Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

điều tra tình hình gây hại và khảo sát một số đặc điểm sinh học của sâu đục trái bưởi citripestis sagittiferella (lepidoptera: pyralidae) tại tỉnh vĩnh long và hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC TRÁI BƢỞI Citripestis
sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI TỈNH
VĨNH LONG VÀ HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ts. Lê Văn Vàng

Trần Tấn Tài
MSSV: C1200802
Lớp: BVTV38LT

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:



ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC TRÁI BƢỞI Citripestis
Sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI TỈNH
VĨNH LONG VÀ HẬU GIANG
Do sinh viên Trần Tấn Tài thực hiện và đề nạp
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày …..tháng …...năm 2014
Các bộ hƣớng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC TRÁI BƢỞI Citripestis
Sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI TỈNH
VĨNH LONG VÀ HẬU GIANG

Do sinh viên Trần Tấn Tài thực hiện bảo vệ trƣớc Hội đồng ngày …..
tháng ….. năm 2014
Luận văn đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức………..
Ý kiến Hội đồng
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………....
Duyệt của Ban chủ nhiệm
Cần Thơ, … ngày …tháng…năm 2014
Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng

ii

Chủ Tịch Hội Đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Trần Tấn Tài

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và Tên: Trần Tấn Tài
Sinh ngày: 23/03/1988
Nguyên quán: ấp 2, xã Phƣơng Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Con ông: Trần Văn Phan
Con bà: Trần Thị Phận
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2007 tại trƣờng trung học phổ thông

Thống Linh, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Năm học 2008 vào học lớp Bảo Vệ Thực Vật, Khóa 1, khoa Nông Nghiệp Thủy
Sản, trƣờng Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.
Năm học 2013 vào học lớp Bảo Vệ Thục Vật, Khóa 38 liên thông, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Tốt nghiệp Kỹ Sƣ Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2014.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Ông, Bà, Cha, Mẹ những ngƣời đã dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
Xin Tỏ Lòng Biết Ơn !

Ts. Lê Văn Vàng đã tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích
cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệc biết ơn !
Thầy Phạm Kim Sơn, Anh Châu Nguyễn Quốc Khánh và Qúy thầy cô
thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, đã truyền đạt những kiến thức vô giá cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Anh Sol lớp cao học K19 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
Xin Chân Thành Cảm Ơn !
Em Nguyễn Dƣơng Linh, lớp Bảo Vệ Thực Vật K37, Nguyễn Thị Kim
Trúc, lớp Bảo Vệ Thực Vật K38 lien thông, Nguyễn Bình Phƣơng Nguyên,
lớp Bảo Vệ Thực Vật K39 liên thông đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình làm luận văn.


TRẦN TẤN TÀI

v


Trần Tấn Tài, 2014: “Điều tra tình hình gây hại và khảo sát một số đặc điểm sinh
học của sâu đục trái bƣởi Citripestis sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) tại tỉnh
Vĩnh Long và Hậu Giang” Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật,
khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
GVHD: Lê Văn Vàng

TÓM LƢỢC
Đề tài “Điều tra tình hình gây hại và khảo sát một số đặc điểm sinh học của
sâu đục trái bƣởi Citripestis sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) tại tỉnh Vĩnh
Long và Hậu Giang” đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, khoa
Nông Nghiệp &Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ từ tháng 09/2013 đến
tháng 05/2014. Kết quả ghi nhận nhƣ sau
- Hầu hết vƣờn bƣởi điều tra (86,5%) có diện tích là dƣới 10.000 m2 với tuổi cây
ở giai đoạn 8 – 15 năm tuổi. 100% nông hộ điều tra ở Vĩnh Long và 93% nông hộ điều
tra ở Hậu Giang là có cắt tỉa và vệ sinh vƣờn. Theo nông dân thì có 8 loài côn trùng và
một loài nhện gây hại trên vƣờn bƣởi Năm roi gồm sâu đục trái bƣởi, sâu đục vỏ trái
bƣởi, dòi hại đọt, nhện đỏ, rệp sáp, sâu đục cành, rầy mềm và bù lạch. Đa số nông dân
(99,5%) biết đƣợc sự hiện diện của ấu trùng, nhƣng hầu hết (dƣới 5%) không ghi nhận
đƣợc các giai đoạn trứng, nhộng và trƣởng thành của sâu đục trái bƣởi. 100% nông hộ
sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu đục trái bƣởi, trong đó 80% nông hộ phun
thuốc 7 – 10 ngày/lần từ giai đoạn rụng cánh hoa đến khi thu hoạch.
- Tỷ lệ trái bƣởi bị sâu đục trung bình trên cả hai địa bàn khảo sát là 2,6% (dao
động từ 1,6 - 3,7%). Các trái có đƣờng kính từ >5 - >10 cm đều bị sâu đục. Trong đó,
tỷ lệ trái bị đục ở đƣờng kính 5 – 10 cm (2,7% ở Vĩnh Long và 3,7% ở Hậu Giang) cao

