Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

HIỆU QUẢ PHÂN VI SINH BIOGRO lên sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG xà LÁCH TRONG mùa mưa tại VĨNH LONG (tháng 9 10 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐINH THỊ HOÀI PHƢƠNG

HIỆU QUẢ PHÂN VI SINH BIOGRO LÊN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG XÀ LÁCH TRONG MÙA MƢA
TẠI VĨNH LONG (Tháng 9-10/2011)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2012

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

HIỆU QUẢ PHÂN VI SINH BIOGRO LÊN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG XÀ LÁCH TRONG MÙA MƢA
TẠI VĨNH LONG (Tháng 9-10/2011)

Cán bộ hướng dẫn:
PGs. Ts Trần Thị Ba


Ths. Võ Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện:
Đinh Thị Hoài Phƣơng
MSSV: 3093259
Lớp: Nông Học K35

Cần Thơ - 2012

2


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

HIỆU QUẢ PHÂN VI SINH BIOGRO LÊN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG XÀ LÁCH TRONG MÙA MƢA
TẠI VĨNH LONG (Tháng 9-10/2011)

Do sinh viên Đinh Thị Hoài Phƣơng thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

ii



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Nông học với đề tài:

HIỆU QUẢ PHÂN VI SINH BIOGRO LÊN SỰ
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG XÀ LÁCH TRONG MÙA MƢA
TẠI VĨNH LONG (Tháng 9-10/2011)

Do sinh viên Đinh Thị Hoài Phƣơng thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: .................................................
Cần Thơ, ngày......., tháng......, năm 2012
Thành viên hội đồng

........................................

......................................

iii

......................................



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Hiệu quả phân vi sinh Biogro lên sự sinh
trƣởng, năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa mƣa tại Vĩnh Long (Tháng 910/2011)” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ tài liệu nghiên cứu nào trƣớc đây.

Tác giả Luận văn

Đinh Thị Hoài Phƣơng

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
* LÝ LỊCH
Họ và tên: ĐINH THỊ HOÀI PHƢƠNG
Sinh ngày: 20 tháng 06 năm 1991, tại Vĩnh Long.
Quê quán: Ấp Hƣng Thịnh - Xã Tân Hƣng - Huyện Bình Tân - Tỉnh Vĩnh Long.
Họ và tên Cha: ĐINH VĂN NÊ
Họ và tên Mẹ: NGUYỄN THỊ THU
* QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1998 - 2003: học Tiểu học Trƣờng Tiểu học Tân An Thạnh B
Năm 2003 - 2006: học Trung học cơ sở Trƣờng THCS Tân Lƣợc
Năm 2006 - 2009: học Trung học phổ thông THPT Tân Lƣợc
Năm 2009 - 2013: học Đại học Trƣờng Đại học Cần Thơ
Ngành Nông học - Khóa 35 (2009 - 2013), Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng
Dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông học vào tháng 12/2012.

v



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha Mẹ tôi đã không ngại
khó khăn, gian khổ tiếp sức, lo lắng và động viên cho tôi có ngày hôm nay. Chúc
cho Cha Mẹ có nhiều sức khỏe và sống lâu trăm tuổi.
Tôi xin ghi ơn Cô Trần Thị Ba, Thầy Bùi Văn Tùng và Cô Võ Thị Bích
Thủy đã t ận tình hƣớng dẫn, tạo m ọi điề u kiê ̣n thu ận lợi cho tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn này. Chúc quý Thầy Cô nhiều thành công và vui khỏe.
Chân thành biết ơn Cô Trần Thị Thanh Thủy là cố vấn học tập của lớp
Nông Học - Khóa 35 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
khóa học. Chúc Cô nhiều niềm vui và thành đạt.
Xin gởi lời biế t ơn đến quý Thầ y Cô trong B ộ môn Di truyền giống Nông
Nghiệp, quý Thầy Cô Khoa Nông nghiê ̣p & Sinh ho ̣c Ứng du ̣ng, Trƣờng Đa ̣i ho ̣c
Cầ n Thơ đã nhiệt tình giảng da ̣y, truyề n đa ̣t nhƣ̃ng kiế n thƣ́c và kinh nghiê ̣m quý
báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Trƣờng

. Kính chúc quý Thầy Cô luôn

đƣợc nhiều niềm vui và công tác tốt.
Xin cảm ơn chú, thiếm Tui ở xã Tân Lƣợc, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Chúc chú, thiếm có những mùa bội thu.
Xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Mỹ An, bạn Ngô Thanh Lam, bạn Lê Trung
Tính, bạn Huỳnh Thị Bé Ngoan và các anh, chị, em trong văn phòng đoàn Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiê ̣t tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thƣ̣c hiê ̣n đề tài. Chúc anh, chị, các bạn, các em nhiều thành công và hạnh phúc.
Tôi thân gởi lời chúc nhi ều niềm vui - thành đạt nh ất đế n t ất cả các bạn
lớp Nông Học Khóa 35, những ngƣời bạn đã đô ̣ng viên và giúp đỡ tôi trong su ốt
thời gian ho ̣c tâ ̣p. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Trân trọng kính chào!

