Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ các BIỆN PHÁP kỹ THUẬT bón PHÂN dới tác DỤNG của MÀNG PHỦNÔNGNGHIỆP TRÊN TĂNG TRỞNG và NĂNG SUẤT dưa hấu tại xã AN BÌNH THÀNH PHỐ cần THƠ vụ XUÂN hè 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.58 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Thành Phước
Võ Thị Kim Phương

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN DƯỚI
TÁC DỤNG CỦA MÀNG PHỦ NÔNGNGHIỆP TRÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA HẤU (Citrullus lanatus)
TẠI XÃ AN BÌNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VỤ XUÂN HÈ 2003

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC
(1999 – 2004)

Cần Thơ 4 – 2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Thành Phước
Võ Thị Kim Phương

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN DƯỚI
TÁC DỤNG CỦA MÀNG PHỦ NÔNGNGHIỆP TRÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA HẤU (Citrullus lanatus)
TẠI XÃ AN BÌNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VỤ XUÂN HÈ 2003



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC
(1999-2004)

Cán bộ hướng dẫn
Th.S Trần Thị Ba
K.S Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ 4 - 2004
ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN DƯỚI
TÁC DỤNG CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP TRÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA HẤU (Citrullus lanatus)
TẠI XÃ AN BÌNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VỤ XUÂN HÈ 2003

Do sinh viên Nguyễn Thành Phước và Võ Thị Kim Phương thực hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày........tháng........năm 2004
Cán bộ hướng dẫn

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông Học với đề tài:

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BÓN PHÂN DƯỚI
TÁC DỤNG CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP TRÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DƯA HẤU (Citrullus lanatus)
TẠI XÃ AN BÌNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VỤ XUÂN HÈ 2003

Do sinh
viênliệu
Nguyễn
Phước@
và Tài
Võ Thị
Kim
Phương
thựcnghiên
hiện và bảo

vệ
Trung tâm
Học
ĐHThành
Cần Thơ
liệu
học
tập và
cứu
trước Hội đồng

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.............................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.......................................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp
Cần Thơ, ngày........tháng........năm 2004
Chủ tịch Hội đồng

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên

: Nguyễn Thành Phước


Sinh ngày

: 03-03-1981

Nơi sinh

: xã Vĩnh Thạnh - huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp

E-mail

:

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Khái
Họ và tên mẹ : Mai Thị Tuyết Lan
Quê quán

: xã Vĩnh Thạnh - huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp

Quá trình học tập:
1987 - 1992 : vào Trường Tiểu Học Vĩnh Thạnh 2
1992 - 1996 : vào Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Thạnh 3
1996 - 1999 : vào Trường Trung Học Chuyên Ban Lấp Vò 2
1999 – 2004 : vào Trường Đại Học Cần Thơ, học chuyên ngành Nông học, khóa
25,ĐH
KhoaCần
NôngThơ
Nghiệp
Trung tâm Học liệu
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Họ và tên

: Võ Thị Kim Phương

Sinh ngày

: 21- 08 - 1979

Nơi sinh

: xã Tân Thành - huyện Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long.

E-mail

:

Họ và tên cha: Võ Văn Ngàn
Họ và tên mẹ : Nguyễn Thị Liễu
Quê quán

: xã Tân Thành - huyện Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long.

Quá trình học tập:
1985 - 1990 : vào Trường Tiểu Học Tân Quới
1990 – 1997 : vào Trường Phổ Thông Trung Học cấp II-III Tân Quới
1997 - 1999 : ôn thi đại học
1999 – 2004 : vào Trường Đại Học Cần Thơ, học chuyên ngành Nông Học, khóa
25, Khoa Nông Nghiệp.

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn!
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ, Cô Trần Thị Ba và chị Võ Thị Bích Thủy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
và hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành biết ơn!
Thầy Nguyễn Thành Hối, cố vấn học tập, đã quan tâm, dìu dắt, chia sẽ vui
buồn, động viên và giúp đỡ chúng em suốt khóa học.
Gia đình chú Khổng Minh Trung, xã An Bình - TP. Cần Thơ đã giúp đỡ và
tạo điều kiện tốt cho chúng tôi hoàn thành thí nghiệm ngoài đồng.

Trung tâm Quí
HọcThầy
liệuCôĐH
Cần
Thơ
@ -Tài
liệuĐại
học
tập
nghiên
cứu
Khoa
Nông
Nghiệp
Trường

Học
Cầnvà
Thơ
đã dìu dắt

truyền đạt kiến thức bổ ích cho chúng em.
Chân thành cảm tạ!
Bạn Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Thị Vân Tú đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi ghi
nhận các chỉ tiêu suốt thời gian thí nghiệm. Các bạn lớp Nông Học 25 đã động viên,
chia sẽ nỗi buồn vui, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Các bạn nhà trọ đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này.
Thân ái gởi về!
Các bạn sinh viên Lớp Nông Học 25 và ngành Nông Học lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.

Nguyễn Thành Phước và Võ Thị Kim Phương

v


NGUYỄN THÀNH PHƯỚC VÀ VÕ THỊ KIM PHƯƠNG. 2004. “So sánh hiệu
quả các biện pháp kỹ thuật bón phân dưới tác động của màng phủ nông nghiệp trên
tăng trưởng và năng suất dưa hấu (Citrullus lanatus). Tại xã An Bình - Thành Phố
Cần Thơ - vụ Xuân Hè 2003”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Cán bộ hướng
dẫn ThS. Trần Thị Ba và KS. Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƯỢC

