canh tác và khảo sát một số đặc tính trái cam Soàn (Citrus senensis
L.cv.soan) tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm tìm ra những
thuận lợi và khó khăn trong kỹ thuật canh tác cam Soàn của người dân nơi đây.
Đánh giá hình thức tiêu thụ trái cam Soàn tại huyện Trà Ôn. Từ đó phát huy những
ưu thế trong sản xuất, đồng thời hạn chế những yếu tố chưa phù hợp tạo điều kiện
cơ sở không chỉ phát triển về diện tích mà còn phát triển về chất lượng cam Soàn
trên đất Trà Ôn nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, góp thêm vào danh sách trái
cây ngon Việt Nam một thương hiệu mới.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 GIÁ TRỊ, NGUỒN GỐC CỦA CÂY CÓ MÚI
1.1.1 Giá trị của cây có múi
Theo Đào Duy Cầu (2004), cam quýt là nguồn thực phẩm quan trọng và có
giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm ngon. Ngoài các loại đường như: Glucose,
fructose, mantose, saccarose, sinh tố các loại (đặc biệt sinh tố C), cam quýt còn
chứa một số chất khoáng như: lân, canxi, sắt… rất cần đối với cơ thể con người, đặc
biệt đối với người bệnh, người già yếu và trẻ em. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
cao, ngoài dùng ăn tươi, cam quýt còn dùng làm mứt, chế biến nước giải khát,
chưng cất tinh dầu, làm thuốc chữa bệnh (Đường Hồng Dật, 2003).
Bảng 1.1 Thành phần dưỡng chất ở các trái cây thông dụng
Thành phần trong 100 gram ăn được
Trái

Nhiệt

cây

lượng

Nước

Protein

Cellulose

(mg)


(g)

(Calo)

Tro (g)

Ca

P

Fe

(mg)

(mg)

(mg)

Bưởi

39

88,9

0,7

0,4

0,6


27

22

0,5

Cam

40

88,6

0,8

0,4

0,5

21

20

0,3

Quýt

41

88,6


0,7

0,3

0,3

26

14

0,2

(Nguồn: FAO, 1976 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999)
1.1.2 Nguồn gốc cây có múi
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt trồng trọt hiện nay đều có nguồn
gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á (Nguyễn Ngọc Thuận,
2000).
Khó xác định được nguồn gốc của cây có múi nói chung và cam quýt nói
riêng, vì cây có múi có rất nhiều chủng loại và lại là những cây lâu năm, có diện
tích phân bố rộng, từ xích đạo lên đến vĩ tuyến 430. Từ mặt biển lên đến vùng núi
cao 2500 mét. Tuy nhiên đa số tác giả cho rằng nguồn gốc phần lớn cây có múi là ở
vùng giáp ranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ở nước ta chưa biết một cách chính xác

2


là cam quýt được trồng từ bao giờ, nhưng chắc chắn chúng là một trong những loại
cây trồng trong vườn lâu nhất và phổ biến nhất (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

1.2.1 Tình hình sản xuất
Trong các loại cây ăn trái nhiệt đới và á nhiệt đới cam quýt là loại có địa bàn
phân bố rộng. Có thể nói cam quýt có mặt ở hầu hết các lục địa. Vùng phân bố trên
thế giới vào khoảng 35 vĩ độ Bắc và Nam. Ở nước ta cam quýt thường tập trung ở
vùng đất phù sa cổ, cao và tương đối nhẹ, ven các con sông, trên đất ruộng (Đào
Duy Cầu, 2004). Hiện nay tổng diện tích cây có múi ở nước ta có 87.500 ha, với
năng suất 1,173 tấn/ha, tổng sản lượng là 683.300 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long
chiếm 46.700 ha, với năng suất 1,495 tấn/ha, tổng sản lượng là 433.900 tấn. Riêng
tỉnh Vĩnh Long có 7.600 ha trồng cây có múi, năng suất 10,31 tấn/ha, tổng sản
lượng là 433.900 tấn (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008). Theo
Phòng thống kê huyện Trà Ôn (2007), diện tích cây có múi là 4.073,6 ha, trong đó
có 38,44 ha trồng cam Soàn.
Nhìn chung diện tích cây có múi ngày càng được mở rộng vì trồng cam trong
vườn cho thu nhập cao hơn các loại cây ăn trái khác, tuy nhiên đòi hỏi nhà vườn
phải có trình độ thâm canh cao (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
1.2.2 Tình hình tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ trái cây có múi hiện nay rất có tiềm năng, kể cả trong nước
và ngoài nước. Tuy giá cả trái cây có múi rất cao nhưng biến động bất thường, dịch
bệnh phát triển nên diện tích canh tác có phần thu hẹp, sản lượng không đủ cung
cấp ra thị trường.
Hiện nay cây có múi vẫn đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại lợi
nhuận kinh tế cho quốc gia. Song, việc trồng cây có múi thường dựa vào kinh
nghiệm, tính chất tự cung tự cấp, chất lượng sản phẩm kém, chưa đáp ứng được yêu
cầu khó tính của một số quốc gia nên tiêu dùng chủ yếu là trong nội địa.

