Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH tế của mô HÌNH TRỒNG CAM SÀNH (citrus nobilis var typica hassk) với mật độ dày tại HUYỆN cầu kè, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--

NGUYỄN THỊ THU BA

ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CAM SÀNH (Citrus nobilis var. typica Hassk)
VỚI MẬT ĐỘ DÀY TẠI HUYỆN
CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CAM SÀNH (Citrus nobilis var. typica Hassk)
VỚI MẬT ĐỘ DÀY TẠI HUYỆN
CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Văn Hâu

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thu Ba
Lớp: Nông học K34

Cần Thơ, 2011

MSSV:
3083625


ii

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CAM SÀNH (Citrus nobilis var. typica Hassk)
VỚI MẬT ĐỘ DÀY TẠI HUYỆN
CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên Nguyễn Thị Thu Ba thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ hƣớng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu



iii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành
Nông học với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CAM SÀNH (Citrus nobilis var. typica Hassk)
VỚI MẬT ĐỘ DÀY TẠI HUYỆN
CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên Nguyễn Thị Thu Ba thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...........................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:...................................................
Thành viên hội đồng

…………………….

………………………..
…………………….
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
DUYỆT KHOA

Trƣởng khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng


iv

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa đƣợc ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Ba


v

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Ba
Sinh ngày: 1989
Nơi sinh: Ấp Trà Ốt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Truyền
Họ và tên mẹ: Võ Thị Chiếm
Quê quán: Ấp Trà Ốt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Qúa trình học tập :
Năm 2007: Tốt nghiệp PTTH, trƣờng PTTH huyện Cầu Kè.
Năm 2008 – 2012: Vào học trƣờng Đại Học Cần Thơ, học chuyên ngành Nông Học,
khóa 34 thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Ngƣời khai

Nguyễn Thị Thu Ba


vi

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của con.

Tỏ lòng ghi ơn sâu sắc đến,
PGS.Ts Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn này.
Thầy Phạm Ngọc Du, cố vấn học tập đã quan tâm và dìu dắt lớp trong suốt quá
trình học tập.

Chân thành biết ơn đến,
Tập thể quí thầy cô ở khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng đã hết lòng dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quí báu trong quá trình học tập tại trƣờng.

Chân thành cảm ơn,
Những hộ nông dân huyện Cầu Kè đã nhiệt tình giúp đỡ.
Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập
và làm đề tài.

Thân ái gửi về,
Qúy thầy cô trong khoa nông nghiệp lời chúc sức khỏe.

Các bạn sinh viên Nông Học khóa 34, chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành
đạt trong tƣơng lai.
NGUYỄN THỊ THU BA


vii

Nguyễn Thị Thu Ba. 2011. Điều tra hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam Sành
(Citrus nobilis var. typica Hassk) với mật độ dày tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng
Dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGs. Ts. Trần Văn Hâu.

TÓM LƢỢC
Qua kết quả điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh thấy rằng diện tích vƣờn
ở đây canh tác nhỏ lẻ trung bình 10.013 ± 3.552 m2, tuổi cây trung bình là 3,8 ± 0,1
tuổi; thuê đất vẫn chƣa phổ biến, chỉ có 1 hộ thuê đất, giá thuê là 2 triệu đồng với
chu kỳ 6 năm; kích thƣớc mƣơng đƣợc bố trí là tƣơng đối phù hợp; kích thƣớc liếp
chƣa phù hợp so với khuyến cáo; 100% số hộ lấy đất ruộng đắp mô, 90% số hộ có
xử lý mô; 85% số hộ có trồng cây chắn gió; 65% số hộ trồng chuyên canh; 100% số
hộ sử dụng giống trôi nổi; mật độ trung bình là 336,2 ± 123,9 cây/1.000 m2; khoảng
cách trồng chiều ngang là 2,1 ± 0,81 m, dài 1,6 ± 0,31 m; kiểu trồng nanh sấu
(42,5%); 35% số hộ sử dụng phân hữu cơ; phân hóa học sử dụng liều lƣợng tƣơng
đối phù hợp; xử lý ra hoa bằng cách xiết nƣớc (92,5%); 85% số hộ có vƣờn rụng
trái non; hình thức tiêu thụ là thƣơng lái đến tại vƣờn để thu mua; chi phí cho 1 ha
cam Sành ở thời kỳ kiến thiết là 42,615 triệu đồng, chi phí hàng năm dao động từ
năm 1 đến năm thứ 5 là 198,507 – 440,538 triệu đồng và tính mức thu nhập ở năm
thứ 5 là hơn 1 tỷ đồng.


