Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

THÀNH PHẦN LOÀI rầy bướm gây hại cây ăn TRÁI và một số đặc điểm HÌNH THÁI, SINH học của các LOÀI HIỆN DIỆN PHỔ BIẾN tại ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.86 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THANH HÙNG

THÀNH PHẦN LOÀI RẦY BƯỚM
(Fulgoroidea-Homoptera) GÂY HẠI CÂY ĂN TRÁI
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA CÁC LOÀI HIỆN DIỆN PHỔ BIẾN TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

THÀNH PHẦN LOÀI RẦY BƯỚM
(Fulgoroidea-Homoptera) GÂY HẠI CÂY ĂN TRÁI
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA CÁC LOÀI HIỆN DIỆN PHỔ BIẾN TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Cần Thơ, 2009

Sinh viên thực hiện:
Lê Thanh Hùng
MSSV: 3052647
Lớp: Nông Học K31


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn đ ã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “Thành
phần loài rầy bướm (Fulgoroidea-Homoptera) gây hại cây ăn trái và một số đặc
điểm hình thái, sinh học của các loài hiện diện phổ biến tại đồng bằng sông cửu
long”.
Do sinh viên Lê Thanh Hùng th ực hiện và bảo vệ trước hội đồng,
ngày ... tháng ... năm 2009.

Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức...........................................................
Ý kiến hội đồng:
......................................................................................................................... ..............
.......................................................................................................................................
........................................................................................................... ............................
.......................................................................................................................................
............................................................................................. ..........................................

. ................................ ................................ ................................ ................................ .
. ................................ ................................ ................................ ................................ .
. ................................ ................................ ................................ ................................ .
. ................................ ................................ ................................ ................................ .
. ................................ ................................ ................................ ................................ .

CHỦ NHIỆM KHOA NÔNG NGHIỆP
DUYỆT KHOA

Cần th ơ, ngày ... tháng ... năm 2009.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận đã được chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề t ài: “Thành phần
loài rầy bướm (Fulgoroidea-Homoptera) gây hại cây ăn trái và một số đặc điểm
hình thái, sinh học của các loài hiện diện phổ biến tại đồng bằng sông cửu long ”.
Do sinh viên Lê Thanh Hùng th ực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp nghi ên cứu và xem xét:
..................................................................................................... ..................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................... ................................................
.......................................................................................................................................

Cần thơ, ngày ... tháng ... năm 2009.
Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Họ và tên sinh viên: Lê Thanh Hùng
Con Ông Lê Hồng Em và Bà Nguyễn Thị Nga.
Sinh ngày 02/4/1985 tại ấp Minh Long – Minh Hòa – Châu Thành – Kiên Giang.
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2004 tại tr ường PTTH Châu Thành.
Đã vào trường Đại học Cần Thơ và học ngành Nông Học khoá 31 (2005 – 2009),
tốt nghiệp kỹ sư Nông Học tháng 4/2009.


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng lên Cha Mẹ những thành quả con đã đạt được hôm nay và cảm
ơn những người thân đã giúp đỡ con trong thời gian qua.
Thành kính biết ơn!
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Quí thầy cô và toàn thể cán bộ thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật - Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành tốt luận văn.
Đặc biệt biết ơn!
Thầy Nguyễn Trọng Nhâm v à các anh, chị phòng thí nghiệm 108 đã tận tình
giúp em trong quá trình th ực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!

Các bạn trong phòng thí nghiệm 108 thuộc Bộ Môn BVTV v à toàn thể các
thành viên lớp Nông Học K31 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian
học tập và làm luận văn. Chúc các bạn thành công.
Thân ái gởi về!
Tất cả các bạn sinh viên Khoa Nông Nghiệp những lời chúc tốt đẹp nhất v à
thành đạt.

