Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

SO SÁNH 9 GIỐNG đậu NÀNH ( glycine max) tại TRƯỜNG đại học cần THƠ vụ ĐÔNG XUÂN 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUYÊN

SO SÁNH 9 GIỐNG ĐẬU NÀNH ( Glycine max) TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2009
- 2010

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

SO SÁNH 9 GIỐNG ĐẬU NÀNH ( Glycine max) TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỤ ĐÔNG XUÂN 2009
- 2010

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Phan Thị Thanh Thủy



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Phương Quyên
MSSV: 3077321
Lớp: Nông học K33

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
---- ----

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:

SO SÁNH 9 GIỐNG ĐẬU NÀNH ( Glycine max)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010
Do sinh viên: Nguyễn Thị Phương Quyên thực hiện và đề nạp. Kính trình hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày........tháng......năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phan Thị Thanh Thủy


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

----------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Trồng Trọt với tên đề tài:
SO SÁNH 9 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010
Do sinh viên: Nguyễn Thị Phương Quyên thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:......................................................
Cần Thơ, Ngày

tháng 12 năm 2010

Thành viên hội đồng

----------------------------

----------------------------

----------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Quyên


i

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và Tên: Nguyễn Thị Phương Quyên
Tên cha: Nguyễn Văn Cẩm, sinh năm: 1965
Tên mẹ: Nguyễn Thị Thoa, sinh năm: 1961
Tóm tắt quá trình học tập
Tốt nghiệp THPT năm 2001 tại trường THPT Chợ Lách A, Huyện Chợ Lách,
Tỉnh Bến Tre.
Đã vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 và học ngành nông học khóa 33
(2007-2011), khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


ii

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha, Mẹ người đã hy sinh suốt đời vì con lòng biết ơn chân thành
và thiêng liêng nhất và những người thân đã giúp đỡ động viên con trong thời gian
qua.
Chân thành biết ơn Cô Phan Thị Thanh Thủy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn

em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thành kính biết ơn Qúy Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập ở trường.
Rất biết ơn Quý Thầy Cô trong Bộ môn Di truyền Giống Nông Nghiệp
đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Thành thật cảm ơn các bạn lớp Nông Học khóa 33 và các bạn cùng phòng 20
C9 ký túc xá Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả các bạn thân nhất của tôi đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui
trong những ngày đi học xa nhà cũng như trong quá trình làm luận văn này.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUYÊN


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................2
1.1 NGUỒN GỐC CÂY ĐẬU NÀNH .................................................................2
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐẬU NÀNH ................................................2
1.2.1 Trên thế giới ............................................................................................2
1.2.2 Ở Việt Nam .............................................................................................4
1.3 GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG.................................................4
1.3.1 Giá trị kinh tế...........................................................................................4
1.3.2 Giá trị sử dụng .........................................................................................6
1.4 CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH ....................................................6
1.4.1. Trên thế giới ...........................................................................................7

1.4.2. Ở Việt Nam.............................................................................................7
1.4.3 Tại trường Đại Học Cần Thơ ...................................................................7
1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH ............................8
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH.................9
1.6.1 Yếu tố ngoại cảnh ....................................................................................9
1.6.2 Yếu tố sâu bệnh .....................................................................................12
CHƯƠNG 2...........................................................................................................16
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................16
2.1 PHƯƠNG TIỆN...........................................................................................16
2.1.1 Giống.....................................................................................................16
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................16
2.1.3 Địa điểm thí nghiệm ..............................................................................16
2.1.4 Thời gian thí nghiệm..............................................................................17
2.2 PHƯƠNG PHÁP..........................................................................................17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................17
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ...................................................................................17
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................18
2.2.4 Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ....................................20
2.2.5 Phân tích số liệu.....................................................................................21
CHƯƠNG 3...........................................................................................................22
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................................22
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT ..........................................................................22
3.1.1 Sự sinh trưởng của cây đậu nành............................................................22
3.1.2 Tình hình sâu bệnh.................................................................................24
3.1.3 Tình hình cỏ dại.....................................................................................26
3.1.4 Sự đổ ngã...............................................................................................26
3.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC .............................................................................27
3.2.1 Ngày trổ hoa ..........................................................................................27
3.2.2 Thời gian sinh trưởng.............................................................................27
3.3 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG .......................................................................29



