Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

HIỆU QUẢ của PHÂN đạm và PHÂN KALI lên NĂNG SUẤT và hàm LƯỢNG ĐƯỜNG của GIỐNG mía DLM 24 ở HUYỆN mỹ tú TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
---oOo---

LÊ CÔNG BẰNG

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI LÊN
NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG CỦA
GIỐNG
MÍA
24Tài
Ở HUYỆN
MỸ
Trung tâm Học
liệu ĐH
CầnDLM
Thơ @
liệu học tập
vàTÚ
nghiên cứu
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ, năm 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
---oOo---


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI LÊN
NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG CỦA
GIỐNG MÍA DLM 24 Ở HUYỆN MỸ TÚ
TỈNH SÓC TRĂNG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cán Bộ Hướng Dẫn
NGUYỄN MINH CHƠN

Sinh Viên Thực Hiện
LÊ CÔNG BẰNG
MSSV: 3042444
Lớp: NÔNG HỌC K30

Cần Thơ, năm 2008


MỞ ĐẦU

Hiện nay, diện tích trồng mía ở nước ta khoảng 285,1 nghìn ha. Trong đó Đồng
Bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 25% tổng diện tích. Hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu
Giang là hai tỉnh có diện tích trồng mía lớn trong vùng (theo tổng cục thống kê 2007).
Diện tích trồng mía trong vùng tuy khá lớn, nhưng hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật
vẫn chưa cao. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng,
cây mía được trồng chủ yếu ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng, hoặc bị phèn mặn hay
có những điều bất lợi về canh tác. Những khó khăn trong sản xuất và lợi nhuận thấp
của người trồng mía đòi hỏi phải có một giải pháp canh tác hiệu quả hơn để nâng cao
lợi nhuận.

Trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây mía thì
các yếu tố thuộc về tự nhiên khó có thể kiểm soát được. Yếu tố về giống được xem là
yếu tố quan trọng trong canh tác mía. Để phát huy tiềm năng năng suất của giống thì
kỹ thuật canh tác với công thức phân và chế độ bón phân thích hợp sẽ góp phần nâng

Trung
Họcmía.
liệu
ĐH
họcbiệttập
và phân
nghiên
cứu
cao tâm
năng suất
Việc
bónCần
phân Thơ
hợp lý@
choTài
cây liệu
mía, đặc
là bón
kali đầy
đủ
sẽ giúp cho cây mía không chỉ nâng cao năng suất mà còn tăng hàm lượng đường. Bón
phân hợp lý không chỉ giúp cho cây mía tăng năng suất, tăng hàm lượng đường mà còn
giảm chi phí đầu tư, đó là điều kiện thiết yếu để tăng lợi nhuận. Trên cơ sở đó, đề
tài “hiệu quả của phân đạm và phân kali lên năng suất và hàm lượng đường của giống
mía DLM 24 ở huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng” đã được thực hiện nhằm tìm ra một giải

pháp bón phân hợp lý để nâng cao năng suất, hàm lượng đường và đem lại hiệu quả
kinh tế tốt hơn cho người trồng mía.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY MÍA
Mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng Nhiệt
đới và Á nhiệt đới, là nguyên liệu của công nghiệp đường và ngành công nghiệp khác,
có giá trị sử dụng tổng hợp cao. Hơn 60% sản lượng đường trên thế giới được sản xuất
từ nguyên liệu là cây mía (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Qúy Mùi, 1997).
Mía là nguyên liệu duy nhất của ngành đường nước ta. Đường chẳng những cung
cấp năng lượng bổ sung cho cơ thể ngoài bữa ăn chính, mà đường còn là một loại thức
ăn ngon, hợp với khẩu vị của mọi người. Ngoài ra đường còn là nguyên liệu của ngành
công nghiệp khác… (Trần Văn Sỏi, 2001).
Mặc khác, đường lại là mặt hàng chế biến bằng công nghiệp hiện đại nên chất
lượng ổn định, cho nên có thể xuất khẩu ra bất cứ nước nào trong khu vực và trên thế
giới. Vì vậy người trồng mía có thể yêm tâm về thị trường tiêu thụ (Chu Thị Thơm,
Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ

Cây mía được phát hiện ở đảo New Guinea sau đó lan truyền đến các đảo ở Thái
Bình Dương, Ấn Độ và Trung Quốc… Ngày nay cây mía được trồng trên 70 nước, chủ
yếu ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập trung trong phạm vi từ vĩ độ 300 Nam đến 300
Bắc. Ở nước ta lịch sử trồng mía từ rất lâu đời, người Việt cổ xưa đã biết trồng mía từ
thời vua Hùng, cách đây 4000 năm. Thời Bắc thuộc nhân dân ta đã biết chế biến mía

thành đường, mật để dùng và biết làm “thạch mật” (đường phèn), (Lê Song Dự và
Nguyễn Thị Qúy Mùi, 1997).
1.3 PHÂN LOẠI
Mía thuộc ngành có hạt (Spermatophyta), lớp một lá mần (Monocotyledoneae),
họ hòa thảo (Gramineae), loài Sacharum, tên khoa học thường gọi cây mía là
Saccharum officnarum L… trên thế giới đã phát hiện khoảng trên 30 loài mía phần lớn
ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới trong loài Saccharum có 5 loại mía trồng trọt và mía
dại có tầm quan trọng (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Qúy Mùi, 1997).