hơn so với đƣờng kính <5 cm (1,6% ở Vĩnh Long và 1,9% ở Hậu Giang) và ở đƣờng
kính >10 cm (2,6% ở Vĩnh Long và 2,9% ở Hậu Giang), cho thấy giai đoạn gây hại
quan trọng của sâu đục trái bƣởi là ở trái có đƣờng kính trái <10 cm.
- Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vòng đời của sâu đục trái bƣởi trãi qua 4
giai đoạn (trứng, ấu trùng, nhộng và trƣởng thành) kéo dài trong 28 - 32 ngày, trung
bình là 29,46 ngày. Trong đó, giai đoạn trứng kéo dài trong 4 - 5 ngày, trung bình là
4,09 ngày; giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi kéo dài trong 14 - 18 ngày, trung bình là
13,44 ngày; giai đoạn nhộng dài 10 - 11 ngày, trung bình là 10,13 ngày; giai đoạn từ vũ
hóa đến thành trùng cái đẻ trứng dài 1 - 2 ngày, trung bình là 1,83 ngày.
Từ Khóa: Citripestis sagittiferella, sâu đục trái bƣởi, vòng đời, sự gây hại.
vi


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG
ix
DANH SÁCH HÌNH
x
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 SÂU ĐỤC TRÁI BƢỞI Citripestis sagittiferella
2
1.1.1 Phân loại
2
1.1.2 Phân bố
2
1.1.3 Kí chủ

2
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SÂU ĐỤC TRÁI BƢỞI
2
Citripestis sagittiferella
1.2.1 Trứng
2
1.2.2 Ấu trùng
3
1.2.3 Nhộng
3
1.2.4 Thành trùng
3
1.3 TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC
3
TRÁI BƢỞI Citripestis sagittiferella
1.4 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
4
1.4.1 Biện pháp canh tác
4
1.4.2 Biện pháp sinh học
4
1.4.3 Biện pháp hóa học
5
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
6
2.1 PHƢƠNG TIỆN
6
2.1.1 Thời gian và địa điểm
6
2.1.2 Vật liệu

6
2.2 PHƢƠNG PHÁP
6
2.2.1 Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục trái bƣởi
6
Citripestis sagittiferellacủa nông dân tại tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang
2.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu đục trái bƣởi Citripestis
7
sagittiferella
2.3 Xử lý số liệu
8
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
9
3.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC BƢỞI VÀ SỰ GÂY HẠI CỦA SÂU
9
ĐỤC TRÁI
3.1.1 Kết quả điều tra nông dân
9
a. Một số đặc điểm canh tác
9
10
b. Thành phần côn trùng gây hại trên vườn bưởi điều tra
vii


c. Sự nhận biết của nông dân về sâu đục trái bưởi và biện pháp phòng
trừ
d.Thời gian phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đục trái bưởi
3.1.2 Kết quả khảo sát ngoài đồng
3.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA SÂU

ĐỤC TRÁI BƢỞI Citripestis sagittiferella
3.2.1 Trứng
3.2.2 Ấu trùng
3.2.3 Nhộng
3.2.4 Thành trùng
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4. 1 KẾT LUẬN
4. 2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii

11
11
12
13
14
15
18
18
20
20
20
21


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2

3.3
3.4
3.5

Tựa bảng

Trang

Một số đặc điểm canh tác của vƣờn bƣởi điều tra
Thành phần côn trùng và nhện gây hại trên vƣờn bƣởi năm roi
Tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bƣởi theo kích thƣớc trái
Kích thƣớc ở các giai đoạn phát triển của C. sagittiferella.
Thời gian phát triển của từng giai đoạn của sâu đục trái bƣởi Citripestis
sagittiferella trong điều kiện phòng thí nghiệm

9
10
13
15
17

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5

3.6
3.7

Tựa hình
Sự nhận biết của nông dân về các giai đoạn của sâu đục trái
bƣởi ở hai tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang
Thời gian phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đục
trái bƣởi của hộ nông dân tại tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang
Vòng đời của sâu đục trái bƣởi C. sagittiferella
Trứng của sâu đục trái bƣởi (a. Trứng mới đẻ, b. Trứng từ 1 –
2 ngày, c. Trứng từ 2 – 3 ngày, d. Trứng từ 4 - 5 ngày)
Ấu trùng của sâu đục trái bƣởi C. sagittiferella. a) ấu trùng
tuổi 1; b) ấu trùng tuổi 2; c) ấu trùng tuổi 3; d) ấu trùng tuổi
4; e) ấu trùng tuổi 5

