Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và HIỆU QUẢ KINH tế của dưa LEO và KHỔ QUA ở HAI BIỆN PHÁP kỹ THUẬT TRONG mùa mưa tại HỒNG dân, bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN NHẬT

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA DƯA LEO VÀ KHỔ QUA Ở HAI
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG MÙA MƯA
TẠI HỒNG DÂN, BẠC LIÊU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA DƯA LEO VÀ KHỔ QUA Ở HAI
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG MÙA MƯA
TẠI HỒNG DÂN, BẠC LIÊU

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba



Sinh viên thực hiện:
Trần Nhật
MSSV: 3083592
Lớp: Nông Học - K34

Cần Thơ – 2012


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA DƯA LEO VÀ KHỔ QUA Ở HAI BIỆN PHÁP CANH TÁC TRONG
MÙA MƯA TẠI HUYỆN HỒNG DÂN, BẠC LIÊU
(THÁNG 6-9/2010)
Do sinh viên Trần Nhật thực hiện.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp nghiên cứu và xem xét.

Cần thơ, ngày …tháng …năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Thị Ba

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì luận văn nào trước
đây.

Tác giả luận văn

Trần Nhật

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Trần Nhật.
Dân tộc: Kinh.
Giới tính: Nam.
Ngày sinh: 16/05/1989.
Nơi sinh: Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau.
Năm 2007 tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Năm 2008-2012 học tại Trường Đại Học Cần Thơ.
Năm 2012 tốt nghiệp Đại học tại Trường Đại Học Cần Thơ.

iii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng !
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.


Chân thành biết ơn
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đề tài và
hoàn thành bài luận văn này.

Cô Võ Thị Bích Thủy, anh Hà Thanh Thảo đã chỉ dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt
thời gian thực hiện thí nghiệm.

Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành khóa học.

Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập ở trường.

Chân thành cám ơn các cô chú nông dân Thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh
Bạc Liêu đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ các công việc ngoài đồng trên ruộng thí
nghiệm của mình.

Thân ái gởi về các bạn sinh viên Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng lời chúc
tốt đẹp nhất.

Trần Nhật
iv


Trần Nhật, 2012. “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa leo
và khổ qua ở hai biện pháp canh tác trong mùa mưa tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 69/2010)”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS. TS Trần Thị Ba.

TÓM LƯỢC
Nhằm mục tiêu so sánh hiệu quả từ mô hình canh tác tiến bộ (sử dụng giống
mới, MPNN, bẩy dính vàng, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý) và mô

hình canh tác truyền thống của nông dân (sử dụng giống địa phương, không dùng
MPNN, không dùng bẩy dính, không sử dụng phân hữu cơ, bón phân và phun thuốc
BVTV tùy tiện) trên cây dưa leo và khổ qua từ đó khuyến cáo nông dân canh tác theo
mô hình đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên thực hiện đề tài về “Khảo sát sự sinh
trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa leo và khổ qua ở hai biện pháp canh tác
trong mùa mưa tại Hồng Dân, Bạc Liêu)” từ tháng 6/2010 đến tháng 9/2010 tại thị trấn
Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Mỗi thí nghiệm trên dưa leo và khổ qua được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 2 nghiệm thức: (1) áp dụng biện pháp kỹ thuật canh
tác tiến bộ, (2) áp dụng biện pháp canh tác truyền thống của nông dân. Diện tích mỗi lô
là 200 m2, tổng diện tích mỗi thí nghiệm là 1.200 m2.
Kết quả cho thấy áp dụng biện pháp canh tác tiến bộ đều tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế dưa leo và khổ qua (dưa leo 52,36 tấn/ha đạt lợi nhuận 162,82 triệu
đồng/ha, khổ qua 30,09 tấn/ha đạt lợi nhuận 54,66 triệu đồng/ha) và áp dụng kỹ thuật
canh tác truyền thống của nông dân cho năng suất thấp hơn (dưa leo 23,45 tấn/ha chỉ
bằng 44,8% năng suất áp dụng KTTB, lợi nhuận 46,04 triệu đồng/ha, khổ qua 10,99
tấn/ha tương đương với 36,5% năng suất áp dụng KTTB, lợi nhuận -14,4 triệu
đồng/ha).
Trồng dưa leo và khổ qua áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn phương pháp canh tác truyền thống của nông dân.

