Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐIỀU TRA KỸTHUẬT CANH tác và KHẢO sát PHẨM CHẤT TRÁI của một số GIỐNG đu đủ(carica papaya l ) tại HUYỆN PHONG điền THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.01 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
XW

ĐỖ THÁI NGUYÊN

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO
SÁT PHẨM CHẤT TRÁI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
XW

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT
PHẨM CHẤT TRÁI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN


THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thái Nguyên
MSSV: 3077302
Lớp: TT0719A2

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU

Cần Thơ - 2010


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học với ñề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO
SÁT PHẨM CHẤT TRÁI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Do sinh viên Đỗ Thái Nguyên thực hiện
Kính trình lên Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Văn Hâu

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

-----------------------------------------------------------------------------------------------Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông học với ñề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO
SÁT PHẨM CHẤT TRÁI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Do sinh viên Đỗ Thái Nguyên thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
Ý kiến của Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp ñươc Hội ñồng ñánh giá ở mức.........................................................
DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch hội ñồng

iii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Đỗ Thái Nguyên

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Đỗ Thái Nguyên

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 21/07/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang
Họ và tên cha: Đỗ Hữu Nhãn

Sinh năm: 1969

Họ và tên mẹ: Đào Thị Út


Sinh năm: 1970

Quê quán: Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang
Quá trình học tập:
+ Tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 2007 tại Trường Phổ thông Thạnh Mỹ
Tây.
+ 2007 - 2011: sinh viên ngành Nông học khóa 33, khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Người khai

Đỗ Thái Nguyên

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ ñã suốt cuộc ñời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến
Thầy Trần Văn Hâu ñã tận tình hướng dẫn, truyền ñạt những kiến thức quý báu
giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Thầy Nguyễn Phước Đằng ñã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành tốt khóa học.
Chân thành cám ơn
Quý thầy cô và các anh chị cán bộ khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
ñã hết lòng dạy dỗ cho chúng em trong quá trình hoc tập tại trường.
Anh Tính, anh Quốc, anh Ngọc, chị Thủy ñã hướng dẫn em trong quá trình làm
luận văn.

Các bạn Dự, Sến, Phơ Lin, Mạnh ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực
hiện ñề tài này.
Thân ái gửi về
Các bạn sinh viên lớp Nông học 1 và Nông học 2 K33 lời chúc sức khỏe và
thành ñạt trong tương lai.

vi


TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát phẩm chất trái của một số giống
ñu ñủ (Carica papaya L.) tại huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ” nhằm mục ñích
ñánh giá kỹ thuật canh tác ñu ñủ của nông hộ trong vùng và tìm ra giống có phẩm chất
trái tốt làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển giống ñu ñủ tại ñịa phương. Đề tài
ñược thực hiện từ tháng 8/2009 ñến tháng 6/2010 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ. Điều tra ngẫu nhiên 35 hộ nông dân với diện tích từ 500 m2 trở lên, mỗi hộ thu 3
trái ñu ñủ chín ngẫu nhiên ñể phân tích chỉ tiêu phẩm chất trái. Kết quả cho thấy diện
tích trồng ñu ñủ còn nhỏ lẻ manh mún, chủ yếu là xen canh. Chiều rộng mương là 2,6

± 1,1 m. Chiều rộng liếp là 4,6

± 1,7 m. Có 60% số hộ là tự ñể giống. Có 3 giống ñu

ñủ ñược trồng phổ biến là giống Đài Loan (65,7%), giống Mã Lai (31,4%) và giống
Hồng Phi (2,9%). Giống Hồng Phi và giống Đài Loan có ñộ Brix khá cao (11,2% và
11,1%), màu sắc vỏ trái giống Hồng Phi tương ñối vàng và sáng (L*:150; b*:48,4), màu
sắc thịt trái giống Đài Loan sáng và ñỏ ñậm (L*:135,2; a*/b*>1). Phân chuồng ít ñược
nhà vườn sử dụng. Lượng phân ñạm (N) là 365,3 g/cây/năm và lượng phân lân (P2O5)
là 341,9 g/cây/năm khá phù hợp trong khi lượng phân kali (K2O) tương ñối thấp (208,6
g/cây/năm). Tỷ lệ giữa N: P2O5: K2O cũng không cân ñối 1,8: 1,2: 1, lượng ñạm sử

dụng là tương ñối nhiều so với kali. Có 68,6% số hộ bón phân ñịnh kỳ 15 ngày/1 lần và
31,4% là bón 1 tháng/1 lần. Hình thức bón chủ yếu là rải. Có 77% số vườn xuất hiện
rệp sáp và 71% xuất hiện nhện ñỏ. Bệnh khảm xuất hiện ở 100% số vườn ñiều tra.
Năng suất còn thấp 34,1