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Bản đồ địa bàn điều tra kỹ thuật canh tác cam sành tại huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh, 2011

18

3.1

Phần trăm (%) số hộ có hình thức sở hữu đất khác nhau ở các vƣờn
cam Sành đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

21

3.2

Phần trăm (%) số hộ sử dụng gốc ghép khác nhau ở các vƣờn tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

29

3.3


Phần trăm (%) số hộ có các kiểu lên liếp khác nhau đƣợc điều tra tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

31

3.4

Phần trăm (%) số hộ có kiểu trồng khác nhau ở các vƣờn đƣợc điều
tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

31

3.5

Phần trăm (%) số hộ có các tháng bắt đầu xử lí ra hoa ở cam Sành
đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

39

3.6

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam Sành đƣợc điều tra tại huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

40

3.7

Phần trăm (%) số hộ có bệnh hại trên cam Sành khác nhau đƣợc

điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

42

3.8

Phần trăm (%) số hộ với các loại côn trùng gây hại khác nhau đƣợc
điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

43


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dƣỡng của cam, quýt, chanh, bƣởi (tính trên 100 g
ăn đƣợc) (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994)

3

1.2


Liều lƣợng bón phân cho cây cam Sành ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

12

(Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2000)
1.3

Bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ
trƣớc (Viện cây ăn quả miền Nam, 2000)

13

3.1

Diện tích canh tác và tuổi cây ở các vƣờn cam Sành đƣợc điều tra tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

20

3.2

Bờ bao và hệ thống cống bọng khác nhau đƣợc điều tra tại huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

22

3.3

Kích thƣớc theo chiều rộng mƣơng, rộng liếp ở các vƣờn đƣợc điều
tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh


23

3.4

Tỷ lệ phần trăm số hộ có kích thƣớc mô khác nhau đƣợc điều tra tại
các vƣờn ở Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

24

3.5

Tỷ lệ phần trăm số hộ có xử lý mô trƣớc khi trồng ở các vƣờn đƣợc
điều tra tại huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh

25

3.6

Phƣơng pháp xử lí mô trƣớc khi trồng đƣợc điều tra tại huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh

26

3.7

Phân bố tỷ lệ phần trăm có sử dụng cây chắn gió, cây che mát và
loại cây dùng trong chắn gió, che mát

27


3.8

Tỷ lệ phần trăm số hộ có mô hình canh tác khác nhau ở các vƣờn tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

28

3.9

Tỷ lệ phần trăm số hộ có mật độ trồng và khoảng cách trồng khác
nhau tại Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

30

3.10

Tỷ lệ phần trăm số hộ có cách quản lí nƣớc và bồi liếp, bồi mô khác
nhau ở các vƣờn đƣợc điều tra tai huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

32

3.11

Tỷ lệ phần trăm số hộ có cách làm cỏ và số lần làm cỏ khác nhau
đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

33

3.12


Tỷ lệ phần trăm số hộ có chia các giai đoạn tỉa cành ở các cƣờn
đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

34

3.13

Phân bố tỷ lệ phần trăm lƣợng bón phân hữu cơ đƣợc điều tra tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

35


x
3.14

Liều lƣợng bón (kg/cây/năm) cho cam sành trong 3 năm đƣợc điều
tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

36

3.15

Liều lƣợng bón (kg/cây/năm) ở giai đoạn cây cho trái đƣợc điều tra
tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

36

3.16


Số lần bón phân ở các năm và phƣơng pháp bón đƣợc điều tra tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

37

3.17

Biện pháp xử lý ra hoa khác nhau đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh

38

3.18

Ảnh hƣởng của bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ đến năng
suất của cam Sành đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

41

3.19

Hiện tƣợng rụng trái non ở cây cam sành đƣợc điều tra tại huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

44

3.20

Năm bắt đầu cho trái ở cam sành đƣợc điều tra tại huyện Cầu Kè,

tỉnh Trà Vinh

45

3.21

Tỷ lệ phần trăm số hộ có mùa vụ thu hoạch khác nhau đƣợc điều tra
tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

45

3.22

Hạch toán kinh tế của cam Sành với chu kỳ 5 năm đƣợc điều tra tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

47


xi

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:
VLTR:
VLGX:

Đồng bằng Sông Cửu Long
Vàng lá thối rễ
Vàng lá gân xanh



xii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .............................................................................................. v
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... vi
TÓM LƢỢC ........................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xi
MỤC LỤC .............................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 – LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN CẦU KÈ .......... 2
1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 2
1.1.2 Đất đai .................................................................................................. 2
1.1.3 Thủy văn............................................................................................... 2
1.2 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CÂY CAM SÀNH ........................................... 2
1.3 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ......................................... 3
1.3.1 Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................ 3
1.3.2 Giá trị sử dụng ...................................................................................... 3
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM SÀNH .................................. 4
1.5 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT .................................................................................... 4
1.5.1 Rễ ......................................................................................................... 4
1.5.2 Sự phát triển của thân và cành ............................................................. 5
1.5.3 Lá.......................................................................................................... 5
1.5.4 Hoa ....................................................................................................... 5
1.5.5 Trái ....................................................................................................... 5
1.5.6 Hạt ........................................................................................................ 5