2


1.3.1 Loài nhiệt đới
Thân to, lóng hình trụ hoặc hình chóp cụt, lá rộng thân màu xanh vàng, đỏ thẩm
hoặc tím. Tỉ lệ xơ thấp, tỉ lệ đường tương đối cao, không ra hoa hoặc trổ hoa ít. Tái
sinh mạnh, thích ứng với khí hậu nhiệt đới. Sức chống chịu với sâu bệnh kém, chống
hạn, chống rét yếu, cảm ứng với bệnh vằn lá, bệnh sọc đỏ, bệnh đỏ ruột, bệnh thối rễ,
bệnh chảy gôm và bệnh Sereh.
1.3.2 Loài Trung Quốc
Thân bé, lóng hình ống chỉ, phiến lá rủ, cây mọc khỏe, tính thích ứng cao, chín
sớm, nhiều xơ, hàm lượng đường trung bình. Chống bệnh Sereh, bệnh thối rễ, bệnh
chảy gôm. Cảm nhiễm bệnh đỏ ruột, bệnh than, bệnh sọc đỏ.
1.3.3 Loài Ấn Độ
Thân nhỏ, lóng hình trụ, màu xanh hoặc hơi vàng nhạt. Tỉ lệ xơ cao, tỉ lệ đường
trung bình, chín sớm, sức sống mạnh, đẻ khỏe, chịu hạnh tốt. Sức đề kháng chống sâu
bệnh khỏe. Chống bệnh Sereh, bệnh thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh sọc đỏ. Cảm nhiễm
bệnh than.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.4 Loài hoang dại thân nhỏ


Thân nhỏ, vỏ cứng, nhiều xơ, đường rất thấp. Tính thích ứng rất rộng, sức sinh
trưởng rất mạnh, đẻ khỏe. Chống bệnh Sereh, bệnh thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh vằn
lá. Cảm nhiễm bệnh sọc, bệnh than, bệnh đốm lá.
1.3.5 Loài hoang dại thân to
Cây cao, to trung bình, nhiều xơ, hàm lượng đường thấp. Tính thích ứng rộng, lá
rộng trung bình, sức sinh trưởng khỏe. Nhiễm bệnh nấm trắng, bệnh tối rễ (Chu Thị
Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2005).
1.4 ĐẶT ĐIỂM SINH LÝ
1.4.1 Khí hậu
Mía là cây nhiệt đới, ưa chuộng nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ, mưa nhiều. Trong
những điều kiện khí hậu thích hợp, về phương diện tổng sinh khối tạo ra cũng như sản
phẩm cuối cùng, mía là cây trồng có hiệu quả nhất.

3


- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây mía là 250 – 260.
Tuy nhiên trong từng giai đoạn sinh trưởng sẽ có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau. Mía
sinh trưởng chậm lại khi nhiệt độ thấp hơn 210 và ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 130,
dưới 50 cây bị hại (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Qúy Mùi, 1997).
- Ánh sáng
Cùng với nhiệt độ, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt đông sinh lý
của cây trông. Cây mía là cây trồng có bộ lá xanh lớn, khả năng tích lũy chất khô cao,
vì thế trong qua trình sinh trưởng và phát triển của cây mía cần cường độ ánh sáng
mạnh. Trong cả chu trình phát triển cây mía cần khoảng 2000 – 3000 giờ chiếu sáng,
tối thiểu cũng phải từ 1200 giờ trở lên (Nguyễn Huy Ước, 2001).
- Độ ẩm
Mặc dù cây trồng cạn nhưng mía rất cần nước. Trong thân cây mía chứa trên

70% khối lượng là nước. Do đó nước đối với đời sống cây mía là không thể thiếu
được. Trong thời kỳ mọc mầm và đẻ nhánh mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Nguyễn Huy Ước, 2001).
- Lượng mưa

Mía là cây trồng cần nhiều nước nhưng sợ úng nước. Mía yêu cầu lượng mưa
hữu hiệu trong năm là 1500 mm tức tổng lượng mưa phải từ 2000 mm – 2500 mm. Ở
giai đoạn sinh trưởng yêu cầu cao hơn giai đoạn chín. Để tạo 1 kg mía cần 86 – 210 lít
nước (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Qúy Mùi, 1997).
1.4.2 Đất đai
Cây mía thuộc cây không kén đất, có thể trồng trên các loại đất khác nhau như
đất thấp chua phèn, đất cao đất gò. Tuy nhiên, cần xác định đất đai là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía (Nguyễn Huy
Ước, 2001). Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) thì tiêu chẩn chọ đất
trồng mía tốt là: Đất có nguồn góc từ núi lửa hoặc phù sa mới. Đất thịt, thịt pha sét, kết
cấu tơi xốp, giữa nước tốt. Tầng đất dầy 0,7 – 0,8 m, dầy hơn càng tốt, thoát nước tốt.
Độ pH từ 5,5 – 8, hàm lượng chất hữu cơ dự trữ N và các nguyên tố khoáng dễ tan
tương đối cao, không nhiều muối độc, không thiếu vi lượng.
4


1.5 Nhu cầu về dinh dưỡng
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Qúy Mùi (1997) cây mía được cấu tạo bởi 99%
từ các nguyên tố C, H, O và 1% các yếu tố khoáng, Các nguyên tố khoáng tuy chiếm
một tỷ lệ rất thấp nhưng rất cần thiết cho cây mía. Mía là cây trồng có sinh khối lớn.
Một hecta mía trong vòng một năm có thể có khối lượng 70, 80 khi đến trên 100 tấn
mía cây, nên cây mía cần nhiều dinh dưỡng hơn các cây trồng khác.

Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng yêu cầu về dinh dưỡng đồi với cây mía cũng khác
nhau. Giai đoạn đầu sinh trưởng, thời kỳ mọc mầm cây mía non sống nhờ chất dinh
dưỡng chứa trong hom mía. Sang thời kỳ đẻ nhánh, bộ rễ thứ sinh phát triển cây mía
hút dinh dưỡng, nước từ đất và nhu cầu dần tăng lên. Thời kỳ mía giao lá, làm lóng
mía vươn cao là lúc cây cần nhiều dinh dưỡng. Đến giai đoạn mía chín tích lũy đường
cây vẫn cần chất dinh dưỡng (Nguyễn Huy Ước, 2001).
1.5.1 Nhu cầu đạm
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì đạm là thành phần cơ
bản của các protein. Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích

Trung
tâmtriển
Học
Cần
cứu
sự phát
củaliệu
bộ rễĐH
và việc
hút Thơ
các yếu@
tố Tài
dinh liệu
dưỡnghọc
kháctập
(Vũ và
Hữunghiên
Yêm, 1995).
Đạm (N) tuy chiếm khoảng 1% tổng lượng chất khô trong cây mía khi thành
thục, song nó giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất và chất lượng

