Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO sát HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH lúa VON lây LAN QUA đất của VI KHUẨN đối KHÁNG bacillus TRONG điều KIỆN NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

[\

NGUYỄN THỊ HUỆ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH LÚA VON
LÂY LAN QUA ĐẤT CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG
Bacillus TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ, tháng 5-2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

[\

NGUYỄN THỊ HUỆ

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH LÚA VON
LÂY LAN QUA ĐẤT CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG
Bacillus TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THU THỦY
KS. LÊ THỊ MAI THẢO

Cần Thơ, tháng 5-2008


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH LÚA VON
LÂY LAN QUA ĐẤT CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG Bacillus
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Do sinh viên NGUYỄN THỊ HUỆ thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày…...tháng…..năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ THU THỦY

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH LÚA VON
LÂY LAN QUA ĐẤT CỦA VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG
Bacillus TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI”

sinh viên Nguyễn Thị Huệ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày…...
TrungDo
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tháng….. năm 2008.

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:………… điểm
Ý kiến hội đồng:………………………………………………….............................
………….…………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày …. tháng ….năm 2008

TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

ii


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

NGUYỄN THỊ HUỆ

Sinh ngày 03 tháng 03 năm 1983
Nơi sinh: Lắp Vò, Đồng Tháp
Họ tên cha: NGUYỄN VĂN THUẤN
Nghề nghiệp: làm ruộng
Họ tên mẹ: NGUYỄN THỊ PHÙ DUNG
Nghề nghiệp: làm ruộng
Thường trú: ấp An Khương, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

TrungTóm
tâmtắtHọc
liệuhọc
ĐH
quá trình
tậpCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 1991 đến năm 1996 học tiểu học tại trường tiểu học “C” Hội An, ấp An
Khương, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1996 đến 2003 học trung học cơ sở và trung học phổ thông tại trường
THPT Huỳnh Thị Hưởng, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 2004 đến 2008 học đại học tại trường Đại Học Cần Thơ.

iii



LỜI CẢM TẠ

Chân thành biết ơn
Công ơn của cha mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ, mang lại cho con nhiều niềm tin và
nghị lực để vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống.
Cô Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian làm thí nghiệm tại bộ môn.
Chị Lê Thị Mai Thảo, đã nhiệt tình chỉ dẫn và động viên em trong suốt thời
gian làm đề tài.
Thân ái gởi đến các bạn lớp nông học khóa 30 đã cùng tôi học tập trong suốt 4
năm qua với những lời chúc tốt đẹp nhất.
thành
tạ Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâmChân
Học
liệucảm
ĐH

iv


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

TIỂU SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................iv

MỤC LỤC..............................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... viii
TÓM LỰỢC..........................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................2
1.1. Sự phân bố và thiệt hại của bệnh lúa von .......................................................2
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................2
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................2
1.2. Triệu chứng .....................................................................................................3
TácHọc
nhân liệu
..........................................................................................................4
Trung1.3.
tâm
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.1 Đặc tính sinh lý .............................................................................................5
1.3.2 Điều kiện phát sinh và phát triển ..................................................................5
1.3.3 Chu kỳ bệnh .................................................................................................7
1.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh ................8
1.3.4.1. Nhiệt độ.....................................................................................................8
1.3.4.2 Ẩm độ.........................................................................................................8
1.3.4.3 pH ...............................................................................................................8
1.3.4.4 Phân bón.....................................................................................................9
1.4. Tính chống bệnh và phạm vi kí chủ................................................................9
1.5. Phòng trừ sinh học bệnh cây ...........................................................................9
1.5.1. Khái niệm về phòng trừ sinh học bệnh cây..................................................9
1.5.2. Vai trò của vi sinh vật trong phòng trừ sinh học bệnh cây ........................10
1.5.3. Cơ chế và tiến trình của hiện tượng suy giảm nguồn bệnh........................11
1.6. Vi khuẩn đối kháng .......................................................................................12


v


1.6.1. Đặc điểm hình thái của vi khuẩn Bacillus..................................................12
1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vi khuẩn............................13
1.6.2.1. pH ...........................................................................................................13
1.6.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của vi khuẩn ..........................................................13
1.6.3. Những nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus ...................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................17
2.1 Phương tiện ....................................................................................................17
2.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN..............................................................21
3.1 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus đối với bệnh lúa von lây lan qua đất ở thời
điểm 5 ngày sau khi gieo (NSG) ..........................................................................21
3.2 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus đối với bệnh lúa von lây lan qua đất ở thời
điểm 10 ngày sau khi gieo ...................................................................................23
3.3 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus đối với bệnh lúa von lây lan qua đất ở thời
ngày liệu
sau khi
gieo
...................................................................................26
Trungđiểm
tâm15Học
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.4 Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus đối với bệnh lúa von lây lan qua đất ở thời
điểm 20 ngày sau khi gieo ...................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................35

4.1 Kết luận ..........................................................................................................35
4.2 Đề Nghị ..........................................................................................................35

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Trung tâm
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Tựa bảng

Trang


Tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở

thời điểm 5 NSG
21
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi
khuẩn Bacillus vào thời điểm 5 NSG
22
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 3 biện pháp xử lý vào thời điểm 5 NSG
23
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 3 biện pháp xử lý vào thời
điểm 5 NSG
23
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở
thời điểm 10 NSG
24
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi
khuẩn Bacillus vào thời điểm 10 NSG
24
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời điểm 10 NSG 25
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời
điểm 10 NSG
26
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở
thời điểm 15 NSG
27
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên27cứu
khuẩn Bacillus vào thời điểm 15 NSG

Tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời điểm 15 NSG 28
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời
điểm 15 NSG
28
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở
thời điểm 20 NSG
29
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) khi xử lý với 6 chủng vi
khuẩn Bacillus vào thời điểm 20 NSG
30
Tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời điểm 5 NSG
31
Hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh lúa von (%) ở 4 biện pháp xử lý vào thời
điểm 20 NSG
31

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4

Tựa hình
Vòng đời bệnh lúa von
Hiệu quả của 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở biện pháp ngâm hạt

vào thời điểm 15 NSG
Hiệu quả của 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở biện pháp áo hạt vào
thời điểm 15 NSG
Hiệu quả của 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở biện pháp phun 3 ngày
sau gieo vào thời điểm 15 ngày
Hiệu quả của 6 chủng vi khuẩn Bacillus ở biện pháp phun 5 ngày
sau gieo vào thời điểm 15 ngày

Trang
7
33
33
34
34

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


Nguyễn Thị Huệ - 2008. “Khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh lúa von lưu tồn trong
đất của 6 loài vi khuẩn đối kháng Bacillus trong điều kiện nhà lưới”. Luận văn tốt
nghiệp, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn khoa học: Ts. Trần Thị Thu Thủy và Ks. Lê Thị Mai Thảo
TÓM LƯỢC
Đề tài “khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh lúa von lây lan qua đất của vi khuẩn
đối kháng Bacillus trong điều kiện nhà lưới” từ tháng 01 đến 05 năm 2008 nhằm
mục đích tìm ra biện pháp xử lý vi khuẩn để phòng trị bệnh lúa von. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố gồm nhân tố A là 4
biện pháp xử lý: ngâm hạt, áo hạt, phun 3 ngày sau gieo (NSG) và phun 5 NSG. Và

nhân tố B là 6 chủng vi khuẩn gồm Bacillus pumilus (AGB1), Paenibacillus
macerans (AGB3), Bacillus sp. (AGB4), Bacillus pumilus (AGB15), Bacillus
pumilus (AGB17), Bacillus megaterium (AGB27), 24 nghiệm thức với 4 lặp lại. Kết
quả ghi nhận chỉ tiêu vào các thời điểm 5, 10, 15 và 20 NSG dựa trên kết quả tính tỉ
bệnh Học
(TLB)liệu
và hiệu
giảmThơ
tỉ lệ bệnh
(HQGTLB)
cho tập
thấy:và nghiên cứu
Trunglệtâm
ĐHquảCần
@ Tài
liệu học
Qua kết quả khảo sát hiệu quả phòng trị của 6 chủng vi khuẩn Bacillus đối
bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme lây lan qua đất trên giống lúa Jasmine
85 trong điều kiện nhà lưới ở 4 thời điểm cho thấy hiệu quả quả lý tốt bệnh lúa von
kéo dài đến 20 NSG. Tuy nhiên HQGTLB của các chủng vi khuẩn thay đổi tùy theo
biện pháp xử lý.
Đối với 2 chủng vi khuẩn AGB1 và AGB3 có HQGTLB cao đến thời điểm 10
NSG ở cả 4 biện pháp xử lý. Trong khi đó, vi khuẩn AGB4 có HQGTLB cao đến
giai đoạn 15 NSG ở biện pháp phun 3 NSG và kéo dài đến 20 NSG ở biện pháp
ngâm. Chủng vi khuẩn AGB15 có HQGTLB đến 15 NSG đối với 2 biện pháp ngâm
hạt và phun 5 NSG. Hai chủng vi khuẩn AGB17 và AGB 27 có HQGTLB cao đến
15 NSG ở 3 biện pháp ngâm hạt, phun 3 NSG và phun 5 NSG.
Trong 4 biện pháp xử lý, biện pháp ngâm hạt và phun vi khuẩn 3 NSG có hiệu
quả cao hơn 2 biện pháp còn lại.Vì vậy, có thể áp dụng biện pháp phun huyền phù


ix


vi khuẩn (2.106 CFU/ml) vào giai đoạn 3 NSG vào thực tế sản xuất vì nó dễ làm và
mang tính thực tiễn cao.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


MỞ ĐẦU
Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheldon gây ra là một trong những
bệnh quan trọng phân bố khắp các vùng trồng lúa trên thế giới như Trung Quốc,
Philippines, Srilanka, Thái Lan, Italia… (OU, 1983). Ở nước ta bệnh lúa von đã
được biết đến từ lâu, những nghiên cứu về bệnh này cũng được thực hiện nhưng ở
mức độ giới hạn. Trong những năm gần đây, bệnh lúa von xảy ra ở nhiều nơi với
mức độ ngày càng nặng. Vụ lúa Đông xuân năm 2005 - 2006 bệnh phát triển mạnh
đều khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều ruộng lúa nhiễm bệnh khá
nặng, tỉ lệ bệnh lên tới 40-50% nhất là với những vùng canh tác lúa 3 vụ (Phạm Văn
Kim, 2006).
Để phòng trừ bệnh đa số người dân đều sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, về
hiệu quả lâu dài đã tạo ra khả năng kháng thuốc và tính kháng thuốc đối với nấm
Fusarium moniliforme đã được ghi nhận (Rosales và Mew, 1997). Vì vậy, đề tài “
Khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh lúa von lây lan qua đất của vi khuẩn đối kháng
trongliệu
điều ĐH
kiện nhà
lưới”
được