Phân bón là nguồn dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bón
phân đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc không những góp phần làm tăng năng
suất mà còn góp phần tăng phẩm chất nông sản. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật bón

phân trên dưa hấu dưới điều kiện phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp rất đa dạng
và tỉ lệ phân sử dụng chưa cân đối. Do đó, đề tài thí nghiệm: “So sánh hiệu quả các
biện pháp kỹ thuật bón phân dưới tác dụng của màng phủ trên tăng trưởng và năng
suất dưa hấu (Citrullus lanatus), tại xã An Bình - Thành Phố Cần Thơ - vụ Xuân Hè
ra số
lầnCần
rãi phân
thúc@
và Tài
tỉ lệ phân
mang
hiệu quả cao.
Trung2003”
tâm nhằm
Họctìm
liệu
ĐH
Thơ
liệu bón
họclóttập
vàlạinghiên
cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3-5 năm 2003 tại xã An Bình - Thành
Phố Cần Thơ. Diện tích thí nghiệm 750m2, được bố trí theo thể thức lô phụ. Lô phụ
gồm 3 nghiệm thức bón lót (mức 1/2, 1/3 và bón 1/4 tổng lượng NPK16-16-8 của cả
vụ), lô chính gồm 2 nghiệm thức: Rãi phân thúc 1 lần (rãi cả 2 bên hàng dưa) và rãi
phân thúc 2 lần (lần 1 phía trong nơi dây dưa bò và lần 2 phía ngược lại).
Kết quả thí nghiệm cho thấy cách rãi phân thúc không khác biệt về các chỉ
tiêu tăng trưởng, thành phần năng suất và năng suất qua phân tích thống kê. Tuy
nhiên, rãi phân thúc 1 lần cho lợi nhuận 37,82 triệu đồng/ha, cao hơn rãi thúc 2 lần

là 1,76 triệu đồng/ha. Tỉ lệ bón phân lót 1/2 tổng lượng NPK cho kết quả cao nhất
về chiều dài thân ở giai đoạn 30 ngày sau khi trồng (NSKT) và lúc thu hoạch, chu vi
trái, trọng lượng trái, năng suất trái,...và lợi nhuận (39,3 triệu đồng/ha), trong khi lợi
nhuận thấp nhất 34,9 triệu đồng/ha ở mức phân bón lót 1/4.

vi


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

iv

CẢM TẠ

v

TÓM LƯỢC

vi

MỤC LỤC

vii

DANH SÁCH HÌNH


ix

DANH SÁCH BẢNG

x

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung cây dưa hấu

2

1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố dưa hấu

2

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu

2

trồng
dưaThơ
hấu ở@
ViệtTài

Nam
và trên
giớivà nghiên
2 cứu
Trung tâm1.1.3
HọcTình
liệuhình
ĐH
Cần
liệu
họcThế
tập
1.1.4 Đặc tính thực vật dưa hấu

3

1.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh cho dưa hấu

4

1.2 Vai trò của phân bón đối với cây trồng và dưa hấu
1.2.1 Nguyên tố đa lượng

6
6

1.2.2 Một số nguyên tố trung - vi lượng

10


1.3 Một số nghiên cứu về phân bón cho dưa hấu ở Việt Nam và
trên Thế giới

11

1.3.1 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và trên Thế giới

11

1.3.2 Một số nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho dưa hấu ở
Việt Nam

12

1.3.3 Một số nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho dưa hấu trên
Thế giới

15

1.3.4 Kỹ thuật bón phân cho cây trồng và dưa hấu
dưới điều kiện phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp

vii

17


CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện


20
20

2.1.1 Địa điểm và thời gian

20

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

20

2.2 Phương pháp

21

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

21

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

23

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

26

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28


3.1 Ghi nhận tổng quát

28

3.2 Tình hình tăng trưởng

29

3.2.1 Đường kính gốc dưa hấu

29

3.2.2 Chiều dài dây dưa hấu

30

3.2.3 Số lá trên dây chính

32

dưa hấu
33 cứu
Trung tâm3.2.4
HọcChiều
liệu dài
ĐHtráiCần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.2.5 Chu vi trái dưa hấu


34

3.3. Thành phần năng suất và năng suất

36

3.3.1 Trọng lượng trung bình trái dưa hấu

36

3.3.2 Tổng năng suất trái dưa hấu

37

3.3.3 Năng suất trái dưa hấu thương phẩm

38

3.3.4 Năng suất toàn cây dưa hấu

39

3.3.5 Tỉ lệ năng suất trái/năng suất toàn cây

40

3.3.6 Tỉ lệ năng suất trái thương phẩm/tổng năng suất trái

41


3.3.7 Độ Brix

42

3.4 Hiệu quả kinh tế

43

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM THẢO
PHỤ CHƯƠNG

viii

47


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

22


2

Tình hình khí tượng thủy văn tại TP.Cần Thơ (3-5/2003)

28

3

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên đường kính gốc dưa hấu tại thời điểm thu hoạch

4

29

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên tăng trưởng chiều dài thân dưa hấu 20, 30 NSKT và
lúc thu hoạch (60 NSKT)

5

31

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên số lá dưa hấu 30 NSKT

6

32


Ảnh hưởng của mức độ bón lót và số lần rãi phân thúc trên
chu vi trái dưa hấu

35

Trung tâm
Họchưởng
liệu của
ĐHtỉ Cần
@vàTài
liệu
tập và nghiên cứu
7
Ảnh
lệ bón Thơ
phân lót
số lần
rãi học
phân thúc
trên trọng lượng trung bình trái dưa hấu
8

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên tổng năng suất trái dưa hấu

9

37


Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên năng suất toàn cây

10

40

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên tỉ lệ năng suất trái/năng suất toàn cây

11

41

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên tỉ lệ năng suất trái thương phẩm/năng suất trái

12

37

42

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên độ Brix dưa hấu 1 ngày sau khi thu hoạch

43

13


Cách rãi phân thúc lần 1 (15 NSKT)

46

14

Cách rãi phân thúc lần 1 (35 NSKT)

46

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới

3

2

Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và trên Thế giới


12

3

Lịch bón phân

25

4

Ảnh hưởng của tỉ lệ bón phân lót và số lần rãi phân thúc
trên chiều dài trái dưa hấu

6

4

33

Ảnh hưởng của số lần tỉ lệ phân bón lót và số lần rãi phân thúc
trên năng suất trái thương phẩm