vi


Đinh Thị Hoài Phƣơng. 2012. Đề tài “Hiệu quả phân vi sinh Biogro lên sự sinh
trƣởng, năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa mƣa tại Vĩnh Long (Tháng 910/2011)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Nông học, Khoa Nông nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGs. Ts Trần Thị Ba và
Ths. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xác định hiệu quả của phân vi sinh Biogro có
sử dụng bùn ao làm chất mang lên sinh trƣởng, chất lƣợng và năng suất của xà
lách trồng ngoài đồng vào mùa mƣa. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 3 loại phân
bùn ao và 1 nghiệm thức đối chứng là phân hữu cơ vi sinh COVAC kết hợp phân
cá: (1) Đối chứng 1 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh COVAC và 10 lít/ha phân cá, (2)
Bùn ao khô 6,9 tấn/ha, (3) Bùn ao đã xử lý vi sinh 8,3 tấn/ha, (4) Phân vi sinh
Biogro 0,7 tấn/ha trên nền phân hóa học 71-46-64 NPK kg/ha.
Xà lách đƣợc bón lót bằng các loại phân bùn ao khác nhau phát triển chậm
và sinh trƣởng tƣơng đƣơng nhau ở giai đoạn 17 ngày sau khi gieo. Giai đoạn 45
ngày sau khi gieo, phân vi sinh Biogro đã có hiệu quả về sinh trƣởng và năng
suất khác có biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Sử dụng phân vi sinh Biogro
bón lót cho xà lách có hiệu quả trội hơn so với các nghiệm thức còn lại về các chỉ
tiêu sinh trƣởng và năng suất. Tỉ lệ giữa năng suất thƣơng phẩm và năng suất
tổng thực tế của xà lách đƣợc bón các loại phân bùn ao dao động từ 75,8177,91%. Tỉ lệ giữa năng suất tổng thực tế và năng suất lý thuyết biến thiên trong
khoảng 54,67-59,65%. Độ Brix của xà lách dao động từ 2,71-2,94%. Hàm lƣợng
nitrate lƣu tồn trong thân lá xà lách dao động từ 14,04-14,73 mg/kg. Vật chất khô
biến thiên 2,82-4,74%. Phân vi sinh Biogro cho hiệu quả kinh tế cao nhất với tỷ
xuất lệ nhuận là 0,76 và có thể thay thế phân nông dân đang dùng.


vii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
Tóm lƣợc ..................................................................................... vii
Mục lục ...................................................................................... viii
Danh sách bảng ..............................................................................x
Danh sách hình ............................................................................. xi
MỞ ĐẦU........................................................................................1

Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khát quát về xà lách ........................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc .............................................................................2
1.1.2 Giá trị dinh dƣỡng ..................................................................2
1.1.3 Đặc tính thực vật ....................................................................3
1.1.4 Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới ..................................3
1.1.5 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh .................................................3
1.2 Khái quát bùn ao ........................................................................... 5
1.2.1 Nguồn gốc bùn ao ...................................................................5
1.2.2 Chất hữu cơ.............................................................................6
1.2.3 Hàm lƣợng đạm (N) trong bùn ao ...........................................6
1.2.4 Hàm lƣợng lân trong bùn ao ....................................................8
Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện ..................................................................................10
2.1.1 Thời gian và địa điểm .........................................................10
2.1.2 Tình hình khí tƣợn thủy văn ................................................10

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................10

viii


2.2 Phƣơng pháp ................................................................................11
2.2.1 Bố Trí thí nghiệm................................................................ 11
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ................................................................ 13
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi..................................................................14
2.4 Phân tích số liệu ...........................................................................16
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát.................................................................17
3.2 Các chỉ tiêu sinh trƣởng .........................................................17
3.2.1 Chiều cao cây ............................................................... 17
3.2.2 Số Lá/cây......................................................................18
3.2.3 Kích thƣớc lá ................................................................ 19
3.2.4 Đƣờng kính gốc thân ....................................................21
3.3 Thành phần năng suất và năng suất ........................................22
3.3.1 Trọng trung bình lƣợng cây ...........................................22
3.3.2 Năng suất thực tế ...........................................................23
3.3.3 Năng suất lý thuyết ........................................................24
3.4 Độ Brix, nitrate và vật chất khô .............................................26
3.5 Hiệu quả kinh tế .....................................................................27
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết Luận .......................................................................................29
Đề Nghị ........................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................30
PHỤ CHƢƠNG................................................................................................

ix



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Hiệu quả phân vi sinh Biogro lên sự sinh