iv

3.3.1 Chiều cao cây lúc trổ..............................................................................29
3.3.2 Chiều cao cây lúc chín ...........................................................................30
3.3.3 Chiều cao đóng trái ................................................................................30
3.3.4 Số lóng trên thân chính ..........................................................................30
3.3.5 Số cành hữu hiệu ( cành mang trái) ........................................................31
3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT .......................................31
3.4.1 Số trái trên cây.......................................................................................31
3.4.2 Số hạt trong trái .....................................................................................32
3.4.3 Số hạt trên mét vuông ............................................................................33
3.4.4 Trọng lượng 100 hạt ..............................................................................34
3.4.5 Năng suất...............................................................................................35
3.5 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI .............................................................................35
CHƯƠNG 4...........................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................37
4.1 KẾT LUẬN..................................................................................................37
4.2 ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................38
PHỤ CHƯƠNG.....................................................................................................41


v

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Hình

Hình
Hình

1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................17
2 Bệnh đốm phấn xuất hiện trên một số giống đậu nành...............................25
3 Bệnh khảm xanh trên giống đậu nành MTĐ 176 .......................................25
4 Giai đoạn trổ hoa trên đậu nành.................................................................27


vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành trên thế giới từ 2001-2005........3
Bảng 2 Tình hình sản suất đậu nành ở Việt Nam từ năm 2005-2010 ........................4
Bảng 3 Tên và gia hệ của chín giống đậu nành thí nghiệm....................................16
Bảng 4Tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Cần Thơ từ tháng 12/2009 đến
tháng 3/2010 ..........................................................................................................23
Bảng 5 Mức độ (cấp) nhiễm bệnh đốm phấn, bệnh héo cây con, bệnh khảm của 9
giống đậu nành, vụ Đông Xuân 2009-2010. ...........................................................26
Bảng 6 Ngày trổ hoa và thời gian sinh trưởng của chín giống đậu nành, vụ Đông
Xuân 2009-2010. ...................................................................................................28
Bảng 7 Các đặc tính sinh trưởng và nông học của chín giống đậu nành, vụ Đông
Xuân 2009-2010. ...................................................................................................29
Bảng 8 Số trái trên cây và số hạt trong trái của 9 giống đậu nành, vụ Đông Xuân
2009-2010..............................................................................................................32
Bảng 9 Số hạt trên mét vuông, trọng lượng 100 hạt và năng suất của chín giống đậu
nành, vụ Đông Xuân 2009-2010. ...........................................................................34
Bảng 10 Màu hoa, màu vỏ trái, màu vỏ hạt và màu tể của 9 giống đậu nành ..........36



vii

Nguyễn Thị Phương Quyên. 2010. So sánh 9 giống đậu nành tại Trường Đại
Học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2009 – 2010. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: Ths. Phan Thị Thanh Thủy.

TÓM LƯỢC

Thí nghiệm “So sánh 9 giống đậu nành trong vụ Đông Xuân 2009-2010 tại
Trường Đại Học Cần Thơ” nhằm chọn ra những giống đậu nành có một số đặc tính
tốt, năng suất cao, ít bị nhiễm sâu bệnh để đưa vào sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với
ba lần lặp lại cho mỗi giống. Khoảng cách gieo là 40 x 15 cm, 2 cây/hốc. Kết quả
cho thấy, ngoại trừ năng suất của giống MTĐ 852-2 thấp hơn giống MTĐ 778-5,
lần lượt là 1624 kg/ha và 2059 kg/ha; các giống còn lại đều có năng suất khác biệt
không ý nghĩa. Trong đó giống MTĐ 778-5 và MTĐ 760-4 có một số đặc tính nổi
bật như phân cành khá, phần trăm trái ba hạt cao, lần lượt là 37,6% và 42,9%,
không bị nhiễm bệnh đốm phấn. Giống MTĐ 769 mặc dù có nhiều trái trên cây
nhất (37 trái/cây), tỷ lệ trái hai hạt cao (72,7%); song giống này có nhược điểm là
thời gian sinh trưởng dài (89 ngày) và cỡ hạt tương đối nhỏ (10 g/100 hạt).


1

MỞ ĐẦU

Đậu nành (Glycine max Merrill) là nguồn protein và lipid rẻ tiền. Với hàm
lượng protein trung bình 40% và dầu 20%, đậu nành có hàm lượng protein cao nhất