39

Hiệu quả kinh tế thu từ thí nghiệm

45

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


x


MỞ ĐẦU

Phân bón góp phần làm tăng năng suất cây trồng khoảng 30 - 35%, đôi khi
đạt tới 50% (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000). Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Qúi
Mùi (1995) thì bón phân không cân đối làm giảm hiệu lực phân bón 20 - 25% và
bón phân không đúng cách làm giảm hiệu lực 5 - 10%.
Hiện nay, vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể trồng dưa hấu
quanh năm khi kết hợp với phủ liếp bằng plastic (Trần Thị Ba và ctv, 1999; Trần
Văn Hòa và ctv, 2002). Trồng dưa hấu sử dụng màng phủ có kỹ thuật bón phân rất
đa dạng, bón rãi theo hàng cả 2 bên màng phủ (Phạm Chí Tùng, 2001 và Trần Thị
Ba và ctv, 1999), hòa phân tưới vào giữa 2 gốc dưa (Nguyễn Văn Hoàng, 2002).
Bên cạnh đó, bón phân không cân đối, nhất là tỉ lệ bón phân lót và số lần bón phân
thúc chưa hợp lí (Nguyễn Hữu Toàn, 2003 và Tô Thị Thanh Bình, 2003), điều này
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái dưa hấu.
Từ những cơ sở trên, Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng đã triển khai đề tài: “So

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

sánh hiệu quả các biện pháp kỹ thuật bón phân dưới tác dụng của màng phủ nông
nghiệp trên tăng trưởng và năng suất dưa hấu (Citrullus lanatus) tại xã An Bình Thành Phố Cần Thơ - Xuân Hè 2003” nhằm tìm ra tỉ lệ phân bón lót và số lần rãi
phân thúc thích hợp, giúp cho việc phát triển cây dưa hấu ổn định và mang lại thu
nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống cho người trồng dưa.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA CÂY DƯA HẤU

1.1.1 Nguồn gốc
và sự phân bố dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học Citrullus lanatus Thumberg, thuộc họ bầu bí
Cucurbitaceace, tên tiếng anh Watermelon. Dưa hấu có nguồn gốc từ Châu Phi.
Ngày nay, dưa hấu được trồng khắp vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Splittocsser,
R.W., 1990).
Ở nước ta, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18 (Trần Thị Ba
và ctv, 1999). Các vùng trồng dưa hấu truyền thống như Hải Hưng, Nghệ An,
Quảng Nam, Quảng Ngải, Tiền Giang, Long An,… thường cung cấp lượng hàng
lớn nhất định để tiêu dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh, 1996).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.2 Giá trị dinh
dưỡng của dưa hấu
Theo USDA (2004) thì trong 100 g trái ăn được có 91,51 g nước, 32 Kcal,
5,62 g protein, 0,43 g lipit, 7,18 g glucid, 8 g Ca, 116 mg K, 9 mg P, chứa 14 loại
vitamin, 18 loại acid amin và nhiều loại acid béo. Ngoài ra, trái dưa hấu còn chứa βcaroten 4200 UI (Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, 2003), chất Colocynthine
(C50H84O23) có tính tẩy mạnh và trị bệnh tiêu chảy (Đỗ Tất Lợi, 2003). Bên cạnh,
dưa hấu còn trị huyết áp cao, nóng bàng quang, cảm sốt,… vỏ trái trị phù thủng, hạt
trái trị đau lưng,… (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2002).
1.1.3 Tình hình trồng dưa
hấu ở Việt Nam và trên thế giới
Ở Việt Nam diện tích trồng dưa hấu từ 1995 đến năm 2003 tăng 3%, năng
suất tăng 3,2% nên sản lượng tăng 3,3% (Bảng 1.1).


3


Trên Thế giới thì diện tích trồng dưa hấu từ 1995 đến 2003 tăng 4,2%, năng
suất tăng 4,1%, vì thế, sản lượng dưa hấu thế giới tăng 9,9%. Nhìn chung, tốc độ
tăng về diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu của Thế giới cao hơn Việt Nam.

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam và trên Thế giới. FAOSTAT
(2004)
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Năm Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam
1995 2.281.402 18.500
18,0
9,7
41.030.122 180.000
1996 2.362.930

18.500

19,7

10,8

46.577.823

200.000

1997 2.487.534

19.000


23,5

10,5

58.487.116

200.000

1998 2.748.265

19.000

21,7

10,5

59.770.033

200.000

1999 2.919.394

19.000

24,4

10,5

71.281.835


200.000

Trung tâm
Học
liệu ĐH 19.000
Cần Thơ24,7
@ Tài liệu
tập và nghiên
2000
3.050.359
10,5 học75.271.012
200.000cứu
2001 3.232.397

19.000

25,1

12,9

81.069.724

244.714

2002 3.240.576

19.000

25,3


12,9

81.839.727

244.714

2003 3.667.336

20.000

22,6

12,2

83.199.791

245.714

1.1.4 Đặc tính
thực vật của cây dưa hấu
Rễ gồm rễ chính và rễ phụ, rễ phụ ăn lan rộng trên mặt đất, phân bố ở
chiều sâu 20 - 30 cm, bán kính trung bình 50 - 60 cm (Mai Thị Phương Anh, 1996
và Trần Thị Ba, 2000). Rễ dưa hấu không có khả năng phục hồi khi bị đứt, do đó
không nên đi lại trên mặt liếp (Phạm Hồng Cúc, 2002).


4

Thân thảo hằng niên, dài 1,5 - 5 m, thân mềm, có góc cạnh và mang nhiều

lông trắng, thân có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, chồi nách và 1 vòi bám (Phạm
Hòang Hộ, 1999 và Phạm Hồng Cúc, 2002).
Lá xẻ thùy sâu, có 3 - 7 thùy, có màu xanh mốc, lá đơn, mọc xen, xẻ thùy
nhiều hay ít, sâu cạn tùy giống, lá đầu tiên không sẻ thùy sâu (Tạ Thu Cúc và ctv,
2000). Lá dưa hấu có diện tích càng lớn quang hợp càng cao, lá có gốc độ nghiêng
quang hợp tốt hơn các lá to nhưng nằm ngang (Mai Thị Phương Anh, 1996).
Hoa hình chuông, đơn tính, đồng chu (Wien, H.C., 1997). Hoa nhỏ có kích
thước khoảng 2,5 - 3 cm, nằm đơn độc ở nách lá (Trần Thị Ba và ctv, 1999). Số
lượng hoa đực và hoa cái không cân đối, thường hoa đực xuất hiện sớm (Tạ Thu
Cúc và ctv, 2000). Khác với dưa leo, dưa hấu không thụ phấn chéo (Purseglove,
J.W., 1968 và Splittstocsser, W.E., 1979). Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, ngoài ra
người ta còn chấm nụ để cho trái đồng loạt (Trần Thị Ba, 2000).
Trái phì quả, to và chứa nhiều nước. Trái có hình dạng thay đổi từ hình
hình
trứng
đếnĐH
bầu Cần
dục tùy
theo @
giống,
1 - 2tập
kg hoặc
có khi tớicứu
hàng
Trungcầu,
tâm
Học
liệu
Thơ
Tàinặng