v


MỤC LỤC
Trang
Mục lục ..................................................................................... ………vi
Danh sách bảng ......................................................................... ………viii
Danh sách hình .......................................................................... ………ix
Danh sách từ viết tắt .................................................................. ………xi

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên............................................................. ...……..2
1.1.1 Vị trí địa lý. ....................................................................... ……….2
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................. ……….2
1.2 Khái quát về cây dưa leo..................................................................................... 3
1.2.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng ................................................... 3
1.2.3. Đặc tính sinh học .......................................................................... 3
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh....................................................................... 3
1.3 Khái quát về cây khổ qua.................................................................................... 4
1.3.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng.................................................... 4
1.3.3 Đặc tính sinh học ........................................................................... 4
1.3.4 Yêu cầu ngoại cảnh........................................................................ 5
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về màng phủ nông nghiệp trong sản xuất rau ............ 5
1.4.1 Trên thế giới .................................................................................. 5
1.4.2 Ở Việt Nam ................................................................................... 6
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ ........................................................ 7
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện ........................................................................................................ 8
2.1.1 Địa điểm và thời gian..................................................................... 8
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn ......................................................... 8
2.1.3 Vật liệu .......................................................................................... 9
2.2 Phương pháp....................................................................................................... 10
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................ 10
2.2.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo và khổ qua............................................. 11
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi............................................................................. 15
2.2.4 Phân tích số liệu............................................................................. 16

vi



CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thí nghiệm 1 Khảo sát sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa
leo ở hai biện pháp canh tác trong mùa mưa............................... 17
3.1.1 Ghi nhận tổng quát......................................................................... 17
3.1.2 Tình hình bệnh hại ......................................................................... 17
3.1.3 Tình hình sinh trưởng .................................................................... 20
3.1.4 Thành phần năng suất và năng suất ................................................ 22
3.1.5 Phẩm chất trái ................................................................................ 25
3.1.6 Hiệu quả kinh tế............................................................................. 26
3.2. Thí nghiệm 2 Khảo sát sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của khổ
qua ở hai biện pháp canh tác trong mùa mưa .............................. 28
3.2.1 Ghi nhận tổng quát......................................................................... 28
3.2.2 Tình hình bệnh hại ......................................................................... 28
3.2.3 Tình hình sinh trưởng .................................................................... 30
3.2.4 Thành phần năng suất và năng suất ................................................ 33
3.2.5 Phẩm chất trái ................................................................................ 37
3.2.6 Hiệu quả kinh tế............................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Loại, lượng và thời gian bón phân của biện pháp kỹ thuật canh tác
tiến bộ trên dưa leo tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

11

2.2

Loại thuốc và thời gian phun thuốc của biện pháp kỹ thuật canh tác
tiến bộ trên dưa leo tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

12

2.3

Loại phân, lượng phân và thời gian bón phân của biện pháp kỹ thuật
canh tác tiến bộ trên khổ qua tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 69/2010)

13

2.4

Loại thuốc và thời gian phun thuốc của biện pháp kỹ thuật canh tác
tiến bộ trên khổ qua tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

14


3.1

Tỷ lệ (%) bệnh khảm dưa leo ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng Dân,
Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

18

3.2

Tỷ lệ bệnh đốm phấn dưa leo (%) ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng
Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

19

3.3

Đường kính gốc thân (mm) cây dưa leo ở 2 biện pháp canh tác tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

20

3.4

Chiều dài dây chính (cm), số nhánh hữu hiệu và số lá (lá/cây) cây dưa
leo ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

21

3.5


Kích thước trái dưa leo ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu
(tháng 6-9/2010)

22

3.6

Trọng lượng trái và trọng lượng cây dưa leo ở 2 biện pháp canh
tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

23

3.7

Một số chỉ tiêu về phẩm chất trái dưa leo ở 2 biện pháp canh tác tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

26

3.8

Hiệu quả kinh tế trồng dưa leo trái vụ ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng
Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

27

3.9

Tỷ lệ (%) bệnh khảm trên cây khổ qua ở 2 biện pháp canh tác tại

Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

29

3.10

Tỷ lệ bệnh đốm phấn trên cây khổ qua (%) ở 2 biện pháp canh tác tại

viii


Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

30

3.11

Đường kính gốc thân (mm) cây khổ qua ở 2 biện pháp canh tác tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