± 8,57 tấn/ha.

vii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................v
CẢM TẠ ................................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC........................................................................................................... vii
MỤC LỤC............................................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................. xii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................2
1.1 Vị trí huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................................2
1.2 Nguồn gốc phân bố cây ñu ñủ............................................................................2
1.3 Giá trị sử dụng của cây ñu ñủ..............................................................................3
1.4 Các giống ñu ñủ phổ biến ở nước ta ...................................................................4
1.5 Đặc ñiểm chung của ñu ñủ ..................................................................................5
1.6 Đặc ñiểm thực vật của ñu ñủ...............................................................................5
1.6.1 Rễ..........................................................................................................5
1.6.2 Thân ......................................................................................................6
1.6.3 Lá...........................................................................................................6
1.6.4 Hoa ........................................................................................................6
1.6.5 Trái và hột ñu ñủ ...................................................................................7

1.6.6 Giới tính cây ñu ñủ................................................................................7
1.7 Nhu cầu sinh thái của cây ñu ñủ .........................................................................8
1.7.1 Nhiệt ñộ.................................................................................................8
1.7.2 Ánh sáng ...............................................................................................8
1.7.3 Nước......................................................................................................9
1.7.4 Đất ñai ...................................................................................................9
1.7.5 Gió và bão ...........................................................................................10

viii


1.8 Kỹ thuật trồng ñu ñủ .........................................................................................11
1.8.1 Chuẩn bị cây giống .............................................................................11
1.8.2 Chọn cây giống khi trồng....................................................................11
1.8.3 Chuẩn bị ñất trồng...............................................................................11
1.8.4 Trồng...................................................................................................12
1.8.5 Bón phân .............................................................................................12
1.8.6 Chăm sóc.............................................................................................13
1.8.6.1 Tưới nước giữ ẩm....................................................................13
1.8.6.2 Quản lý cỏ dại .........................................................................14
1.8.6.3 Tỉa hoa, tỉa quả .......................................................................14
1.8.6.4 Thụ phấn bổ sung....................................................................14
1.8.7 Phòng trừ sâu bệnh..............................................................................14
1.8.7.1 Nhện ñỏ (Techanychus sp.).....................................................14
1.8.7.2 Rệp sáp phấn (Pseudococus spp.)...........................................15
1.8.7.3 Tuyến trùng hại rễ ñu ñủ.........................................................15
1.8.7.4 Bệnh do virut ..........................................................................15
1.8.7.5 Bệnh do nấm và vi khuẩn .......................................................16
1.9 Thu hoạch và bảo quản .....................................................................................17
1.9.1 Thu hoạch............................................................................................17

1.9.2 Bảo quản .............................................................................................17
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP .............................................18
2.1 PHƯƠNG TIỆN................................................................................................18
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm ñiều tra ............................................................18
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................19
2.2.1 Phương pháp và nội dung ñiều tra .....................................................19
2.2.1.1 Phương pháp ñiều tra ............................................................19

ix


2.2.1.2 Nội dung ñiều tra ..................................................................19
2.2.2 Phương pháp khảo sát chỉ tiêu về phẩm chất trái ...............................19
2.2.3 Phân tích số liệu ..................................................................................21
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................22
3.1 Điều tra kỹ thuật canh tác ñu ñủ tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ...22
3.1.1 Diện tích canh tác...............................................................................22
3.1.2 Xây dựng vườn...................................................................................22
3.1.2.1 Mương, liếp..........................................................................22
3.1.2.2 Kỹ thuật thiết kế mô.............................................................23
3.1.3 Kỹ thuật canh tác ................................................................................24
3.1.3.1 Mô hình canh tác..................................................................24
3.1.3.2 Mật ñộ ..................................................................................25
3.1.3.3 Cây giống .............................................................................25
3.1.4 Kỹ thuật bón phân ...............................................................................27
3.1.4.1 Phân chuồng .........................................................................27
3.1.4.2 Phân hóa học .......................................................................28
3.1.5 Cỏ dại ..................................................................................................29
3.1.7 Tưới nước............................................................................................29