3


1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI
1.3.1 Rể

Rễ cây cam quýt thuộc loại rễ có nấm cộng sinh (Micorhiza). Phần lớn phân
bố ở tầng đất sâu 10-30 cm, rễ hút tập trung ở tầng sâu 10-25 cm. Phân bố tương đối
rộng và dày đặc ở tầng đất mặt, sự phân bố tùy thuộc vào: độ dày tầng đất mặt,
thành phần hóa học của đất, mực nước ngầm, cách bón phân, hình thức nhân giống
(trồng hạt rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp, ít rễ hút; cây chiết, giâm cành nhiều rễ phân
bố nông và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo những thay đổi của điều kiện
bên ngoài, nhất là mực nước ngầm). Rễ hoạt động mạnh 1-8 năm tuổi, tái sinh kém
và suy giảm dần ở thời kỳ cực thịnh vào năm thứ 7-8 (Đường Hồng Dật, 2000).
1.3.2 Thân, cành
Cam quýt thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Một cây trưởng thành có thể
có từ 4-6 cành chính. Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam quýt sẽ rất ít khi
có thân chính. Tùy theo tuổi cây, điều kiện chăm sóc, hình thức nhân giống mà cây
có chiều cao hình thái khác nhau (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Cam quýt có khả năng phát triển chồi non nhiều lần trong năm khoảng 3- 4
đợt chồi bao gồm:
+ Đợt chồi mùa xuân: ra sớm hay muộn, nhiều hay ít, mạnh hay yếu tùy thuộc
vào mưa xuân, nhiệt độ và thời gian hái trái vụ trước. Đợt chồi này rất quan trọng,
vì nó ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến năng suất quả năm đó của cây.
+ Đợt chồi mùa hè: cung cấp thêm bộ lá trên cây, có tác dụng nuôi trái trong
năm đó.
+ Đợt chồi mùa thu: tập trung phát triển trong mùa mưa lớn, nhiệt độ cao. Do
cành phát triền nhanh và mạnh nên thường không được vững chắc.
+ Đợt chồi mùa đông: thường ít và yếu.
Dựa vào chức năng và đặc tính của các loại cành mà phân thành: cành mẹ, cành
quả, cành dinh dưỡng và cành vượt.
+ Cành mẹ: là những cành sinh ra và nâng đỡ cành quả, nên thường rất khỏe.
Những loại cành có thể trở thành cành mẹ là cành phụ thuộc vào giống tuổi cây,
tình hình dinh dưỡng và nước trong đất, điều kiện khí hậu từng vùng.

4



+ Cành trái: là những cành có khả năng ra hoa kết trái ngay trên nó, những
cành này thường được sinh ra từ cành mẹ.
+ Cành dinh dưỡng: là cành sinh ra vào các mùa trong năm, không mang hoa
trái chỉ có lá. Nhờ có lá phát triển nhiều, quang hợp mạnh, sản xuất các chất dinh
dưỡng nhiều mà giúp cho rễ, hoa trái phát triển nhanh, mạnh.
+ Cành vượt: là loại cành thường nẩy ra từ những mầm ngủ trên thân hay
trên những cành lớn. Cành thường mọc thẳng, từ trong cây đâm thẳng ra tán, có
nhiều gai. Khi cây còn nhỏ có thể lợi dụng loại cành này để tạo hình, khi cây đã già
cần cải lão thì mới cần thiết dùng đến cành này, bình thường cành vượt là loại cành
vô ích, không có lợi cho cây nên phai thường xuyên cắt bỏ.
1.3.3 Lá
Lá cam quýt có hình dạng rất khác nhau, lá các loại cam quýt thường có hình
ôvan, hình trứng lộn ngược, hình thoi , lá thường có eo lá hoặc không có, eo lá có
thể to hoặc nhỏ, mép lá có răng cưa trừ các loài quất (chi Fortunella). Cam quýt
trưởng thành thường có 150.000-200.000 lá. Tổng diện tích lá khoảng 200m2. Tuổi
thọ lá cam quýt từ 2-3 năm tùy vào vị trí lá, tình trạng sinh trưởng của cây, cành
mang lá. Trên mặt lá có 400-500 khí khổng trên 1mm2 (Trần Thế.Tục và ctv, 1998).
Lá dạng phiến, không có lông, nhọn ở đầu, là dày, xanh đậm, cuống có cánh, rộng
từ 4-10 mm, có đốt ở đáy phiến (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.3.4 Hoa
Hoa cam quýt thuộc lọai đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Trong điều kiện tự
nhiên hoa thường mọc ra vào đầu mùa mưa hoặc trong kỹ thuật xiết nước khích
thích ra hoa. Hoa cam quýt có dạng hình thuẩn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới,
đường kính rộng từ 2,5-4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính . Đài hoa dai
không rụng, hình chén, có 3-5 lá đài. Hoa có 4-8 cánh (thường là 5 cánh), màu
trắng, dính liền nhau ở đáy. Bao phấn 4 ngăn màu vàng, bầu noãn có 8-15 ngăn dính
liền nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn. Hầu hết các loài cam
quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ phấn chéo nhưng có nhiều hạt hơn