12

trƣởng, năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa mƣa”
3.1

Chiều cao xà lách lúc 45 NSKG đƣợc bón lót bằng các loại phân

18

bùn ao khác nhau: (a) Đối chứng, (b) Bùn ao khô, (c) Bùn ao đã
xử lý vi sinh, (d) Phân vi sinh Biogro tại Bình Tân, Vĩnh Long
(tháng 9-10/2011)
3.2

Chiều rộng lá xà lách 45 lúc NSKG tại Bình Tân, Vĩnh Long

21


(tháng 9-10/2011)
3.3

Trọng lƣợng trung bình cây xà lách 45 NSKG tại Bình Tân, Vĩnh

23

Long (tháng 9 -10/2011)
3.4

Năng suất tổng thực tế và năng suất thƣơng phẩm xà lách tại Bình

24

Tân, Vĩnh Long (tháng 9-10/2011)
3.5

Năng suất lý thuyết xà lách tại Bình Tân,Vĩnh Long (tháng 910/2011)

x

25


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng


Trang

1.1

Các dạng đạm (N) khác nhau phổ biến trong đất đáy ao (Keeney,
1973)

7

1.2

Các dang lân (P) phổ biến trong môi trƣờng ao nuôi thủy sản
(Keeney, 1973)

9

2.1

Tình hình khí tƣợng thủy văn trong thời gian thực hiện thí nghiệm
tại tỉnh Vĩnh Long, 2011

10

2.2

Loại và liều lƣợng phân bón lót trƣớc khi gieo xà lách

13

2.3


Loại, liều lƣợng và thời gian tƣới phân thúc sau khi gieo xà lách

14

3.1

Chiều cao cây (cm) xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long (tháng 910/2011)

18

3.2

Số lá (lá/cây) xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long (tháng 9-10/2011)

19

3.3

Chiều dài lá (cm) xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long (tháng 910/2011)

20

3.4

Đƣờng kính gốc thân (cm) xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long
(tháng9-10/2011)

22


3.5

Tỉ lệ giữa NS thƣơng phẩm và NS tổng thực tế (%), Tỉ lệ giữa NS
tổng thực tế và NS lý thuyết (%) của xà lách tại Bình Tân, Vĩnh
Long (tháng 9-10/2011)

26

3.6

Độ Brix, nitrat và vật chất khô của xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long 27
(tháng 9-10/2011)

3.7

Hiệu quả kinh tế của sản xuất xà lách tại Bình Tân, Vĩnh Long
(tháng 9-10/2011)

xi

28


MỞ ĐẦU
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày
của con ngƣời đặc biệt là các loại rau ăn lá. Xà lách có giá trị dinh dƣỡng cao và
mang lại nhiều lợi nhuận cho ngƣời trồng, nên thời gian gần đây diện tích trồng
rau xà lách tăng đáng kể. Tuy nhiên, sản xuất rau nói chung và xà lách nói riêng
hiện nay gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân còn sử dụng nhiều phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Điều này làm tăng giá thành sản

xuất, đất trồng ngày càng bị thoái hóa và việc cây rau còn tồn dƣ chất độc hại là
điều không tránh khỏi. Điều này đã thúc đẩy nông dân hƣớng đến việc sử dụng
phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất.
Bên cạnh đó, nghề nuôi cá tra ngày càng phát triển, cá tra trở thành đối
tƣợng nuôi chủ lực của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự phát triển
đột phá trong những năm gần đây của nghề nuôi cá tra góp phần không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Tuy nhiên việc nuôi cá tra với mật độ cao (40-50 con/m2) và sử dụng toàn thức
ăn công nghiệp nên lƣợng chất thải tích tụ trong ao rất lớn. Theo Trƣơng Quốc
Phú (2007), hàng năm có khoảng 250-300 triệu m3 nƣớc thải và 8-9 triệu tấn bùn
ao thải ra môi trƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy bùn ao nuôi cá tra có nhiều
mặt tiêu cực, song nó chứa một lƣợng lớn chất hữu cơ và hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng nhƣ đạm, lân… khá cao rất tốt cho sự tăng trƣởng của cây trồng nên
có thể tận dụng bùn ao làm phân bón cho xà lách sẽ giúp giảm ô nhiễm môi
trƣờng do bùn ao gây ra.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đề tài “Hiệu quả của phân vi sinh
Biogro lên sự sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa mƣa tại
Vĩnh Long (tháng 9-10/2011)” đã đƣợc thực hiện nhằm xác định hiệu quả của
phân vi sinh Biogro lên sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa
mƣa tại Vĩnh Long.

ii


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CẢI XÀ LÁCH
1.1.1 Nguồn gốc
Xà lách, tên khoa học Lactuca staivar L, var, capitata L.s, họ Cúc
(Compositae), tên tiếng Anh (Salad, Lettuce). Nguồn gốc của xà lách theo Ryder