nhằm
mục
đích:
TrungBacillus
tâm Học
Cần
Thơ
@thực
Tàihiện
liệu
học
tập
và nghiên cứu
Tìm ra biện pháp xử lý vi khuẩn để phòng trị bệnh lúa von do nấm Fusarium
moniliforme lây lan qua đất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Sự phân bố và thiệt hại của bệnh lúa von
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh lúa von được phát hiện đầu tiên ở Nhật 1828 (Ito và Kimura, 1931). Năm
1898, được Hori mô tả lần đầu tiên và giám định nấm gây bệnh là Fusarium (OU,
1983). Năm 1919, Sawada tìm thấy giai đoạn hữu tính của nấm và đặc tên là Lisae
fujikuroi. Năm 1931, Ito và Kimura xác định tên nấm là Gibberella fujikuroi. Theo
Snyd. & Hans (1954) giai đoạn vô tính của nấm được gọi là Fusarium moniliforme
(Sheld) (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998 trích dẫn). Và theo Kurosawa (1926);
Yabuta, Sumuki và Hayaski (1935) nấm sản sinh ra chất Gibberellin gây nở to cho

các mô cây bệnh (OU, 1983 trích dẫn).
Thất thu năng suất do bệnh rất đáng kể ở nhiều nơi như ở Hokkaido, bệnh làm
giảm năng suất 20%; 40 - 50% ở Kinki Chugoku, Nhật (Ito và Kimura, 1931) và
Đông liệu
Uttar ĐH
Pradesh,
Độ (Pavgi,
(Võ Thanh
Hoàng,cứu
1993
Trung15%
tâmở Học
CầnẤnThơ
@ TàiSingh,
liệu 1964)
học tập
và nghiên
trích dẫn). Theo Merca and Mew (1988); Misra và ctv (1994). Dưới sự kiểm tra hạt
lúa một cách tổng quát của viện nghiên cứu lúa thế giới (IRRI) thì mức độ nhiễm
G.fujikuroi là trên 25%.
1.1.2. Ở Việt Nam
Năm 1943, Bugnicourt là người đầu tiên nghiên cứu và xác định bệnh lúa von ở
Việt Nam. Năm 1956, bệnh gây hại nặng ở vùng Đồng bằng sông Hồng, có nơi
thiệt hại tới 2/3 sản lượng. Năm 1970, bệnh xuất hiện và phá hại nặng ở một số tỉnh
Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà… (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Bệnh chủ
yếu tập trung gây hại trên một số giống như: OM2517, OM2514, OMCS2000,
IR50404, IR42..., đặc biệt là giống Jasmine 85, có ruộng tỉ lệ bệnh lên tới 90%, phải
hủy bỏ (sở Khoa Học và Công Nghệ Bắc Ninh, 2008). Vụ lúa Đông xuân năm 2003
- 2004 trên các nương mạ các giống lúa lai và một số giống lúa thuần ở tỉnh Ninh
Bình bị bệnh lúa von gây hại nặng. Các giống bị nhiễm bệnh nặng nhất là D-ưu


2


527, Nhị ưu 838, tỉ lệ bệnh từ 45 - 55%, cá biệt có nơi đến 75% số cây (Viện Bảo
Vệ Thực Vật, 2005).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long bệnh cũng có mặt nhiều nơi, nhất là ở vụ Đông
Xuân, mức độ thiệt hại tùy giống và tùy năm. Trên giống IR-42 ở huyện Mỹ Xuyên,
Sóc Trăng tỉ lệ chồi nhiễm đến 10 - 20% (Võ Thanh Hoàng, 1993). Vụ lúa Đông
xuân năm 2005 - 2006 bệnh phát triển mạnh đều khắp các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long, nhiều ruộng lúa nhiễm bệnh khá nặng, tỉ lệ bệnh lên tới 40-50% nhất là
với những vùng canh tác lúa 3 vụ (Phạm Văn Kim, 2006). Đến vụ Đông Xuân 2006
- 2007, nhiều tỉnh có xuất hiện bệnh lúa von, đặc biệt là thành phố Cần Thơ, bệnh
lúa von xuất hiện trong những vùng lúa ở tất cả các huyện trong đó nặng nhất là Ô
Môn, Cờ Đỏ và Thốt Nốt. Mức độ ruộng bị nhiễm khỏang 20% (Nguyễn Công
Thành, 2007).
1.2. Triệu chứng
Bệnh lúa von có thể xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ cho tới khi thu hoạch.

TrungĐặc
tâm
Học
liệucủaĐH
Thơ
họcqueo,
tập lá
vàbệnh
nghiên
điểm
chung

bệnhCần
là cây
phát @
triểnTài
cao liệu
vọt, cong
chuyểncứu
màu
xanh nhạt sau đó màu vàng gạch cua, cứng giòn rồi chết nhanh chóng (Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề, 1998). Cây mạ bị bệnh có chiều cao hơn so với cây bình
thường, mảnh và xanh vàng nhạt. Nhìn theo tầm đỉnh ngọn lá sẽ thấy cây mạ bị
bệnh lộ rõ và phân tán khắp ruộng. Cây mạ bị bệnh nặng sẽ chết trước lúc nhổ cấy.
Tuy nhiên không phải toàn thể mạ bị bệnh đều có triệu chứng von cao, đôi khi thấp
lùn còi cọc hoặc tỏ ra vẫn bình thường (OU, 1983). Triệu chứng thay đổi tùy dòng
nấm và điều kiện môi trường, nhất là nhiệt độ, ẩm độ, và mật số nấm hại … có thể
có 5 dạng triệu chứng: vươn dài, vươn dài rồi sau đó phát triển bình thường, vươn
dài rồi sau đó bị lùn, cây bị lùn, cây không phát triển (Võ Thanh Hoàng, 1993). Và
theo Nguyễn Giang Thuần (2007) khảo sát khả năng gây bệnh lúa von của một số
chủng nấm Fusarium moniliforme thu thập tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy
trong các triệu chứng biểu hiện bệnh lúa von thì triệu chứng cây vươn dài là phổ
biến nhất.