31

3.12

Chiều dài dây chính (cm), số nhánh hữu hiệu và số lá (lá/cây) cây khổ
qua khi ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 69/2010)

32

3.13


Kích thước trái khổ qua ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu
(tháng 6-9/2010)

33

3.14

Trọng lượng trái và trọng lượng cây khổ qua ở 2 biện pháp canh tác
tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

34

3.15

Một số chỉ tiêu về phẩm chất khổ qua ở 2 biện pháp canh tác tại Hồng
Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

38

3.16

Hiệu quả kinh tế trồng khổ qua trái vụ ở 2 biện pháp canh tác tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

39

ix



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Khí tượng thủy văn tại huyện Hồng Dân từ tháng 6-9/2010 (Đài khí
tượng thủy văn Bạc Liêu, 2010)

8

2.2

Phân hữu cơ hoai mục (a) và màng phủ (b) sử dụng trong thí nghiệm tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

10

3.1

Dưa leo bị Bệnh đốm phấn dưa leo xuất hiện giai đoạn 30 NSKT ở biện
pháp kỹ thuật nông dân tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

19

3.2


Năng suất tổng và năng suất thương phẩm dưa leo ở hai biện pháp canh
tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

24

3.3

Dưa leo áp dụng kỹ thuật tiến bộ phát triển tốt (a), dưa leo áp dụng kỹ
thuật nông dân nhiễm bệnh (b), tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 69/2010)

25

3.4

Khổ qua 60 NSKT ở 2 biện pháp canh tác, (a) áp dụng kỹ thuật tiến bộ,
(b) áp dụng kỹ thuật nông dân tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

31

3.5

Trái khổ qua ở 2 biện pháp canh tác, (a) áp dụng kỹ thuật tiến bộ, (b) áp
dụng kỹ thuật nông dân tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

35

3.6

Năng suất tổng và năng suất thương phẩm khổ qua ở hai biện pháp canh

tác tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

36

3.7

Trái khổ qua ở 2 biện pháp canh tác, (a) bao trái, (b) không bao trái
tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

37

x


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
KTTB: Kỹ thuật tiến bộ
KTND: Kỹ thuật nông dân
MPNN: Màng phủ nông nghiệp
NSKT: Ngày sau khi trồng

xi


1

MỞ ĐẦU
Rau xanh là một loại thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi gia đình vì rau xanh là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng
chất. Trong đó dưa leo (Cucumis sativus L.) và khổ qua (Momordia charantia L.) là hai

loại cây quan trọng nhất. Chúng chủ yếu dùng ăn tươi hay chế biến và có thể là nguyên
liệu đóng hộp có giá trị. Năng suất của dưa leo trung bình từ 25-35 tấn/ha và khổ qua là
30-40 tấn/ha, mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.
Trong các nhân tố quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh
tế của dưa leo và khổ qua thì kỹ thuật canh tác là một trong những yếu tố quan trọng
giúp cây tăng trưởng và cho năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, việc sản xuất dưa leo và
khổ qua đang gặp phải nhiều khó khăn về sâu bệnh, cỏ dại nhất là trong điều kiện mùa
mưa.
Để góp phần giúp nông dân cải tiến phương pháp canh tác truyền thống nhằm
nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và hạn chế sâu bệnh trên dưa leo và khổ qua, đề
tài: “Khảo sát sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của hai biện pháp kỹ
thuật canh tác dưa leo và khổ qua trong mùa mưa tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng
tháng 6-9/2010)” được thực hiện nhằm mục đích so sánh hiệu quả mô hình canh tác
tiến bộ và mô hình canh tác truyền thống của nông dân. Từ đó khuyến cáo nông dân áp
dụng biện pháp sản xuất có hiệu quả cao.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lí
Thị trấn Ngan Dừa thuộc huyện Hồng Dân, cách 60 km nằm về phía Bắc Quốc
lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang. Diện tích tự nhiên 1.561 ha
(6 ấp), diện tích đất trồng hoa màu 68 ha, sản lượng đạt 408 tấn. Chủ yếu tập trung tại
các ấp Bà Gồng, Bà Hiên, Chèm Chẹm, Thống Nhất (Cục thống kê Hồng Dân, 2010).
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Tương đối bằng phẳng và thấp, bình quân 0,2-0,3 m, tạo thành những

