Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN của HOA và KHẢ NĂNG đậu TRÁI MÃNG cầu XIÊM BẰNG THỤ PHẤN NHÂN tạo tại HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NEÁNG NATH

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ KHẢ NĂNG
ĐẬU TRÁI MÃNG CẦU XIÊM BẰNG
THỤ PHẤN NHÂN TẠO TẠI
HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ KHẢ NĂNG
ĐẬU TRÁI MÃNG CẦU XIÊM BẰNG
THỤ PHẤN NHÂN TẠO TẠI
HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:
Neáng Nath
MSSV: 3061002
Lớp: NÔNG HỌC K32

Cần Thơ, 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
.............................................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI
MÃNG CẦU XIÊM BẰNG THỤ PHẤN NHÂN TẠO
TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH
KIÊN GIANG

Do sinh viên Neáng Nath thực hiện và đề nạp
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày …….tháng …….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
.............................................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOA VÀ KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI
MÃNG CẦU XIÊM BẰNG THỤ PHẤN NHÂN TẠO
TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH
KIÊN GIANG

Do sinh viên Neáng Nath thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp.........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

Chủ tịch Hội Đồng
Cần Thơ, ngày……..tháng …….năm 2010


4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả
thu thập trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình trước đây.

Cần thơ, ngày

tháng

Người viết

Neáng Nath

5

năm


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Neáng Nath
Ngày sinh: / /1987
Họ và tên cha: Chau Chônh
Họ và tên mẹ: Neáng Miêng
Quê quán: Ô Lâm –Tri Tôn - An Giang
Quá Trình học tập:

1992-1997: Trường Tiểu Học “B Ô Lâm”
1997-2001: Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú An Giang
2001-2004: Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú An Giang
2006-2010: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa 32, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng.

Cần thơ, ngày

tháng

Người khai ký tên

Neáng Nath

6

năm


LỜI CẢM TẠ
…………
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ người đã tận tình hướng dẫn gởi ý và cho những
lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn
Cô Phan Thị Thanh Thủy, cố vấn học tập lớp Nông Học K32 đã quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Chân thành Cảm ơn.

Toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ đã dìu
dắt và truyền đạt kiến thức quí báu cho em trong suốt thời gian theo học ở trường.

Neáng Nath

7


MỤC LỤC
Nội dung

Chương

Chương 1

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

TÓM LƯỢC

xi

MỞ ĐẦU

1


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
MÃNG CẦU XIÊM
1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm ở Việt Nam

2

1.1.3 Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm trên thế giới

2

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÂY MÃNG CẦU XIÊM

2

3

1.2.1 Đặc điểm hoa

3

1.2.2 Đặc điểm thân, lá


4

1.2.3 Đặc điểm trái

4

1.2.4 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu sinh thái

4

1.3 ĐẶC TÍNH VÀ THỜI GIAN TRỔ HOA CỦA
MÃNG CẦU XIÊM
1.3.1 Đặc tính trổ hoa
1.3.2 Thời gian trổ hoa
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA RỆP SÁP VÀ PHÂN LÂN
ĐỐI VỚI MÃNG CẦU XIÊM
1.4.1 Ảnh hưởng của rệp Sáp
1.4.2 Ảnh hưởng của phân lân

5
5
5
5
5
6

1.5 CÔNG DỤNG CỦA MÃNG CẦU XIÊM

7


1.6 SƠ LƯỢC VỀ THỤ PHẤN TỰ NHIÊN VÀ THỤ
PHẤN NHÂN TẠO CỦA MÃNG CẦU XIÊM
1.6.1 Thụ phấn tự nhiên

8

1.6.2 Thụ phấn nhân tạo
Chương 2

Trang

8
8

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

12

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM

12

8


2.1.1 Vị trí địa lý điểm thí nghiệm

12


2.1.2 Khí hậu điểm thí nghiệm

12

2.1.3 Chế độ thủy văn

13

2.2 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM

13

2.3 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

13

2.3.1 Cách bố trí thí nghiệm

13

2.3.2 Cách tiến hành thí nghiệm

13

2.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

18

2.4.1 Thời gian nở hoa


18

2.4.2 Tỷ lệ đậu trái

18

2.4.3 Trọng lượng trái

18

2.4.4 Chiều ngang trái

18

2.4.5 Chiều dài trái

19

2.4.6 Tỷ lệ cân đối

19

2.5 CÁC CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TRÁI

20

2.5.1 Tỷ lệ thịt trái

20


2.5.2 Số hạt/ trái

20

2.5.3 pH và độ Brix

20

2.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỤ PHẤN NHÂN
20

TẠO

Chương 3

2.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

21

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

22

3.1 THỜI GIAN NỞ HOA

22

3.1.1 Giai đoạn từ khi nụ hoa đến khi cánh hoa ngoài
nở
3.1.2 Giai đoạn từ khi cánh hoa ngoài nở đến khi

cánh hoa rụng
3.2 KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM
BẰNG THỤ PHẤN NHÂN TẠO
3.2.1 Tỷ lệ đậu trái