Trang
11

Nhộng của sâu đục trái bƣởi
Thành trùng của sâu đục trái bƣởi

18
19

x

12
13

14
15


MỞ ĐẦU

Do có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn giống phong phú, sản phẩm đa
dạng, dễ tiêu thụ, nông dân có nhiều kinh nghiệm tốt trong canh tác… nhất là ở
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên ngành trồng cây ăn trái ở nước ta có khả
năng phát triển rất lớn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Trong các loại
cây ăn trái, cây có múi là phổ biến nhất. Đây là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng và
giá trị sử dụng cao. Trong thành phần trái có chứa 6 - 12% đường và nhiều loại
vitamim, provitamim A, E, đặc biệt là vitamim C với hàm lượng từ 40 - 60 mg/100
g thịt trái tươi. Các axit hữu cơ từ 0,4-1,2%, có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học
cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm (Trần Đăng Khoa, 2009). Vỏ trái được
sử dụng làm xu xoa, mứt kẹo, thuốc nam hay trích lấy tinh dầu. Trái được chế biến
thành nhiều sản phẩm như nước giải khát, xi rô, mứt, rượu bổ… (Nguyễn Bảo Vệ
và Lê thanh Phong, 2003).
Từ ghi nhận xuất hiện vào năm 2011 đến nay sâu đục trái bưởi Citripestis
sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) đã được ghi nhận là đối tượng gây hại quan
trọng trên trái bưởi ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự gây hại có thể xảy ra
từ giai đoạn trái còn nhỏ cho đến khi thu hoạch, vườn bị gây hại nặng có thể bị thiệt
hại đến 100% năng suất. Nghiên cứu về tình hình gây hại và đặc điểm sinh học của
sâu đục trái bưởi C. sagittiferella để cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chiến lược
quản lý đối tượng gây hại này là rất cần thiết cho việc sản xuất bưởi ở ĐBSCL.
Do đó, đề tài “Điều tra tình hình gây hại và khảo sát một số đặc điểm sinh
học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae) tại tỉnh
Vĩnh Long và Hậu Giang” đã được thực hiện.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SÂU ĐỤC TRÁI BƯỞI Citripestis sagittiferella
1.1.1 Phân loại
Sâu đục trái bưởi:
Bộ cánh vảy: Lepidoptera
Họ Ngài sáng: Pyralidae
Tên khoa học: Citripestis sagittiferella (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.2 Phân bố
Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, sâu đục trái bưởi đã được ghi nhận
hiện diện tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam,
sâu đục trái bưởi được ghi nhận xuất hiện và gây hại lẻ tẻ đầu tiên ở tỉnh Khánh
Hòa, lúc này chưa phát hiện được sự hiện diện của chúng ở ĐBSCL. Đến giữa
10/2011, sâu đục trái đã được phát hiện đồng loạt khắp ở các vùng cây có múi ở
ĐBSCL, cụ thể như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh
Long, TP. Cần Thơ ..., và ngày càng bùng phát mạnh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2012).
1.1.3 Ký chủ
Ký chủ của C. sagittiferella đã được xác định là bưởi, chanh, quýt hồng … Ở
ĐBSCL, sâu gây hại phổ biến và nặng nhất trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi Da
Xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Lông Cổ Cò… Gần đây, ở nhiều nơi, sâu đục trái còn
lây lan và gây hại trên cây cam sành và rải rác trên một số cây có múi khác (Nguyễn
Văn Hòa và ctv., 2013).
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC TRÁI
BƯỞI Citripestis sagittiferella
1.2.1 Trứng
Trứng có hình tròn dẹp, giống vảy cá nhỏ, màu trắng trong, đường kính

khoảng 1,25 mm, được đẻ rãi rác hoặc thành từng cụm, 3 - 18 trứng/cụm. Phần lớn
trứng được đẻ trên vỏ trái bưởi ở vị trí từ ½ trái xuống đít trái. Trứng sắp nở chuyển
sang màu nâu đỏ với một đốm nâu đen là phần đầu của sâu. Thời gian ủ trứng kéo
dài trong 5 – 6 ngày (báo cáo tổng hợp HN 14.06.2013)
2