vùng trũng-phèn đọng nước, hạn chế cho sản xuất nông nghiệp (Sở NN & PTNT Bạc
Liêu, 2003).
Thủy văn và nguồn nước: Trong khuôn khổ dự án Quản lộ - Phụng Hiệp, sau
khi hoàn thành các cống ngăn mặn nên chế độ triều biển Đông không còn tác động trực
tiếp lên thủy văn của khu vực này (riêng khu vực Tây Bắc giáp Kiên Giang và Cà Mau
được điều tiết nước mặn để nuôi tôm nước lợ (Sở NN & PTNT Bạc Liêu, 2003).
Khí hậu: Mang những đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, đồng thời chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển. Một năm phân ra 2 mùa, mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11 với lượng mưa 1.788 mm, chiếm 94% lượng
mưa cả năm (lượng mưa cao nhất vào tháng 6 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm
73,4%). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nền nhiệt độ trung bình năm là
26,50C, độ ẩm không khí trung bình 85% .


3

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂY DƯA LEO
1.2.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
* Nguồn gốc: Dưa leo (Cucumber) có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc
họ Cucurbitaceae. Dưa leo có nguồn gốc ở vùng trung tâm Trung Quốc, trung tâm Ấn
Độ gồm phần lớn Ấn Độ, Miến Điện và Banlades và trung tâm Cận Đông gồm Thổ
Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và một phần Liên Xô (Phạm Hồng Cúc và Trần Thị Ba, 1993). Theo
Trần Khắc Thi-Trần Ngọc Hùng, 2004, loài dưa leo hiện nay không còn gặp ở dạng
mọc hoang dại, nhưng hầu hết các quan điểm đều cho rằng chúng có nguồn gốc ở Việt
Nam (trung tâm khởi nguyên 1) và Ấn Độ (trung tâm 2).
* Giá trị dinh dưỡng: Dưa leo cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất. Theo
Gillivray (1953) Dưa leo chưa 96% nước và trong 100 g dưa leo tươi chứa 0,7 mg
Protein; Tro 0,5 g; P 27 g; Ca 24 g; Carotene 0,3 mg; Thiamin 0,024 mg; Riboflavin
0,075 mg; Niacin 0,3 mg; Acid ascorbic 12 mg; Năng lượng 14 cal (Manyvong, 1997).
1.2.2 Đặc tính sinh học

Dưa leo có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 65-85 ngày tùy theo giống. Trung
bình 30 ngày thì thu hoạch, năng suất 25-35 tấn/ha. Dưa leo là cây thân thảo hằng niên,
tự leo, rễ phát triển yếu, chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt (Trần Thị Ba, 1999). Lá đơn,
to, ở các kẻ lá có các tua cuốn để bám khi bò. Thân leo, có sự hình thành nhánh phụ
ngoài thân chính. Hoa màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Trái co nhiều gai lúc nhỏ,
lớn lên gai mất dần đi, trái tăng trưởng nhanh, từ khi hoa nở đến khi thu trái khoảng 810 ngày. Trọng lượng hạt khoảng 20 -30 g/1000 hạt (Mai Thị Phương Anh và ctv,
1999).
1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ 25-30oC thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây, nhiệt độ 3540oC cây sẽ chết. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây, nhiệt độ
càng thấp thời gian ra hoa càng kéo dài (Trần Khắc Thi, 1996). Độ chiếu sáng thích
hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10-12 giờ/ngày. Cường độ ánh sáng thích hợp