1.6 YÊU CẦU VỀ SINH THÁI ............................................................................... 6
1.6.1 Khí hậu ................................................................................................. 6
1.6.1.1 Nhiệt độ .................................................................................. 6
1.6.1.2 Vũ lượng và ẩm độ không khí ................................................ 6
1.6.1.3 Gió.......................................................................................... 6
1.6.1.4 Ánh sáng................................................................................. 7
1.6.2 Đất ........................................................................................................ 7
1.6.3 Nƣớc ..................................................................................................... 7
1.7 KỸ THUẬT CANH TÁC .................................................................................. 8
1.7.1 Chuẩn bị đất trồng ................................................................................ 8
1.7.2 Hệ thống mƣơng liếp ........................................................................... 8
1.7.3 Trồng cây chắn gió ............................................................................... 8


xiii

1.7.4 Xây dựng bờ bao, cống bọng ............................................................... 9
1.7.5 Mô hình xen canh ................................................................................. 9
1.7.6 Chọn giống và cách nhân giống ........................................................... 9
1.7.6.1 Chọn giống ............................................................................. 9
1.7.6.2 Cách nhân giống .................................................................... 10
1.7.7 Kỹ thuật trồng ...................................................................................... 10
1.7.7.1 Thời vụ trồng .......................................................................... 10
1.7.7.2 Làm đất, làm mô chuẩn bị trồng ............................................ 10
1.7.7.3 Mật độ, khoảng cách và kiểu trồng........................................ 10
1.7.8 Chăm sóc .............................................................................................. 11
1.7.8.1 Quản lý cỏ dại ........................................................................ 11
1.7.8.2 Quản lý nước .......................................................................... 11
1.7.8.3 Tỉa cành, tạo tán .................................................................... 12
1.7.8.4 Bón phân ................................................................................ 12

1.7.8.5 Xử lý ra hoa ........................................................................... 13
1.8 SÂU BỆNH HẠI CAM SÀNH .......................................................................... 14
1.8.1 Côn trùng .............................................................................................. 14
1.8.1.1 Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) ........................... 14
1.8.1.2 Rệp sáp ................................................................................... 14
1.8.1.3 Nhện đỏ (Panonychus citri Mc. Gregor) ............................... 14
1.8.2 Bệnh hại ............................................................................................... 15
1.8.2.1 Bệnh vàng lá gân xanh (Grenning) ........................................ 15
1.8.2.2 Bệnh loét (Canker) ................................................................. 15
1.8.2.3 Bệnh ghẻ (SCAB) ................................................................... 16
1.8.2.4 Bệnh vàng lá thối rễ ............................................................... 16
1.9 THU HOẠCH .................................................................................................... 17
CHƢƠNG 2 – PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ....................................... 18
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA .......................................................... 18
2.2 PHƢƠNG PHÁP ................................................................................................ 19
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................... 19
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 20
3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC VƢỜN CAM SÀNH TẠI HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH .................................................................................................... 20
3.1.1 Diện tích canh tác và tuổi cây .............................................................. 20
3.1.2 Hình thức sở hữu .................................................................................. 20
3.2 THIẾT KẾ VƢỜN ............................................................................................. 21
3.2.1 Bờ bao và hệ thống cống bọng............................................................. 21
3.2.2 Mƣơng liếp ........................................................................................... 22
3.2.2.1 Chiều rộng mương ................................................................. 22


xiv

3.2.2.2 Chiều sâu mương ................................................................... 23

3.2.2.3 Chiều rộng liếp ...................................................................... 23
3.2.24 Chiều cao liếp ......................................................................... 24
3.2.3 Đắp mô ................................................................................................. 24
3.2.3.1 Nguồn đất đắp mô .................................................................. 24
3.2.3.2 Kích thước mô ........................................................................ 24
3.2.3.3 Xử lý mô trước khi trồng ........................................................ 25
3.2.3.4 Liều lượng bón ....................................................................... 25
3.2.4 Cây chắn gió, cây che mát ................................................................... 26
3.2.4.1 Cây chắn gió .......................................................................... 26
3.2.4.2 Cây che mát............................................................................ 26
3.3 KỸ THUẬT CANH TÁC CAM SÀNH ............................................................ 27
3.3.1 Mô hình canh tác .................................................................................. 27
3.3.2 Nguồn giống và gốc ghép .................................................................... 28
3.3.2.1 Nguồn giống ........................................................................... 28
3.3.2.2 Gốc ghép ................................................................................ 28
3.3.3 Mật độ trồng và khoảng cách trồng ..................................................... 29
3.3.3.1 Mật độ trồng .......................................................................... 29
3.3.3.2 Khoảng cách trồng ................................................................. 30
3.3.3.3 Kiểu lên liếp ........................................................................... 30
3.3.3.4 Kiểu trồng .............................................................................. 31
3.3.4 Chăm sóc .............................................................................................. 32
3.3.4.1 Quản lý nước, bồi liếp, bồi mô............................................... 32
3.3.4.2 Quản lý cỏ dại ........................................................................ 32
3.3.4.3 Tỉa cành, tạo tán .................................................................... 33
3.3.5 Phân bón ............................................................................................... 34
3.3.5.1 Phân hữu cơ ........................................................................... 34
3.3.5.2 Phân hóa học ......................................................................... 35
3.3.6 Biện pháp xử lý ra hoa ......................................................................... 37
3.3.6.1 Xử lý ra hoa ........................................................................... 37
3.3.6.2 Tháng xử lý ra hoa ................................................................ 38