đường. Đạm tham vào thành phần của các acid amin và các chất protein trong cây mía.
Phần lớn N chứa trong các tế bào sinh trưởng. Trong cây mía phần ngọn chứa nhiều N
hơn phần gốc. Phần lớn đạm ở các lá già có thể trở lại thân khi các lá ấy ngừng hoạt
động sinh lý. Hàm lượng đạm trong cây thường đạt tới mức tối đa khi cây được 1
tháng tuổi, sau đó giảm dầm (Trần Văn Sỏi, 2001).
Thiếu đạm cây mía có lá bị vàng, lá non nhỏ và ngắn, cây mọc yếu, đẻ nhánh
kém, sinh trưởng chậm, thân nhỏ và thấp, năng suất và phẩm chất thấp (Nguyễn Như
Hà, 2006). Theo Trần Văn Sỏi (2001) thì cây mía thiếu đạm cây mía sớm bước vào
giai đoạn tích lũy đường.
Khi cây mía được cung cấp thừa đạm hay không cân đối các yếu tố dinh dưỡng
khác, kết hợp với ẩm độ đầy đủ sẽ có ảnh hưởng xấu đến phẩm chất nước mía
(Nguyễn Như Hà, 2006).

5


Thừa đạm lá sẽ có màu xanh thẩm, cây yếu ớt, đễ đổ ngã, lóng dài, nhiễm sâu
bệnh năng, hàm lượng thấp, thậm chi thấp hơn so với thường lệ (Trần Văn Sỏi, 2001).
Theo Hoàng Văn Đức (1982) thì thừa đạm làm giảm phẩm chất nước mía do sucrose
chuyển thành glucose.
Đủ đạm cây mía sẽ đẻ nhánh nhiều, cây cao to, bộ lá có màu xanh tươi, lá to số lá
xanh tồn tại trên thân nhiều (Trần Văn Sỏi, 2001).
Nhu cầu đạm của cây mía tăng từ khi cây nẩy mầm, đạt cực đại vào thời kỳ vươn
lóng và giảm mạnh vào thời kỳ mía chín và trổ cờ (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.5.2 Nhu cầu lân
Lân giúp cho việc tạo thành protein có mặt trong nhân tế bào, gần phần như kiểm
soát phần lớn hoạt động tế bào. Lân một trong những chất cơ bản giúp cho sự phân
chia tế bào, giúp cho các bộ phận cây phát triển (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Trong cây mía lân tập trung ở những bộ phận hoạt động mạnh nhất. Lân có mặt
phần lớn ở trong các tổ chức tế bào sinh trưởng. Ở các bộ phận non, ở các tổ chức tế

bào đang hoạt động, thường hàm lượng lân cao hơn nhiều so với các tổ chức tế bào

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
già, những lá chứa nhiều lân, hoạt động quang hợp cao hơn những lá chứa ít lân (Trần
Văn Sỏi, 2001). Theo Trương Thị Nga (1993) thì lân có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự
đẻ nhánh và sự phát triển của bộ rễ. Lân còn có tác dụng chín sinh lý sớm, tăng khả
năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dung đạm cho cây mía nên có
tác dụng cải thiện chất lượng mía, rút ngắn thời gian cho thu hoạch mía cây và nâng
cao hiệu quả kinh tế (Nguyễn Như Hà, 2006).
Thiếu lân, cây mía giảm tốc độ tăng trưởng, giảm chiều dài và đường kính của
thân. Thiếu lân mía sẽ đẻ nhánh chậm, thậm chí sẽ không đẻ nhánh được, làm cho mật
độ mầm và cây hữu hiệu thấp. Bộ lá phát triển kém, đến giữ thời kỳ lóng mía vẫn
không khép tán, lá ngắn và bé lại. Đuôi lá chống khô, lá chống già và chết sớm. Ruộng
mía thiếu lân số lá xanh tồn tại trên từng cây ít hơn nhiều so với các ruộng đủ lân.
Thiếu lân bộ rễ phát triển kém và ngắn, không xuống sâu được, do đó kém khả năng
chịu hạn, mùa khô nhanh chống héo và sinh trưởng kém. Thiếu lân có ảnh hưởng đáng
kể đến thành phần hóa học trong cây mía, hàm lượng lân trong nước mía giảm, gây trở
ngại cho việc lắng trong nước mía khi chế biến đường (Trần Văn Sỏi, 2001).

6


Đủ lân sẽ phát huy được tác dụng và hiệu quả của đạm và kali, sẽ cho năng suất
cao, chất lượng tốt (hàm lượng đường cao). Lân chỉ có tác động gián tiếp chứ không
có tác động trực tiếp hàm lượng đường và tốc độ tích lũy đường (Trần Văn Sỏi, 2001).
1.5.3 Nhu cầu kali
Cây mía cần một lượng kali rất lớn, lớn hơn cả đạm và lân. Cây mía cần nhiều
kali, nhưng kali không phải là thành phần tham gia cấu trúc tế bào. Kali chỉ tham gia
vào thành phần các men, làm nhiệm xúc tác cho nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của

cây mía (Trần Văn Sỏi, 2001). Theo Daryl và Brown (1993), kali là một chất dinh
dưỡng quan trọng của cây trồng vì nó làm tăng tính chống chịu hạn của cây bởi sự
điều chỉnh đóng mở khí khổng trong lá. Là thành phần liên kết với độ cứng chắc của
cây, vì thế giảm đổ ngã. Kích hoạt hơn 60 enzyme ảnh hưởng sự trao đổi chất. Kích
hoạt quang hợp và biến đổi các đường thành tinh bột và cellulose. Giúp vận chuyển
trong cây, tăng tổng hợp protein, tinh bột, hàm lượng đường trong cây, cũng là thành
phần kháng lại bệnh của cây trồng.
Thiếu kali trên lá xuất hiện những vệt đỏ; thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá xuống
và từtâm
mépHọc
vào trong,
nhỏ,
yếu,@
dễ bị
sâuliệu
bệnh,học
năngtập
suấtvà
thấp
và chữ đường
Trung
liệu thân
ĐH cây
Cần
Thơ
Tài
nghiên
cứu
thấp, (Nguyễn Như Hà, 2006). Thiếu kali mía sẽ giảm sinh trưởng, đẻ nhánh ít hoặc
không đẻ nhánh được nếu thiếu nghiêm trọng thân mảnh khảnh và có thể khô cháy