(2002), xà lách là loại rau ăn sống quan trọng và phổ biến ở vùng ôn đới, có
nguồn từ Ai Cập Cổ Đại (khoảng 2500 năm trƣớc Công Nguyên), còn theo Ginna
và ctv. (1988), thì xà lách có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á, Cây xà lách đã
đƣợc vua Persian phát triển vào 500 năm trƣớc công nguyên. Nhiều giống xà
lách đã xuất hiện vào những năm 1500. Columbus mang xà lách đến Mỹ và nó là
một trong những cây trồng đầu tiên phát triển sớm nhất ở đây (Splittstoesser,
1978). Ngƣời Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng đã đƣa xà lách vào gieo trồng từ lúc
xa xƣa.
1.1.2 Giá trị dinh dƣỡng
Ở nƣớc ta, xà lách đƣợc dùng để ăn tƣơi với các loại rau khác (dƣa chuột,
cà chua và các loại rau gia vị). Ngƣời Châu Âu lại quen dùng xà lách trộn dầu
giấm, Theo Mai Thị Phƣơng Anh (1996), xà lách rất giàu vitamin A, các chất
khoáng nhƣ canxi, sắt, carbohydrate và vitamin C. Xà lách là loại rau chứa ít chất
đạm, đƣờng, béo nên rau không có giá trị năng lƣợng cao mà là nguồn bổ sung
vitamin và khoáng quan trọng cho cơ thể, giúp trung hòa pH máu và dịch tế bào
(Trần Thị Ba và ctv. 2001). Ngoài ra thân xà lách còn chứa một loại dịch trắng
sữa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Đƣờng Hồng Dật, 2003).
Trong 10g xà lách có chứa khoảng 93,4 g nƣớc, 2,1 g protein, 0,3 g chất
béo, 0,5 g chất xơ, 50 mg Ca, 2,4 mg Fe, 30 mg Mn, 33 mg K, 23 mg Clorin, 28
mg P, 58 mg Na, 27 mg S, 1650 IU vitamin A, 10 mg vitamin C, (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1996).

2


1.1.3 Đặc tính thực vật
Xà lách là cây thân thảo, có rễ cọc (Nguyễn Văn Thắng và ctv. 1996), là
loại rau ăn lá hàng năm, thuộc họ Cúc ( Huỳnh Thị Dung và ctv. 2007).Theo
Trần Thị Ba và ctv. (2005), sinh trƣởng trên bề mặt của đất (Mai Thị Phƣơng
Anh và ctv. 1996). Tùy giống mà lá xà lách có hình dạng và số lƣợng lá khác

nhau, lá có thể cuốn hay không cuốn (loại lá cuốn ăn ngon, giòn, năng suất cao,
thời gian sinh trƣởng dài), lá ngoài có màu xanh đến xanh đậm, lá trong xanh
nhạt đến trắng đậm, các lá phía trong mềm và có chất lƣợng cao hơn các lá phía
ngoài. Hoa dạng đầu, có 10-24 hoa màu vàng hay màu vàng lục, vàng nhạt, nâu
đen (Huỳnh Thị Dung và ctv. 2007). Các hoa nhỏ duy trì chặt chẽ với nhau trên
một đế hoa, với 5 đài hoa, 5 nhị và 2 lá noãn, độ tự thụ rất cao (Mai Thị Phƣơng
Anh và ctv. 1996).
1.1.4 Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới
Xà lách là nguồn hàng xuất khẩu trao đổi giữa các nƣớc Châu Âu láng
giềng nhau. Riêng trong vùng Đông Nam Á thì các loại xà lách là nguồn hàng
xuất khẩu từ Malaysia sang Singapore và Thailand, Việt Nam tới Hong Kong, Tổ
chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) báo cáo rằng sản
lƣợng xà lách trên thế giới trong năm 2010 là 23,622,366 tấn. Trung Quốc là
nƣớc sản xuất xà lách hàng đầu thế giới với sản lƣợng 12,574,500 tấn chiếm 53%
sản lƣợng trên thế giới, xếp thứ hai là Hoa Kỳ với 3,954,800 tấn chiếm 17% và
Ấn Độ có 998,600 tấn chiếm 4%, Tây Ban Nha là nƣớc xuất khẩu xà lách lớn
nhất thế giới.
1.1.5

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự bố sự bóc thoát hơi nƣớc, sự hấp

thu dung dịch đất, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các quá trình sinh
lý khác trong tế bào thực vật (Trần Thị Ba va ctv. 1999). Xà lách nhạy cảm với
nhiệt độ cao, nhiệt độ quá cao sẽ làm cho chúng không phát triển, khi hạt ở 270C
3