1.2.2 Ấu trùng
Ấu trùng có 5 tuổi, trãi qua 4 lần lột xác. Ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt,
đầu màu nâu đen, sau đó màu sậm dần, dài khoảng 5 mm. Ấu trùng tuổi 2 có màu
vàng đậm, bước sang tuổi 3 ấu trùng chuyển sang màu đỏ, đầu to hơn và có màu
vàng nhạt khi mới lột xác, sâu càng lớn thì màu càng đỏ đậm hơn, ấu trùng tuổi cuối
có màu đỏ nâu sau đó chuyển sang màu nâu xanh trước khi hóa nhộng, cơ thể dài
khoảng 14 - 20 mm (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2013).
1.2.3 Nhộng
Trước khi hóa nhộng, sâu ngừng ăn nửa và chui ra ngoài buông mình xuống
đất nhả tơ bao quanh cơ thể để hóa nhộng. Sâu thường nhả tơ kết các hạt đất và hữu
cơ lại thành kén để bảo vệ nhộng. Nhộng màu nâu đậm, dài khoảng 10-13 mm
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2013)
1.2.4 Trưởng thành
Bướm rất nhỏ, trên cánh trước có những vệt màu đậm dọc theo gân cánh.
Bướm nhỏ có dạng hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10-12 mm,
khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu sờ trước mũi. Sải cánh rộng từ 2-3 mm. Cánh
trước có màu xám nâu, cánh sau màu trắng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011). Gốc roi râu của trưởng thành đực có dạng hình lông chim; gốc roi râu của
trưởng thành cái có dạng hình sợi chỉ. Thời gian từ khi vũ hóa đến khi trưởng thành
bắt cặp và đẻ trứng là 2 – 3 ngày (báo cáo tổng hợp HN 14.06.2013).
Tỷ lệ vũ hóa của bướm đạt 69,5% và tỉ lệ đực/cái là 1/1. trong điều kiện phòng
thí nghiệm ngài sống khoảng 6-7 ngày (báo cáo tổng hợp HN 14.06.2013).
1.3 TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC TRÁI

BƯỞI Citripestis sagittiferella
Ấu trùng mới nở đục ngay vào phần vỏ trái ăn phần xốp của vỏ trái sau đó sâu
lớn dần và ăn sâu vào bên trong thịt trái, nhất là trên trái bưởi. Có thể có 3-5 ấu
trùng/trái, trường hợp gây hại nặng có thể >50 ấu trùng/trái. Do quá trình đục vào
bên trong gây vết thương cho trái nên nấm bệnh, ruồi/giòi xâm nhập vào đường đục
làm cho trái bị hư và rụng. Sâu đục và ăn rất nhanh, sâu ăn và thải phân tạo thành
lớp như mùn cưa bên ngoài vỏ trái, trái bị hại thường bị xì mủ (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2011; báo cáo tổng hợp HN 14.06.2013).
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các giống bưởi ở ĐBSCL đều bị sâu gây hại,
và sự gây hại có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái, từ rất sớm sau
đậu trái đến trái cận thu hoạch (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2013).
3


1.4 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
1.4.1 Biện pháp canh tác
- Tạo thông thoáng cho vườn: Cắt tỉa cành, trái bị sâu để tạo sự thông thoáng
nhằm giảm áp lực xâm nhiễm ban đầu của trưởng thành.
- Xử lý ra hoa đồng loạt để dễ quản lý sâu đục trái.
- Thu gom tiêu hủy trái bị hại: chôn trái bị sâu, bỏ vào túi nilon buộc kín
miệng, xử lý trái bị sâu hại bằng nước vôi 0,1%.
- Diệt nhộng bằng cách vệ sinh cỏ dại, rác mục trong vườn để hạn chế nơi
làm nhộng, nuôi gà ... (Một số sâu hại mới của Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Phú Yên,
22.07.2013).
- Vệ sinh vườn thật kỹ (thường xuyên tỉa và tiêu hủy toàn bộ trái bị nhiễm
sâu kể cả những trái rụng trên mặt đất để diệt sâu), bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm
nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, sử dụng ánh sáng đèn xua
đuổi thành trùng.
- Tạo điều kiện cho cây ra chồi và hoa đồng loạt bằng việc cắt tỉa cành và
chế độ phân bón hợp lý để tăng sức khỏe cho cây. ( Hội thảo Sâu đục trái cây có