3


Trên ruộng lúa ở giai đoạn lớn, chồi bệnh cao mảnh khảnh, lá cờ màu xanh nhạt
nổi rõ trên độ cao bình thường của tán lá. Cây bệnh nhảy chồi ít, lá khô dần từ dưới
lên và cây bệnh bị chết vài tuần sau. Cũng có khi cây bệnh còn sống và cho gié
nhưng hạt bị lép hoàn toàn. Lóng thân cây bệnh thường mọc nhiều rễ phụ ở đốt. Ở
gốc cây bệnh có thể thấy mốc trắng hay hồng, đó là khuẩn ty và bào tử của nấm, lớp

nấm này lan dần lên trên khi cây chết. Nấm cũng có thể hình thành quả nang bầu
trên cây bệnh nếu điều kiện thuận lợi. Cây bệnh có thể mọc rễ ở các đốt trên, góc lá
rộng hơn bình thường (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Thực tế cho thấy, ở giai đoạn mạ và thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa thường bị bệnh gây
hại mạnh nhất (Nguyễn Công Thành, 2007).
1.3. Tác nhân
Bệnh do nấm Fusarium moniliforme thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, bộ
Moniliales, họ Tuberculariaceae, loại Fusarium, loài Fusarium moniliforme., có giai
đoạn sinh sản hữu tính bằng nang nên còn gọi là Gibberella fujikuroi thuộc lớp nấm
Hypocreales,
họ Nectriaceae,
loạivàGibberella,
loài
Trungnang
tâm Ascomycetes,
Học liệu ĐHbộCần
Thơ @ Tài
liệu học tập
nghiên cứu
Gibberella fujikuroi (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Trong giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm tạo quả nang bầu hình khối cầu hay
bầu dục, mặt ngoài hơi sần sùi, có màu xanh đậm. kích thước từ 190-390 x 160 420 μ , tử nang hình ống dạng pittông, trên dẹt, chứa 4-6, hiếm có 8 tử nang bào tử,
bào tử xếp thành hàng một hoặc hàng hai, bào tử có một vách ngăn, kích thước 14 18 x 4.4 - 7 μ , có trường hợp lớn hơn 27 - 45 x 6 - 7 μ khi trong tử nang có một bào
tử (OU, 1983).
Trong giai đoạn sinh sản vô tính nấm Fusarium moniliforme có hai dạng bào tử:
bào tử nhỏ (microconidium) ít hoặc nhiều dính thành chuỗi và giữ được liền với
nhau, hoặc chia cắt thành những khối hoặc đầu giả, về sau khuếch tán vào các
khuẩn thể sạch màu vàng nhạt hoặc trắng hồng tựa như bột mịn không màu, có 1
hoặc 2 bào tử, hình thoi hay hình trứng tròn (OU, 1983). Không có hay có một vách
ngăn (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bào tử lớn (macroconidium) thanh mãnh, hình dùi

hơi có hình lưỡi liềm hoặc gần thẳng, hai đầu thon hẹp. Đôi khi hơi cong tạo thành

4


cái móc ở đỉnh, tế bào gốc hơi hoặc có dạng chân rõ rệt, tạo thành những cành
nhánh mang bào tử, mọc thành đám có màu vàng hoặc hồng da cam, khi khô màu
đỏ cà rốt, nâu vàng hoặc vàng nhạt, có 3 - 5 vách ngăn hiếm có 6 - 7 vách ngăn.
Nấm Fusarium có khả năng hình thành bào tử áo vách dầy để lưu tồn chống lại
sự khô hạn (Phạm Văn Kim, 2000).
1.3.1 Đặc tính sinh lý
Nấm Fusarium dễ nuôi cấy trên nhiều loại môi trường, thường dùng dung dịch
Richard hay Knop. Nhiệt độ tối thích là 27 - 30 0C. Nguyên tố vi lượng như borax,
kẽm, mangan làm gia tăng sự phát triển của nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Nấm dễ tách ròng trên môi trường có chứa quintozene. Sinh tiểu hay đại bào tử
cũng tùy thuộc dinh dưỡng trong môi trường, bào tử được sinh nhiều nếu có ánh
sáng liên tục, nếu thiếu ánh sáng phải dùng môi trường Tochnai agar (Võ Thanh
Hoàng, 1993).
Trong môi trường sống nấm Fusarium tiết ra 2 chất: fusaric acid và gibberellin.
dòng
nấm,
thành
môiThơ
trường
điều
kiệnhọc
pháttập
triển,và
nấm
có thể tạo

