Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

báo cáo thực hành ctxh cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.72 KB, 57 trang )

Mục lục

Lời cảm ơn............................................................................................................2
Phần I : Báo cáo trước thực địa............................................................................3
I) Những điều sinh viên cần chuẩn bị trước khi đến cơ sở thực hành...............4
II) Một số thông tin về Làng Hữu nghị qua tìm hiểu trên Internet....................5
Phần II: Kế hoạch thực hành cá nhân của sinh viên trong vòng 2 tuần tại Làng
Hữu nghị Việt Nam...............................................................................................6
Phần III: Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân tại Làng Hữu nghị Việt
Nam.....................................................................................................................10
I) Giới thiệu chung về làng trẻ Hữu Nghị -Vân Canh –Hoài Đức –Hà Nội....11
1. Lịch sử hình thành của làng Hữu Nghị Việt Nam....................................11
2. Cơ sở vật chất, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, đối tượng của Làng..........12
3.Các chính sách công tác xã hội tại làng.....................................................15
II) Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ.............................................19
1) Tiểu sử về thân chủ..................................................................................19
2) Giải quyết vấn đề của thân chủ theo các tiến trình..................................20
III- Nội dung các buổi phúc trình vấn đàm.....................................................34
1) Phúc trình vấn đàm buổi 1.......................................................................34
2. Phúc trình vấn đàm buổi 2........................................................................37
3) Phúc trình vấn đàm buổi 3.......................................................................40
4) Phúc trình vấn đàm buổi 4.......................................................................42
5) Phúc trình vấn đàm buổi 5.......................................................................45
IV- Ý kiến, kiến nghị.......................................................................................48
1. Đối với cơ sở thực hành...........................................................................48
2. Đối với khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động- Xã hội............48
Phần IV: Nhật kí cá nhân khi thực hành tại Làng Hữu Nghị Việt Nam..............49
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................61
1



Lời cảm ơn
Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn học “Thực hành công tác xã hội
cá nhân và gia đình”, em đã được giảng viên hướng dẫn của mình phân cho thực
hành tại Làng Hữu Nghị Việt Nam (Thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội).
Thời gian thực hành trong vòng 2 tuần, từ 6/11 đến 19/11 và thời gian đến
Làng là các buổi sáng trong tuần trừ thứ 7 và chủ nhật và mỗi buổi kéo dài 3
tiếng. Qua làm việc tại Làng em đã được bác Nguyễn Cao Cử phó giám đốc
Làng, cô Phạm Thị Phương Thảo giáo viên của lớp giáo dục kĩ năng số 1, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tiến hành các hoạt động của mình
trong đợt thực hành của môn học này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình là
cô Nguyễn Kim Loan đã hướng dẫn em trong đợt thực hành này.
Đợt thực hành này là cơ hội thuận lợi để em có thể áp dụng những kiến thức
mà em đã học vào thực tế, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ.
Nếu không có đợt thực hành này thì em sẽ không có cơ hội xây đắp thêm
những lỗ hổng kiến thức của mình. Các em ở đây gặp phải rất nhiều vấn đề,
sinh ra các em đã bị khiếm khuyết về nhiều mặt em thì không nói được, em thì
đi lại khó khăn, em bị hội chứng đao tất cả đều do ảnh hưởng của chất độc màu
da cam tuy vậy những em mà hiểu được chúng tôi thì lại rất ngoan, có các anh
chị đến thì chào hỏi và vui mừng khi thấy sự có mặt của chúng tôi, chính điều
này làm tôi thấy rất quý các em và càng thương các em vì sinh ra đã bị thiệt thòi
về nhiều mặt như vậy.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nên trong quá trình thực hành, em không
tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu sót. Qua đây em rất mong nhận được sự đóng
góp của thầy cô trong khoa, của Làng và các bạn để có thể rút kinh nghiệm cho
những đợt thực tập sắp tới được hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



Phần I : Báo cáo trước thực địa

3


I) Những điều sinh viên cần chuẩn bị trước khi đến cơ sở thực hành
*)Về kiến thức
- Hiểu rõ bản chất của việc thực hành công tác xã hội các nhân nghĩa là như
thế nào, nắm được khái niệm công tác xã hội cá nhân và gia đình, các khái niệm
liên quan đến học phần này
- Nắm được các nguyên tắc khi làm việc với thân chủ bao gồm 7 nguyên tắc:
chấp nhận thân chủ, tôn trọng quyền riêng tư, dành quyền tự quyết, đảm bảo
tính bí mật, đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp với thân chủ và với cơ sở thực
hành, tạo điều kiện thân chủ tự giải quyết vấn đề và tự ý thức về bản thân
- Nắm được các tiến trình thực hành CTXH cá nhân gồm 6 bước
+ Bước 1: Tiếp cận địa bàn, tìm kiêm thân chủ
+ Bước 2: Thu thập thông tin của thân chủ và bước đầu xác định vấn đề của
thân chủ
+ Bước 3: Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề của thân chủ, sử dụng
các công cụ. Có 5 công cụ: Vẽ sơ đồ phả hệ, vẽ biểu đồ sinh thái, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, vẽ cây vấn đề, xác định các vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu
tiên.
+ Bước 4: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề của thân chủ theo thứ tự ưu
tiên
+ Bước 5: Triển khai các hoạt động
+ Bước 6: Lượng giá và kết thúc
- Tìm hiểu được các thông tin cơ bản về Làng hữu nghị: lịch sử hình thành,
cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ,…