(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).

5


1.3.5 Trái
Trái gồm 3 phần: ngoại, trung và nội quả bì.
+ Ngoại quả bì: là phần vỏ ngoài của trái, có biểu bì với lóp vỏ cutin dày và
các khí khổng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp khi trái còn xanh.
+ Trung quả bì: kế ngoại quả bì, có màu trắng đôi khi vàng nhạt hay hồng
nhạt như ở bưởi, chứa nhiều đường bột, vitamin C và pectin giữ vai trò quan trọng
trong việc hút nước chuyển cho trái.
+ Nội quả bì: gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt, bên
trong nhiều con tép chứa dịch nước có đường và acid. Thời gian trái chín biến động
7-14 tháng kể từ khi thụ phấn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004)
Màu sắc vỏ trái thay đổi tùy theo giống và loài cùng với điều kiện sinh thái.
Thông thường các loại quả cam quýt có vỏ màu vàng da cam ở giống chín sớm, đỏ
da cam ở giống chín muộn, một số loài vỏ màu xanh, xó những vệt vàng (Đường
Hồng Dật, 2003).
1.3.6 Hạt
Hạt cam quýt là loại hạt của cây hai lá mầm, đa số là đa phôi trừ bưởi là đơn
phôi. Hạt có hai màng vỏ màng ngoài cứng do thấm nhiều lignin, nhăn nheo nhiều
gân (bưởi), nhẵn, bóng (chanh, quýt), màng trong mỏng. Số lượng giống thay đổi
tùy giống và điều kiện canh tác. Người ta thấy rằng số hạt có liên quan đến sự phát
dục : trái càng nhiều hạt càng dễ phát triển, trái ít hoặc không có hạt thì kích thướt
nhỏ lại (Nguyễn Hữu Đống, 2003).`
1.4 YÊU CẦU VỀ SINH THÁI CÂY CÓ MÚI
1.4.1 Khí hậu
● Nhiệt độ
Phần lớn các loài cây ăn quả có múi sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12390C. Trên 400C với thời gian dài nhiều ngày, cây có múi ngừng sinh trưởng, lá

rụng, cành bị khô héo. Nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt
động của các loài cây ăn trái có múi: ra đọt, sinh cành mới, hoạt động của bộ
rễ...Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn có lợi cho quá trình tích lũy vận chuyển đường,
bột, các axit hữu cơ, thúc đẩy quá trình chín, làm đẹp màu sắc vỏ. Tuy nhiên, nhiệt