TrungTùy
tâm
Học
liệu
ĐHphần
Cần
@vàTài
liệu
nghiên
cứura
chất ức chế hay kích thích sự phát triển của cây lúa. Trên môi trường có KH2PO4,
hay MgSO4 hay có nhiều Kali, nấm sẽ tạo ra nhiều gibberellin, trong khi glucose lại
rất tốt để nấm tạo fusaric acid. Mật độ nấm bệnh càng cao, nấm có khuynh hướng
tạo nhiều fusaric acid (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.3.2 Điều kiện phát sinh và phát triển
* Lưu tồn
Nấm Fusarium lưu tồn trong phôi hạt giống và trong đất, do bào tử phân sinh và
quả thể bầu ở vết bệnh được nước mưa làm rơi xuống đất, tồn tại trong đất và trở
thành nguồn bệnh. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và giữ sức sống
ở trong đất từ 4-6 tháng. Nấm cũng có thể lưu tồn trong đất do mưa rửa trôi các
đính bào tử hay nang bào tử trên hạt cây bệnh, hay trên rơm rạ. Đại bào tử hay
khuẩn ty của nấm cũng sống được 4 tháng trong đất (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Nấm tồn tại qua mùa đông (hoặc mùa hè ở các vùng nhiệt đới) trong các hạt bị
nhiễm bệnh và các bộ phận khác của cây bệnh. Wollenweber và Reinking (1935)

5


cho rằng nấm có thể sống sót được ít nhất là 3 năm trong phòng với điều kiện khô
ráo. Kanjanasoon (1965) phát hiện thấy nấm sống được trong hạt và cây bệnh sau 410 tháng ở nhiệt độ trong phòng, và sau hơn 3 năm trong điều kiện bảo quản lạnh

70C (OU, 1983 trích dẫn).
* Sự lây lan
Đối với bệnh lan truyền qua hạt. Khi bị bệnh nặng, hạt bị biến màu đỏ nhạt do sự
có mặt của các bào tử nấm gây bệnh. Thường toàn bộ hạt bị biến màu. Có thể phân
lập được nấm từ những hạt hình như là khỏe nếu chúng lấy từ một ruộng bị bệnh.
Các hạt như vậy khi nẩy mầm sẽ sinh ra những cây mạ có triệu chứng von, trong
khi đó những hạt có màu đỏ nhạt lại sinh ra những cây mạ lùn còi cọc. Do đó triệu
chứng cao vóng hay thấp lùn của mạ có thể xác định được bằng mức độ bị bệnh của
hạt. Seto (1937) đã xác định được rằng thời gian thích hợp cho bệnh phát triển lây
vào hạt là khi lúa phơi màu. Quá trình nhiễm bệnh diễn ra trong 3 tuần và sau đó
mức độ nhiễm giảm dần. Nấm gây được bệnh cho cả các nhánh bông. Ngoài ra nấm
thể gây
bệnh
choĐH
mạ ởCần
một giai
đoạn
củatập
chúng.
trở nên
nội
Trungcótâm
Học
liệu
Thơ
@phát
Tàitriển
liệusớm
học
và Nấm

nghiên
cứu
hấp, mọc lên cùng với cây nhưng không xâm nhập vào các bộ phận hoa (OU, 1983
trích dẫn).
Nguồn nang bào tử trong không khí cũng là nguồn bệnh quan trọng, ở ruộng bị
nhiễm bệnh trung bình 100% hạt có thể có nấm bệnh hiện diện và khi gieo có đến
30% cây mạ có triệu chứng vươn dài. Bệnh lan truyền qua đất, nếu chủng mầm
bệnh vào đất rồi gieo ngay có đến 93% cây mạ sẽ bị nhiễm bệnh, tỉ lệ này sẽ giảm
nếu để sau 3 tháng còn 0,7% và sẽ không có cây bệnh nếu để sau 6 tháng. Bệnh lây
lan qua không khí nhờ gió và nước. Nang bào tử chủ yếu phát tán trong không khí
vào ban đêm trong các tháng mưa (Võ Thanh Hoàng, 1993).

6


1.3.3 Chu kỳ bệnh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 1.1 Vòng đời bệnh lúa von (Theo tài liệu IRRI)
Theo Hemmi, Seto và Ikeya (1931) phát hiện thấy hạt bị nhiễm bệnh vào thời
kì lúa có hoa (lúa phơi màu). Rajagopalan và Bhuvaneswari (1964) thấy rằng gieo
các hạt không nẩy mầm và hạt nẩy mầm vào đất có nguồn bệnh thì hạt không nảy
mầm có triệu chứng bệnh nặng hơn. Trong vòng 72 giờ đầu, khi hạt bắt đầu tiến
trình nẩy mầm là giai đoạn nguy hại đối với sự phát triển của bệnh, vì chất tiết ra do
hạt nảy mầm có chưa các amino acid và đường, là những chất giàu năng lượng đối
với nấm.
Nấm có thể nhiểm vào cây mạ ở giai đoạn đầu, phát triển bên trong thân cây,
nhưng không xâm nhập vào mầm sinh trưởng. Mạ gieo càng dầy bệnh sẽ càng nặng
do không những chỉ những hạt có mang mầm bệnh bị bệnh, mà từ những hạt này
bệnh sẽ lây lan sang những hạt khác, gieo dầy cũng tạo điều kiện nhiệt độ ẩm độ