4

15.000-17.000 lux (Mai Văn Quyền, 1984). Độ ẩm thích hợp là 85-95%. Khả năng
chịu hạn của cây yếu, nếu thiếu nước cây không những tăng trưởng kém mà còn tích
lũy một lượng Cucurbitanxina là chất gây đắng làm giảm chất lượng trái (Tạ Thị Thu
Cúc, 1979).
Cây thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ
pH thích ứng 6-7 (Nguyễn Mân, 1984). Yêu cầu dinh dưỡng dưa leo không nhiều, phân
bón đươc chia ra nhiều lần bón thay vì bón tập trung (Nguyễn Mân, 1984).
1.3 KHÁI QUÁT VỀ CÂY KHỔ QUA
1.3.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
* Nguồn gốc: Khổ qua (Bitter gourd) có tên khoa học là Momordica charantia
L, thuộc họ Cucurbitaceae. Khổ qua có nguồn gốc ở trung tâm Trung Quốc bao gồm
vùng núi miền Trung và Bắc Trung Quốc và vùng đồng bằng (Phạm Hồng Cúc và Trần
Thị Ba, 1993). Theo Jeffrey (1967), khổ qua gồm 23 loài chỉ có ở Châu Phi.
* Giá trị dinh dưỡng: Theo Diệp Dân Hùng (1996), khổ qua là một loại rau ăn
quả có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và kinh tế, được nhân dân ưa chuộng dung làm

cây thực phẩm và cây thuốc nam để chửa bệnh. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g
khổ qua có: 16 cal; 3 g Glucid; 0,9 g Protid; 22 g vitamin C; 0,07 mg vitamin B1; 0,3 g
PP; 0,04 g vitamin B2; 18 mg Ca; 29 mg P; 0,6 mg Fe (Mai Thị Phương Anh và ctv,
1996). Khổ qua trị được bệnh tiểu đường, viêm họng, làm sang mắt, đỡ mệt nhọc, khỏi
hồi hộp, tinh thần sảng khoái (Lylas, 1995). Khổ qua là một mặt hàng có giá trị xuất
khẩu ở dạng sấy khô (Trần Thị Ba, 1997).
1.3.2 Đặc tính sinh học
Trái chứa từ 20-30 hạt. Cây leo quấn hằng niên, thân mọc dài đến 5 m. Lá đơn,
mọc cách, lá xẻ 3-9 thùy. Hoa đơn phái cùng cây, hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu
vàng, hoa đực có có cuống ngắn. Hoa cái có cuống dài, bầu noãn hạ, phát triển rất
nhanh trước và sau khi thụ phấn. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong. Trái ăn
tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn. Cây có thời gian sinh trưởng và thu


5

hoạch khoảng 90-100 ngày, thay đổi tùy giống, trung bình 50 ngày và cho thu hoạch
lứa đầu, năng suất khoảng 30-45 tấn/ha (Trần Thị Ba, 1997).
1.3.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Khoảng pH tối ưu là 6-6,7 (Desai và ctv, 1998). Yêu cầu về độ ẩm đất rất lớn
85-90% (Cantawell, 1996). Khổ qua chịu đựng được những thay đổi của môi trường
(Lim, 1998), nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển ở giai đoạn đầu của cây khổ qua tối
thiểu là 18oC. Thời tiết nóng hơn là điều kiện cần thiết để cây đạt sản lượng tối đa
(Larkom, 1991). Theo Cantawell (1996), khổ qua phát triển tốt nhất trên đất thịt pha
cát, giàu chất hữu cơ nhưng vẫn có thể chịu được nhiều loại đất.
1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT RAU
1.4.1 Trên thế giới
Trồng rau phủ bằng màng phủ nông nghiệp cho năng suất và hiệu quả kinh tế
cao hơn so với trồng không phủ liếp. Dưa hấu, dưa leo, dâu thơm tây, bí đỏ, cà chua, ớt

được cải thiện tính chín sớm, năng suất và phẩm chất trái trong điều kiện trồng có phủ
màng phủ ở Mỹ (Lamont, 1991).
Kết quả nghiên cứu trên dưa leo ở Thái Lan của Trần Thị Ba (1993) cho thấy sự
khác biệt trên năng suất dưa leo ở nghiệm thức phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp
(10,2 tấn/ha), phủ rơm (7,7 tấn/ha) và đối chứng không phủ (5,5 tấn/ha).
Phủ liếp bằng màng phủ còn có tác dụng tăng tỷ lệ sống của cây con và tăng
năng suất dưa hấu, dâu thơm tây, cà chua và ớt ở Mỹ. Sử dụng màng phủ cần thiết cho
rau màu mới cấy, việc phủ liếp có thể thực hiện bằng máy hay bằng tay (Wells, 1983).
Nghiên cứu trong nhà kính tại Úc cho thấy màng phủ xám bạc có mật số rầy
mềm (dao động 3,0-44,8 con/cây) thấp hơn có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với
phủ rơm và màng phủ vàng (dao động 5,3-55,0 con/cây) qua 10 ngày khảo sát, còn
màng phủ trắng và xanh dương đều thấp hơn xám bạc (Trần Thị Ba, 2006).