3.1.8 Côn trùng, bệnh gây hại và biện pháp phòng trừ ................................30
3.1.8 Năng suất và thu hoạch, tiêu thụ .........................................................31
3.1.9.1 Năng suất..............................................................................31
3.1.9.2 Thu hoạch và tiêu thụ...........................................................32
3.2 Khảo sát phẩm chất trái của một số giống ñu ñủ tại huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ ........................................................................................32
3.2.1 Kích thước trái ....................................................................................32
3.2.2 Trọng lượng và dày thịt trái ................................................................33
3.2.3 Độ Brix và ẩm ñộ ................................................................................33

x


3.2.4 Màu sắc vỏ trái ....................................................................................34
3.2.5 Màu sắc thịt trái...................................................................................35
CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................36
4.1 Kết luận .............................................................................................................36
4.2 Đề nghị ..............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38
PHỤ CHƯƠNG
Phụ chương 1
Phụ chương 2
Phụ chương 3

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Ba dạng hoa của ñu ñủ: (a) hoa ñực không có bầu noãn; (b)
hoa lưỡng tính có ñầy ñủ nhị và bầu noãn; (c) hoa cái không
có nhị

8

Hình 2.1

Bản ñồ ñịa bàn ñiều tra kỹ thuật canh tác ñu ñủ tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

18

Hình 2.2

Trái ñu ñủ chín “mỏ vịt” có thể thu hoạch

20

Hình 3.1

Tỷ lệ phần trăm số hộ trồng giống khác nhau ñược ñiều tra
tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ


27

Hình 3.2

Tỷ lệ phần trăm số hộ có xuất hiện các nhóm côn trùng gây
hại khác nhau trong vườn ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

30

Hình 3.3

Tỷ lệ phần trăm số hộ có xuất hiện các nhóm bệnh hại trong
vườn ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ

31

Hình 3.4

Màu sắc thịt trái ñu ñủ của ba giống ñược khảo sát tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

35

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Giá trị dinh dưỡng của trái ñu ñủ tính trên 100 g phần thịt
trái

3

Bảng 1.2

Bảng ñề nghị dinh dưỡng của ñất cho phát triển ñu ñủ
thương mại ở Nam Queensland

10

Bảng 3.1

Tỷ lệ phần trăm số hộ có diện tích canh tác ñu ñủ khác nhau
ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

22

Bảng 3.2

Kích thước mương, liếp trồng ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ


23

Bảng 3.3

Tỷ lệ (%) số hộ ñược ñiều tra về kỹ thuật thiết kế mô khi
trồng ñu ñủ tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

24

Bảng 3.4

Tỷ lệ phần trăm số hộ có mô hình canh tác ñu ñủ khác nhau
ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

25

Bảng 3.5

Tỷ lệ phần trăm số hộ có mật ñộ trồng cây khác nhau ñược
ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

25

Bảng 3.6

Tỷ lệ phần trăm số hộ có nguồn gốc giống ñem trồng khác
nhau ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ


26

Bảng 3.7

Tỷ lệ phần trăm số hộ có thời gian ương cây con khác nhau
ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

26

Bảng 3.8

Tỷ lệ phần trăm số hộ có và không có bón phân chuồng
ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

27

Bảng 3.9

Liều lượng phân hóa học bón cho ñu ñủ ở từng thời kỳ sinh
trưởng ñược ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ

28

xiii


Bảng 3.10

Tỷ lệ phần trăm số hộ có hình thức làm cỏ khác nhau ñược

ñiều tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

29

Bảng 3.11

Tỷ lệ phần trăm số hộ có năng suất trái khác nhau ñược ñiều
tra tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

31

Bảng 3.12

Kích thước trái của các giống ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

32

Bảng 3.13

Trọng lượng trái và dày thịt trái của các giống ñu ñủ tại
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

33

Bảng 3.14

Độ Brix và ẩm ñộ của các giống ñu ñủ ñược ñiều tra tại
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ


34

Bảng 3.15

Màu sắc vỏ trái của các giống ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

34

Bảng 3.16

Màu sắc thịt trái của các giống ñu ñủ ñược ñiều tra tại huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ

35

xiv


MỞ ĐẦU
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L. thuộc họ Caricaceae (Nguyễn Thị
Ngọc Ẩn, 2001). Đu đủ là cây ăn trái cho thu hoạch nhanh, đạt năng suất cao, chiếm ít
diện tích, thích hợp với nhiều loại đất. Có thể trồng xen, trồng gối đu đủ với các cây
trồng khác. Trong vườn cây ăn trái như xoài, nhãn, vải…khi cây chưa giao tán có thể
trồng xen đu đủ để có thu hoạch trong những năm đầu (Trần Thế Tục, 2002).
Ngày nay, đu đủ được trồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt
là những quốc gia nằm giữa vĩ độ 32oB và 32oN (Muthurishnan và Irulappan, 1985).
Đu đủ được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nó là một loại trái
cây phổ biến trong thị trường khu vực và xuất khẩu với số lượng đáng kể và đang tăng
nhanh (Rohani, 1994).