*) Về kỹ năng
Thông qua việc thực hiện các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề cho thân
chủ thì cần chuẩn bị nâng cao các kỹ năng thực hành như:
+ Kỹ năng quan sát
+ Kỹ năng can thiệp
+ Kỹ năng đánh giá
4


+ Kỹ năng ghi chép, thu thập thông tin
+ Kỹ năng tham vấn,…
- Ngoài các kỹ năng và kiến thức ra thì NVXH khi xuống địa điểm thực hành
cần phải có ý thức tốt, ngoan ngoãn lễ phép khi gặp người lớn tuổi, đi lên lớp
cùng các em đúng giờ và đầy đủ, chấp hành tốt các quy định mà nhóm trưởng
đề ra.
*) Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn cần:
- Nắm rõ các tiến trình, nguyên tắc khi làm việc
- Vận dụng tốt các kỹ năng, có thái độ tốt khi làm việc với thân chủ
- Xây dựng bản kế hoạch cá nhân làm việc trong vòng 2 tuần tại Làng hữu
nghị
- Ghi chép nhật kí các công việc hàng ngày khi đi thực hành
- Ghi chép tiến trình các cuộc vấn đàm
- Ghi chép tiến trình của thân chủ đã tìm hiểu và theo dõi
II) Một số thông tin về Làng Hữu nghị qua tìm hiểu trên Internet
- Làng Hữu nghị Việt Nam có địa chỉ tại thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện
Hoài Đức, Hà Nội.
- Được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm 1998.
- Đối tượng là cựu chiến và con em của cựu chiến binh từ miền Trung trở ra.
- Nhiệm vụ để nuôi dưỡng cựu chiến binh và con em cựu chiến binh bị ảnh
hưởng của chất độc màu da cam.

- Các cơ quan tài trợ cho Làng bao gồm: Ủy ban Quốc gia của 7 nước: Đức,
Anh, Pháp, Canada, Nhật, Mỹ và Việt Nam

5


Phần II: Kế hoạch thực hành cá nhân của sinh viên
trong vòng 2 tuần tại Làng Hữu nghị Việt Nam

6


ST
T

1

2

3

Mục
tiêu

Hoạt động

- Tiếp
cận địa
bàn
- Tạo

lập
được
mối
quan
hệ với
các em
học
sinh tại
các lớp
giáo
dục
đặc
biệt

- Găp ban
lãnh đạo của
Làng
- Gặp kiểm
huấn viên
- Bước đầu
tiếp xúc, làm
quen, trao đổi
những vấn đề
cơ bản của
Làng và của
lớp
học
- Thông qua
kiểm huấn
viên, tìm hiểu

thông
tin về lớp.
- Trò chuyện,
hỏi thăm các
em trong lớp
- Quan sát
những hành
động, cử chỉ
và tính cách
của từng
thành viên
trong lớp

Xác
định
được
thân
chủ
cho
quá
trình
làm
việc
Thu
thập

Thời gian

Người
thực

hiện

Mục đích

Kỹ
năng
- Quan
sát
- Lắng
nghe
- Thu
thập
thông
tin

Buổi 1
( 6/11/2017)

Quan sát và
thu thập thông
tin sơ bộ về
một thành
viên trong lớp
giáo dục giáo
dục đặc biệt

Buổi 2
(7/11/2017)

- Quan sát, trò

chuyện cùng

Buổi 3
(8/11/2017)
7

- Các em
thoải mái,
Sinh
vui vẻ với
viên
sự có mặt
Các em của mình
học sinh - Qua quan
lớp giáo sát để từ đó
dục đặc xác định
biệt
được thân
chủ làm
việc

- Tiếp cận
được thân
Sinh
chủ
viên
- Cùng trò
Một em
chuyện với
trong

thân chủ để
lớp giáo
tạo cảm
dục đặc
giác gần gũi
biệt
an toàn cho
em
Sinh
Có được
viên
những

- Giao
tiếp
- Lắng
nghe
- Quan
sát
- Đặt
câu hỏi
- Tuân
thủ các


thân chủ để
thông khai thác
tin về thông tin
thân - Qua hồ sơ
chủ và ghi chép tại

bước lớp học
đầu
- Trao đổi với
xác
GVCN của
định lớp để có
được được thông tin
vấn đề về thân chủ và
của
biết được vấn
thân đề mà thân
chủ
chủ đang gặp
phải

4

5

Thân
chủ
Kiểm
huấn
viên

- Phân tích
các thông tin
đã thu thập
được sử dụng
5 công cụ để

Phân phân tích làm
tích

nguyên - Đánh giá
nhân những thông
Buổi 3 – 4
và xác
tin cần thiết
( 9/11/2017)
định
vấn đề về thân chủ và
vấn đề của
của
thân chủ
thân
chủ
- Duy trì trò
chuyện và
quan sát thân
chủ để giữ
vững mối
quan hệ
Cùng
Lập bảng kế
Buổi 5
với
hoạch hỗ trợ
(10/11/2017)
thân
theo sự sắp

chủ và xếp các vấn
kiểm
đề
8

nguyê
n tắc
trong
CTXH
thông tin về cá
thân chủ,
nhân
vấn đề khó ( giữ
khăn mà
bí mật,
thân chủ
chấp
đang gặp
nhận
phải
thân
chủ,..)