(Humbert, P. Roger, 1968). Thiếu kali bộ rễ phát triển kém, kích thước của lá giảm
chịu hạn yếu… Giữa hai phần lá khô và tươi có một đường ranh giới màu vàng.
Những lá hơi bị già, bị rám thành những vết bẩn. Các lá già dưới cùng có màu vàng da
cam với nhiều chấm bẩn và sẽ khô trước tuổi (so với thông lệ), (Trần Văn Sỏi, 2001).
Bón thừa kali đất có thể giữ lại để phục vụ cho mùa sau, sự mất mát do rửa trôi
không đáng kể. Thiếu kaki dẫn đến sự tăng nồng độ axit amin tự do trong cây, tăng
nồng độ đạm hòa tan do sự phá vỡ protein (Trần Văn Sỏi, 2001).
Bón kali đầy đủ và cân đối với đạm và lân sẽ làm cho mía sinh trưởng mạnh, đẻ
nhánh nhiều, bộ rễ phát triển tốt, năng suất mía cây cao, tích lũy đường tốt và tích lũy
đường sớm hơn một ít so với thiếu kali. Phẩm chất nước mía tốt, độ thuần khiết cao,
dễ chế biến. Kali còn có tác dụng làm cứng các tổ chức tế bào, tăng hàm lượng
cellulose trong cây mía, tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh, gió bão… Kali giữ vai
trò quan trọng trong việc điều chỉnh các nhược điểm của sự thừa đạm. Các ảnh hưởng
7


sinh lý của việc thừa đạm tương tự như các biểu hiện của sự thiếu kali và ngược lại…
(Humbert, 1963).
1.5.4 Phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe, Mn, Cu, B, Zn,
Mo… Các nguyên tố hóa học này tham gia thành phần dinh dưỡng cây trồng với một
lượng rất nhỏ, đến mức người ta ít nghĩ đến vai trò và tác dụng của chúng, mặc dù trên
thực tế các chất vi lượng là những tác nhân quan trọng tham gia vào các quá trình sinh
lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Chất vi lượng bón mía
thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy có thể ở
dạng khô sử dụng để bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng
phun vào lá, (Nguyễn Huy Ước, 2001). Các nguyên tố vi lượng có khả năng ảnh
hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng, năng suất và chất lượng của cây mía gồm Zn,
B, Mn, Cu. Trong thực tế, hiện tượng thiếu Zn, Mn thường đi đôi với việc thiếu đạm.
Khi thiếu Zn, Mn hàm lượng N trong lá mía giảm (Nguyễn Như Hà, 2006).

1.5.5 Phân hữu cơ

Trung tâm
liệu
Thơ
@chuồng
Tài liệu
và nghiên
cứu
PhânHọc
hữu cơ
baoĐH
gồmCần
các lọai
phân
(trâu,học
bò, tập
heo, gà…),
phân rác
phế
thải chế biến, bùn lọc ở các nhà máy đường, phân xanh… Tác dụng của phân hữu cơ
là : một mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, mặt khác cải thiện đặc tính vật lý
của đất, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt, nhờ vậy cây hấp thụ dinh dưỡng
trong đất thuận lợi, cho năng suất mía cao hơn. Thông thường phân hữu cơ bón lót khi
trồng với lượng 10 – 20 tấn/ha (Nguyễn Huy Ước, 2001).
Để giữ lại dinh dưỡng cho đất, mía thu hoạch không nên đốt mà cần giữ lại cho
đất. Mía hấp thu 34% tổng lượng đạm được cung cấp. Hơn nữa, sự cố định đạm từ
chất hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong việc đền bù lại lượng đạm mất đi trong đất
(Shotaro và ctv, 2002).
Phân hữu cơ là loại phân có hiệu quả rất cao với mía. Tuy nhiên, để cung cấp một

lượng phân hữu cơ lớn cho các vùng mía tập trung là rất khó. Nên sử dụng bùn lọc của
các nhà máy để bón cho mía vì loại chất thải này rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là lân
và canxi. Ngoài ra, cũng có thể dùng là mía băm nhỏ để bón cho mía. Tuy phân hữu cơ
có hiệu lực cao, song phân khoáng vẫn giữ vai trò quyết định trong chế độ dinh dưỡng
của cây mía, trong đó đạm và kali là những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Tất
8


nhiên khi đã bón phân hữu cơ hoàn toàn có thể giảm lượng phân đạm và nhất là kali
trong cân đối phân bón (Nguyễn Văn Bộ, 2005).
1.5.6 Vôi
Không chỉ riêng đất trồng mía mà cả những cây trồng khác trồng trên đất có độ
pH thấp (đất chua) đều phải bón vôi (trừ loại cây trồng thích hợp với đất chua)
(Nguyễn Huy Ước, 2001).
Theo Trần Thùy (1996) thì tác dụng chính của vôi là khử chua, làm tăng độ pH
trong đất, giúp cho mía hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Mặt khác vôi còn có tác dụng
cải thiện đặc tính vật lý của đất, làm cho các hoạt động của vi sinh vật trong đất và
phân giải các chất hữu cơ được tốt hơn.
Đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng 4
đến 5, thậm chí có nơi dưới 4. Do đó bón vôi khử chua ở những đất này là hết sức cần
thiết nhằm nâng độ pH lên ngưỡng thích hợp với yêu cầu sinh lý của cây trồng. Tuy
nhiên, việc bón vôi nâng cao độ pH trong đất không đơn giản, cần phải phân tích đất
và xác định cách bón hợp lý. Thông thường ở những đất có độ pH trong khoảng 4 – 5,