6

Trong một thí nghiệm khác của tác giả tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Gosford,
Úc (Trần Thị Ba và ctv., 2006) màu màng phủ cũng làm thay đổi mật số rầy phấn
trắng, cao nhất ở màng phủ vàng (720,5 con/cây) gấp 6 lần màng phủ xám bạc và 40
lần màng phủ trắng và xanh dương, mật số bù lạch thấp nhất ở màng phủ xám bạc
(47,5 con/cây) và cao nhất ở phủ rơm (82,8 con/cây), mật số rầy mềm ở màng phủ xám
bạc (44,8 con/cây) thấp hơn phủ rơm và màng phủ vàng (55,0 và 53,0 con/cây), thấp
nhất ở màng phủ trắng và xanh dương (24,0 và 28,0 con/cây).
1.4.2 Ở Việt Nam
Một số nghiên cứu của Trường Đại Học Cần Thơ từ năm 1996-1998 cho thấy
dưa hấu trồng trên đất xám bạc màu có màng phủ nông nghiệp tại trại giống Phước
Sang, tỉnh Bình Dương (Đông Xuân, 1996-1997) cho năng suất 35,26 tấn/ha trong khi
phủ rơm 24,25 tấn/ha cao hơn 45,4%.
Các vật liệu phủ liếp khác nhau đã ảnh hưởng lên trọng lượng cỏ tươi trên liếp
dưa hấu ở giai đoạn 30 và 35 ngày sau khi trồng vụ Đông Xuân - An Giang có sự khác

biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% cao nhất ở nghiệm thức không phủ (22,7
và 27,0 tấn/ha) kế đến là phủ rơm lúa gạo (15,1 và 13,6 tấn/ha), thấp nhất khi sử dụng
màng phủ xám bạc (8,9 và 5,9 tấn/ha). Tương tự vụ Thu Đông - Cần Thơ khi sử dụng
màng phủ xám bạc trọng lượng cỏ tươi thu được trên liếp trồng thấp nhất (0,5 và 2,9
tấn/ha) khác biệt ý nghĩa so với không phủ và phủ rơm lúa gạo. Kết quả ở hai thí
nghiệm đều cho thấy màng phủ xám bạc có lượng cỏ chỉ khoảng 1/3 so với phủ rơm và
1/5 so với không phủ (Trần Thị Ba, 2006).
Màng phủ có màu sắc khác nhau cũng làm thay đổi năng suất trái dưa leo có
khác biệt qua phân tích thống kê ở 3 thí nghiệm liên tục trong năm tại Thành Phố Cần
Thơ. Thí nghiệm đầu tiên trong vụ Xuân Hè khô hạn, năng suất thương phẩm ở màng
phủ xám bạc 15,7 tấn/ha cao hơn phủ rơm 7,2 tấn/ha (tương đương 86%); kế đến là vụ
Hè Thu đầu mùa mưa, màng phủ xám bạc 11,7 tấn/ha cao hơn phủ rơm 3,03 tấn/ha
(tương đương 35%); thí nghiệm cuối cùng vụ Thu Đông mưa nhiều năng suất ở màng
phủ xám bạc 31,2 tấn/ha cao hơn phủ rơm 7,3 tấn/ha (tương đương 30%) với thời gian


7

sinh trưởng 55-60 ngày. Như vậy, trồng dưa leo trên đất có phủ liếp bằng màng phủ
xám bạc cho năng suất trái thương phẩm cao hơn phủ rơm từ 30-86% (Trần Thị Ba,
2006).
1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN HỮU CƠ
Qua nghiên cứu của Huỳnh Hồng Hải (2010) để đánh giá ảnh hưởng của phân
hữu cơ và phân vô cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cần nước thì kết
quả cho thấy năng suất của rau cần của nghiệm thức sử dụng 15 tấn/ha phân hữu cơ +
60 N + 60 P2O5 + 20 K2O là cao nhất đạt 13,24 tấn/ha so với nghiệm thức sử dụng 120
N + 120 P2O5 + 40 K2O đạt 10,75 tấn/ha và hàm lượng nitrate cao.
Kết quả thí nghiệm của Lê Minh Chiến và Nguyễn Đồng Tâm thì dưa leo sau 2
vụ cho năng suất cao nhất ở nghiệm thức sử dụng 15 tấn phân hữu cơ vi sinh + 70 N +
48 P2O5 + 40 K2O là 29,2 tấn/ha so với đối chứng 140 N + 96 P2O5 + 80 K2O cho năng