- Nhìn
diện
vấn đề

Sinh
viên
Thân

chủ
Kiểm
huấn
viên

Sinh
viên
Thân
chủ
Kiểm

- Xác định
được vấn đề
của thân
chủ
- Sắp xếp
vấn đề ưu
tiên theo
nhu cầu và
mong muốn
của thân
chủ

Kế hoạch
hỗ trợ được
lập rõ ràng,
hợp lý và
khoa học.

Xây

dựng
kế
hoạch


huấn
viên
lập ra
kế
hoạch
hỗ trợ
vấn đề
của
thân
chủ

6

7

Triển
khai
các
hoạt
động
hỗ trợ
thân
chủ
theo kế
hoạch

đã đề
ra
Lượng
giá lại
các
hoạt
động
của
sinh
viên và
kết quả
đạt
được
của
thân
chủ

huấn
viên

- Thực hiện
theo kế hoạch
cụ thể:
+ Hỗ trợ em
học tập, diễn
đạt ngôn ngữ
Buổi 6 – 7 –
+ Cùng vui
8
chơi với thân

( 13 – 14 –
chủ
15/11/2017)
+ Tham gia
các hoạt động
trên lớp cùng
với thân
chủ,...
Kiểm huấn
Buổi 8
viên đánh giá ( 16/11/2017
quá trình làm
)
việc của sinh
viên thực
hành: thái độ,
kiến thức, kỹ
năng
Sinh viên
lượng giá về
thuận lợi và
khó khăn
trong quá
trình làm việc
Đánh giá sự
hợp tác và sự
thay đổi của
thân chủ trong
thời gian làm
9


Sinh
viên
Thân
chủ
Kiểm
huấn
viên

Sinh
viên
Kiểm
huấn
viên
Thân
chủ

Các hoạt
động cụ thể
và mục tiêu
đề ra phù
hợp với khả
năng của
thân chủ
- Quan
Có được sự sát
hợp tác
- Lắng
tham gia
nghe

của thân
- Thấu
chủ
hiểu
Thân chủ có
sự thay đổi
sau khi triển
khai kế
hoạch: diễn
đạt bằng lời
nói,...
Có được kết
quả lượng
giá để sinh
viên rút ra
được kinh
nghiệm cho
bản thân
mình trong
quá trình
làm việc
sau này.

- Giao
tiếp
- Ra
quyết
định
Lượng
giá

- Tổng
hợp


việc

Phần III: Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân
tại Làng Hữu nghị Việt Nam

10


I) Giới thiệu chung về làng trẻ Hữu Nghị -Vân Canh –Hoài Đức –Hà Nội
1. Lịch sử hình thành của làng Hữu Nghị Việt Nam
Làng Hữu Nghị Việt Nam được thành lập theo nguyện vọng của những
người trước đây đã từng có những suy nghĩ và việc làm sai trái đối với Việt
Nam, đã thức tỉnh lương tâm, ân hận và muốn được hợp tác góp phần xoa dịu
nỗi đau của những nạn nhân trong chiến tranh trước đây. Điều đó hoàn toàn phù
hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khép lại quá khứ, xoá bỏ
hận thù, hướng tới tương lai.
Nguyện vọng đó đã được sự ủng hộ của những người thành tâm từ các
nước khác nhau. Sự hợp tác của họ trong lĩnh vực nhân đạo là một đóng góp
vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam và tăng cường mối quan hệ
đoàn kết Hữu Nghị giữa các dân tộc.
Sự hợp tác này thể hiện bằng cách thông qua sự tham gia của mỗi cá nhân
có thể tác động và góp phần làm thay đổi được điều gì đó. Đúng như ông
George Mizo một trong những người có sáng kiến lập ra dự án này đã nói “you
can make a difference”. – Bạn có thể làm thay đổi được điều gì đó.
Vào năm 1988, lần đầu tiên trở lại Việt Nam sau 13 năm kết thúc chiến
tranh, ông George Mizo, một CCB Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam có

nguyện vọng xây dựng một biểu tượng của sự hàn gắn, hợp tác và hoà giải.
Trong những lần trao đổi đầu tiên với Uỷ ban hoà bình Việt Nam, sáng kiến này
được nhiệt liệt hoan nghênh.
Năm 1989, tại Sứ quán Việt Nam ở Pari, ông George Mizo đã gặp ông
Phạm Bình - đặc sứ Việt Nam tại Pháp và ông George Doussin (ARAC) Hội
CCB và nạn nhân chiến tranh của Pháp. Họ đã cùng nhau bàn việc thành lập
một dự án để giúp trẻ em và CCB Việt Nam – ý tưởng thành lập “Làng Hữu
Nghị Việt Nam” được hình thành từ đó.
Tháng 10/1990 nhóm ủng hộ quốc tế được thành lập tại Pari (Pháp) bao
gồm ông George Mizo, ông George Doussin (ARAC), ông Len Aldis (Hội Việt
Nam của Anh) và ông Takeo Yamanchi (Hội hoà bình Nhật).
Tháng 11/1990 nhóm này đã quyết định kế hoạch xây dựng một ngôi Làng
ở Việt Nam. Ông George Mizo được bầu làm chủ tịch, Ông George Doussin làm
Phó làm Phó chủ tịch và ông Nguyễn Phúc kỳ làm thủ quỹ.
Tháng 4/1992 dự án đó được lấy tên là “Làng Hữu Nghị Việt Nam”.
11