Trung
Học liệu
ĐHbộtCần
@ Tài
liệu
họcđátập

và (CaCO
nghiên
cứu
bón
bón tâm
từ 500-1000
kg vôi
nungThơ
(CaO)/ha
và nếu
là bột
nghiền
3) thì
lượng cao hơn. Bón liên tục trong vài ba vụ cho tới khi đạt độ pH thích hợp. Không
nên bón cùng một lúc với một lượng vôi lớn. Cách bón phổ biến là rải đều vôi trên mặt
ruộng trước lần bừa cuối cùng trong khâu chuẩn bị đất. Cũng có thể dùng vôi bột ủ
chung với chất hữu cơ hoặc phân chuồng sau đó bón cho mía dưới dạng phân lót khi
trồng cũng rất tốt (Nguyễn Huy Ước, 2001).
1.6 Nguyên tắc bón phân và kỷ thuật bón
Kỹ thuật bón phân cho mía phải nhằm đạt ba mục tiêu: vừa tăng năng suất mía
cây, vừa tăng hàm lượng đường, vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất; để vừa đạt được
hiệu quả kinh tế cao trước mắt, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài. Nhìn
chung, trong suốt quá trình sinh dục, mía hấp thụ kali nhiều nhất, thứ đến là đạm, sau
đó là lân. Lượng hấp thu các chất dinh dưỡng của mía phụ thuộc vào giống mía. Thời
vụ trồng, tuổi mía, tính chất đất, cách bón phân, chế độ canh tác, điều kiện tự nhiên
của từng nơi… mà có sự sai khác nhau khá lớn (Trần Văn Sỏi, 2001). Việc tăng lượng
đạm bón vừa tăng năng suất mía cây, vừa tăng trọng lượng đường trên đơn vị diện tích

9



trồng mía, cho đến khi với lượng phân bón cao hơn, năng suất mía không tăng
(Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Chandy và ctv (1989) thì khi bón phân cho cây mía ở Ấn Độ sử dụng công
thức phân là 165 kg N – 100 kg P2O5 – 100 kg K2O/ha và đất có pH=5,5 trên giống
CO 62175 thì cho năng suất 102 tấn/ha. Để sản xuất ra 1 tấn mía cần 1,23 kg N – 0,48
kg P2O5 – 3,03 kg K2O (Dalwaldi và Trivedi, 1997).
Tỷ lệ N: P2O5 : K2O của phân bón cho cây mía trên nền phân hữu cơ khoảng 1:
0.4-0.6: 1.2, tỷ lệ này thay đổi theo đất trồng (Nguyễn Như Hà, 2006). Theo Trần Văn
Sỏi (2001), thông thường muốn có được 100 tấn mía cây nguyên liệu cần:
N từ 80 – 180kg, cá biệt đến 280kg (đạm nguyên chất)
K2O: từ 200 – 270kg, cá biệt đến 330kg (kali nguyên chất)
P2O5: từ 80 – 170kg, cá biệt đến 180kg (lân nguyên chất).
Trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau, giữa các thời kỳ sinh trưởng mía có yêu
cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau:
Trong
thời liệu
kỳ cây
conCần
(từ láThơ
1 đến@
lá 5)
míaliệu
yêu học
cầu nhiều
nhấtnghiên
là đạm rồicứu
mới
Trung tâm
Học

ĐH
Tài
tập và
đến kali và lân.
Trong thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali
rồi mới đến lân, sau cùng là đạm.
Trong thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự đạm lân
kali.
1.6.1 Phân Đạm
Bón quá nhiều đạm hoặc bón muộn làm cây mía chín chậm, cần một thời gian tối
thiểu 8 tháng cho cây mía “tiêu hóa” hết đạm để đạt một tỷ lệ đường bình thường (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
Mía có thể hút đạm dự trữ trong cây rồi dùng dần. Thông thường thì 1kg đạm
(nguyên chất) có thể cho 400 – 500 kg mía nguyên liệu, tùy đất, giống và mục tiêu
năng suất, người ta có thể bón từ 100 đến 150 kg đạm nguyên chất cho một hecta mía
(Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2005).

10


Theo Nguyễn Huy Ước (2001) thì lượng phân đạm (nguyên chất) bón cho một
hecta trong một vụ là 150 – 180 kg chia ra 3 lần bón: bón lót 50 – 60 kg ; bón thúc lần
1: 50 – 60 kg ; bón thúc lần 2: 50 – 60 kg.
Còn theo thí nghiệm của Jiatakanon và ctv (2002) trên nền 62,5 kg P2O5 và 125
kg K2O/ha, lân lót lúc trồng, chia ra làm 2 lần bón, lần 1: 2 tháng sau khi trồng 2/3 N,
lần 2: lúc 4 tháng sau khi trồng bón kali và lượng còn lại của N. Cho kết quả sau: khi
bón 125 kg N/ha cho năng suất cao nhất nhưng không khác biệt so với 312,5 kg N/ha
và khác biệt 11% so với 50 kg N/ha.
Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) thì mức bón N cho 1ha thay đổi từ
50 – 500 kg N, lượng thích hợp 100 – 200 kg/ha. Chia ra 3lần bón: bón lót 1/3, bón

thúc đẻ nhánh 1/3, bón thúc đầu thời kỳ vươn lóng 1/3.
1.6.2 Phân Lân
Mía là cây có khả năng chuyển lân được dự trữ trong cây từ các bộ phận già, và trong
nước mía sang các bộ phận đang hoạt động mạnh như các mô sinh trưởng, các đầu rể,
các lá mới hình thành… (Trần Văn Sỏi, 2001).