liệutừhọc
và nghiên
chục kg (Agrwal, R.L., 1984 và Mai Văn Quyền, 1995). Vỏ trái cứng, láng có nhiều
gân, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm đến vàng, có sọc, khi trái chín gân nổi rõ
trên mặt vỏ. Thịt trái có màu từ đỏ đậm đến vàng, chứa nhiều hạt, hạt nằm lẫn trong
thịt trái có trung bình từ 200 - 700 hạt/trái (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000 và Phạm Hồng
Cúc, 2002).
Hạt có màu nâu nhạt đến đen, kích thước hạt thay đổi tùy giống, trọng
lượng trung bình 25 - 30 hạt/gam. Hạt chứa 40% chất béo (Tạ Thụ Cúc và ctv,
2000). Vì vậy, hạt dễ mất sức nảy mầm (Trần Thị Ba và ctv, 1999).
1.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh cho dưa hấu
* Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho hạt dưa hấu nảy mầm 35 - 40oC và cho sự sinh
trưởng 25 - 30oC (Phạm Hồng Cúc, 2002). Vì vậy, dưa hấu phát triển tốt trong vùng
ĐBSCL. Nhiệt độ thấp cây dưa hấu sinh trưởng kém, số lượng hoa cái hình thành ít,


5

hạt phấn ở hoa đực phát triển không đầy đủ nên thụ phấn dưa khó khăn, trái chậm
phát triển, vỏ dầy, màu thịt trái nhạt (Trần Thị Ba và ctv, 1999). Ở nhiệt độ cao cây
dưa hấu mau thành thục (Wien, H.C., 1997).
* Ánh sáng
Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng sự thành lập đường trong
trái. Do vậy, dưa hấu trồng trong vụ Xuân Hè cho phẩm chất ngon hơn dưa hấu Tết
(Trần Thị Ba và ctv, 1999). Độ dài ngày ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của
cây, số giờ chiếu sáng trong ngày 8 - 10 giờ làm cho cây ra hoa sớm và số lượng
hoa cái nhiều (Mai Thị Phương Anh, 1996). Mưa nhiều, trời âm u thiếu sáng cây
sinh trưởng kém, ít đậu trái và dễ nhiễm bệnh (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
* Nước

Dưa hấu thuộc cây C3 (Wien, H.C., 1997), có hệ số thóat hơi nước cao 600
(để tạo 1 kg vật chất khô cần 600 kg nước) (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi,

Trung1996).
tâm Do
Học
ĐHhấu
Cần
Thơcấp
@nhiều
Tài nước,
liệu học
tập
nghiên
cứu
đó,liệu
cây dưa
cần cung
nhất là
thờivà
kì phát
triển trái

nên giữ đất ẩm thường xuyên. Tuy nhiên, dưa hấu chịu úng kém, nhất là giai đoạn
cây con, vì vậy trồng dưa hấu chú ý thóat nước tốt từ khi mới trồng. Giai đoạn phát
triển trái gặp điều kiện nước tưới nhiều hoặc mưa dễ gây nứt trái (Trần Thị Ba và
ctv, 1999). Dưa hấu cần ẩm độ không khí thấp, cao hơn 65% dễ bị bệnh trên lá và
thân (Phạm Hồng Cúc, 2002).
* Đất và dinh dưỡng
Dưa hấu sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, pH thích hợp 6 - 7

(Phạm Hồng Cúc, 2002). Ẩm độ đất phù hợp cho dưa hấu sinh trưởng tốt khoảng 70
- 80% (Mai Văn Quyền và ctv, 1995).
Trần Thị Ba và ctv (1999) cho rằng để tạo 1 tấn sinh khối dưa hấu cần 1,26 2,59 - 1,31 kg NPK/ha. Sự cân bằng ba yếu tố NPK là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng và chất lượng trái dưa hấu (Trần Khắc Thi, 1996).


6

1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI
CÂY TRỒNG VÀ DƯA HẤU

Phân bón ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng quang hợp trên
diện tích lá thông qua ảnh hưởng diện tích lá (Vũ Hữu Yêm và ctv, 1999). Theo
Nguyễn Đình Sâm (1995) đã cho rằng phân bón có thể đóng góp đến 50% năng suất
cây trồng. Cây trồng có chứa tất cả 92 nguyên tố tự nhiên nhưng chỉ cần 16 nguyên
tố để tăng trưởng tốt. Ngoài C, H, O còn có 13 nguyên tố cần thiết và có lợi cho cây
đó là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Cl, Và B (Halliday, D.J., et al, 1992
và Tôn Thất Trình, 1971). Các nguyên tố này có thể là thành phần cấu trúc hữu cơ,
tác nhân kích hoạt trong các phản ứng enzyme và cũng có thể là chất mang điện tích
và điều hòa sự thẩm thấu (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003).
1.2.1 Nguyên tố đa lượng
* Đạm (Nitrogen - N)

Trung tâm Đạm
Họclàliệu
ĐHtốCần
@ Tài
học
nguyên
quan Thơ

trọng hàng
đầuliệu
đối với
sự tập
sốngvà
củanghiên
cây vì là cứu
thành
phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng như diệp lục tố, phytohoocmon, amino
acid, enzyme, acid nucleic,… đạm đồng hóa hydrocacbon trong cây, kích thích sự
phát triển của bộ rễ và hấp thu các nguyên tố khác (Epstein, E., 1972 và Mengel,
R.R., và Kirkby, E.A., 1982).
Cây trồng bón đủ đạm thúc đẩy sự đâm chồi, đẻ nhánh, ra lá nhiều và lá có
kích thước to, giúp cây quang hợp mạnh cho năng suất cao (Đường Hồng Dật,
2002a). Đạm có khả năng làm tăng quang hợp đến 10% (Vũ Hữu Yêm và Nguyễn
Công Hoan, 1999). Cây con cần nhiều đạm amon, lúc cây ra hoa kết trái cần nhiều
đạm nitrate (Bùi Huy Đáp, 1957). Phan Nguyên Hồng (1971) cho rằng cây lá rộng
nhiệt đới và thân thảo ưa đạm dạng nitrate. Phân urea có tác dụng làm chậm sự phát
triển nấm Fusarium sp. hơn dùng phân amoni sulphate (SA) (Philip Chung, 2003).
Cây trồng thiếu đạm thường biểu hiện trên lá già, lá ngã màu vàng, tán lá
nhỏ, rễ kém phát triển, mau già cỏi, sinh trưởng và quang hợp kém (Nguyễn Ngọc
Tân và Nguyễn Đình Huyên, 1981 và Rechigel, J.E., 1995). Thiếu đạm trầm trọng