22
23
23
23

3.2.2 Trọng lượng trái

24

3.2.3 Chiều ngang trái

26

9


3.2.4 Chiều dài trái

26

3.2.5 Tỷ lệ cân đối

27

3.3 CÁC ĐẶC TÍNH VỀ PHẨM CHẤT


Chương 4

28

3.3.1 Tỷ lệ thịt trái

28

3.3.2 Số hạt/trái

29

3.3.3 pH thịt trái

30

3.3.4 Độ brix thịt trái

31

3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO THỤ PHẤN 100 HOA

31

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

4.1 KẾT LUẬN


33

4.2 ĐỀ NGHỊ

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG

10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

1.1

1.3

Diện tích, năng suất, sản lượng một số vùng trên thế giới (Pinto, 2005
và Marcelo, 2007)
Lượng phân bón cho mãng cầu Xiêm: lân và đạm ở các tuổi cây khác
nhau (Silva and Silva, 1997)
Bón lân theo vùng dựa trên phân tích đất (Torres và sanchez, 1992)


3.1

pH thị trái mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn khác nhau

30

3.2

Độ brix thịt trái của mãng cầu Xiêm ở những phương pháp thụ phấn

31

3.3

Hiệu quả kinh tế cho thụ phấn 100 hoa

32

1.2

11

Trang
3
7
7


DANH SÁCH HÌNH

Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Tựa hình
Trang
Những cánh hoa mãng cầu Xiêm
3
Nhị đực và nhụy cái của hoa mãng cầu Xiêm

4
Rệp sáp tấn công cuống trái
6
Sự đậu trái và không đậu trái sau thụ phấn
10
Hoa có kích thước từ 2 – 5 mm
14
Cánh hoa ngoài nở
14
Hoa mọc trên cành nhỏ để thụ phấn
15
Tách phấn hoa ra khỏi nhị đực
16
Hoa mọc trên thân chính và không có vết sâu bệnh dùng để
thụ phấn
17
Dùng cọ vẽ thụ phấn bằng tay
17
Đo chiều ngang trái
18
Đo chiều dài trái
19
Trái mãng cầu Xiêm cân đối và không cân đối
19
Tỷ lệ nở hoa từ nụ đến khi cánh hoa ngoài nở
22
Tỷ lệ hoa mãng cầu Xiêm rụng cánh từ sau giai đoạn cánh hoa
ngoài nở
23
Tỷ lệ đậu trái của mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn

khác nhau
24
Trọng lượng trái mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn
khác nhau
25
Sự khác biệt trái mãng cầu Xiêm giữa thụ phấn tự nhiên và thụ phấn
nhân tạo
25
Chiều ngang trái của mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn
khác nhau
26
Chiều dài trái của mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn
khác nhau
27
Tỷ lệ cân đối của trái mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn
khác nhau
27
Tỷ lệ thịt trái mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn khác
nhau
29
Số hạt/ trái mãng cầu Xiêm ở những nghiệm thức thụ phấn khác
nhau
30

12


Neáng Nath. 2010. “Sự phát triển của hoa và khả năng đậu trái mãng cầu Xiêm
bằng thụ phấn nhân tạo tại huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang”
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng,

Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS.Ts. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC
Nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và tăng tỷ lệ đậu trái cho mãng
cầu Xiêm đề tài “Khảo sát sự phát triển của hoa và đánh giá khả năng đậu trái bằng
thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu Xiêm tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”
được tiến hành từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. Đề tài gồm 2 thí
nghiệm: Thí nghiệm 1: “Sự phát triển của hoa mãng cầu Xiêm”. Chọn 100 hoa ngẫu
nhiên khảo sát từ khi nụ hoa có kích thước 2 - 5 mm đến khi cánh hoa ngoài nở và
30 hoa ngẫu nhiên khảo sát từ khi cánh hoa ngoài nở đến khi rụng cánh hoa cùng
vườn mãng cầu Xiêm 10 năm tuổi trồng từ hạt. Thí nghiệm 2: “Khả năng đậu trái
của mãng cầu Xiêm bằng thụ phấn nhân tạo”. Chọn 90 hoa ngẫu nhiên từ vườn
mãng cầu Xiêm trồng từ hạt 5 năm tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên, với 30 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 hoa.
Kết quả cho thấy: Thời gian nở hoa từ khi nụ hoa có kích thước 2 – 5 mm
đến khi cánh hoa ngoài nở mất 21,08 ± 5,42 ngày. Thời gian từ khi cánh hoa ngoài
nở đến cánh hoa rụng mất 44,6 ± 17,47 tiếng đồng hồ. Thụ phấn nhân tạo lúc 7 - 9
giờ cho tỷ lệ đậu trái (75%) cao hơn so với thụ phấn tự nhiên (60%). Trọng lượng,
chiều ngang, chiều dài và tỷ lệ cân đối của trái ở thụ phấn nhân tạo cũng cao hơn so
với thụ phấn tự nhiên. Về đặc điểm phẩm chất trái như: tỷ lệ thịt trái, pH thịt trái, số
hạt/ trái, ở thụ phấn nhân tạo lúc 7 - 9 giờ sáng đều cao hơn thụ phấn tự nhiên. Tiền
thu thêm nhờ thụ phấn nhân tạo là 588.000 đồng (thụ phấn lúc 7 - 9 giờ sáng) và
314.000 đồng (thụ phấn lúc 15 -17 giờ chiều) với mức chi phí cho thụ phấn 100 hoa
mãng cầu Xiêm là 100.000 đồng/ ngày và giá bán tại vườn là 10.000 đồng/ kg. Hiệu
quả kinh tế đem lại do thụ phấn nhân tạo cho 100 hoa mãng cầu Xiêm là 488.000
đồng (thụ phấn lúc 7 - 9 giờ sáng).