hạt sẽ không nẩy mầm và trở nên miên trạng (Tindall, 1983). Xà lách thuộc

nhóm rau chịu rét trung bình, nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trƣởng và phát triển
của xà lách là 17-200C (Phạm Hồng Cúc và ctv. 2001). Nhiệt độ ngày và đêm rất
quan trọng cho sinh trƣởng và phát triển của xà lách, nhiệt độ thích hợp ngày là
200C và đêm là 180C, xà lách cuốn phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15-200C, chiu đƣợc
nhiệt độ 80C (Mai Thị Phƣơng Anh, 1996). Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc
Hùng (2002), nhiệt độ trên 250C bắp hình thành không chặt và quá trình tạo bắp
sẽ không diễn ra khi nhiệt độ trên 280C.
* Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố rất cần thiết trong sản xuất rau vì ánh sáng đóng vai trò
quan trọng, trong đó 90-95% năng suất cây trồng là do quang hợp. Rau rất nhạy
cảm đối với sự thay đổi của thành phần ánh sáng và thời gian chiếu sáng (Phạm
Hồng Cúc và ctv. 2001). Xà lách là loài thích hợp ở ánh sáng có cƣờng độ yếu,
để cây sinh trƣởng bình thƣờng và cho năng xuất cao yêu cầu thời gian chiếu
sáng 10-12 giờ/ngày (Mai Thị Phƣơng Anh, 1996). Phần lớn cƣờng độ ánh sáng
tối hảo khoảng 20000-34000 lux, ở Đồng bằng Sông Cửu Long trồng vụ xuân Hè
nên che mát (Trần Thị Ba và ctv. 1999).
* Đất, nƣớc và ẩm độ không khí
Xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau chỉ cần đất đƣợc thoát
nƣớc tốt (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Đất có cấu trúc cụm, ổn định, giữ đƣợc phân
và nƣớc tốt, thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động và rễ phát
triển tốt (Trần Thị Ba và ctv. 2001). Rễ xà lách yếu cần đƣợc trồng trên đất giàu
dinh dƣỡng, không chịu đƣợc đất chua và úng ngập (Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng, 2005). Đất cần đƣợc làm nhỏ, tơi xốp tuy nhiên cũng không cần làm
nhỏ quá sẽ lấp hết các khoảng trống chứa khí trong đất kích thƣớc từ 1-3 hoặc 5
cm là đƣợc (Trịnh Thị Thu Hƣơng, 2001).
Đa số các rau thuộc họ cúc rất mẫn cảm với hiện tƣợng ngập úng, khi mức
độ nƣớc có mặt trong đất quá cao bộ rễ bị tổn thƣơng (Trần Văn Lài và Lê Thị

4



Hà, 2002). Xà lách thuộc nhóm rau hút nƣớc yếu và tiêu hao nƣớc nhiều (Trần
Thị Ba va ctv. 1999). Độ ẩm thích hợp của đất là từ 70-80% (Nguyễn Văn Thắng
và Trần Khắc Thi, 1996). Ẩm độ trong đất khoảng 80-85% là thích hợp (Trần
Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).
1.2 KHÁI QUÁT VỀ BÙN AO
Hiện nay, hầu hết các hộ nuôi thủy sản chƣa có mô hình ao nuôi, ao lắng
lọc để xử lý chất thải. Vấn đề bùn ao nói chung là kết quả của sự lắng đọng các
vật chất lơ lững có trong nƣớc. Tùy hàm lƣợng vật chất lơ lững trong nƣớc và
mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhau mà sự tích tụ bùn trong ao nuôi khác
nhau. Một phần chất thải này sẽ lắng xuống ao, phần còn lại hòa lẫn với nƣớc ao
(Lin, 2003). Bùn ao, nƣớc thải hiện nay đều đƣợc bơm trực tiếp vào kinh, rạch
điều này có thể gây tác động xấu đến môi trƣờng. Tuy nhiên bùn ao có nhiều
chất hữu cơ, nhiều chất dinh dƣỡng có thể sử dụng nhƣ một loại chất thúc đẩy
cho sự phát triển của một số loại cây trồng (Nguyễn Phúc Bảo, 2009).
1.2.1 Nguồn gốc bùn ao
Theo Trƣơng Quốc Phú (2006), trong ao nuôi thủy sản, vật chất lắng tụ ở
ao bao gồm chất vô cơ nhƣ phù sa, vật chất hữu cơ nhƣ phân bón, thức ăn thừa,
xác chết của vi sinh vật… Nguồn gốc của các vật chất lắng tụ ở đáy ao bao gồm:
sự xói mòn và nƣớc rửa trôi từ bờ ao, sự lắng đọng của vi sinh vật kích thƣớc
nhỏ, thức ăn, chất thải của cá, chất rắn lơ lững từ nguồn nƣớc vào, nguồn phân
bón, đặc biệt là phân chuồng, bụi bặm từ không khí, xác bả thực vật.
Độ dày lớp bùn ao gia tăng theo thời gian nuôi, sau 2 tháng nuôi, lớp bùn
dày khoảng 7cm và những tháng tiếp theo bùn tích tụ tăng bình quân khoảng
10cm/tháng (Phạm Quốc Nguyên, 2008).
1.2.3 Chất hữu cơ
Vật chất hữu cơ trong bùn có nguồn gốc từ: thức ăn thừa, phân bón (phân
chuồng, phân xanh,…), xác phiêu sinh vật, chất bài tiết của cá. Lƣợng thức ăn bổ
sung vào các ao nuôi thủy sản rất lớn, cá thƣờng sử dụng không hoàn toàn lƣợng