trong tất cả cây trồng và chỉ đứng thứ hai sau đậu phộng về hàm lượng dầu trong số
các cây họ đậu lương thực. Dầu được trích từ hạt đậu nành được sử dụng làm thực
phẩm (dầu ăn, bơ thực vật, xốt mayonnaise,...) hoặc có thể làm nguyên liệu thô tái
sinh để sản xuất các sản phẩm như diesel sinh học, mực in, sơn, làm dung môi cho
thuốc bảo vệ thực vật,... Vì vậy, đậu nành rất có ý nghĩa trong công nghiệp chế biến
cũng như bổ sung nguồn thực phẩm và thay thế mỡ động vật vốn có chứa nhiều
cholesterol gây hại đến sức khỏe của con người. Theo (Leppik, 1971), G. Max là
cây họ đậu có nhiều triển vọng được đề nghị trồng nhằm làm giảm bớt sự thiếu hụt
nghiêm trọng protein và dầu trên khắp thế giới.
Mặc dù tiềm năng của đậu nành rất lớn, nhưng sản xuất vẫn không đủ do năng
suất thấp, dẫn đến sự cách biệt lớn giữa sản xuất và nhu cầu. Một trong những lĩnh
vực chính cần quan tâm là tạo ra các giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh cũng
như cải thiện biện pháp canh tác (Mahamood, 2008).
Không ngoài mục đích trên, thí nghiệm “So sánh chín giống đậu nành” tại Trại
Nghiên chứ và Thực nghiệm, trường Đại Học Cần Thơ trong vụ Đông Xuân
2009 - 2010” được thực hiện nhằm chọn ra những giống đậu nành có một số đặc
tính tốt, năng suất cao, chu kỳ sinh trưởng thích hợp, ít bị nhiễm sâu bệnh để đưa
vào sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC CÂY ĐẬU NÀNH
Đậu nành, Glycine max (L) Merrill, là một trong những cây trồng cổ nhất
(Phạm Văn Biên và ctv., 1996). Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Vavilov (1951),
Fukuda (1933) và nhiều nhà khoa học khác đều công nhận đậu nành có nguồn gốc
từ vùng Mãn Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên rồi lan

truyền ra các quốc gia khác ở Châu Á. Các nước phương Tây chỉ mới biết đến đậu
nành từ thế kỷ thứ 18. Ở Việt Nam, đậu nành cũng được biết rất sớm từ thời Vua
Hùng (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Đậu nành trồng thuộc họ Leguminosae, họ phụ Papilionoideae, chi Glycine
WILLD. Chi này có ba loài là Glycine ussuriensis (dạng hoang dại), Glycine max
(dạng trồng) và Glycine gracilis (dạng trung gian). Chi Glycine được chia thành hai
chi phụ, Glycine và Soja (Moench) F.J. Herm. Chi phụ Soja gồm đậu nành trồng,
Glycine max (L.) Merrill và tổ tiên hoang dại của nó, G. soja Sieb và Zucc. Đậu
nành hoang dại thường có dạng thân leo, hạt màu đen, cỡ hạt rất nhỏ, 1-2 g/100 hạt.
Trái lại, đậu nành trồng (2n = 40) thường có dạng đứng hoặc hơi nghiêng, hạt màu
vàng, xanh lục, đen hay nâu đen, trọng lượng 100 hạt biến thiên từ 5g đến 35g.

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐẬU NÀNH
1.2.1 Trên thế giới
Mặc dù đậu nành có nguồn gốc từ Châu Á, nhưng diện tích và sản lượng đậu
nành lớn nhất trên thế giới là ở Mỹ. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa kỳ
(USDA), trong năm 2005 sản lượng đậu nành trên thế giới là 209,98 triệu tấn; trong
đó Mỹ sản xuất 82,82 triệu tấn, chiếm khoảng 39% sản lượng của thế giới. Các
nước sản xuất đậu nành lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc (Bảng 1).


3

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành trên thế giới từ 2001-2005
Diện tích(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)


2001

2002

2003

2004

2005

2001

2002

2003

2004

2005

2001

2002

2003

2004

2005


Thế giới

76,83

78,83

83,61

91,15

91,30

2,32

2,3

2,28

2,26

2,3

177,94

181,55

190,60

206,41


209,98

Mỹ

29,53

29,31

29,33

29,93

28,84

2,66

2,55

2,28

2,84

2,87

78,67

74,82

66,78


85,01

82,82

Brazil

13,97

16,37

18,52

21,52

22,90

2,80

2,61

2,81

2,31

2,19

39,06

42,77


52,02

49,79

50,20

Argentina

10,40

11,41

12,42

14,32

14,04

2,58

2,64

2,80

2,20

2,73

26,86


30,18

34,80

31,50

38,30

9,48

8,72

9,31

9,70

9,50

1,62

1,89

1,65

1,81

1,78

15,41


16,51

15,39

17,60

16,90

Năm

Trung Quốc

Nguồn : FAO, 2006. (www.fao.org.)