Lê Thanh Hùng


MỤC LỤC

Chương

Nội dung
Trang phụ bìa

i

Trang chấp nhận của hội đồng

ii

Chứng nhận đã được chấp thuận luận văn tốt nghiệp

iii

Lý lịch cá nhân

iv


Lời cảm tạ

v

Mục lục

vi

Danh sách hình

ix

Danh sách bảng

x

Tóm lược

xii

MỞ ĐẦU
1

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT V Ề HỌ RẦY BƯỚM FLATIDAE VÀ
RICANIIDAE
1.1.1. Họ Flatidae

1.1.2. Họ Ricaniidae
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM H ÌNH THÁI, SINH HỌC ĐẶC
TRƯNG VÀ CÁCH GÂY H ẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI RẦY
BƯỚM PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM V À TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Họ Flatidae

2
2
2
3

3

1.2.1.1. Loài Lawana imitata Melichar

3

1.2.1.2. Loài Lawana conspersa Walker

5

1.2.1.3. Loài Siphanta acuta Walker

6

1.2.1.4. Loài Metcalfa pruinosa Say

8

1.2.2. Một số loài thuộc họ Ricaniidae


2

Trang

9

1.2.2.1. Loài Ricania speculum (Walker, 1851)

9

1.2.2.2. Loài Scolypopa australis Walker

9

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Địa điểm và thời gian

12
12


2.1.2. Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm
2.2. PHƯƠNG PHÁP

12
13

2.2.1. Khảo sát thực tế ngoài đồng


13

2.2.2. Khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy bướm

13

trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

3

2.2.3. Xác định thành phần loài

14

2.2.4. Chỉ tiêu theo dõi

14

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHỔ BIẾN CỦA CÁC LO ÀI
RẦY BƯỚM TRONG CÁC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA CÁC
LOÀI HIỆN DIỆN PHỔ BIẾN
3.2.1. Rầy bướm trắng Lawana conspersa Walker
3.2.1.1. Tập tính sinh sống và gây hại
3.2.1.2. Cây ký chủ của rầy bướm trắng Lawana
conspersa Walker
3.2.1.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của các
giai đoạn phát triển của Lawana conspersa Walker

3.2.2. Rầy bướm đen Ricanula sublimata (Jacobi, 1916)
3.2.2.1. Tập tính sinh sống hoạt động v à gây hại
3.2.2.2. Cây ký chủ của rầy bướm đen Ricanula sublimata
(Jacobi, 1916)
3.2.2.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài
rầy bướm đen Ricanula sublimata (Jacobi, 1916)
3.2.3. Rầy bướm đen bông Ricania sp.

15
16
16
16
17
18
26
26
26
27
36

3.2.3.1. Tập tính sinh sống và gây hại

36

3.2.3.2. Cây ký chủ của rầy bướm đen bông Ricania sp.

36

3.2.3.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của
Ricania sp.

3.2.4. Nhận xét chung về vòng đời của 3 loài rầy Lawana
conspersa, Ricanula sublimata và Ricania sp.
3.2.5. Rầy bướm màu hồng Flatid 1 (Flatidae – Homoptera)
3.2.5.1. Tập tính sinh sống và cách gây hại

36
44
45
45


3.2.5.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài
rầy bướm màu hồng Flatid 1
3.2.6. Rầy bướm xanh nhỏ Siphanta sp.

4

45
47

3.2.6.1. Tập tính sinh sống và gây hại

47

3.2.6.2. Cây ký chủ của rầy bướm xanh nhỏ

48

3.2.6.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài
rầy bướm xanh nhỏ Siphanta sp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ CHƯƠNG

57

50


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1.

Thành trùng loài Lawana imitata Melichar

4

1.2.


Loài Siphanta acuta Walker

7

1.3.

Loài Metcalfa pruinosa Say

8

1.4.

Thành trùng loài Ricania speculum

9

1.5.

Thời gian vòng đời của loài Scolypopa australis Walker

10

1.6.

Loài Scolypopa australis Walker

11

2.1.


Bao lưới nuôi thành trùng và ấu trùng rầy bướm

14

3.1.

Thành phần loài rầy bướm hiện diện trên các vườn cây ăn trái tại ĐBSCL

16

3.2.

Rầy L. conspersa và sự gây hại trên cây

18

3.3.

Trứng của loài L. conspersa

18

3.4.

Các giai đọan phát triển của rầy bướm trắng

21

3.5.


Thành trùng L. conspersa

22

3.6.