múi và giải pháp quản lý, ngày 26 tháng 04 năm 2013, tại Khoa Nông nghiệp &
Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ).
1.4.2 Biện pháp sinh học
- Xua đuổi trưởng thành: sử dụng tinh dầu sả để xua đuổi trưởng thành, chiếu
sáng và tưới nước vào ban đêm để hạn chế ngài đẻ trứng (Một số sâu hại mới của
Chi Bảo Vệ Thực Vật Phú Yên, 2013).
- Bao trái: khi trái 1-1,5 tháng tuổi (đường kính trái khoảng 3,0 – 3,5 cm) kết
hợp với tỉa bớt một số trái có phẩm chất kém, trước khi bao trái nên phun thuốc trừ
sau kết hợp với dầu khoáng toàn bộ vườn thì hiệu quả bao trái sẽ cao hơn (báo cáo
tổng hợp hội nghị 14.06.2013)
- Thu gom những trái bị sâu đục mang đi tiêu hủy bằng cách bỏ vào dung dịch
nước vôi 2% để diệt sâu đục trái. Nuôi dưỡng và bảo vệ kiến vàng trong vườn (báo
cáo tổng hợp hội nghị 14.06.2013).
1.4.3 Biện pháp hóa học
Thăm vườn thường xuyên để điều tra phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu đục
trái và sử dụng thuốc hóa học hợp lý khi sâu mới nở chưa chui vào trái: sử dụng các
hoạt chất thuốc được phép sử dụng trên vườn cây ăn trái kết hợp với dầu
khoáng,…(báo cáo tổng hợp hội nghị 14.06.2013).
4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2. 1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 7/2014.
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ, các vườn trồng bởi năm roi
ở tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang.

2.1.2 Một số vật liệu
- Nguồn bưởi bị nhiễm sâu đục trái được thu thập từ các vườn bưởi đã thu
hoạch đem về phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh Học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Ấu trùng được nuôi trong
các hộp nhựa.
- Hộp nhựa, vợt bắt côn trùng, ly nhựa, túi nylon, túi giấy, bông gòn, kéo,
nhiếp, xà phòng, cồn 700.
- Sơ dừa được thanh trùng trong 1lần ở nhiệt độ 1210C trong 20 phút.
- Trái bưởi năm roi.
- Máy chụp ảnh.
- Phiếu điều tra và sổ ghi chép.
2. 2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục trái bưởi Citripestis
sagittiferella tại tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang
a) Điều tra nông dân
Sự điều tra được tiến hành trên 30 hộ đang canh tác bưởi Năm Roi ở tỉnh
Vĩnh Long (15 hộ) và tỉnh Hậu Giang (15 hộ) bằng biện pháp phỏng vấn chủ hộ
hoặc thành viên của nông hộ trực tiếp chăm sóc vườn theo phiếu câu hỏi đã được
soạn sẵn (phụ chương). Yêu cầu đối với nông hộ được phỏng vấn là đang canh tác
bưởi Năm Roi với diện tích vườn ≥ 2.000 m2 và cây đã cho thu hoạch. Nội dung của
phiếu điều tra là các câu hỏi về:
5


- Kỹ thuật canh tác: tưới nước, cỏ dại, đấp bùn, mật độ trồng.
- Nhận thức của nông dân về sâu đục trái bưởi.
- Tình hình gây hại và biện pháp phòng trừ đối với sâu đục trái bưởi.
b) Khảo sát trên vườn
Bên cạnh việc điều tra nông dân, sự gây hại của sâu đục trái bưởi còn được
khảo sát trực tiếp trên vườn. Trên vườn bưởi của hộ nông dân được phỏng vấn chọn

5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 3 cây. Quan sát và ghi nhận tỷ lệ trái bị sâu
đục trái gây hại theo các cở trái
- ≤ 5 cm (khoảng 1,5 tháng từ khi rụng cánh hoa theo nông dân).
- 5 cm - ≤10 cm (khoảng 1,5 – 3 tháng tuổi theo nông dân).
- ≥10 cm (hơn 3 tháng tuổi).
Sự khảo sát được tiến hành ngay sau khi phỏng vấn nông dân. Tỷ lệ trái bị
hại được ghi nhận trên toàn bộ số trái trên cây khảo sát.
2.2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis
sagittiferella
Bướm cái của sâu đục trái bưởi được thu thập trên các vườn bưởi Năm roi ở
xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long vào khoảng từ 18:00 giờ đến 22:00
giờ bằng cách rọi đèn và dùng vợt để bắt. Bướm cái sau đó được cho vào túi giấy
rồi chuyển về đặt trong phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, trường Đại học Cần
Thơ. Bên trong túi giấy được treo một miếng bông gòn thấm nước mật ong 10% để
nuôi bướm. Kiểm tra mỗi ngày, ngay sau khi bướm cái đẻ trứng, dùng kéo cắt lấy
mảnh túi giấy có trứng bướm đặt lên mặt ngoài của một mãnh vỏ trái bưởi (khoảng
2 cm x 3 cm, bề mặt đã được lau cồn 700) để trong một ly nhựa (đường kính 5 cm,
cao 6 cm). Bên trong ly nhựa có đặt một miếng bông gòn ướt để tạo ẩm. Sau khi
phun nhẹ vào trong ly một ít nước bằng bình phun sương, ly được đậy nắp và để
trong điều kiện phòng thí nghiệm, theo dõi và phun nước giữ ẩm mỗi ngày.
Ngay sau khi trứng nở, ấu trùng được tách ra nuôi riêng mỗi con/ly nhựa và
được cung cấp mẫu vỏ trái bưởi để làm thức ăn. Ly nhựa nuôi sâu được vệ sinh và
cung cấp mẫu vỏ trái bưởi mới hai ngày/lần đối với sâu tuổi 1 – tuổi 2, và một
ngày/lần đối với sâu từ tuổi 3. Khi sâu chuẩn bị hóa nhộng (cuối tuổi 5, sâu chuyển
sang màu xanh đậm), ly được thêm vào một lớp khoảng 1,0 cm sơ dừa ẩm để tạo
điều kiện cho sâu hóa nhộng. Sau khi trưởng thành vũ hóa, cho các cặp trưởng