4

Diện tích và sản lượng đậu nành trên thế giới không ngừng tăng qua các năm
2001-2005. Năng suất trung bình của thế giới là 2,3 tấn/ha (FAO, 2006). Tuy nhiên,
có sự chênh lệch rất lớn về năng suất giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Các nước phát triển như Mỹ, Brazil, Argentina đạt năng suất rất cao, trên mức trung
bình của thế giới.
1.2.2 Ở Việt Nam
Mặc dù hiện nay đậu nành đứng vị trí ưu tiên thứ ba trong nghiên cứu cây
trồng ở Việt Nam sau lúa và bắp (Thang và ctv., 1996); tuy nhiên, diện tích canh tác
và năng suất đậu nành trong những năm gần đây vẫn tiếp tục thấp nên sản lượng
không đủ cho nhu cầu nội địa (Bảng 2).
Bảng 2 Tình hình sản suất đậu nành ở Việt Nam từ năm 2005-2010
2010*


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Diện tích (1.000 ha)

204.1

185.6

190.1

192.1

146.2

190

Năng suất (tấn/ha)

1.43


1.39

1.45

1.39

1.46

1.47

Tổng sản lượng (1.000 tấn)

292.7

258.1

275.5

267.6

231.6

280

ước lượng

Nguồn: General Statistics Office (GSO) and Post’estimate (*)

Sự giảm sút đáng kể diện tích cánh tác trong năm 2009 so với năm 2005
(khoảng 24%) là do lũ lụt nghiêm trọng và mưa lớn bất thường vào cuối năm 2008

và đầu năm 2009. Ngoài ra, với tập quán sản xuất thủ công đã làm giá thành đậu
nành trong nước tăng cao, không có khả năng cạnh tranh với đậu nành trên thế giới.

1.3 GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.3.1 Giá trị kinh tế
Đậu nành thực sự là một mặt hàng nông sản chiến lược trên thị trường thế giới.
Từ hạt đậu nành, người ta chế biến ra hàng trăm thứ sản phẩm khác nhau dùng làm
thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, trong
công nghiệp, y tế, mỹ phẩm...
Trong số các cây trồng chính như lúa nước, lúa mì, bắp, cao lương, các loại
khoai thì đậu nành là cây có khả năng cho một lượng protein cao nhất trên một đơn


5

vị diện tích đất với giá thành thấp. Hơn thế nữa, nhờ có sự cộng sinh với loài vi
khuẩn nốt sần R. japonicum, đậu nành có khả năng cố định lượng đạm đáng kể từ
khí nitơ tự do trong không khí thành những hợp chất đạm có ích, đáp ứng một phần
nhu cầu của cây và trả lại đạm cho đất.
Đậu nành rất được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới cũng ở nước
ta. Nhiều nhà khoa học đã xem đậu nành là chìa khóa để giải quyết nạn thiếu
protein trong dinh dưỡng của con người và bảo vệ độ phì của đất. Ngay tại các nước
có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển, cây đậu nành vẫn được đánh giá cao.
Ở Liên Xô đậu nành được xem là “vàng của thảo nguyên”, “cây thần kì của vùng
Amua”. Người Mỹ gọi đậu nành là “hạt thần kì”, “vàng mọc từ đất”, “mặt hàng có
giá trị chiến lược” và có lúc là “cứu tinh của đồng đô la”.
Lúa là cây trồng chủ lực và là nguồn lương thực chủ yếu của nước ta. Mặc dù
lượng gạo ăn đáp ứng đủ, thậm chí thừa, nhu cầu nhiệt lượng của cơ thể, nhưng gạo
không thể cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể, nhất là protein, chất béo,
vitamin, khoáng chất,... Trong khi đó đậu nành có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng

nêu trên.
Về thành phần hóa học, trong hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 1525% glucid, 15-20% lipid, 35- 45% protein, các muối khoáng: Ca, Fe, Mg, P, K,
Na, S; các vitamin: A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Trong đậu
nành cũng có đủ các acid amin thiết yếu như isoleucin, leucin, lysin, metionin,
phenylalanin, tryptophan, valin.
Quan trọng hơn cả là hạt đậu nành chứa một loại hóa chất tương tự như kích
thích tố estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị
và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones. Estrogen thực vật không có giá trị
dinh dưỡng, không là vitamin hay khoáng chất. Nó có tác dụng tương tự như
estrogen thiên nhiên nhưng yếu hơn và có nhiều nhất trong đậu nành. Nó nằm ở
phần dưới của tử diệp trong hạt đậu và gồm bốn cấu tạo hóa học là aglycones,
daidzein, ghenistein và glycitein. Số lượng isoflavones nhiều ít tùy theo giống, điều


6

kiện canh tác và mùa vụ. Nó được chuyển hóa trong ruột, lưu hành trong huyết
tương và phế thải qua thận.
Mặt khác, so với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100 gr
đậu nành có 411 calo; 34 gr đạm; 18 gr béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi
thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21gr đạm; 9gr béo; 10mg calcium và 2,7 mg sắt.
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên đậu nành được sử dụng trong hầu hết các
khẩu phần ăn cho heo, gà, bò sữa,… Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp
chế biến thức ăn gia súc và thủy sản phát triển rất mạnh, việc chăn nuôi với quy mô
lớn cũng tăng lên rất nhiều. Do đó, cần gia tăng diện tích canh tác đậu nành để đáp
ứng cho thị trường nguyên liệu của thức ăn gia súc.
Ngoài ra ở nhiều nước, dầu đậu nành đã trở thành loại dầu ăn phổ biến thay cho
mỡ động vật có nhược điểm dễ gây sơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Dầu đậu
nành còn có thể dùng làm nhiên liệu cho động cơ diesel, làm dung môi cho các loại
thuốc bảo vệ thực vật (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).