MỞ ĐẦU

13



Mãng cầu Xiêm (Annona muricata. L) được trồng ở Nam Bộ và rải rác ở
các tỉnh Nam Trung Bộ, là trái cây hữu ích vì giàu chất khoáng và nhiều vitamin
B1, B2, C có vị chua ngọt rất ngon. Trái mãng cầu Xiêm lớn hơn nhiều so với mãng
cầu ta, nặng trung bình 1- 2 kg. Vỏ ngoài nhẵn, có thể phân biệt múi nọ với múi kia
nhờ mỗi múi có một cái gai cong, vì thế, nhiều người còn gọi là mãng cầu gai. Đây
là một loại cây ăn trái khá đặc sắc của vùng nhiệt đới. Trái mãng cầu Xiêm không
những chỉ sử dụng tươi mà còn được chế biến làm nước giải khát, mứt kẹo…Vào
dịp Tết, mãng cầu Xiêm rất có giá và là một loại trái cây có ý nghĩa đặc biệt trong
mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam ta.
Trong những năm gần đây, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bà
con nông dân trồng khá nhiều cây mãng cầu Xiêm tháp gốc bình bát, vì gốc bình bát
có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường ngập úng, mặn và nhất là phèn nên cây
mãng cầu Xiêm đã phát triển tốt ở những vùng đất khó canh tác mà không đòi hỏi
nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ở cây mãng cầu Xiêm
trong điều kiện tự nhiên tuy có nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu trái thường rất kém
(Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Mãng cầu Xiêm có tỷ lệ đậu trái ít do nhiều nguyên nhân.
Hoa mãng cầu Xiêm khi trổ đầu chút xuống dưới, lúc nở cánh hoa chỉ nở he hé, nên
gió và côn trùng khó có thể mang phấn từ hoa khác sang thụ phấn nên thường bị
méo mo phát triển không cân đối. Phần được thụ phấn thì no tròn, phình to. Ngược
lại phần không được thụ phấn thì múi không có hạt, không phát triển, vỏ ngoài co
lại, hoa nở đợt đầu thường bị rụng. Cần phải tìm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng
này, mà cơ sở đầu tiên là tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và hình thái hoa cũng như quá
trình phát triển và sự tự thụ phấn của hoa mãng cầu Xiêm trong điều kiện tự nhiên,
rồi để từ đó tìm biện pháp khắc phục.
Chính vì vậy đề tài “ Sự phát triển của hoa và khả năng đậu trái mãng
cầu Xiêm bằng thụ phấn nhân tạo tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” được
thực hiện từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 nhằm tìm hiểu đặc tính sinh
học của hoa và tăng khả năng đậu trái cho mãng cầu Xiêm.


14


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÃNG CẦU XIÊM
1.1.1 Nguồn gốc
Mãng cầu Xiêm (Annona muricata. L) có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được
trồng nhiều ở Cu Ba và là cây ăn trái đầu tiên được đưa đến Cựu Thế Giới. Ngày
nay, loại cây ăn trái này được trồng phổ biến ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới.
1.1.2 Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm ở Việt Nam
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích trồng loại cây này còn hạn chế so
với các loại cây ăn trái khác. Mãng cầu Xiêm chỉ trồng được ở các tỉnh phía nam, vì
phía Bắc có tháng nhiệt độ quá thấp không thích hợp cho mãng cầu Xiêm phát triển,
hiện chỉ có 2 vùng trồng diện tích tập trung đó là huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, có
diện tích 300 ha, năng suất bình quân 60kg/cây/năm đối với cây trên 5 năm tuổi, kế
đến là huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có diện tích 200 ha, cây trồng tháp gốc
bình bát, năng suất khoảng 50kg/cây/năm với cây trên 5 năm tuổi, và một số diện
tích nhỏ trồng rải rác ở các nhà vườn khắp nơi từ mười cây đến hàng trăm cây
không thâm canh.
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng mãng cầu Xiêm toàn tỉnh Tiền Giang
năm 1997 là 285 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch chiếm hơn nửa diện tích, sản
lượng cung cấp cho thị trường năm 2005 trên 1.600 tấn. Riêng xã Tân Phú là một
trong 6 xã Cù Lao của huyện Gò Công Tây có diện tích trồng mãng cầu Xiêm lớn
nhất với 180 ha, trong đó diện tích cho trái khoảng 77 ha vào tháng 6/2006 (Trung
tâm khuyến nông tỉnh Tiền Giang, 2007).
1.1.3 Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm trên thế giới
Ở Mexico có diện tích trồng mãng cầu Xiêm lớn nhất năm 1996 là 5915 ha
với năng suất trung bình là 5,9 tấn/ha. Diện tích trồng mãng cầu Xiêm tại Brazil

năm 1997 là 2000 ha với năng suất trung bình là 4 tấn/ha (Bảng 1.1).