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mức bón P thay đổi từ 50 – 120 kg P O /ha. Đất trung tính hay kiềm nên dùng
2

5

super lân hay Photphat amon, đất chua ít có thể dùng super lân hoặc lân nung chảy, đất
chua pH < 5,5 nên dùng Photphat tự nhiên. Phân lân thường bón lót toàn bộ (Lê Song
Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997).
Theo Nguyễn Huy Ước (2001) thì lượng phân lân (nguyên chất) bón cho một
hecta trong một vụ là 90 – 120 kg bón lót toàn bộ.
Theo thí nghiệm trồng mía trên đất phèn ở Vị Thanh của Nguyễn Đình Tân
(2000), có bón lân kết hợp với phân hữu cơ đã giúp tăng năng suất cao hơn so với bón
đơn thuần.
1.6.3 Phân Kali
Hiệu quả sử dụng kali của mía vào khoảng 40 – 50% có thể bón lót toàn bộ hoặc
bón 2 lần: 1 lần lót 1 lần thúc (Trần Văn Sỏi, 2001).
Kali là dinh dưỡng cần thiết nhất của cây mía, nên bón kali làm tăng năng suất
mía và chất lượng đường, được chia ra làm 2 lần bón, 1/2 bón lúc trồng và 1/2 lúc mía
bắt đầu vươn lóng (Daryl và Brown, 1993).
11



Mức bón kali thay đổi từ 100 – 200 kg K2O/ha. Dạng thường dùng là KCl. Nên
bón 2 lần: lót và thúc sau 2 -3 tháng (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi,1997).
Theo Nguyễn Huy Ước (2001) thì lượng phân kali (nguyên chất) bón cho một
hecta trong một vụ là 150 – 180 kg chia ra 2 lần bón: bón lót 75 – 90 kg; bón thúc lần
1: 75 – 90 kg.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2000) khi bón phân
kali ở liều lượng 180 kg K2O/ha với công thức phân nền 180 kg N – 90 kg P2O5/ha cho
giống Comus trồng trên đất phèn ở huyện Châu Thành, Tiền Giang năng suất 125
tấn/ha và tại huyện Phụng Hiệp, Cần Thơ là 119 tấn/ha sau 9 tháng trồng. Trên đất
xám Đông Nam bộ năng suất mía chỉ đạt 55 tấn/ha ở liều lượng phân kali là 240 kg
K2O/ha (Công Doãn Sắt và Đỗ Trung Bình, 1997).
Qua kết quả thí nghiệm của Trần Thị Bích Trân (2007) thì lượng phân kali được
ghi nhận cho năng suất cao ở vùng đất thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang là 175 kg
K2O/ha.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Đất thí nghiệm
Diện tích khu thí nghiệm 3000m2
Các chỉ tiêu phân tích đất
Chỉ tiêu

Lân tổng số N tổng số
%

(% P2O5)

Số liệu phân tích

0,066

0,23

K trao đổi
meq/100g
0,223

Ca trao đổi Mg trao đổi
meq/100g
meq/100g
3,88

6,28

Các chỉ tiêu phân tích đất nơi thí nghiệm cho thấy hàm lượng dinh dưỡng từ thấp
đến trung bình, nên việc bổ sung phâb bón là rất cần thiết.
2.1.2 Giống mía thí nghiệm (DLM 24)
* Đặc điểm hình thái
Dáng ngọn chụm xiên, dáng bụi thẳng. Thân to trung bình khá, màu xanh ẩn
vàng,
khi dải
nắng
có ĐH
màu Cần
đỏ tía. Thơ

Lóng @
hìnhTài
chùyliệu
ngược,
sáp phủ
không

Trung
tâm
Học
liệu
họccótập
và nhiều,
nghiên
cứu
vết nức và không có rãnh mầm. Phiến lá rộng trung bình, xanh đậm, bẹ lá có màu
xanh, có nhiều lông, dể bóc lá. Mầm hình tròn nhỏ, lồi, nằm sát sẹo lá.
* Đặc điểm nông – công nghiệp
Mọc mầm trung bình, đẻ nhánh khá, vươn lóng nhanh và tái sinh gốc tốt. Kháng
sâu đục thân khá. Không hoặc ít trổ cờ. Năng suất trên 100 tấn/ha. Chữ đường trên 10.
2.1.3 Phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật
* Phân bón
+ Phân bón sử dụng là phân urea (46% N), phân super lân Long Thành
(16,2% P2O5) phân KCl (60% K2O), phân hữu cơ Hudavil (1N - 1,5P2O5 - 0,5K2O)
bón theo liều lượng thí nghiệm.
* Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin và Padan.
* Thiết bị đo chữ đường: Brix kế, Pol kế.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
Thời gian bắt đầu: tháng 1 đến tháng 12 năm 2007
13



Địa điểm: Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa – Mỹ Tú – Sóc Trăng

2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẩu nhiên với 9 nghiệm thức và 4
lần lặp lại. Mía được trồng với mật độ 40 x 120 cm, mỗi hom chỉ dùng một mầm (để
thuận tiện trong việc đánh giá khả năng đâm chồi), mỗi lô thí nghiệm có 3 hàng, mỗi
hàng dài 10 m, mỗi hàng cách nhau 1,2 m. Được bón lót: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh
Hudavil (1N - 1,5P2O5 - 0,5K2O), 1000 kg vôi và 90 kg P2O5/ 1ha.
Với lượng đạm và kali (kg)/ha:
- N1: 160 N
- N2: 180 N
- N3: 200 N
- K1: 120 K2O

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- K2: 140 K2O
- K3: 160 K2O
Tổ hợp gồm 9 nghiệm thức

K1
K2
K3

N1
N1K1
N1K2
N1K3


N2
N2K1
N2K2
N2K3

N3
N3K1
N3K2
N3K3

Phân bón được áp dụng như sau:
- Bón lót phân hữu cơ Hudavil (1 N - 1,5 P2O5 - 0,5 K2O) + vôi + 1/4 N + 100%
P2O5 + 1/3 K2O
- Bón thúc lần 1 (2 tháng sau khi trồng): 1/4 N +1/3 K2O
- Bón thúc lần 2 (3,5 tháng sau khi trồng): 1/4 N + 1/3 K2O
- Bón thúc lần 3 (5 tháng sau khi trồng): 1/4 N

14


2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Hom mía giống: sau khi ngâm ủ 2 ngày thì đem trồng.
Kích thước ruộng trồng:
Chiều rộng hộc