Ở Việt Nam, đu đủ được trồng từ Bắc đến Nam. Diện tích trồng đu đủ cả nước
ước khoảng 10.000 – 17.000 ha, với sản lượng khoảng 200 – 350 ngàn tấn quả (Trần
Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Ở miền Nam thì thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền
Giang là hai địa phương có diện tích trồng đu đủ nhiều nhất. Ở thành phố Cần Thơ thì
huyện Phong Điền là một trong những nơi trồng đu đủ đáng kể. Điều kiện tự nhiên ưu
đãi nên việc phát triển đu đủ tại đây gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, việc canh tác đu
đủ có rất nhiều yếu tố tác động cần phải được quan tâm, trong đó kỹ thuật canh tác và
giống là hai yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến việc sản xuất đu đủ thành công.
Vì vậy đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát phẩm chất trái của một số
giống đu đủ (Carica papaya L.) tại huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ” là một
yêu cầu cần thiết nhằm mục đích đánh giá kỹ thuật canh tác đu đủ của nông hộ trong
vùng và tìm ra giống có phẩm chất trái tốt làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển
giống đu đủ tại địa phương.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vị trí địa lý huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ rộng 11.948,24 ha với dân số là 102.699
người. Địa giới hành chính: Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng; Tây giáp
huyện Cờ Đỏ; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Các
đơn vị hành chính gồm có 6 xã và 1 thị trấn. Các đơn vị hành chính: xã Nhơn Ái, xã
Nhơn Nghĩa, xã Tân Thới, xã Giai Xuân, xã Mỹ Khánh, xã Trường Long, thị trấn
Phong Điền. Huyện có chợ nổi Phong Điền và khu du lịch Mỹ Khánh là hai địa điểm
nổi tiếng thu hút du khách. Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ
cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương mại - Dịch
vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tương lai của thành phố Cần
Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước phía Tây

thành phố. Huyện Phong Điền được coi như “lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ
()
1.2 Nguồn gốc phân bố cây đu đủ
Theo Storey (1976) thì nguồn gốc của đu đủ chưa được biết chắc chắn nhưng có
một số thỏa thuận giữa các nhà thực vật học cho rằng đu đủ có nguồn gốc từ các vùng
đất thấp ở phía đông Trung Mỹ, từ Mexico đến Nicaragua. Sự phát tán của cây đu đủ
diễn ra sớm và trên một khu vực địa lý rộng lớn nhờ sự phong phú của hạt trong trái và
khả năng tồn tại lâu dài của hạt. Hạt đu đủ khô có thể tồn tại nhiều năm đã được phát
tán đến vùng Caribbean và Đông Nam Á (Philippines) trong các cuộc thám hiểm của
người Tây Ban Nha vào thế kỉ 16, từ đó nó đươc tiếp tục phân phối đến Ấn Độ, các
nước Thái Bình Dương và châu Phi (Villegas, 1997).
Ngày nay, đu đủ được trồng ở khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên
thế giới và đã trở thành cây bản địa ở nhiều khu vực. Nhờ có những tiến bộ về công tác
giống, người ta đã tạo ra được giống đu đủ tương đối chịu lạnh để có thể trồng được ở
độ cao 600 – 1.000 m so với mặt biển trong vùng nhiệt đới. Trừ châu Âu ra, các châu
còn lại đều có trồng đu đủ (Nguyễn Hoàng Anh, 2009).

2


1.3 Giá trị sử dụng của cây đu đủ
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của trái đu đủ tính trên 100 g phần thịt trái
Dinh dưỡng

Úc

USDA – Mỹ

Nước (g)


89,3

88,83

123/29

163/39

Protein (g)

0,4

0,61

Chất béo (g)

0,1

0,14

Carbohydrate tổng số (g)

6,9

9,81

Chất xơ (g)

2,3


1,8

7

3

P (mg)

140

257

Ca (mg)

28

24

Mg (mg)

14

10

Sắt (mg)

0,5

0,1


Kẽm (mg)

0,3

0,07

Beta-carotene ( µg)

910

276

Thiamin (mg)

0,03

0,027

Riboflavin (mg)

0,03

0,032

Niacin (mg)

0,3

0,338


Vitamin C (mg)