thích hợp cho nấm phát triển. Mức độ gây hại cho cây còn tùy thuộc vào mật số

7


mầm bệnh, nếu mật số cao mạ sẽ bị cháy, lùn hay vàng; nếu mật số vừa phải, mạ sẽ
có triệu chứng vươn dài. Trên cây bệnh khuẩn ty và tiểu bào tử nấm tập trung trong
những khoảng trống của mô mộc, nấm không xâm nhập vào mô libe và nhu mô. Sự
hiện diện của nấm trong cây cũng không liên tục có thể ở chỗ này rồi không có ở 2 3 đốt kế, sau đó lại có hiện diện trở lại (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Nấm sản sinh ra các bào tử trên các bộ phận cây bị bệnh, những bào tử đó lan
truyền qua gió và nước dễ dàng và gây đợt bệnh mới cho cây lúa. Sự sản sinh dồi
dào các bào tử trên thân rơm bị bệnh chết trong ruộng về cuối vụ sinh trưởng phù
hợp với thời gian lúa phơi màu và chín, và do đó các bào tử có khả năng gây bệnh
hoặc lây nhiễm cho hạt (OU, 1983).
1.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phát triển của bệnh
1.3.4.1 Nhiệt độ
Nói chung khi nhiệt độ thấp quan sát không thấy hoặc chỉ thấy rất ít cây lúa bị
von (OU, 1983). Nhiệt độ đất 350C thích hợp cho sự phát triển của mạ, nhưng cũng
cho liệu
sự phát
triển
của Thơ
bệnh. Tỉ
bệnhliệu
sẽ giảm
độ đấtcứu
và ở
Trungthuận
tâmlợi
Học

ĐH
Cần
@lệTài
họcdần
tậptheo
vànhiệt
nghiên
nhiệt độ 200C, không quan sát thấy triệu chứng vươn dài nhưng có thể phân lập nấm
trên những cây trông khỏe mạnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.3.4.2. Ẩm độ
Khi điều kiện đất ẩm ướt thì phát hiện thấy triệu chứng mạ bị von, còn trong điều
kiện đất khô cây lại bị ngừng sinh trưởng và còi cọc (Seto, 1933a, 1935). Tuy nhiên
theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) lại cho rằng ở đất khô bệnh sẽ nặng hơn
đất ngập nước.
1.3.4.3. pH
Yabuta, Sumiki và Uno (1939) đã tiến hành những nghiên cứu về các điều kiện
thích hợp cho sự sản sinh gibberellin và acid fusaric. Phát hiện thấy độ pH thích
hợp đối với sản sinh gibberellin là 3 – 4, trong khi đó đối với acid fusaric là 9 (OU,
1983).

8


1.3.4.4. Phân bón
Bón đạm cho đất làm kích thích sự phát triển của bệnh, còn bón thêm kali hoặc
lân không có tác dụng làm giảm những ảnh hưởng đó. Thêm ammonium sulphate
hoặc asparagin vào môi trường nuôi cấy cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng
của nấm. Do đó, sự gia tăng tỉ lệ bệnh trong những ruộng được bón thêm đạm là vì
sinh trưởng của nấm được tăng lên chứ không phải là vì tính mẫn cảm của cây chủ
tăng lên (OU, 1983)

1.4. Tính chống bệnh và phạm vi kí chủ
Ở Nhật Bản các giống Shiroka, Akage số 3 và Kairyo-Mochi số 1 chống được
bệnh (Ito và Kimura, 1931). Thomas (1933) đã khảo sát 41 giống ở Ấn Độ và thấy
các giống chống chịu như Wateribune có tỉ lệ bệnh 1,13%, Aryan 1,85% và GEB
2,4 - 4,83%.
Kanjanasoon (1965) quan sát thấy 72 giờ sau khi lây bệnh cho hạt bằng một
khối bào tử, sợi nấm mọc thành đám dầy ở giữa tán lá và bẹ lá bao quanh tán lá.
đó Học
sợi nấm
nhậpCần
vào Thơ
mô của@giống
nhưng
trườngcứu
hợp
TrungSau
tâm
liệuđộtĐH
Tài cảm
liệunhiễm,
học tập
vàtrong
nghiên
giống kháng bệnh nấm không thể mọc tốt trên bề mặt cây và bẹ lá bao quanh và
không thể mọc thành đám dầy đủ để xâm nhập vào mô cây ký chủ, và số lượng sợi
nấm ban đầu bị giảm đi đáng kể (OU, 1983).
1.5. Phòng trừ sinh học bệnh cây
1.5.1. Khái niệm về phòng trừ sinh học bệnh cây
Phòng trừ sinh học bệnh cây (PTSHBC) là thông qua một hoặc nhiều sinh vật
(ngoại trừ con người) để khống chế mầm bệnh hay làm giảm sự sinh trưởng và phát

triển của một tác nhân gây hại nào đó. Đến năm 1988, Cook đã đưa ra một khái
niệm rộng hơn về phòng trừ sinh học. Theo ông PTSHBC là việc sử dụng vi sinh
vật, gen và các sản phẩm của gen để điều khiển tác nhân gây bệnh. Các cách điều
khiển tác nhân gây bệnh có thể là: duy trì mật số nguồn bệnh ở mức thấp dưới
ngưỡng kinh tế, làm chậm hoặc loại trừ tiến trình xâm nhiễm của bệnh, kích hoạt và
tạo đièu kiện phát huy hệ thống tự vệ của cây (Cook và Baker, 1989).