suất 23,11 tấn/ha.
Thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất từ rác thải chợ nông
thôn trong mô hình trồng khổ qua tại tỉnh Hậu Giang của Đặng Thế Nhơn (2009) cho
thấy năng suất khi dùng phân 10 tấn phân hữu cơ + 160 N + 150 P2O5 + 100 K2O là
35,4 tấn/ha thấp hơn nghiệm thức dùng phân hóa học (468 N + 430 P2O5 + 424 K2O) là
35,8 tấn/ha. Nhưng hiệu quả kinh tế 79.242.000 đồng/ha cao hơn nghiệm thức dùng
phân hóa học là 58.212.000 đồng/ha.
Theo Lê Ngọc Nhẫn (2009) sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ rác thải chợ nông
thôn trong mô hình cải Tùa Xại tại tỉnh Hậu Giang năng suất đạt 19 tấn/ha ở nghiệm
thức đối chứng của nông dân (80 N + 62 P2O5 + 15 K2O) và công thức phân khuyến
cáo là 59 N + 32 P2O5 + 46 K2O +10 tấn phân hữu cơ vi sinh đem lại hiệu quả cao
(15.989.483 đồng/ha).


8

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Địa điểm: tại thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian: từ tháng 6-9/2010.
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Trong thời gian thực hiện thí nghiệm lượng mưa cao nhất là vào tháng 7 (275,8
mm), nhiệt độ từ 27,5oC (tháng 9) đến 28,7oC (tháng 6), ẩm độ dao động từ 84% (tháng
6) đến 86% (tháng 8 và tháng 9) (Hình 2.1).
120

300

275,8
85

84
80

40

86

86
228,1

205,9

28,7

27,8

27,6

27,5

0

200

100

0

6

7

8

9

Tháng trong năm (tháng)
Nhiệt độ

Ẩm độ

Lượng mưa

Hình 2.1 Khí tượng thủy văn tại huyện Hồng Dân từ tháng tháng 6-9/2010 (Đài khí
tượng thủy văn Bạc Liêu, 2010)

Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (oC), Ẩm độ (%)

245


9

2.1.3 Vật liệu
 Giống dưa leo
Dưa leo TN 123 do công ty giống cây trồng Trang Nông phân phối: sinh trưởng

khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35-37 ngày sau khi gieo, trái suông đẹp, to
trung bình, võ màu xanh trung bình, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, năng suất trung
bình 3-5 tấn/1.000 m2.
Dưa leo Chánh Nông do công ty Chánh Nông phân phối: cây sinh trưởng mạnh,
bắt đầu cho thu hoạch 32-40 ngày sau khi gieo, trái ngắn, to, võ xanh đậm.
 Giống khổ qua
Khổ qua TN 98A do công ty giống cây trồng Trang Nông phân phối: trái nhỏ hai
đầu nhọn, năng suất và chất lượng cao, cho thu hoạch 35-38 ngày sau khi trồng
(NSKT), thích hợp trồng quanh năm.
Khổ qua xanh mỡ cao sản HN do công ty Hưng Nông phân phối: giống sinh
trưởng mạnh, gai nở to xanh bóng, cho thu hoạch 40-45 NSKT, năng suất cao, thích hợp
trồng quanh năm.
 Màng phủ nông nghiệp (khổ 1,4 m gồm một mặt đen và một mặt xám bạc) (Hình
2.2b), rơm.
 Lưới và cây làm giàn.
 Vật liệu khác: bình phun thuốc, cân, thước dây, thước kẹp, dây chì, dây nilon, bao
nilon bao trái, khay ươm, bẫy dính màu vàng.
 Phân bón: phân hữu cơ tự ủ (Hình 2.2a), NPK 16-16-8, Urea.
 Thuốc bảo vệ thực vật: Confidor 100SL, Actara 25 WG, Vertimec 1,8 EC, Nazomi
5WDG, Starner 20WP.