1.3.2 Giá trị sử dụng
Đậu nành đứng đầu về hàm lượng đạm thực vật, không những hàm lượng đạm
cao mà cả về chất lượng đạm. Đạm đậu nành có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra,
đậu nành còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol
trong máu. Chính vì giá trị dinh dưỡng của đậu nành nên nhiều nhà khoa học đã
xem đậu nành như một chìa khóa để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng
con người. Ở Việt Nam, nhân dân ta đã có kinh nghiệm chế biến hạt đậu nành thành
nhiều món ăn khác nhau như sữa đậu nành, đậu hủ, bột đậu nành hoặc qua quá trình
lên men để chế biến thành các sản phẩm như tương, chao, sữa chua đậu nành,... để
làm tăng giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ hấp thu của thức ăn.

1.4 CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
Giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt
kinh tế, việc chọn đúng các giống thích hợp có năng suất cao để đưa vào sản xuất là
biện pháp rẻ tiền nhất để nâng cao năng suất cây trồng. Nhìn chung đậu nành khá
mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh; vì vậy, việc xác định đúng giống để gieo trồng


7

trong những điều kiện tự nhiên và canh tác nhất định càng phải được quan tâm đúng
mức hơn.
1.4.1. Trên thế giới
Nhiều Viện và Trung tâm nông nghiệp quốc tế đã đặt ra các chương trình ưu
tiên trong chọn giống và xây dựng mạng lưới khảo nghiệm giống bao gồm: Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC), chương trình đậu nành quốc tế
(INTSOY). Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (IITA), Trung tâm nghiên cứu
nông nghiệp quốc tế (ACIAR).
Nhiều hội thảo quốc tế về chọn giống đậu nành đã được tổ chức tronng thời
gian qua tại Jakarta (Indonesia, 1984), Bangkok (Thái Lan, 1986-1987), Toronto

(Canada, 1988), California (Mỹ, 1988), Cathmandu (Nepan, 1989).
1.4.2. Ở Việt Nam
Trần Đình Long và ctv. (1997) đã khảo sát tập đoàn 1.430 mẫu giống đậu
nành, lai tạo 30 tổ hợp lai, giới thiệu các giống đậu nành có triển vọng: VX9- 1,
VX9- 2, VX9- 3), MV1, MV2, MV3 (Phạm Văn Biên và ctv., 1996).
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phóng thích giống đậu nành AK03,
chọn từ dòng lai G2261 của AVRDC (1988). Giống này có khả năng chịu hạn và
chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất từ 1,55- 2,34 tấn/ha (Ngô Quang Thắng và ctv.,
1993).
1.4.3 Tại trường Đại Học Cần Thơ
Từ năm 1980, Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Đậu Nành đã đưa ra sản
xuất ở ĐBSCL nhiều giống đậu nành năng suất cao như: MTĐ 6, MTĐ 10, MTĐ
13, MTĐ 22, MTĐ 65 và MTĐ 176. Đặc biệt, giống MTĐ 176, được tuyển chọn từ
tổ hợp lai ĐH4 x CES 97-13, có khả năng thích nghi rộng và cho năng suất ổn định
ở các vùng sản xuất đậu nành của ĐBSCL. Giống này có thời gian sinh trưởng
tương đối ngắn (78-85 ngày), cây cao trung bình (40-50 cm), có nhiều trái trên cây
(28-38 trái/cây), hạt to (15-17 g/100 hạt). năng suất đạt bình quân 2,5- 3,0 tấn/ha
(Vương Đình Trị và ctv., 1980).