Cây ký chủ của rầy bướm Ricanula sublimata

27

3.7.

Trứng của rầy R.sublimata

28

3.8.

Các giai đoạn phát triển của rầy bướm đen Ricanula sublimata

30

3.9.

Một số đặc điểm hình thái của thành trùng rầy bướm đen R. sublimata

31

3.10. Trứng của rầy bướm đen bông Ricania sp.


37

3.11. Các giai đoạn phát triển của rầy Ricania sp.

40

3.12. Một số đặc điểm hình thái của thành trùng rầy bướm đen bông Ricania sp.

41

3.13. Ấu trùng và thành trùng của loài rầy bướm hồng Flatid 1

46

3.14. Phần bụng của thành trùng rầy bướm màu hồng

47

3.15. Ấu trùng và thành trùng của loài rầy bướm xanh nhỏ Siphanta sp.

49


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng


Trang

3.1

Thành phần loài rầy bướm (Homoptera) phát hiện tr ên các vườn cây ăn trái

15

3.2

Kích thước cơ thể rầy bướm trắng Lawana conspersa Walker, trong điều
kiện nhà lưới

23

3.3

Thời gian sinh trưởng phát dục của rầy b ướm trắng Lawana conspersa 24
Walker trên cây bưởi, trong điều kiện nhà lưới

3.4

Thời gian sinh trưởng và phát dục của rầy Lawana conspersa Walker trên 24
các ký chủ khác nhau, trong điều kiện nh à lưới

3.5

Khả năng sinh sản của Lawana conspersa Walker trên cây bưởi, trong điều
kiện nhà lưới


3.6

Tỷ lệ nở trứng của rầy bướm trắng Lawana conspersa Walker, trong điều 25
kiện nhà lưới

3.7

Kích thước cơ thể của rầy bướm đen Ricanula sublimata, trong điều kiện 32
nhà lưới

3.8

Thời gian sinh trưởng phát dục của rầy R. sublimata trên cây mận, trong 33
điều kiện nhà lưới

3.9

Thời gian sinh trưởng và phát dục của rầy R. sublimata trên các ký chủ 34
khác nhau, trong điều kiện nhà lưới

3.10

Thời gian sống, đẻ trứng của rầy bướm đen Ricanula sublimata (Jacobi, 34
1916), trên cây Bưởi, trong điều kiện nhà lưới

3.11

Tỷ lệ nở trứng của rầy bướm đen Ricanula sublimata, trong điều kiện nhà 35
lưới


3.12

Kích thước cơ thể của Ricania sp., trong điều kiện nhà lưới

3.13

Thời gian sinh trưởng phát dục của rầy b ướm đen bông Ricania sp. trên 43
cây bưởi, trong điều kiện nhà lưới

3.14

Thời gian sinh trưởng và phát dục của rầy Ricania sp. trên các ký chủ khác 43
nhau, trong điều kiện nhà lưới

25

42


3.15

Thời gian hoàn thành vòng đời của 3 loài rầy L. conspersa, R. sublimata và 44
Ricania sp. trên cây bưởi, trong điều kiện nhà lưới


Lê Thanh Hùng, 2009. “ Thành phần loài rầy bướm (Fulgoroidea-Homoptera) gây
hại cây ăn trái và một số đặc điểm hình thái, sinh học của các loài hiện diện phổ
biến tại đồng bằng sông cửu long ”. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc.