10

a

b

Hình 2.2 Phân hữu cơ hoai mục (a) và màng phủ (b) sử dụng trong thí nghiệm tại
Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Đề tài được thực hiện gồm hai thí nghiệm là hai loại cây trồng: (1) dưa leo, (2)
khổ qua bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm hai nghiệm thức với ba lần lặp lại.
Nghiệm thức (1): Kỹ thuật tiến bộ
Nghiệm thức (2): Kỹ thuật nông dân
* Ghi chú:
(1) Kỹ thuật tiến bộ: sử dụng giống mới, MPNN, bẩy dính, bón phân hữu cơ và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật sinh học hợp lý.
(2) Kỹ thuật nông dân (đối chứng): sử dụng giống địa phương, không sử dụng MPNN,
không sử dụng bẩy dính, không bón phân hữu cơ, phun thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện.


11

2.2.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo và khổ qua
 Dưa leo
* Kỹ thuật tiến bộ
- Chuẩn bị đất: Đất được đào đắp lên thành liếp cao 30 cm, rộng 1 m, chừa lối đi
giữa hai liếp là 0,3 m. Xử lý đất với vôi bột. Sau 10 ngày bón phân lót gồm NPK (1616-8) + phân hữu cơ tự ủ rồi tiến hành dùng màng phủ nông nghiệp đậy trên mặt liếp.
- Trồng cây con: Khi bầu cây con được 7 ngày đem trồng, mỗi liếp trồng một
hàng, cây cách cây 25 cm. Trước khi đặt cây con tưới nước vào lỗ. Rải Basudin ngay
gốc sau khi đặt cấy cây con phòng ngừa côn trùng phá hại.
- Bón phân: Loại, lượng và thời gian bón phân được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Loại, lượng và thời gian bón phân của biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ
trên dưa leo tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)

Loại phân

Vôi bột


Lượng phân
(kg/ha)

Bón thúc
Bón lót
15 NSKT

35 NSKT

500

500

-

-

Phân hữu cơ

1.500

1.500

-

-

NPK (16-16-8)


600

300

150

150

50

-

Urea

Chia nhiều lần tưới

Ghi chú: tưới 15 kg Urea giai đoạn 10-15 NSKT, 20-25 NSKT: 15 kg, 30-35 NSKT: 20 kg

- Chăm sóc: Giai đoạn cây nhỏ (2 tuần sau khi trồng) tưới nước 1-2 lần mỗi
ngày. Giai đoạn cây lớn 2-3 ngày tưới 1 lần. Nhổ cỏ mọc trong lỗ trồng dưa leo và làm
cỏ trên đường đi giữa các liếp để tiện đi lại và chăm sóc. Khi dưa chuẩn bị bò (15


12

NSKT), tiến hành làm giàn. Giàn được làm kiểu chữ nhân và được làm bằng cây sau
đó phủ lưới mắt rộng 20 cm để dưa leo bò.
- Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên thăm đồng và phun thuốc định kỳ theo
Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Loại thuốc và thời gian phun thuốc của biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ

trên dưa leo tại Hồng Dân, Bạc Liêu (tháng 6-9/2010)
STT

NSKT

Nội dung công việc

Ghi chú

1

1

Basudin 10H

Ngừa sâu, dế

2

5

Dầu khoáng 98 EC + Thiamectin

Ngừa sâu

3

7

Rải Basudin 10H


Ngừa sâu, dế

4

16

Phun Dầu khoáng 98 EC + Confidor

Ngừa sâu

5

18

Marthian 90 SP

Ngừa bệnh

6

23

Vertimec 1,8 EC + Dầu khoáng 98 EC

Ngừa sâu

7

26


Staner 20 WP + bám dính

Ngừa bệnh

8

31

Dầu khoáng 98 EC

Ngừa sâu

* Kỹ thuật nông dân
Sau khi làm đất xong thì xuống giống trực tiếp và phủ rơm lên giữ ấm cho hạt
dễ nảy mầm hoặc ươm bầu 7 ngày thì đem ra trồng ngoài đồng. Khi cây được vài lá thì
tưới nước và bón phân urea, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học tùy ý theo
tập quán canh tác truyền thống.


×