Năm 1993, một số CCB và những người thành tâm ở các nước Đức, Anh,
Pháp, Nhật, Mỹ và Việt Nam cùng bàn bạc ra quyết định thành lập UBQT về
Làng Hữu Nghị Việt Nam, mỗi nước có một uỷ ban quốc gia và Ông George
Mizo là chủ tịch Uỷ ban quốc tế đầu tiên của Làng Hữu Nghị và vào năm 2004,
có thêm 1 nhóm ủng hộ Làng ở Canađa, từ đó UBQG Canađa được thành lập và
trở thành thành viên thứ 7 của UBQT về Làng Hữu Nghị.
Chức năng nhiệm vụ của UBQT về Làng Hữu Nghị Việt Nam là soạn thảo
nội dung xây dựng Làng theo bản thoả thuận của dự án và vận động sự ủng hộ
về tài chính để xây dựng cũng như bảo đảm, duy trì, phát triển các hoạt động
của Làng Hữu Nghị. Uỷ ban quốc gia Việt Nam thuộc hội CCBVN có trách
nhiệm chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của Làng Hữu Nghị.
Cũng trong năm 1993, được phép của Chính phủ Việt Nam, Làng Hữu

Nghị Việt Nam đã được khởi công xây dựng trên đất của cánh đồng thuộc xã
Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây – nằm bên cạnh trục đường 70 (đường
thị xã Hà Đông đi Nhổn). Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 15km.
Ngày 18/3/1998, 6 CCB và 9 trẻ em đầu tiên đã được đưa đến Làng. Từ đó
đến nay đã được 10 năm và ngày 18/3 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống
của Làng.
2. Cơ sở vật chất, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, đối tượng của Làng
2.1 Cơ sở vât chất
Làng Hữu Nghị có tổng diện tích là 2,7 ha gồm:
+ 01 : Nhà điều hành
+ 01 : Trung tâm y tế
+ 01 : Biệt thự
+ 01 : Nhà khách
+ 01 : Trạm xá
+ 01 : Nhà ăn cho cán bộ công nhân viên và nhà nghỉ trưa ( G2 )
+ 02 : Nhà ở cựu chiến binh (G6, G7 )
+ 06 : Nhà ở các cháu ( từ T1 đến T6 )
12


+ 01 : Nhà ăn cựu chiến binh
+ 01 : Thư viện
+ 01 : Khu lớp học và trung tâm dạy nghề
Ngoài ra trong khuôn viên của làng còn có một sân vui chơi cho trẻ em
và sân chơi thể dục thể thao, một vườn rau sạch …Các trang thiết bị tương đối
đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của làng.
Đội ngũ cán bộ gồm 62 người trong đó trình độ đào tạo Đại học, Cao
đẳng chiếm 45% ; trung cấp chiếm 30% ; lao động phổ thong là 25%. Làm việc
ở các bộ phận:
+ Ban giám đốc

+ Trung tâm y tế
+ Trung tâm giáo dục – hướng nghiệp
+ Phòng tài chính
+ Phòng hành chính
+ Quản trị
+ Phòng hậu cần
+ Tổ cựu chiến binh
+ Tổ bảo mẫu 1
+ Tổ bảo mẫu 2
Trước đây nguồn kinh phí hoạt động của làng từ ngân sách nhà nước chỉ
30%. Nguồn kinh phí tài trợ từ các nước thành viên của ủy ban quốc tế làng
Hữu Nghị chiếm 70% (Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada).Nhưng hiện nay do
nạn di cư và khủng hoảng kinh tế nên các nguồn kinh phí từ nước ngoài chỉ còn
40- 50% còn nhà nước khoảng 50- 60%.
13


Ngoài ra làng còn nhận được sự hỗ trợ. giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
hảo tâm trong và ngoài nước và hiện vật. Quy chế và mô hình quản lý tài chính,
tài sản thực hiện theo đúng quy chế và các chế độ tài chính của nhà nước.
Nhìn chung cơ sở vật chất của làng Hữu Nghị - Hoài Đức –Hà Nội khá
đầy đủ nhưng để tạo những điều tốt nhất cho các em ở làng phát triển toàn diện
thì ban ngành, cơ quan cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa. giúp đỡ nhiều hơn
nữa về mặt vật chất cũng như tinh thần. Như vậy mới đảm bảo và tạo điều kiện
đầy đủ hơn nữa đẻ làng không ngừng phát triển.
2.2) Chức năng, nhiệm vụ của Làng
Nhằm nuôi dưỡng, điều dưỡng, chữa trị, phục hồi chức năng cho con CCB
và CCB do bị hậu quả nhiễm chất độc Da cam/Điôxin trong cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ ở Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Riêng đối với các con CCB nói trên khi về làng còn được giáo dục đặc biệt,