TÓM LƯỢC
Nhằm hiểu rõ hơn về thành phần, sự phong phú, các đặc điểm h ình thái và
sinh học của các loài rầy bướm gây hại trên cây ăn trái, tạo cơ sở cho việc xây dựng
và ứng dụng hiệu quả qui tr ình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chúng tôi tiến h ành
thực hiện đề tài: “Thành phần loài rầy bướm (Fulgoroidea-Homoptera) gây hại trên
cây ăn trái và một số đặc điểm hình thái, sinh học của các loài hiện diện phổ biến tại
đồng bằng sông cửu long”, trên các vườn cây ăn trái tại các huyện B ình Minh, Bình
Tân, Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, quận Bình Thủy – Cần Thơ, và một số địa bàn
khác (huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, Nam Sông H ậu – Cần Thơ, Tiền
Giang), từ tháng 10/2008 – 4/2009 với phương pháp: khảo sát ngoài vườn và khảo
sát các đặc điểm hình thái, sinh học trong điều kiện nhà lưới và phòng thí nghiệm.
Kết quả khảo sát ghi nhận có 6 lo ài rầy bướm gây hại trên cây ăn trái thuộc hai họ là
Flatidae (4 loài) và Ricaniidae (2 loài) thu ộc bộ Homoptera, với 3 lo ài hiện diện rất
phổ biến bao gồm các loài: Rầy bướm trắng Lawana conspersa Walker, rầy bướm
đen Ricanula sublimata Jacobi và rầy bướm đen bông Ricania sp., các loài còn lại
xuất hiện rải rác. Đặc điểm sinh học của 3 lo ài phổ biến đã được khảo sát trong điều
kiện nhà lưới trên 4 loại cây ăn trái, bao gồm: B ưởi, cam, quýt và mận. Kết quả
khảo sát ghi nhận vòng đời của 3 loài Lawana conspersa, Ricanula sublimate và
Ricania sp. Lần lượt là: 79,2 ± 8,38 ngày, 65,8 ± 2,17 và 90,2 ± 0,84 ngày.


MỞ ĐẦU

Kinh tế vườn không những đã giúp cho nông dân Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) cải thiện đời sống một cách rất đáng kể m à còn ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế khu vực. Diện tích v ườn cây ăn trái ở ĐBSCL đ ã gia tăng nhanh đáng
kể, với mức độ tăng gần gấp đôi trong v òng 10 năm (Tổng Cục Thống Kê, 1996).
Theo Niên Giám Thống Kê (2002), ĐBSCL có diện tích vườn cây ăn trái khoảng
268.885 hecta, với nhiều chủng loại giống cây ăn trái rất phong phú v à đa dạng.

Cơ cấu cây trồng ngày một đa dạng và số lượng côn trùng gây hại, bệnh hại
cây trồng cũng ngày một gia tăng. Đặc biệt sự xuất hiện và gây hại của các loài rầy
bướm (Bộ Homoptera) trên nhiều loại cây ăn trái trong những năm gần đây tại vùng
ĐBSCL. Rầy bướm không những chích hút dịch của cây tr ên lá, đọt non mà còn tiết
mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng (nấm muội đen) phát triển l àm ảnh hưởng
đến quá trình quang hợp của cây, từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nếu
mật ngọt dính trên trái, nấm sẽ phát triển trên trái làm ảnh hưởng đến vẽ đẹp của
trái, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm. Hầu hết các nhà vườn đều chưa am hiểu
nhiều về rầy bướm và khả năng gây hại của các lo ài này.
Đề tài: “Thành phần loài rầy bướm (Fulgoroidea-Homoptera) gây hại cây
ăn trái và một số đặc điểm hình thái, sinh học của các loài hiện diện phổ biến tại
đồng bằng sông cửu long ” được thực hiện nhằm có cơ sở khoa học cần thiết cho
việc xây dựng qui trình IPM trên các loại cây trồng đối tượng, góp phần phát triển
cây ăn trái theo hướng bền vững và an toàn sinh thái.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ RẦY BƯỚM FLATIDAE VÀ RICANIIDAE
Theo Fletcher (2008), họ rầy bướm Flatidae và Ricaniidae thuộc tổng họ
Fulgoroidea, trong tổng họ này có 12000 loài đã được mô tả thuộc 20 họ khác nhau:
Acanaloniidae, Achilidae, Caliscelidae, Cixiidae (bao g ồm cả Achilixiidae),
Delphacidae, Derbidae, Dic tyopharidae, Eurybrachidae, Flatidae, Fulgoridae,
Gengidae, Hypochthonellidae, Issidae, Kinnaridae, Lophopidae, Meenoplidae,
Nogodinidae, Ricaniidae, Tettigometridae và Tropiduchidae.
1.1.1. Họ Flatidae
Hệ động vật Australia phân biệt họ Flatidae gồm 22 giống. Nhiều loài phân
bố tới lục địa châu Âu. Ri êng giống Siphanta có tới 41 loài ( Fletcher (2008)) New
Zealand có 3 loài.