3.3.7 Sâu bệnh hại ......................................................................................... 39
3.3.7.1 Bệnh hại ................................................................................. 39
3.3.7.2 Sâu hại ................................................................................... 42
3.3.8 Hiện tƣợng rụng trái non ...................................................................... 44
3.3.9 Thời gian bắt đầu cho trái và mùa vụ thu hoạch .................................. 44
3.3.9.1 Thời gian bắt đầu cho trái ..................................................... 44
3.3.9.2 Mùa vụ thu hoạch................................................................... 45
3.3.9.3 Hình thức tiêu thụ .................................................................. 45


xv

3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................ 46
CHƢƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 48
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 48
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 49
PHỤ CHƢƠNG 1
PHỤ CHƢƠNG 2


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển, nhờ vào những điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi. Trước đây, trong cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp nói
chung thì cây lúa đóng vai trò chủ đạo trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây dưới tác động của nền kinh tế thị trường thì chỉ tiêu
về lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của người nông dân. Do đó, việc tích cực
chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả và vườn tạp sang trồng cây ăn trái chuyên

canh, đặc biệt là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang là chiến lược trong định
hướng phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Cùng với sự phát triển đó, Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL cũng
đã và đang từng bước mở rộng diện tích vườn cây ăn trái trong toàn tỉnh. Trong đó,
cây cam Sành (Cầu Kè) đây là loại cây có múi mang lại giá trị kinh tế cao được
người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và có thể nói đây là loại cây ăn trái
giúp người làm vườn đạt mức thu nhập cao.
Cây cam Sành được trồng nhiều ở hai huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là
một trong những cây có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao và một phần
cũng do nhu cầu của thị trường nên trong những năm gần đây việc chuyển đổi mô
hình trồng cam Sành theo lối truyền thống (trồng mật độ thưa) sang trồng với mật
độ dày được nhiều nhà vườn tại huyện Cầu Kè áp dụng. Việc chuyển đổi mô hình
trồng theo lối truyền thống sang mô hình trồng dày thì có thật sự mang lại hiệu quả
gì cho nhà vườn hay không. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “ Điều tra hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam Sành (Citrus nobilis var.
typica Hassk) với mật độ dày tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh ” . Đề tài thực hiện
nhằm mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng kỹ thuật canh tác cây cam Sành ở địa phương
và ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam Sành với mật độ dày tại huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


2

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CẦU KÈ
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cầu Kè nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu.
Phía Đông giáp huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần. Phía Tây và Nam giáp sông
Hậu, Phía Bắc giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn gồm: Châu Điền, Phong Phú, Phong Thạnh,
Thông Hòa, Ninh Thới, Hòa Tân, Hòa Ân, Tam Ngãi, An Phú Tân, Thạnh Phú và
thị trấn Cầu Kè.
1.1.2 Đất đai
Huyện Cầu Kè có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp nhưng bị chia cắt bởi
nhiều sông gạch hướng đổ dốc không rõ rệt. Đất thổ cư nằm dọc theo quốc lộ 54.
Đất thổ cư có độ cao mặt đất phổ biến 1,3 - 1,6 m, đất vườn cây ăn trái có cao độ từ
1,4 – 1,8 m, đất ruộng lúa cao độ mặt đất từ 0,9 - 1,2 m.
1.1.3 Thủy văn.
Sông Cầu Kè là sông chạy qua khu vực trung tâm thị trấn, thuyền bè có trọng
tải 20 - 30 tấn lưu thông dễ dàng. Bề rộng của sông 20 - 24 m, sâu 4 m, chịu tác
động của chế độ bán nhật triều không đều trên biển Đông, mực nước đỉnh triều
hàng tháng thay đổi từ 1 - 1,4 m. Hiện nay có thăm dò khảo sát một vài nơi thấy có
nguồn nước ngầm phong phú cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.
1.2 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CÂY CAM SÀNH
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), cam Sành có tên khoa học là
Citrus nobilis var. typica Hassk, tên tiếng Anh là „King mandarin‟ hay còn gọi là
quýt King vì phẩm chất rất ngon. Cam Sành là giống lai giữa cam mật (Citrus
sinensis L. Osbeck) và quýt (Citrus reticulate Blanco). Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa
học cho rằng cam Sành có nguồn gốc ở Việt Nam là loại cây sống ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét được.
Trong thực tế, ở nước ta trên khắp các địa phương từ Lào Cai đến Cà Mau, từ
Quảng Ninh đến Lai Châu ở đâu cũng có trồng cam Sành với nhiều giống và nhiều
dạng hình khác nhau. Sản lượng cam Sành miền Nam nhiều hơn miền Bắc, tập
trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. Ở miền Bắc, các địa phương trồng nhiều cam
Sành thường lấy tên của địa phương đó làm thương hiệu cho loại cây này. Đáng chú
ý là các vùng trồng cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Sành Bố Hạ (Hà Bắc),
cam Sành Yên Bái ...