5


thức ăn đầu tƣ vào vì thế thức ăn thừa và chất thải của cá lắng đọng xuống nền
đáy rất lớn, càng về cuối vụ nuôi vật chất lớp hữu cơ trong bùn ao tăng cao
(Burford và Williams, 2011; Lê Bảo Ngọc, 2004). Trong cùng một ao lƣợng chất
hữu cơ thƣờng tập trung ở những nơi nƣớc sâu do đó độ dày của lớp bùn ao tăng
dần theo độ sâu của nƣớc và độ tuổi của ao nhƣng thành phần cấu tạo bùn ao
không thay đổi theo thời gian (Munsihi và ctv. 1995). Bùn lắng ở trong ao chủ
yếu là thành phần hữu cơ, có thể có độ dày tới vài cm. Chất hữu cơ có tỷ trọng
thấp nên tập trung chủ yếu lớp mặt. Ở các ao nuôi cá da trơn, độ dày của các lớp
bùn có thể tới 10cm, lƣợng chất hữu cơ trong đó trung bình khoảng 84 mg/l (84
kg/ha) (Lê Văn Cát ctv. 2006). Hàm lƣợng chất hữu cơ tăng dần theo độ sâu, vật
chất hữu cơ trong bùn biến thiên trong khoảng 1-10%, trung bình khoảng 2-5%.
Trong ao nuôi thủy sản thƣờng tích lũy vật chất hữu cơ cao hơn so với đất nông
nghiệp, trong đất nông nghiệp, hàm lƣợng hữu cơ nhỏ hơn 2% (Trƣơng Quốc
Phú, 2006 ).
Ở tầng sâu hàm lƣợng oxy hòa tan thấp đã hạn chế quá trình phân hủy do
vi khuẩn nên tăng sự tích lũy vật chất hữu cơ trong bùn (Nguyễn Quốc Nguyên,
2007). Sự lắng tụ chất hữu cơ biến đổi không đáng kể trong ao nằm trong khoảng
0,73-3,43% vật chất khô. Hàm lƣợng chất hữu cơ tích lũy trong ao tăng do lƣợng
thức ăn và sức sản xuất cơ bản tăng, ao có nhiều thực vật lớn, ao bón nhiều phân
chuồng tích lũy nhiều vật chất hữu cơ hơn các ao thông thƣờng.
Theo Munsiri và ctv. (1995), hàm lƣợng chất hữu cơ thƣờng nhiều nhất ở
lớp bùn bề mặt (0-5cm). Tỷ lệ đạm hữu cơ dễ phân hủy cho đến chất hữu cơ khó
phân hủy cũng cao nhất ở lớp bùn bề mặt (Sonnenholzner và Boy, 2000).
1.2.4 Hàm lƣợng đạm (N) trong bùn ao
Đạm trong các ao nuôi thủy sản có nguồn gốc từ nƣớc, và hầu hết khoảng
80% có nguồn gốc từ thức ăn và các sản phẩm bài tiết của các loài thủy sản, từ vi
sinh vật phân hủy chất hữu cơ (Boyd, 1985; Gross và ctv. 2000). Sự tƣơng tác


6


giữa lớp đất bùn ao và nƣớc ao rất quan trọng ảnh hƣởng đến tính chất sinh hóa
học của đạm.
Theo Thái Mỹ Anh (2006), khi khảo sát một đoạn nuôi cá Tra ở An Giang
kết quả cho thấy hàm lƣợng đạm tổng ở hầu hết các điểm đều có hàm lƣợng chất
hữu cơ cao, đặc biệt là vào thời điểm tháng 3 và tháng 7, dao động từ 6,0 ± 3,9
đến 15,9 ± 8,4%, Theo Lê Bảo Ngọc (2004), bùn ao nuôi cá Tra có tổng đạm
biến động bình quân 2,68 ± 2,71 đến 5,33 ± 4,87mg/g và tỷ lệ thuận với chất hữu
cơ trong bùn ao.
Bảng 1.1 Các dạng đạm (N) khác nhau phổ biến trong đất ao (Keeney, 1973)
Dạng
Dạng liên kết

Hòa tan

Hữu cơ

Vô cơ

Vật chất sống

Ammonia hấp phụ trên bề

Các mảnh vụn

mặt của bùn hay các vật chất


Các chất thải

lơ lửng

Enzyme

Nitrat

Amoni acids

Nitrite

Các acid hữu cơ

Ammonia

Các chất thải

Khí N2

Hầu hết đạm trong các bùn ao thủy sản thƣờng ở dạng kết hợp chất hữu
cơ. Trong ao nuôi thủy sản đạm hữu cơ là nguồn đạm chính, hầu hết N (khoảng
70%) còn lại trong ao là nguồn thức ăn và các sản phẩm bài tiết của cá, tôm. Kết
quả thí nghiệm của Hargreaves (1998), cho thấy đáy ao là nguồn cung cấp đạm
ammomia, nitrite và nitrat.
Theo Mathews và ctv. (2006), trên đất bùn ao đạm vô cơ chiếm ƣu thế và
thƣờng ở các dạng ion sau: NH4+, NO3-, NO2-, các dạng đạm này đƣợc xem nhƣ
là nguồn đạm sinh học hữu dụng chính trong đất đáy ao.