6


độ ban đêm quá thấp làm cho các hoạt động trên sẽ kém đi (Đường Hồng Dật,
2000).
Khi nhiệt độ từ 2-100C thì cây đi vào trạng thái tĩnh, dưới 00C cây bắt đầu chết.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì nhiệt độ không bao giờ dưới 150C nên cơ quan
phát triển liên tục và nhanh chóng (nếu đủ nước) (Trần Thế Tục, 2000).
Theo Vũ Công Hậu (2000), do có nguồn gốc á nhiệt đới nên cam quýt không
chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp nhưng nói chung chịu nóng tốt hơn chịu
lạnh. Nhiệt độ càng thấp xuống cam quýt sinh trưởng chậm lại, thời gian từ khi ra
hoa đến khi trái chín dài ra. Ước tính cứ tăng độ cao 100m thì thời gian ra hoa đến
trái chín dài thêm một tuần.
● Ẩm độ
Ẩm độ cần thiết trong khoảng 70 – 80%. Nước ta là nước thuộc khí hậu nhiệt
đới, ẩm độ không khí thường cao, rất thuận lợi cho cam quýt sinh trưởng, phát triển.
Tuy nhiên ẩm độ cao cũng tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây hại nhất là
những loại nấm bệnh. Cam quýt là loại cây ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập
úng. Cho nên cam quýt thường được trồng trên đất cao, hơi dốc sẽ có tuổi thọ cao
hơn trồng trên đất thấp, bằng phẳng khó thoát nước (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Bên cạnh ẩm độ cao cũng làm khí quyển hấp thụ nhiều tia tử ngoại hơn nên trái cây
chín cũng ít tươi thắm hơn. Và nhiệt độ quá cao, ẩm độ cao cũng làm cho trái có
nhiều múi phồng lên và phẩm chất kém ( Trần Thế Tục, 2000).
Ẩm độ đất và không khí có ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, tỷ lệ
đậu hoa quả của cam quýt. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12-2 năm

sau hoa quả sẽ nhiều. Tháng 3-4 khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
● Lượng mưa
Lượng mưa trung bình cho cam khoảng từ 1000 – 1500 mm/ năm. Trồng cây có
múi sẽ không có lợi nếu thiếu nước. Thiếu nước cây tăng trưởng không bình
thường, lá xoắn lại, trái non rụng hoặc chín sớm (chín héo), phẩm chất, sản lượng
kém đi, cây trở nên yếu ớt, nấm bệnh dễ xâm hại, nếu không được chăm sóc, ít tưới

7


nước cây sẽ chết dần. Chú ý không được dùng nước mặn hoặc nước có chứa Mg
tưới cho cây (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999).
● Gió
Gió, bão là yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của cam quýt. Có gió nhẹ
làm cho không khí trong vườn dễ lưu thông, điều hòa ẩm độ, giảm sâu bệnh giúp
cây sinh trưởng tốt. Trong thời kỳ ra hoa, kết trái có gió nhiều, gió mạnh hoặc gặp
bão hoa khó đậu, trái dễ bị xây sát, dễ rụng, cây có thể bị đổ, nhất là cây trồng bằng
cành chiết do rễ ăn cạn.
Nên trồng cây chắn gió là biện pháp cần thiết để bảo vệ cây đỡ bị lay, chắn gió
mùa đông bắc khi cây ra hoa, chắn gió tây gió Lào và bão khi trái đang lớn ( Đào
Duy Cầu, 2004).
1.4.2 Ánh sáng
Cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000
– 15.000 lux gần bằng 0,6 cal/cm2, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4,5 giờ
chiều những ngày quang mây mùa hè. Ở những ngày này, khi trời quang mây cường
độ ánh sáng lên đến 100.000 lux tương đương 127 cal/cm2, ở chỗ râm cường độ ánh
sáng là 10.000 lux tương đương 0,5cal/cm2. Cần bố trí mật độ dày hợp lý, ở những
nơi thoáng và tránh nắng trực tiếp. Tuy nhiên không nên trồng cam quýt dưới bóng
cây to vì dễ bị sâu bệnh gây hại (Phạm Văn Côn, 2003).

Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), Ở một số vùng chuyên canh cây cam quýt
của Đồng bằng sông Cửu Long bà con có kinh nghiệm trồng xen một số loại cây
khác để che bóng.
Nói chung cam quýt là loại cây ưa nhiều ánh sáng, trong thời kỳ trái chín, có
đầy đủ ánh sáng thì trái “phát mã” tốt, màu sắc trái tươi đẹp và phẩm chất tốt. Tuy
nhiên, nếu ánh sáng quá mạnh, lại gặp nhiệt độ cao cũng không tốt vì trái sẽ phát
triển kém, vỏ trái dễ bị nám, múi ít nước, khô và xốp. Nhu cầu về ánh sáng để
quang hợp thay đổi tùy theo giống: cam, quýt, bưởi cần có đủ ánh sáng mới cho
năng suất cao (Đào Duy Cầu, 2004).