60

61,8

Vitamin A (µg)

150

150

Năng lượng (kJ/kcal)

Na (mg)

(Nguồn: Australian Government Office of the Gene Technology, 2008)

Trái đu đủ là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tiêu hóa tốt. Đu đủ chứa hàm
lượng vitamin rất cao. Vì có chứa hàm lượng vitamin rất phong phú và dễ ăn nên đu đủ

3


đều được mọi người ưa thích. Người ta ăn đu đủ có thể mau hồi sức, mịn da, trẻ lâu và
cho sáng mắt (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005).
Theo Larson, 2009 (trích dẫn bởi Trần Thị Phương Thảo, 2009) thì có rất nhiều
hợp chất trong đu đủ, trong đó có papain và chymopapain có tác dụng phân giải protein
nêncó tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, papain còn được sử dụng trong ngành
công nghiệp sản xuất rượu bia. Tại Haiti đu đủ được dùng để chữa viêm khớp, thấp

khớp. Còn tại Mauritius, Mexico và Philippines thì người ta dùng đu đủ để trị hen
suyễn.
Cacpain (có nhiều trong lá đu đủ) có tác dụng như digitalin là một thuốc trợ tim.
Hạt đu đủ chứa myrosin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh dầu màu
diêm sinh hắc. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun, hạ nhiệt, lợi trung tiện. Trong rễ có
nhiều kali myronat, trong lá có nhiều myrosin. Rễ dùng trị sốt rét, tiêu đờm, giải độc.
Lá dùng tiêu đinh mụn (Võ Văn Chi, 2000).
1.4 Các giống đu đủ phổ biến ở nước ta
Trong những năm qua, Viện Cây ăn quả miền Nam đã thu thập nhiều giống đu
đủ trong nước và một số giống nhập nội từ Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ
(Hawaii). Các giống đu đủ địa phương được trồng phổ biến như đu đủ Đài Loan tím,
Hồng Kông Da Bông, đu đủ Vỏ Vàng,… Một số giống địa phương có phẩm chất ngon
và một số giống nhập nội được sử dụng làm nguồn gen trong công tác lai tạo như giống
Eksotika, Phillipines, HCAR 164, Sainampeung, Khakdum, Solo, đu đủ Cuống tím, đu
đủ Địa phương 3, Địa phương 4, Địa phương 5, giống lai đu đủ F1 được trồng khá phổ
biến (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009).
Tại phiên họp ngày 19/11/2010, Hội đồng KHCN (Bộ NN- PTNT) đã nghiệm
thu, đánh giá cao kết quả đề tài “Nghiên cứu, chọn tạo giống đu đủ phục vụ ăn tươi và
dùng cho chế biến công nghiệp” và đề nghị Bộ trưởng Bộ NN- PTNT ra quyết định
công nhận tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất thử 2 giống đu đủ mới VNĐĐ9 và
VNĐĐ10. Giống VNĐĐ9 là kết quả của tổ hợp lai giữa giống đu đủ Đài Loan quả dài
với giống đu đủ bản địa được thu thập từ tỉnh Sóc Trăng; giống VNĐĐ10 được lai giữa
giống đu đủ Trung Quốc quả dài với giống đu đủ bản địa của tỉnh Quảng Ninh. Đây là
2 giống tốt nhất trong số các tổ hợp lai triển vọng được đưa vào trồng thử nghiệm sản
xuất từ tháng 11/2009 đến nay tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội đều sinh
trưởng, phát triển tốt, tỏ ra thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu những nơi làm thí
nghiệm ( />
4



1.5 Đặc điểm chung của đu đủ
Đu đủ thuộc họ Đu đủ (Caricaceae) một họ rất gần với họ Lạc Tiên
(Passifloraceae) gồm 4 loài, trong đó có đu đủ (Carica papaya L.) (Vũ Công Hậu,
2000). Đu đủ là cây hai lá mầm, lưỡng tính hoặc đơn tính (có hoa đực, hoa cái hoặc
lưỡng tính trên cùng một cây), loài lưỡng bội với một bộ gen nhỏ của 372 Mbp/1C
(Arumuganathan và Earle, 1991) và chín cặp nhiễm sắc thể (Bennett và Leitch, 2005).
Theo Tôn Thất Trình (2000) thì có nhiều loài đu đủ khác cũng được trồng ở nhiều nơi
và cũng nên biết để lai tuyển chọn giống như:
-

C. candamarcensis Hook (đu đủ núi).

-

C. cundinamarcensis Linden.

-

C. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẻ).