1.1.2. Họ Ricaniidae
Theo Fletcher (2008), trích dẫn từ Metcalf (1955), họ Ricaniidae hiện đang
có khoảng 380 loài với 52 giống, trong đó giống Ricania có số loài cao nhất với 92
loài và loài phụ. Có 31 loài và loài phụ trong họ Ricaniidae đ ược ghi nhận ở phương
Đông, ở Việt Nam chỉ biết được 7 loài.


1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC ĐẶC TRƯNG VÀ CÁCH
GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI RẦY BƯỚM PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM V À
TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Họ Flatidae
Theo Nguyễn Viết Tùng (2006), những loài thuộc họ Flatidae có hình dáng
bên ngoài giống ngài, bướm, hai cánh lúc xếp lại có hình mái nhà. Khu mông cánh
trước có nhiều chấm nổi. Mạch cánh phân bố đều. M àng mép trước của cánh trước
phình rộng và có nhiều mạch nhánh. Phía đỉnh cánh nhọn. Mảnh l ưng ngực giữa
phát triển, chân ngắn trên đốt chày chân sau có gai.
1.2.1.1. Loài Lawana imitata Melichar
- Phân bố
Theo Nguyễn Thị Diệp và ctv. (2008), loài Lawana imitata Melichar hiện
nay đang là dịch hại chính gây hại nặng nề tr ên cam, quít ở tỉnh Điện Biên. Chúng
phân bố rộng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn đới.
-Tập quán sinh sống và gây hại
Theo Nguyễn Thị Diệp và ctv. (2008), rầy bướm trắng Lawana imitata
Melichar thường tập trung họat động b ên trong vòm cây nhiều hơn ở bên ngoài. Số
lượng lớn ấu trùng và thành trùng tập trung chủ yếu trên đọt non của cây và cuống
trái chúng tiết ra một lượng lớn dịch sáp phủ quanh cuống trái hoặc đọt non, c ành
cây, chúng chích hút nhựa cây làm cho đọt non của cây héo khô, trái bị khô v à bị
rám. Khi di chuyển cả ấu trùng và thành trùng nhảy với khoảng cách ngắn, rầy
bướm bay yếu hơn so với nhảy. Ký chủ của chúng tr ên nhiều loại cây trồng như

xoài, roi, đào, chè.v.v.


Hình 1.1.: Thành trùng loài Lawana imitata Melichar
( />
- Một số đặc điểm sinh học
+ Vòng đời: Đây là loài côn trùng bi ến thái không hoàn toàn, vòng đời của
rầy bướm trắng Lawana imitata Melichar gồm các pha: Trứng → Ấu tr ùng →
Thành trùng → Trứng, mà không trải qua giai đoạn nhộng nh ư bộ cánh vẩy
(Lipedoptera).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệp v à ctv. (2008), trong điều
kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 22,4 – 26,9oC và ẩm độ 77,8 – 81,26%) thời gian ủ
trứng của rầy bướm trắng Lawana imitata Melichar kéo dài từ 5,61 ± 0,1 ngày đến
8,05 ± 0,3 ngày. Ấu trùng gồm có 4 tuổi, thời gian phát dục các tuổi nh ư sau:
+ Tuổi 1 từ 6,4 ± 0,2 ngày đến 12,7 ± 0,5 ngày.
+ Tuổi 2 từ 6,5 ± 0,2 ngày đến 9,7 ± 0,6 ngày.
+ Tuổi 3 từ 6,9 ± 0,2 ngày đến 9,4 ± 0,3 ngày.
+ Tuổi 4 từ 8,02 ± 0,3 ngày đến 10,3 ± 0,3 ngày.
Thời kỳ tiền đẻ trứng thường dao động từ 4,07 ± 0,02 ng ày đến 5,4 ± 0,2
ngày. Thời gian sống của thành trùng đực từ 10,9 ± 0,5 ngày đến 14,4 ± 0,2 ngày và
thành trùng cái từ 12,5 ± 0,2 ngày đến 15,9 ± 0,2 ngày. Thời gian vòng đời từ 37,6
± 2,6 ngày đến 55,5 ± 2,3 ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm cho thời gian phát dục của các
pha và vòng đời rút ngắn lại.
+ Khả năng sinh sản: Trưởng thành của rầy bướm trắng Lawana imitata
Melichar sau khi vũ hóa không đẻ trứng ngay. Thời gian tiền đẻ trứng ngắn. Theo
Nguyễn Thị Diệp và ctv. (2008), số lần đẻ ổ trứng của tr ưởng thành cái trung bình