15


Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng mãng cầu Xiêm ở một số vùng trên thế giới (Pinto,
2005 và Marcelo, 2007)

Vùng sản xuất chính trên thế
giới

Diện tích
Năm

(ha)

Năng
suất

Sản lượng
(tấn)

(tấn/ha)

Thời gian thu
hoạch
(tháng)

Brazil


1997

2000

4

8

1-3

Mexico

1996

5915

5,9

349

6-9

Venezuela

1987

3496

2,9


10,1

3-9

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÂY MÃNG CẦU XIÊM
1.2.1 Đặc điểm hoa
Hoa mãng cầu Xiêm gồm 1 cuống hoa ngắn. Bên dưới cuống hoa gồm có 3 lá
đài nhỏ màu xanh. Cánh hoa gồm 6 cánh, xếp thành 2 vòng, vòng ngoài có 3 cánh
to dày có màu xanh lúc hoa còn nhỏ, khi hoa trưởng thành và nở thì màu xanh
chuyển dần sang màu vàng (Hình 1.1). Ba cánh hoa trong nhỏ hơn, mỏng hơn cũng
có màu vàng, bên trong có cả nhị đực và nhụy cái. Nhị đực có rất nhiều tiểu nhị rời
nhau, mang túi phấn và bên trong có những hạt phấn, khi tiểu nhị trưởng thành bao
phấn nứt ra và tung hạt phấn lên nhụy cái. Nhụy cái có rất nhiều nướm, nướm nhận
hạt phấn để cho ra múi mãng cầu sau này, cho nên người ta gọi trái mãng cầu Xiêm
là trái kép vì có nhiều trái đơn là một múi (Nguyễn Bảo Vệ, 2003) (Hình 1.2).

(A)
(B)

Hình 1.1 Những cánh hoa mãng cầu Xiêm: Cánh hoa ngoài: (A); cánh hoa trong: (B)

16


Hoa mãng cầu Xiêm là hoa lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa
và nhụy cái chín trước. Nhị đực có rất nhiều tiểu nhị rời nhau, mang túi phấn và bên
trong có những hạt phấn, khi tiểu nhị trưởng thành bao phấn nứt ra và tung hạt phấn
lên nhụy cái để thụ phấn. Nhụy cái có rất nhiều nướm, nướm nhận hạt phấn để cho
ra múi mãng cầu sau này, cho nên người ta gọi trái mãng cầu Xiêm là trái kép vì có
nhiều trái đơn mà mỗi trái đơn là một múi (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).


(B)

(A)

Hình 1.2 Nhị đực và nhụy cái của hoa mãng cầu Xiêm: Nhị đực: (A); Nhụy cái: (B)

1.2.2 Đặc điểm thân, lá
Thân cao từ 3 – 5 m, vỏ thân có nhiều lỗ màu nâu, chồi hoe. Lá hình trái
xoan, thuôn thành ngọn giáo, mọc so le, phiến lá thơm, xanh, đậm, gân phụ có 7 – 8
cặp.
1.2.3 Đặc điểm trái
Trái mãng cầu Xiêm là trái kép vì có nhiều trái đơn mà mỗi trái đơn là một
múi, có màu xanh lục hay vàng xanh, khi chín quá mức sẽ chuyển sang màu vàng.
Trái mãng cầu Xiêm lớn và dài hơn mãng cầu ta, trái nặng trung bình từ 1 – 2 kg và
dài từ 20 – 25 cm. Trái có thể kết tại nhiều vị trí khác nhau như trên thân, trên cành
hay trên nhánh con. Vỏ trái bên ngoài rất mỏng có những nốt phù thành những múi
nhỏ nhọn hay cong, nên còn có tên gọi là mãng cầu gai. Thịt trái màu trắng chứa
thành nhiều khối gồm nhiều hạt nhỏ.
1.2.4 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu sinh thái
Mãng cầu Xiêm là cây của vùng nhiệt đới thích hợp với khí hậu nóng ẩm,
chịu lượng mưa lớn, nhưng không chịu được úng nên trồng mãng cầu Xiêm phải có