-

C. chryso pelata Heilb.

- C. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, trái dài không
hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon).
-

C. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái).


-

C. cauliflora Jacq.

-

C. gracilis Sohms.

-

C. perythrocarpa Linden and André.

1.6 Đặc điểm thực vật của đu đủ
1.6.1 Rễ
Phân bố rất nông trên tầng đất 0 – 30 cm và rất rộng. Rễ nhỏ giòn dễ bị tổn
thương do cơ giới cũng như do úng ngập, hoặc khô hạn của đất. Trong đất rễ hoạt động
rất mạnh do vậy rất cần ôxy vì vậy chúng rất mẫn cảm khi đất chặt, bí hoặc ngập nước
(Trần Thế Tục và ctv., 1998). Cây đu đủ phát triển một hệ thống rễ chính và trong
nhiều trường hợp nó sẽ sớm bị teo và rễ phụ được tạo thành. Nghiên cứu được tiến
hành tại Brazil cho thấy cây 4 – 12 tháng tuổi tổng diện tích rễ tăng thêm 222%, có
76% (cây 4 tháng) và 68% (cây 12 tháng) số rễ tập trung ở khu vực xung quanh 30 cm
đầu tiên trong khi từ khu vực 30 cm đến 2,5 m thì hệ thống rễ khá đồng đều (Inforsato
và Carvalho, 1967). Ở Quảng Châu – Trung Quốc người ta thấy rễ đu đủ bắt đầu hoạt

5


động khi nhiệt độ đất đạt 17,90C và hoạt động yếu vào các tháng mùa đông (Trần Thế
Tục và Đoàn Thế Lư, 2002).
1.6.2 Thân

Thân đu đủ có thể đạt đường kính khoảng 30 cm tại gốc còn tại ngọn là khoảng
5 cm. Trong điều kiện tối ưu, cây có thể đạt 8 – 10 m chiều cao, nhưng trong sản xuất,
cây thường bị phá bỏ khi cây đạt đến đỉnh cao mà gây khó khăn cho thu hoạch.
(Villegas, 1997). Cây ít hoặc không phân nhánh có màu tối sẫm các đốt sít nhau và
được phân biệt bởi các vết cuống lá đã rụng. Thân cây có cấu tạo đặc biệt, phần trong
của thân là các mô mềm, xốp, giòn có nhiệm vụ dự trữ các chất dinh dưỡng (có thể sử
dụng làm thức ăn thay rau, chăn nuôi) khi cây còn sung sức và trở nên xốp rỗng khi
cây già yếu. Độ cứng của thân cây là do các mô mạch dẫn tạo thành lớp bó mạch bao
quanh và nếu lớp này bị tổn thương thì thân cây dễ bị gãy đổ. Trên thân có các mô
phân sinh bên có thể hình thành chồi nhưng phần lớn chúng ở trang thái ngủ (Trần Thế
Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Vì vậy, để tránh việc gió to làm đu đủ tróc gốc thì áp
dụng hai cách sau:
- Đóng nọc để thân cây nương vào đó vì thân đu đủ giòn, rễ đu đủ không bám
chặt vào đất, gió to làm ngã hàng loạt, nhất là khi có chùm quả to càng dễ ngã đổ hơn
nữa.
- Trồng chắn gió các loại cây phát triển nhanh và quả có giá trị kinh tế như
xoài, vú sữa… (Phan Kim Hồng Phúc và Nguyễn Văn A, 2000).
1.6.3 Lá
Lá có bản lá rộng và chia thùy với cuống dài 0,7 – 0,9 m. Số thùy lá biến đổi và
tăng dần theo vị trí lá trên thân và thường đạt số thùy lá ổn định khi cây đã đạt 8 – 9 lá
với số thùy biến động từ 7 – 9 thùy (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Lá rất mẫn
cảm với những điều kiện bất thường như sương muối, nhiệt độ thấp, úng hạn bằng các
phản ứng ra lá chậm, héo rũ, hoại tử phiến lá, rụng sớm…Số lá xanh trên cây nhiều hay
ít biểu hiện sự dinh dưỡng và tình trạng của cây do đó có ảnh hưởng rõ rệt đến năng
suất (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
1.6.4 Hoa
Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có thể xếp thành ba loại trên
phương diện giới tính: cây đực, cây cái và cây lưỡng tính. Vài cây đu đủ có thể trổ cả
ba loại hoa kể trên. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục, mọc từ nách lá thành những