3

1.3. GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.3.1 Giá trị dinh dƣỡng
Cam quýt là một trong các loại trái cao cấp được nhiều người ưa chuộng và
được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới.
Trong thành phần thịt trái có chứa 6 - 12% đường, chủ yếu là đường sacaroza.
Các loại acid hữu cơ chứa trong thịt quả là 0,4 - 1,2%, trong đó có nhiều loại acid
có hoạt tính sinh học cao. Trái cam quýt còn chứa các chất khoáng và dầu thơm.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dƣỡng của cam, quýt, chanh, bƣởi (tính trên 100g ăn đƣợc)
(Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994)

Thành phần

Cam

Chanh

Quýt

Bƣởi

Nước (%)

87,5

87,5

88,5


83,4

Tro (%)

0,5

0,5

0,6

0,4

Carbohydrat (%)

0,5

0,3

0,4

0,5

Xơ (%)

8,4

3,6

8,6


15,3

Năng lượng (ca-lo)

1,4

1,3

0,8

0,7

Tro (g)

43

18

43

59

Muối Ca (mg)

34

40

35


30

Muối P (g)

23

22

17

19

Muối Fe (g)

0,4

0,6

0,4

0,7

Vitamin A (mg)

0,3

0,3

0,6


0,02

Vitamin B1 (mg)

0,08

0,04

0,08

0,05

Vitamin B2 (mg)

0,03

0,01

0,03

0,01

Vitamin PP (mg)

0,2

0,01

0,02


0,1

Vitamin C (mg)

48

40

55

42

1.3.2 Giá trị sử dụng
Trái cam quýt dược dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến nước giải khát, chưng
cất tinh dầu và làm thuốc chữa bệnh. Tinh dầu được chiếc xuất từ vỏ, trái, lá, hoa
được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Ở nước ta, từ
xa xưa nhân dân dã dùng lá, hoa, trái của các loài cây có múi để phòng và chữa
bệnh trong đông y.


4

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM SÀNH
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng
trong đó có các loại cây có múi, đặc biệt là các loại cam quýt. Cam quýt được trồng
phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước. Theo tổng cục thống kê tính
đến năm 2010 diện tích trồng cam quýt trên cả nước là 75,6 nghìn ha với sản lượng
729,4 nghìn tấn.
Theo Trần Thế Tục (1998), các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh… có các điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh

sáng ở những vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử
trồng cam quýt ở ĐBSCL có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm
trồng trọt và chăm sóc loại cây có múi này. Cam quýt được trồng chủ yếu trên các
vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có
nước ngọt quanh năm. Nơi đây rất đa dạng về giống cam như: Cam Sành, cam
Mật…
Cam Sành ở các tỉnh ĐBSCL, tuy có mẫu mã không đẹp, nhưng hương vị
tuyệt hảo chất lượng đứng hàng đầu trong các loại cam quýt. Các tỉnh phía Nam cần
mở rộng diện tích trồng quýt Đường và cam Sành để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của nhân dân và cung cấp cho các tỉnh phía Bắc trong tháng 7, 8, 9 vào mùa
nóng là những tháng ở miền Bắc sản lượng cam quýt ít (Đường Hồng Dật, 2001).
1.5. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.5.1 Rễ
Rễ cam Sành thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Do đó cam Sành không ưa trồng
sâu và dày đặc ở tầng mặt, không phát triển được ở những nơi có mực nước ngầm
cao. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất.
Khi rễ hoạt động mạnh thì thân và cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Rễ cam
thường mọc cạn, đa số hút chất dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt, sự hoạt động
của rễ thường kéo dài ngay khi các cành mọc rộ. Do đó việc bón phân đầy đủ vào
giai đoạn cành phát triển có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây (Trần Thế
Tục và ctv., 1998).
Rễ cam phần lớn phân bố ở tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút tập trung ở tầng sâu 10
- 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau khi trồng. Rễ cam tái sinh
kém và suy giảm dần sau thời kỳ cực thịnh vào năm thứ 7 - 8. Rễ mọc ra từ hạt
thường khỏe, mọc sâu nếu đất tơi xốp, thoát nước tốt và có đủ oxy rễ có thể mọc
sâu trên 4 m, nhưng có ít rễ phụ và sự phân bố trên diện tích hẹp. Trái lại, rễ mọc từ
cây chiết hay cành giâm sẽ ăn cạn hơn, phân bố trên diện tích rộng, có nhiều rễ hút
nên ít bị ảnh hưởng bởi thủy cấp (Trần Thế Tục và ctv., 1998).