20 cm

Chiều sâu hộc

20 cm


Chiều dài hàng

10 m

Hàng cách hàng

1,2 m

* Mật độ và cách trồng
Trên một hàng, mía được trồng với khoảng cách là 0,4 m, mỗi hom mía mang 1
mắt mầm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2.2 Hom mía một mắt mầm.
Cách trồng: Sau khi bón lót thì đặt hom mía, 2 tháng sau khi trồng (SKT) thì vô
chân ấm, 3,5 tháng SKT thì vô chân phã, đến tháng thứ 5 thì vô chân đạp. 10 tháng
SKT thì thu hoạch.
* Bón phân
Bón phân theo các nghiệm thức, rãi phân theo hàng. Kết hợp tưới nước và vô
chân tạo điều kiện cho phân bón được hấp thu tốt nhất và hạn chế tối đa sự thất thoát.
* Chăm sóc và thu hoạch
Đất trồng mía được chủ động về nước tưới. Mía 2 tháng được rãi 2 kg
Padan/1000m2 để phòng trừ sâu đục thân bằng cách trộn chung phân bón để rãi. Kết
hợp làm cỏ, đánh lá cùng với bón phân mía tạo điều kiện thuận lợi cho cây mía hấp thu
phân tốt, phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh.

15



2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi:
* Các chỉ tiêu theo dõi thường xuyên mỗi tháng:
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Chiều cao lóng thân: Đo từ mặt đất đến mắt lóng cao nhất nơi có thể đánh lá
được.

Chiều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học
tập và nghiên cứu
cao cây
(m)

Chiều cao
lóng thân
(m)

Hình 2.2.3a Cách đo chiều cao cây và chiều cao lóng thân.

16


- Đường kính thân: Đo bằng thước kẹp ở 2 vị trí trên thân để lấy trung bình, gốc
lấy cách mặt đất 20 cm, ngọn cách lóng trên cùng xuống 20 cm.
- Số lóng: Đếm số lóng từ mặt đất đến lóng cao nhất theo cách đo chiều cao lóng
thân.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Số lóng

trên cây

Hình 2.2.3b Vị trí đo độ Brix và khoảng đếm số lóng trên thân.
- Số chồi trên m2: Đếm tất cả các chồi mộc lên khỏi mặt đất khoảng 25cm và số
chồi còn sống

17


- Độ Brix: được đo bằng Brix kế, dùng khoan để lấy mía ở gốc và ngọn để đo độ
Brix.
- Quan sát sâu bệnh thường gặp.
* Các chỉ tiêu theo dõi lúc thu hoạch
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Chiều cao lóng thân: Đo từ mặt đất đến mắt lóng cao nhất nơi có thể đánh lá
được.
- Đường kính thân: Đo bằng thước kẹp ở 2 vị trí trên thân để lấy trung bình, gốc
lấy cách mặt đất 20 cm, ngọn cách lóng trên cùng xuống 20 cm.
- Số lóng: Đếm số lóng từ mặt đất đến lóng cao nhất theo cách đo chiều cao lóng
thân.
- Số chồi trên m2: Đếm tất cả các chồi mộc lên khỏi mặt đất khoảng 25cm và số
chồi còn sống
- Độ Brix: được đo bằng Brix kế, dùng khoan để lấy mía ở gốc và ngọn để đo độ

Trung
Brix.tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Số cây hữu hiệu trên m2: là số cây thương phẩm.
- Đặc tính trổ cờ: quan sát và đánh giá phần trăm số cây trổ cờ
- Đo độ Brix, Độ Pol và xơ để tính chữ đường.


18


- Năng suất: Trọng lượng cây thương phẩm/ 1000m2 (Trọng lượng cây thương
phẩm là tính từ mặt đất đến lóng trên cùng và thêm 35cm ngọn).

35 cm

Chiều cao
lóng (m)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2.3c Cây mía thương phẩm.

19


- Tính chữ đường (CCS = commerical cane sugar):
+ CCS =

3
5+ F
1
3+ F
Pol (1 −
) − Brix(1 −
).
2
100

2
100

+ Trong đó:
Pol: là chỉ số quay cực trực tiếp thu được của dung dịch đường hay
nước mía ép, được đo bằng Pol kế.
Brix: là tỉ lệ % khối lượng chất khô hòa tan trong dung dịch nước
mía, được đo bằng Brix kế.
F: là % xơ trong mía của mẫu phân tích.
Sơ đồ qui trình đo chữ đường:
Mía sau khi thu hoạch

Đưa vào máy ép mía

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lấy phần nước mía

Lấy phần xác

Cố định nước mía bằng formol 5%0

Băm nhỏ
Đun 120 phút

Đưa vào máy phân tích độ Pol và độ Brix

Sấy khô ở nhiệt độ 1050C 180 phút

Lập lại khi trọng lượng khô không đổi


Tính CCS

Tính xơ (F)

20


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI LÊN CHIỀU CAO
CÂY (cm)

Chiều cao cây (cm)

600
550

N1K1

500

N2K1
N3K1

450

N1K2

400


N2K2

350

N3K2
N1K3

300

N2K3

250

N3K3

200
4

5

6

7

8

9

10


Tháng sau khi trồng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ghi chú:
N1K1: 160 N-120 K2O; N2K1: 180 N-120 K2O; N3K1: 200 N-120 K2O;
N1K2: 160 N-140 K2O; N2K2: 180 N-140 K2O; N3K2: 200 N-140 K2O;
N1K3: 160 N-160 K2O; N2K3: 180 N-160 K2O; N3K3: 200 N-160 K2O.