6


chùm dài, nhiều nhánh (Tôn Thất Trình, 2000). Hoa cái to màu trắng mọc trên gié
ngắn, có 5 lá đài; hoa đực nuốm có nhiều tua, có 10 tiểu nhị (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001). Đáng chú ý là sự phân hóa và phát triển của các loài hoa không chỉ phụ thuộc
vào tính di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của cây, điều
kiện ngoại cảnh và tuổi của cây, vì vậy một số tác giả cho rằng có sự chuyển đổi giới
tinh ở các giống đu đủ (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002).
1.6.5 Trái và hột đu đủ
Trái có hình dạng thay đổi theo giống và ngay trong cùng một giống. Thời gian
trái chín từ khi hoa tàn kéo dài 3 – 4 tháng tùy thuộc vào mùa vụ. Đu đủ là loại trái thịt,
vỏ mỏng nên ít chịu vận chuyển (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
Dạng trái đu đủ thường tùy vào loại hoa đã thụ tinh:
và tròn.

Hình trứng hay hình cầu: do hoa cái phát triển mỏng cơm bọng ruột, trái lớn

- Hình thon dài: do hoa lưỡng tính tạo thành, dày cơm có nhiều hột. Loại trái
này thường dài từ 20 – 40 cm, đường kính từ 5 – 15 cm, trọng lượng từ 0,5 – 4 kg.
Trái đu đủ mang trung bình 300 – 500 hột. Trái đu đủ già sẽ có khoảng 60 –
70% hột sẽ mọc thành cây. Hột già có màu xám hoặc đen và thường chìm trong nước.
Bên ngoài hạt có lớp vỏ lụa mỏng, không thấm nước nên cần chà tróc bỏ trước khi
gieo. Hột đu đủ có chứa dầu. Trọng lương 1.000 hột khô nặng khoảng 20 g (Nguyễn
Thành Hối và ctv., 1999).
1.6.6 Giới tính cây đu đủ
Theo Nguyễn Thành Hối và ctv., (1999), dựa vào đặc điểm mang hoa, thông
thường có ba loại cây đu đủ:
- Đu đủ đực: cây chỉ mang toàn hoa đực trên phát hoa. Phát hoa có cuống dài
và phân nhánh. Trong sản xuất lớn, nên chừa trong vườn một số cây đực để cung cấp

phấn hoa, giúp tăng sự đậu trái trong vườn.
- Đu đủ cái: hầu như cây chỉ mang toàn hoa cái. Hoa cái ít có khả năng tạo
trái, chỉ cho một vài trái trên cây do bầu noãn tự phát triển, nhưng các trái này thường
nhỏ và không hột. Cây sẽ cho nhiều trái hơn khi hoa cái được nhận phấn từ các loại
hoa của cây khác bay tới.

7


- Đu đủ lưỡng tính: mang hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa đực có có cuống
ngắn và mọc xen kẽ với hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có nhị đực với bao phấn vàng
và hoạt động. vòi nhụy cái của hoa cao hơn nhị đực và sẵn sàng nhận phấn. Trong sản
xuất nên chọn những cây lưỡng tính để đạt năng suất và sản lượng trái cao vì hoa
lưỡng tính vừa có khả năng thụ phấn chéo vừa tự thụ phấn.

(b)

(a)

(c)

Hình 1.1 Ba dạng hoa của đu đủ: (a) hoa đực không có bầu noãn; (b) hoa lưỡng tính có
đầy đủ nhị và bầu noãn; (c) hoa cái không có nhị

1.7 Nhu cầu sinh thái của cây đu đủ
1.7.1 Nhiệt độ
Đu đủ rất ưa trời ấm áp, thích hợp từ 22 – 280C. Khi nhiệt độ dưới 00C làm cây
chết và hư hại nặng nề, khi trái chín mà nhiệt độ khí trời lạnh thì trái sẽ lạt (Nguyễn
Thị Ngọc Ẩn, 2001). Nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc có sương muối, bộ lá của cây bị tổn
hại, các bó mạch bị vỡ làm chảy nhựa và dẫn đế chết nếu lạnh kéo dài. Nhiệt độ -20C

được coi là nhiệt độ gây chết đối với cây. Khi nhiệt độ cao (> 440C) với cường độ
chiếu sang mạnh làm cây bị mất nước và gây héo lá. Ở vùng nhiệt đới gần xích đạo đu
đủ có thể trồng ở độ cao 600 – 1000 m so với mặt nước biển song với vùng Á nhiệt đới
đu đủ trồng ở nơi càng cao thì phẩm chất trái càng kém (Trần Thế Tục và Đoàn Thế
Lư, 2002).
1.7.2 Ánh sáng
Đu đủ là cây ưa sáng, vì vậy đu đủ trồng thuần là thích hợp, chỉ trồng xen khi
cây chính còn nhỏ. Không đầy đủ ánh sáng dẫn đến các đốt của thân vươn dài, cuống
lá nhỏ, phiến lá mỏng và dễ bị sâu bệnh phá hoại (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Cây đu