là 2,93 ± 0,1 lần với mỗi lần đẻ là 1 ổ/ngày. Số trứng do một con cái đẻ l à 832,1 ±
25,1 trứng (ở điều kiện 22,4 oC và ẩm độ là 81,3%). Còn ở điều kiện 27,3 oC và ẩm

độ 75,4%, số lần đẻ ổ trứng của tr ưởng thành cái trung bình là 3,32 ± 0,1 l ần với
mỗi lần đẻ là 1 ổ/ngày. Số trứng do một con cái đẻ l ên đến 890,96 ± 18,8 trứng.
Trứng của rầy bướm trắng Lawana imitata Melichar được đẻ thành ổ, mỗi ổ
thường có từ 3 – 10 hàng trứng (trung bình hơn 5 hàng trứng/ổ), số lượng trứng
trong một ổ dao động trong khoảng 144 – 456 trứng (trung bình 262,2 – 302,3
trứng/ổ)
1.2.1.2. Loài Lawana conspersa Walker
-Tập quán sinh sống và gây hại
Theo Pena và ctv. (2002), trích dẫn từ Ibrahim (1989), loài Lawana conspersa
Walker gây hại chủ yếu trên cây ca cao, ấu trùng và thành trùng chích hút d ịch của
cây làm cho cây mất nước và chất dinh dưỡng. Thành trùng đẻ trứng trong lá, ngoài
ra khi bị loài rầy bướm Lawana conspersa Walker gây hại, cây còn bị nấm bồ hống
tấn công trên bề mặt lá do quá trình chích hút, loài côn trùng này còn ti ết ra dịch
mật.
- Một số đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Pena và ctv. (2002), trích d ẫn từ Dammermen (1929), trứng của loài rầy
bướm trắng Lawana conspersa Walker được đẻ trong những cành còn non hay phía
mặt dưới gân chính của lá. Ấu tr ùng thích sống ở những phần non của cây nh ư chồi
non, lá non và cuống hoa, toàn thân ấu trùng có màu trắng cho đến màu vàng rất
nhạt. Thành trùng có kích thước cơ thể dài 2cm.


1.2.1.3. Loài Siphanta acuta Walker
- Phân bố và ký chủ
Phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu ôn đới, đầu tiên từ nước Úc, sau đó
phân bố sang các vùng khác, hiện tại có mặt ở tất cả các đảo ch ính ở Hawaii
(Zimmerman, 1948).
Theo Zimmerman (1948), loài Siphanta acuta Walker là côn trùng đa k ý
chủ, ký chủ của chúng gồm: chuối, nhóm cây có múi, c à phê, ổi, và nhiều cây ăn
trái bản địa khác.