8

Nguyễn Đăng Khoa và ctv. (1984) đã tuyển chọn được ba giống đậu nành có
nguồn gốc từ Nhật, có thời gian sinh trưởng ngắn (65-70 ngày) là Nhật 17A, Nhật
16 và Nhật 20. Trong đó nổi bật là nhật 17A có tán gọn thích hợp với việc trồng
dày.
Năm 1993-1994, Nguyễn Phước Đằng và Trần Thị Phụng Nga khảo sát 10
giống đậu nành tại Sóc Trăng trong vụ Xuân Hè đã chọn được giống MTĐ 455-3
nổi bật nhất về năng suất (3,08 tấn/ha).
Phan Thị Thanh Thủy và ctv. (1994) đã đề nghị những giống có tiềm năng cho

năng suất cao là MTĐ 455-3, MTĐ 664, MTĐ 524-5, MTĐ 465-9, MTĐ 451, MTĐ
483-9, MTĐ 464-1.
Trong thí nghiệm: “So sánh 15 giống đậu nành”, Kha Hữu Vinh (1995) đã ghi
nhận các giống cho năng suất cao là MTĐ 517-8 (2,02 tấn/ha), MTĐ 455-2 (2,01
tấn/ha).
Qua khảo sát 12 giống đậu nành triển vọng tại Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cần
Thơ đã cho thấy các giống MTĐ 176, MTĐ 514- 6, MTĐ 455-3 có khả năng thích
nghi với những vùng có nguồn nước bị nhiễm mặn (Nguyễn Châu Thanh Tùng,
2000).
Đào Ngọc Trúc (2002) trắc nghiệm 13 giống đậu nành trong vụ Xuân Hè 2001
và Đông xuân 2001-2002 đã đề nghị trong vụ Xuân Hè có thể trồng các giống MTĐ
664, MTĐ 652-5, MTĐ 652-2, MTĐ 652- 4, MTĐ 176 và trong vụ Đông Xuân
trồng các giống MTĐ 176, MTĐ 455-2, MTĐ 654-2, MTĐ 661 và MTĐ 664.

1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
Tùy theo mục tiêu tuyển chọn giống mới mà có các quan điểm khác nhau trong
chọn giống đậu nành. Theo Trần Thượng Tuấn (1983), yêu cầu chính với giống đậu
nành ở đồng bằng sông Cửu Long là:
- Có khả năng cho năng suất cao và ổn định.
- Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 90 ngày trở lại.
- Có khả năng thích nghi rộng, ít quang cảm.


9

- Có khả năng sinh trưởng trong điều kiện đất chua, phèn, có thành phần cơ
giới nặng.
- Có khả năng kháng sâu bệnh chính trong vùng.
- Kháng đổ ngã.
- Có khả năng tạo nốt sần tốt đối với các dòng vi khuẩn R. japonicum tự nhiên.

- Có phẩm chất hạt tốt, trước tiên là có hàm lượng protein cao.
- Hạt giống chậm mất sức nẩy mầm trong quá trình bảo quản.
Ngoài những yêu cầu trên cũng cần chú ý đến một số tiêu chuẩn sau:
- Hạt có màu vàng sáng.
- Kích thước hạt trung bình từ 15 g/100 hạt trở lên.
- Chín tập trung, rụng lá khi chín và không đỗ ngã.

1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH
1.6.1 Yếu tố ngoại cảnh

 Đất đai
Cây đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa cổ, phù
sa mới, đất đỏ, đất xám, đất phèn nhẹ, đất hữu cơ,… Tuy nhiên, cây đậu nành sẽ
sinh trưởng và phát triển tốt trên đất tơi xốp, phì nhiêu, có pH trong khoảng 5,8 –
6,5 (Pandey, 1987).
Trắc nghiệm khả năng thích ứng của các giống đậu nành trên đất có pH thấp,
Board và Caldwel (1993) đã kết luận rằng khi đi từ môi trường có pH = 6,4 sang
môi trường có pH = 5,2 thì năng suất toàn phần sẽ bị giảm đến 25%. Các tác giả cho
rằng trong môi trường đất acid, hàm lượng N trong cây giảm 20% và khả năng hấp
thu N của cây giảm 37%. Các giống khác nhau sẽ có khả năng thích ứng với các độ
pH khác nhau.


10

Ở ĐBSCL, đa số là đất ruộng, chứa nhiều sét, nhiễm phèn nhẹ và có pH thấp
(khoảng 4 – 5); vì vậy, để gia tăng năng suất đậu nành cần bón thêm vôi (Lê Ngọc
Cường và ctv., 1990).