8


đủ dễ dàng vượt qua được cường độ chiếu sáng cao (30.000 – 50.000 Lux) khi có kèm
theo sự tăng nhiệt độ không khí nếu cây đầy đủ nước. Tuy nhiên, yêu cầu về chiếu sáng
của cây không như nhau trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung cây
đu đủ yêu cầu cường độ chiếu sáng không cao trong thời kỳ cây còn nhỏ và đặc biệt
trong giai đoạn vườn ươm, chúng có yêu cầu ánh sáng cao trong thời kỳ sinh trưởng
mạnh, ra hoa và làm quả (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Ngày dài hay ngắn
không tác động lớn đến cây đu đủ. Dù ở miền Nam hay miền Bắc, có sự khác nhau về
ngày dài ngắn, cây đu đủ có thể ra hoa đậu quả liên tục nếu đều kiện nhiệt, nước, dinh
dưỡng và thụ phấn tốt (Vũ Công Hậu, 2000).
1.7.3 Nước
Đu đủ là cây thân mềm, mọc nhanh nên cần nhiều nước, lượng mưa cần khoảng
1.300 – 2.000 mm trong năm nhưng phải phân phối đều. Nếu gặp lượng mưa tháng
dưới 100 mm và trời nắng nóng, nhiệt độ cao thì cần phải tưới (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001). Đu đủ là cây có yêu cầu nước cao do diện tích lá lớn song rất sợ úng, ngập làm
ngạt rễ. Do cấu trúc của lá và lớp bảo vệ cho lá, đu đủ kém chịu hạn. Khi đủ nước hoặc
được cung cấp nước kịp thời cây sinh trưởng liên tục và cho năng suất cao (Trần Thế
Tục và ctv., 1998).

1.7.4 Đất đai
Đu đủ không yêu cầu khắt khe về đất và có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau song đất đó phải thoáng, tiêu và thoát nước tốt, tầng canh tác dày và đủ các chất
dinh dưỡng đặc biệt là lân, kali. Đất có tầng dày 70 cm, hàm lượng khí trong đất đạt
4% và độ pH trong khoảng 6,5 – 7,0 được coi là thích hợp để trồng đu đủ (Trần Thế
Tục và Đoàn Thế Lư, 2002). Nếu bị ngập gốc trong một vài ngày thì cây sẽ ngã đổ và
bộ rễ sẽ bị thối khiến cây xụ lá, rồi vàng lá mà chết (Việt Chương, 1998).

9


Bảng 1.2 Bảng đề nghị dinh dưỡng của đất cho phát triển đu đủ thương mại ở Nam
Queensland
Chất dinh dưỡng

Khoảng tối ưu

Chất hữu cơ

> 2%

N (mg/kg)

> 40

S (mg/kg)

> 20

P (mg/kg)


> 30

K (meq/100 g)

> 0,6

Ca (meq/100 g)

> 3,0

Mg (meq/100 g)

> 1,0

Na (% so với cation trao đổi)

< 10%

Cl (mg/kg)

< 250

Cu (mg/kg)

0.3 – 10

Zn (mg/kg)

2 – 10


Mn (mg/kg)

4 – 45

Fe (mg/kg)

> 2,0

Bo (mg/kg)

1,0 – 2,0

(Nguồn: O’Hare, 1993)

1.7.5 Gió và bão
Do bộ rễ ăn nông và là thân thảo nên đu đủ rất kém chịu gió, bão nhất là thời kỳ
cây đang mang trái, tác hại của gió và bão càng lớn khi có mưa lớn kèm theo. Vì vậy
nên trồng nơi kín gió hoặc có hàng cây chắn gió. Gió mạnh đã làm lá cây bị rách tổn
hại đến sinh trưởng và phát triển của cây và trái, gió to làm đổ cây, gây xây xát thương
tích, làm chảy nhựa tạo cơ hội cho nấm bệnh phát triển. Để làm giảm tác hại của bão
cần phải chống đỡ cho cây bằng cọc tre, nứa hoặc phát, tỉa bớt lá và trái cho cây khi có
bão đổ bộ đến (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2002).

10


×