7

thì cây giảm số lượng hoa và hàm lượng protein (Nguyễn Xuân Trường và ctv,
2000).
Đối với dưa hấu, phân đạm giúp cây con tăng trưởng nhanh, giúp trái mau
lớn, do đó cần bón đủ đạm khi cây bắt đầu vươn ngọn và sau khi đậu trái. Thừa

đạm, thân lá phát triển xum xê, chống chịu sâu bệnh kém, khó đậu trái, trái chín
chậm, trái nhiều nước, vị lạt và không giữ được lâu sau thu hoạch (Phạm Hồng Cúc,
2002). Thừa đạm làm tăng hàm lượng hoa đực trên cây (Wien, H.C., 1997), tích luỹ
NO3- trong lá, thân và trái (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995). Dưa hấu
bón nhiều đạm làm tăng bệnh cháy lá, đốm nhựa lá, giảm phẩm chất dưa hấu tháp
bầu (Dương Văn Hưởng, 1990) và gây nứt trái (TAMU, 2003). Trên rau thừa đạm
dẫn đến chậm sinh thực, chất lượng nông sản kém và làm giảm lượng vitamin C
(Mengel, K., và Kirkby, E.A., 1982). Họ bầu bí sử dụng đạm nitrat (NO3-) giúp cây
sinh trưởng tốt và tăng khả năng chịu đựng độc tố Mn hơn dùng đạm amon (NH4,)
(Trần Thị Ba và ctv, 1999). Bón thừa NH4, làm giảm khả năng hấp thu Ca (Weir,
Cresswell,
G.C.,Cần
1993).
Muqiang
(1995)
cho biết
đáp ứng
với
TrungR.G.,
tâmvàHọc
liệu ĐH
Thơ
@ Tài
liệuđãhọc
tậpdưa
và hấu
nghiên
cứu
việc tăng đạm hơn tăng kali.
* Lân (Phosphorus - P)

Cây ngắn ngày rất cần lân vì là thành phần của nhiều hợp chất quan trọng
như Adenosine Triphosphate - ATP, enzyme, acid nucleic, phospholipid, protein,…
do đó lân đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng và protein
(Fageria, N.K., et al, 1997; Đỗ Thị Thanh Ren, 1999 và Hòang Đức Phương, 2002).
Vì thế, bón đủ lân giúp cây phân chia tế bào, kích thích sự sinh trưởng của hệ thống
rễ bên và lông hút, giúp cây đâm chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy cây ra hoa, kết trái sớm
và tăng chất lượng hạt giống (Nguyễn Thị Quí Mùi, 1992).
Lân cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cây, cây con do đã sử dụng
hết nguồn năng lượng trong hạt chuyển sang giai đoạn sống nhờ rễ. Do vậy, cây cần
lân rất sớm (Lê Văn Căn, 1977). Ngoài ra, lân còn giúp cây tăng tính chống chịu
lạnh và rét (Nguyễn Thanh Hùng, 1984 và Nguyễn Huy Phiêu, 2000). Lân có khả


8

năng cố định bức xạ mặt trời thành năng lượng hóa học và phosphoril hóa quang
tổng hợp và chuyển hóa glucid (Vũ Hữu Yêm và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Lân
tích lũy nhiều ở bộ phận sinh sản (hạt) (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên,
1981 và Biederman - Thorson, M.A., 1973). Bởi vậy, lân thường ít trả lại cho đất và
cây trồng thường thiếu lân (Meyer, B.S., và Anderson, D.B., 1998). Theo Nguyễn
Văn Dụ và ctv (1974) (trích dẫn bởi Đỗ Ánh, 2001) đã cho biết lân tổng số và năng
suất cây trồng có tương quan thuận.
Cây thiếu lân thường thấy trên lá già, sự dãn nỡ của tế bào lá chậm hơn so
với sự hình thành diệp lục tố, do đó hàm lượng diệp lục tố trên đơn vị diện tích lá sẽ
cao hơn, vì vậy, lá có màu xanh sậm hơn (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2003). Cây thiếu lân rễ chậm phát triển, thân lá mảnh, có vết tím, trái và hạt kém
phát triển, chín chậm và có hàm lượng acid cao (Vũ Văn Vụ và ctv, 1998). Bên
cạnh đó, cây trồng thiếu lân giảm tốc độ hấp thu oxi, giảm hoạt tính của enzyme
tham gia vào hoạt động hô hấp, tăng quá trình phân giải hợp chất hữu cơ chứa
và polysacarit,

các quá
trình@
tổng
hợp
protein
nucleotit
bị hạn chế
(Vũ
Trungphosphate
tâm Học
liệu ĐH Cần
Thơ
Tài
liệu
họcvàtập
và nghiên
cứu
Hữu Yêm và Nguyễn Công Hoan, 1999). Thừa lân dễ gây thiếu Zn (Đỗ Ánh và ctv,
1996).
Rau và dưa hấu cần nhiều lân (Hanson, R.G., 1992 và Reilly, A., 1993). Trên
dưa hấu, cùng với kali, lân có tác dụng tốt đến phẩm chất trái và tăng lượng đường
trong trái (Trần Khắc Thi, 1996). Phạm Hồng Cúc (2002) đã cho rằng bón đủ lân
giúp cho thịt trái dưa hấu chắc.
* Kali (Potassium - K)
Kali tuy không tham gia vào cấu tạo tế bào nhưng tham gia các phản ứng
trao đổi chất thông qua tác động hoạt hóa nhiều enzyme xúc tiến các phản ứng quan
trọng trong cây (Vũ Hữu Yêm và Nguyễn Công Hoan, 1999).
Kali đóng vai trò chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất
dinh dưỡng của cây (Tisdale, S., và Nelson, W., 1975). Cây vững chắc ít đổ ngã,
tăng tính chống chịu, hạn, úng và chịu rét khi bón đủ kali (Bùi Việt Trang, 2002).