giáo dục hoà nhập, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện để các cháu hoà nhập
với cộng đồng.
Phối kết hợp với cơ quan chức năng, bệnh viện quân đội nghiên cứu về
bệnh lí chất độc màu da cam, điều trị, điều dưỡng. Tố cáo tội ác dã man của kẻ
thù đã rải chất độc hóa học vào đất nước chúng ta.
Trên tinh thần muốn hàn gắn lại vết thương chiến tranh cho người dân Việt
Nam, Làng Hữu nghị Việt Nam ra đời với mục tiêu: giúp các em nhiễm chất độc
da cam, trẻ khuyết tật và những CCB đến Làng được nuôi dưỡng, chăm sóc và
điều trị y tế. Đồng thời đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật
và CCB nhằm tạo điều kiện cho họ tuỳ theo khả năng có thể tái hoà nhập cộng
đồng. Từ những ngày đầu thành lập đến nay (10 năm), Làng đã đón nhận gần
2.000 lượt CCB, thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam của các tỉnh
từ Quảng Bình trở ra. 10 năm qua, đã có gần 500 cháu nhiễm chất độc da cam dioxin được đón về Làng. Tại đây, các em được chăm sóc nuôi dạy theo các
14


phương pháp khoa học nên sức khoẻ ngày một ổn định, những đối tượng có khả
năng học nghề và học văn hoá được Làng gửi đi học tại các trường đào tạo và
các trung tâm dạy nghề.
2.3) Cơ cấu tổ chức của Làng
Ban Giám đốc

Trung tâm

Phòng Hành

Phòng hậu

Phòng tài


Trung tâm Y

GDHN (Giáo

chính- Quản

cần (Nấu ăn,

chính (Kế

tế (Điều trị

dục đặc biệt

trị (Văn

kho doanh

toán, thủ kho,

đông tây, tập

và dạy nghề)

phòng, bảo

trại, điện

thủ quỹ)


vật lí trị liệu,

vệ, lái xe,

nước)

phục hồi chức

quản lí hành

năng, chẩn

chính với 3

đoán hình

đội nuôi

ảnh, xét

dưỡng
Đội 1
( Trẻ em)

nghiệm)
Đội 2

Đội 3

( Trẻ em)


( CCB )

3.Các chính sách công tác xã hội tại làng
Làng Hữu Nghị là nơi nuôi dưỡng chăm sóc đón nhận những trẻ em bị
nhiễm chất độc màu da cam . Hằng năm thông qua Hội Cựu Chiến Binh ở các
tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra, làng tiến hành xuống từng tỉnh để đón các cháu về
nuôi, mỗi năm làng nhận nuôi khoảng 120 trẻ em là con, em của cựu chiến binh
Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam. Những trẻ em được nhận vào nuôi tuổi từ 6
15


đến 16 tuổi, có khả năng tự phục vụ bản thân. Được nhận nuôi tại làng trẻ nhận
được rất nhiều chính sách hỗ trợ, từ ăn ở, sinh hoạt, đi lại đến học tập và học
nghề.
+ Mỗi ngày trẻ nhận được chế độ ăn uống là 30.000 nghìn đồng chia làm
bốn bữa là sáng, trưa, chiều, tối. Làng có bộ phận hậu cần để lo việc ăn uống
của các trẻ em. Mỗi nhà có một đến hai người trong coi và chăm sóc các em.
Bữa sáng và tối các em được phát đồ ăn như: sôi, bánh mỳ, sữa,…bữa trưa và
chiều các em ăn cơm tại nhà ăn của làng.
+ Làng có các lớp dạy văn hoá từ lớp 1 đến lớp 4 cho trẻ, những trẻ học
từ lớp 5 trở lên được làng gửi đi học bên ngoài và có chính sách đưa đón đi học.
+ Nếu các trẻ bị ốm đau nặng thì được đi khám chữa tại các bệnh viện
quân đội mà không phải chi trả viện phí và các dịch vụ khác.
+ Tại đây các em còn học nghề với 4 nghề là : làm hoa, may, thêu và học
vi tính. Nếu các sản phẩm các em làm ra tiêu thụ được thì các em được hưởng.
+ Các em thường xuyên được đi làng tổ chức cho đi chơi, tham quan
cũng như xem và tham gia các chương trình giải trí.
+ Các em được thanh toán tiền tàu xe khi về vào các dịp lễ tết.
+ Các em được hưởng đầy đủ các dịch vụ vui chơi và giải trí tại nơi ở như

xem phim, hoạt động thể thao,…
+ Các em được làng trợ cấp hoàn toàn về quần áo, các đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày.
+ Các em thường xuyên nhận được quà từ các tổ chức tình nguyện và các
đoàn tình nguyện vào thăm.
+ Ngoài ra các em còn được hưởng rất nhiều các chính sách khác,…