 Nhiệt độ

Đậu nành có thể trồng từ vùng ôn đới đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở cả
Bắc và Nam bán cầu.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố chi phối rất mạnh quá trình sinh trưởng và
phát triền của cây đậu nành và thường làm thay đổi độ dài của các giai đoạn sinh
trưởng cũng như chu kỳ sinh trưởng của cây.
Đậu nành là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn của cây là 2.400C. Các tỉnh
phía Nam có tổng tích ôn là 3.000C, thỏa mãn yêu cầu nhiệt độ cho cây đậu nành.
Theo Pandey (1987) nhiệt độ thích hợp cho cây đậu nành là từ 20-37C. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu về nhiệt độ của cây cũng
khác nhau (Phạm Văn Biên và ctv., 1996).
Theo Kwon (1969), nhiệt độ tối ưu cho sự nẩy mầm của hạt 34-36C, thấp
nhất là 4-7C và cao nhất 39-40C. Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của đậu nành
là 24-26C trong không khí, và 22-27C trong môi trường đất. Nhiệt độ thấp hơn
17C và cao hơn 37C sẽ làm giảm trọng lượng khô tối đa của cây (Ngô Văn Giáo
và ctv., 1984).
Theo Trần Thượng Tuấn (1983), nhiệt độ thích hợp nhất để hình thành mầm
hoa là khoảng 24C, nhiệt độ cao trên 28C có tác dụng đẩy nhanh sự trổ hoa. Ở các
tỉnh phía Nam, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa vụ trong năm không lớn; vì
vậy, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của đậu nành khó thấy.

 Ánh sáng
Về phản ứng đối với quang kỳ, đậu nành được liệt kê vào nhóm cây ngày ngắn
(short day). Tuy nhiên, ngày nay nó phân bố rất rộng trên thế giới với những giống
có phản ứng rất khác nhau với quang kỳ. Trong điều kiện miền Nam nước ta các
giống ít quang cảm và không quang cảm thích hợp hơn vì chúng có khả năng thích


11

nghi rộng và trồng được nhiều mùa vụ khác nhau (Trần Thượng Tuấn và ctv.,

1983).
Cơ chế hình thành nụ hoa của đậu nành liên quan chặt chẽ với quang kỳ, chủ
yếu là với độ dài của thời gian tối trong ngày. Vì vậy, trên thực tế có thể phân các
giống đậu nành thành các nhóm quang cảm mạnh, ít quang cảm và nhóm không
quang cảm. Đa số các giống đậu nành có đặc tính quang cảm, thường các giống
chín muộn có phản ứng ánh sáng mạnh hơn các giống chín sớm.
Ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của đậu nành. Khi
chuyển các giống quang cảm từ điều kiện ngày dài sang điều kiện ngày ngắn thì
thời gian trổ hoa của giống sẽ rút ngắn lại và ngược lại. Chính vì vậy, khi trồng các
giống quang cảm trong vụ Hè Thu thì thời gian trổ hoa của giống bị kéo dài từ vài
ngày đến vài chục ngày so với trồng trong vụ Đông Xuân (Trần Thượng Tuấn và
ctv., 1983).
Ngoài ra, cây đậu nành cũng khá mẫn cảm với cường độ ánh sáng. Trong điều
kiện đồng ruộng bị che rợp hoặc những cành lá nằm phía dưới không hưởng đầy đủ
ánh sáng, lá thường bị vàng úa và rụng, tăng tỷ lệ trái lép. Từ đó đề ra một chỉ tiêu
cho các nhà chọn giống đậu nành là chọn các giống có góc cành, góc tán lá hẹp để
tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng trên một đơn vị diện tích.

 Nước
Nước là một trong những yếu tố hàng đầu của môi trường, có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành. Trong thực tế sản xuất,
mặc dù hiếm có trường hợp đậu nành chết vì hạn, nhưng nước là một yếu tố thường
hạn chế năng suất đậu nành, nhất là trong điều kiện mùa khô ở Miền Nam.
Cây đậu nành không chịu được úng lẫn hạn. Bộ rễ đậu nành tập trung phần lớn
ở tầng đất đế cày, nên khả năng sử dụng nước ở tầng đất sâu bị hạn chế. Khi bị ngập
úng, bộ rễ đậu nành sẽ bị tổn thương do thiếu không khí hoặc có thể do thiếu nước
dẫn đến cây bị héo. Vì vậy, đậu nành có thể được xếp vào loại cây “khó tính” về
nhu cầu nước, nên cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế sự bốc thoát hơi
nước và chống úng cho cây (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1983) .



12

Đậu nành cần 400-550 mm nước trong một vụ, nếu ít hơn hoặc nhiều hơn sẽ
làm giảm năng suất (Pandey,1987).
Theo Ngô Văn Giáo và ctv. (1984), để tạo 1g chất khô đậu nành cần 408-444g
nước. Vì vậy, nước là một yếu tố quan trọng hạn chế năng suất đậu nành.
Khi cây ở giai đoạn V3-V6, nhu cầu nước tăng nhanh và cao nhất ở giai đoạn
sinh trưởng sinh thực R1-R6. Giai đoạn trái bắt đầu chín, nhu cầu nước giảm đi cùng
với sự tàn của lá và lượng nước bay hơi giảm (Ngô Thế Dân và ctv., 1999).
Tình hình thiếu nước có thể hạn chế quá trình quang hợp lẫn khả năng tổng
hợp các chất carbohydrat. Hiện tượng thiếu nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng ở
giai đoạn ra trái và tạo hạt (Weber, 1968).
Theo Shaw và Laing (1966), năng suất đậu nành giảm nghiêm trọng nhất khi
cây bị thiếu nước vào tuần cuối của giai đoạn tạo trái và trong thời gian phình to của
hạt.
1.6.2 Yếu tố sâu bệnh