9


Theo Phạm Văn Kim (2000) biện pháp sinh học trong phòng trị bệnh cây là điều
khiển môi trường, cây trồng và sinh vật đối kháng một cách thích hợp, để tạo nên
một thế cân bằng sinh học cần thiết, giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống dưới
ngưỡng gây hại. Nhờ đó, bệnh cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ảnh
hưởng quan trọng về mặt kinh tế.
1.5.2. Vai trò của vi sinh vật trong phòng trừ sinh học bệnh cây
Trong thế giới vi sinh vật có lợi trong tự nhiên như nấm, xạ khuẩn, virus thì vi
khuẩn đối kháng là nhóm vi sinh vật đơn bào có cấu tạo đơn giản nhưng giữ vai trò
vô cùng quan trọng. Chúng tồn tại khắp nơi trong đất, nước, bề mặt cây trồng…
Chúng có khả năng hạn chế những vi sinh vật khác bằng các cơ chế như tiết kháng
sinh (Antibiotic), cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi ở, nó hạn chế sự phát triển của
nhóm sinh vật khác góp phần tạo cân bằng sinh thái trong tự nhiên (Mukerji and
Garg, 1993 do Nguyễn Thị Thu Nga, 2003 trích dẫn).
Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều vi sinh vật đối kháng với nấm như
Sporidesmium,
khuẩn
đối khángcứu
như
TrungTrichoderma,
tâm Học liệu

ĐH Cần Penicillium…;
Thơ @ Tài và
liệunhóm
họcvitập
và nghiên
Bacillus, Pseudomonas… Nhóm vi sinh vật đối kháng này có khả năng làm giảm
nguồn bệnh bằng cách tiết ra kháng sinh. Các vi khuẩn Bacillus, Enterobacter và
Pseudomonas có khả năng đối kháng với các nấm gây bệnh cây trồng như
Sclerotium ceptivorum, Phytophthora sp., Pythium sp. (Agrios, 1997). Một số vi
khuẩn thuộc chi Pseudomonas, Bacillus trong đất có thể sống bám trên sợi nấm
Fusarium oxysporium hoặc Phytophthora spp. đồng thời tiết ra chất ức chế sự phát
triển của sợi nấm này (Phạm Văn Kim, 2000). Vi khuẩn Bacillus sp. TG19 là chủng
vi sinh vật đối kháng được sử dụng trong phòng trừ sinh học đối với một số bệnh
cây do nấm gây ra và có tính an toàn đối với con người (Lê Thị Kim Ngữ, 2005).
Vi khuẩn Bacillus được phân lập từ đất trồng có khả năng sinh tổng hợp indolacetic-acid (IAA). Khả năng sinh tổng hợp IAA thay đổi theo thời gian và phụ
thuộc vào từng chủng. vi khuẩn tiết ra IAA trong điều kiện bất lợi có thể có vai trò
chức năng rất lớn tăng khả năng tạo mối liên kết “ cây – vi sinh vật (Phạm Việt
Cường và ctv, 2003). Theo Nielsen và ctv (1997) các dòng vi khuẩn Paenibeillus

10


polymyxa, Bacillus pumilus, Bacillus sp. có khả năng tiết ra enzyme thuộc nhóm
phân giải glucan như cellulase, mannase và xylanase và các enzyme phân hủy
protein của vách tế bào nấm Aphamyces cochlioides gây bệnh thối rễ củ cải đường
(Lại Văn Ê, 2003 trích dẫn).
Chế phẩm Bacillus pumilus đối kháng có khả năng ức chế được nhiều loài nấm
mốc nhiễm trong quá trình bảo quản nông sản, đặc biệt là các nấm mốc sinh độc tố
aflatoxin như Asperillus flavus, Aspergillus nominus... Chế phẩm được dùng để
chống mốc cho các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bảo quản ngô, lạc, các

loại đậu đỗ, thức ăn gia súc, là những nông sản rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin. Chế
phẩm không độc hại đối với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường,
không để lại dư lượng cho nông sản được xử lý và sử dụng tiện lợi (Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2004).
1.5.3. Cơ chế và tiến trình của hiện tượng suy giảm nguồn bệnh
Vi sinh vật đối kháng có khả năng làm giảm mức độ phát triển của nguồn bệnh
chế khác
chế học
này giúp
rất nghiên
nhiều chocứu
công
Trungbằng
tâmnhiều
Họccơliệu
ĐH nhau.
Cần Việc
Thơhiểu
@ biết
Tàicơliệu
tậpítvà
tác phòng trừ sinh học bệnh cây một cách có hiệu quả. Có 3 cơ chế sau đây:
Sự đối kháng: sự dối kháng là hiện tượng xảy ra khi có một loài bị hại do tác
động của một hay nhiều loài vi sinh vật khác. Là do vi sinh vật đối kháng đã tiết ra
chất kháng sinh hoặc những chất có tác động tương tự. Chất kháng sinh thường là
những chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp. Ở nồng độ thấp, chất kháng sinh
tác động đến sự tăng trưởng hoặc các hoạt động biến dưỡng của các vi sinh vật
khác. Các dòng vi khuẩn Bacillus có khả năng sản xuất kháng sinh như Fengicin,
Zwittermicin A (nhóm aminopolzol) và Kanosamine (3-amino-3deoxy-D-glucose),
những chất kháng sinh này đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ sinh học bệnh

cây (Leifert và ctv, 1995).
Sự cạnh tranh: sự cạnh tranh giữa hai loài xảy ra khi môi trường sinh sống thiếu
nguồn cung cấp dinh dưỡng hoặc chổ ở. Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy
nấm Pythium oligandrum hiện diện ở vùng rễ cây có khả năng kích hoạt hệ thống tự
vệ trong mô rễ cây hoặc cạnh tranh trực tiếp thức ăn và chổ ở với các tác nhân gây