8


1.4.3 Đất
Cam quýt có thể trồng được trên đa số các loại đất trồng trọt ở nước ta: đất thịt
nặng ở đồng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi… Tuy nhiên vùng đất xấu đòi hỏi đầu
tư nhiều, trình độ thâm canh cao. Đất trồng cam quýt tốt nhất là bằng phẳng có cấu
tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ nước tốt, thoát nước tốt, mực thủy cấp thấp (tối
thiểu phải sâu hơn 80cm) và tầng canh tác dày (hơn 1 mét càng tốt). Đồng bằng
sông Cửu Long là vùng đất trồng cam quýt tốt nhưng cần phải xây dựng hệ thống
mương líp để tiêu thoát nước. Độ pH tốt cho cam quýt nằm trong khoảng 4-8, tốt
nhất là từ 5,5-6,5 (Trần Thế Tục, 1998).
Đặc biệt cây mẫn cảm xấu với muối B, muối Carbonate và NaCl. (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
Nếu trồng trên các loại đất sét nặng thì tỷ lệ đường/ axit giảm (ăn sẽ chua),
cây phát triển kém, trái thô, vỏ dày và sẽ chín muộn hơn. Nếu trồng trên đất cát, khả
năng giữ nước kém và rễ sẽ phát triển mạnh, keo đất ít, khả năng giữ và hấp thu
chất dinh dưỡng kém, trái sẽ chín muộn hơn, khô hạn trái dễ bị xốp, tỷ lệ đường /
axit cao hơn và vỏ mỏng hơn (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
4.4.4 Nước

Cam quýt là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn. Đa số các loài và giống yêu cầu
nhiều nước ở các thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết trái và trái phát
triển. Đối với cam thời kỳ cần nước là từ tháng 11 đến tháng 2, quýt Unshin từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Rễ cam quýt có năng lực hút nước khá mạnh so với nhiều loại cây lâu năm
khác. Tuy vậy lá cam quýt lại có khả năng phát tán mạnh, năng lực giữ nước kém.
Những mùa cam quýt sinh trưởng mạnh, thời kỳ quả lớn, đều đòi hỏi rất nhiều
nước, nhưng từ khi trái chuyển sang chín trở đi lại yêu cầu ít nước hơn. Yêu cầu về
nước của cam quýt thay đổi tùy giống, chanh yêu cầu nhiều nước nhất. Cam quýt
tuy đòi hỏi nhiều nước nhưng lại sợ nước đọng. Vườn cam quýt bị đọng nước rễ
kém phát triển, dễ bị thối, lá và quả dễ bị rụng nhiều (Đào Duy Cầu, 2004).

9


1.5 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.5.1 Thiết kế vườn
● Địa điểm, vị trí vườn
Cũng như các loại trái khác do phải vận chuyển đến các thị trường ngày càng
xa, vườn phải ở nơi có đường giao thông thuận tiện, đường thủy càng tốt vì quả ít
hư hỏng.
Tuy cây có múi không đòi hỏi cao về đất tốt nhưng do bộ rễ phát triển yếu, do
đó đòi hỏi độ ẩm đất phải ổn định, độ pH không quá cao hoặc quá thấp gây độc hại
vi lượng, thực tế ở nước ta chỉ trồng cam quýt ở các đất phù sa cũ hoặc mới không
cát cũng không sét quá. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long các vườn cam quýt thường được xây dựng trên đất phù sa ven
sông, nơi đây cây phát triển tốt vì có nước ngọt quanh năm.
● Đào mương lên líp
Đào mương lên líp nên áp dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trồng cây ăn
trái phải đào mương lên líp nhằm nâng cao mặt đất, làm dày tầng canh tác và giúp

thoát thủy tốt (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thanh Triều, 1998).
Tùy theo địa hình mà ta quyết định kích thước mương líp trồng cây cam quýt
cho phù hợp, nếu chiều rộng mặt líp quá hẹp, hạn chế sự phát triển bộ rễ, còn líp
quá rộng dễ bị úng nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa nắng (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
Theo Trần Thế Tục (2000), đối với líp: nếu líp đôi thì rộng từ 6-8 m, líp đơn thì
3-4 m, cách mặt nước thừ 30-50 cm. Đối với mương: mương rộng 3-4 m (nếu líp
đôi), rộng 1-1,5 m (nếu líp đơn). Nhớ chú ý tầng sinh phèn.
Đối với kỹ thuật lên líp thì thông thường có các kiểu lên líp sau:
+ Lên líp theo kiểu cuốn chiếu: lớp đất mặt tốt và lớp đất trên không xấu lắm.
Lớp đất mặt mương làm chân líp, lớp đất sâu làm mặt líp.
+ Lên líp theo kiểu kê đất: lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt, có
phèn…Đào lớp đất mặt mương thứ nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái , sau đó đưa
lớp sau mương thứ nhất làm chân líp thứ hai, lấy đất mặt mương thứ hai làm mặt
líp, lên tiếp như thế đến líp cuối.

10


×