17


điều kiện thoát nước tốt. Ở ĐBSCL, bà con nông dân trồng khá nhiều mãng cầu
Xiêm tháp bình bát vì có khả năng chịu ngập, úng, mặn nhất là phèn (Nguyễn Bảo
Vệ, 2003). Cây mãng cầu Xiêm ưa đất cát, sâu, khí hậu nóng, mưa nhiều, trồng từ
hạt sau 3 năm thì bắt đầu cho trái (Tôn Thất Trình, 1996). Nhiệt độ lạnh 50C cây có

thể chết…mãng cầu Xiêm cũng như các giống mãng cầu khác không chịu được
lạnh, nhiệt độ 25 - 28 0C và 60 - 80% ẩm độ là thích hợp, nếu nhiệt độ dưới 120C sẽ
rụng lá, hoa và thụ phấn bị ảnh hưởng (George, 1984). Ẩm độ thấp làm khô đầu
nhụy và hạt phấn nẩy mầm thấp (Saavedra, 1997). Ảnh hưởng của khí hậu và khả
năng sống sót của hạt phấn mãng cầu Xiêm dường như là sự cản trở lớn đối với cả
thụ phấn tự nhiên và thụ phấn nhân tạo, ảnh hưởng nầy làm cho sự thụ tinh thất bại
của nhiều noãn hoặc tất cả noãn và kết quả làm cho trái nhỏ hoặc không cân đối
(Saavedra, 1997). Mãng cầu Xiêm có thể trồng ở độ cao 300 m, nhiệt độ 15 – 300C,
vũ lượng 500 - 1000 mm, độ pH từ 6 - 6,5 (Southampton, 2006). Mãng cầu Xiêm
thích nghi ở độ cao 9 – 500 m so với mực nước biển (Marcelo, 2007).
1.3 ĐẶC TÍNH VÀ THỜI GIAN TRỔ HOA CỦA MÃNG CẦU XIÊM
1.3.1 Đặc tính trổ hoa
Hoa mãng cầu Xiêm trổ ra có tính biệt giao, nhụy cái chín trước nhị đực, hoa
nở từ 4 giờ đến 8 giờ sáng và giữa trưa đến 8 giờ tối. Bao phấn phóng thích xảy ra
trong khoảng từ 4 đến 8 giờ sáng. Hoa nở và bao phấn nứt ra không đồng bộ nên sự
tự thụ phấn xảy ra rất thấp, thụ phấn chéo xảy ra lúc sáng sớm bởi vì khi hoa nở nó
tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt hấp dẫn côn trùng.
1.3.2 Thời gian trổ hoa
Mãng cầu Xiêm trổ hoa vào tháng 7 đến tháng 9 thì cho khả năng đậu trái tốt
hơn khi trổ hoa vào tháng 3 - 5 (Miranda, 2000). Mãng cầu Xiêm trổ hoa bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi điều kiện môi trường, sự tự thụ phấn ở mức thấp 2% và thụ
phấn tự nhiên bằng côn trùng (Gardiazabal and Rosenberg, 1988).
Thời gian để hoa từ nụ vài li đến lớn có 3 cánh hoa ngoài nở thì mất từ 21
đến 26 ngày, và 3 đến 4 ngày sau hoa mới bắt đầu nở, lúc nầy nhụy cái tươm mật và
có thể thụ phấn được, ngược lại nhị đực chưa già, phải mất 3 ngày sau nữa nhị đực
mới già.. có thể đây là lí do tại sao mãng cầu Xiêm cho rất nhiều hoa nhưng ít đậu
trái (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA RỆP SÁP VÀ PHÂN LÂN ĐỐI VỚI MÃNG CẦU
XIÊM
1.4.1 Ảnh hưởng của rệp Sáp

Rệp Sáp là loại côn trùng nguy hiểm và phổ biến trên cây mãng cầu Xiêm
(Hình 1.3), chúng thường chích hút đọt lá, cuống trái và trái non, làm cho trái phát

18


triển kém hoặc biến dạng, trọng lượng giảm và phẩm chất trái kém (Nguyễn Bảo
Vệ, 2003). Vũ Thị Nga (2007), cho rằng rệp Sáp giả dứa gây hại nặng mãng cầu
Xiêm ở Bình Chánh TP Hồ Chí Minh quanh năm, tỷ lệ cây mãng cầu Xiêm bị
nhiễm rệp Sáp giả dứa có khi lên đến 100%, chỉ số quả bị nhiễm rệp Sáp tới 72,4%
và luôn cao hơn chỉ số nhiễm ở cành và lá, điều này chứng tỏ rệp Sáp ưa dinh
dưỡng trên quả.

Hình 1.3 Rệp sáp tấn công cuống trái

Phòng trị Sệp sáp bằng cách dùng Bi58, Bian, Admire, hay Supracide với liều
lượng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý ngưng phun thuốc từ 7 đến 10
ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo cho người tiêu dùng.
1.4.2 Ảnh hưởng của phân lân
Khi cây trồng được cung cấp tốt về lân thì tốc độ tăng trưởng cao hơn bởi vì
quang hợp hiệu quả hơn. Lân thúc đẩy hoạt động biến dưỡng, lân làm cho rễ cây dài
ra và chiếm thể tích nhiều hơn. Cây trồng có thể hấp thu lân đến cuối giai đoạn tăng
trưởng, trong khi hấp thu kali và đạm thì giảm dần, vì thế phân lân làm tăng năng
suất nông sản đến cuối vụ (Basra, 1994). Hàm lượng chất lân thấp không thúc đẩy
sự ra hoa (Singh và Singh, 1973) nhưng hàm lượng chất lân trong chồi cao rất thích
hợp cho sự khởi phát hoa ở giống xoài Dashehari (Chadha và Pal, 1986). Bón phân
lân để tăng khả năng đậu trái của mãng cầu Xiêm, có thể sử dụng 100 - 200 gr lân /1
cây (Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Tùy loại đất, giống, tình hình sinh trưởng của cây và
năng suất mong muốn mà quyết định lượng phân lân thích hợp. Ở Brazin, cây mãng


19


cầu Xiêm trên 4 năm tuổi có thể bón từ 40 đến 120 g P2O5/ cây tương đương với
250 đến 750 g lân Văn Điển nếu mức lân trong đất từ 0 đến 20 µg/cm3 (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Lượng phân bón đạm và lân cho mãng cầu Xiêm ở các tuổi cây khác nhau (Silva
and Silva, 1997).