6



thành (một con đực và một con cái) vào trong túi giấy, một cặp/túi, theo dõi và ghi
nhận thời gian lúc bướm cái vũ hóa đến khi đẻ trứng.
Ghi nhận kích thước và thời gian phát triển ở từng giai đoạn phát triển của
sâu đục trái bưởi.
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003

7


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC BƯỞI VÀ SỰ GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC TRÁI
Thông tin về tình hình canh tác bưởi và sự gây hại của sâu đục trái bưởi đã
được ghi nhận bằng cách điều tra nông dân và khảo sát trực tiếp trên vườn bưởi của
30 nông hộ (15 hộ ở Vĩnh Long và 15 hộ ở Hậu Giang).
3.1.1 Kết quả điều tra nông dân
a) Một số đặc điểm canh tác
Bảng 3.1. Một số đặc điểm canh tác của vườn bưởi điều tra

Thông tin điều tra
- Diện tích vườn (≥ 2.000 m2)

Ghi nhận
≤5

5 - ≤ 10

>10


+ Hậu Giang (%)

80

13

7

+ Vĩnh Long (%)

27

53

20

≤8

8 - ≤ 15

> 15

+ Hậu Giang (%)

20

67

13


+ Vĩnh Long (%)

13

80

7

- Tuổi cây (năm)

- Cắt tỉa cành



Không

+ Hậu Giang (%)

93

7

+ Vĩnh Long (%)

100

0




Không

+ Hậu Giang (%)

93

7

+ Vĩnh Long (%)

100

0

- Vệ sinh vườn

- Tưới nước

1 lần/tuần

8

2 – 3 lần/tuần

4 – 5 lần/tuần


+ Mùa nắng
+ Hậu Giang (%)


74

26

+ Vĩnh Long (%)

87

13

Mùa mưa
+ Hậu Giang (%)

73

27

+ Vĩnh Long (%)

80

20

2-3 lần/năm

4 – 5 lần/năm

>5 lần/năm


13

20

67

40

60

- Bón phân
+ Hậu Giang (%)
+ Vĩnh Long (%)

Kết quả điều tra ghi nhận tuổi cây tại tỉnh Vĩnh Long ở giai đoạn từ 8 – 15
năm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tỉnh Vĩnh Long là 80%, thấp nhất là trên chiếm 7% và 8
năm chiếm 13%. Còn ở tỉnh Hậu Giang nông dân trồng bưởi trên 15 năm thấp nhất
chiếm 13%, tiếp theo là dưới 8 năm chiếm 20% và cao nhất là từ năm 8 - 15 chiếm
67%. (bảng 3.1)
Như vậy, vườn bưởi từ 8 – 15 năm ở Vĩnh Long nhiều hơn ở Hậu Giang và ngược
lại dưới 15 năm thì Hậu Giang lại có nhiều vườn bưởi hơn Vĩnh Long.
Theo điều tra ghi nhận diện tích vườn tại tỉnh Vĩnh Long từ 500 - 1000 m2
chiếm tỉ lệ cao là 53%, thấp nhất là > 1000m2 chiếm 20% và trung bình là dưới
500m2 chiếm 27%. Còn ở tỉnh Hậu Giang, diện tích trên > 1000m2 thấp nhất chiếm
7%, tiếp theo diện tích cao nhất dưới 500m2 chiếm 80% và diện tích còn lại từ 500
- 1000 chiếm 13%. (bảng 3.1)
Tóm lại, ở diện tích dưới 500m2 thì tỉnh Hậu Giang có nhiều vườn hơn so với Vĩnh
Long và diện tích từ 500 - 1000 m2 tỉnh Vĩnh Long lại có nhiều vườn hơn Hậu
Giang.
Qua kết quả ở bảng 3.1 ở giai đoạn cắt tỉa cành và vệ sinh vườn thì ở tỉnh

Vĩnh Long có 100% nông dân thực hiện, còn ở Hậu Giang thì chỉ có 93% là nông
dân cắt tỉa cành và vệ sinh vườn.
Ở thời kỳ tưới nước tại hai tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang thì trong mùa mưa
tưới 2 – 3 lần/tuần luôn nhiều hơn tưới từ 4 – 5 lần/tuần và không nông dân nào
thực hiện tưới 1 lần/tuần.