11


bệnh khác nằm trong đất (Shoroth và Hancock, 1981). Theo Loper (1988) việc tiết
ra Siderophores của một số dòng Pseudomonas ánh huỳnh quang đã hạn chế được
bệnh chết cây con và thối rễ. Siderophores tiết ra từ dòng P.fluorescens 3551 đã hạn
chế được bệnh chết cây con trên bông vải do nấm Pythium ultimum gây ra (Biện
Phương Đông, 2005 trích dẫn).
Ký sinh và ăn mồi: Hiện tượng ký sinh và ăn mồi là hiện tượng trong đó một loài
trực tiếp ký sinh trên loài khác và khai thác nguồn dinh dưỡng của loài vi sinh vật kí
chủ. Hiện tượng ký sinh và khả năng ứng dụng chúng trong phòng trừ sinh học đã
được biết đến từ năm 1932, trong đó Tricoderma và Gliocladium virens là hai loài
nấm được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng trừ sinh học (Fang và Tsao, 1995).
1.6.Vi khuẩn đối kháng
1.6.1. Đặc điểm hình thái của vi khuẩn Bacillus
Những vi khuẩn thuộc họ Bacilliaceae, trong đó nhiều Bacillus sp. có nhiều
trong đất. Hình que, kích thước 1,0 x 3,0 – 5,0 μ , gram dương, không có nang bao

Trungquanh
tâm vỏ,
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiếu khí, chuyển động và đa dạng chuỗi nội bào tử 1,4 – 1,5 μ (Cook và
Baker, 1989).

Vi khuẩn Bacillus sp. là những vi khuẩn sinh bào tử, khuẩn lạc có màu hoặc
không màu, mặt khuẩn lạc bị nhăn, trong môi trường lỏng chúng tậo thành lớp
nhăn, đục và lắng cặn. Chiều dài của tế bào khoảng 0,5 – 1,2 μ , chiều dài phụ thuộc
vào điều kiện nuôi cấy và mức độ phát triển, chúng không có nhân định hình. Trong
điều kiện bất lợi trong tế bào hình thành một bào tử, bào tử có thể nằm ở chính giữa
hoặc đầu tế bào cũng như ở giữa khoảng này. Những bào tử này rất bền vững với
những chất sát trùng với nhiệt độ cao và trạng thái khô. Những tế bào sinh sản chủ
yếu bằng phân cắt, có khi bằng nẩy chồi. có những giống vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ
khí. Nhiệt độ cho phát triển của chúng là 25 - 370C, pH từ 6,8 – 7,2 (Dương Văn
Điệu, 1989).

12


Vi khuẩn này ưa nhiệt độ trung bình 20 - 400C, đối với dòng Bacillus cereus còn
có nhu cầu một hoặc nhiều amino acid khác với dòng Bacillus subtilis và Bacillus
penaetran. Các dòng vi khuẩn này có thể được chọn lọc từ việc xử lý dịch trích
trong đất với nước nóng 800C trong 10 phút hoặc xử lý đất bằng cách xông hơi
nước 600C trong 30 phút đối với các vi khuẩn hiếu khí (Cook và Baker, 1989).
1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vi khuẩn

1.6.2.1. pH
Trong tự nhiên vi sinh vật thường thích hợp nhất với khoảng pH từ 6 - 8. Một số
ít có thể phát triển ở pH nhỏ hơn 2 hoặc lớn hơn 10. Trong quá trình nuôi cấy vi
sinh vật thường tiết ra acid hay bazơ làm thay đổi pH của môi trường ảnh hưởng bất
lợi đến sự phát triển của vi khuẩn. Do đó trong điều kiện nuôi cấy, chất đệm
K2HPO4, Na2HPO4 thường được bổ sung để giúp ổn định pH của môi trường
(Madigan và ctv, 1997 trích dẫn từ Biện Phương Đông, 2005).
1.6.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của vi khuẩn


Trung tâm
Học
liệu có
ĐHthểCần
Thơ
@ Tài
liệu
họcngoài
tậphoặc
và nghiên
cứu
Tế bào
vi khuẩn
lấy dinh
dưỡng
từ môi
trường
có thể tổng
hợp
chúng từ những phân tử đơn giản hơn. Bốn nguyên tố đa lượng C, H, O, N hình
thành sườn của các đại phân tử cũng như cấu tạo các chất hữu cơ nhỏ. Một số
nguyên tố khác cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình đồng hóa gồm P, K, Mg,
Fe, Zn, Mn, … (Madigan, 1997). Nước chiếm 90% trọng lượng của tế bào, các đại
phân tử gồm protein, polysaccharide, lipid, DNA, ARN chiếm gần 96% trọng lượng
khô của tế bào, phần còn lại là monomer và các ion vô cơ (Biện Phương Đông,
2005).
1.6.3. Những nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus
* Trên thế giới
Năm 1986, Haral và Konde cho chúng ta một kết quả khả quan khi họ công bố
một môi trường chất lọc của vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập từ vùng rễ bị nhiễm

bệnh của cây Cicer arietinum có tác dụng làm giảm số lượng sợi nấm Rhizoctonia
solani và hiệu quả của nó tương đương với các loại thuốc như Bavistin và Benlate.
Ở Trung Quốc, những nghiên cứu về phòng trừ sinh học bệnh đốm vằn bằng vi

13


×