Tuổi cây
(Năm)

0-1
1-2
3-4
>4

Đạm
(g)

Lượng lân trong đất
( µg/cm3)
0 - 10
80
120
120

40
80
120
180


10 - 20
60
80
80

> 20
40
60
40

Có thể bón từ 30 - 110 g P2O5/ cây (188 – 688 g lân Văn Điển) cho cây 3 - 6
năm tuổi (Bảng 1.3), nếu P2O5 có trong đất từ 20 - 40 ppm, cây trên 6 năm thì bón
từ 90 - 360 g P2O5 (563- 2250 g lân Văn Điển).
Bảng 1.3 Bón lân (g P2O5/ cây) theo vùng dựa trên phân tích đất (Torres và sanchez, 1992)

P trong đất
(ppm)
Trong thung lũng
Andean
Bờ biển Atlantic và
vùng cận đông

20
20 - 40
> 40
15
15 - 30
> 30


Tuổi cây
3
45 - 60
20 - 45
0 - 20
60 - 80
30 - 60
0 - 30

3-6
60 - 110
30 - 60
0 - 30
75 - 130
45 - 75
0 - 45

>6
180 - 240
120 - 180
60 - 120
140 - 360
180 - 240
90 - 180

1.5 CÔNG DỤNG CỦA MÃNG CẦU XIÊM
Trái mãng cầu Xiêm có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp vì trái
chứa nhiều thịt bổ dưỡng và không dễ bị ôxy hóa. Hạt mãng cầu Xiêm chứa 22%
dầu béo dùng để làm gia vị, axit thịt trái dùng để chữa bệnh đau chân và đau gan.
Trong hạt, rễ, vỏ thân và trái mãng cầu Xiêm có chứa Acetogenins, có tiềm năng

lớn trong diệt tế bào ung thư (Southampton, 2006). Thịt trái mãng cầu Xiêm, là thực
phẩm quý nhờ giàu chất khoáng như lân, canxi, nhiều vitamin B1, B2, C,… có mùi
thơm hấp dẫn (Vũ Công Hậu, 2006).
Ngoài việc trái chín dùng để ăn, chưng cúng (rất đựợc ưa chuộng vào dịp
Tết). Mãng cầu Xiêm còn được dùng ép nước sinh tố, đặc biệt ở các nước Châu Phi
ép nước làm thức uống thông dụng trong các quán giải khát, nhà hàng (Madgascar).

20


Trái non nghiền bột trị bệnh kiết kinh niên, nấu nước uống trừ bệnh lở miệng (đen).
Tượt non và bông trị bệnh ho (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
1.6 SƠ LƯỢC VỀ THỤ PHẤN TỰ NHIÊN VÀ THỤ PHẤN NHÂN TẠO
CỦA MÃNG CẦU XIÊM
1.6.1 Thụ phấn tự nhiên
Mãng cầu Xiêm ít đậu trái do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan
trọng là thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Do đó, thường gặp những trái mãng cầu
xiêm có hình dạng ít đều đặn. Phần được thụ phấn múi có hạt thì no tròn, phình to.
Phần không được thụ phấn thì múi không có hạt, không phát triển được, vỏ phía
ngoài co lại, hoa nở đợt đầu thường bị rụng, trường hợp này do đặc tính sinh lý của
loài. Thụ phấn tự nhiên khó vì hoa mãng cầu Xiêm có nhụy cái chín trước. Lúc
nhụy chín, nhị đực chưa nứt, chưa có phấn. Một thời gian dài sau đó nhị đực mới
tung phấn được. Chỉ nhờ vào côn trùng môi giới, mang phấn của một hoa khác đến.
Tuy nhiên lại có một trở ngại khác là khi đầu nhụy chín có chất dính ở đầu
nhụy thụ phấn tốt thì cánh hoa lại chưa mở to, cánh hoa khép chỉ có một số ruồi,
muỗi nhỏ có thể lọt vào trong hoa, do đó thụ phấn khó. Không phải ở đâu cũng có
côn trùng môi giới, vả lại côn trùng môi giới có khi lại bị tiêu diệt khi phun thuốc
trừ sâu như rệp Mềm, rệp Sáp…Cho nên thường thụ phấn không tốt (Vũ Công Hậu,
2000). Hoa hoàn toàn có cái chín trước, hoa nở vào 8 giờ tối và 4 - 8 giờ sáng, phấn
phóng thích giữa 4 giờ sáng và 8 giờ tối, hoa nở và phấn rơi không cùng pha nên tự