Hình 3.1 Ảnh hưởng của phân đạm và phân kali lên chiều cao cây (cm) qua các tháng
sau khi trồng
Sự phát triển chiều cao cây mía liên tục nhưng không đều nhau mà có sự phát
triển nhanh chậm khác nhau tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng (Hình 3.1). Vào tháng thứ
năm - sáu và tháng thứ bảy - tám sau khi trồng (SKT) thì cây mía phát triển chậm. Từ
tháng thứ năm đến tháng thứ sáu SKT còn trong giai đoạn đẻ nhánh nên chiều cao cây
phát triển chậm, từ tháng thứ năm đến tháng thứ sáu SKT chiều cao cây mía tăng
trung bình khoảng 9,2 cm/ cây/ tháng. Theo sự nhận định của Trần Thị Bích Trân
(2007), chiều cao cây mía vào tháng thứ bảy SKT vào giai đoạn vươn lóng, chiều cao
cây phát triển liên tục. Nhưng vào thời điểm tháng thứ bảy đến tháng thứ tám SKT,
thời tiết lúc này khô hạn và không mưa, ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao cây
và dẫn đến kết quả chiều cao cây tháng này phát triển chậm lại, trung bình tăng khoảng
21


19 cm/ cây. Sau tháng thứ tám SKT lúc này trời mưa trở lại nên cây mía phát triển
chiều cao cây nhanh và chiều cao tăng trung bình mỗi tháng khoảng 69 cm/ cây.
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê qua các
tháng SKT ở các nghiệm thức được bón với liều lượng phân khác nhau. Ở năm tháng
sau khi trồng, chiều cao cây đạt từ 301,1 cm đến 326,3 cm, đến mười tháng sau khi
trồng, chiều cao cây đã gia tăng lên 502,3cm đến 536,5cm. Kết quả còn cho thấy cây
mía gia tăng chiều cao tương đối chậm ở giai đoạn 6 tháng trước khi trồng, sau đó

chiều cao cây tăng nhanh đến lúc thu hoạch.
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của phân đạm và phân kali lên chiều cao cây (cm) qua các tháng
sau khi trồng.
5 tháng 6 tháng
SKT
SKT
160 N-120 K2O
301,1
316,2
180 N-120 K2O
306,6
316,1
300,8
302,0
200 N-120 K2O
317,9
300,3
160 N-140 K2O
306,1
317,8
180 N-140 K2O
306,5
306,5
200 N-140 K2O
Trung
tâm
Học
liệu
ĐH
Cần

Thơ
305,9
312,3
160 N-160 K2O
307,1
318,2
180 N-160 K2O
326,3
316,1
200 N-160 K2O
7,31
3,71
CV(%)
ns
ns
Ý nghĩa
Nghiệm thức

7 tháng
8 tháng
SKT
SKT
355,4
379,1
357,2
374,4
357,4
384,4
368,2
379,6

345,3
367,6
351,1
367,5
@368,1
Tài liệu học
376,0tập
373,6
398,5
375,8
396,6
6,2
9,43
ns
ns

9 tháng 10 tháng
SKT
SKT
462,6
514,0
446,6
518,0
431,4
511,8
441,6
522,5
442,6
502,3
453,9

532,0

nghiên
cứu
461,2
512,0
466,0
536,5
457,6
521,0
5,59
5,43
ns
ns

ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI LÊN CHIỀU CAO
LÓNG THÂN (cm)
Theo Lư Xuân Hội (2007) thì chiều cao lóng thân là thành phần quan trọng quyết
định đến năng suất mía. Qua quá trình theo dõi và phân tích ở Bảng 3.2, cho thấy chiều
cao lóng thân khác biệt không có ý nghĩa thống kê từ tháng thứ năm đến tháng thứ
chín SKT. Vào thời điểm thu hoạch (tháng thứ mười SKT) thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy vào thời điểm thu hoạch thì có sự khác biệt
giữa các nghiệm thức rõ ràng. Chiều cao lóng thân không phát triển theo quy luật, mà
phát triển tùy vào từng nghiệm thức. Nghiệm thức nào đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối
dinh dưỡng thì chiều cao lóng thân phát triển cao, cụ thể ở tháng thứ mười SKT thì

22



nghiệm thức 180N - 140K2O đáp ứng được nhu cầu đó, nên có chiều cao lóng thân cao
nhất trung bình khoảng 288 cm.
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân đạm và phân kali lên chiều cao lóng thân (cm) qua các
tháng sau khi trồng
Nghiệm thức
160 N-120 K2O
180 N-120 K2O
200 N-120 K2O
160 N-140 K2O
180 N-140 K2O
200 N-140 K2O
160 N-160 K2O
180 N-160 K2O
200 N-160 K2O
CV(%)
Ý nghĩa

5 tháng
SKT
105,4
106,3
101,6
104,7
105,4
100,3
109,6
113,4
110,8
13,9

ns

6 tháng
SKT
138,8
141,3
136,8
130,8
139,3
124,6
138,7
144,7
136,8
11,46
ns

7 tháng
SKT
163,1
169,4
163,4
174,8
167,9
161,7
168,5
176,3
180,5
9,18
ns


8 tháng
SKT
199,0
203,6
201,5
211,5
193,0
195,3
211,7
224,9
225,1
11,77
ns

9 tháng
SKT
246,3
248,8
247,9
250,1
241,7
246,9
255,6
262,8
254,5
5,01
ns

10 tháng
SKT

283,5 ab
269,9 c
280,8 abc
272,3 bc
288,0 a
270,8 bc
285,5 ab
274,8 abc
278,3 abc
3,22
*

Những chữ cái theo sau giống nhau trong cùng một cột thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; ns:
khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 5% qua phép thử Duncan’s

300

Chiều cao lóng thân(cm)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
N1K1

250

N2K1
N3K1

200

N1K2

N2K2
N3K2

150

N1K3
N2K3

100

N3K3

50
4

5

6

7

8

9

10

Tháng sau khi trồng
Ghi chú:
N1K1: 160 N-120 K2O; N2K1: 180 N-120 K2O; N3K1: 200 N-120 K2O;

N1K2: 160 N-140 K2O; N2K2: 180 N-140 K2O; N3K2: 200 N-140 K2O;
N1K3: 160 N-160 K2O; N2K3: 180 N-160 K2O; N3K3: 200 N-160 K2O.

Hình 3.2 Ảnh hưởng của phân đạm và phân kali lên chiều cao lóng thân (cm) qua các
tháng sau khi trồng.
23


×