9


Còn mùa nắng tưới nước tại hai tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang thì cũng là
tưới từ 2 – 3 lần/tuần luôn được nhiều nông dân chọn hơn là tưới 1 lần/tuần và
không nông dân nào thực hiện tưới từ 4 – 5 lần/tuần.
Riêng đối với bón phân thì tỉnh Vĩnh Long nông dân bón 4 – 5 lần/năm
chiếm 40%, 8 – 9 lần/năm chiếm 60% và ở Hậu Giang thì nông dân bón từ 2 – 3
lần/năm chiếm 13%, 4 – 5 lần/năm chiếm 20%, còn lại 8 – 9 lần/năm là được nông
dân chọn nhiều nhất 67% (bảng 3.1). Như vậy, ở tỉnh Hậu Giang nông dân bón 2-3
lần/năm, còn ở tỉnh Vĩnh Long thì không.
b) Thành phần côn trùng gây hại trên vườn bưởi điều tra
Bảng 3.2 Thành phần côn trùng và nhện gây hại trên vườn bưởi năm roi

Tỷ lệ nông hộ (%)
TT

Thành phần côn trùng
Vĩnh Long

Hậu Giang

Trung Bình


1

Sâu đục trái

100,0

100,0

100,0

2

Sâu đục vỏ trái

100,0

66,7

83,3

3

Sâu vẽ bùa

53,3

60,0

56,7


4

Dòi hại đọt

33,3

46,7

40,0

5

Nhện đỏ

33,3

40,0

36,7

6

Rệp sáp

33,3

26,7

30,0


7

Sâu đục cành

26,7

26,7

26,7

8

Rầy mềm

26,7

20,0

23,4

9

Bù lạch

26,7

20,0

23,4


Kết quả trình bày trong Bảng 3.2 cho thấy có 8 loài côn trùng và một loài nhện gây
hại trên vườn bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long và Hậu Giang. 100% nông dân cho rằng
sâu đục trái bưởi là đối tượng gây hại quan trọng, tiếp theo là sâu đục vỏ trái
(83,3%), sâu vẽ bùa (56,7%) và dòi hạt đọt (40%). Các đối tượng còn lại gồm nhện
đỏ, rệp sáp, sâu đục cành, rầy mềm và bù lạch đều có tỷ lệ nông dân ghi nhận dưới
40%.

10


Tỷ lệ nông hộ nhận biết (%)

c) Sự nhận biết của nông dân về sâu đục trái bưởi và biện pháp phòng trừ

Giai đoạn nhận biết
Hình 3.1 Sự nhận biết của nông dân về các giai đoạn của sâu đục trái bưởi ở hai tỉnh Vĩnh
Long và Hậu Giang.

Kết quả trình bày ở Hình 3.1 cho thấy hầu hết nông dân được phỏng vấn
(99,8% ở Vĩnh Long và 99,2% ở Hậu Giang) nhận biết được ấu trùng của sâu đục
trái bưởi. Trong khi gần như không có nông dân (dưới 5%) nhận biết được trứng,
nhộng và trưởng thành của đối tượng gây hại này. Nhận biết được giai đoạn trái
bưởi mới bị xâm nhiễm (giai đoạn trứng) để phòng trị sớm là rất quan trọng. Theo
Lê Văn Vàng và ctv. (2013), ấu trùng tuổi 1 của sâu đục trái đã có khả năng đục sâu
vào bên trong trái là từ 0,3 - 2,5 cm, trung bình 1,3 cm và khi ấu trùng đạt đến tuổi 2
thì trái bị đục không thể phục hồi được.
d) Thời gian phun thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu đục trái bưởi
Để phòng trừ sâu đục trái bưởi, 100% nông dân được điều tra áp dụng biện
pháp phun thuốc trừ sâu hóa học với các loại thuốc gồm Yamida 10WP
(Imidacloprid), Dragon 585EC (Cypermethrin + Chlorpysiphos Ethyl), Ascend

20SP (Acetamiprid), Fentox 25EC (Feavalesatc + Dimethoatc), Vitashield 40EC,
Vibasu 10GR (Diazinon), … Sự phun thuốc được thực hiện từ lúc hoa rớt nhụy cho
đến thu hoạch. 80% nông hộ được hỏi cho biết phun thuốc từ 7 ngày/lần (60% nông
hộ ở Vĩnh Long và 26,6% nông hộ ở Hậu Giang) đến 10 ngày/lần (20% nông hộ ở
Vĩnh Long và 53,4% nông hộ ở Hậu Giang) (Hình 3.2). Việc phun liên tục thuốc trừ
11


Tỷ lệ nông hộ áp dụng (%)

sâu để phòng trị sâu đục trái bưởi cho thấy đây là tượng khó phòng trị và được nông
dân quan tâm rất nhiều.