5

1.5.2 Sự phát triển của thân và cành
Cam Sành thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Cam sẽ ít có thân chính nếu
để cây phát triển tự do, cây trưởng thành có 4 - 6 thân chính. Cành sinh trưởng
khỏe, phân cành hướng ngọn. Cành mập và thưa, có thể có gai hoặc không có gai.
Khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh
sinh trưởng sẽ mọc ra. Trong một năm cây có thể cho 3 - 4 đợt cành. Hình thái tán
cây cam rất đa dạng: có loại tán rộng, tán thưa, phân cành hướng ngọn, tán hình
tròn… Bên cạnh đó tùy theo chức năng và đặc tính của từng loại cành mà phân
thành: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt (Đường Hồng
Dật,2001).
1.5.3 Lá
Cam Sành có lá to, dày, màu xanh đậm có phản quang, eo lá to. Lá có răng
cưa trên mép, răng cưa thưa và nông. Lá cam gồm phiến lá và cánh lá, có hình dạng
rất khác nhau. Phiến lá hơi cong lại, túi tinh dầu nổi rõ. Một cây cam khỏe mạnh có
thể có 150.000 - 200.000 lá với tổng diện tích lá khoảng 200 m2. Trên lá khí khổng
tập trung nhiều nhất ở mặt lưng, số lượng thay đổi tùy giống. Đặc biệt lá cam có
chứa túi tinh dầu, hiện diện ở lớp mô giậu(Trần Thế Tục và ctv., 1998).
1.5.4 Hoa
Hoa cam thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc ra từ nách lá có dạng hình thuẩn
tròn, đỉnh hơi to hơn về phía dưới, đường kính rộng từ 2,5 - 4 cm, có mùi thơm.
Hoa cam thường là hoa lưỡng tính. Đài hoa có 4 - 8 cánh, màu trắng, dính liền vào
nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao hơn đầu
nướm nhụy. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có 8 - 15 ngăn dính liền nhau tại một
trục ở giữa trái. Hầu hết cam Sành đều tự thụ hoặc cũng có thể thụ phấn chéo
(Đường Hồng Dật, 2001).
1.5.5 Trái
Trái cam Sành gồm có ba phần: ngoại, trung và nội quả bì. Trái có hình cầu
hơi dẹp. Vỏ trái dày có màu vàng đến xanh hơi vàng khi chín, bề mặt trái sần sùi,

thô không hấp dẫn nhưng màu sắc vỏ trái và thịt trái lại rất đẹp. Trái có trọng lượng
trung bình 270 g có số múi từ 12 - 13 múi/trái, múi có thể có hạt hoặc không. Thịt
trái có hương thơm, vị rất ngon, không thua bất cứ giống quýt nào trên thế giới.
Năng suất trái thường trên 30 kg/cây/năm (cây 5 năm tuổi). Thời kỳ chín của trái
biến động từ 9 - 10 tháng kể từ khi thụ phấn (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
1.5.6 Hạt
Cam Sành là cây có hạt đa phôi. Phôi hữu tính hình thành từ giao tử do sự thụ
tinh của tế bào trứng. Khi gieo một hạt thường tạo ra 2 - 4 cây, trong đó có một cây


6

mọc từ phôi hữu tính, còn lại là các cây phôi tâm. Các phôi tâm về cơ bản mang các
đặc điểm tính trạng của cây mẹ. Ở cam sự thụ phấn cần thiết cho sự phát triển của
phôi vô tính (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.6 YÊU CẦU VỀ SINH THÁI
1.6.1 Khí hậu
1.6.1.1 Nhiệt độ
Do cam quýt là loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới nên nhiệt độ có ảnh hưởng
quan trọng đến sự phát triển cũng như phẩm chất trái. Thông thường nhiệt độ cao
trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng tồn trữ kém, màu sắc trái không đẹp.
Phần lớn các loài cây có múi sinh trưởng trong phạm vi 12o - 39o. Cam sinh trưởng
tốt ở 23o - 29o. Nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của
loài cây có múi này như: ra lộc, sinh cành mới, hoạt động của bộ rễ... Ở nhiệt độ
thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn, trái khi chín có vị ngon, màu vàng cam rất
đẹp. Vùng ĐBSCL có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ
trái có màu xanh. Tuy nhiên, màu sắc của vỏ trái khi chín còn phụ thuộc vào giống
cây trồng (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
1.6.1.2 Vũ lượng và ẩm độ không khí
Cây cam Sành là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, yêu cầu cao đối với nước ở

các thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm hoa và trái phát triển. Cam Sành rất cần nước
từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Cam Sành rất sợ úng, vào mùa mưa đất
bão hòa nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động rất kém, nhiều rễ bị chết, thối làm
cho lá và trái non rụng nhiều. Vũ lượng hằng năm cho cây có múi ít nhất là 900
mm, trong trường hợp không tưới. Lượng mưa thích hợp cho cây cam Sành là 2.000
mm và phân bố đều trong năm. Nhìn chung, thích hợp cho cây có múi là khi lượng
nước tự do trong đất là 1%, độ ẩm đất ở mức 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng. Độ
ẩm không khí thích hợp là 75 - 80%. Ở nước ta, các vùng đều có lượng mưa đủ cho
cây có múi phát triển, nhưng lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm.
Vì vậy, đảm bảo một chế độ nước hợp lý đáp ứng các yêu cầu của cây ở từng giai
đoạn phát triển là một trong những biện pháp thâm canh rất có hiệu quả (Trần Thế
Tục và ctv., 1998).
1.6.1.3 Gió
Gió nhẹ khoảng 5 km/giờ có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong mùa hè
làm không khí được luân chuyển, cây được thoáng mát giảm sâu bệnh. Ngoài ra,
khi có lượng gió thích hợp sẽ giúp điều hòa nhiệt độ, các thành phần khí như hơi
nước, CO2 được trộn đều có lợi cho hoạt động của bộ lá... Gió to nguy hiểm nhất là
gió bão, lá có thể đứt đi, trái to cọ sát vào nhau gây thương tích, tạo cữa ngõ cho sâu
bệnh xâm nhập. Khi thiết kế vườn cũng cần lưu ý tới hướng gió (như hướng gió Tây