16


4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động công tác xã hội tại làng
*) Thuận lợi
Làng Hữu Nghị có rất nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng và phát
triển để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Từ những năm đầu thành lập đến nay làng Hữu Nghị luôn nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành đặc biệt là các tổ chức ủng hộ nước
ngoài. Với truyêng thong “ lá lành đùm lá rách”, “ thương người như thể thương
thân” hằng năm làng luôn được các đồng chi cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước
đến thăm, ân cần động viên và chia sẻ các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Với những tấm lòng cao cả, làng Hữu Nghị là nơi thường xuyên được
đón nhận sự đóng góp hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cac nhân từ
thiện. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn thiết thực mang tính nhân văn sâu sắc
của những “tấm lòng vàng” dành cho trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ bị nhiễm chất
độc màu da cam.
Điều quan trọng phải kể đến là làng có đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức, những thầy cô giáo, những y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm đã cống hiến hết
sức mình qua nhiều năm công tác trong ngành. Ngoài ra cùng với lòng nhiệt
tình, sự tận tuỵ tâm huyết với nghề, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm
luôn đặt chữ tâm lên đầu, đội ngũ cán bộ viên chức ở đây đã vươn lên lỗ lực hết
mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Họ xứng đáng được tôn vinh như

những người mẹ, người cha mang trong mình tình yêu thương lớn lao vô bờ
dành cho những đứa trẻ có mảnh đời bất hạnh, kém may mắn. Đây chính là vấn
đề tiên quyết quan trọng trọng quá trình xây dựng và hoạt động công tác xã hội
ở đơn vị.
Không những thế, làng Hữu Nghị đạt được kết quả như hôm nay là do
quá trình lãnh đạo tài tình sáng suốt của ban giám đốc lãnh đạo. Đó là việc quản
lý điều hành, quy định của chính sách, và chương trình hoạt động một cách có
17


tổ chức và khoa học nhất. Chính vì vậy trong hơn 10 năm qua làng đã không
ngừng hoàn thiện và phát triển, duy trì bọ máy lãnh đạo và quá trình hoạt động
vững chắc.
*) Khó khăn
Do quá trình hình thành xây dựng và phát triển đi lên từ điểm phát thấp,
khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mà các đối tượng trẻ bị nhiễm chất
độc màu da cam hầu hêt đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cơ sở ban đàu chủ
yếu phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức phi cbhính phủ cì vậy làng
Hữu Nghị đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình xây dựng, hoạt động và
phát triển.Trước hết có thể nói thời gian làng Hữu Nghị thành lập cho đến nay
không hẳn goị là một quá trình lâu dài, trong khi cùng với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế đất nước về mọi mặt. Làng Hữu Nghị đang còn gặp
không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô phát triển cả về chất lượng và số
lượng. Đó là phạm vi tiếp nhận đối tượng mới chỉ từ địa phận tỉnh Quảng Bình
trở ra Bắc.
Bên cạnh đó các trang thiết bị, kỹ thuật máy móc chưa thực sự trở thành
quy mô hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cũng như học tập của trẻ
khuyêt tật do nhiễm chất độc màu da cam. Nhận thức về việc phục hồi chức
năng cho trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam của gia đình và xã hôịi còn hạn chế.
Chưa kể tới việc nhiều gia đình có trẻ khuyêt tật do bị nhiễm chất dộc màu da

cam còn gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện chăm sóc, chữa trị.
Tất cả những khó khăn trên phần lớn là do thiếu vốn đầu tư và nguồn
kinh phí từ các tổ chức. Hầu hết quá trình hoạt động của làng đều dựa một phần
vào nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước, và từ các nước thành viên của uỷ ban
Hữu Nghị quốc tế. Về phía gia đình các em đa số đều có hoàn cảnh khó khăn
thuộc diện chính sách, vì thế mà nguồn kinh phí để xây dựng và hoạt động trong
quá trình phát triển của làng còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn.
18


II) Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ
Sau quá trình tiếp xúc nói chuyện tìm hiểu bước đầu tâm lý của các em
tôi nhận thấy có một số vấn đề như: tăng động, giảm chú ý, khó khăn trong
ngôn ngữ, bị khuyết tật về trí tuệ,..
Các em là những đứa trẻ rất đáng thương, khuyết tật, khiếm khuyết
mang trên mình di chứng ảnh hưởng của chất độc màu da cam
Nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp một
thân chủ giải quyết được vấn đề của mình, kiềm chế hành vi, tập trung vào một
việc gì đó của thân chủ nên tôi đã chọn thân chủ Nguyễn Bá D, 13 tuổi.
Cùng với tấm lòng yêu thương trẻ thơ cũng như những gì rất đáng yêu
nơi đây, tôi thực sự như được sống trong bầu không khí trẻ thơ, vui nhộn. Để lại
cho tôi những kỷ niệm không thể phai mờ
1) Tiểu sử về thân chủ
Em là D. Họ tên đầy đủ là Nguyễn Bá D, địa chỉ số nhà 7, tổ 7, phường
Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Hiện nay em 13 tuổi và đang theo học tại
lớp giáo dục đặc biệt kĩ năng số 1. Bố em là Nguyễn Bá N hiện nay đang làm
thợ rèn. Bố em hiện nay 40 tuổi. Mẹ em là Nguyễn Thị Q, là

giáo viên dạy


Tiếng Anh. Mẹ em hiện nay 36 tuổi.Do di truyền từ ông nội trước đây đã đi bộ
đội chiến đấu trong khu vực bị Mỹ dải chất độc hóa học, em không có khả năng
nói được,bị khuyết tật về trí tuệ và tăng động, giảm chú ý. Hiện nay, ông nội của
em đã mất nhưng em sống cùng với bố mẹ. Em ở ngoại trú, vì gia đình ở gần
nên sáng gia đình em đưa lên lớp để học cùng các bạn, trưa em ăn cơm với các
bạn tại nhà T3 và nghỉ trưa tại đây. Chiều tiếp tục lên lớp sau đó thì gia đình đón
về để chăm sóc.