thụ rất thấp, thụ phấn chéo xảy ra vào sáng sớm, bởi vì hoa nở tỏa mùi thơm hấp
dẫn côn trùng (Paull và ctv., 2000).
1.6.2 Thụ phấn nhân tạo
Yếu tố thiên nhiên giải quyết sự đậu trái của mãng cầu Xiêm còn bị giới hạn,
vì vậy để tăng khả năng đậu trái người ta thường dùng phương pháp thụ phấn bổ
sung bằng tay cho mãng cầu Xiêm. Phương pháp này được nhiều nước trên thế giới
áp dụng và đạt được hiệu quả cao. Phương pháp thụ phấn nhân tạo cho hoa mãng
cầu Xiêm là biện pháp tối ưu giúp cho trái nhiều và trái phát triển đều đặn. Thụ
phấn nhân tạo cho hoa mãng cầu Xiêm không khó và không lâu, có thể thụ phấn
hàng trăm hoa mỗi ngày và có thể thụ phấn thụ phấn vào buổi sáng hoặc buổi chiều
(Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Thụ phấn bằng tay rất an toàn ở Ai Cập, nhưng ở Ấn Độ thì ít nhất phải có
điều kiện nào đó, nó không thành công hoàn toàn bởi vì những hoa ban đầu không
có phấn. Cấu trúc của hoa và mùi thơm cho thấy có thể được thụ phấn bởi côn
trùng, trong một đợt quan sát ở Wester, người ta khám phá ra rằng hoa của chúng
biệt giao, khi hoa trưởng thành, một chất dịch nhầy phủ trên nướm nhụy, nó hiện ra
21


nhiều trong 24 giờ trước khi bao phấn rơi (Noonan, 1953). Tuy nhiên để đạt được
kết quả cao thì phải biết cách chọn hoa nào dùng để lấy phấn, hoa nào cần để thụ
phấn lấy trái (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
 Chọn hoa để lấy phấn
Hoa mọc ở đầu cành nhỏ, hoặc hoa có kích thước nhỏ hay cuống nhỏ thì khó
thụ phấn, nếu có thụ phấn được thì trái cũng dễ rụng, hoặc giữ được thì trái không
to, nên chọn những hoa này để lấy phấn hoa. Trước khi cắt để lấy phấn hoa thì xem
coi hoa nào có 3 cánh hoa trong nở hơi lớn, vì lúc này nhị đực đã già. Tuy nhiên để
chắc ăn, nên mở hé 1 cánh hoa ra để quan sát nhị đực: Khi nào thấy nhị đực vẫn còn
vàng nhạt, các tiểu nhị chưa tách rời lẫn nhau thì nhị đực còn non, chưa lấy được,
chỉ khi nào nhị đực hơi đen nhạt, các tiểu nhị bắt đầu tách rời nhau thì có thể cắt để

lấy phấn.
 Kỹ thuật lấy phấn hoa
Cắt hoa lấy phấn vào buổi chiều, hoa được giữ trong hộp có nắp đậy để sáng
hôm sau lấy phấn. Không nên cắt hoa quá sớm, vì kéo dài thời gian hạt phấn sẽ bị
mất nước ảnh hưởng đến sức nảy mầm. Vào sáng hôm sau, các nhị đực tách rời lẫn
nhau và tách rời khỏi đế hoa. Bẻ bỏ hết các cánh hoa rồi rủ nhẹ để cho tất cả tiểu nhị
rớt trên tờ giấy, dùng que ở đầu có vấn bông gòn chà nhẹ trên tiểu nhị để tách hạt
phấn ra khỏi túi phấn. Lưu ý, chỉ chà nhẹ tay tránh xây xát hạt phấn ảnh hưởng đến
sức nảy mầm sau này. Sau khi tách hết hạt phấn ra khỏi bao phấn thì ta dùng kẹp
gom bao phấn lại bỏ đi. Hạt phấn được đặt vào trong hộp đậy nắp kỹ lại tránh việc
mất nước của hạt phấn. Kinh nghiệm cho thấy cắt một hoa lấy phấn đủ để thụ phấn
cho từ 6 đến 8 hoa.
 Chọn hoa để thụ phấn
Những hoa mọc trên thân chính, cành lớn, hoa có cuống hoa to, kích thước
lớn, không bị sâu bệnh, thì những hoa này dễ đậu trái và cho trái to, không nên cắt
để lấy phấn mà giữ lại để thụ phấn lấy trái. Khi nào có ba cánh hoa trong nở he hé,
tức là nướm bên trong đã già, muốn biết chính xác nên mở nhẹ ba cánh hoa trong để
quan sát nướm nhụy cái, nếu thấy nướm tướm mật, có nghĩa là trên đầu nướm có
mật hoa, chính mật này sẽ quyến rũ côn trùng cũng như để nhận được phấn hoa.
Trường hợp nướm nhụy cái có màu trắng đục thì đó là nướm nhụy cái chưa già, hoa
này chưa thụ phấn được.
 Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo
Kẹp chặt cuống hoa giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón cái mở
nhẹ một cánh hoa ra, sau đó dùng que có vấn bông gòn chấm lên hạt đã được tách ra
như trình bày ở trên rồi phết nhẹ lên nướm nhụy cái, nên lưu ý là ta chỉ phết nhẹ
22