7

Nam) để bố trí cây trồng chắn gió, giúp điều hòa được không khí trong vườn, giảm
đổ ngã, cây thụ phấn tốt hơn trong mùa trổ hoa (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2011).
1.6.1.4 Ánh sáng
Cây có múi nói chung không thích ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng khá
cao sẽ gây mất nhiều nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn. Thích hợp cho
sinh trưởng và phát triển của cam Sành là ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000

lux, tương ứng với 0,6 cal/cm2 tương tự với loại ánh sáng vào lúc 8 giờ và 16 - 17
giờ hàng ngày của những ngày quang mây mùa hè. Do đó việc trồng xen cây tạo
bóng râm sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Có thể tạo điều kiện ánh sáng vừa phải
cho cam Sành bằng việc trồng dày hợp lí, như trồng dày trên hàng nhưng trồng thưa
giữa các hàng và bố trí liếp theo hướng đông tây để tránh ánh sáng trực xạ (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.6.2 Đất
Ở ĐBSCL, một số nơi có lớp phèn nằm tiềm tàng dưới sâu, điều này rất có hại
cho cây thuộc họ cam quýt. Do vậy, nên chọn vùng phù sa ven sông lớn, thế đất
cao, vét mương bồi lên liếp, kết hợp có đê bao, đặt bọng có tấm chắn chủ động
được nước, tạo được tầng hữu dụng sâu trên 1 m, thoát nước tốt, tạo điều kiện cho
rễ cây phát triển tốt theo chiều sâu, rễ không bị thối vì úng và phèn. Thường vườn
trồng họ cam quýt cho năng suất cao đều có bộ rễ mọc sâu từ 1,2 - 1,5 m, thỉnh
thoảng cũng có bộ rễ sâu 4 m. Không có bộ rễ nào có thể mọc trong đất chứa đầy
nước. Vậy nên, đất trồng cam Sành phải sâu, tầng đất sét hay đá, nước không thấm
qua được phải sâu tối thiểu 1,5 m trở lên. pH thích hợp cho sinh trưởng của loại cây
có múi là từ pH = 5 đến pH = 8,5, lý tưởng nhất là pH = 6 - 7. Ở những loại đất có
pH < 5, người ta thường bón vôi để nâng pH lên (Đường Hồng Dật, 2001).
1.6.3 Nƣớc
Nước tưới rất cần thiết cho cây trong thời kỳ ra hoa và phát triển trái, tuy
nhiên cây có múi rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong (2011), ở vùng đất thấp, mực thủy cấp cao nếu không được thoát nước
kịp thời trong mùa mưa sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng úa và cây chết. Để hạn chế
tình trạng trên cần phải đào mương lên liếp và làm bờ bao điều tiết nước khi trồng,
đồng thời phải có biện pháp bồi liếp, nâng dần độ cao, bón nhiều phân hữu cơ…
giúp rễ hoạt động tốt hơn. Thường nông dân ít tưới cho cây trong mùa khô mà chỉ
cung cấp khi nào muốn cây ra hoa tập trung, điều này có ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của cây, nhất là ở những vùng đất cao. Do đó cần có biện pháp giữ ẩm ở mặt
liếp để hạn chế bớt tác hại của sự thiếu nước và sự mọc sâu dần tìm nước.



8

1.7 KỸ THUẬT CANH TÁC
1.7.1 Chuẩn bị đất trồng
Ở ĐBSCL, các vườn cam quýt thường được xây dựng trên đất phù sa ven
sông, nơi đây cây trồng phát triển tốt và đa số vùng này có nước ngọt quanh
năm,nhưng phần lớn có thể bị ngập nước hàng năm vào tháng 9 - 10 dương lịch.
Mặt khác đất có mực thủy cấp cao, do đó khi lập vườn phải đào mương lên liếp để
nâng cao độ dày tầng canh tác, hạ thấp tàng phèn, hạ mực thủy cấp trong đất, tránh
ngập trong mùa mưa. Mương vườn dùng để dẫn nước tưới, rửa phèn, vận chuyển
khi chăm sóc, thu hoạch và nuôi thủy sản... Đối với những địa hình đặc thù khác
như vùng đồi núi của tỉnh An Giang thì việc thiết kế có khác là không phải đào
mương lên liếp nhưng cần phải có biện pháp chống xói mòn đất. (Nguyễn Bảo Vệ
và Lê Thanh Phong, 2011).
1.7.2 Hệ thống mƣơng liếp
Tùy theo địa hình mà ta quyết định kích thước mương liếp trồng cam quýt cho
phù hợp. Thiết kế mặt liếp rộng từ 6 - 8 m (trung bình 7 m) thích hợp cho cách bố
trí trồng 2 hàng, nếu chiều rộng mặt liếp quá hẹp, hạn chế sự phát triển bộ rễ cam,
còn liếp quá rộng dễ bị úng nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa nắng.
Trường hợp đất thoát nước kém cần làm mương phèn theo chiều ngang của liếp
(rộng 30 - 50 cm, sâu 30 - 50 cm) để tiêu nước nhanh hơn. Chiều cao liếp tùy thuộc
vào địa hình của đất cao hay thấp, điều chú ý nên đảm bảo mặt liếp cách mực nước
cao trong năm từ 30 cm trở lên, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bộ rễ phát
triển, hạn chế mực thủy cấp cao trong điều kiện ở ĐBSCL.
Kích thước mương thay đổi theo kích thước liếp, độ cao của đất, thường rộng
trung bình khoảng 1/2 chiều rộng liếp (3 - 4 m), sâu khoảng 1 - 1,2 m. Khi đào
mương không được đưa phèn hay tầng sinh phèn lên lớp đất mặt liếp (Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.7.3 Trồng cây chắn gió