19


2) Giải quyết vấn đề của thân chủ theo các tiến trình
2.1) Bước 1: Tiếp cận địa bàn, tìm kiếm thân chủ
Khi xuống thực hành tai Làng hữu nghị em được nhóm trưởng phân công
thực hành tại lớp giáo dục kĩ năng số 1 do cô Phạm Thị Phương Thảo chủ
nhiệm. Vào lớp tôi bắt đầu làm quen với các em đồng thời quan sát, đi sâu vào
tìm hiểu tôi nhận thấy các em đầu có hoàn cảnh và gặp phải những vấn đề như
khuyết tật trí tuệ, không nói được, khó khăn ngôn ngữ, tự kỉ, tăng động, đao đều
chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc màu da cam.
Buổi thứ 2 khi tôi đến lớp, đầu giờ các em sẽ được tự do hoạt động, em thì
chơi bóng, em thì ngồi một góc không nói chuyện với ai, em thì chạy quanh lớp
và kéo lại tất cả các rèm trong lớp. Buổi ngày hôm nay tôi dạy cho em B môn
Toán và Tiếng Việt, em đang học Toán trong phạm vi 8 và viết đánh vần chữ có
2 âm tiết, B là một em ngoan nhất lớp tuy không nói được nhưng việc gì trong
lớp em cũng có thể làm được, cô giáo kể mỗi khi đi họp cô thưởng phải nhờ B
trông lớp hộ cô.
Khi tôi dạy B thì D kéo tôi lại ý muốn chơi bóng cùng em, tôi đành giao
bài tập để cho em tự ngồi làm. Sau khi chơi cùng D tôi nhận ra ở em gặp phải
rất nhiều vấn đề em không thể nói được nên việc giao tiếp với người khác là rất
khó khăn, ngoài ra em còn bị bệnh tăng động, giảm chú ý, không thể kiềm chế

được hành vi của bản thân. Nên tôi đã quyết định chọn D là thân chủ của mình.
2.2) Bước 2: Thu thập thông tin
Mục đích: Tìm kiếm thêm thông tin:
- Để có thể hiểu rõ hơn về thân chủ.
- Phải ứng, thái độ để kiểm chứng.
Cách thức thu thập: Thông qua mối quan hệ của thân chủ và chính bản
thân thân chủ cung cấp. Kết hợp các phương pháp, kỹ năng thu thập thông tin:
Phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp, nói chuyện, quan sát, ghi chép tổng hợp…
NVXH thu thập các thông tin:
- Tìm hiểu thông tin cơ bản về D và về bố mẹ D và khả năng của D
- Thông tin về nơi ở (Vãng gia).
- Mối quan hệ tương tác với bạn bè, hàng xóm.
20


- Chính sách, dịch vụ dành cho D.
- Nhu cầu của đối tượng D.
- Mối tương tác trong gia đình: Ai là người chăm sóc cho D nhiều nhất
Sau khi đã thu thập thông tin từ các nguồn: thân chủ, gia đình, bảo mẫu,
GVCN, bạn cùng lớp thì NVXH đã tổng hợp được:
 Thu thập những nội dung thông tin chung về đối tượng:
- Họ và tên: Nguyễn Bá D.
- Ngày sinh: 09/10/2004
- Giới tính: Nam
- Quê quán: Số nhà 7, tố 7, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà
-

Nội
Vào làng từ: ngày 4 tháng 4 năm 2012
Nơi ở: Sống ngoại trú tại phòng 2 Tòa T3 – Làng Hữu Nghị Việt Nam

Thành viên trong gia đình: Bà nội, bố, mẹ, em trai, em gái
 Thông tin về vấn đề của đối tượng:
Vấn đề: Bị khuyết tật trí tuệ, không nói được, tăng động, giảm chú ý
Nguyên nhân: Do bẩm sinh từ ông nội bị nhiễm chất độc màu da cam khi
đang tham gia tác chiến tại chiến trường B, C, K trong kháng chiến chống
Mỹ.
 Thông tin về nguồn lực:

Nội lực

Ngoại lực

- Tính cách: Hòa đồng, vui tươi, ngoan ngoãn, lễ phép,
nghe lời, mặc dù không nói được nhưng NVCTXH nói
gì em đều hiểu hết
- Tình trạng:
+ Học vấn: Lớp kĩ năng 1_ Làng Hữu nghị Việt Nam
+ Ý thức về hành động của bản thân còn kém
+ Khả năng:
+ Vận động tốt, không gặp khó khăn khi đi lại
+ Nhận biết được đồ vật, hình dạng, màu sắc và cảm
nhận.
- Sự quan tâm của gia đình: Hàng ngày em được gia đình
sáng đưa đi và tối đón về, trưa thì ăn trưa tại Làng.
- Kiểm huấn viên: Nắm giữ hồ sơ, sổ theo dõi tình trình
thay đổi của em.
- Cô giáo, bà nội, bố mẹ và bảo mẫu của em: những người
tiếp xúc với em nhiều nhất, hiểu em nhất.
- Chính sách, trợ cấp từ làng:
+ Nếu em bị ốm đau nặng thì được đi khám chữa tại