9

Trời âm u, ít nắng giảm bón đạm tăng lượng kali để cây cứng cáp hơn (Lê Xuân
Đính, 2003). Bên cạnh đó, kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều
chỉnh pH, đóng mở khí khẩu và điều hòa lượng nước qua khí khẩu (Wilkinson,
R.E., 1994, Fageria, N.K., et al, 1997 và Lê Văn Tri, 2000). Do đó, bón đủ kali giúp
cây trồng tiết kiệm nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Ngoài ra, kali còn giúp chuyển hóa dạng đường đa thành đường đơn (Hòang
Đức Phương, 2002). Do vậy, Kali có tác dụng đến chất lượng và tăng lượng đường
trong trái (Trần Khắc Thi, 1996). Bón đủ kali giúp làm giảm lượng nitrate trong cây
(Meyer, B.S., và Anderson, D.B., 1938). Trên lúa bón kali bổ sung sẽ cho năng suất
cao hơn so với nghiệm thức không bón kali (Nguyễn Mỹ Hoa, 2003). Đối với mía
thì kali không làm tăng năng suất mía nhưng làm tăng trữ đường và độ Brix (Lâm
Quang Thảo, 2003). Giống đạm và lân, kali di động từ lá già sang lá non do đó triệu
trứng thiếu kali thường xảy ra trên lá già (Đường Hồng Dật, 2002b), lá vàng nâu và
mô chết (Splittstoesser, W.E., 1990 và Fageria, N.K., 1992). Thiếu kali hàm lượng
giảm,
tế bào
rễ Thơ
cây già@
nhanh,
suấthọc
thẩmtập
thấu,
thấm nước

Trungnước
tâmtrong

Họccâyliệu
ĐH
Cần
Tài áp
liệu
vàtính
nghiên
cứu
độ dính của chất nguyên sinh giảm, đường khử tăng nhiều, quá trình tổng hợp tinh
bột bị trở ngại và trao đổi đạm bị rối loạn (Vũ Hữu Yêm và Nguyễn văn Hoan,
1999). Cây thiếu kali đốt ngắn, hoa ít, phát triển còi cọc, thân yếu dễ bị đỗ ngã, trái
và hạt bị teo thắt lại (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000 và Reilly, A., 1993 ).
Cây rau hấp thu nhiều kali và đạm (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002), khi lá
nhiều kali làm tăng hàm lượng vitamin C (Mengel, K., 1982). Đinh Văn Lữ (1971)
đã cho rằng dưa hấu cần nhiều đạm và kali hơn lân.. Bón bổ sung kali ngăn ngừa
hiện tượng nứt trái dưa hấu (Halliday, D.J. và ctv, 1992) và làm tăng khả năng chín
sớm của cây (Trần Khắc Thi, 1996). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) thì dưa hấu bón
kali giúp trái ngọt, thịt chắc, có nhiều cát, vỏ cứng nên dễ vận chuyển và màu sắc
trái đẹp. Tuy nhiên, bón thừa kali gây hiện tượng xót rễ, rễ quăn, teo lại và cây bị
chết, thừa nhiều năm dẫn đến thiếu Mg và Na (Đỗ Ánh và ctv, 1996). Dưa hấu bón
thừa kali làm lá non héo và đỉnh lá bị hoại tử (Bennet, W.F., 1993).


10

* Canxi (Calcium - Ca)
Canxi có vai trò quan trọng đối với đời sống cây trồng, Ca chiếm 1% vật chất
khô trong cây (Basra, A.S., 1994), chiếm 30% tổng chất khoáng trong cây (Nguyễn
Thị Quí Mùi, 1995), Ca là thành phần quan trọng của màng và vách tế bào. Ca cần
thiết cho sự phân chia tế bào bình thường, giúp cho tế bào vững chắc, duy trì cấu

trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa nhiều enzyme (Tisdale, S., and Nelson, W., 1975;
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003). Ngoài ra, Ca còn đóng vai trò như một
chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ trong cây (Nguyễn Ngọc Tân và
Nguyễn Đình Huyên, 1981).
Cây thiếu Ca, lá non bị ảnh hưởng trước, lá non biến dạng, có hình đài hoa
và quăn, các chồi tận cùng suy thóai, cổ rễ thường bị gãy, chồi và hoa thường rụng
sớm, cấu trúc thân bị yếu (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000 ), thiếu Ca rễ non
chậm phát triển dẫn đến hấp thu dinh dưỡng chậm (Bennet, W.F., 1993 và Knuti,
L.L., et al, 1962). Theo công ty Nork Hyđro (1999) cây trồng thiếu Ca vỏ trái cây

Trungmềm
tâmhoặc
Học
liệuruột
ĐHlỏng,
Cần
@ Tài
liệu
học
bị nứt,
và Thơ
nhảo hoặc
sượng.
Trên
đất tập
chua,và
dưanghiên
hấu dễ bịcứu
“thối
đít trái”do thiếu Ca (Epstein, E., 1972 , 2002, Miller, G., 2002 và Phạm Hồng Cúc)

và thiếu Ca dưa hấu bị thối nâu bên trong trái (Trần Thị Ba và ctv, 1999). Khi bón
thừa vôi làm giảm sự hấp thụ Bo (Weir, R.G., et al, 1993) và Mn (Lê Văn Hòa và
ctv, 2001). Nghiên cứu từ Lê Trúc Linh (2001) và Trần Thị Phụng Kiều (2003) đã
cho thấy việc bón phân Ca(NO3)2 cho năng suất và phẩm chất dưa hấu cao hơn so
với nghiệm thức đối chứng.
1.2.2 Một số nguyên tố trung - vi lượng
Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục tố (Taiz, L., và Zeiger, E., 1991), là
hoạt chất gắn liền với sự chuyển hóa hydrocacbon (Vũ Hữu Yêm, 1995) và đồng
hóa lân (Hoàng Đức Phương, 2002). Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv (2000) thì
cây thiếu Mg nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường rụng lá (Bùi Việt
Trang, 2002). Dưa hấu rất dễ mẫm cảm với thiếu Mg, dưa hấu thiếu Mg giảm khả
năng đậu trái (Phạm Hồng Cúc, 2002).