Trồng cây chắn gió cho vườn cam Sành có tác dụng giảm thiệt hại do gió lớn
và ngăn chặn bớt sự lây lan của côn trùng, nấm bệnh từ nơi khác xâm nhập vào
vườn, đặc biệt là những loài mang siêu vi trùng nguy hiểm như: rầy chổng cánh, rầy
mềm (Nguyễn Danh Vàn, 2007). Tuy nhiên cây chắn gió được trồng phải thích nghi
với khí hậu của địa phương, cành lá dai chắc, sinh trưởng khỏe, tán dầy ít làm ảnh
hưởng với cây trồng chính, các loại cây thường được được dùng làm cây chắn gió
gồm có: tràm, so đũa, chuối, bạch đàn… Nên trồng ổi xen trong vườn cam theo tỉ lệ
1/1 (1 hàng ổi xen 1 hàng cam Sành) với mật độ thưa hơn cách trồng truyền thống
(100 - 120 cây cam + 100 - 120 cây ổi trong 1.000 m2), Ổi trồng trước cam Sành 6
tháng nhằm xua đuổi rầy chổng cánh ngay khi cây cam mới được trồng.


9

1.7.4 Xây dựng bờ bao, cống bọng
Do điều kiện nước ta dễ bị ngập úng và thường thiếu nước trong mùa nắng nên
việc xây dựng bờ bao quanh vườn rất quan trọng, mặt bờ bao thường rộng để kết
hợp trồng cây chắn gió, chiều cao bờ bao được tính theo mức đỉnh lũ cao nhất trong
năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Tùy theo diện tích vườn mà ta bố
trí một hay nhiều cống chính, kích thước và đường kính cống thường tùy thuộc vào
mục đích sử dụng, điều tiết lượng nước trong vườn. Ngoài ra, trong vườn cần đặt
thêm những bọng nhỏ để dễ điều chỉnh nước trong các mương vườn mương chính
dẫn ra cống đầu mối.
1.7.5 Mô hình xen canh
Có thể kết hợp trồng và nuôi xen trong vườn theo mô hình vườn ao chuồng
(VAC) hoặc mô hình vườn ao chuồng bioga (VACB) sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh
tế cao và tăng thêm nguồn thu nhập cho nhà vườn, đồng thời để đa dạng hóa sản
phẩm nhà vườn có thể trồng xen cây cam sành với các loại cây ngắn ngày như: đậu
xanh, bầu bí dưa, dưa hấu… Với tiêu chí “lấy ngắn nuôi dài” hoặc có thể kết hợp
với việc nuôi ong trong vườn giữa các tán cây để tăng cường thụ phấn cho hoa.

1.7.6 Chọn giống và cách nhân giống
1.7.6.1 Chọn giống
Theo Đường Hồng Dật (2001), để có được giống cây có múi tốt, phải đáp
ứng được các yêu cầu của sản xuất cũng như thỏa mãn các đòi hỏi của thị trường.
Công việc chọn giống cũng được tiến hành đồng thời với các giống cây cành ghép
cũng như giống cây gốc ghép.
Giống để lấy cành (mắt) ghép phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thọ cao,
sai trái và ra trái thường xuyên, không có hiện tượng ra trái cách năm. Kích thước
tán nhỏ, gọn, cây thấp, cành vững chắc, năng suất trên một đơn vị thể tích tán cây
cao, tạo điều kiện tiết kiệm lao động chăm sóc và thu hoạch. Kích thước, hình thái
bên ngoài, màu sắc của trái phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Cây phải có khả
năng chống chịu với nhiều loại sâu bệnh hại, vì đây là một đặc tính rất quan trọng
đối với nghề trồng cây có múi ở nước ta.
Đối với giống cây gốc ghép thì hạt phải đa phôi, có sức hòa hợp cao với các
giống cành ghép, cây gốc ghép có thể thích nghi với nhiều loại đất, chống chịu được
nhiều loại sâu bệnh hại, chịu được hạn và chịu đươc gió bão,… Việc chọn giống
bằng cành ghép sẽ nhanh cho ra trái, năng suất cao, phẩm chất tốt, tán cây nhỏ...
Với những đặc điểm này sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.


×