- Đặc điểm hình thái và sinh học
Trứng: Theo Zimmerman (1948), và Myers (1922), t rứng được đẻ thành từng
ổ, trên bề mặt lá và ổ trứng thường là một khối hình tròn, đường kính ổ trứng
thường khoảng 5 mm. Một ổ trứng th ường trên 100 quả trứng có chiều dài 1,2 mm
và đường kính trứng 1 mm. Chúng th ường đẻ ở những nơi rậm rạp, ít có ánh sáng
chiếu vào. Theo Fullaway và Krauss (1945), trích d ẫn từ Kershaw (1913), thời gian
ủ trứng của loài rầy bướm xanh Siphanta acuta Walker từ 10 ngày đến 20 ngày.
Ấu trùng: Theo Myers (1922), ấu trùng của Siphanta acuta gồm có 5 tuổi,
sự thay đổi về kích thước và màu sắc ở các tuổi được ghi nhận như sau:
+ Ấu trùng tuổi 1: Phần đầu của ấu tr ùng có màu xanh lá cây, kho ảng 2,4
mm chiều dài cơ thể trở về sau có màu trắng. Có một số ấu trùng ở tuổi này có 6
đốm đen nằm ở giữa các phần của c ơ thể. Chiều dài cơ thể của ấu trùng tuổi 1
khoảng 3 mm.
+ Ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3: Cơ thể ấu trùng lúc này có nhiều đốm đen, trên
cơ thể lúc này có những đường sọc màu vàng sáng đến đỏ trên ngực và một chỗ trên
bụng. Phần còn lại của cơ thể có màu xanh lá cây, màu trắng trên cơ thể lúc này chỉ
còn lại phần đuôi. Chiều dài cơ thể lúc này khoảng 3,6 mm.
+ Ấu trùng tuổi 4: Chân của ấu trùng lúc này có màu hồng, cơ thể lúc này có
màu từ vàng đến xanh, có nhiều đốm màu đỏ, đen và hồng. Ấu trùng tuổi 4 có chiều
dài cơ thể là 4 mm.


+ Ấu trùng tuổi 5: Cơ thể ấu trùng có chiều dài 5 mm và rộng 3,75 mm. 3
ngày đầu tiên ở giai đoạn này, hầu hết ấu trùng có màu xanh, cơ thể có một số đốm
đen, mắt có màu xanh lá cây và chân có màu, h ồng không có màu đỏ. Vào ngày thứ
4 của giai đoạn này, màu trên cơ thể sậm dần và ở ngày thứ 7 hay thứ 8 cơ thể ấu
trùng xuất hiện màu đỏ.

a


b

Hình 1.2.: Loài Siphanta acuta Walker: (a) ấu trùng, (b) thành trùng.
( />
Thành trùng: Theo Myers (1922), thành trùng có màu xanh lá cây, hình
dạng bên ngoài giống hình tam giác với màu hồng của mắt và một số điểm chấm ở
đầu, đường viền của cánh có chấm m àu đỏ. Khi đậu cánh xếp dọc lại, thành trùng
sống trong khoảng hai tháng.
- Tập quán sinh sống và gây hại
Theo Myers (1922), ấu trùng thích chích hút trên lá, còn thành trùng thì thíc h
hoạt động trên thân, cành nhiều hơn. Ấu trùng và thành trùng di chuy ển chủ yếu là
nhảy.

1.2.1.4. Loài Metcalfa pruinosa Say
- Phân bố và ký chủ
Loài Metcalfa pruinosa Say phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Mỹ , sau đó
phân bố sang các nước: Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Slovenia, Croatia, CH Séc,
Hy Lạp. Metcalf và Bruner (1948), ghi nh ận loài Metcalfa pruinosa Say phân phối
rộng rãi ở Cuba.


Theo Metcalf (1957), ký chủ của loài Metcalfa pruinosa Say là nhóm cây có
múi (Citrus) là chủ yếu, tuy nhiên một số cây hoang dại khác tại bản địa cũng l à ký
chủ của loài này.
- Một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài rầy bướm Metcalfa pruinosa
Say
Thành trùng: Theo Metcalf và Bruner (1948), cơ thể có màu sắc thay đổi từ
màu nâu đến màu xám, với cánh trước hình tam giác. Thành trùng có kích thước cơ
thể dài 5,5 - 8 mm, chiều rộng 2 - 3 mm. Thành trùng thích ho ạt động trong bóng tối

hơn ngoài sáng.
Ấu trùng: Theo Metcalf và Bruner (1948), ấu trùng tuổi cuối của Metcalfa
pruinosa dài khoảng 4 mm. Dean và Bailey (1969), ghi nhận thời gian phát triển từ
trứng đến thành trùng Metcalfa pruinosa là 69 ngày.