21


các bệnh viện quân đội mà không phải chi trả viện phí và các
dịch vụ khác.
+ Em sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ vui chơi và
giải trí tại nơi ở như xem phim, hoạt động thể thao,…

2.3) Bước 3: Đánh giá, xác định vấn đề
Mục đích: Sàng lọc thông tin đối tượng, phục vụ giải quyết vấn đề.
Qua các 2 buổi đến lớp và trò chuyện với cô giáo, quan sát, tiếp xúc ,vui
chơi cùng em Nguyễn Bá D tôi nhận thấy vấn đề em gặp phải bao gồm:
- Vấn đề hành vi: Không kiểm soát được hành vi, hoạt động liên tục
- Không nói được, khó khăn trong biểu đạt ngôn ngữ
- Khó khăn trong các hoạt động tự phục vụ
- Không tập trung
Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, tôi tiến hành xác định
vấn đề mà D đang gặp phải thông qua các công cụ sau:
2.3.1) Sơ đồ phả hệ của thân chủ
Mục đích:
- Tìm hiểu các vấn đề trong gia đình: Hôn nhân, ly hôn, lịch sử gia
đình,…
- Tìm hiểu các mối quan hệ, sự tương tác giữa các thành viên trong
gia đình.
- Biết được hoặc nhận định được các nguồn lực có trong gia đình.
- Biết được nguyên nhân vấn đề của thân chủ do bẩm sinh hay do vấn
đề không phải bẩm sinh
*) Sơ đồ phả hệ của gia đình Dương

Ông nội


Bà nội

Ông ngoại

22

Bà ngoại


Bố (1977)

Mẹ(1981)

2002

Thân chủ (Bá D)
(2004)

Em gái (2009)

Em trai(2012)

Chú thích:
Nam

Quan hệ 2 chiều

Nữ


Quan hệ thân thiết

Đã mất

Trong sơ đồ phả hệ trên ta thấy Bá D nhận được sự quan tâm của rất nhiều
thành viên trong gia đình. Người em thân thiết và hay chơi với em nhất là em
trai của D. Như trên sơ đồ ta thấy ông nội của em đã mất. Em có mối quan hệ 2
chiều với bố mẹ và bà nội. Còn em trai lại có mối quan hệ thân thiết nhất bởi em
trai hay chơi cùng với D nhất. D không có khái niệm yêu ghét ai, em chỉ biết ai
thân thiết với mình nhất, ai hay chơi với mình nhất. D quan hệ tốt với tất cả các
thành viên trong gia đình
2.3.2) Cây vấn đề
Tôi đã cùng giáo viên của em xác định vần đề, vấn đề được ưu tiên giải
quyết hàng đầu của em đó là kiểm soát hành vi của em, giúp em tập trung chú ý
23


khi làm một việc gì đó. Vấn đề giao tiếp, tự chăm sóc bản thân cũng quan trọng
nhưng có thể hỗ trợ em khi thực hiện kết hợp kiểm soát hành vi của em
Tăng động, giảm chú ý
Tăng động, giảm chú ý

Não bộ không hình
thành tiêu chuẩn
hành vi

Ảnh hưởng của chất
độc hóa học dioxin
dẫn đến não bộ gây ra
khuyết tật não


Không kiểm soát được
hành vi

Nhận thức về
hành vi

Hành vi đem
lại sự thích
thú, phấn
khích

Khó làm chủ
được hành vi
của mình

Phân tích cây vấn đề:
Vấn đề của thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là sự tác động của những
nguyên nhân khách quan. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn
toàn và các phương pháp điều trị đều tập trung vào những nổ lực thay đổi dù chỉ
là rất ít cho các em
Tầng 1 là vấn đề gián tiếp dẫn đến nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn đề mà
thân chủ đang gặp phải. Các nguyên nhân đó là do ảnh hưởng của chất độc hóa
học dioxin lên não bộ gây ra các khiếm khuyết tại não bộ là cơ quan điều chỉnh
hệ thần kinh, nơi kiểm soát hành vi, nguyên nhân thứ hai là do nhận thức về
hành vi không có hoặc có ít vì khuyết tật ở não dẫn đến một số nhận thức của
em không rõ, lệch lạc hoặc có thể không hiểu được hành vi của mình. Thứ tư là
có thể em hành động như vậy để gây sự chú ý, cảm thấy phấn khích, vui sướng
khi hoạt động. Những điều này dẫn tới việc em D chỉ tập trung vào hành vi của
24



mình và não bộ của em không thể hình thành lên được các tiêu chuẩn hành vi,
hoạt động hay phân tích xem hành vi của em có phù hợp hay không?
Tầng 2 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi của thân chủ việc não bộ
không hình thành tiêu chuẩn hành vi, chỉ tập trung vào hành vi những nguyên
nhân này dẫn đến việc xảy ra các hành vi của em ở bất cứ đâu.
Tầng 3 chính là thực trạng vấn đề mà em đang gặp phải và cần được trợ
giúp để giải quyết.
2.3.3) Sơ đồ sinh thái

Gia đình
Các CS hỗ
trợ TC

NVXH

GVCN

Bệnh
viện(cơ sở y
tế)
Làng Hữu nghị
VN

Th©n chñ (Bá D)

Bạn bè

Chú thích:

25

Cộng đồng

Mẹ nuôi


×