11

Nguyên tố vi lượng là thành phần của nhiều men và kích hoạt các hoạt động
của hệ thống men trong cây; các quá trình quang hợp, hút khoáng, chuyển hóa và
vận chuyển hợp chất hữu cơ trong cây đều có sự đóng góp của các nguyên tố vi
lượng (Vũ Hữu Yêm và ctv, 1998).
Dưa hấu dễ mẫn cảm với thiếu Cu, Zn, Fe và B (Hòang Minh Châu, 1998). Ở
cây ăn trái thiếu Cu sự ra hoa và tạo trái bị ức chế (Hoàng Thị Hà, 1996), thiếu trầm
trọng Cu hạt nảy mầm chẳng bao lâu sẽ chết, hạt lép hoặc không kết hạt (Nguyễn
Xuân Hiển và ctv, 1977 và Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên, 1981).
Zn ảnh hưởng đến sự hình thành protein và auxin (Katyal, J.C., và
Randhawa, N.S., 1993 và Nguyễn Văn Uyển, 1995) nên thiếu Zn dưa hấu lóng ngắn
lại (Bennet, W.F., 1993). Theo Nguyễn Xuân Hiển và ctv (1977) thì thiếu Zn cây ít
hình thành chồi trái.
Dưa hấu thiếu sắt thường xuất hiện trên lá non, lá non bạc màu, đỉnh chồi
vàng úa (Bùi Việt Trang, 2002 và Halliday, D.J., et al, 1992).

MinhCần
ChâuThơ
(2003)
dưa học
hấu lóng
lá nhỏ, trở
nên
Trung tâm Theo
HọcHoàng
liệu ĐH
@thiếu
TàiBliệu
tậpngắn,
và nghiên
cứu
vàng úa, hoại tử, đỉnh chồi non thường chết, ngọn dưa thẳng đứng lên trên, thân tiết
nhựa màu sắc nâu, có vết nứt theo chiều ngang, lá nhỏ và chuyển thành đốm đậm
nhạt không đều (Ching, 2001. Trích bởi Lê Trúc Linh, 2002).
1.3 NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO
DƯA HẤU Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Tình hình sử dụng
phân bón ở Việt Nam và trên Thế giới
Ở Việt Nam (Bảng 3.2), đạm sử dụng năm 2000 đã tăng 209% so với năm
1999. Còn lân năm 1990 - 2001 đã sử dụng 56 nghìn tấn tăng 409%. Năm 1990 2001 đã sử dụng 43 nghìn tấn kali tăng 1333%. Tỉ lệ sử dụng NPK (năm 1990)
14:3,9:1 và năm 2001 thì tỉ lệ NPK đạt 2,5:1,3:1.
Trên thế giới, đạm năm 1990 - 2001 đã sử dụng tăng 6%. Đối với lân năm
1990 - 1995 đã giảm 17% sau đó tỉ lệ này rút ngắn đến năm 2001 còn 9% so với



12

năm 1990. Giống với lân thì tình hình sử dụng kali cũng có chiều hướng giảm đến
2001 tỉ lệ giảm 8% so với năng 1990. Tỉ lệ sử dụng NPK biến động từ 1990 - 2001
là 3,4: 1,5:1 - 3,7:1,5:1. Nhìn chung, đạm có tỉ lệ sử dụng cao hơn lân và kali.

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và trên Thế giới. FAOSTAT
(2003). .
(Đơn vị tính: 100.000 tấn)
Năm
Đạm (N)
Lân (P2O5)
Kali (K2O)
Tổng NPK
Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới

1990 0,43

77,2

0,11

36,0

0,03

24,7

0,57


137,8

1995 0,81

78,4

0,32

30,7

0,09

20,7

1,23

129,7

1999 1,22

84,9

0,46

33,3

0,38

22,1


2,06

140,3

2000 1,33

80,9

0,51

32,5

0,43

21,8

2,27

135,2

2001 1,06

82,0

0,56

33,0

0,43


22,7

1,95

137,7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.3.2 Một số nghiên cứu về kỹ
thuật bón phân cho dưa hấu ở Việt Nam
* Một số vùng phía Bắc
Công thức phân sử dụng cho 1 hecta tại Quãng Ngãi 315 N - 362 P2O5 - 234
K2O kg/ha. Toàn vụ chia 5 lần bón. Bón lót: 31% N , 55% P , 41% K. Lần 2 (20 22 NSKT): 41% N - 34% P - 37% K, bón vào rãnh sâu 30 cm, cách mép bạt 10 cm,
sau đó lấp đất kiểu mái nhà. Lần 3 (vừa chọn trái xong ): hòa nước tưới 7% N - 2%
P - 6% K. Lần 4 (cách lần 3 từ 4 - 5 ngày): cách bón giống lần 2, bón 10% N, 9% P,
6% K. Lần 5 (cách lần 4 từ 5 - 6 ngày): cách bón giống lần 2, bón 11% N , 10% K
(Nguyễn Văn Hoàng, 2002. Trích từ Ngô Quang Vinh và ctv, 2002).
Đào Mạnh Khuyến (1986), đã đề nghị công thức phân cho 1 hecta 220N 150P2O5 - 190K2O (kg/ha), chia 4 lần bón. Bón lót: 40 - 50 tấn phân chuồng, 1,5


13

tấn vôi (vôi bón trước vài ngày), bón 36% N, 53% P và 58% K. Bón thúc lần 1 (30
NSKT) 18% N và 20% P. Bón thúc lần 2 (50 NSKT), 23% N và 27% P. Bón thúc
lần 3 (70 NSKT) 23% N và 42% K.
Mai Thị Phương Anh và ctv (1996), đã đề nghị công thức phân 115 N - 68
P2O5 - 173 K2O kg/ha, chia làm 4 lần bón. Bón lón 200 kg phân chuồng và 1/2 tổng
lượng NPK, bón rãi. Bón thúc lần 1 (30 - 40 NSKT) bón 1/3 tổng lượng NPK, bón
rãi. Bón thúc lần 2 (45 - 60 NSKT) bón 1/6 tổng lượng NPK, bón rãi. Bón thúc lần