a

b

Hình 1.3.: Loài Metcalfa pruinosa Say: (a) ấu trùng, (b) thành trùng
( />
1.2.2. Một số loài thuộc họ Ricaniidae
1.2.2.1. Loài Ricania speculum (Walker, 1851)
Loài Ricania speculum còn có tên là rầy bướm nâu, thuộc loài đa ký chủ,
chúng gây hại trên nhãn, vải và nhiều loại cây ăn quả khác ở miề n bắc nước ta. Ấu
trùng xuất hiện vào giữa và cuối tháng 3. Rầy bướm sống tập trung ở mặt d ưới của
lá, các đọt non hay ở các cuống hoa. Ấu tr ùng màu trắng, có 5 tuổi, trưởng thành có
màu nâu đen, sải cánh dài 14-16 mm. Cả sâu non và trưởng thành đều chích hút các


đọt non, quả non làm rụng quả. Thời gian sống của tr ưởng thành kéo dài tới 2
tháng. Trưởng thành đẻ trứng từng quả rời nhau, găm v ào lớp vỏ non của chồi non
và cuống lá. (Trích dẫn từ “Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một số
cây ăn quả vùng núi phía Bắc, 2002”).

Hình 1.4.: Thành trùng loài Ricania speculum.
( -speculum.html)

1.2.2.2. Loài Scolypopa australis Walker
Phân bố và ký chủ

Phân bố chủ yếu ở các nước có vùng khí hậu ôn đới. Đầu tiên ở nước Úc, sau
đó đến New Ziland, xuất hiện cách đây khoảng 100 năm. Ký chủ chủ yếu l à nhóm
cây có múi (Citrus) và một số cây trồng bản địa khác.

Một số đặc điểm hình thái và sinh học
Vòng đời: Theo Fletcher (1979), thời gian vòng đời của loài Scolypopa
australis Walker như sau:


Trứng
Ấu trùng tuổi 1
Nhộng
Thành trùng
Tháng
Ghi chú: Thanh chắn có màu là thời kỳ hoạt động đỉnh trong vòng đời
Hình 1.5.: Thời gian vòng đời của loài Scolypopa australis Walker

Thành trùng: Theo Fletcher (1979), thành trùng có màu nâu sậm, hình dạng
bên ngoài giống hình dạng của thành trùng bướm. Thành trùng khi có tác động bên
ngoài thì nhảy rất mạnh rồi mới bay. Chiều d ài cơ thể của thành trùng từ 5 – 6 mm.
Trứng: Trứng có hình chữ nhật, dài khoảng 1mm. Trứng được đẻ thành từng
hàng dọc trên những mô còn non của cây.
Ấu trùng: Ấu trùng của loài Scolypopa australis có 5 tuổi, kích thước cơ thể
của ấu trùng tăng từ 1 mm đến 5 mm tùy từng giai đoạn tăng trưởng của ấu trùng.
Ấu trùng có màu nâu với các dấu chấm trên lưng và phần đuôi được cấu tạo bởi một
chùm sợi nhỏ màu vàng nhạt gắn vào phần cuối của bụng dưới. Ấu trùng có thể đưa
phần đuôi lên hay hạ xuống và xòe ra trông giống như đuôi của con công.


a


b

Hình 1.6.: Loài Scolypopa australis Walker: (a) ấu trùng, (b) thành trùng

( />tid/bug_details.asp?Bu_Id=90)


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Địa điểm và thời gian
- Địa bàn khảo sát:
+ Các vườn cây ăn trái: Nhóm cây có múi ( bưởi Citrus grandis, quít đường
Citrus reticulata, cam sành Citrus nobilis), mận, xoài, mít, tại tp Cần Thơ và một số
địa bàn thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Ki ên Giang.
- Địa điểm thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được thực hiện tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009.
2.1.2. Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm
- Cây bưởi, cây cam, cây quít, cây mận.
- Chậu trồng cây (bằng nhựa, bằng s ành).
- Kính lúp cầm tay.
- Kính nhìn nổi Olympus 10X để quan sát trứng, các giai đoạn phát triển của
ấu trùng, thành trùng cũng như các loài thiên địch.
- Máy ảnh kỹ thuật số.
- Bao lưới nuôi ấu trùng và thành trùng.
- Cồn 70o, hộp nhựa, bông gòn, chai bị.

- Một số dụng cụ: Kéo, băng keo, dây nilon, viết lông, vích nhọn, kẹp, th ước
đo.


×