 Sâu hại
Trên đậu nành có rất nhiều loại sâu hại từ lúc gieo trồng cho đến khi thu
hoạch, chưa kể các loài côn trùng tiếp tục gây hại trên hạt đậu nành bảo quản trong
kho. Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1993), trên đậu nành có nhiều loại sâu tấn
công nhưng gây hại chủ yếu thường là các loại sau:

 Dòi đục thân (Melanagromyza sojae): Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ,
màu đen bóng, mắt đỏ, thường hoạt động ban ngày (nhất là lúc trời mát) để ăn và đẻ
trứng. Trứng được đẻ ở mặt dưới lá, gần gân chính. Ấu trùng là dòi màu trắng ngà,
dòi nở ra đục thẳng vào gân xuyên qua cuống lá và đục vào thân của cây đậu ăn
thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc đến ngọn cây. Khi đã lớn, dòi đục
một lỗ xuyên qua thân để làm đường ra sau nầy và hóa nhộng ở gần đó. Sau khi vũ

hoá, thành trùng chui qua lỗ để ra ngoài.


13

Dòi đục thân chủ yếu gây hại ở giai đoạn đầu (7-15 ngày sau khi gieo). Nếu
tấn công với mật độ cao cây con có thể chết, nếu tấn công trễ thì cây có thể chết
từng nhánh hoặc giảm sức tăng trưởng.

 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): Thành trùng là loài bướm hoạt động ban
đêm (mạnh nhứt từ 6-10giờ đêm). Trứng được đẻ từng ổ ở mặt dưới lá có phủ lớp
lông tơ màu vàng, giai đoạn trứng kéo dài 3-6 ngày. Ấu trùng trải qua 6 tuổi với
thời gian phát triển khoảng 15-21 ngày, màu sắc thay đổi tùy theo tuổi từ xanh lợt
đến xám đen, dọc 2 bên sườn bụng có 2 hàng vệt đen hình bán nguyệt không đều
nhau. Ấu trùng mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, ăn chất xanh của lá làm lá xơ
trắng, úa vàng. Khi lớn lên sâu phân tán dần, ban ngày chui xuống đất, ban đêm
hoặc lúc mát trời chui lên cắn phá (ăn khuyết lá hoặc cắn nụ hoa hay đục khoét trái),
khi đụng đến sâu cuốn tròn lại rơi xuống đất, nằm bất động. Cuối giai đoạn ấu trùng
sâu chui xuống đất để hoá nhộng. Sâu ăn tạp là loài đa thực, tấn công trên nhiều loại
cây trồng và có thể xuất hiện quanh năm; do đó, có thể gây hại cho đậu nành từ giai
đoạn cây con cho đến thu hoạch.

 Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): Thành trùng là bướm đêm, trứng
được đẻ trên lá, mỗi ổ 20-40 trứng, trứng nở khoảng 3 ngày sau. Khi mới nở sâu
sống tập trung quanh ổ trứng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chúng bắt đầu phân
tán. Ấu trùng màu xanh, mặt lưng trơn láng, có tập quán nhả tơ rơi xuống đất. Giai
đoạn ấu trùng từ 10-19 ngày. Sâu hoá nhộng trong đất. Sâu nhỏ ăn diệp lục lá chừa
lại lớp biểu bì trắng, sâu tuổi 2 ăn lủng lá thành những lỗ nhỏ, sâu lớn ăn lủng lá
thành những lỗ lớn hơn. Sâu có khả năng gây hại từ khi cây đậu còn nhỏ cho đến
khi cây trổ hoa, tượng trái. Sâu ăn cả lá, hoa, trái non, đọt non. Sự bộc phát gây hại

của sâu xanh da láng là do quá trình tích lũy mật số theo thời gian và có sự hiện
diện của cây ký chủ trên đồng ruộng (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv., 1998).

 Sâu đục trái (Etiella zinckenella): Đây là đối tượng gây thiệt hại nghiêm
trọng nhất trên cây đậu nành. Thành trùng là loài bướm đêm, có kích thước nhỏ,
màu nâu tối. Trứng được đẻ rải rác trên ngọn, chùm hoa và quả non. Ấu trùng màu
hồng, đầu đen, có thời gian phát triển khoảng 13-18 ngày. Cuối giai đoạn ấu trùng
sâu chui ra khỏi quả và hoá nhộng trong đất. Sâu có khả năng đục vào trái


×