7



1.2.4 Hàm lƣợng lân trong bùn ao
Theo Xia Jiang và ctv. (2007), lân trong nƣớc mặn và nƣớc ngọt thƣờng ở
4 dạng lân nằm trong nƣớc tiếp giáp bùn ao, dạng lân này đƣợc tìm thấy chủ yếu
trong các tế khổng của đất bùn hoặc đƣợc phóng thích ra ngoài khi có sự xáo trộn
của lớp bùn ao, lân hấp thụ vật lý xảy ra trên bề mặt của các phân tử bùn và có
thể đƣợc trích ra khỏi dung dịch đất bằng dung dịch kềm, lân vô cơ không hòa
tan nhƣ ferric và calcium phosphates và lân hữu cơ nằm trong các vật dụng hữu
cơ và vi sinh vật trầm tích trong bùn.
Trong bùn ao lân thƣờng ở dƣới dạng kết hợp với các phức chất của muối
calcium, sắt hoặc nhôm và các dạng hữu cơ hấp thụ trên bề mặt của các chất
khoáng (Kim và ctv. 2003). Sắt, nhôm, canxi đƣợc xem nhƣ là nguồn hấp thu và
duy trì lân quan trọng nhất trên đất bùn ao (Brinkman, 1993).
Lân có thể tồn tại dƣới nhiều dạng hoặc ở dạng vô cơ (PO43-) hoặc ở dạng
hữu cơ (kết hợp với các phân hữu cơ). Lân ở dạng hữu cơ thƣờng có nguồn gốc
sinh học, trong các acid nuclide, polyphosphate, phocphorus esters và
phosphanates (Carlton và ctv. 1988), dạng vô cơ tồn tại trong các phức chất
calcium phosphate, aluminum phosphate, iron phosphate, lân hấp thụ trên bề mặt
sét, các dạng orthophosphate hòa tan trong các khoảng trống của nƣớc ở trong
bùn ao.
Ở các ao nuôi cá Tra, tổng lân trong bùn khá cao, Theo Lê Bảo Ngọc
(2004), tổng lân trong bùn ao nuôi cá Tra 13,2 ± 17,3 đến 16,6 ± 20,2mg/g và tỷ
lệ nghịch với chất hữu cơ. Theo Boyd (1985), lân hòa tan trong nƣớc chỉ chiếm
10-20% tổng lân, phần lớn lân trong ao nuôi bị hấp thu bởi bùn ao. Sự lắng tụ của
lân bị hấp thụ bởi axit, trung bình khoảng 217mg/kg lân khó tiêu (phosphorus
adsorption capcity) lắng tụ nhiều hơn, trung bình là 768mg/kg (Boy và
Boonyaratpalin, 2004).

8



Bảng 1.2 Các dạng lân (P) phổ biến trong ao nuôi thủy sản (Keeney, 1973)
Dạng

Hữu cơ

Dạng liên kết

Vật chất sống

Lân hấp phụ trên bề mặt

Các mảnh vụn

của bùn hay các vật chất

Các chất thải

lơ lửng

Enzymes

Orthophosphate

Amino acids

polyphosphat

Hòa tan


Vô cơ

Các chất thải
Lân ở dạng liên kết có thể ở dạng hữu cơ nhƣ nguyên sinh động và thực
vật, vi khuẩn, cá, các mảnh vụn hữu cơ hoặc dạng vô cơ chủ yếu ở dạng hấp phụ,
lơ lửng hoặc lắng tụ trong bùn ao hoặc tạo phức với một số các ion nhƣ ion Fe,
Al và Ca (Syer và ctv. 1973).
Sự lắng đọng các chất cặn bã trong bùn ao thƣờng đƣợc xem nhƣ cơ thể
của sự mất lân, vì bùn đƣợc biết là có ái lực mạnh đối với lân (Shrestha và Lin,
1996), Vì vậy khi phân tích lân trong nƣớc thƣờng không phát hiện đƣợc do lân
đã hấp thụ trong bùn (Boy, 1985).