nhàng và đều tay, lặp lại ba lần như thế. Nếu phấn hoa không được phết đều trên
nướm nhụy cái thì sau này trái mãng cầu Xiêm sẽ bị méo mo, phát triển không đều,

vì có một phần nướm không nhận được phấn, vì vậy chúng ta phải phết cho thật đều
tay. Trong trường hợp chỉ thụ phấn một số ít mãng cầu Xiêm, thì vào buổi sáng khi
rủ nhị đực ra khỏi đế hoa, không cần tách hạt phấn ra khỏi bao phấn mà có thể
mang cả tiểu nhị ra đồng, trước khi thụ phấn chỉ cần dùng que có vấn bông gòn ở
đầu chà qua chà lại thì hạt phấn sẽ tách khỏi bao phấn và dính vào bông gòn, đủ để
phết lên nướm nhụy cái. Nếu một ngày phải thụ cho hàng trăm bông thì để tiết kiệm
thời gian cần phải tách hạt phấn ra khỏi bao phấn trước, như thao tác đã trình bày
lúc ban đầu.
 Thời gian lấy phấn
Thời gian lấy phấn hoa và thụ phấn cho hoa hết sức quan trọng, đòi hỏi phải
có sự quan sát chính xác, phải biết lúc tiểu nhị đã già để cắt lấy bao phấn và lúc nào
nhụy cái đã chín để đưa phấn vào, thao tác phải đúng kỹ thuật giúp cho nhụy cái
nhận được phấn hoa đầy đủ và không bị xây xát để phát triển thành trái to cân đối
suông đều.
 Kết quả sau thụ phấn nhân tạo
Sau khi thụ phấn 4 đến 7 ngày, quan sát cuống hoa; nếu thấy cuống hoa màu
xanh và có lớn hơn, có nghĩa là sự thụ phấn đã hoàn tất. Còn trường hợp hoa không
không thụ phấn được, cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó nó sẽ rụng
(Hình 1.4). Thông thường từ khi hoa mãng cầu Xiêm được thụ phấn và bắt đầu
tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

(A)

(B)

Hình 1.4 Sự đậu trái và không đậu trái sau khi thụ phấn: Đậu trái: (A); không đậu trái: (B)
23


Nếu được cung cấp phân bón và nước tưới đầy đủ, cây mãng cầu Xiêm có thể

ra hoa quanh năm. Như vậy để chủ động rải vụ, các nhà vườn có thể thụ phấn nhân
tạo cho mãng cầu Xiêm thành nhiều đợt và có thể tính toán thời điểm thụ phấn sao
cho kỳ thu trái đúng vào dịp lễ, Tết để bán được giá cao. Tuy nhiên, các nhà vườn
cũng cần lưu ý là cây mãng cầu Xiêm đậu trái nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào
thụ phấn nhân tạo mà còn quá trình phát triển thành trái tốt hay không, cho nên ta
cần có một số biện pháp chăm sóc kèm theo mới đạt hiệu quả của phương pháp thụ
phấn này.
Hiện nay, để bổ khuyết cho tính thụ phấn kém của hoa mãng cầu Xiêm trong
điều kiện tự nhiên, chưa có cách nào hiệu quả bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo
này. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này đúng kỹ thuật kết hợp với khâu chăm
sóc và phòng trừ sâu bệnh thì các nhà vườn sẽ được kết quả tốt.

24


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm
2010 tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học
Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.1 Vị trí địa lý điểm thí nghiệm
Kiên Giang là dãi đất tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam. Lãnh thổ bao
gồm hai khu vực: đất liền và hải đảo. Phần đất liền có diện tích 5.638 km2, nằm
trong tọa độ từ 9023'50'' - 10032'30'' vĩ Bắc và từ 104026'40'' - 105032'40'' kinh
Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km; phía Nam giáp tỉnh
Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau; phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200
km; phía Đông lần lượt tiếp giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu

Giang. Phần hải đảo có diện tích khoảng 700 km2, nằm trong vịnh Thái Lan bao
gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là
quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là: quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà
Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc
của tỉnh là xã Tân Khánh Hoà, huyện Kiên Lương. Điểm cực Nam nằm ở xã Vinh
Phong, huyện Vĩnh Thuận. Điểm cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên. Điểm cực
Đông nằm ở xã Hoà Lợi, huyện Giồng Riềng.
2.1.2 Khí hậu điểm thí nghiệm
Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới đại
dương, đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ
trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 27 - 27,50C. Biên độ nhiệt
trong năm khá nhỏ, dao động từ 1 – 30C. Biên độ nhiệt trong ngày khá lớn, từ 7 100C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ
2.400 - 2.900 mm/năm, riêng đảo Phú Quốc là 2.900 mm/năm. Có đến 60% lượng
mưa trong năm tập trung từ tháng 7 - 10. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng
mưa trong tháng này có thể đạt từ 300 - 500 mm. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang
khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và
nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

25


×