Thời gian
Hình 3.2 Thời gian phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đục trái bưởi của hộ nông
dân tại tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang.

3.1.2 Kết quả khảo sát ngoài đồng
Sự khảo sát được tiến hành trực tiếp trên vườn bưởi (15 cây bưởi/vườn) của
nông hộ ngay sau khi phỏng vấn chủ hộ hoặc người trực tiếp chăm sóc vườn. Số
liệu về tỷ lệ trái bưởi bị sâu đục theo kích thước trái được trình bày trong Bảng 3.3.
Tổng số 12151 trái bưởi ở Vĩnh Long và 12367 trái bưởi ở Hậu Giang đã được ghi
nhận. Tỷ lệ trái bưởi bị sâu đục trung bình trên cả hai địa bàn khảo sát là 2,6% (dao
động từ 1,6 - 3,7%). Nhìn chung, tỷ lệ trái bưởi bị sâu đục ở Hậu Giang là 2,8% hơi
cao hơn so với Vĩnh Long là 2,4%. Các kích thước trái có đường kính từ <5 - > 10
cm đều bị sâu đục. Trong đó, tỷ lệ trái bị đục ở đường kính 5 – 10 cm (2,7% ở Vĩnh
Long và 3,7% ở Hậu Giang) cao hơn so với đường kính <5 cm (1,6% ở Vĩnh Long
và 1,9% ở Hậu Giang) và đường kính >10 cm (2,6% ở Vĩnh Long và 2,9% ở Hậu
Giang), chứng tỏ giai đoạn gây hại quan trọng của sâu đục trái bưởi là ở đường kính
trái <10 cm. Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2013), ngài sâu đục trái thường đẻ trên trái

non hơn là trên trái già trừ trường hợp mật số của chúng cao.
12


Bảng 3.3 Tỉ lệ gây hại của sâu đục trái bưởi theo kích thước trái

Vĩnh Long
Đường kính trái

Hậu Giang

Số trái quan
sát

Tỷ lệ trái bị
đục (%)*

Số trái quan
sát

Tỷ lệ trái bị
đục (%)*

<5 cm

2740

1,6 (43)

4480


1,9 (85)

5 – 10 cm

3785

2,7 (102)

3859

3,7 (142)

>10 cm

5626

2,6 (146)

4028

2,9 (123)

Tổng

12151

2,4 (291)

12367


2,8 (350)

* Số trong ngoặc đơn thể hiện số trái bưởi bị đục.
3.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC TRÁI
BƯỞI Citripestis sagittiferella

4,09 ngày

Ấu trùng

Trứng

(5 tuổi; 13,44 ngày)
(1,83 ngày)

29,46 ngày

10,13 ngày

Trưởng thành

Nhộng (10,13 ngày)

13


Hình 3.3 Vòng đời của sâu đục trái bưởi C. sagittiferella.

Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái bưởi được khảo sát trong

điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.
Một cách tổng quát, sự phát triển của C. sagittiferella trải qua 4 giai đoạn gồm
trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành với chu kỳ sinh trưởng (vòng đời) kéo dài
trong khoảng 28 - 32 ngày (Hình 3.3), trung bình là 29,5 ngày.
3.2.1 Trứng
Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng cụm vào ban đêm, có hình dạng giống
vảy cá dẹt gần như tròn, lúc mới đẻ có màu trắng trong, vỏ trứng mỏng, bóng và dễ
vỡ, sau chuyển dần sang màu trắng sữa, rồi chuyển dần sang màu cam hồng, có một
đốm đen ở giữa trứng (Hình 3.4). Kích thước trung bình của trứng là 1,25 mm
(Bảng 3.4). Trứng sắp nở ở rìa trứng có màu cam đậm và đốm đen, là phần đầu của
ấu trùng, cũng phát triển lớn hơn. Thời gian ủ trứng kéo dài 4 - 5 ngày, trung bình
4,09 ngày (Bảng 3.5).

a

b

c

d

Hình 3.4 Trứng của sâu đục trái bưởi. a) Trứng mới đẻ; b) Trứng từ 1 – 2 ngày; c) Trứng từ
2 – 3 ngày; d) Trứng từ 4 - 5 ngày.

14


×