9


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2,1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2011.
Địa điểm: xã Tân Lƣợc, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Theo trung tâm dự dáo khí tƣợng thủy văn tại Vĩnh Long năm 2011, nhiệt
độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm không cao (từ 27,0-27,50C). Ẩm độ
không khí trung bình từ 87-88%. Lƣợng mƣa trung bình tƣơng đối cao và biến
động mạnh (từ 184-320 mm).
Bảng 2.1 Tình hình khí tƣợng thủy văn trong thời gian thực hiện thí nghiệm tại
tỉnh Vĩnh Long, 2011.
Thời gian


Nhiệt độ trung bình

Ẩm độ

Lƣợng mƣa

(tháng)

(0C)

(%)

(mm)

9

27,0

88

184

10

27,5

87

320


(Nguồn Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn tại Vĩnh Long, 2011)

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
Giống xà lách TN 102: do công ty giống cây trồng Trang Nông phân phối,
giống đƣợc trồng phổ biến ở vùng ĐBSCL. Cây xòe tán rộng lá chia thùy, màu
xanh vàng, thời gian thu hoạch từ 30-37 ngày sau khi gieo (NSKG) và năng suất
bình quân 13-15 tấn/ha.

10


Phân bùn ao sử dụng trong thí nghiệm: bùn ao khô, bùn ao đã xử lý vi sinh
vật và phân Biogro sử dụng bùn ao làm chất mang.
Phân hữu cơ vi sinh COVAC (1% N, 2% P2O5, 1% K2O), phân bón lá
Super fish (5% N, 1% P2O5, 1% K2O do Công ty TNHHTM & DL Phú Hảo phân
phối).
Thuốc trừ sâu bệnh: Basudin 10H, Proplant 722 SL, Thần hổ, …
Vật liệu thí nghiệm khác: thƣớc dây, thƣớc kẹp, cân, Brix kế, túi ni lông,
máy đo độ brix,…
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 nghiệm
thức và 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 3 loại phân bùn ao và 1 nghiệm thức đối
chứng là phân hữu cơ vi sinh COVAC kết hợp phân cá
1) Đối chứng (ND): phân hữu cơ vi sinh COVAC 1 tấn/ha và phân cá 10
lít/ha.
2) Bùn ao khô (BT): 6,9 tấn/ha.
3) Bùn ao đã xử lý vi sinh (BX): 8,3 tấn/ha.
4) Phân vi sinh Biogro (BI): 0,7 tấn/ha.


11


10m2
4,5 m2

ND

1

BX

2
Lặp lại I

BT

3

BI

4

BT

5

BI


6
Lặp lại II

BX

7

ND

8

ND

9

BT

10
Lặp lại III

BI

11

BX

12

BT


13

BI

14
Lặp lại IV

BX

15

ND

16

Ghi chú: ND: Đối chứng, BT: Bùn ao khô, BX: Bùn ao đã xử lý vi sinh, BI: Phân
vi sinh Biogro. Diện tích : 232 m2
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Hiệu quả của phân vi sinh lên sự sinh trƣởng,
năng suất và chất lƣợng xà lách trong mùa mƣa tại Vĩnh Long”

12


2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị đất và hột giống
Đất tơi xốp, thoát nƣớc tốt, liếp rộng 1,25 m, cao 20 cm, lối đi 20 cm
Hạt giống xà lách đƣợc gieo sạ với lƣợng hạt là 8kg/ha.
* Chăm sóc
- Che lƣới: sau khi gieo tiến hành che lƣới cƣớc trắng phía trên liếp trồng
nhằm giảm tác động xấu của thời tiết đến xà lách, sử dụng lƣới cƣớc trắng và che

cách mặt đất khoảng 60 cm.
- Tỉa cây: khoảng 18-20 NSKG, khoảng cách giữa các cây là 4cm x 4cm.
- Bón phân: nền phân hóa học nhƣ sau: 71-64-32 NPK kg/ha.
+ Bón lót toàn bộ phân bùn ao và phân COVAC theo từng nghiệm thức
với lƣợng nhƣ trình bày tại Bảng 2.2.
+ Tƣới thúc toàn bộ phân hóa học và phân cá (Bảng 2.3), cân và pha phân
riêng cho từng lô (hòa tan từng loại phân sau đó pha chung các loại để tƣới).
Tƣới phân vào chiều mát, tƣới nƣớc ƣớt đều liếp rồi mới tƣới phân hóa học.
- Phòng trừ sâu bệnh: theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời
các loại sâu bệnh hại, chủ yếu bắt bằng tay hoặc dùng các loại thuốc vi sinh thế
hệ mới.
- Tƣới nƣớc: hai lần trong một ngày, vào sáng sớm và chiều mát.
Bảng 2.2 Loại và liều lƣợng phân bón lót trƣớc khi gieo xà lách.
Nghiệm thức

Loại phân

Liều lƣợng (tấn/ha)

ND

Hữu vơ vi sinh COVAC

1,0

BT

Bùn ao khô

6,9


BX

Bùn đã xử lý vi sinh

8,3

BI

Phân vi sinh Biogro

0,7

13


×