3 tưới hết lượng NPK còn lại.
Công thức phân đã được ghi nhận cho 1 hecta 95 N - 67 K2O, chia 4 lần bón:
Bón lót: 8 - 10 tấn phân chuồng. Bón thúc lần 1 (15 - 20 NSKT) 33% N và 25% K.
Bón thúc lần 2 (35 - 40 NSKT) 33% N và 50% K. Bón thúc lần 3 (50 - 55 NSKT)
34% N và 25% K (Ngô Trực Nhã, 1999).
Bón phân cho giống dưa An Tiêm 98 và An Tiêm 100, 51 N - 128 P2O5 - 92
K2O kg/ha. Bón lót 50% tổng lượng NPK và 50% NPK còn lại bón thúc. Đối với
và Xuân
Lan,
bón @
10 -Tài
20 tấn
phân
hữutập
cơ, 500
1000 kg vôi

Trunggiống
tâmHồng
HọcLương
liệu ĐH
Cần
Thơ
liệu
học
và -nghiên
cứu
1 - 2 tấn NPK(16-16-8) . Chia làm 3 lần bón. Bón lót: 100% vôi và 20% tổng NPK. Bón
thúc lần 1 (20 NSKT): 40% tổng NPK. Bón thúc lần 2 (35 - 40 NSKT): 20% tổng
NPK (Trương Đích, 2000).

* Một số vùng phía Nam
Công thức phân đã được áp dụng tại Trà Vinh 150 N - 153 P2O5 - 84,5 K2O
(kg/ha), 2 xe bò phân chuồng (1,5 tấn), chia làm 4 lần bón. Bón lót toàn bộ phân
chồng và 43% N, 54% P2O5 và 38% K, cách bón rãi trước sau đó mới lên liếp. Bón
lần 2 (19 NSKT) 27% N - 26% P - 27% K, cách bón cách gốc dưa hấu 120 cm, bón
phía trong dây bò. Bón lần 3 (28 NSKT) bón 21% N - 20% P - 19% K, bón rãi và
bón phía ngoài dây bò. Bón lần 4 (50 NSKT) bón 9% N , 16% K, hòa nước tưới vào
giữa hai gốc dưa (Trung Tâm Khuyến Nông Trà Vinh, 2002. Trích từ Ngô Quang
Vinh và ctv, 2002).


14

Bùi Văn Thông (2002) khuyến cáo sử dụng tại Kiên Giang: 50 N - 60 P2O5 331K2O (kg/ha). Bón lần 1 (5 - 7 NSKT) 13% N , 7% P, hòa chung với nước tưới.
Bón lần 2 (10 - 12 NSKT) 14% N - 27% P - 33% K, bón rãi, sau đó lấp đất lại. Bón
lần 3 (18 - 20 NSKT) 18% N - 18% P - 33% K, bón giống lần 2. Bón lần 4 (38 - 42
NSKT) 55%N, 38%P và 34%K (Trích bởi Ngô Quang Vinh và ctv, 2002)
Trung Tâm Khuyến Nông Vĩnh Long (2002) đã khuyến cáo công thức phân
(151- 206) N - (128 - 160) P2O5 - và (92 - 135) K2O (kg/ha), 1 - 2 tấn phân chuồng,
hoặc phân tôm, cá hoặc phân dơi: 0 - 30 tấn/ha, Chia 4 lần bón: Bón lần 1,32% N36% P và 26% K và toàn bộ lượng phân chuồng. Bón lần 2 (20 NSKT), (19 - 21)%
N - (25 - 31) % P và (15 - 17)% K. Bón lần 3 (35 - 40 NSKT), (27 - 31)% N, 25%
P, 23 - 29)% K. Bón lần 4: (16 - 22%) N - (16 - 22)% P2O5 và (28 - 36)% K (Hồng
Lĩnh, 2002).
Trần Thị Ba và ctv (1999) và Trần Văn Hòa và ctv (2002) đã khuyến cáo
công thức phân cho 1 hecta: (120 - 160) N - (120 - 160) P2O5 -(60 - 80) K2O
10 - 20
tấnĐH
phânCần
chuồng
(hoai)

phân
cá hoặccứu
phân
Trung(kg/ha),
tâm Học
liệu
Thơ
@hoặc
Tài 200
liệu- 300
họckgtập
vàtôm
nghiên
dơi và 500 - 1000 kg vôi, chia ra nhiều thời kì bón. Bón lót: 100% phân chuồng,
1/10 tổng lượng NPK (lưu ý vôi bón trước vài ngày), tưới dặm lần 1 (5 – 7 NSKT):
Urea hoặc DAP pha loãng 0,1 - 0,2%, tưới 2 - 3 lần. Bón thúc lần 1 (12 – 15
NSKT): 2/10 tổng lượng NPK và (1/3 tổng lượng phân cá tôm). Cách bón rãi. Tưới
dặm lần 2 (giữa bón thúc lần 1 và 2) Urea hoặc DAP 0,3 - 0,5%, pha loãng tưới 2 3 lần. Bón thúc lần 2 (25 - 27 NSKT): 3/10 tổng lượng NPK và (1/3 tổng lượng
phân tôm cá). Tưới nuôi trái: tổng lượng NPK còn lại, chia 4 - 5 lần tưới, mỗi lần
cách nhau 4 - 5 ngày.
Thí nghiệm đã được thực hiện tại TP.Cần Thơ của Phạm Chí Tùng (2001)
gồm các biện pháp kỹ thuật bón phân: tưới 1 lỗ giữa các gốc dưa, rãi 2 lỗ ở giữa bên
mặt liếp, rãi đều 1 mặt liếp và rãi 1 lỗ ở giữa 2 gốc dưa. Kết quả thí nhiệm cho thấy
biện pháp tưới phân cho hiệu quả cao nhất, với năng suất trái 25,62 tấn/ha và đường
kính gốc (7 mm). Biện pháp rãi phân 2 bên liếp cho hiệu quả kém nhất với năng
suất 27,57 tấn/ha và đường kính gốc thân (6,3 mm).


×